Sau khi nghỉ ngơi qua đêm tại Phủ San, tờ mờ sáng hôm sau, quân Nhật bắt đầu tấn công thị trấn Đông Lai.



Trấn Đông Lai, một vị tướng quân mặc giáp vàng, đầu đội mũ trụ có tua đỏ đứng trên thành lâu, cầm dùi đánh vào một cái trống lớn



“Thùng – Thùng – Thùng...” Tiếng trống vang vọng, thúc giục



Bên trong các sân rộng trong thành, từng đội lính đa dạng về vũ khí và trang phục đứng nghiêm trang. Họ là những người thanh niên trai tráng được tập hợp từ các thị trấn xung quanh, hay là những người lính quân của Jo Yung Gyo, tham phán Yangsan.



Tướng quân Song Sanghyeon nói lớn



- Chư vị, chúng ta đang gặp một tình huống vô cùng nguy hiểm, quân Oa Khấu đang bao vây xung quanh thành. Ta kêu gọi các người sẵn sàng chiến đấu, vì người nhà, vì đất nước.



- Ya! Ya! Ya! – Các chiến binh giơ cao vũ khí kêu gào



----------



Bên ngoài thành, trong doanh trướng, Konishi Yukinaga mặc một bộ giáp màu đỏ, đeo mặt nạ quỷ, nhìn vào bản đồ chiến trường. Các lãnh chúa đại danh khác quỳ xung quanh, chờ lệnh của hắn. Quân Nhật lúc này đã bao vây xung quanh thành Đông Lai, tràn ngập khắp cánh đồng




Yukinaga lại lặp lại hành động đã làm ở Busan, trình bày yêu cầu của quân Nhật Bản bằng cách dựng lên một thông điệp rõ ràng nói rằng “Chiến đấu nếu các ngươi muốn, hoặc mở cửa thành đầu hàng, theo chúng ta đánh Đại Minh” và nhận được câu trả lời: “Ta chết thì dễ, chứ mở cửa thành thì khó đấy”



Konishi Yukinaga nhìn bản đồ một lúc, rồi bắt đầu bày binh bố trận:



- Tướng quân Sumiharu, dẫn quân của ông tấn công cổng phía Bắc



- Hey!



- Tướng quân Omura, dẫn quân của ông tiến công cổng phía Nam.



- Hey!



- Shigenobu, ngươi dẫn 2000 lính súng phong tỏa tường thành



- Hey!



- Haronobu, dẫn quân đánh cổng phía Đông



- Hey!



- Yoshitoshi, ông và người của ông theo ta tấn công chính diện



- Vâng, thưa tướng quân.



- Các vị tướng quân, hãy nhớ kỹ, ta muốn bắt sống chỉ huy quân Triều Tiên



- Vâng, xin tướng quân yên tâm – chư tướng đều đồng thanh nói



----------



Lúc đó, ở phía Bắc, mấy chục kỵ binh Triều Tiên dẫn đầu gần 10 ngàn quân Triều Tiên đang chạy bộ về phía Đông Lai. Người đi đầu là tướng Yi gak, tổng chỉ huy các lực lượng quân sự trong tỉnh Khánh Thượng, làm người hèn nhát, leo lên vị trí này nhờ quan hệ thông gia với người nhà quan thượng thư bộ binh Cheon Ung Seo. Đại quân đang tiến lên thì bắt gặp một đoàn binh lính vào dân chạy nạn đi ngược chiều. Yi gak vội cho gọi vài người lại hỏi, nghe được số phận của trại đóng quân ở Busan thì sợ hãi, đột ngột cho dừng quân và nói: “Là chỉ huy tất cả các lực lượng quân sự của tỉnh này, ta không phải mạo hiểm tính mạng của mình trong trận chiến mà phải đứng ở nơi ta có thể chỉ đạo được tất cả”. Sau đó hạ lệnh cho quân của mình lui lại 6 dặm và hạ trại ở Sonsan



----------




Trưa ngày hôm đó, quân Nhật ăn cơm xong thì bắt đầu ào ào ra các trận địa. Những tấm lá chắn bằng gỗ được dựng lên, đặt xen kẽ để bảo vệ cho các pháo thủ và lính súng của Nhật. Các chiến binh túc khinh bắt đầu vác thang mây, đẩy xe công thành ào ào tiến về phía thành Đông Lai.



- Mau, mau bắn tên, cản Oa Khấu lại



Song Sanghyeon ra lệnh. Các cung thủ Triều Tiên liên tục xạ kích, bắn gục mấy trăm lính Nhật.



ẦM!!! Tiếng pháo nổ vang lên. Các pháo thủ của quân Nhật bắt đầu trút đạn lên tường thành. Từng đợt sóng nhiệt thổi bay các chiến sỹ quân Triều Tiên đang phòng thủ.



Đoàng!!! Đoàng!!! Đoàng!!!... Đội lính súng cũng ra oai, từng loạt đạn bắn gục những người lính Triều tiên vừa ló đầu ra bắn cung.



- Bắn đám lính súng đó! – một viên chỉ huy hạ lệnh.



Các cung thủ Triều Tiên lập tức chuyển mục tiêu về phía đám lính súng và pháo thủ của Nhật, nhưng những tấm chắn bằng gỗ cao đến gần 1,5m đã cản những mũi tên lại một cách hiệu quả, rất ít lính Nhật bị bắn hạ mà trái lại, các cung thủ triều tiên đứng lên bắn cung lại thành mục tiêu dễ dàng cho quân Nhật xạ kích. Liên tục có người bị bắn rơi khỏi tường thành. Quân Triều Tiên đành phải núp xuống, để cho quân Nhật áp sát tường thành. Liên tục có thang mây, xe đánh thành áp sát những bức tường của quân Triều Tiên, lính Nhật theo nhau ào ào bò lên thành. Pháo thủ Nhật đã dừng bắn, còn lính súng thì bắt đầu tiến hành áp chế quân Triều Tiên một cách cẩn thận. Lính Triều Tiên lợi dụng cơ hội này để dùng đá, dầu sôi, nước nóng trút lên đầu quân Nhật. Thế nhưng quân Nhật hung hãn không sợ chết ào ào leo lên, nhảy vào trong thành rút gươm cùng quân Triều Tiên giao chiến. Đám nông dân Triều Tiên cũng anh dũng dùng cuốc, xẻng, gậy gộc, dùng máu thịt của mình ngăn lại quân Nhật. Trận chiến kéo dài suốt 8 tiếng đồng hồ, quân Nhật liên tục leo lên, lại bị đẩy lùi, lại ào ào leo lên, cứ thế liên tục. Khi quân Nhật đến đài chỉ huy của tướng Song, ông này vẫn đang cầm gậy chỉ huy quân đội chống cự. Một lính Nhật chém cụt tay phải của ông, Song lại nhặt cây gậy lên bằng tay trái. Khi tay trái bị chém cụt, ông dùng mồm để ngậm lấy gậy chỉ huy, và nhát chém thứ 3 đã kết thúc tính mạng của vị tướng này. Tất cả dân binh và lính Triều Tiên tham gia chống lại quân Nhật đều bị chém chết. Sau đó, quân Nhật bắt đầu đồ sát thành Đông lai, chỉ giữ lại 3000 dân chúng làm phu, còn lại đều bị biến thành nô lệ bán đi.



Ở cách đó 6 dặm, nghe tin Đông Lai thất thủ, tướng Yi Gak và Park Hong, người vừa hội quân với Yi Gak, đã vội hạ lệnh rút lui khỏi chiến trường.



Với sự sụp đổ của Đông lai, con đường tiến về phía Bắc đã mở rộng với quân Nhật, Busan và Đông lai nhanh chóng trở thành nơi đóng quân của Nhật, và bến cảng Busan là nơi trú cảng an toàn, cho phép 100 ngàn quân Nhật đổ bộ cùng với trang bị và ngựa chiến.



Tướng Song đã chết, nhưng các tướng chỉ huy quân Nhật cũng rất ấn tượng với sự dũng cảm và trung thành của ông, đã chôn cất thi hài của Song một cách trang trọng với hai chữ Trung Thành khắc trên bia mộ.



-------------



Trong các ngày tiếp theo, các cánh quân còn lại của Nhật ào ào đổ bộ xuống Busan. Ngày 28 tháng 10, cánh quân thứ 2 của Kato Kiyosama đánh chiếm thành phố Tongdo, nơi đã bị quân Triều Tiên bỏ trống, sau đó thừa thắng xông lên, đánh chiếm Khánh Châu ngày 30 tháng 10. Cánh quân thứ ba của Kuroda Nagamasa đổ bộ xuống phía Tây Nakdong và dùng ưu thế về hỏa lực, cùng với việc xây dựng các sườn dốc thoải để đánh chiếm thành kim Hải. Ngày 3 tháng 11, cánh quân này chiếm được Vân Sơn, Xương Ninh, Hyonpung và Thượng Châu. Trong khi đó, cánh quân thứ nhất của Konishi tiến qua sơn thành Lương San và chiếm thành Mật Dương trưa ngày 26 tháng 10, vài ngày sau đó thì chiếm thành Cheongdo và thiêu hủy thành Đại Khâu. Đến ngày 3 tháng 12, các cánh quân của Nhật hội binh ở sông lạc Đông, dưới chân núi Sonsan.



Khi nhận được tin về trận tiến công của người Nhật, Lý Thành Quế một mặt sai sứ cấp tốc cầu viện nhà Minh, một mặt bổ nhiệm Lý Dật làm tướng trấn giữ biên giới. Như kế sách đã định, tháng 11 năm 1405, Lý Dật đến Myongyong, gần ngọn đèo chiến lược Choryong để tập hợp quân đội, nhưng ông đã phải đi xa hơn về phía Nam để tập hợp tàn binh Triều Tiên ở thành Đại Khâu. Ở đó, ông ra lệnh cho toàn quân lùi về Thượng Châu....



-------



Đại Việt, những ngày cuối năm 1405.



Đầu tháng 12, những tên lính cuối cùng của nhà Minh rời khỏi ải Pha Lũy, rút về phía Bắc, lính Đại Việt nhanh chóng tổ chức tiếp quản cửa ải này.



Thành Hội An, trung tuần tháng 12




Cả tòa thành nhộn nhịp hơn bao giờ hết khi xuất hiện hàng chục ngàn nô lệ người Hán, người Triều Tiên được chở về đây bằng thuyền, lập tức bị đưa đến các mỏ khai thác, các công trường xây dựng đường sắt. Hội Liên Việt đã đưa lên vua Trùng Quang kế hoạch xây dựng 1000 km đường sắt trong vòng 3 năm, đầu nhập khoảng 120 ngàn nô lệ. Đồng thời, 100 ngàn lính Nhật cũng đến Hội An, bị biên chế lại thành 10 sư đoàn Lê Dương. Ý thức kỷ luật và tinh thần đồng đội của những chiến binh này thật sự là không chê vào đâu được, chỉ mất 1 tháng để học đội hình đội ngũ, 2 tháng để huấn luyện sử dụng hỏa mai, và đặc biệt là bọn họ cực kỳ trung thành với chủ thuê là hội Liên Việt.



Một ngày đẹp trời, nắng đẹp



Mạnh đang ngồi trong phòng, vuốt vuốt mấy sợi ria mép lún phún và phân vân nên thả lỏng, hẹn Ngọc Vy đi cưỡi ngựa hay nên mời Vương Nhã Như đi thăm quan bộ sưu tập vũ khí, quân phục của hắn trên tàu Quang Trung thì cánh cửa phòng bị đá bay, Bùi Minh Văn xộc vào phòng, không nói không rằng nắm tay hắn lôi xềnh xệch ra ngoài



- Củ lạc giòn tan – Mạnh rụt tay lại, ôm ngực, ánh mắt mê mang nhìn Văn, troll – ta... ta không thích lão đâu, ta thích Như với Vy cơ...



- Này thì thích lão này



Văn tức giận co chân sút hướng vị trí giữa hai chân của Mạnh, Mạnh né được, cười hà hà nói



- Nào, không đùa nữa, có chuyện gì thế



- Dây chuyền chế tạo đạn bắt đầu vận hành, lão có đi không



- Đi, đi ngay chứ – Mạnh vội vàng kéo tay Văn chạy đi



- Nè, ta không phải là gay – Văn troll lại



Sau khi qua 3 trạm kiểm tra, 4 điểm dừng, trình giấy tờ 10 lần, Mạnh và Văn cũng đến được nhà máy quân giới Liên Việt. Bình, Kiên và những người khác trong bộ tham mưu tối cao đã chờ sẵn ở đây từ lâu. Vào giờ phút lịch sử, khi Văn đóng máy, băng chuyền bắt đầu chuyển động, đồng được đổ vào khuôn, rồi được nhồi thuốc nổ, đặt ngòi nổ, hạt nổ... và cuối cùng là cho ra những viên đạn vàng óng. Có khoảng 2000 nhân viên làm việc khép kín ở đây, và mỗi ngày sản xuất được tối thiểu là 10000 viên đạn, tối đa thậm chí có thể đạt gấp đôi.



Sâm-panh được khui tràn ly, đồ ăn được bưng lên, Hội Liên Việt bắt đầu chúc mừng cho một bước tiến mới, giai đoạn hoàn toàn chuyển từ thời vũ khí lạnh sang vũ khí nóng. Tranh thủ thời gian quân Minh đang rối rắm với 2 đạo quân Ngõa Thích và Nhật Bản để huấn luyện lại quân Đại Việt, sẵn sàng mở rộng đế quốc về phía Nam và sang phía Tây.



Con đầu lòng của Dũng vừa mới đầy tháng, còn Nguyệt thì đã có thai 3 tháng rồi. Thế hệ F2 của hội Liên Việt đã ra đời, những công chúa, thái tử gia tương lai sẽ trở thành những người lãnh đạo đất nước này, là niềm hy vọng của hội Liên Việt mấy chục năm sau.



Năm 1405 kết thúc cùng một lễ bắn pháo hoa hoành tráng ở Hội An, mọi người chờ đón một năm 1406 với những kế hoạch mới bắt đầu triển khai, với những chuyến đi mới, những chính sách, chiến lược mới đầy hứa hẹn...


Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương