Thành Lập Cộng Hòa Năm 1400
-
Chương 36
Hoàng cung nhà Minh ở Nam Kinh, Ngự Thư Phòng
“Choang!” – Lại một chiếc bình sứ nữa bị hoàng đế Chu Lệ đập nát tung tóe trên mặt đất. Từ lúc nhận được tin cấp báo khẩn cấp 800 dặm, Chu Thành tổ Chu Lệ đã đập vỡ 10 chiếc bình gốm, ngự thư phòng của hắn bây giờ đã biến thành một đống hỗn độn.
Đập phá chán rồi, Chu Lệ mới chán nản ngồi lại trên ghế, thở dài một tiếng. Đúng lúc này, một âm thanh the thé vang lên
- Bẩm thánh thượng, có quan Điện Tiền Chỉ huy sứ Cẩm Y Vệ Ngô Bân, Tín An Bá Trương phụ, An viễn hầu Liễu Thăng, Tây Bình hầu Mộc Thạnh, phong thành hầu Lý Bân cầu kiến
Chu Lệ chán nản cho gọi mấy vị ái tướng vào điện. Vừa nhìn thấy bên trong ngự thư phòng bừa bãi toàn là mảnh vỡ, các tướng đều tự nhủ phải lựa lời mà nói cho cẩn thận, không có tai bay vạ gió
- Bẩm hoàng thượng – Ngô Bân lên tiếng – chúng thần nhận được tin Chinh Di đại tướng quân, Thành quốc công Chu Năng, Chu Đại Nhân đã tử trận, không biết có việc này không?
- Đúng vậy! – Chu Lệ thở dài, đưa tấu chương cho chư tướng xem – Chu lão tướng quân bỏ mình, gần 10 vạn binh lính và bình dân cũng đã chết, lương thảo... hoàn toàn bị tiêu hủy.
- Cái gì? – Các tướng giật mình, tranh nhau đọc tấu chương. Đọc xong ai nấy đều tỏ ra vô cùng phẫn nộ, tóc tai dựng đứng, mắt hổ trợn trừng
- Bẩm hoàng thượng, xin cho thần mang quân đạp bằng Giao Chỉ, trả thù cho lão tướng quân cùng các tướng sỹ – Trương Phụ hung hăng nói
- Việc này...
Chu Lệ tỏ ra do dự, bởi vì chuyện xảy ra ở Ung Châu quá là kinh khủng, ông ta cũng không dám quá vội vã. Hơn nữa công chúa Chu Yến vẫn đang bị giam giữ ở Hội An, ném chuột phải cẩn thận kẻo vỡ đồ quý, nếu công chúa có chuyện gì ... Chu Lệ cũng không dám nghĩ tiếp nữa.
- Bẩm hoàng thượng, tiên lễ hậu binh – con cáo già Mộc Thạnh lên tiếng – Hoàng thượng xin hãy phái sứ giả sang Đại Việt hỏi về việc Trần Thiêm Bình, sẵn tiện đòi về công chúa. Nếu Đại Việt không nghe, ta có thể dựa vào đó mà gây chiến.
Quả là gừng càng già càng cay. Nếu như làm theo lão già Mộc Thạnh này, quân nhà Minh xuất binh Giao Châu là hữu tình hữu lý, không lo đám quý tộc nhà Minh phản đối.
- Nhưng còn khói độc của bọn chúng thì sao?
- Ha ha, khói độc không phân địch ta, chiến trường rộng lớn quân Nam chưa hẳn đã dám dùng khói độc với quy mô lớn, hơn nữa, lúc trước theo Thái Tổ xuất binh Vân Nam, cũng đã gặp khói độc của Miêu Cương, ta sẽ dâng sách trình bày cách chống khói độc cho hoàng thượng.
- Ha ha- Chu Lệ vỗ án cười lớn – có lời này của Mộc lão tướng quân, trẫm còn lo gì không bình được Giao Chỉ. Tốt lắm, việc này cứ theo lời lão tướng quân. Các tướng hãy trở về thao luyện binh mã, chuẩn bị xuất chinh giao châu
- Chúng thần tuân chỉ!
-----------
Trong lúc âm mưu nhắm vào Đại Việt đang được bàn bạc ở Nam Kinh, thì tại Hội An, 2000 lính thủy đánh bộ lục tục theo nhau lên chiến hạm Bà Triệu, cùng 5 chiến hạm vận tải nữa bắt đầu ung dung tiến về phía Nhật bản. Lần này ngoài việc chở các loại vật tư, đội thuyền còn chở theo 3 đôi tình nhân lên đường đi hưởng tuần trăng mật: 2 đôi mới kết hôn là Nguyễn Đức Nhân và Oanh, cùng Thu Sinh và Đường Cố Nguyệt, còn 1 đôi cổ kim kết hợp là Lê Trần Dũng và Đinh Minh Thu. Bên cạnh 3 đôi tình nhơn này, đội thuyền còn chở theo 1 bầy dê nghe đến đi Nhật là mắt sáng như đèn ông sao: Gia Bảo, Huỳnh Đức Bình, Huỳnh Văn Nam, Lý Trung Trực...
Bộ trưởng bộ ngoại giao của hội, Viên Viên đáng lẽ sẽ cầm đầu đoàn đại biểu ngoại giao sang Nhật, nhưng vì đoàn sứ thần nhà Minh từ Nam Kinh sang sớm hơn dự tính, nên vị ngoại trưởng này đành phải ở nhà tiếp khách, việc đi sứ hoàn toàn giao cho nhân viên tình báo xuất thân sát thủ Huỳnh Đức Bềnh.
Sau hơn mười ngày lênh đênh trên biển, đến ngày thứ 11, đoàn thuyền đã nhìn thấy đảo Đài loan. Thật đáng buồn là hòn đảo rộng lớn này hoàn toàn thuộc về thổ dân, người Hán không hề có quyền lực gì trên đảo này cho đến tận cuối thời Minh. Hội Liên Việt đã lên kế hoạch đem đảo Hải Nam và đảo Đài Loan biến thành lãnh thổ của mình sau khi đẩy lùi quân Minh.
Thêm 2 ngày nữa, đoàn thuyền đã đến vùng biển bên ngoài Shurijo, thủ đô của vương quốc Sanzan (Nam Sơn), một trong ba vương quốc lớn lúc bấy giờ ở đảo Okinawa.
----------
Ngày hôm đó, trời trong xanh. Võ sỹ phiên Taki trực thuộc thành chính Shurijo, Tatsu đang đứng trên ngọn núi nhỏ cạnh thành, mắt nhìn xa xăm. Đột nhiên, từ phía xa xuất hiện những hình tam giác trắng lớn. Tatsu căng mắt nhìn về phía đó, rồi hắn phát hiện những vật màu trắng đó cứ lớn dần, lớn dần... Tatsu tái mặt, lắp bắp “Chiến thuyền, Chiến thuyền... Thật là lớn... Chiến thuyền thật là lớn...” rồi co cẳng chạy về chòi canh, rung chuông báo động. Các võ sỹ samurai phiên Taki vội vàng nai nịt gọn gàng, chạy ra biển xem tình hình thế nào. Lúc này, mấy chiến thuyền lớn đã dừng lại ở ngoài khơi, các thuyền viên bận rộn lau sạch nòng đại pháo, sẵn sàng chiến đấu
Kiyoshi, một samurai phiên Taki đeo trên lưng cái cờ lớn có vẽ gia huy của gia tộc Miyo, bàn tay nắm thanh giáo chữ thập run run, mồ hôi tay nhễ nhại. Các võ sỹ khác cũng chẳng khá khẩm gì hơn.
Bắn hay không bắn! Đó là vấn đề! Và Jame thì đang rất đau đầu về vấn đề này. Lúc này, quan đại sứ ngoại giao Huỳnh Đức Bình nói nhỏ với Jame mấy câu, lập tức chiến hạm Bà Triệu lập tức tiến lên, nhắm về một hòn núi đá nhỏ gần biển mà nã pháo
ẦM!!! ẦM!!!... Những tiếng nổ vang nối tiếp nhau, khói bụi mù mịt. Sau 5 phút oanh tạc, hòn núi đã nhỏ đã bị bắn nát thành vô số mảnh đá.
Ối má ơi – Kiyoshi sợ hãi vứt cả cờ lẫn kiếm, quay người chạy mất mạng. Theo sau hắn là cả đám võ sĩ nhật, để lại trên bờ biển là một đám cờ quạt, gươm giáo lộn xộn
Đổ bộ thôi – Gia Bảo hứng chí hét lên, dẫn đầu nhảy xuống thuyền bơi về phía đảo, trong lòng âm thầm nói: Nhật Bản, ta đến đây. Mỹ nữ, ta đến đây!!!
2000 chiến sỹ thủy quân lục chiến nhanh chóng đổ bộ lên bờ, đánh chiếm bãi cát. Huỳnh Đức Bình dẫn đầu 20 người nhanh chóng tiến về phía thành Shurijo, chuẩn bị bái kiến Ouoouso, vua của nước Nanzan.
Buổi gặp diễn ra nhanh chóng, Bình đưa tặng vua Ouoouso một số sản phẩm, đưa ra yêu cầu Nanzan cho Đại Việt thiết lập bến cảng trung chuyển hàng hóa Việt Nhật, cho phép thương nhân Đại Việt đến đảo buôn bán, đồng thời cho phép Đại Việt thành lập quân cảng và đóng quân 100 thủy quân lục chiến bảo vệ cảng, đổi lại, chiến hạm Đại Việt sẽ yểm trợ cho tàu của Ouoouso trong mọi “hoạt động” trên biển. Điều này khiến vua nước Nanzan mừng đến suýt nữa đứng tim mà chết. Bình nhấn mạnh từ “hoạt động” đủ để khơi dậy tham vọng trong lòng vị vua này...
------------
Ở bến cảng Hội An, 10 ngàn quân Chiêm cùng 2000 quân chính quy Liên Việt xếp thành 6 cái ô vuông, chờ lệnh xuất phát. Mạnh nhìn nhìn người thiếu niên trẻ tuổi đang mặc quân phục sỹ quan Liên Việt, xoa xoa đầu, cười khổ
- Đệ chắc chứ? Tuy rằng ta đồng ý cho đệ đi, nhưng trách nhiệm lần này rất nặng nề đấy, mà đệ... còn nhỏ quá
Hàn Thần hưng phấn nhìn quân đội của mình, cười nói
- Các lão cứ yên tâm, chỉ với số quân này, đệ sẽ chinh phục toàn bộ Malaysia, biến nơi đó thành sân sau của chúng ta.
Mạnh gật đầu, cũng không nói gì nhiều. Hàn Thần phất tay, dẫn đầu 12 ngàn quân lên 3 chiến hạm, hướng về phía đảo Papua của Mã Lai mà xuất phát.
Mạnh nhớ lại, cách đây 1 tuần, thiên tài hóa học mới có 15 tuổi này đến tìm Mạnh, trình lên 1 bản kế hoạch đánh chiếm và khai thác toàn bộ Mã Lai, Indo và Phillipine (hiện đại, lúc này chỉ có vương quốc Mã Lai), biến nơi đó thành sân sau của hội Liên Việt. Lúc này, các sỹ quan cao cấp của bộ Tham mưu tối cao đều bỏ nhà sang Nhật chơi hết, chỉ còn lại Mạnh ở nhà giữ nhà. Đối với Mã Lai, Mạnh và hội Liên Việt cũng thèm thuồng lâu rồi, ở đó có 1 mỏ dầu mà nếu khai thác và tinh luyện thì đủ để hồi sinh chiến hạm Quang Trung, bởi vậy Mã Lai là một mục tiêu chiến lược của hội Liên Việt. Hơn nữa, cùng với máy hơi nước được đưa vào sử dụng rộng rãi, đầu máy hơi nước cũng đã được phát minh ra, như vậy, hội Liên Việt đứng trước một vấn đề: Xây dựng đường sắt. Đây là một ý tưởng táo bạo, nhất là ở giai đoạn thấp kém về khoa học kỹ thuật như thế này, mỗi kilomet đường ray không biết phải đổi bằng bao nhiêu mạng người. Chỉ mấy chục kilomet đường ray nối từ Phú Yên đến Đồ Bàn và từ Thạch Khê ra cảng biển mà đã đổi bằng hơn 30 ngàn tính mạng của đám nô lệ hải tặc rồi, dự tính để xây dựng đường sắt xuyên việt cần vài triệu mạng người lấp vào là ít. Những sinh mạng này tất nhiên không thể là người Việt rồi, còn là người nào, người gì thì... cứ từ từ tính...
--------
Học viện Lục quân Liên Việt, lớp lịch sử – chính trị
15 giáo sinh ngồi thẳng lưng trong phòng học, ánh mắt nghiêm nghị. Bọn họ là những người trẻ tuổi có thành tích xuất sắc được tuyển chọn ra từ các sư đoàn, được đưa vào học viện đào tạo lại để trở thành sỹ quan chỉ huy trung cấp, còn sau đó có thể tiếp tục tiến xa hay không, đó là còn tùy vào mỗi người bọn họ.
Trong số những người ngồi ở đây, có một vài người khá nổi danh như Lê Lai, Lê Lợi, Đinh Liệt, Nguyễn Xí... Điều này làm Mạnh không thể tặc lưỡi nhủ thầm: Quả thật danh nhân đúng là danh nhân, trâu bò đến thế là cùng.
Buổi học bắt đầu bằng lịch sử Việt nam từ thời Hồng Bàng đến thời Ngô Quyền, mỗi thời đại, Mạnh lại đối chiếu với lịch sử phương Bắc, phân tích mạnh yếu. Mỗi cuộc khởi nghĩa trong giai đoạn 1000 năm Bắc Thuộc cũng thế, Mạnh đưa ra lí do thất bại, kinh nghiệm về chiến lược, chiến thuật. Mạnh cũng nói thêm về thời kỳ công xã và cộng hòa đại nghị ở Hy Lạp, La Mã... Các giáo sinh lập tức tranh luận ầm ĩ về vấn đề vua chúa, thần thánh... Theo quan niệm của Lê Lợi và một số người cố chấp, vua là con trời, thay trời trị dân. Quan niệm này rất nhanh bị Mạnh dùng thực tiễn lật đổ: Vua là con trời thì tại sao lại có chuyện thay đổi triều đại... Những buổi tranh luận gay gắt diễn ra, Mạnh vừa bẻ gẫy luận điểm của phe cố chấp, vừa cố gắng nhồi nhét tư tưởng Mạnh Tử “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” vào đầu những người này. Cố gắng này không hề uổng phí, mưa dầm thấm lâu, dần dần mọi người bắt đầu chấp nhận tư tưởng vua chỉ là biểu tượng, chính quyền của dân, do dân, vì dân... Đây có thể cho là một khởi đầu tốt.
Tháng 8, tàu Bà Triệu trở về Hội An, mang theo thư thỉnh cầu tham chiến của hội Liên Việt, đề nghị trợ giúp quân sự giúp đỡ vua Ouoouso của Nam Sơn chống lại liên quân Trung Sơn và Bắc Sơn, thống nhất Okinawa, vì hội Liên Việt đưa đến càng lớn lợi nhuận. Sau khi suy nghĩ, Mạnh quyết định đồng ý, gửi thêm 1000 lính Liên Việt đến Okinawa, tăng số lượng lính ở đây lên 3000, cộng thêm cả 12000 lính xuất chinh Mã Lai, lúc này quân lực của hội Liên Việt đã giảm đi 1/3, nếu Minh triều đánh sang thì chỉ có thể dựa vào những quân đoàn cải biên của nhà Hồ.
Đầu tháng 9, sứ giả Minh triều đến HỘi An, nói là để bàn về chuyện của công chúa Chu Yến và Trần Thiêm Bình, nhưng thực tế là quan sát thu thập tình báo, chuẩn bị cho công cuộc Nam chinh của Nhà Minh. Mạnh quyết tâm dùng hết sức mình đem chuyện này kéo dài, ít nhất phải kéo đến cuối năm 1404 hoặc giữa năm 1405, để mà có thể huấn luyện, cải tiến quân đội, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh tổng lực với nhà Minh...
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook