Thần Kiếm Kim Thoa
-
Chương 3: Kẻ khóc người cười
Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn không chút rối loạn giương Bạch Cốt chiết phiến lên quay người chuyển bộ tránh qua một kiếm của Thôi Huệ, đồng thời xuất chiêu phản công.
Chỉ thấy chiết phiến điểm, đánh, quét như cuồng phong bạo vũ trùm lấy người Thôi Huệ như trăm điểm hàn tinh nhằm vào các yếu huyệt trên minh thiếu nữ, công thế thần tốc, lợi hại vô cùng!
Khi bắt đầu xuất thủ đấu với Lý Thu Sơn, Thôi Huệ vẫn cho rằng với thanh bảo kiếm chém sắt như chém bùn của gia gia tặng, chỉ cần năm ba chiêu là có thể chém đứt cây chiết phiến trong tay đối phương.
Nào ngờ Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn nội lực thâm hậu, xuất chiêu thần tốc nên đã qua hai ba chục chiêu, chẳng những không hủy được binh khí người ta mà chính mình lại chiết phiến tấn công mãnh liệt.
Bản tính các vị cô nương thường hay hiếu thắng, đâu dễ chịu bị người bức hiếp mãi được?
Thôi Huệ cầm chắc trường kiếm, biến chiêu đổi thức, nghiến răng đánh ra ba chiêu liên hoàn.
“Veo veo veo”.
Kiếm ảnh lóe lên đâm vào cổ tay phải và ngực Lý Thu Sơn nhanh như điện chớp?
Đồng thời tay trái Thôi Huệ bắt theo hình kiếm quyết, chỉ phong bắn vào giữa màn phiến ảnh.
Nhưng Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn đâu phải là đối thủ dễ chơi?
Vốn thân phận rất cao trong Thiên Lý giáo nên công lực chẳng tầm thường, lại là tay lão luyện giang hồ nên hắn rất biết đạo lý “công thủ tùy cơ”. Vừa thấy Thôi Huệ xuất kiếm pháp thặng thừa Đại La kiếm pháp, tay trái đồng thời thi triển Tích Không Kiếm Quyết, Lý Thu Sơn biết ngay lợi hại không dám coi thường đành lùi lại giữ thủ thế.
Từ đây hai người đánh thành bình thủ, không ai dám coi thường đối phương nữa, chiêu phát ra thận trọng hơn nhưng cũng kỳ ảo hiểm ác hơn.
Lại qua bốn mươi chiêu.
Thôi Huệ càng đánh càng trở nên nôn nòng, nghĩ thầm :
- “Nếu tối nay không thắng nổi tiểu tặc này, há chẳng phải làm mất hết uy danh của gia gia hay sao?”
Nghĩ đoạn quát lên một tiếng lanh lảnh tiến hai bước, tay trái dùng “Tích Không Kiếm Quyết” phóng vào chiết phiến, tay phải cầm chắc trường kiếm xuất kỳ chiêu!
Đột nhiên...
Giữa lúc ấy chợt nghe có tiếng khóc theo gió từ xa vẳng đến!
Tiếng khóc thật não nùng ai oán, đầy oán hờn và thương cảm nhưng cũng hàm chữa nỗi thê lương rùng rợn khiến người ta nghe phải run thắt con tim.
Bỗng vang lên tiếng quát :
- Huệ muội mau lùi lại!
Lời chưa dứt, một bạch ảnh đã lao ra trường đấu.
Người đó chính là Thôi Mẫn.
Vừa nhập đấu trường, nàng liền phất tay áo tạo ra một luồng kình phong ập tới Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn!
Tên Đàn chủ Huyền Vũ đàn Thiên Lý giáo không kịp đề phòng, bị kình lực bức lùi ba bốn bước.
Thôi Mẫn kéo tay tiểu muội lùi lại.
Thôi Huệ thấy mình không thắng được Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn trong lòng rất bực tức.
Người ta đang xuất tuyệt chiêu sắp thắng đến nơi, vô duyên vô cớ bị kéo lùi ai mà chịu được?
Liền trừng mắt nhìn Thôi Mẫn hậm hực nói :
- Mẫn... ngươi sao thế?
Nàng định bật ra “Mẫn tỷ” nhưng nén lại được.
Tiếng khóc than não nề lại vọng tới, nghe càng lúc càng rõ hơn, càng u oán hơn, nghe thê lương như cô hồn đòi mạng.
Thôi Mẫn gấp giọng :
- Nha đầu đừng bướng bỉnh nữa! Mau đến tập trung lại với ông cháu Bối lão anh hùng, cường địch sắp đến rồi!
Bấy giờ Thôi Huệ mới chịu lùi về.
Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng nắm chặt tay Thượng Quan Yến, tay kia cầm ngọn Cù Long tiên, mắt nhìn hướng phát ra tiếng khóc, thần tình tỏ ra rất ngưng trọng.
Thôi Mẫn và Thôi Huệ đứng hai bên tả hữu Thiết Bối Thương Cù ngầm vận công lực sẵn sàng đối địch.
Tiếng khóc thê thảm vẫn vẳng tới không dứt, khi cao khi thấp, có lúc nghe như tiếng gào rú, vừa rùng rợn, thương tâm nhưng tiềm ẩn một lực lượng gì đó có vẻ siêu nhiên rất đáng sợ!
Tiếng khóc dội vào lòng khiến người ta muốn quên đi thực trạng của mình, quên cả bản thân, mất đi khí lực.
Người trong giang hồ truyền ngôn rằng có một thứ công phu gọi là “Cửu U Âm Khấp” vô cùng đáng sợ.
Không biết có phải chính là tiếng khóc này không?
Ánh trăng chợt tối hẳn đi, nhìn xung quanh đều u ám làm tăng thêm sự rùng rợn khiến người ta không khỏi phát run.
Tiếng khóc mỗi lúc một gần.
Thượng Quan Yến võ công kém nhất, sắc mặt đã tái nhợt đi, người run lên bần bật, cơ thể khi nóng khi lạnh giống như vừa mắc phải bệnh cấp chứng vậy!
Võ Công Vọng, Thôi Mẫn và Thôi Huệ công lực có cao hơn, nhưng dần dần cũng cảm thấy không đủ sức khống chế được tâm thần, phải nghiến răng vận hết thần lực để kháng cự lại tác động của ngoại cảnh.
Vì phải vận công quá độ, cả ba người đều ướt đẫm mồ hôi.
Mặc dù vậy, nội lực cũng tiêu thất không ít, chỉ cần chịu đựng thêm vài khắc nữa tất đều chịu thúc thủ bó tay trước kẻ thù mà thôi!
Đột nhiên...
- Hô hô hô hô...
Trong rừng chợt vang lên một tràng cười sằng sặc làm chấn động cả không trung, nhưng phát ra theo hướng khác.
Tiếng cười dường như tạo thành lực lượng đối cực với tiếng khóc và lấn át nó, khiến tiếng khóc đang thê lương não nuột biến thành tiếng hú chói tai.
Thật là một cảnh tượng lạ lùng quái gở hiếm có!
Hai thứ âm thanh giống như hai lực lượng siêu nhiên huyền bí đang đối địch nhau, như cuộc chiến giữa âm binh và thiên tướng!
Người ta có cảm giác như ở giữa hai thứ âm thanh khác nhau đó có tiếng hô xung sát, tiếng thét của kẻ sát nhân và tiếng rú của người bị giết.
Tiếng cười dần dần thắng thế, làm cho tiếng khóc nhỏ dần rồi tắt hẳn.
Sau đó tiếng cười cũng dứt.
Bọn Võ Công Vọng bốn người trấn tĩnh lại dần, nét mặt tươi giãn ra, tinh thần cũng trở nên phấn chấn.
Chợt nghe vang lên một giọng nói âm trầm như từ cõi u linh vọng tới :
- Lão thọt! Lại là ngươi nhàn hơi đi nhúng mũi vào chuyện người khác... Hãy coi chừng đấy!
Thanh âm mỗi lúc một xa, đến khi tiếng cuối cùng vừa dứt thì nghe như đã cách tới hai dặm.
Tiếng trả lời vang lên từ phía khác :
- Lạ thật! Ngươi khóc được, sao ta không cười được? Hô hô...
Nghe ra thanh âm già nua của một lão nhân.
Tiếp đó, nghe mấy tiếng “Chịch!” “Chịch!” như người ta gõ vật gì xuống đất nhưng nghe đều đặn như tiếng bước chân xa dần...
Lát sau, không gian trở lại tĩnh mịch.
Chờ một lúc, Thôi Huệ lại nhảy ra đấu trường chỉ kiếm vào mặt Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn quát :
- Tên họ Lý. Vừa rồi chúng ta còn chưa phân thắng phụ. Ngươi lại tiếp cô nương mấy chiêu nữa!
Lý Thu Sơn nổi giận quát :
- Được lắm!
Hắn vừa vung chiết phiến lên thì chợt thấy từ trên nóc Long Vương miếu vang lên một tiếng hú!
Thôi Huệ đưa mắt nhìn, thấy một hắc ảnh từ nóc miếu nhảy xuống đấu trường.
Đó là một lão nhân rất cao lớn, môi mỏng mũi khoằm, hai mắt phát ra tinh quang sáng quắc như mắt cú vọ.
Lão nhân hướng sang Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn nói :
- Lý đàn chủ, Thiệu hương chủ! Phó giáo chủ vừa mới có lệnh rằng không được để bất cứ ai trong bốn tên này tẩu thoát!
Lão nhân vừa xuất hiện là Đàn chủ Thanh Long đàn Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo, đứng đầu trong Tứ đàn của Thiên Lý giáo.
Lão nói xong bước tới trước mặt Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng, nhếch mép cười hiểm độc nói :
- Võ lão ca! Chúng ta thử vài chiêu!
Dứt lời tung chưởng đánh ngay!
Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng cười “hắc hắc” hai tiếng, chờ Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo là nhân vật đứng đầu trong Tứ đàn Thiên Lý giáo, đương nhiên võ công cũng chẳng phải tầm thường nên không dám khinh suất.
Bởi thế sau khi xuất chưởng hóa giải công thế đối phương xong, Võ Công Vọng liền rút Cù Long tiên ra phản công.
Tiên pháp của Võ Công Vọng từng nổi danh trên giang hồ mấy chục năm, vừa xuất chiêu đã tỏ ngay uy lực.
Chỉ thấy tiên ảnh trùng trùng như vô số con độc xà uốn lượn, rít lên vun vút tới tấp đánh sang đối thủ.
Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo vốn ít khi gặp được kỳ phùng địch thủ nên thấy thương pháp của Thiết Bối Thương Cù uy mạnh như thế thì trong lòng rất phấn chấn liền đưa song chưởng đánh trả lại, lấy công hoàn công!
Lập tức song phương hình thành một cuộc kịch chiến, tiên ảnh chưởng phong rợp trời, kình khí rít lên ghê rợn nghe mà kinh hồn táng đởm!
Bên kia Thôi Huệ và Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn cũng đang động thủ.
Hai người vốn đã từng giao chiến nên không cần thăm dò hay khách khí gì nữa, lập tức dốc hết bản lĩnh sở học, quần lấy nhau công kích vô cùng ác liệt.
Một bên quyết thắng để bảo vệ uy danh của gia gia, bên kia vì chấp hành nghiêm lệnh của Phó giáo chủ, nên chỉ sau vài chiêu, cuộc đấu đã trở nên nan phân nan giải.
Kiếm quang, phiến ảnh trùng trùng vây kính cả hai người.
Phốc Thiên Điêu Thiệu Nhất Phi thấy Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng và Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo đang kịch chiến, liền chớp lấy thời cơ lao bổ tới Thượng Quan Yến.
Thiếu nữ tay cầm trường kiếm, mắt chăm chú nhìn vào đấu trường, bỗng thấy Thiệu Nhất Phi lao tới mình, “Hừ” một tiếng nói :
- Ngươi là bại tướng dưới tay ngoại công ta, nay định làm gì?
Nhưng nàng chưa kịp xuất chiêu thì Thôi Mẫn đã lao ra chặn lại.
Phốc Thiên Điêu Thiệu Nhất Phi vì không biết Thôi Mẫn là nữ giả nam, liền trừng mắt quát lên.
- Tiểu tử! Đó là ngươi tự mình tìm chết!
Lời chưa dứt đã vung cây Thập Ác Đoạt bổ xuống!
Thôi Mẫn không cần xuất kiếm vung tay áo phất lên nghênh tiếp.
Nàng vừa phát ra một chiêu Phất Vân Tụ được gia gia chân truyền nên uy lực chẳng phải tầm thường.
Nhạc Sơn lão nhân ngày xưa danh chấn võ lâm với hai môn tụ công tuyệt học là Phất Vân Tụ và Tích Không Kiếm Quyết, trên giang hồ có ai không biết?
Nhưng mấy chục năm gần đây Nhạc Sơn lão nhân ẩn tích giang hồ không vấn đến thế sự nữa đem tuyệt chi truyền cho hai tôn nữ.
Hai tôn nữ của vị cao nhân đó chính là Thôi Mẫn và Thôi Huệ.
Phốc Thiên Điêu Thiệu Nhất Phi cũng được tính là nhân vật nhất lưu trong giang hồ, nhưng đâu thể địch nổi Thôi Mẫn?
Chỉ qua bảy tám chiêu, Thiệu Nhất Phi gần như đã bị tay áo của đối phương khóa chặt, Thập Ác Đoạt không sao thi triển nổi.
Thôi Mẫn “Hừ” một tiếng, tay phải đánh giạt binh khí của Thiệu Nhất Phi, tay áo phải phất thẳng vào diện môn hắn.
Tên Hương chủ cảm thấy cánh tay phải tê đi, cây Thập Ác Đoạt đã bay vút lên trời!
Hắn thất kinh định nhảy lui thì chợt thấy bạch ảnh hoa lên trước mắt, đồng thời một cỗ kình lực vô cùng uy mãnh ập tới không sao đương nổi bị đánh lùi về bốn năm bước, loạng choạng hồi lâu mới đứng vững.
Thôi Mẫn vừa bức Triệu Nhất Phi, quay lại thấy Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng bị Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo dồn vào hạ phong, phải đối phó một cách vất vả, nhưng xem tình thế không duy trì được lâu.
Ngoài ra Thượng Quan Yến cũng đang bị ba tên trong Động Đình tam nghĩa vây lại tấn công.
Một thiếu nữ mười lăm mười sáu tuổi làm sao đấu nổi với ba tên hán tử to lớn dữ dằn?
Còn may Thượng Quan Yến nhờ thân pháp ảo diệu tuyệt luân nên mới chưa bị đả thương.
Thôi Mẫn tính nhanh trong đầu rồi lao sang Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng nói :
- Võ lão anh hùng! Hãy nhanh sang giúp Yến muội, để vãn bối đối phó với tên này cho!
Lời vừa dứt đã phất tay áo đánh sang Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo.
Tên này là đầu lĩnh trong bốn tên Đàn chủ của Thiên Lý giáo, vì thế xét về võ công ngoài Giáo chủ ra, hắn được coi là đệ nhất cao thủ.
Trong cuộc đấu vừa rồi, lúc đầu Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng với lợi thế về binh khí nên giữ được bình thủ.
Nhưng qua hai ba mươi chiêu, song chưởng của Đặng Hạo càng lúc càng trở nên lợi hại, bức cho Võ Công Vọng hoàn toàn dồn vào thế hạ phong, Cù Long tiên không sao khai triển được.
Đặng Hạo cười “hắc hắc”, sắp sửa thi triển tuyệt chưởng Phiên Thiên Ấn để kết liễu đối phương.
Nên biết Đặng Hạo đã từng có thời đầu nhập sang làm môn hạ cho một vị Lạt ma ở Tây Trúc nên có học qua công phu “Đại Thủ Ấn”.
Sau này Đặng Hạo lăn lộn nhiều trên giang hồ, võ công được trau dồi ngày càng tinh diệu, lão chú tâm nghiên cứu phát triển thêm về Đại Thủ Ấn sáng chế thành thủ pháp riêng của mình đặt tên là Phiên Thiên Ấn, không những chiêu thức quái dị mà thi triển khác với lẽ thường, uy lực rất đáng sợ ít người đương nổi.
Nhờ đó mà Phiên Thiên Ấn nổi danh khắp võ lâm từ hai ba chục năm nay.
Lại nói Đặng Hạo đang bức Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng phải bị động đối phó, đang chuẩn bị xuất chiêu sát thủ thì chợt thấy một bạch ảnh lao tới, đồng thời một cỗ kình lực không nhẹ đánh tới mình.
Lão kinh dị nhảy lùi lại, nghĩ thầm :
- “Không biết cao nhân nào tới vậy?”
Nhưng nào ngờ khi nhìn lại thì thấy “cao nhân” vừa đánh lui mình chỉ là một bạch y thiếu niên mới mười tám mười chín tuổi!
Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo cười “hắc hắc” nói :
- Tiểu tử ngươi gan mật không nhỏ! Hãy tiếp lão phu một chưởng nữa xem!
Dứt lời xuất hữu chưởng đánh thẳng tới ngực bạch y thiếu niên, nội lực hùng hậu, chiêu phát thần tốc không thể tả.
Thôi Mẫn đỏ ửng mặt, vội vàng tránh đi, đồng thời hai tay áo cùng phất, một đánh bặt chưởng lực Phiên Thiên Ấn, một phất tới diện môn lão.
Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo thành danh trong giang hồ đã nhiều năm, vừa rồi do chú tâm đối địch với Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng, một mặt Thôi Mẫn xuất thủ quá bất ngờ và thần tốc nên lão vội vàng lùi lại để tránh mà không nhận ra đó là công phu gì.
Lúc này lão thấy rõ đối phương thi triển chiêu thức, hai ống tay áo xòe ra như hai đóa phù vân, làm sao còn không nhận ra đó là tuyệt học Phất Vân Tụ của Nhạc Sơn lão nhân danh chấn giang hồ được?
Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo ngơ ngác lùi lại quát lên :
- Dừng tay!
Thôi Mẫn thu chiêu về cười hỏi :
- Sao thế?
Đặng Hạo giương mắt nhìn bạch y thiếu niên đứng trước mình hồi lâu rồi hỏi :
- Ngươi có quan hệ thế nào với Nhạc Sơn lão nhân, hãy nói thật ra! Lão phu sẽ không làm khó ngươi đâu!
Nên biết Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo cậy mình có võ công cao cường nên bản tính rất cuồng ngạo.
Tuy thường ngày nhìn đời bằng nửa con mắt, nhưng đối với nhân vật như Nhạc Sơn lão nhân, lão cũng nể trọng ba phần.
Đối với Thôi Mẫn, Đặng Hạo nói câu đó cũng là khách khí lắm rồi, tuy nghe hơi cuồng một chút!
Nàng cười khẩy nói :
- Ngươi định làm khó thế nào? Có được bao nhiêu bản lĩnh thì cứ thi thố hết ra cho bổn công tử xem nào!
Hiển nhiên câu đó khiến Đặng Hạo bị chạm nọc tự ái.
Lão cười “hắc hắc” nói :
- Tiểu tử không biết xấu tốt kia! Ngươi không chịu nói rõ lai lịch, lát nữa có chết cũng đừng trách lão phu tâm địa ác độc!
Dứt lời thân thể cao lớn chồm lên, hữu chưởng xuất “Thạch Phá Tiên Kinh”, tả chưởng phát chiêu “Hoành Bích Cộng Thủy” đánh ra như triều cường bão lốc tạo ra hai luồng kình lực khác nhau về phương hướng và lực đạo.
Thôi Mẫn thấy vậy rất kinh hãi bụng bảo dạ :
- “Lão tặc này không dễ đối phó!”
Nàng lướt sang trái một bước, tay trái phất ra đẩy lùi kình phong từ chiêu “Thạch Phá Thiên Kinh” dịch, tay phải hóa giải chiêu “Hoành Bích Cộng Thủy”.
Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo không ngờ thiếu niên này có nội lực thâm hậu như thế, tức giận quát to một tiếng xuất chiêu đánh ra như bão táp, chưởng chỉ quyền cước cùng thi triển, thế vô cùng hung hãn.
Thôi Mẫn không hề hoang mang bối rối, hai ống tay áo phất ra nhất nhất hóa giải chiêu thức đối phương.
Hai người càng đấu càng ác liệt, trong phạm vi ba bốn trượng kình phong nổi lên vù vù, cỏ cây tơi tả, lá rụng xào xạc, cảnh tượng thật bi tráng!
Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng được Thôi Mẫn đỡ cho gánh nặng, quay lại thấy tôn nữ bị ba tên đại hán trong Động Đình tam nghĩa với ba thanh đao loang loáng trong tay vây đánh ráo riết.
Lão nổi giận thét to một tiếng lao tới, Cù Long tiên rít lên như thần long quá hải quất xuống.
Phốc Thiên Điêu Thiệu Nhất Phi sau khi bị Thôi Mẫn đánh lui nhưng vẫn chưa bị thương, sau khi điều tức phục hồi lại công lực, thấy Thiết Bối Thương Cù bỏ Đặng Hạo lao tới Động Đình tam nghĩa, hắn liền nhặt cây Thập Ác Đoạt rồi lao theo.
Ba tên trong Động Đình tam nghĩa là Trác Đại Cương, Cung Trường Thắng và Tần Trí khi vừa xuất thủ vốn tin rằng cả ba tên vây bắt một tên nha đầu mười lăm mười sáu tuổi chỉ là việc trở bàn tay, chỉ lật ra là bắt được.
Thế mà ngờ đâu Thượng Quan Yến kiếm pháp được ngoại công thân truyền nên có chỗ độc đáo, một mình một kiếm tuy không địch nổi ba tên đại hán hung mãnh với đơn đao trong tay, nhưng với thân pháp tinh diệu vẫn chưa sa vào hiểm thế.
Động Đình tam nghĩa thấy ba người liên thủ mà không bắt được một tiểu nha đầu yếu nhược, trong lòng vừa bực vừa gấp.
Hơn nữa chúng mới được sát nhập vào Thiên Lý giáo chưa lập nên được chút công danh gì, lần này được Giáo chủ giao nhiệm vụ truy bắt hai ông cháu Võ Công Vọng, còn nhấn mạnh rằng việc rất quan trọng, lại đích thân Đàn chủ Thanh Long đàn tới chỉ huy, thậm chí cả Phó giáo chủ cũng sẽ giá lâm nữa!
Nếu ba người mà không bắt nổi một tiểu nữ hài thì chẳng những không lập được đại công mà còn mất cả thể diện!
Nhưng có một điều khó là phải bắt sống, vì thế ba tên không dám đả thương, điều đó tao nhiều thuận lợi cho Thượng Quan Yến.
Cho dẫu thế, nếu thời gian kéo dài, cô ta cũng sẽ kiệt sức và bị bắt.
Còn may là Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng đã tới kịp, cây Cù Long tiên quất xuống đầu Trác Đại Cương và Cung Trường Thắng, đồng thời nắm tay to như chiếc búa khai sơn đánh tới hậu tâm Tần Trí.
Vị Thiết Bối Thương Cù đang đùng đùng nổi giận vì ba tên đại hán vây công một tiểu cô nương, vì thế đánh ra với uy lực thế nào không nói cũng biết!
Trác Đại Cương phát hiện được trước tiên, vì biết uy danh của Thiết Bối Thương Cù nên không dám tiếp chiêu vội vàng tránh đi.
Cung Trường Thắng đang đối phó với kiếm chiêu của Thượng Quan Yến nên nhận ra nguy cơ chậm hơn một chút.
Chỉ nghe “Choang” một tiếng, thanh đao bị đánh bật khỏi tay bay đi, ngọn roi còn theo đà quất xuống vai.
Cung Trường Thắng bị ngọn roi quất vào vai như dao chém, máu thịt bắn ra rú lên một tiếng ngã lăn xuống đất.
Nhờ một chiêu liều mạng của Cung Trường Thắng mà cứu được Tần Trí khỏi bỏ mạng dưới chưởng.
Tên lão tam trong Động Đình tam nghĩa nghe tiếng binh khí chạm nhau vội tung mình nhảy sang trái hơn một trượng vừa tránh được một chưởng thôi sơn của Thiết Bối Thương Cù.
Vừa lúc đó Phốc Thiên Điêu Thiệu Nhất Phi đến kịp xuất Thập Ác Đoạt giao chiến với Võ Công Vọng.
Trác Đại Cương và Tần Trí thấy vậy liền vây lấy Thiết Bối Thương Cù liên thủ với Thiệu Nhất Phi tấn công.
Phốc Thiên Điêu Thiệu Nhất Phi vốn không phải là đối thủ của Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng, nhưng nhờ có Trác Đại Cương và Tần Trí trợ chiến mới giữ được bình thủ.
Cung Trường Thắng bị thương không nhẹ, đã được người của Tam Nghĩa hội dìu vào trong miếu chữa thương.
Trước miếu viện vang tiếng xung sát, đao quang kiếm khí tiên ảnh rợp mắt, kình phong nổi lên từng trận như bão lốc, những đối thủ quần lấy nhau đấu đến nan phân nan giải...
Thấp thoáng trong rừng xung quanh miếu viện có không ít cao thủ của Tam Nghĩa hội.
Bọn này thường ngày cậy vào thanh thế của Tam Nghĩa hội và Thiên Lý giáo ức hiếp lương dân, nhưng trong tình thế này thập thò không dám ló mặt ra.
Hơn nữa Hội chủ chưa cho lệnh xuất thủ, ai dại gì hiện thân tìm chết?
Trong lúc trận chiến đang vô cùng khốc liệt thì chợt thấy từ chân núi bên kia xuất hiện những ngọn hồng đăng mỗi lúc một nhiều, ngọn này tiếp ngọn khác giống như con rồng uốn khúc tiến sang phía Long Vương miếu.
Vào lúc đêm khuya rừng vắng, việc xuất hiện hàng chục ngọn đèn như vậy, đương nhiên thu hút sự chú ý của mọi người.
Hàng hồng đăng tiến rất nhanh, không lâu đã tới khu rừng trước miếu.
Chỉ thấy chiết phiến điểm, đánh, quét như cuồng phong bạo vũ trùm lấy người Thôi Huệ như trăm điểm hàn tinh nhằm vào các yếu huyệt trên minh thiếu nữ, công thế thần tốc, lợi hại vô cùng!
Khi bắt đầu xuất thủ đấu với Lý Thu Sơn, Thôi Huệ vẫn cho rằng với thanh bảo kiếm chém sắt như chém bùn của gia gia tặng, chỉ cần năm ba chiêu là có thể chém đứt cây chiết phiến trong tay đối phương.
Nào ngờ Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn nội lực thâm hậu, xuất chiêu thần tốc nên đã qua hai ba chục chiêu, chẳng những không hủy được binh khí người ta mà chính mình lại chiết phiến tấn công mãnh liệt.
Bản tính các vị cô nương thường hay hiếu thắng, đâu dễ chịu bị người bức hiếp mãi được?
Thôi Huệ cầm chắc trường kiếm, biến chiêu đổi thức, nghiến răng đánh ra ba chiêu liên hoàn.
“Veo veo veo”.
Kiếm ảnh lóe lên đâm vào cổ tay phải và ngực Lý Thu Sơn nhanh như điện chớp?
Đồng thời tay trái Thôi Huệ bắt theo hình kiếm quyết, chỉ phong bắn vào giữa màn phiến ảnh.
Nhưng Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn đâu phải là đối thủ dễ chơi?
Vốn thân phận rất cao trong Thiên Lý giáo nên công lực chẳng tầm thường, lại là tay lão luyện giang hồ nên hắn rất biết đạo lý “công thủ tùy cơ”. Vừa thấy Thôi Huệ xuất kiếm pháp thặng thừa Đại La kiếm pháp, tay trái đồng thời thi triển Tích Không Kiếm Quyết, Lý Thu Sơn biết ngay lợi hại không dám coi thường đành lùi lại giữ thủ thế.
Từ đây hai người đánh thành bình thủ, không ai dám coi thường đối phương nữa, chiêu phát ra thận trọng hơn nhưng cũng kỳ ảo hiểm ác hơn.
Lại qua bốn mươi chiêu.
Thôi Huệ càng đánh càng trở nên nôn nòng, nghĩ thầm :
- “Nếu tối nay không thắng nổi tiểu tặc này, há chẳng phải làm mất hết uy danh của gia gia hay sao?”
Nghĩ đoạn quát lên một tiếng lanh lảnh tiến hai bước, tay trái dùng “Tích Không Kiếm Quyết” phóng vào chiết phiến, tay phải cầm chắc trường kiếm xuất kỳ chiêu!
Đột nhiên...
Giữa lúc ấy chợt nghe có tiếng khóc theo gió từ xa vẳng đến!
Tiếng khóc thật não nùng ai oán, đầy oán hờn và thương cảm nhưng cũng hàm chữa nỗi thê lương rùng rợn khiến người ta nghe phải run thắt con tim.
Bỗng vang lên tiếng quát :
- Huệ muội mau lùi lại!
Lời chưa dứt, một bạch ảnh đã lao ra trường đấu.
Người đó chính là Thôi Mẫn.
Vừa nhập đấu trường, nàng liền phất tay áo tạo ra một luồng kình phong ập tới Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn!
Tên Đàn chủ Huyền Vũ đàn Thiên Lý giáo không kịp đề phòng, bị kình lực bức lùi ba bốn bước.
Thôi Mẫn kéo tay tiểu muội lùi lại.
Thôi Huệ thấy mình không thắng được Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn trong lòng rất bực tức.
Người ta đang xuất tuyệt chiêu sắp thắng đến nơi, vô duyên vô cớ bị kéo lùi ai mà chịu được?
Liền trừng mắt nhìn Thôi Mẫn hậm hực nói :
- Mẫn... ngươi sao thế?
Nàng định bật ra “Mẫn tỷ” nhưng nén lại được.
Tiếng khóc than não nề lại vọng tới, nghe càng lúc càng rõ hơn, càng u oán hơn, nghe thê lương như cô hồn đòi mạng.
Thôi Mẫn gấp giọng :
- Nha đầu đừng bướng bỉnh nữa! Mau đến tập trung lại với ông cháu Bối lão anh hùng, cường địch sắp đến rồi!
Bấy giờ Thôi Huệ mới chịu lùi về.
Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng nắm chặt tay Thượng Quan Yến, tay kia cầm ngọn Cù Long tiên, mắt nhìn hướng phát ra tiếng khóc, thần tình tỏ ra rất ngưng trọng.
Thôi Mẫn và Thôi Huệ đứng hai bên tả hữu Thiết Bối Thương Cù ngầm vận công lực sẵn sàng đối địch.
Tiếng khóc thê thảm vẫn vẳng tới không dứt, khi cao khi thấp, có lúc nghe như tiếng gào rú, vừa rùng rợn, thương tâm nhưng tiềm ẩn một lực lượng gì đó có vẻ siêu nhiên rất đáng sợ!
Tiếng khóc dội vào lòng khiến người ta muốn quên đi thực trạng của mình, quên cả bản thân, mất đi khí lực.
Người trong giang hồ truyền ngôn rằng có một thứ công phu gọi là “Cửu U Âm Khấp” vô cùng đáng sợ.
Không biết có phải chính là tiếng khóc này không?
Ánh trăng chợt tối hẳn đi, nhìn xung quanh đều u ám làm tăng thêm sự rùng rợn khiến người ta không khỏi phát run.
Tiếng khóc mỗi lúc một gần.
Thượng Quan Yến võ công kém nhất, sắc mặt đã tái nhợt đi, người run lên bần bật, cơ thể khi nóng khi lạnh giống như vừa mắc phải bệnh cấp chứng vậy!
Võ Công Vọng, Thôi Mẫn và Thôi Huệ công lực có cao hơn, nhưng dần dần cũng cảm thấy không đủ sức khống chế được tâm thần, phải nghiến răng vận hết thần lực để kháng cự lại tác động của ngoại cảnh.
Vì phải vận công quá độ, cả ba người đều ướt đẫm mồ hôi.
Mặc dù vậy, nội lực cũng tiêu thất không ít, chỉ cần chịu đựng thêm vài khắc nữa tất đều chịu thúc thủ bó tay trước kẻ thù mà thôi!
Đột nhiên...
- Hô hô hô hô...
Trong rừng chợt vang lên một tràng cười sằng sặc làm chấn động cả không trung, nhưng phát ra theo hướng khác.
Tiếng cười dường như tạo thành lực lượng đối cực với tiếng khóc và lấn át nó, khiến tiếng khóc đang thê lương não nuột biến thành tiếng hú chói tai.
Thật là một cảnh tượng lạ lùng quái gở hiếm có!
Hai thứ âm thanh giống như hai lực lượng siêu nhiên huyền bí đang đối địch nhau, như cuộc chiến giữa âm binh và thiên tướng!
Người ta có cảm giác như ở giữa hai thứ âm thanh khác nhau đó có tiếng hô xung sát, tiếng thét của kẻ sát nhân và tiếng rú của người bị giết.
Tiếng cười dần dần thắng thế, làm cho tiếng khóc nhỏ dần rồi tắt hẳn.
Sau đó tiếng cười cũng dứt.
Bọn Võ Công Vọng bốn người trấn tĩnh lại dần, nét mặt tươi giãn ra, tinh thần cũng trở nên phấn chấn.
Chợt nghe vang lên một giọng nói âm trầm như từ cõi u linh vọng tới :
- Lão thọt! Lại là ngươi nhàn hơi đi nhúng mũi vào chuyện người khác... Hãy coi chừng đấy!
Thanh âm mỗi lúc một xa, đến khi tiếng cuối cùng vừa dứt thì nghe như đã cách tới hai dặm.
Tiếng trả lời vang lên từ phía khác :
- Lạ thật! Ngươi khóc được, sao ta không cười được? Hô hô...
Nghe ra thanh âm già nua của một lão nhân.
Tiếp đó, nghe mấy tiếng “Chịch!” “Chịch!” như người ta gõ vật gì xuống đất nhưng nghe đều đặn như tiếng bước chân xa dần...
Lát sau, không gian trở lại tĩnh mịch.
Chờ một lúc, Thôi Huệ lại nhảy ra đấu trường chỉ kiếm vào mặt Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn quát :
- Tên họ Lý. Vừa rồi chúng ta còn chưa phân thắng phụ. Ngươi lại tiếp cô nương mấy chiêu nữa!
Lý Thu Sơn nổi giận quát :
- Được lắm!
Hắn vừa vung chiết phiến lên thì chợt thấy từ trên nóc Long Vương miếu vang lên một tiếng hú!
Thôi Huệ đưa mắt nhìn, thấy một hắc ảnh từ nóc miếu nhảy xuống đấu trường.
Đó là một lão nhân rất cao lớn, môi mỏng mũi khoằm, hai mắt phát ra tinh quang sáng quắc như mắt cú vọ.
Lão nhân hướng sang Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn nói :
- Lý đàn chủ, Thiệu hương chủ! Phó giáo chủ vừa mới có lệnh rằng không được để bất cứ ai trong bốn tên này tẩu thoát!
Lão nhân vừa xuất hiện là Đàn chủ Thanh Long đàn Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo, đứng đầu trong Tứ đàn của Thiên Lý giáo.
Lão nói xong bước tới trước mặt Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng, nhếch mép cười hiểm độc nói :
- Võ lão ca! Chúng ta thử vài chiêu!
Dứt lời tung chưởng đánh ngay!
Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng cười “hắc hắc” hai tiếng, chờ Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo là nhân vật đứng đầu trong Tứ đàn Thiên Lý giáo, đương nhiên võ công cũng chẳng phải tầm thường nên không dám khinh suất.
Bởi thế sau khi xuất chưởng hóa giải công thế đối phương xong, Võ Công Vọng liền rút Cù Long tiên ra phản công.
Tiên pháp của Võ Công Vọng từng nổi danh trên giang hồ mấy chục năm, vừa xuất chiêu đã tỏ ngay uy lực.
Chỉ thấy tiên ảnh trùng trùng như vô số con độc xà uốn lượn, rít lên vun vút tới tấp đánh sang đối thủ.
Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo vốn ít khi gặp được kỳ phùng địch thủ nên thấy thương pháp của Thiết Bối Thương Cù uy mạnh như thế thì trong lòng rất phấn chấn liền đưa song chưởng đánh trả lại, lấy công hoàn công!
Lập tức song phương hình thành một cuộc kịch chiến, tiên ảnh chưởng phong rợp trời, kình khí rít lên ghê rợn nghe mà kinh hồn táng đởm!
Bên kia Thôi Huệ và Đoạt Hồn Phiến Lý Thu Sơn cũng đang động thủ.
Hai người vốn đã từng giao chiến nên không cần thăm dò hay khách khí gì nữa, lập tức dốc hết bản lĩnh sở học, quần lấy nhau công kích vô cùng ác liệt.
Một bên quyết thắng để bảo vệ uy danh của gia gia, bên kia vì chấp hành nghiêm lệnh của Phó giáo chủ, nên chỉ sau vài chiêu, cuộc đấu đã trở nên nan phân nan giải.
Kiếm quang, phiến ảnh trùng trùng vây kính cả hai người.
Phốc Thiên Điêu Thiệu Nhất Phi thấy Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng và Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo đang kịch chiến, liền chớp lấy thời cơ lao bổ tới Thượng Quan Yến.
Thiếu nữ tay cầm trường kiếm, mắt chăm chú nhìn vào đấu trường, bỗng thấy Thiệu Nhất Phi lao tới mình, “Hừ” một tiếng nói :
- Ngươi là bại tướng dưới tay ngoại công ta, nay định làm gì?
Nhưng nàng chưa kịp xuất chiêu thì Thôi Mẫn đã lao ra chặn lại.
Phốc Thiên Điêu Thiệu Nhất Phi vì không biết Thôi Mẫn là nữ giả nam, liền trừng mắt quát lên.
- Tiểu tử! Đó là ngươi tự mình tìm chết!
Lời chưa dứt đã vung cây Thập Ác Đoạt bổ xuống!
Thôi Mẫn không cần xuất kiếm vung tay áo phất lên nghênh tiếp.
Nàng vừa phát ra một chiêu Phất Vân Tụ được gia gia chân truyền nên uy lực chẳng phải tầm thường.
Nhạc Sơn lão nhân ngày xưa danh chấn võ lâm với hai môn tụ công tuyệt học là Phất Vân Tụ và Tích Không Kiếm Quyết, trên giang hồ có ai không biết?
Nhưng mấy chục năm gần đây Nhạc Sơn lão nhân ẩn tích giang hồ không vấn đến thế sự nữa đem tuyệt chi truyền cho hai tôn nữ.
Hai tôn nữ của vị cao nhân đó chính là Thôi Mẫn và Thôi Huệ.
Phốc Thiên Điêu Thiệu Nhất Phi cũng được tính là nhân vật nhất lưu trong giang hồ, nhưng đâu thể địch nổi Thôi Mẫn?
Chỉ qua bảy tám chiêu, Thiệu Nhất Phi gần như đã bị tay áo của đối phương khóa chặt, Thập Ác Đoạt không sao thi triển nổi.
Thôi Mẫn “Hừ” một tiếng, tay phải đánh giạt binh khí của Thiệu Nhất Phi, tay áo phải phất thẳng vào diện môn hắn.
Tên Hương chủ cảm thấy cánh tay phải tê đi, cây Thập Ác Đoạt đã bay vút lên trời!
Hắn thất kinh định nhảy lui thì chợt thấy bạch ảnh hoa lên trước mắt, đồng thời một cỗ kình lực vô cùng uy mãnh ập tới không sao đương nổi bị đánh lùi về bốn năm bước, loạng choạng hồi lâu mới đứng vững.
Thôi Mẫn vừa bức Triệu Nhất Phi, quay lại thấy Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng bị Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo dồn vào hạ phong, phải đối phó một cách vất vả, nhưng xem tình thế không duy trì được lâu.
Ngoài ra Thượng Quan Yến cũng đang bị ba tên trong Động Đình tam nghĩa vây lại tấn công.
Một thiếu nữ mười lăm mười sáu tuổi làm sao đấu nổi với ba tên hán tử to lớn dữ dằn?
Còn may Thượng Quan Yến nhờ thân pháp ảo diệu tuyệt luân nên mới chưa bị đả thương.
Thôi Mẫn tính nhanh trong đầu rồi lao sang Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng nói :
- Võ lão anh hùng! Hãy nhanh sang giúp Yến muội, để vãn bối đối phó với tên này cho!
Lời vừa dứt đã phất tay áo đánh sang Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo.
Tên này là đầu lĩnh trong bốn tên Đàn chủ của Thiên Lý giáo, vì thế xét về võ công ngoài Giáo chủ ra, hắn được coi là đệ nhất cao thủ.
Trong cuộc đấu vừa rồi, lúc đầu Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng với lợi thế về binh khí nên giữ được bình thủ.
Nhưng qua hai ba mươi chiêu, song chưởng của Đặng Hạo càng lúc càng trở nên lợi hại, bức cho Võ Công Vọng hoàn toàn dồn vào thế hạ phong, Cù Long tiên không sao khai triển được.
Đặng Hạo cười “hắc hắc”, sắp sửa thi triển tuyệt chưởng Phiên Thiên Ấn để kết liễu đối phương.
Nên biết Đặng Hạo đã từng có thời đầu nhập sang làm môn hạ cho một vị Lạt ma ở Tây Trúc nên có học qua công phu “Đại Thủ Ấn”.
Sau này Đặng Hạo lăn lộn nhiều trên giang hồ, võ công được trau dồi ngày càng tinh diệu, lão chú tâm nghiên cứu phát triển thêm về Đại Thủ Ấn sáng chế thành thủ pháp riêng của mình đặt tên là Phiên Thiên Ấn, không những chiêu thức quái dị mà thi triển khác với lẽ thường, uy lực rất đáng sợ ít người đương nổi.
Nhờ đó mà Phiên Thiên Ấn nổi danh khắp võ lâm từ hai ba chục năm nay.
Lại nói Đặng Hạo đang bức Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng phải bị động đối phó, đang chuẩn bị xuất chiêu sát thủ thì chợt thấy một bạch ảnh lao tới, đồng thời một cỗ kình lực không nhẹ đánh tới mình.
Lão kinh dị nhảy lùi lại, nghĩ thầm :
- “Không biết cao nhân nào tới vậy?”
Nhưng nào ngờ khi nhìn lại thì thấy “cao nhân” vừa đánh lui mình chỉ là một bạch y thiếu niên mới mười tám mười chín tuổi!
Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo cười “hắc hắc” nói :
- Tiểu tử ngươi gan mật không nhỏ! Hãy tiếp lão phu một chưởng nữa xem!
Dứt lời xuất hữu chưởng đánh thẳng tới ngực bạch y thiếu niên, nội lực hùng hậu, chiêu phát thần tốc không thể tả.
Thôi Mẫn đỏ ửng mặt, vội vàng tránh đi, đồng thời hai tay áo cùng phất, một đánh bặt chưởng lực Phiên Thiên Ấn, một phất tới diện môn lão.
Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo thành danh trong giang hồ đã nhiều năm, vừa rồi do chú tâm đối địch với Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng, một mặt Thôi Mẫn xuất thủ quá bất ngờ và thần tốc nên lão vội vàng lùi lại để tránh mà không nhận ra đó là công phu gì.
Lúc này lão thấy rõ đối phương thi triển chiêu thức, hai ống tay áo xòe ra như hai đóa phù vân, làm sao còn không nhận ra đó là tuyệt học Phất Vân Tụ của Nhạc Sơn lão nhân danh chấn giang hồ được?
Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo ngơ ngác lùi lại quát lên :
- Dừng tay!
Thôi Mẫn thu chiêu về cười hỏi :
- Sao thế?
Đặng Hạo giương mắt nhìn bạch y thiếu niên đứng trước mình hồi lâu rồi hỏi :
- Ngươi có quan hệ thế nào với Nhạc Sơn lão nhân, hãy nói thật ra! Lão phu sẽ không làm khó ngươi đâu!
Nên biết Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo cậy mình có võ công cao cường nên bản tính rất cuồng ngạo.
Tuy thường ngày nhìn đời bằng nửa con mắt, nhưng đối với nhân vật như Nhạc Sơn lão nhân, lão cũng nể trọng ba phần.
Đối với Thôi Mẫn, Đặng Hạo nói câu đó cũng là khách khí lắm rồi, tuy nghe hơi cuồng một chút!
Nàng cười khẩy nói :
- Ngươi định làm khó thế nào? Có được bao nhiêu bản lĩnh thì cứ thi thố hết ra cho bổn công tử xem nào!
Hiển nhiên câu đó khiến Đặng Hạo bị chạm nọc tự ái.
Lão cười “hắc hắc” nói :
- Tiểu tử không biết xấu tốt kia! Ngươi không chịu nói rõ lai lịch, lát nữa có chết cũng đừng trách lão phu tâm địa ác độc!
Dứt lời thân thể cao lớn chồm lên, hữu chưởng xuất “Thạch Phá Tiên Kinh”, tả chưởng phát chiêu “Hoành Bích Cộng Thủy” đánh ra như triều cường bão lốc tạo ra hai luồng kình lực khác nhau về phương hướng và lực đạo.
Thôi Mẫn thấy vậy rất kinh hãi bụng bảo dạ :
- “Lão tặc này không dễ đối phó!”
Nàng lướt sang trái một bước, tay trái phất ra đẩy lùi kình phong từ chiêu “Thạch Phá Thiên Kinh” dịch, tay phải hóa giải chiêu “Hoành Bích Cộng Thủy”.
Phiên Thiên Ấn Đặng Hạo không ngờ thiếu niên này có nội lực thâm hậu như thế, tức giận quát to một tiếng xuất chiêu đánh ra như bão táp, chưởng chỉ quyền cước cùng thi triển, thế vô cùng hung hãn.
Thôi Mẫn không hề hoang mang bối rối, hai ống tay áo phất ra nhất nhất hóa giải chiêu thức đối phương.
Hai người càng đấu càng ác liệt, trong phạm vi ba bốn trượng kình phong nổi lên vù vù, cỏ cây tơi tả, lá rụng xào xạc, cảnh tượng thật bi tráng!
Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng được Thôi Mẫn đỡ cho gánh nặng, quay lại thấy tôn nữ bị ba tên đại hán trong Động Đình tam nghĩa với ba thanh đao loang loáng trong tay vây đánh ráo riết.
Lão nổi giận thét to một tiếng lao tới, Cù Long tiên rít lên như thần long quá hải quất xuống.
Phốc Thiên Điêu Thiệu Nhất Phi sau khi bị Thôi Mẫn đánh lui nhưng vẫn chưa bị thương, sau khi điều tức phục hồi lại công lực, thấy Thiết Bối Thương Cù bỏ Đặng Hạo lao tới Động Đình tam nghĩa, hắn liền nhặt cây Thập Ác Đoạt rồi lao theo.
Ba tên trong Động Đình tam nghĩa là Trác Đại Cương, Cung Trường Thắng và Tần Trí khi vừa xuất thủ vốn tin rằng cả ba tên vây bắt một tên nha đầu mười lăm mười sáu tuổi chỉ là việc trở bàn tay, chỉ lật ra là bắt được.
Thế mà ngờ đâu Thượng Quan Yến kiếm pháp được ngoại công thân truyền nên có chỗ độc đáo, một mình một kiếm tuy không địch nổi ba tên đại hán hung mãnh với đơn đao trong tay, nhưng với thân pháp tinh diệu vẫn chưa sa vào hiểm thế.
Động Đình tam nghĩa thấy ba người liên thủ mà không bắt được một tiểu nha đầu yếu nhược, trong lòng vừa bực vừa gấp.
Hơn nữa chúng mới được sát nhập vào Thiên Lý giáo chưa lập nên được chút công danh gì, lần này được Giáo chủ giao nhiệm vụ truy bắt hai ông cháu Võ Công Vọng, còn nhấn mạnh rằng việc rất quan trọng, lại đích thân Đàn chủ Thanh Long đàn tới chỉ huy, thậm chí cả Phó giáo chủ cũng sẽ giá lâm nữa!
Nếu ba người mà không bắt nổi một tiểu nữ hài thì chẳng những không lập được đại công mà còn mất cả thể diện!
Nhưng có một điều khó là phải bắt sống, vì thế ba tên không dám đả thương, điều đó tao nhiều thuận lợi cho Thượng Quan Yến.
Cho dẫu thế, nếu thời gian kéo dài, cô ta cũng sẽ kiệt sức và bị bắt.
Còn may là Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng đã tới kịp, cây Cù Long tiên quất xuống đầu Trác Đại Cương và Cung Trường Thắng, đồng thời nắm tay to như chiếc búa khai sơn đánh tới hậu tâm Tần Trí.
Vị Thiết Bối Thương Cù đang đùng đùng nổi giận vì ba tên đại hán vây công một tiểu cô nương, vì thế đánh ra với uy lực thế nào không nói cũng biết!
Trác Đại Cương phát hiện được trước tiên, vì biết uy danh của Thiết Bối Thương Cù nên không dám tiếp chiêu vội vàng tránh đi.
Cung Trường Thắng đang đối phó với kiếm chiêu của Thượng Quan Yến nên nhận ra nguy cơ chậm hơn một chút.
Chỉ nghe “Choang” một tiếng, thanh đao bị đánh bật khỏi tay bay đi, ngọn roi còn theo đà quất xuống vai.
Cung Trường Thắng bị ngọn roi quất vào vai như dao chém, máu thịt bắn ra rú lên một tiếng ngã lăn xuống đất.
Nhờ một chiêu liều mạng của Cung Trường Thắng mà cứu được Tần Trí khỏi bỏ mạng dưới chưởng.
Tên lão tam trong Động Đình tam nghĩa nghe tiếng binh khí chạm nhau vội tung mình nhảy sang trái hơn một trượng vừa tránh được một chưởng thôi sơn của Thiết Bối Thương Cù.
Vừa lúc đó Phốc Thiên Điêu Thiệu Nhất Phi đến kịp xuất Thập Ác Đoạt giao chiến với Võ Công Vọng.
Trác Đại Cương và Tần Trí thấy vậy liền vây lấy Thiết Bối Thương Cù liên thủ với Thiệu Nhất Phi tấn công.
Phốc Thiên Điêu Thiệu Nhất Phi vốn không phải là đối thủ của Thiết Bối Thương Cù Võ Công Vọng, nhưng nhờ có Trác Đại Cương và Tần Trí trợ chiến mới giữ được bình thủ.
Cung Trường Thắng bị thương không nhẹ, đã được người của Tam Nghĩa hội dìu vào trong miếu chữa thương.
Trước miếu viện vang tiếng xung sát, đao quang kiếm khí tiên ảnh rợp mắt, kình phong nổi lên từng trận như bão lốc, những đối thủ quần lấy nhau đấu đến nan phân nan giải...
Thấp thoáng trong rừng xung quanh miếu viện có không ít cao thủ của Tam Nghĩa hội.
Bọn này thường ngày cậy vào thanh thế của Tam Nghĩa hội và Thiên Lý giáo ức hiếp lương dân, nhưng trong tình thế này thập thò không dám ló mặt ra.
Hơn nữa Hội chủ chưa cho lệnh xuất thủ, ai dại gì hiện thân tìm chết?
Trong lúc trận chiến đang vô cùng khốc liệt thì chợt thấy từ chân núi bên kia xuất hiện những ngọn hồng đăng mỗi lúc một nhiều, ngọn này tiếp ngọn khác giống như con rồng uốn khúc tiến sang phía Long Vương miếu.
Vào lúc đêm khuya rừng vắng, việc xuất hiện hàng chục ngọn đèn như vậy, đương nhiên thu hút sự chú ý của mọi người.
Hàng hồng đăng tiến rất nhanh, không lâu đã tới khu rừng trước miếu.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook