Tên Của Đóa Hồng
-
Chương 33
KINH XẾ SÁNG
Tác giả: Umberto Eco
Trong phòng thư tịch,
Adso suy ngẫm về lịch sử dòng tu của mình,
và số phận của sách vở.
Ra khỏi nhà thờ, tôi thấy đỡ mệt hơn nhưng đầu óc thì rối mù, chỉ vào ban đêm thân xác mới hưởng được sự nghỉ ngơi thanh thản thực sự. Tôi lên phòng thư tịch và khi được Malachi cho phép, tôi bắt đầu giở xem quyển Thư mục. Tôi vừa mở, vừa lơ đãng liếc nhìn các trang sách, nhưng thực tình tôi đang quan sát các tu sĩ.
Thái độ điềm tĩnh, nghiêm trang của họ khiến tôi cảm phục. Chăm chú vào công việc của mình, họ như quên rằng một người anh em của họ đang được tích cực lùng kiếm khắp nơi, và hai người khác đã mất đi trong cảnh hãi hùng. Tôi tự nhủ, đây chính là sự cao cả của dòng tu chúng tôi: hàng bao thế kỷ nay những con người như họ đã chứng kiến những bọn dã man tràn vào vơ vét tu viện, ném vương quốc vào vực thẳm của lửa thiêu, thế mà họ vẫn ấp ủ bản da, màu mực, vẫn mấp máy đôi môi đọc những hàng chữ đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ và sẽ được lưu truyền qua nhiều thế kỷ và sẽ được lưu truyền lại nhiều thế kỷ tiếp nữa. Họ đã mải đọc và chép vào thời hoàng kim đến; thế sao nay họ lại không tiếp tục nữa?
Mới hôm trước đây, Benno đã nói sẽ sẵn sàng phạm tội để lấy một quyển sách quý. Huynh ấy không nói dối và cũng chẳng đùa. Một tu sĩ ắt hẳn yêu sách với lòng khiêm cung, khao khát muốn học được điều hay, lẽ phải trong sách, chớ không nhằm thỏa mãn lòng hiếu kỳ của mình. Đối với người phàm tục, ngoại tình là điều quyến rũ; đối với giới tăng lữ, của cải là điều họ khao khát, thì đối với các thầy dòng, kiến thức mới chính là điều mê hoặc họ.
Tôi giở qua những trang Thư mục, và một rừng tựa sách bí ẩn nhảy múa trước mắt tôi: “Quinti Sereni luận về y học ”, “Hiện tượng ”, “Sổ tay của Q. Iulii Hilarionis về nguồn gốc thế gian ”, “Sách của Aesopi luận về động vật tự nhiên ”,… (1). Thảo nào các án mạng bí ẩn lại liên quan đến Thư viện. Đối với những con người tận tụy sách đèn này, Thư viện vừa là thiên đàng Jerusalem vừa là địa giới nằm trên biên cương giữa Terra incognita (2) và nấm mồ Hades (3). Họ bị chế ngự bởi những lời hứa hẹn và cấm đoán của Thư viện. Đời họ gắn với nó, vì nó và có lẽ chống lại nó, âm thầm hy vọng một ngày nào đó sẽ phá vỡ được các bí mật của nó. Chẳng lạ gì nếu họ đã liều mạng để thỏa mãn óc hiếu kỳ, hay đã sát nhân để ngăn không cho ai chiếm được điều tuyệt mật của chính họ.
Sự cám dỗ ắt hẳn phải phát sinh từ lòng kiêu hãnh của giới trí thức. Chính những kiến thức mà các tu viện đã tích lũy này được sử dụng như một thứ hàng hóa để trao đổi, là lý do phát sinh lòng kiêu hãnh, là cái cớ để khoe khoang và gây uy tín. Các hiệp sĩ thì phô trương binh giáp cờ xí, còn các Tu viện trưởng thì phô trương các bản viết ngời sáng. Giờ đây, khi các chủng viện đã mất đi cái thế lãnh đạo trong ngành học thì tình trạng còn điên rồ hơn thế nữa. Các trường dòng, phường hội, thành thị, đại học sao chép sách còn giỏi hơn chúng tôi, họ còn làm ra sách mới, và đây có lẽ là nguyên nhân của nhiều nỗi bất hạnh.
Tu viện này có lẽ không bao giờ huênh hoang về sự ưu việt trong việc tạo ra các nền học thuật. Nhưng có lẽ vì lý do đó mà các tu sĩ không còn hài lòng với việc sao chép thiêng liêng nữa. Bị thôi thúc bởi khát vọng về điều tân kỳ, họ cũng muốn viết lên những lời ngợi khen mới lạ về tạo hóa. Nhưng họ không nhận thức rằng, làm như vậy, họ đang khuyến khích sự hủy diệt tính ưu việt của mình vì nếu nền học thuật mới mà họ muốn gây dựng được luân lưu tự do bên ngoài những vòng tường này, thì khi đó sẽ chẳng còn sự phân biệt giữa nơi thiêng liêng này với một trường dòng hay một đại học ở đô thị. Ngược lại, nếu vẫn cô lập thì tu viện sẽ duy trì được uy tín và uy lực toàn vẹn của nó, nó sẽ không bị đồi bại hóa bởi các cuộc tranh cãi và lòng kiêu ngạo - lòng kiêu ngạo này sẽ khiến thói đời soi mói mọi điều huyền bí và cao cả của tu viện. Tôi tự nhủ nguyên nhân của sự yên lặng và bóng tối bao trùm Thư viện chính là việc gìn giữ nền học thuật này. Nền học thuật này chỉ có thể được duy trì không hề suy suyển, nếu người ta ngăn không cho mọi người tiếp cận nó, ngay cả các tu sĩ. Học vấn không phải là đồng bạc cứ mãi nguyên vẹn dù qua bao cuộc bán buôn ô trọc, thực ra nó giống như một cái áo đẹp, khi mặc hay phô diễn sẽ mòn dần. Một quyển sách không tương tự như thế sao? Nếu qua nhiều bàn tay, các trang giấy sẽ nhầu nát, mực nhũ sẽ phai mờ. Tôi thấy Pacificus xứ Tivoli giở một quyển sách xưa, có những trang dính cứng với nhau vì ẩm ướt. Huynh ấy liếm ngón tay để lật trang, mỗi khi trang giấy thấm nước bọt, nó trở nên mềm nhũn. Mở sách ra có nghĩa là xếp sách lại: để cho khí và bụi tha hồ bào mòn các nếp nhuyễn trong bản da và làm mốc meo những góc trang đã thấm nước miếng. Cũng như sự ngọt ngào thái quá khiến chiến sĩ yếu mềm và bất lực, óc hiếu kỳ và sự thích thú chiếm hữu sẽ mở đường cho bệnh tật tấn công và tiêu diệt cuốn sách.
Thế thì phải làm gì? Thôi đọc sách và chỉ bảo quản nó? Tôi e ngại có đúng không? Thầy tôi sẽ nói gì?
Cạnh bên, tôi trông thấy Sư huynh viết đề mục, Magnus xứ Iona, vừa mới dùng đá mài cạo xong một mảnh da bê và đang lấy phấn nhồi nó cho mềm, để rồi sẽ dùng thước vuốt thẳng nó. Bên cạnh Huynh ấy là Rabano xứ Toledo, sau khi gắn bản da lên bàn, giờ đang đục những lỗ li ti hai bên lề để dùng bút sắt kẻ những đường ngang mảnh da. Tôi thầm nghĩ: hai Sư huynh đang trải qua những giờ phút trên thiên đàng hạ giới, họ làm ra những quyển sách mới giống như những quyển sách khác mà nhiên hậu sẽ bị thời gian tàn phá... Do đó, Thư viện không thể bị một thế lực trần gian nào đe dọa nó, vì nó là một sinh linh. Nhưng nếu nó đang sống, tại sao người ta không rộng mở nó để mạo hiểm đón nhận kiến thức? Có phải đó là điều Benno muốn và có lẽ Venantius cũng đã muốn?
Tôi cảm thấy hoang mang và sợ hãi chính suy nghĩ của mình. Có lẽ tư duy này không thích hợp với một tu sinh, một người phải mãi mãi nghiêm túc và khiêm tốn theo Giáo Luật. Về sau, tôi thực hiện điều đó trong khi quanh tôi thế gian chìm đắm ngày càng sâu hơn vào cơn bão máu và cuồng loạn.
Đã đến giờ ăn trưa. Tôi vào bếp và được cho những miếng ngon nhất, vì bây giờ tôi đã trở thành bạn của những người nấu nướng.
Chú thích:
(1) “Quiniti Serini de medicaments”, “Phaenomena”, “Libellus Q. Iulii Hilarionis de origine mundi”, “Liber Aesopi de natura animalium”;
(2) Vùng đất hoang hay lãnh vực chưa được nghiên cứu.
(3) Theo Thánh kinh, đây là nơi an nghỉ của người chết.h
Tác giả: Umberto Eco
Trong phòng thư tịch,
Adso suy ngẫm về lịch sử dòng tu của mình,
và số phận của sách vở.
Ra khỏi nhà thờ, tôi thấy đỡ mệt hơn nhưng đầu óc thì rối mù, chỉ vào ban đêm thân xác mới hưởng được sự nghỉ ngơi thanh thản thực sự. Tôi lên phòng thư tịch và khi được Malachi cho phép, tôi bắt đầu giở xem quyển Thư mục. Tôi vừa mở, vừa lơ đãng liếc nhìn các trang sách, nhưng thực tình tôi đang quan sát các tu sĩ.
Thái độ điềm tĩnh, nghiêm trang của họ khiến tôi cảm phục. Chăm chú vào công việc của mình, họ như quên rằng một người anh em của họ đang được tích cực lùng kiếm khắp nơi, và hai người khác đã mất đi trong cảnh hãi hùng. Tôi tự nhủ, đây chính là sự cao cả của dòng tu chúng tôi: hàng bao thế kỷ nay những con người như họ đã chứng kiến những bọn dã man tràn vào vơ vét tu viện, ném vương quốc vào vực thẳm của lửa thiêu, thế mà họ vẫn ấp ủ bản da, màu mực, vẫn mấp máy đôi môi đọc những hàng chữ đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ và sẽ được lưu truyền qua nhiều thế kỷ và sẽ được lưu truyền lại nhiều thế kỷ tiếp nữa. Họ đã mải đọc và chép vào thời hoàng kim đến; thế sao nay họ lại không tiếp tục nữa?
Mới hôm trước đây, Benno đã nói sẽ sẵn sàng phạm tội để lấy một quyển sách quý. Huynh ấy không nói dối và cũng chẳng đùa. Một tu sĩ ắt hẳn yêu sách với lòng khiêm cung, khao khát muốn học được điều hay, lẽ phải trong sách, chớ không nhằm thỏa mãn lòng hiếu kỳ của mình. Đối với người phàm tục, ngoại tình là điều quyến rũ; đối với giới tăng lữ, của cải là điều họ khao khát, thì đối với các thầy dòng, kiến thức mới chính là điều mê hoặc họ.
Tôi giở qua những trang Thư mục, và một rừng tựa sách bí ẩn nhảy múa trước mắt tôi: “Quinti Sereni luận về y học ”, “Hiện tượng ”, “Sổ tay của Q. Iulii Hilarionis về nguồn gốc thế gian ”, “Sách của Aesopi luận về động vật tự nhiên ”,… (1). Thảo nào các án mạng bí ẩn lại liên quan đến Thư viện. Đối với những con người tận tụy sách đèn này, Thư viện vừa là thiên đàng Jerusalem vừa là địa giới nằm trên biên cương giữa Terra incognita (2) và nấm mồ Hades (3). Họ bị chế ngự bởi những lời hứa hẹn và cấm đoán của Thư viện. Đời họ gắn với nó, vì nó và có lẽ chống lại nó, âm thầm hy vọng một ngày nào đó sẽ phá vỡ được các bí mật của nó. Chẳng lạ gì nếu họ đã liều mạng để thỏa mãn óc hiếu kỳ, hay đã sát nhân để ngăn không cho ai chiếm được điều tuyệt mật của chính họ.
Sự cám dỗ ắt hẳn phải phát sinh từ lòng kiêu hãnh của giới trí thức. Chính những kiến thức mà các tu viện đã tích lũy này được sử dụng như một thứ hàng hóa để trao đổi, là lý do phát sinh lòng kiêu hãnh, là cái cớ để khoe khoang và gây uy tín. Các hiệp sĩ thì phô trương binh giáp cờ xí, còn các Tu viện trưởng thì phô trương các bản viết ngời sáng. Giờ đây, khi các chủng viện đã mất đi cái thế lãnh đạo trong ngành học thì tình trạng còn điên rồ hơn thế nữa. Các trường dòng, phường hội, thành thị, đại học sao chép sách còn giỏi hơn chúng tôi, họ còn làm ra sách mới, và đây có lẽ là nguyên nhân của nhiều nỗi bất hạnh.
Tu viện này có lẽ không bao giờ huênh hoang về sự ưu việt trong việc tạo ra các nền học thuật. Nhưng có lẽ vì lý do đó mà các tu sĩ không còn hài lòng với việc sao chép thiêng liêng nữa. Bị thôi thúc bởi khát vọng về điều tân kỳ, họ cũng muốn viết lên những lời ngợi khen mới lạ về tạo hóa. Nhưng họ không nhận thức rằng, làm như vậy, họ đang khuyến khích sự hủy diệt tính ưu việt của mình vì nếu nền học thuật mới mà họ muốn gây dựng được luân lưu tự do bên ngoài những vòng tường này, thì khi đó sẽ chẳng còn sự phân biệt giữa nơi thiêng liêng này với một trường dòng hay một đại học ở đô thị. Ngược lại, nếu vẫn cô lập thì tu viện sẽ duy trì được uy tín và uy lực toàn vẹn của nó, nó sẽ không bị đồi bại hóa bởi các cuộc tranh cãi và lòng kiêu ngạo - lòng kiêu ngạo này sẽ khiến thói đời soi mói mọi điều huyền bí và cao cả của tu viện. Tôi tự nhủ nguyên nhân của sự yên lặng và bóng tối bao trùm Thư viện chính là việc gìn giữ nền học thuật này. Nền học thuật này chỉ có thể được duy trì không hề suy suyển, nếu người ta ngăn không cho mọi người tiếp cận nó, ngay cả các tu sĩ. Học vấn không phải là đồng bạc cứ mãi nguyên vẹn dù qua bao cuộc bán buôn ô trọc, thực ra nó giống như một cái áo đẹp, khi mặc hay phô diễn sẽ mòn dần. Một quyển sách không tương tự như thế sao? Nếu qua nhiều bàn tay, các trang giấy sẽ nhầu nát, mực nhũ sẽ phai mờ. Tôi thấy Pacificus xứ Tivoli giở một quyển sách xưa, có những trang dính cứng với nhau vì ẩm ướt. Huynh ấy liếm ngón tay để lật trang, mỗi khi trang giấy thấm nước bọt, nó trở nên mềm nhũn. Mở sách ra có nghĩa là xếp sách lại: để cho khí và bụi tha hồ bào mòn các nếp nhuyễn trong bản da và làm mốc meo những góc trang đã thấm nước miếng. Cũng như sự ngọt ngào thái quá khiến chiến sĩ yếu mềm và bất lực, óc hiếu kỳ và sự thích thú chiếm hữu sẽ mở đường cho bệnh tật tấn công và tiêu diệt cuốn sách.
Thế thì phải làm gì? Thôi đọc sách và chỉ bảo quản nó? Tôi e ngại có đúng không? Thầy tôi sẽ nói gì?
Cạnh bên, tôi trông thấy Sư huynh viết đề mục, Magnus xứ Iona, vừa mới dùng đá mài cạo xong một mảnh da bê và đang lấy phấn nhồi nó cho mềm, để rồi sẽ dùng thước vuốt thẳng nó. Bên cạnh Huynh ấy là Rabano xứ Toledo, sau khi gắn bản da lên bàn, giờ đang đục những lỗ li ti hai bên lề để dùng bút sắt kẻ những đường ngang mảnh da. Tôi thầm nghĩ: hai Sư huynh đang trải qua những giờ phút trên thiên đàng hạ giới, họ làm ra những quyển sách mới giống như những quyển sách khác mà nhiên hậu sẽ bị thời gian tàn phá... Do đó, Thư viện không thể bị một thế lực trần gian nào đe dọa nó, vì nó là một sinh linh. Nhưng nếu nó đang sống, tại sao người ta không rộng mở nó để mạo hiểm đón nhận kiến thức? Có phải đó là điều Benno muốn và có lẽ Venantius cũng đã muốn?
Tôi cảm thấy hoang mang và sợ hãi chính suy nghĩ của mình. Có lẽ tư duy này không thích hợp với một tu sinh, một người phải mãi mãi nghiêm túc và khiêm tốn theo Giáo Luật. Về sau, tôi thực hiện điều đó trong khi quanh tôi thế gian chìm đắm ngày càng sâu hơn vào cơn bão máu và cuồng loạn.
Đã đến giờ ăn trưa. Tôi vào bếp và được cho những miếng ngon nhất, vì bây giờ tôi đã trở thành bạn của những người nấu nướng.
Chú thích:
(1) “Quiniti Serini de medicaments”, “Phaenomena”, “Libellus Q. Iulii Hilarionis de origine mundi”, “Liber Aesopi de natura animalium”;
(2) Vùng đất hoang hay lãnh vực chưa được nghiên cứu.
(3) Theo Thánh kinh, đây là nơi an nghỉ của người chết.h
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook