Tên Của Đóa Hồng
-
Chương 1: Vài dòng về tác giả
Umberto Eco sinh ngày 5 tháng 1 năm 1932 tại Alessandria, Ý, nay sinh sống tại Milan.
Là một nhà văn kiêm nhà triệu chứng học, ông là một trong những người trí thức Ý tiếng tăm nhất, được đánh giá cao ở nước ngoài.
Những tư tưởng của ông, khởi thủy từ sự ca ngợi cái đẹp thời Trung Cổ, bao gồm nhiều đề tài rất khác biệt nhau, như những tác phẩm về nghệ thuật tiên phong: “Tác phẩm mở ngỏ ” (1962), và văn hóa quần chúng: “Siêu nhân của đám đông ” và “Khải huyền và Chính trực ”.
Ông từng là giáo sư giảng dạy tại các Đại học Mỹ, và từ năm 1971, được bầu làm Khoa trưởng khoa Triệu chứng học của Đại học Bologne.
Ông quan tâm đến các hiện tượng đương thời và viết rất nhiều bài xã luận. Tuy nhiên, những chủ đề đa dạng này được kết tụ trong tác phẩm của ông bằng cách đặt vấn đề chung mà ông minh họa trong những tác phẩm đầy tính chất lý thuyết nhất như: “Cấu trúc hư vô ” (1968), “Khái luận về Triệu chứng tổng quát ” (1975).
Ta có thể phân biệt hai tiền đề trong tư tưởng ông:
1. Sự cần thiết phải có một phương pháp phân tích tổng hợp, có thể giải thích mỗi hiện tượng văn hóa như một sự kiện truyền thông được những qui tắc hỗ trợ.
2. Sự tin tưởng rằng mỗi ý niệm triết học hay mỗi hiển thị văn hóa phải được nghiên cứu như một dấu hiệu của một môi trường lịch sử xác định, chính học thuyết Triệu chứng phải được đặt trong điều kiện này.
Tất cả hoạt động sôi nổi của tác giả đều nhằm định nghĩa những qui tắc này, chúng không được lý giải như luật bất di bất dịch nhưng được hiểu như những công cụ truyền cảm thông và nhằm thử nghiệm những qui tắc này trong việc lý giải thực tiễn.
Trong phạm vi này, có quyển “TÊN CỦA ĐÓA HỒNG”, với lối cấu trúc tuy phức tạp nhưng ăn khớp với nhau: với sự tinh tế trong việc làm sống lại lịch sử và các mưu đồ trí thức, tác phẩm đã hiển hiện kiến thức văn hóa của nhà văn.
Là một nhà văn kiêm nhà triệu chứng học, ông là một trong những người trí thức Ý tiếng tăm nhất, được đánh giá cao ở nước ngoài.
Những tư tưởng của ông, khởi thủy từ sự ca ngợi cái đẹp thời Trung Cổ, bao gồm nhiều đề tài rất khác biệt nhau, như những tác phẩm về nghệ thuật tiên phong: “Tác phẩm mở ngỏ ” (1962), và văn hóa quần chúng: “Siêu nhân của đám đông ” và “Khải huyền và Chính trực ”.
Ông từng là giáo sư giảng dạy tại các Đại học Mỹ, và từ năm 1971, được bầu làm Khoa trưởng khoa Triệu chứng học của Đại học Bologne.
Ông quan tâm đến các hiện tượng đương thời và viết rất nhiều bài xã luận. Tuy nhiên, những chủ đề đa dạng này được kết tụ trong tác phẩm của ông bằng cách đặt vấn đề chung mà ông minh họa trong những tác phẩm đầy tính chất lý thuyết nhất như: “Cấu trúc hư vô ” (1968), “Khái luận về Triệu chứng tổng quát ” (1975).
Ta có thể phân biệt hai tiền đề trong tư tưởng ông:
1. Sự cần thiết phải có một phương pháp phân tích tổng hợp, có thể giải thích mỗi hiện tượng văn hóa như một sự kiện truyền thông được những qui tắc hỗ trợ.
2. Sự tin tưởng rằng mỗi ý niệm triết học hay mỗi hiển thị văn hóa phải được nghiên cứu như một dấu hiệu của một môi trường lịch sử xác định, chính học thuyết Triệu chứng phải được đặt trong điều kiện này.
Tất cả hoạt động sôi nổi của tác giả đều nhằm định nghĩa những qui tắc này, chúng không được lý giải như luật bất di bất dịch nhưng được hiểu như những công cụ truyền cảm thông và nhằm thử nghiệm những qui tắc này trong việc lý giải thực tiễn.
Trong phạm vi này, có quyển “TÊN CỦA ĐÓA HỒNG”, với lối cấu trúc tuy phức tạp nhưng ăn khớp với nhau: với sự tinh tế trong việc làm sống lại lịch sử và các mưu đồ trí thức, tác phẩm đã hiển hiện kiến thức văn hóa của nhà văn.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook