Tay Chơi
-
Chương 33
Cho đến khi xe cấp cứu chạy đến, tiếng còi hụ rạch xé thinh không, Yến Vũ mới phát ra được một chút âm thanh, nhưng cũng chỉ là một chút. Anh kéo áo những người đó, khe khẽ nói, cầu xin các người. Ba nằm trên xe đẩy, ánh sáng trong bệnh viện mờ lu lu, tiếng bánh xe đẩy nghiến và tiếng giày y tá ma sát càng lúc càng lớn, hệt như nổ bùng bên tai, Yến Vũ mở choàng mắt, người nhễ nhại mồ hôi.
Bên ngoài phòng bệnh vừa có một bệnh nhân cấp cứu đẩy qua, bà cụ đã tỉnh giấc, đang ngồi trên giường hiếu kì ngóng ra ngoài. Yến Vũ dụi dụi đôi mắt nhức nhối, nhìn di động, đã qua sáng hôm sau, cả người anh đều thấy đau, do tư thế ngủ không tốt nên thấy rêm mình ngặt mẩy.
Bà cụ rất đỗi kinh ngạc vui mừng trước sự xuất hiện của Yến Vũ, vui đến mức khẩu thị tâm phi, nói mình có sao đâu, hàng xóm cần gì phải gọi điện cho Yến Vũ, mất công Yến Vũ chạy quãng đường quá xa về, công việc biết liệu tính sao, rồi lại lập tức chuyển qua quan tâm đến chuyện chừng nào Yến Vũ kết hôn, nhìn có vẻ gầy rạc đi rồi đấy, tinh thần bà cụ lên cao, còn bảo nằm viện chi cho phí, giờ là ra được rồi, xử con gà mái tơ trong nhà cho Yến Vũ bồi bổ thân thể.
Yến Vũ thấy bà cụ hào hứng quá đỗi, bèn cười đáp, “Con nhớ mấy con gà trong nhà nội lắm rồi đấy, nội mau chóng khỏe lại đi, mắc công con về rồi là lại hụt ăn.”
Bóp chân cho nội, rồi lại hầu chuyện cụ một hồi, bà cụ bảo, trước khi chết nhìn thấy cháu nội thì không còn gì nuối tiếc nữa. Yến Vũ vờ cụt hứng, nói nội bất công quá, khuôn mặt đẹp trai của anh bao nhiêu cô trong thành phố mê mệt, tại sao đến trước mặt cụ thì cụ toàn nghĩ đến cháu dâu, chả nghĩ đến cháu trai gì cả. Cũng may anh được hưởng ké hết gien trội của nội, cốt cách mỹ nhân, khôi ngô tuấn tú.
Dùng bao lời lẽ đường mật, dỗ dành bà cụ vui vẻ, cười không ngớt miệng. Hầu chuyện xong, Yến Vũ đi gặp bác sĩ tư vấn, bác sĩ lấy phim x-quang phân tích cho Yến Vũ nghe, rằng bà cụ xương cốt đã rệu yếu, may mà phát hiệp kịp thời, giờ cũng không có vấn đề gì, chỉ là sau này cần phải thận trọng để ý, không được ngã nữa.
Yến Vũ gật đầu ứng tiếng, vốn dĩ anh muốn đón bà cụ đi, hoặc dọn về quê sống cũng được. Bà cụ đã từng này tuổi rồi, bên cạnh không ai chăm nom thì tệ quá. Huống chi năm ấy sau khi xảy ra biến cố, Yến Vũ bị trầm cảm, không thể nói chuyện, càng không thể sống cùng với Trần Dung. Chính bà cụ lặn lội từ dưới quê lên, làm ma chay cho con trai, rồi đón cháu trai về sống cùng.
Người đàn bà sống dưới quê chẳng biết bao lăm mặt chữ, cũng chẳng biết bệnh của Yến Vũ thật chất là như thế nào, nhưng bà lặn lội tìm hiểu, hỏi han, mỗi ngày đổi cách thức giúp Yến Vũ ăn được nhiều hơn một chút, đưa Yến Vũ lần lần đến bệnh viện, điều trị, tái khám. Vì bệnh mà trắng đêm Yến Vũ không cách nào ngủ được, giờ nghĩ lại, anh chẳng có chút kí ức gì về khoảng thời gian đó, thậm chí là chẳng có bao nhiêu cảm xúc.
Anh hoàn toàn tê dại trước hết thảy mọi thứ, xám xịt, không nhìn thấy bất cứ màu sắc nào. Cho đến một lần, bà cụ cũng chẳng chịu nổi nữa, ôm anh khóc, bàn tay nhỏ bé khô ráp siết chặt cổ tay anh, lệ nóng lăn xuống bên tai anh, gò má, rồi cần cổ. Cảm giác ấy thật kì lạ, giống như bên cạnh có một cái gì đó rách toạc, tuốt tuột những âm thanh, màu sắc, giác quan, xuôi theo cái lỗ hổng ấy, tuôn trào lên người anh.
Theo dòng nước mắt ấm nóng, đến ánh mặt trời, thậm chí là hương hoa dìu dịu, dây thần kinh của Yến Vũ được kích thích.
Yến Vũ đưa tay lên ôm lấy cơ thể gầy guộc của bà nội, anh không hề biết là mình bị bệnh, khả năng nhận thức của anh về thế giới bên ngoài cực kì yếu ớt. Nhưng sau cùng anh đã tìm lại được cảm giác, anh chưa bao giờ cảm nhận được một cách chân thực đến vậy, rằng anh vẫn còn sống, Yến Vũ thở hổn hển, cảm xúc ứ nghẹn trong tim mấy tháng qua, cuối cùng tại khoảnh khắc đó, đã vỡ òa. Anh khóc rất khổ sở, gần như không thở nổi. Anh còn sống, nhưng ba anh, đã chết rồi.
Trần Thế Hoa tại nhà tang lễ đã thẳng thắn thừa nhận, có điều ba anh chết không phải vì bị dao đâm vào bụng, mà là do trong quá trình xô xát, không cẩn thận va trúng đầu, dẫn đến xuất huyết bên trong não. Oan ức như thế, hoang đường như thế. Một người sống sờ sờ, thế mà đã mất đi, mất thật đột ngột, đột ngột đến mức không thể nào định tội chú Trần. Chỉ vì kẻ ấy kịp thời báo cảnh sát, gọi xe cấp cứu, lại tham khảo thêm lời khai của Trần Dung, là ba anh ra tay trước, cầm dao trước.
Phán quyết đưa ra, phòng vệ chính đáng, không bị xử phạt.
Anh hận Trần Dung bao nhiêu, thì cũng hận bản thân mình bấy nhiêu. Anh hận bản thân bất lực, một người chính trực dịu dàng như ba anh, làm sao có thể giết người. Một mạng người đấy, làm sao có thể đến tận cùng, hung thủ chẳng phải gánh lấy một chút trách nhiệm nào. Anh không dám suy đoán sự thực bên trong, Trần Dung đến cùng sắm vai trò nào. Anh đã mất đi ba, anh cũng chẳng muốn mất thêm mẹ, nhưng anh lại chẳng thể nào tha thứ được, hối hận và thù hận dằn vặt hành hạ anh hết ngày này đến ngày khác.
Anh từng hỏi Trần Dung, anh nói, đó không phải là sự thật, ba chết oan có đúng không. Nhưng lần nào Trần Dung cũng ngước gương mặt trắng xanh, túm lấy Yến Vũ, giương mắt nhìn anh chòng chọc, the thé kêu lên, “Là ba con muốn giết người, ông ấy ra tay trước. Ba con không còn, nhưng mẹ vẫn còn đây, bất kể cảnh sát hỏi con thế nào, con không được nói gì hết.”
Yến Vũ có thể nói được gì chứ, căn bản là khi chuyện xảy ra, anh không có mặt, có thể nói được gì.
Mãi cho đến khi anh phát hiện ra cái hoa tai trong nhà mình. Anh có một suy đoán hoang đường, nhưng không đoan chắc lắm. Anh giao nó cho Trình Sở, bảo trước khi tẩy sạch, làm xét nghiệm máu đã. Kết quả đã có, quả nhiên là máu của ba anh. Trình Sở báo kết quả rồi, bèn hỏi anh, có tẩy nữa không. Yến Vũ im lặng bên điện thoại một lúc lâu, cuối cùng thấp giọng nói, “Không tẩy.”
Yến Vũ chầm chậm đi lên cầu thang bệnh viện, leo đến tầng cao nhất, đẩy cửa sắt ra, nắng xiên chói mắt anh, gió thổi lay cổ áo sơ mi, nắng trưa rất gay gắt, Yến Vũ đi men theo bóng râm ven mép tòa nhà, anh ngồi xuống một chỗ khuất bóng bám dày bụi bặm, tựa vào thành lầu, đôi chân đung đưa lơ lửng, châm cho mình điếu thuốc.
Nghiến điếu thuốc, anh nheo mắt vọng nhìn đình hồ, cỏ cây xanh biếc dưới lầu, di động bỗng reo lên, có người đòi nợ. Anh đã hứa hẹn, rằng thì mời người ta ăn khuya. Hôm nay Văn Diên trở về nhà, không thấy bóng dáng Yến Vũ đâu, đừng nói là ăn khuya, ăn sáng còn chẳng có nữa là, đám hoa cỏ thì ôi thôi, ủ rũ héo hắt, nhìn là biết lâu ngày không được chăm bón gì hết.
Yến Vũ trước hết xin lỗi, xong trần tình nỗi khổ. Nhà có người bệnh, anh vượt bao nhiêu dặm trường xa xôi chỉ để chăm sóc bà cụ, còn phần chừng nào về, bản thân anh cũng không biết. Văn Diên bên kia điện thoại lặng thinh một chốc, rồi lại hỏi anh đang ở đâu. Yến Vũ không rõ nguyên cớ, cho hay địa chỉ. Miệng thì trêu chọc, có nhẽ nào Văn Diên định vì một bữa khuya chẳng đáng mấy đồng, mà lại hao tốn thời gian tinh lực, không quản ngại xa xôi, ngàn dặm tầm người chăng?
Văn Diên ho một tiếng, chất giọng từ tính tuyệt đối khẽ rung bên tai Yến Vũ, đối phương nói anh đừng có ăn dưa bở, hỏi địa chỉ chẳng qua là tính gửi một số đồ tẩm bổ thôi, chả có ý gì khác đâu. Yến Vũ cười khẽ mấy tiếng, trái tim thoáng hụt hẫng, nhưng cũng chẳng đến nỗi nào. Chỉ tám nhảm với Văn Diên một hồi, cúp máy xong, tâm trạng lại khá khẩm hơn nhiều, quay về chỗ bà nội rồi, nụ cười vẫn còn đọng chưa tan.
Bộ dạng ngu ngốc ấy lọt vào mắt bà cụ, chẳng khác nào hở đuôi. Lúc anh lột quýt, bà cụ bèn bóng gió hỏi phải anh có bạn gái rồi không, mà không chịu nói ra. Yến Vũ nhướng mày, tách một múi quýt, đưa lên miệng bà cụ, lắc đầu phủ nhận.
Bà cụ ngậm múi quýt, tủm tỉm cười nói, “Còn chối à, cái mặt này, giống y chang cái hồi ông nội con trồng cây si bà, chẳng khác gì hết. Ông con còn tưởng đâu bà không nhận ra tâm tư của ổng, y như con vậy, chút tâm tư ấy, bà biết hết.”
Yến Vũ bị bóc trần tâm tư vẫn cứ lắc đầu phủ nhận, đến chiều, anh lấy xe đẩy, dìu bà nội ngồi xuống, anh đưa cụ ra ngoài dạo mát cho khuây khỏa. Đi lòng vòng quanh vườn hoa nhỏ trong bệnh viện, bà cụ thấy có người chơi mạt chược, không muốn có ai đứng xớ rớ bên cạnh nhìn. Yến Vũ bèn để cụ lại đó, anh lên cơn thèm thuốc rồi.
Yến Vũ nhìn trái ngó phải, định bụng tìm một chỗ yên tĩnh, thì một người lọt vào trong tầm mắt anh. Người ấy thân nhuốm bụi đường mỏi mệt, đứng ngược sáng, nhưng cười rạng rỡ hơn cả chiêu dương. Người ấy buông túi hành lý xuống, hướng về phía khuôn mặt ngỡ ngàng của Yến Vũ, nâng máy ảnh trong tay lên, nhẹ bấm shutter, lưu giữ lại khoảnh khắc ấy, thành vĩnh cửu.
Bên ngoài phòng bệnh vừa có một bệnh nhân cấp cứu đẩy qua, bà cụ đã tỉnh giấc, đang ngồi trên giường hiếu kì ngóng ra ngoài. Yến Vũ dụi dụi đôi mắt nhức nhối, nhìn di động, đã qua sáng hôm sau, cả người anh đều thấy đau, do tư thế ngủ không tốt nên thấy rêm mình ngặt mẩy.
Bà cụ rất đỗi kinh ngạc vui mừng trước sự xuất hiện của Yến Vũ, vui đến mức khẩu thị tâm phi, nói mình có sao đâu, hàng xóm cần gì phải gọi điện cho Yến Vũ, mất công Yến Vũ chạy quãng đường quá xa về, công việc biết liệu tính sao, rồi lại lập tức chuyển qua quan tâm đến chuyện chừng nào Yến Vũ kết hôn, nhìn có vẻ gầy rạc đi rồi đấy, tinh thần bà cụ lên cao, còn bảo nằm viện chi cho phí, giờ là ra được rồi, xử con gà mái tơ trong nhà cho Yến Vũ bồi bổ thân thể.
Yến Vũ thấy bà cụ hào hứng quá đỗi, bèn cười đáp, “Con nhớ mấy con gà trong nhà nội lắm rồi đấy, nội mau chóng khỏe lại đi, mắc công con về rồi là lại hụt ăn.”
Bóp chân cho nội, rồi lại hầu chuyện cụ một hồi, bà cụ bảo, trước khi chết nhìn thấy cháu nội thì không còn gì nuối tiếc nữa. Yến Vũ vờ cụt hứng, nói nội bất công quá, khuôn mặt đẹp trai của anh bao nhiêu cô trong thành phố mê mệt, tại sao đến trước mặt cụ thì cụ toàn nghĩ đến cháu dâu, chả nghĩ đến cháu trai gì cả. Cũng may anh được hưởng ké hết gien trội của nội, cốt cách mỹ nhân, khôi ngô tuấn tú.
Dùng bao lời lẽ đường mật, dỗ dành bà cụ vui vẻ, cười không ngớt miệng. Hầu chuyện xong, Yến Vũ đi gặp bác sĩ tư vấn, bác sĩ lấy phim x-quang phân tích cho Yến Vũ nghe, rằng bà cụ xương cốt đã rệu yếu, may mà phát hiệp kịp thời, giờ cũng không có vấn đề gì, chỉ là sau này cần phải thận trọng để ý, không được ngã nữa.
Yến Vũ gật đầu ứng tiếng, vốn dĩ anh muốn đón bà cụ đi, hoặc dọn về quê sống cũng được. Bà cụ đã từng này tuổi rồi, bên cạnh không ai chăm nom thì tệ quá. Huống chi năm ấy sau khi xảy ra biến cố, Yến Vũ bị trầm cảm, không thể nói chuyện, càng không thể sống cùng với Trần Dung. Chính bà cụ lặn lội từ dưới quê lên, làm ma chay cho con trai, rồi đón cháu trai về sống cùng.
Người đàn bà sống dưới quê chẳng biết bao lăm mặt chữ, cũng chẳng biết bệnh của Yến Vũ thật chất là như thế nào, nhưng bà lặn lội tìm hiểu, hỏi han, mỗi ngày đổi cách thức giúp Yến Vũ ăn được nhiều hơn một chút, đưa Yến Vũ lần lần đến bệnh viện, điều trị, tái khám. Vì bệnh mà trắng đêm Yến Vũ không cách nào ngủ được, giờ nghĩ lại, anh chẳng có chút kí ức gì về khoảng thời gian đó, thậm chí là chẳng có bao nhiêu cảm xúc.
Anh hoàn toàn tê dại trước hết thảy mọi thứ, xám xịt, không nhìn thấy bất cứ màu sắc nào. Cho đến một lần, bà cụ cũng chẳng chịu nổi nữa, ôm anh khóc, bàn tay nhỏ bé khô ráp siết chặt cổ tay anh, lệ nóng lăn xuống bên tai anh, gò má, rồi cần cổ. Cảm giác ấy thật kì lạ, giống như bên cạnh có một cái gì đó rách toạc, tuốt tuột những âm thanh, màu sắc, giác quan, xuôi theo cái lỗ hổng ấy, tuôn trào lên người anh.
Theo dòng nước mắt ấm nóng, đến ánh mặt trời, thậm chí là hương hoa dìu dịu, dây thần kinh của Yến Vũ được kích thích.
Yến Vũ đưa tay lên ôm lấy cơ thể gầy guộc của bà nội, anh không hề biết là mình bị bệnh, khả năng nhận thức của anh về thế giới bên ngoài cực kì yếu ớt. Nhưng sau cùng anh đã tìm lại được cảm giác, anh chưa bao giờ cảm nhận được một cách chân thực đến vậy, rằng anh vẫn còn sống, Yến Vũ thở hổn hển, cảm xúc ứ nghẹn trong tim mấy tháng qua, cuối cùng tại khoảnh khắc đó, đã vỡ òa. Anh khóc rất khổ sở, gần như không thở nổi. Anh còn sống, nhưng ba anh, đã chết rồi.
Trần Thế Hoa tại nhà tang lễ đã thẳng thắn thừa nhận, có điều ba anh chết không phải vì bị dao đâm vào bụng, mà là do trong quá trình xô xát, không cẩn thận va trúng đầu, dẫn đến xuất huyết bên trong não. Oan ức như thế, hoang đường như thế. Một người sống sờ sờ, thế mà đã mất đi, mất thật đột ngột, đột ngột đến mức không thể nào định tội chú Trần. Chỉ vì kẻ ấy kịp thời báo cảnh sát, gọi xe cấp cứu, lại tham khảo thêm lời khai của Trần Dung, là ba anh ra tay trước, cầm dao trước.
Phán quyết đưa ra, phòng vệ chính đáng, không bị xử phạt.
Anh hận Trần Dung bao nhiêu, thì cũng hận bản thân mình bấy nhiêu. Anh hận bản thân bất lực, một người chính trực dịu dàng như ba anh, làm sao có thể giết người. Một mạng người đấy, làm sao có thể đến tận cùng, hung thủ chẳng phải gánh lấy một chút trách nhiệm nào. Anh không dám suy đoán sự thực bên trong, Trần Dung đến cùng sắm vai trò nào. Anh đã mất đi ba, anh cũng chẳng muốn mất thêm mẹ, nhưng anh lại chẳng thể nào tha thứ được, hối hận và thù hận dằn vặt hành hạ anh hết ngày này đến ngày khác.
Anh từng hỏi Trần Dung, anh nói, đó không phải là sự thật, ba chết oan có đúng không. Nhưng lần nào Trần Dung cũng ngước gương mặt trắng xanh, túm lấy Yến Vũ, giương mắt nhìn anh chòng chọc, the thé kêu lên, “Là ba con muốn giết người, ông ấy ra tay trước. Ba con không còn, nhưng mẹ vẫn còn đây, bất kể cảnh sát hỏi con thế nào, con không được nói gì hết.”
Yến Vũ có thể nói được gì chứ, căn bản là khi chuyện xảy ra, anh không có mặt, có thể nói được gì.
Mãi cho đến khi anh phát hiện ra cái hoa tai trong nhà mình. Anh có một suy đoán hoang đường, nhưng không đoan chắc lắm. Anh giao nó cho Trình Sở, bảo trước khi tẩy sạch, làm xét nghiệm máu đã. Kết quả đã có, quả nhiên là máu của ba anh. Trình Sở báo kết quả rồi, bèn hỏi anh, có tẩy nữa không. Yến Vũ im lặng bên điện thoại một lúc lâu, cuối cùng thấp giọng nói, “Không tẩy.”
Yến Vũ chầm chậm đi lên cầu thang bệnh viện, leo đến tầng cao nhất, đẩy cửa sắt ra, nắng xiên chói mắt anh, gió thổi lay cổ áo sơ mi, nắng trưa rất gay gắt, Yến Vũ đi men theo bóng râm ven mép tòa nhà, anh ngồi xuống một chỗ khuất bóng bám dày bụi bặm, tựa vào thành lầu, đôi chân đung đưa lơ lửng, châm cho mình điếu thuốc.
Nghiến điếu thuốc, anh nheo mắt vọng nhìn đình hồ, cỏ cây xanh biếc dưới lầu, di động bỗng reo lên, có người đòi nợ. Anh đã hứa hẹn, rằng thì mời người ta ăn khuya. Hôm nay Văn Diên trở về nhà, không thấy bóng dáng Yến Vũ đâu, đừng nói là ăn khuya, ăn sáng còn chẳng có nữa là, đám hoa cỏ thì ôi thôi, ủ rũ héo hắt, nhìn là biết lâu ngày không được chăm bón gì hết.
Yến Vũ trước hết xin lỗi, xong trần tình nỗi khổ. Nhà có người bệnh, anh vượt bao nhiêu dặm trường xa xôi chỉ để chăm sóc bà cụ, còn phần chừng nào về, bản thân anh cũng không biết. Văn Diên bên kia điện thoại lặng thinh một chốc, rồi lại hỏi anh đang ở đâu. Yến Vũ không rõ nguyên cớ, cho hay địa chỉ. Miệng thì trêu chọc, có nhẽ nào Văn Diên định vì một bữa khuya chẳng đáng mấy đồng, mà lại hao tốn thời gian tinh lực, không quản ngại xa xôi, ngàn dặm tầm người chăng?
Văn Diên ho một tiếng, chất giọng từ tính tuyệt đối khẽ rung bên tai Yến Vũ, đối phương nói anh đừng có ăn dưa bở, hỏi địa chỉ chẳng qua là tính gửi một số đồ tẩm bổ thôi, chả có ý gì khác đâu. Yến Vũ cười khẽ mấy tiếng, trái tim thoáng hụt hẫng, nhưng cũng chẳng đến nỗi nào. Chỉ tám nhảm với Văn Diên một hồi, cúp máy xong, tâm trạng lại khá khẩm hơn nhiều, quay về chỗ bà nội rồi, nụ cười vẫn còn đọng chưa tan.
Bộ dạng ngu ngốc ấy lọt vào mắt bà cụ, chẳng khác nào hở đuôi. Lúc anh lột quýt, bà cụ bèn bóng gió hỏi phải anh có bạn gái rồi không, mà không chịu nói ra. Yến Vũ nhướng mày, tách một múi quýt, đưa lên miệng bà cụ, lắc đầu phủ nhận.
Bà cụ ngậm múi quýt, tủm tỉm cười nói, “Còn chối à, cái mặt này, giống y chang cái hồi ông nội con trồng cây si bà, chẳng khác gì hết. Ông con còn tưởng đâu bà không nhận ra tâm tư của ổng, y như con vậy, chút tâm tư ấy, bà biết hết.”
Yến Vũ bị bóc trần tâm tư vẫn cứ lắc đầu phủ nhận, đến chiều, anh lấy xe đẩy, dìu bà nội ngồi xuống, anh đưa cụ ra ngoài dạo mát cho khuây khỏa. Đi lòng vòng quanh vườn hoa nhỏ trong bệnh viện, bà cụ thấy có người chơi mạt chược, không muốn có ai đứng xớ rớ bên cạnh nhìn. Yến Vũ bèn để cụ lại đó, anh lên cơn thèm thuốc rồi.
Yến Vũ nhìn trái ngó phải, định bụng tìm một chỗ yên tĩnh, thì một người lọt vào trong tầm mắt anh. Người ấy thân nhuốm bụi đường mỏi mệt, đứng ngược sáng, nhưng cười rạng rỡ hơn cả chiêu dương. Người ấy buông túi hành lý xuống, hướng về phía khuôn mặt ngỡ ngàng của Yến Vũ, nâng máy ảnh trong tay lên, nhẹ bấm shutter, lưu giữ lại khoảnh khắc ấy, thành vĩnh cửu.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook