Tào Tháo Thiên Bá
-
Chương 7
Sau khi đánh thắng Công Tôn Toản, lấy gọn Ký châu, Viên Thiệu sực nhớ mình là minh chủ đánh đổ Đổng Trác. Viên Thiệu liền sai người tâm phúc đến xem xét tình hình ở chỗ Tư đồ Vương Doãn, mới biết Vương Doãn không hề chống đối Đổng Trác, ngược lại đã trở thành tay chân đắc lực của Đổng Trác nữa.
Năm Sơ Bình thứ hai (năm 191 công nguyên), Trác nhận chức Thái sư. Địa vị hơn hẳn mọi người. Từ đó, những phẩm phục của Đổng Trác cũng mang mầu sắc các phẩm phục của Hoàng đế thường dùng, đều có mầu vàng. Lên xe, xuống ngựa cũng có nghi lễ như đối với Hoàng đế. Và không phải ngày nào Đổng Trác cũng thượng triều. Bởi vậy, các đại thần khi có việc, phải đến phủ Thái sư xin ý kiến. Dần dà phủ Thái sư nghiễm nhiên trở thành như Triều đình vậy.
Khi thấy Đổng Trác, công khanh, đại thần đều phải đứng bên xe vái chào. Đổng Trác chỉ gật đầu nhẹ, không cần đáp lễ.
Đổng Trác thấy các Thái thú, Thứ sư ở vùng Quan Đông, người nọ tranh giành địa bàn của người kia, coi như không có chuyện gì, vẫn chuyên tâm vào việc xây dựng Trường An. Trác nói:
- Nếu việc lớn thành công, ta có cả thiên hạ. Nếu việc lớn không thành, ta cũng ở đây, đố kẻ nào dám đến!
hối hận, đã nghe lời thượng thư Chu Sắt, Hiệu uý thành môn Ngũ Quỳnh, không dùng người của mình, mà bổ nhiệm các danh sĩ thiên hạ, những là Viên Thiệu, Viên Thuật, Hàn Phức, Lưu Đại, người là Thái thú, người là Thứ sử, để rồi lấy oán báo ân, ai ai cũng đòi đánh đổ Đổng Trác. Đổng Trác thề sẽ không dại dột nữa, từ nay sẽ đề bạt nhiều người của mình.
Thế rồi Đổng Trác bổ nhiệm Đổng Tự là em làm Tả tướng quân; cháu là Đổng Hoàng làm Hiệu uý Trung quân. Hai người này cùng con rể của Đổng Trác là Ngưu Phụ, con nuôi là Lã Bố và Lý Thôi, Quách Dĩ, Trương Tế đều được cầm quân, rất được tín nhiệm.
Ngoài ra, những người trong gia đình họ Đổng, ai có thể phong hầu thì đều được phong hầu. Ngay đến đứa bé cô em gái vừa sinh ra cũng được phong hầu. Đứa cháu gái còn để bím tóc cũng được phong là Vị Dương quân.
Đổng Trác coi những người ở các châu, quận có hành động chống đối không là gì cả. Đổng Trác từng nói: chỉ có anh chàng Tôn Kiên là ghê gớm, không ai được coi thường hắn. Bây giờ Tôn Kiên đã chết, chẳng còn gì đáng ngại nên Đổng Trác có thể kê cao gối mà ngủ yên.
Đổng Trác thường đến My Ổ cách Trường An hai mươi nhăm dặm. Mỗi lần xa Trường An đều uỷ thác công việc Triều đình cho Vương Doãn, đủ thấy Đổng Trác tin tưởng Vương Doãn đến mức nào!
Mỗi lần Đổng Trác đi hoặc về, các công khanh, đại thần đều phải ra ngoài thành đưa tiễn hoặc đón tiếp. Và Đổng Trác, theo tục lệ của người Hồ, người Khương, căng lều, bạt, bày tiệc rượu ở ngoài thành chiêu đãi mọi người. Ai nấy ăn uống, vui vẻ hàng nửa ngày.
Một lần, khi mọi người đang ăn uống trong lều thì lính dẫn mấy tên tù binh từ phương bắc đến. Đổng Trác lệnh cho đưa tù binh chuốc rượu các công khanh, đại thần. Chuốc rượu như thế nào? Đổng Trác cho trói từng đứa lại rồi đứa thì bị chặt một tay, đứa thì bị chặt một chân, kẻ thì bị xẻo mũi, móc mắt hoặc cắt tai, cắt lưỡi, tất cả đem nướng chín... tiếng kêu thảm thiết, máu me đầm đìa. Các quân văn, võ run cầm cập, người rơi đũa, người rơi thức nhắm, còn Đổng Trác vẫn thản nhiên mời rượu.
Một lần khác, Đổng Trác bày tiệc đang cùng các công khách yến ẩm. Tư đồ Vương Doãn, Thượng thư Dương Toản, Vệ uý Trương Ôn, Hiệu uý Tư Lệ Hoàng Uyển, Thượng thư Bộc xạ sĩ Tôn Thuỵ, Thượng thư lang Thái Ung, Kỵ đô Hiệu uý Lý Túc đều có mặt. Lúc này, Đổng Trác đang bực với Vệ uý Trương Ôn, coi Ôn như một cái gai. Trong lúc mọi người nâng chén chúc mừng sức khoẻ Thái sư Đổng Trác, thì thấy Lã bố bước vào nói nhỏ với Đổng Trác câu gì đó. Các đại thần bắt đầu lo lắng, chưa biết lại có tai hoạ gì đây.
Nghe Lã Bố nói xong, Đổng Trác mỉm cười:
- Lại có chuyện như thế kia à?
Sau đó, nét mặt sa sầm, Đổng Trác ra lệnh kéo Trương Ôn ra ngoài. Văn bõ bá quan sợ xanh cả mặt, không hiểu chuyện gì.
Lát sau, bọn thủ hạ đưa lên một món thức nhắm: đó là một chiếc mâm lớn màu đỏ, trên mâm là cái đầu của Trương Ôn, Đổng Trác rót đầy chén rượu rồi cười nói:
- Các vị không việc gì phải lo sợương Ôn cấu kết với Viên Thuật. Thư của Viên Thuật rơi vào tay của Phụng Tiên, vì thế hắn phải chết. Các vị đều vô can, vậy xin mời uống tiếp!
Các công khanh, đại thần đều yên lặng. Ai nấy cảm thấy bàng hoàng.
Tiệc tan, mọi người lo lắng ra về. Tư đồ Vương Doãn về đến nhà, cứ mỗi lần nhắm mắt, lại nhìn thấy cái mâm, trên là cái đầu của Trương Ôn. Ông nghĩ cần phải nhanh chóng tìm ra một cách gì đó, nếu không, các đại thần trong triều dần dần sẽ bị giết sạch.
Tư đồ Vương Doãn, Hiệu uý Tư Lệ Hoàng Uyển, Bộc xạ sĩ Tôn Thuỵ, Thượng thư Dương Toản, bàn cách giết Đổng Trác. Cái khó nhất trong kế hoạch không phải bản thân Đổng Trác mà là Hộ vệ Trung lang tướng Lã Bố, người luôn luôn ở bên cạnh Đổng Trác.
Lã Bố, người Ngũ Nguyên Lương Châu. Lã Bố là một kỵ sĩ tài ba, võ nghệ siêu quần, sức khoẻ hơn người. Lã Bố vóc dáng cao to, khôi ngô nhất trong đám binh sĩ. Khi Đổng Trác và Chấp kim ngô Đinh Nguyên kình địch với nhau ở Lạc Dương, do nhờ có Lã Bố thuộc đoàn quân Đinh Nguyên làm phản, nên Đổng Trác mới loại bỏ được Đinh Nguyên, nắm quyền khống chế kinh thành. Hành vi phản bội của Lã Bố vào thời điểm quan trọng nhất, khiến Đổng Trác càng thêm tín nhiệm.
Sau khi dời đô về Trường An, Đổng Trác ngày càng thêm tàn bạo. Nhưng Đổng Trác cũng đủ trí thông minh để hiểu rằng, các công khanh nhà Hán bị giết hại thể nào cũng tìm cách để báo thù. Để khỏi bị hành thích, Đổng Trác yêu cầu Lã Bố phải luôn ở cạnh. Hai người gắn bó như cha con.
Đổng Trác không ngờ rằng, người chủ mưu hãm hại mình là Tư đồ Vương Doãn, ngư̖ được Đổng Trác quí trọng nhất.
Năng lực hành chính của Vương Doãn rất mạnh. Trước và sau khi cung đình có biến, ông là quan Tư đồ. Về sau ông bị bãi chức. Khi Đổng Trác chuẩn bị dời đô về Trường An, do công trình có nhiều khó khăn, nên Đổng Trác bổ nhiệm Vương Doãn, gương mặt quen thuộc trong chính quyền Lạc Dương, làm chức Tư đồ, chủ trì kế hoạch dời đô. Vương Doãn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo ý Đổng Trác, khiến Đổng Trác càng thêm tín nhiệm.
Tính tình Đổng Trác càng ngày càng khô khan và thô bạo. Tính thẳng thắn, hào phóng thời trẻ không còn nữa, hơi một chút là nổi nóng, không kiềm chế được. Có một lần, hai người tranh luận về việc gì đó, Lã Bố không biết nhường nhịn, Đổng Trác đã ném cả chiếc kích vào người Lã Bố. May nhờ có sự nhanh nhẹn, Lã Bố đã tránh kịp. Sau này Đổng Trác thưởng vàng, bạc để an ủi Lã Bố. Lã Bố cũng tỏ ý lấy làm tiếc. Nhưng từ đấy, tình cảm giữa hai người đã bắt đầu rạn nứt.
Hơn nữa, ngày đêm Lã Bố phải canh giữ quanh phủ, nẩy sinh mối tư tình với một thị nữ xinh đẹp của Đổng Trác. Hai người quyến luyến và đam mê nhau. Họ thường gặp nhau trong những đêm trăng nơi vườn hoa. Nhưng cả hai rất sợ Đổng Trác. Nếu để con người tính khí thất thường đó biết chuyện thì sẽ ra sao? Lúc này Lã Bố cũng phải đề phòng. Lã Bố cảm thấy thù địch với Đổng Trác. Tình cảm đó ngày càng mạnh. Lã Bố suy nghĩ nhiều sinh ra mộng mị: Một buổi hai người đang ôm ấp nhau như đôi uyên ương, bỗng Đổng Trác phát hiện, cầm kích đâm Lã Bố. Để bảo vệ thị nữ, Lã Bố đã giao chiến với Đồng Trác... Lã Bố bừng tỉnh, biết mình nằm mơ. Nhưng cuộc giao chiến quyết liệt trong giấc mơ đã có một ấn tượng thật sâu sắc, càng ngày Lã Bố càng thấy căm ghét Đổng Trác.
Vươngà Lã Bố thân tình với nhau đến độ có chuyện chưa nói ra mà đã hiểu lòng nhau, có lần Lã Bố đã đem chuyện thù hận trong lòng ra nói với Vương Doãn.
Nghe xong, Vương Doãn nhíu mày than thở:
- Những ngày gần đây, tính tình Đổng Thái sư càng trở nên hung bạo. Chẳng khác gì trời mùa hạ, biến ảo khôn lường, chẳng biết rồi chuyện gì sẽ xẩy ra. Ai đáng giết đã giết, ai đáng loại đã loại. Phàm những việc gì không vừa ý, Đổng thái sư cấm bỏ qua. Tình trạng của ông thật là nguy hiểm!
Lã Bố nói như van xin:
- Tư đồ giúp cho, tôi phải làm gì bây giờ?
Vương Doãn suy nghĩ hồi lâu rồi mới ngập ngừng nói:
- Tôi nói ra xin tướng quân đừng trách...
Lã Bố nói:
- Tình tôi và Tư đồ như anh em, xưa nay có giấu nhau điều gì, sao Tư đồ còn phải nghi kỵ?
Vương Doãn nhìn trước, ngó sau rồi mới nói:
- Đừng trách tôi nói thẳng, trừ phi tướng quân cắt đứt quan hệ với cô thị nữ đó, bằng không, Đổng Trác sẽ trách tội. Ngay cả như vậy, chắc gì đã thoát. Thị nữ là người lắm điều chóng sẽ lộ chuyện này ra. Mà tướng quân thì không bao giờ muốn giết cô ta. Song dẫu có giết thì rồi sẽ nói với Đổng Trác ra sao? Đổng Trác quyết hỏi ra ngọn ra ngành. Bề nào cũng khó! Nhìn vào đâu cũng thấy khó. Cái gốc vẫn lản thân Đổng Trác. Nếu không có Đổng Trác, thì chẳng có gì là khó. Hơn nữa, tướng quân và cô thị nữ bây giờ là tình nhân, nhưng sau này có thể nên vợ nên chồng.
Lã Bố nói:
- Ý Tư đồ là nên loại bỏ?
Vương Doãn nói:
- Đấy là cách duy nhất. Ngoài cách đó ra, liệu còn có cách nào hay hơn không?
Lã Bố đấm mạnh xuống mặt bàn, nói luôn:
- Đổng Trác ép ta quá lắm! Đừng trách ta là kẻ vô tình. Ta giết tên giặc già Đổng Trác!
Vương Doãn liền ngăn lại, nói:
- Đây là việc hệ trọng phải suy nghĩ kỹ càng, không thể liều lĩnh. Chúng ta phải tìm ra một cách thích hợp!
Tới lúc này, Vương Doãn mới nói rõ kế hoạch đã cùng bàn với Tư Lệ Hiệu uý Hoàng Uyển, Bộc xạ sĩ Tôn Thuỵ, Thượng thư Dương Toản, yêu cầu Lã Bố tham gia làm nội ứng. Đương nhiên là Lã Bố hoàn toàn tán thành. Họ mật ước thời gian với nhau.
Trong thời tiết oi ả như thế này, Đổng Trác chỉ ở Trường An nhiều lắm là mươi ngày hoặc nửa tháng. Phần lớn thời gian là ở My Ổ. Lúc nào cũng có binh sĩ vũ trang, tầng tầng lớp lớp hộ vệ, không ai dám đến gần Đổng Trác. Vương Doãn và những người khác không còn kiểu nhử rắn ra khỏi lỗ. Từ lâu, Vương Doãn đã thừa biết Đổng Trác có dã tâm muốn cướp ngôi vua. Đổng Trác thường bàn với Hiến đế, để Hiến đế không ra khỏi giường, giả ốm. Sau đó tung tin ra ngoài nói Hán Hiến đế mệt mỏi, không đủ sức lo liệu triều chính, muốn nghỉ ngơi, nên cần gặp bá quan văn võ tại cung Vị ương để tuyên thánh chỉ quan trọng. Những tên tay chân tâm phúc của Đổng Trác gài từ lâu ở hậu cung, gần đây đã báo cho Đổng Trác biết, Hán Hiến đế ốm thật, có ý muốn nhường ngôi. Đổng Trác tin tưởng như vậy và cảm thấy sung sướng vô cùng.
Ngày Đinh Ty, tháng tư năm Sơ Bình thứ ba, bầu trời trong sáng và nóng. Đổng Trác nhận được chỉ lệnh của Hiến đế. Cho rằng Hiến đế chuẩn bị nhường ngôi cho mình, Đổng Trác bèn ăn mặc chỉnh tề, lên xe vào Triều. Đường từ My Ổ tới hoàng cung được giới nghiêm. Xe của Đổng Trác đi giữa một đội ngũ như đội ngũ của Hoàng đế. Bộ, kỵ binh phòng vệ hai bên. Lã Bố dẫn một đội quân tuần tra liên tục phía trước và sau. Quân cảnh vệ dày đặc.
Thực ra, trước lúc đội ngũ của Đổng Trác xuất phát, Vương Doãn đã bảo Bộc xạ sĩ Tôn Thụy viết chiếu thư của Hoàng đế trao cho Lã Bố. Lã Bố đã lệnh cho Kỵ đô uý Lý Túc, Tần Nghị, Trần Vệ dẫn một đội cảm tử, ăn mặc như quân Cảnh vệ, ẩn mình sau cửa cung, chuẩn bị hành thích.
Đổng Trác dương dương tự đắc, ngồi xe đi đến cửa cung, không hề đề phòng một hành động bất trắc nào. Lý Túc ẩn mình gần đấy, nhanh chóng xông ra, đâm một nhát bằng ngọn kích dài. Không ngờ, theo thói quen, bao giờ Đổng Trác cũng mặc áo giáp ở bên trong, nên kích đâm không thủng, chỉ bị thương ở bả vai.
Đổng Trác thất kinh, ngã sóng soài, miệng thét lớn:
- Lã Bố đâu
Lã Bố xông lên thét lớn:
- Phụng mệnh Hoàng đế, ta giết tên nghịch tặc!
Đổng Trác không ngờ Lã Bố làm như vậy, liền phẫn nộ, mắng nhiếc.
- Ta coi mày như con. Không ngờ mày làm phản. Đồ phản nghịch, mày phải chuốc lấy vạ lớn...
Mắng chưa hết câu, thiết mâu của Lã Bố đã đâm trúng cuống họng của Đổng Trác.
Đội cảm tử xông tới, chém đầu Đồng Trác.
Tin Đổng Trác bị giết lan truyền rất nhanh. Trong ngoài cung, mọi người đều hoan hô. Thành Trường An như trong ngày tết, đâu dâu cũng ca, hát, treo cờ, kết hoa. Mặt khác, Lã Bố thừa thắng giết luôn Đổng Tự là em Đổng Trác. Gia quyến và những người thân họ Đổng đều bị giết sạch.
Vương Doãn ra lệnh truy quét dư đảng của Đồng Trác. Các đoàn quân trong khu Tư Lệ xuất hiện trong nhiều trạng thái rất khẩn trương.
° ° °
Đoàn quân của Lã Bố làm phản và chính quyền của Đổng Trác bị lật đổ, khiến cho quân khu Tư Lệ, văn võ bá quan và binh lính trong thành Trường An, từ người dân Lạc Dương bị ép tới, đến dân chúng ở Trường An trước đây vui mừng khôn xiết. Tiếng hoan hô vng động một góc trời. Tấm thân phì nộn của Đổng Trác được ném ra đường để thị uy. Những binh sĩ canh xác chết, mổ bụng Đổng Trác, nhét vào đó những sợi bấc, mỡ trong bụng chảy ra là dầu để thắp đèn, thật là nhục nhã vô cùng.
Không còn Đổng Trác hay đè nén, ức hiếp, Hiến đế thấy nhẹ cả người. Nhà vua liền luận công khen thưởng. Vương Doãn được bổ nhiệm là Lục Thương thư sự, Lã Bố là Phấn vũ tướng quân, phong Ôn hầu. Bộc xạ sĩ Tôn Thụy cho rằng mình không có công nên không nhận phần thưởng. Vương Doãn và Lã Bố, một văn một võ, cùng quản lý triều chính, phò tá Hán Hiến đế. Họ truy xét những người thuộc phe nhóm Đổng Trác, kẻ bị giết, kẻ bị cầm tù.
Xuất phát từ tình cảm chịu ơn Đổng Trác đã giải cứu, lại được Đổng Trác quý mến nên Tá trung lang tướng Thái Ung đã đến vái lạy trước thi thể Đổng Trác. Vương Doãn biết chuyện đã mắng Thái Ung:
- Đổng Trác là nghịch tặc, không giết đi thì nhà Hán sẽ mất, ông là đại thần trong triều, là danh sĩ trong nước, lẽ ra phải bồi dưỡng điều đó. Nay ngược lại ý dân, vái lạy nghịch tặc, lẽ nào ông là đồng đảng với Đổng Trác?
Đương nhiên Thái Ung hiểu được đại nghĩa. Thái Ung nói với Vương Doãn.
- Tôi tuy bất tài, nhưng cũng biết được điều hơn lẽ thiệt. Đổng Trác lộng hành, đảo lộn triều chính, tội đáng chết. Tôi chỉ vì chút tình riêng mà vái lạy. Nếu thấy vậy là có tội tôi không dám chối, chỉ xin nới tay, tha cho lần này.
Vương Doãn giao Thái Ung cho Đình Uý xử lý. Thái uý Mã Nhật Thiện biết Thái Ung chuyến này dữ nhiều lành ít, bèn thay Thái Ung xin Vương Doãn, nói:
- Không nên xử Thái Ung tội chết. Ông ta có học vấn, lại đang viết lịch sử nhà Hán.
Vương Doãn lắc đầu nói:
- Trước đây Hán Vũ đế không giết Tư Mã Thiên để ông ta viết sách. Ông ta đã mượn cớ phỉ báng Triều đình. Ngày nay Hoàng thượng còn trẻ, nếu cứ để cho người này còn cơ hội múa bút, có lẽ hắn sẽ chửi hết chúng ta...
Mã Nhật Thiện đành thở dài. Sau này Thái Ung bị bức chết ở trong tù.
Điều đáng suy nghĩ nhất ở đây là chủ soái Ngưu Phụ đoàn quân Tây Lương của Đổng Trác trước đây đóng quân gần thành Trường An, tuy đã ngăn cản được sự tiến công của Lý Túc, nhưng lại sợ Lã Bố thừa thắng truy kích, bèn hạ lệnh rút quân về Lương Châu, giữa đường gặp binh biến, Ngưu Phụ đã chết trong đám loạn quân. Quân lính trực thuộc Đổng Trác trước đây do Lý Thôi, Quách Dĩ thống lĩnh đóng quân ở Lương Châu và biên giới khu Tư Lệ nên không gặp nạn. Hai người nhìn thấy các đoàn quân trong khu Tư Lệ đều ăn mừng, khi biết tin Đổng Trác bị giết, họ bắt đầu lo sợ. Hai người tỏ ý muốn đầu hàng Tư đồ Vương Doãn, người đang điều hành chính quyền mới, song Vương Doãn cương quyết không chịu tiếp nhận. Thậm chí Lý Thôi bàn với Quách Dĩ giải tán quân đội và chạy nhanh về Lương Châu.
Nhưng Tham mưu của quân đội là Giả Hủ kiên quyết phản đối, nói:
- Vương Doãn là kẻ không muốn nghe lời người khác, Lã Bố thiếu tự trọng lại vô mưu, chỉ tự đắc nhất thời, không thể tồn tại lâu dài. Hơn nữa, nho sĩ Thái Ung chỉ vì cú điếu Đổng Trác mà bị Vương Doãn bức tử trong ngục thì thực là điều phi nghĩa. Văn, võ bá quan trong triều tỏ ra không tín nhiệm chính quyền mới. Tôi cho rằng, khi tinh thần phản đối Đổng Trác trở lại bình thường, Vương Doãn và Lã Bố sẽ không còn ai ủng hộ. Ở Quan Đông, từng quân khu đang mải lo mở rộng thế lực của mình. Các đoàn quân khu Tư Lệ qui mô nhỏ, ý kiến lại phân tán. Vậy có vấn đề gì để các ngài phải lo ngại?
Lý Thôi, Quách Dĩ đều cho rằng Giả Hủ nói có lý, nên lại hỏi:
- Vậy theo ý kiến ngài, sau đây ta nên làm gì?
Giả Hủ nói:
- Nên làm như Đổng Trác trước đây, đưa quân đánh thẳng vào Trường An. Chỉ cần đánh bại Lã Bố là có thể phò Thiên tử nắm chính quyền. Chẳng may thất bại, lúc ấy hẵng giải tán, bỏ chạy, vẫn chưa muộn. Trong tình hình hiện nay có nhiều khả năng giành thắng lợi. Nếu không chớp lấy thời cơ, sau này có hối cũng không kịp.
Lý Thôi nghe lời Giả Hủ, hợp quân với Quách Dĩ đánh vào Trường An.
Lãnh tụ các đoàn quân khu Tư Lệ vừa bất mãn trước thái độ chuyên quyền của Vương Doãn, vừa lo ngại đoàn quân Tây Lương dũng mãnh, nên án binh bất động. Quân Tây Lương của Lý Thôi lại được các đoàn bạn của Trương Tế, Phàn Trù, Lý Mông từ Tây Lương kéo đến giúp. Tất cả có đến hơn chục vạn người, ngựa, thanh thế thật rầm rộ.
Lã Bố đơn độc cố thủ trong thành Trường An, vào đêm ngày thứ tám, binh lính hậu cần làm phản, dẫn quân của Lý Thôi
Lã Bố thấy vậy, nhanh chóng đưa số ít những người thân tín và quân lính trực thuộc rút chạy.
Vương Doãn kiên quyết giữ thành, nhưng sau này bị Lý Thôi sát hại.
Để báo thù cho Đổng Trác, quân Tây Lương làm náo động cả kinh thành, sát hại các quan văn, võ phản lại Đổng Trác. Các đoàn quân trong khu Tư Lệ đều thấy nguy khốn, nhưng ai giữ phận người nấy tự chuẩn bị chống quân Tây Lương, không có ai chịu vào Trường An phò vua, giúp nước.
Vương triều nhà Hán lại rơi vào tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ.
° ° °
Mặc dù trong thành Trường An náo loạn ầm trời, nhưng quân Quan Đông khởi nghĩa cần vương vẫn yên ắng lạ thường. Mọi người đã quên mất Hoàng đế. Ai cũng chỉ chăm lo mở rộng địa bàn.
Đúng vào dịp này, Tào Tháo nhận được một món quà rất lớn.
Khi anh em Trương Giác phát động đội quân Khăn vàng thì phái đông Thanh Châu là nơi hưởng ứng mạnh mẽ nhất. Khi anh em Trương Giác bị Hoàng Phủ Tung giết trong khu Tư Lệ, thì số mấy trăm vạn quân Khăn vàng ở Thanh Châu, tự phân tán thành số không, mai phục chờ thời cơ.
Ngược với quyền lực của Triều đình ngày càng suy yếu, thời cuộc ngày càng hỗn loạn, đội quân Khăn vàng ở Thanh Châu động trở lại, ngày càng mạnh, liên tục tác chiến với các quan huyện. Những người nông dân trên đồng ruộng gần như đi theo quân Khăn vàng hết, vì quan lại áp bức họ quá nặng nề. Thứ sử Thanh Châu Chu Tang Hồng, với thái độ cứng rắn, cho bao vây toàn bộ. Quân Khăn vàng định vượt sông đến hợp nhất với binh lính Hắc Sơn thuộc Ký Châu, họ đã đụng phải quân của Công Tôn Toản đóng ở miền bắc Ký Châu. Toản hạ lệnh cho quân đội triển khai chém giết, buộc quân Khăn vàng phải vượt biên chạy về Duyện Châu.
Quân Khăn vàng Thanh Châu có đến hàng trăm vạn người hùng hổ kéo vào Duyện Châu. Tướng giữ thành Trịnh Toại ra giao chiến. Quân Khăn vàng khí thế rất mạnh, chẳng mấy chốc quan quân thất bại, Trịnh Toại bị chém giết. Quân Khăn vàng thừa thắng tiến đánh Đông Bình. Thứ sử Duyện Châu Lưu Đại chuẩn bị ra giao chiến. Kể từ khi giết Thái thú Đông Quận Kiều Mạo, thu nhận số tàn quân của Mạo, Lưu Đại cảm thấy lực lượng đã khá mạnh, những định đem quân tiêu diệt quân Khăn vàng ở biên giới để Duyện Châu được bình yên. Nay quân Khăn vàng lại tự kéo đến, Lưu Đại quyết sẽ không tha.
Tế bắc tướng Bào Tín hay tin, can ngăn Lưu Đại nói:
- Quân Khăn vàng có hàng trăm vạn, Duyện Châu lòng dân phân tán, quân đội không muốn tác chiến, ta không thể trực diện đánh nhau với chúng. Nếu không sẽ bị thất bại. Theo tôi, quân Khăn vàng đông, tiếp tế lương thảo khó khăn, ta nên dùng chiến thuật cố thủ, chờ đợi thời cơ. Đến lúc mà quân Khăn vàng muốn tiến không được, muốn đánh không xong, thời gian kéo dài, lương thảo thiếu thốn, chẳng bao lâu sẽ tan tác như chim thú. Lúc bấy giờ, chọn lấy một đội tinh binh, đánh trúng chỗ hiểm. Có như vậy mới hòng tiêu diệt được bọn chúng.
Lưu Đại lại xem thường quân Khăn vàng. Trang bị của bọn chúng đơn giản. Chúng là quân lính nông dân ké huấn luyện, không thể địch nổi quân lính chính quy của Lưu Đại, Lưu Đại bỏ ngoài tai lời khuyên của Bào Tín, cho Bào Tín là người quá thận trọng. Lưu Đại dẫn quân giao chiến trực diện với quân Khăn vàng. Trong khi giao chiến với nhau, Lưu Đại mới thấy đấu chí của họ rất cao, khó lòng chống đỡ nổi. Hiểu được như vậy thì đã muộn. Quân Khăn vàng đánh thẳng vào trung quân của Lưu Đại. Lưu Đại thua chạy, quân lính tan tác. Trong cuộc loạn chiến, Lưu Đại bị thương ngã ngựa, cuối cùng bị giẫm đạp đến chết, thành một đống thịt bầy nhầy.
Lưu Đại chết. Khí thế quân Khăn vàng càng mạnh. Duyện Châu dễ dàng thất thủ.
Quân Khăn vàng tuy đông, nhưng lại thiếu lãnh tụ xuất sắc. Đánh thì thắng, song không biết cai quản thành, ấp như thế nào. Nghĩa quân phần lớn là những người chân thật, thắng trận rồi thì muốn quay về nhà làm ruộng. Bọn Trương Giác là những người giỏi chính trị, tài mưu lược, biết nhìn xa trông rộng. Còn bây giờ trong đám quân Khăn vàng không tìm thấy ai như vậy. Do đó, sau khi đã giết được tướng giữ thành, Thứ sử Duyện Châu, lẽ thường phải nghĩ cách thống trị, đằng này lại cứ tiếp tục tiến quân!
Quân Khăn vàng kéo đến đúng chỗ đóng quân của Tào Tháo và Đông Quận.
Thái thú Đông Quận Tào Tháo đang theo luyện binh mã ở Bộc Dương. Vừa nghe tin Thứ sử Duyện Châu Lưu Đại bị giết, Tào Tháo đã có ngay một kế hoạch. Tháo cho triệu tập một hội nghị quân sự khẩn cấp, mời các thủ lĩnh mấy quận, huyện vùng lân cận tới dự. Tào Tháo có một trợ thủ người Đông Quận tên là Trần Cung, tự Công Đài. Trần Cung là bộ tướng và là mưu sĩ của Tào Tháo. Trần Cung hiến kế cho Tào Tháo:
- Hiện nay Thứ sử Duyện Châu Lưu Đại đã ch, Triều đình còn chưa cử người đến thay thế, tôi sẽ liên lạc với những người nổi tiếng trong châu, cố gắng thuyết phục Thứ sử phủ bổ nhiệm ngài làm Châu mục. Có được địa bàn là có cơ sở để sau này giành thiên hạ.
Nghe lời Trần Cung, Tào Tháo vô cùng cảm kích. Trần Cung lên đường ngay.
Thứ sứ phủ Duyện Châu đang bàng hoàng về chuyện Lưu Đại chết, quân lính Khăn vàng đánh phá khắp nơi, nhân đó Trần cung nói khéo:
- Hiện nay trong cả nước có nhiều biến đổi. Duyện Châu chưa có người lãnh đạo, dễ bị thôn tính, chúng ta sẽ mất quyền thống trị trong châu, chi bằng cho mời Thái thú Đông quận Tào Tháo làm Châu mục. Có Tào Tháo lãnh đạo dễ dàng chống lại quân lính Khăn vàng, làm cho dân tình an cư, lạc nghiệp.
Tế bắc tướng Bào Tín, từ xưa vẫn xem trọng Tào Tháo, đặt nhiều kỳ vọng ở Tào Tháo. Bào Tín từng khuyên Tào Tháo lui về phía nam sông Hoàng Hà chờ đợi thời cơ. Bào Tín hoàn toàn tán thành ý kiến của Trần Cung và có lời động viên số quan lại có mặt. Bào Tín còn giúp Trần Cung có dịp tiếp xúc với số quan lại khác. Mọi người đang lo ngại về nạn quân Khăn vàng quấy nhiễu, bây giờ có người đứng ra duy trì thời cuộc, giữ an sinh mệnh tài sản quan chức thì còn gì vui hơn nữa! Thế là mọi người đồng ý để Tào Tháo thay Lưu Đại làm Thứ sử Duyện Châu.
Và với sự khích lệ của Bào Tín, các quan sứ trong châu qua sông Hoàng Hà, đến Đông Vũ Dương đón Tào Tháo về làm việc. Tào Tháo nhanh chóng chỉnh đốn đội quân phòng vệ châu, quận, chuẩn bị tiêu diệt tận gốc số quân Khăn vàng đầy khí thế.
Nhưng số quân Khăn vàng rất đông, sức chiến đấu rất mạnh, lại vừa thắng trận, nên khí thế hực. Tào Tháo ít quân, lực lượng mỏng. Làm sao có thể đánh lại đội quân Khăn vàng mạnh mẽ? Hai bên vừa giáp trận, Tào Tháo cảm thấy yếu thế, khó mà thắng nổi. Quả nhiên sau một hiệp đã thua, Tào Tháo quyết định thu quân quay về cố thủ.
Tuy là vừa đánh đã thua, nhưng Tào Tháo tỏ ra vẫn vững vàng. Tháo đánh giá quân Khăn vàng thấy họ có ít ngựa, sức cơ động thấp, tổ chức lỏng lẻo. Trước mắt, chúng cậy có quân đông, nên sinh kiêu ngạo, thiếu cảnh giác. Tào Tháo quyết định không hội chiến trực diện, mà dùng chiến thuật đánh từ nhiều phía, tiêu diệt khí thế của đối phương. Đối phương mất khí thế rồi sẽ bao vây diệt gọn.
Suy nghĩ hồi lâu, Tào Tháo quyết định xây dựng chiến trường ở thành Thọ Trương, nay là vùng tây nam huyện Đông Bình, tỉnh Sơn Đông. Thành Thọ Trương ở giữa sông Tể và sông Vấn, là một bình nguyên rộng lớn, thích hợp nhất cho kỵ binh xuất kích. Đánh bằng kỵ binh là sở trường của Tào Tháo. Tào Tháo đã mấy lần giữ chức Hiệu uý kỵ binh, là một kỵ sĩ tài ba.
Quân Khăn vàng tập kết ở vùng giữa Diêm Thành và Thọ Trương, rất gần với đại quân của Tào Tháo. Nhưng Tào Tháo vẫn muốn quan sát trận địa của đối phương. Tháo quyết định cùng Bào Tín dẫn một đội quân kỵ binh và bộ binh hỗn hợp, hơn ngàn người ra mặt trận quan sát địa hình. Dẫn một ngàn quân đến trước mấy chục vạn quân để thu thập tin tức, quả là một sự mạnh dạn quá đáng.
Tào Tháo là người có đầu óc tinh tế, giỏi về kế sách, hành động dũng cảm, thích đến những nơi gần quân địch nhất. Do vậy, nhà thơ Tô Đông Pha đời sau, ca ngợi Tào Tháo là nhà quân sự dùng binh giỏi nhất trong lịch sử Trung Quốc. Trong suốt cuộc đời chiến đấu, Tào Tháo luôn xuất hiện trong những tình huống cực kỳ nguy hiểm, phần lớn là do Tào Tháo quá bạo
Tào Tháo cảm thấy thoả mãn khi đã vạch kế hoạch chu đáo cho chiến dịch thành Thọ Trương. Bởi vậy trước cuộc hội chiến, trong lúc dẫn Bào Tín ra quan sát ở tiền phương, Tào Tháo đã hết lời giảng giải cho Bào Tín nghe về mưu lược tác chiến của mình. Cũng có thể vì quá phấn kích nên lính kỵ binh của Tào Tháo và Bào Tín đã bỏ rơi số lính bộ binh một khoảng cách rất xa, vừa vặn đến bờ sông Vấn Thuỷ. Bỗng trước mặt xuất hiện một toán lính địch khoảng trên một ngàn tên. Tào Tháo đành phải cùng với hơn một trăm kỵ binh của mình ứng chiến. Nhưng bờ sông gồ ghề, kỵ binh không thể xung phong, số bộ binh lại chưa đến kịp, quân số cực kỳ chênh lệch, có khả năng sẽ bị tiêu diệt toàn bộ.
Trong cảnh nguy khốn đó, Bào Tín cho một số nhỏ kỵ sĩ khoẻ mạnh, dũng cảm mở đường máu đưa Tào Tháo ra ngoài, còn mình và số kỵ binh còn lại quyết một trận sống, mái. Tào Tháo phản đối hết mực, nhưng thái độ của Bào Tín rất cương quyết. Quân đội không thể thiếu người chỉ huy. Nhìn vào toàn cục, buộc Tháo phải thừa cơ phá vây ra ngoài. Binh lính ở lại đã chết, Bào Tín cũng chiến đấu tới hơi thở cuối cùng. Năm đó Tín mới có bốn mươi mốt tuổi.
Bào Tín là một nhà hào phú, gia thế tiếng tăm. Trong đoàn quân Quan Đông ít người có tấm lòng như vậy. Vào năm đó, lúc Tào Tháo còn thân cô thể mỏng, Bào Tín đã động viên, nói: - Người thiếu mưu trí thì khó lòng thoát hiểm. Có thể hôm nay rất mạnh, nhưng rồi một ngày nào đấy sẽ thất bại. Người có thể diệt ác phục thiện sau này chính là tướng quân. Hôm nay ngài là tướng quân, mai kia sẽ là người giữ trọng trách lớn!
Người bạn tâm tình ấy, vì sự mạo hiểm thiếu chu đáo của mình, đã chết. Tào Tháo nghĩ lại và rất đau lòng. Tào Tháo cho người tìm kiếm thi thể của Bào Tín mà không được đành nhờ người khắc một tượng gỗư hình Bào Tín, đem sơn son, cúng tế và chôn cất chu đáo. Khi cúng tế, Tào Tháo khóc lóc rất thương tâm, ai ai cũng cảm động đến rơi lệ. Và từ đó, người người càng thêm gắn bó với Tào Tháo.
Để trả thù cho Bào Tín, Tào Tháo quyết phải đánh thắng trận này mới thôi. Tào Tháo tập kết tất cả thanh niên ở Duyện Châu, huấn luyện một thời gian ngắn và cho ra chiến đấu luôn, để tăng thêm kinh nghiệm cho số thanh niên này. Suốt ngày Tào Tháo mình mặc giáp sắt ra tận nơi chỉ huy chiến đấu. Vì thế, quân lính đều hăng hái. Nguồn bổ sung tân binh tăng thêm rất nhiều. Thêm vào đó, còn có các binh lính của Lưu Đại, Bào Tín để lại, khiến cho lực lượng chiến đấu của Tào Tháo ngày càng mạnh hơn.
Ngược lại, quân Khăn vàng tổ chức lỏng lẻo, thiếu hiểu biết về quân sự, nên không thể chống đỡ được những trận đánh rất mạnh của Tào Tháo. Sĩ khí quân Khăn vàng ngày càng giảm sút. Liên tiếp hơn mười trận hội chiến lớn nhỏ vừa qua đã làm cho quân Khăn vàng thở không ra hơi nữa. Tào Tháo cho huy động toàn bộ quân sĩ ra xuất kích, giành thế chủ động, thay nhau tác chiến. Quân của Tào Tháo cơ động nhanh, sĩ khí mạnh mẽ. Trong mấy cuộc hội chiến lớn, Tào Tháo đều giành thắng lợi, khiến cho ý chí chiến đấu của hơn mười vạn quân Khăn vàng gần như tiêu tan hết.
Tào Tháo vốn là người đồng tình với những cuộc nổi dậy của nhân dân. Nếu không vì Bào Tín thì Tào Tháo đã không trừng trị quân Khăn vàng đến nông nỗi này. Đến khi quân Khăn vàng sức đã cùng, lực đã kiệt thì những tình cảm thù hận trong lòng Tào Tháo cũng dần dần nguội lạnh.
Nhân dân khởi nghĩa là vấn đề chính trị, không nên giải quyết bằng vũ lực quân sự. Tào Tháo hiểu sâu sắc điều đó. Chém giết sẽ chỉ yên ắng được một thời. Hễ lơi ra, là phản loạn lại ầm ầm nổi dậy. Vấn đề chính trị phải giải quyết bằng ương pháp chính trị mới có kết quả. Nên khi thế lực của quân Khăn vàng bắt đầu suy yếu, Tào Tháo đã kịp thời an ủi, vỗ về họ.
Thậm chí Tào Tháo công khai nói với các tướng lĩnh quân lính vũ trang rằng:
- Nhiệm vụ lần này có hoàn thành tốt đẹp hay không còn tuỳ thuộc vào điều hiểu biết sau đây: an ủi và vỗ về họ, quan trọng hơn nhiều so với việc truy quét họ.
Tào Tháo thông báo để các lãnh tụ quân Khăn vàng biết điều kiện để hai bên đàm phán tranh thủ đình chiến. Nhưng không phải Tào Tháo chỉ nghĩ đến việc hoà đàm với kẻ thù. Tháo lợi dụng thời gian đình chiến điều động quân đội, bố trí lại những chiến tuyến. Tào Tháo cho tập kết không ít những quân đội tinh nhuệ, xây dựng vô số những phòng tuyến tác chiến.
Không lâu, đàm phán bị vỡ. Lập tức Tào Tháo đã mở rộng hoạt động. Song Tào Tháo hết sức tránh việc chém giết. Bằng sách lược "đuổivịt", tìm cách dồn quân Khăn
vàng vào những cái hố rộng đã đào sẵn, rồi vây lại.
Mùa đông rét buốt đã đến, bộ đội chủ lực của quân Khăn vàng bị vây hãm ở Tế Bắc, dưới tác động liên tục của Tào Tháo, đã hạ vũ khí xin hàng vô điều kiện. Tào Tháo rất vui mừng, tuyên bố bỏ qua quá khứ, người già yếu không còn sức chiến đấu thì cho về quê cày ruộng. Còn hơn ba mươi vạn người khác thì sắp xếp lại, tăng cường huấn luyện, biên chế thành "quân Thanh Châu", chỉ đạo họ lập những đồn điền khai khẩn.
Cứ như thế, không những vấn đề quân Khăn vàng được giải quyết, đồng thời tược rất nhiều sản phẩm nông nghiệp, đóng góp rất lớn vào xây dựng lại nền kinh tế nông thôn đã bị phá sản cuối đời Hán. Nhưng diều quan trọng nhất là, nhờ có quân lính của Bào Tín, Lưu Đại hợp vào, lần đầu tiên Tào Tháo có được một đoàn quân tinh nhuệ nhất trong thiên hạ.
Dẹp yên bọn quân Khăn vàng ở Thanh Châu, khiến sự nghiệp của Tào Tháo có bước tiến rất dài. Dân chúng cũng như toàn bộ quan lại các quận, huyện đều tín nhiệm Tào Tháo. Về thực chất, Tào Tháo đã khống chế được toàn bộ các đoàn quân ở Duyện Châu. Danh tiếng của Tào Tháo được nâng cao. Tháo trở thành một người cạnh tranh có thực lực. Viên Thiệu nhân đó, tiến cử Tào Tháo làm Châu mục Duyện Châu, giúp Tháo trở thành một tay quân phiệt lớn trong vùng.
Mất nửa năm trời mới tiêu diệt được quân Khăn vàng ở Thanh Châu, vậy chức Thứ sử Duyện Châu của Tào Tháo đã ổn định chưa? Thật không ngờ, một phe phái khác ở Trường An đã cử một viên chức tên là Kim Thượng đến làm Thứ sử Duyện Châu. Song Tào Tháo có đồng ý không? Tào Tháo vất vả lắm mới có được Duyện Châu, chẳng nhẽ lại nhường cho người khác dễ như vậy sao? Ngay như Viên Thiệu cũng không muốn Tào Tháo rời bỏ địa bàn đó. Nên khi nghe Kim Thượng dẫn một đoàn người ngựa đến Duyện Châu, Tào Tháo cho quân mai phục ở biên giới, khi thấy Kim Thượng liền chặn đánh. Kim Thượng bị một đòn bất ngờ, hoang mang chạy thẳng đến chỗ Viên thuật, kẻ đối đầu với Viên Thiệu.
° ° °
Đổng Trác chết rồi, thời gian Vương Doãn nắm quyền thì sự đối lập giữa người Quan Đông và bộ máy chính quyền Trường An không còn nữa. Trên thực tế, lãnh tụ các đoàn quân Quan Đông đã quên mất sự tồn của chính quyền. Ngược lại, để bành trướng thế lực, họ xung đột kịch liệt với nhau. Anh em họ Viên đã biến tình thân thành thù địch, họ đối xử với nhau một cách hung hãn hơn bất kỳ ai hết. Viên Thiệu liên kết với lãnh tụ các đoàn quân của bốn châu Ký, Thanh, Duyện, Tinh và đồng minh quân sự với Thứ sử Kinh Châu Lưu Biểu, tất nhiên Châu mục Duyện Châu Tào Tháo là chỗ thân tình của quân Viên Thiệu. Về phía Viên Thuật có: Công Tôn Toản ở phía bắc; Đan Kinh, Lưu Bị là bạn đồng minh với quân của Toản: Thứ sử Từ Châu Đào Khiêm; Thái thú Bắc hải cũng nghiêng về Viên Thuật. Ngoài ra, số binh lính Tôn Kiên để lại, lùi về giữa Giang Đông khi Tôn Sách tuổi còn rất nhỏ. Số này tuy lệ thuộc tập đoàn Viên Thuật, nhưng sẽ không tham gia vào cuộc chống đối trực diện.
Trong thời gian Viên Thiệu và Công Tôn Toản xung đột ở miền bắc, Viên Thuật hiệp đồng với các cánh quân bạn xâm nhập vào biên giới phía nam của Viên Thiệu để hạn chế binh lực của Viên Thiệu. Lưu Bị, Đan Kinh, Đào Khiêm đến đóng quân ở Cao Đường, Bình Nguyên... gây không ít khó khăn cho Viên Thiệu. Là bạn đồng minh, Tào Tháo tự nhiên vất vả lây vì Viên Thiệu. Tào Tháo xuất binh từ Duyện Châu đánh tan liên quân của Lưu Bị, Đào Khiêm tại tây nam Thanh Châu.
Thái thú Nam Dương Viên Thuật biết Tào Tháo là người của Viên Thiệu. Thuật nghĩ: Hiện nay Tào Tháo và Viên Thiệu đã chiếm Duyện Châu, nếu không tìm cách cản trở để Viên Thiệu bành trướng về phía đó, dồn Ký Châu, Duyện Châu, Thanh Châu về một mối thì thật là điều vô cùng bất lợi. Vì thế, Viên Thuật hẹn với Công.Tôn Toản ở miền bắc tiến công Viên Thiệu, còn mình.thì dẫn quân lên bắc tiến công Tào Tháo.
Sau khi đuổi được Kim Thượng, giữ nguyên địa vị của mình ở Duyện Châu, Tào Tháo lo sợ bị Trường An hỏi tội. Trước mắt, lại bị Viên Thuật tiến công, Tào Tháo cảm thấy quá cô đơn. Chức Thứ sử thì chưa được Triều đình công nhận. Đang lúc khó khăn như vậy, Mao Giới người Bình Háo nói với Tào Tháo:
- Ngày nay thiên hạ chia cắt, anh hùng cát cứ. Viên Thiệu và Lưu Biểu tuy có đại quân, nhưng thiếu mưu sâu, nhìn xa trông rộng, chưa có một chút cống hiến nào cho đất nước. Triều đình không có tiền để xây dựng, trăm họ không có tài sản để sinh sống, chính quyền, thể chế như vậy, không thể tồn tại lâu dài. Những người khởi binh vì đại nghĩa sẽ thắng. Những người có địa vị quan chức chính thức mới có đủ tài nguyên. Sách lược của minh công từ nay về sau là phụng mệnh Thiên tử, sai khiến đại thần, cày cấy, chăn nuôi, tích luỹ lương thực. Như vậy, nghiệp bá vương mới thành.
Lúc đó Tào Tháo cũng mong muốn, một ngày nào đấy, mình sẽ là bá chủ như Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công. Nghe Mao Giới nói như vậy, Tháo cảm thấy có nhiều hy vọng. Nhưng làm thế nào là coi trọng nghề nông, phát triển nghề tơ tằm thì chưa biết! Sau này sẽ bàn tới. Đây là một sách lược rất có giá trị, Tào Tháo đã ghi nhớ. Còn việc tôn thờ Thiên tử là việc cấp bách, bằng bất kỳ giá nào cũng phải làm. Tào Tháo định cử ngay sứ giả về Trường An xin triều cống.
Nhưng muốn đến Trường An không phải dễ. Đúng như Mao Giới nói: "Thiên hạ chia cắt" từng người trấn giữ từng vùng, chẳng ai nhường ai, vậy thì việc thông thương, đi lại tránh sao không có trở ngại? Muốn đến Trường An trước tiên phải qua Hà Nội. Tào Tháo đành cho sứ giả đến Thái thú Hà Nội Trương Dương mượn đường. Trương Dương lắc đầu không thuận. May sao có người ở Định Đào là Đổng Chiêu nói giúp:
- Tuy Tào Tháo cùng cánh với Viên Thiệu, đó là hiện tượng tạm thời. Trước mắt thế của Tào Tháo chưa mạnh nhưng Tào Tháo là anh hùng trong thiên hạ, nên kết giao. Lúc này Tào Tháo đang cần ngài giúp đỡ, ngài nên nhân cơ hội này tiến cử Tào Tháo với Triều đình. Nếu công việc trót lọt, sau này ngài sẽ rất có
Trương Dương nghe nói đã xuôi tài, bèn tiến cử Tào Tháo. Đổng Chiêu viết thư gửi Lý Thôi, Quách Dĩ, đề nghị họ tiếp sứ giả của Tào Tháo.
Lý Thôi, Quách Dĩ nhận được thư của Trương Dương, Đổng Chiêu, nhưng lại sợ Tào Tháo còn có âm mưu gì với Hiến đế, bèn cho giữ sứ giả của Tào Tháo. Hoàng môn Thị lang Chung Diêu người Dĩnh Châu nói với Lý Thôi, Quách Dĩ:
- Hiện nay các quan chức châu, quận, không tuân lệnh Triều đình, không được như họ Tào ở Duyện Châu trung thành với vương cung, cho sứ giả đến triều cống, cần phải tiếp đãi tử tế, từ đó động viên kẻ khác, không được khó, dễ với sứ giả của Tào Tháo, khiến thiên hạ phải thất vọng!
Lúc này, Lý Thôi, Quách Dĩ mới nhận lễ vật, ưu đãi sứ giả của Tào Tháo. Địa vị Thứ sử của Tào Tháo coi như được Triều đình công nhận.
Sau khi cho sứ giả của Tào Tháo ra về, đần dần Lý Thôi, Quách Dĩ mới hiểu được lời Chung Diêu là đúng đắn. Hai người hiểu: muốn củng cố chính quyền, cần phải liên hệ với các quan chức ở Quan Đông. Trước đây họ rất bực, vì nghe tin Châu mục Từ Châu Đào Khiêm liên kết với Chu Tuấn để phản đối hai người, nhưng bây giờ họ phải nghĩ cách vỗ về Chu Tuấn như đã vỗ về Tào Tháo.
Trước đây Chu Tuấn và Đào Khiêm từng đã dấy binh chống Đổng Trác. Đổng Trác sai Lý Thôi, Quách Dĩ đánh Chu Tuấn một trận tơi bời. Hiện nay Đào Khiêm liên kết với các tướng lĩnh quanh vùng, bầu Chu Tuấn làm Thái sư, ra thông cáo hiệu triệu Châu mục các nơi khởi binh đánh Lý Thôi, Quách Dĩ, để đón rước Thiên tử. Lý Thôi, Quách Dĩ nghe kế của mưu sĩ Giả Hủ, cho sứ giả mời Chu Tuấn về triều nhận chức Thái phó.
Chu Tuấn tiếp đón sứ giả của Lý Thôi, Quách Dĩ, mới biết Lý Thôi, Quách Dĩ đã tiến cử mình với Hiến đế, phong cho một chức quan to. Trong khi đó Đào Khiêm và những người khác đã tôn Chu Tuấn làm Thái sư, dẫn quân đánh Lý Thôi, Quách Dĩ. Chức "Thái sư" cao sang thật, nhưng vẫn không phải là chức quan do Triều đình bổ nhiệm, đương nhiên chỉ là giả hiệu. Chu Tuấn cảm động với chức vụ mà Triều đình ban tặng, liền quyết định từ chối Đào Khiêm, và nói:
- Nay nhà vua triệu kiến thần, bổ nhiệm làm việc, phải nhanh chóng nhận chỉ, mới là người đại nghĩa.
Đào Khiêm không vui, liền trách:
- Thái sư đã thay đổi, không muốn chống lại bọn Lý Thôi, Quách Dĩ, Phàn Trù phản nghịch, vui lòng cộng tác với chúng hay sao?
Chu Tuấn không hài lòng, trả lời:
- Các ngài đã hiểu lầm ta. Lý Thôi, Quách Dĩ, Phàn Trù là lũ tiểu nhân. Khi có dịp, ta sẽ tiêu diệt chúng.
Đào Khiêm vốn muốn vạch trần ý đồ của Chu Tuấn, nhưng khi biết Chu Tuấn quyết định vào triều nên thôi.
Hôm đó Chu Tuấn đến Trường An gặp Lý Thôi. Hôm sau Hiến đế bổ nhiệm ông chức Thái phó.
Kế hoạch Đào Khiêm cử ông cầm đầu đi đánh Lý Thôi và Quách Dĩ đành bỏ dở.
° ° °
Năm Sơ bình thứ ba, là năm sự nghiệp cá nhân của Tào Tháo có nhiều thành công cực kỳ lớn lao. Một là Tào Tháo đã nắm trọn quyền chi phối Duyện Châu; hai là bằng phương pháp vừa đánh vừa xoa, Tào Tháo đã thu được ba mươi vạn quân Thanh Châu, bổ sung cho lực lượng lớn mạnh của mình; ba là đã tiếp thu được nhiều ý kiến rất hay của Mao Giới, tuy chưa thực hiện được hết, nhưng mọi việc làm của mười năm sau đó đều theo nguyên tắc chỉ đạo của Mao Giới "Phụng mệnh Thiên tử" và "lập đồn điền nuôi quân"; bốn là việc Tào Thực ra đời có ảnh hưởng quan trọng đến văn phong kiến an sau này.
Năm Sơ Bình thứ tư, đoàn quân của Tào Tháo vừa được biên chế xong vào cuối năm ngoái, là một thách thức quan trọng đối với binh lính của Viên Thiệu - một chủ lực của quân Quan Đông.
Bình định xong Duyên Châu, Tháo đem quân trực thuộc đóng tại Chân Thành. Lúc đó, tình hình đối kháng giữa các cánh quân nam, bắc Quan Đông trở nên cực kỳ phức tạp. Thứ sử Kinh Châu Lưu Biểu tăng thêm áp lực đối với binh lính của Viên Thuật đóng tại biên giới phía đông bắc châu, quận, cắt đứt mọi tài nguyên, quân nhu. Viên Thuật, bất đắc dĩ, phải dời sang Duyện Châu, xâm nhập vào địa bàn của Tào Tháo.
Lính chủ lực của Viên Thuật đóng tại thành Phong Khâu. Viên Thuật liên hệ với tàn quân ở Hắc Sơn sau khi bị quân Tào đánh bại và quân lính Vuphula của Hung Nô, hòng với mấy cánh quân từ phía tây công kích Tào Tháo.
Sau khi bố trí xong, Viên Thuật phái Khiển bộ tướng Lưu Tường, dẫn quân tiên phong tiến gần tới Chân Thành, nơi binh lính trực thuộc của Tào Tháo đóng quân đNhiêu chiến. Nhưng Lưu Tường tỏ ra khiếp sợ trước khả năng tác chiến của Tào Tháo, nên khi đến Khuông Đình bờ phía nam sông Bộc Thụy bèn hạ trại, không dám tiến thêm.
Tào Tháo nhận được những tài liệu do thám quân đưa về, phân tích cẩn thận thì thấy binh lính Viên Thuật có thể chia thành ba mũi tiến công Chân Thành. Tào Tháo đoán được mục đích của Viên Thuật là bằng một cú đánh cực mạnh, khiến cho binh lính các quận, huyện khác không thể hỗ trợ cho quân Tào, khiến Tào Tháo bị cô lập hoàn toàn.
Tào Tháo nghĩ phải đánh tan nhuệ khí của kẻ thù, giành quyền chủ động. Tháo đã thấy rõ nhược điểm của quân Viên Thuật. Quân tiên phong của Lưu Tường tuy trong thế dụ chiến, nhưng đóng quân ở Khuông Đình là một sai lầm to lớn.
Từ Khuông Đình đến Trần Lưu nơi có quân chủ lực của Viên Thuật ngắn hơn từ Chân Thành đến Khuông Đình khoảng một ngày đường đi bộ. Nhưng quân Tào chỉ cần vượt sông Bộc Thuỷ là có thể trực tiếp công kích Khuông Đình. Còn quân của họ Viên từ Trần Lưu phải vượt sông Thư Thuỷ, sông Biện Thuỷ, sông Nam Tế Hà, Bắc Tế Hà mới đến được Khuông Đình. Vượt sông là một việc hết sức khó khăn trong phương thức hành quân thời đó. Nếu như quân Tào hành quân cấp tốc thì sẽ đến Khuông Đình sớm hơn nhiều so với quân chủ lực của họ Viên. Quân lính của Hắc Sơn, của Vuphula còn ở xa hơn nữa, chờ đến khi chúng tới, có lẽ trận đánh đã kết thúc từ lâu!
Sau khi phân tích kỹ nhược điểm trong bố cục quân sự của họ Viên, Tào Tháo đã nắm chắc phần thắng trong tay. Tào Tháo nghĩ ngay đến một câu trong binh pháp: biết
người biết ta, trăm trận trăm thắng. Hiện nay Tào Tháo đã đạt tới trình độ cao trong chiến tranh
Căn cứ vào tình hình đó, Tháo quyết định, bất ngờ đánh úp quân họ Viên.
Trước đây và cũng như sau này, rất nhiều lần, Tào Tháo thích tấn công theo kiểu này, vì nó hợp với khẩu vị của Tào Tháo. Đấy cũng là biểu hiện tác phong quân sự và tính cách đặc trưng của Tào Tháo. Gan dạ, có trí tuệ, nhiều mưu lược, tất cả những ưu điểm đó khiến Tào Tháo rất thích lối đánh bất ngờ, đánh úp và thường là thành công.
Lần này, Tào Tháo cũng quyết định sẽ đánh úp quân Viên Thuật.
Tào Tháo cử Tuân Úc công khai tập kết các quân đoàn quận, huyện ở Duyện Châu về Chân Thành. Treo cờ, gióng trống, làm như kiểu bố phòng toàn diện và luyện tập, làm cho ai nấy từ rất xa đã nghe thấy, nhìn thấy. Viên Thuật cử thám tử đi nghe ngóng tình hình. Thám tử cho rằng quân Tào đang biên chế theo quy mô lớn, chuẩn bị đánh hội chiến. Viên Thuật nghe xong không nghi ngờ gì cả.
Cùng lúc ấy, Tào Tháo dẫn quân trực thuộc, yên hơi, lặng tiếng, bí mật hành quân đến bờ sông Bộc Thuỷ. Tào Tháo thường tự mình tham gia vào những khâu then chốt. Tào Tháo muốn nắm chắc từng bước tiến, thoái của nước cờ quan trọng, không để bất kỳ ai thay chân mình. Không phải vì họ không làm được, mà vì nếu giao cho người khác những việc then chốt như thế này, Tào Tháo hoàn toàn không yên tâm. Mỗi khâu mấu chốt quan hệ đến sự thắng bại của toàn quân. Thường xẩy ra nhiều tình huống khẩn cấp, phải có người mưu trí, quyết đoán khác thường mới ứng phó kịp.
Hiện không ai biết quân chủ lực của Tào Tháo đã đến bờ sông Bộc Thuỷ. Bước thứ nhất đã thành công. Vì trên đường đi, Tháo lệnh cho binh sĩ cuốn cờ, cất trống, không được nói to. Tào Tháo cho quân đi theo những con đường vắng vẻ, nhỏ hẹp. Đồng thời còn tung ra nhiều thám tử bí mật dò xét những người khả nghi và giữ lại, bất kể người đó là ai. Làm như vậy mới giữ được bí mật tuyệt đối.
Đã có mười chiếc thuyền để ở bờ sông Bộc Thuỷ. Tào Tháo chia quân trực thuộc thành hai mươi tổ, ngồi thuyền sang sông thành hai đợt rất có trật tự. Chẳng may có người rơi xuống nước, ai nấy vẫn bình tĩnh, vài người bơi giỏi nhảy xuống cứu, không cần phải dừng thuyền lại. Từ những việc nho nhỏ như vậy, Tào Tháo đã suy nghĩ rất kỹ và lo liệu chu tất.
Sau khi sang sông, binh lính lại tập hợp theo bốn cánh quân như trong kế hoạch. Tào Tháo cưỡi trên một con ngựa cao to và khoẻ mạnh, nhìn khắp lượt quan quân của mình. Nhìn thấy tướng sĩ tinh thần phấn chấn, ai nấy tỏ ra sẵn sàng chiến đấu, Tào Tháo mừng rỡ vung roi ngựa, mọi người nhanh chóng tiến lên trước.
Khuông Đình ở ngay trước mặt, đã nhìn thấy doanh trại và cờ xí. Lúc này không thể vừa tiến vừa giấu quân được nữa, nên Tào Tháo hô lớn:
- Hỡi các tướng sĩ, Khuông Đình đã ở ngay trước mặt, hãy giữ nguyên vị trí, chia làm bốn mũi, bắt đầu tấn công. Xung phong!
Chờ đến khi bọn lính canh kịp nhìn thấy chữ "Tào" trên ngọn cờ đại tướng thì quân lính của Tào Tháo, giống như một đám mây đen, ùn ùn kéo tới. Tiếp đó là những tiếng hô chém giết rền vang như tiếng sấm chớp trong những ngày giông bão.
Lưu Tường ngồi trong trướng chờ chỉ thị mới của Viên Thuật, bỗng nghe tiếng quân reo hò vang dội, còn chưa biết chuyện gì, đang định cử người ra xem, đã thấy lính canh lao vào như một mũi tên và hét lớ
- Quân Tào đã đến.
Lưu Tường thất kinh, không dám tin là như vậy. Lưu Tường sở dĩ đóng quân ở Khuông Đình là muốn cách xa Tào Tháo, một con người dũng cảm và thiện chiến. Lưu Tường đang chờ chỉ thị của Viên Thuật, đang chờ phối hợp cùng quân chủ lực của Viên Thuật rồi mới tiến công. Nhưng quân Tào đã xuất hiện ở trước mặt là thế nào? Trong lúc hoang mang Lưu Tường hỏi lại tên lính gác:
- Có đúng như vậy không? Có đúng như vậy không?
Người lính gác lại báo:
- Quân Tào đến rồi!
Lưu Tường không thể không tin, và cuống quít kêu gọi tướng sĩ ra ứng chiến, song mọi việc đã muộn! Quân Tào như một mũi giáo sắc nhọn, từ nhiều phía thọc vào doanh trại, làm cho quân của Lưu Tường tan tác. Mọi người lo chạy cho nhanh, còn ai mà nghênh chiến? Lưu Tường cùng mấy người tuỳ tùng xông ra ngoài, bán sống bán chết, chạy thật xa mới hoàn hồn! Nhìn thấy quân lính bị diệt sạch, Lưu Tường không biết nên về chỗ Viên Thuật, hay đi đến một nơi nào khác? Lưu Tường tận mắt nhìn thấy năng lực tác chiến của Tào Tháo, và cho đến bây giờ vẫn chưa hiểu vì sao Tào Tháo có thể xuất hiện đột ngột như vậy. Lưu Tường không thể không nghĩ đến mấy chữ "thiên binh thiên tướng". Xem ra Viên Thuật có phải là đối thủ của Tào Tháo không?
Lưu Tường vừa lắc đầu vừa thở dài...
Tào Tháo không đuổi theo Lưu Tường. Quân lính tan rã hết thì Lưu Tường cũng không còn quan trọng. Cái chính hiện nay là Tào Tháo phải tập trung tinh lực để đối phó với quân chủ lực của Viên Thuật.
Tháo lệnh cho binh sĩ dọn dẹp chiến trường xong, sẽ bố trí ngay thế trận, chuẩn bị chờ quân chủ lực của Viên Thuật đến. Còn Tuân Úc ở Chân Thành tập kết phần lớn quân Duyện Châu để Tào Nhân thống lĩnh dẫn đến Khuông Đình.
Tất cả những cái đó đều do Tào Tháo sắp đặt từ trước. Tháo biết rằng: sau khi lấy được Khuông Đình, quân chủ lực của Viên Thuật thể nào cũng đến công kích. Nếu chỉ dựa vào số quân lính đánh lén trấn ở Không Đình thì không đủ, cần phải có viện binh tăng viện kịp thời, nên việc Tào nhân dẫn quân đến Khuông Đình là bước một.
Viên Thuật hết sức kinh ngạc khi biết tin Khuông Đình thất thủ. Nhưng nghĩ cho cùng, đó cũng là điều tất nhiên. Với lối dùng binh mưu mẹo của Tào Tháo, lẽ nào Tháo lại không đánh vào Khuông Đình? Chỉ tiếc là ban đầu không nghĩ tới.
Viên Thuật phán đoán, chủ lực quân Tào chính là quân của Tào Nhân, Tào Tháo sẽ hành động theo quân chủ lực, cơ bản không phải ở Khuông Đình. Sau khi phán đoán như vậy, Viên Thuật dẫn quân bản bộ lần lượt vượt qua bốn con sông chuẩn bị một trận sống mái với quân Tào. Viên Thuật cho rằng ở Khuông Đình chỉ là số quân tiên phong thông thường. Quân lính ở Khuông Đình không nhiều tất phải chờ quân chủ lực đến, mới dám phối hợp công kích. Nhanh trí như Tào Tháo, nhìn thấy phương hướng tiến quân của Viên Thuật, đã thấy ngay ý đồ của họ Viên, nên Tào Tháo rất vui mừng. Thế rồi Tào Tháo phòng thủ Khuông Đình nghiêm ngặt hơn, còn làm ra vẻ ít người rất sợ bị tập kích. Tào Tháo cố làm sao để Viên Thuật biết được và có những đánh giá sai lầm. Mặt khác Tào Tháo chuẩn bị một kế hoạch đối phó với Viên Thuật rất chu đ
Tào Tháo quyết định lại bất ngờ đánh úp quân Viên Thuật.
Căn cứ vào những phân tích của mình, Viên Thuật chỉ chú ý đến quân lính của Tào Nhân, không để ý gì đến số quân phòng thủ ở Khuông Đình. Viên Thuật cho rằng sau khi tiêu diệt xong số quân chủ lực, sẽ quay lại thu dọn nốt số quân ít ỏi ở Khuông Đình cũng chưa muộn. Viên Thuật không ngờ Tào Tháo lại ở Khuông Đình, không ngờ Tào Tháo lại bất ngờ đánh úp, và càng không ngờ số quân đánh úp đó đã có mặt ở Khuông Đình.
Để đối phó với quân chủ lực chỗ Tào Nhân, Viên Thuật cùng đại bộ phận số lính vượt sông Bắc Tế Hà, trong khi trận thế chuẩn bị chưa xong, thì từ Khuông Đình, một đạo quân đầy sát khí. xông tới chém giết. Viên Thuật hoang mang thực sự. Khuông Đình được biết quân ít, lo sợ bị đánh, tại sao trong chốt lát từ bị động chuyển thành chủ động nhanh như vậy? Viên Thuật còn nhìn thấy Tào Tháo ngồi trên mình ngựa đang vẫy quân xông lên.
Khi biết mình phạm sai lầm nghiêm trọng, Viên Thuật cảm thấy lúng túng, không buồn nghênh chiến, mà vội vã cho quân lính rút về phía tây. Quân họ Viên rút đến tận thành Phong Khâu, gần Ô Trạch mới nghỉ.
Viên Thuật chỉnh đốn lại đội ngũ, bố trí phòng tuyến tác chiến. Đang như vậy, lại có người đến báo, quân Tào đang đuổi đến nơi. Không ngờ rằng với một dúm quân ít ỏi, quân Tào lại có thể truy đuổi đại quân của họ Viên.
Viên Thuật liền chửi:
- Cái thằng A Man thật là điên rồ!
nhanh chóng lên bờ thành nhìn xuống.
Không nhìn thì không sao, càng nhìn càng sợ. Phong Khâu Thành hiển nhiên đã bị vây kín. Binh lính vây thành chờ trận đánh đang hát vang những bài ca chiến đấu.
Viên Thuật mất hết lòng tin, không làm sao biết được quân Tào có bao nhiêu người. Viên Thuật thấy không thế khinh địch, phải nhanh chóng thoát khỏi quân Tào, về sau hẵng hay.
Thế rồi, Viên Thuật tập hợp một số quân tinh nhuệ, chạy ra khỏi cửa thành phía đông. Thực ra quân Tào có ít, nhưng nhờ có sĩ khí, biết cách bố trí mà nên chuyện. Bởi vậy khi Viên Thuật xông ra khỏi cổng thành phía đông, quân Tào không thể ngăn cản nổi, chưa nói đến Viên Thuật còn có ngần ấy quân lính tinh nhuệ hộ tống.
Ra khỏi thành, Viên Thuật nhằm về hướng đông nam, chạy một mạch hơn một trăm năm mươi dặm, vượt sông Nam Tế Thuỷ, Biện Thuỷ, Thư thuỷ đến tận Tương Ấp.
Trong lúc Viên Thuật chưa kịp hoàn hồn, quân Tào, nhanh như gió, đã đuổi tới nơi. Nhìn thấy quân Tào, Viên Thuật sợ đến mất mật, bèn rời Tương Ấp chạy thẳng tới thành Thái Thọ, là một khu thành khá kiên cố, và treo biển miễn chiến.
Viên Thuật dẫn quân tháo chạy hàng hai trăm dặm đường, quân địch lại đuổi gấp phía sau, nên đại bộ phận quân của họ Viên đã tẩu tán gần hết. Cuối cùng đến thành Thái Thọ quân số chỉ còn một phần ba. Ngược lại, số quân Tào truy kích Viên Thuật hợp với quân Duyện Châu của Tào Nhân, cộng thêm biên chế từ số tù binh, đã trở thành một đội quân chiếm ưu thế tuyệt đối về số lượng.
Thành Thái Thọ rất kiên cố, gần đây được tu s, nên hạ được thành không phải là chuyện dễ. Viên Thuật định cố thủ, để nghỉ ngơi. Nhiệm vụ chủ yếu của số quân còn lại là cố thủ, giữ thành chắc chắn. Khi cảm thấy yên tâm, Viên Thuật mới suy nghĩ kế sách đối phó với Tào Tháo. Viên Thuật phân tích một loạt hành động của Tào Tháo, thấy Tháo có kỹ xảo cao siêu về chỉ huy quân sự. Thêm vào đó là hàng loạt các tiểu xảo bố trí, khiến mọi người nhìn không ra những điểm chính yếu. Đó là điểm thật đáng quí cho những người cầm quân.
Viên Thuật suy nghĩ về những ý đồ sắp tới của Tào Tháo. Tháo sẽ còn giở những trò gì đây? Chỉ vậy, mà không đánh chăng? Hay để cho hết lương thảo, lâu dần không đánh mà sẽ thắng? Hay lại bất ngờ, đánh úp? Viên Thuật suy nghĩ đến tất cả các khả năng, biết bệnh mới tìm được thuốc. Về lương thảo thì không đáng sợ. Thành Thái Thọ, lương thảo đầy đủ, một hai năm dùng cũng chưa hết. Và trong một thời gian dài như vậy, chẳng lẽ lại không tìm được kế gì đối phó lại với Tào Tháo hay sao? Huống hồ Viên Thuật còn có quân lính ở vùng Phong Khâu...
Nhưng Viên Thuật không thể đoán biết được hành động tiếp theo của Tào Tháo. Tào Tháo sẽ không đánh úp thành Thái Thọ. Không phải chỉ vây mà không đánh. Tào Tháo sẽ làm một chuyện và Viên Thuật không thể ngờ tới.
Thành Thái Thọ ở gần sông Tuy Thuỷ, địa thế lại rất thấp. Vào cuối xuân, băng tuyết ở vùng thượng lưu tan, làm nước sông dâng lên đột ngột. Tào Tháo đang nghĩ kế để đánh đuổi Viên Thuật như thế nào đây thì bỗng một kế hay chợt đến, khiến Tào Tháo vui mừng, nói lớn:
- Có rồi, có rồi!
Ngày hôm sau, Tào Tháo cho nhiều binh lính đến tận thượng du sông Tuy Thuỷ gánh đất, khuân đá ngăn chặn dòng chảy. Binh sĩệc hăng hái, tinh thần lao động rất cao, tin tức truyền đi rất xa.
Có một thám tử báo tin với Viên Thuật:
- Quân Tào đã ngăn đê, đắp đập, chắn mất dòng chảy của sông Tuy thuỷ. Sau này sẽ phá đê, dòng nước như thác chảy, sẽ cuốn trôi cả thành Thái Thọ.
Viên Thuật gào lên:
- Hỏng hết rồi! Không ngờ Tào Tháo lại làm một việc hung ác đến như vậy!
Không thể ở đây được nữa, Viên Thuật liền lệnh cho toàn quân nhanh chóng ra khỏi thành...
Như mệnh lệnh chưa truyền đi, thì thám tử lại đến báo:
- Con đê trên thượng du sông Tuy Thuỷ đang được kéo dài và nâng cao. Tào Tháo còn cho thêm người lên đắp đê.
Viên Thuật càng rối, đứng dậy nói:
- Đi ngay, e chậm sẽ không kịp!
Thế rồi Viên Thuật cùng quân lính tả, hữu rời khỏi thành Thái Thọ, lên thuyền gỗ, qua sông Tuy Thuỷ chạy về thành Ninh Lăng có độ cao tương đối.
Tào Tháo thấy rất rõ từng hành động của Viên Thuật. Tào Tháo cho người lên thượng du ngăn cản dòng chảy của sông Tuy Thuỷ, làm ra vẻ sẽ phá đê để nước cuốn trôi thành Thái Thọ, mục đích là đánh lừa Viên Thuật, làm cho Thuật sợ mà phải ra đi. Bởi vậy khi Viên Thuật ra khỏi Tháo không hề cản trở.
Lúc này Viên Thuật đã ra khỏi thành Thái Thọ đúng như ý Tào Tháo. Nhưng không vì thế mà Tào Tháo bỏ qua, Tháo lại cho quân truy đuổi gấp.
Tào Tháo cho quân qua sông Tuy Thuỷ, đuổi đến thành Ninh Lăng, cho quân vây thành. Thấy thế Viên Thuật lại bỏ thành mà chạy.
Lần này Viên Thuật không còn tâm lý cầu may, không những chạy ra khỏi địa giới Duyện Châu, mà còn vượt qua cả Dự Châu quen thuộc, về tận sào huyệt cũ là thành Dương Châu. Tốc độ truy kích của Tào Tháo làm Thuật sợ phát khiếp, đành vội cho quân vượt Trường Giang đến thành Cửu Long. Lúc này Thuật mới biết mình hồn phách vẫn còn, sinh mạng chưa mất.
Như vậy, Viên Thuật từ Khuông Đình rút về Phong Khâu, vượt qua Tương Ấp, Thái Thọ, Ninh Lăng, cuối cùng là thành Cửu Dương.
Viên Thuật đã rút chạy trên đoạn đường dài hơn sáu trăm dặm, thật là không tiền khoáng hậu. Một lãnh Tư Lệ quân Quan Đông ở miền nam bị đoàn quân mới biên chế của Tào Tháo đánh cho thảm bại là một điều kinh khủng. Mọi người nhìn Tao Tháo bằng con mắt khác thường.
Cuộc truy kích lần này của Tháo cũng rất vất vả. Lúc đầu, số quân của hai bên chênh lệch rất lớn. Quân lực của Viên Thuật cũng nhiều hơn gấp bội. Ưu thế của Tào Tháo chỉ là lòng quyết tâm và sự chuẩn bị chu đáo. Tháo không sợ quân số đối phương đông hơn, Tháo tìm cách đối phó. Tháo biết rằng đánh trực diện sẽ không bằng khéo đấu trí, bằng chiến thuật về tâm lý. Trước tiên phải bất ngờ, đánh úp giành ưu thế. Tiếp đó là một cuộc "truy kích dài sáu trăm dặm", tốc độ chóng mặt, làm cho Viên Thuật không kịp bầy mưu tính kế. Nhìn thế hành quân của hai bên biết ngay, quân Tào không hề muốn tiêu diệt quân Viên, chỉ muốn làm tiêu tan sĩ khí của quân Viên Thuật mà thôi. Mấy lần bao vây lần nào Tào Tháo cũng để một đường rút cho Viên Thuật. Nói chung, Tào Tháo truy kích làm cho Viên Thuật phải khiếp sợ.
Có một lần, vì phải truy kích cấp tốc, suốt một ngày một đêm, chiến sĩ không có một giọt nước để nhấp giọng. Hôm đó mặt trời chói chang, khí trời cuối xuân đầu hạ trở nên oi bức, tướng sĩ mồ hôi nhễ nhại, miệng khô lưỡi đắng, suốt mười dặm đường không tìm đâu ra một giọt nước. Ai nấy, cuống họng khô cong, trong lòng như có lửa đốt, đầu óc mê man, chân bước nặng nề. Tào Tháo cho người tìm nước ở khắp nơi nhưng đều không có. Cuộc truy kích rất gấp, không thể dừng lại nghỉ ngơi, vậy phải làm thế nào?
Lúc đó, nhân có một tên lính đi tìm nước phóng ngựa trở về, trong đầu Tào Tháo vừa lóe lên một tia sáng, Tào Tháo phóng ngựa ra đón và hỏi:
- Mày vừa nhìn thấy ở đằng kia có một rừng mơ phải không?
Người lính ngẩn ra, không hiểu được ý nghĩ của Tháo, đành ấp a, ấp úng. Tào Tháo chỉ chờ có thế, bèn quay ngựa lại, tay chỉ chênh chếch về phía sau, hét tướng lên với mọi người.
- Hỡi các chàng trai! Đã tìm thấy một rừng mơ ngay trước mặt. Cây nào cây ấy trĩu quả mọng nước chua chua. Mọi người đi nhanh hái những quả mơ, giải khát...
Vừa nói xong; quân lính đã hoan hô rầm trời, nước miếng ứa ra trong miệng, tinh thần phấn chấn.
Nào có ai được ăn mơ, nhưng một khi tâm lý được kích thích, tướng sĩ đều hết cơn khát. Câu chuyện "nhìn giải khát" còn truyền mãi đến muôn đời sau.
Từ câu chuyện này, thấy ngay Tào Tháo là người rất sành về mặt tâm lý. Làm một nhà chỉ huy quân sự, không nên chỉ coi trọng nhân tố vật chất, phải coi trọng cả nhân tố tinh thần. Trong một chừng mực nào đó, nhân tố tinh thần còn có vai trò chủ đạo. Không thể tách rời hai nhân tố. Hiểu được tâm lý sẽ biết cách phát huy nhân tố tinh thần như thế nào.
Có thể nói, Tào Tháo là người mở đường sớm nhất về mặt này. Vì thế binh lực tuy ít nhưng vẫn làm cho Viên Thuật khiếp sợ. Về phương diện nắm vững và phát huy tính tích cực của binh lính Tào Tháo là người có tài, ít ai sánh kịp.
Năm Sơ Bình thứ hai (năm 191 công nguyên), Trác nhận chức Thái sư. Địa vị hơn hẳn mọi người. Từ đó, những phẩm phục của Đổng Trác cũng mang mầu sắc các phẩm phục của Hoàng đế thường dùng, đều có mầu vàng. Lên xe, xuống ngựa cũng có nghi lễ như đối với Hoàng đế. Và không phải ngày nào Đổng Trác cũng thượng triều. Bởi vậy, các đại thần khi có việc, phải đến phủ Thái sư xin ý kiến. Dần dà phủ Thái sư nghiễm nhiên trở thành như Triều đình vậy.
Khi thấy Đổng Trác, công khanh, đại thần đều phải đứng bên xe vái chào. Đổng Trác chỉ gật đầu nhẹ, không cần đáp lễ.
Đổng Trác thấy các Thái thú, Thứ sư ở vùng Quan Đông, người nọ tranh giành địa bàn của người kia, coi như không có chuyện gì, vẫn chuyên tâm vào việc xây dựng Trường An. Trác nói:
- Nếu việc lớn thành công, ta có cả thiên hạ. Nếu việc lớn không thành, ta cũng ở đây, đố kẻ nào dám đến!
hối hận, đã nghe lời thượng thư Chu Sắt, Hiệu uý thành môn Ngũ Quỳnh, không dùng người của mình, mà bổ nhiệm các danh sĩ thiên hạ, những là Viên Thiệu, Viên Thuật, Hàn Phức, Lưu Đại, người là Thái thú, người là Thứ sử, để rồi lấy oán báo ân, ai ai cũng đòi đánh đổ Đổng Trác. Đổng Trác thề sẽ không dại dột nữa, từ nay sẽ đề bạt nhiều người của mình.
Thế rồi Đổng Trác bổ nhiệm Đổng Tự là em làm Tả tướng quân; cháu là Đổng Hoàng làm Hiệu uý Trung quân. Hai người này cùng con rể của Đổng Trác là Ngưu Phụ, con nuôi là Lã Bố và Lý Thôi, Quách Dĩ, Trương Tế đều được cầm quân, rất được tín nhiệm.
Ngoài ra, những người trong gia đình họ Đổng, ai có thể phong hầu thì đều được phong hầu. Ngay đến đứa bé cô em gái vừa sinh ra cũng được phong hầu. Đứa cháu gái còn để bím tóc cũng được phong là Vị Dương quân.
Đổng Trác coi những người ở các châu, quận có hành động chống đối không là gì cả. Đổng Trác từng nói: chỉ có anh chàng Tôn Kiên là ghê gớm, không ai được coi thường hắn. Bây giờ Tôn Kiên đã chết, chẳng còn gì đáng ngại nên Đổng Trác có thể kê cao gối mà ngủ yên.
Đổng Trác thường đến My Ổ cách Trường An hai mươi nhăm dặm. Mỗi lần xa Trường An đều uỷ thác công việc Triều đình cho Vương Doãn, đủ thấy Đổng Trác tin tưởng Vương Doãn đến mức nào!
Mỗi lần Đổng Trác đi hoặc về, các công khanh, đại thần đều phải ra ngoài thành đưa tiễn hoặc đón tiếp. Và Đổng Trác, theo tục lệ của người Hồ, người Khương, căng lều, bạt, bày tiệc rượu ở ngoài thành chiêu đãi mọi người. Ai nấy ăn uống, vui vẻ hàng nửa ngày.
Một lần, khi mọi người đang ăn uống trong lều thì lính dẫn mấy tên tù binh từ phương bắc đến. Đổng Trác lệnh cho đưa tù binh chuốc rượu các công khanh, đại thần. Chuốc rượu như thế nào? Đổng Trác cho trói từng đứa lại rồi đứa thì bị chặt một tay, đứa thì bị chặt một chân, kẻ thì bị xẻo mũi, móc mắt hoặc cắt tai, cắt lưỡi, tất cả đem nướng chín... tiếng kêu thảm thiết, máu me đầm đìa. Các quân văn, võ run cầm cập, người rơi đũa, người rơi thức nhắm, còn Đổng Trác vẫn thản nhiên mời rượu.
Một lần khác, Đổng Trác bày tiệc đang cùng các công khách yến ẩm. Tư đồ Vương Doãn, Thượng thư Dương Toản, Vệ uý Trương Ôn, Hiệu uý Tư Lệ Hoàng Uyển, Thượng thư Bộc xạ sĩ Tôn Thuỵ, Thượng thư lang Thái Ung, Kỵ đô Hiệu uý Lý Túc đều có mặt. Lúc này, Đổng Trác đang bực với Vệ uý Trương Ôn, coi Ôn như một cái gai. Trong lúc mọi người nâng chén chúc mừng sức khoẻ Thái sư Đổng Trác, thì thấy Lã bố bước vào nói nhỏ với Đổng Trác câu gì đó. Các đại thần bắt đầu lo lắng, chưa biết lại có tai hoạ gì đây.
Nghe Lã Bố nói xong, Đổng Trác mỉm cười:
- Lại có chuyện như thế kia à?
Sau đó, nét mặt sa sầm, Đổng Trác ra lệnh kéo Trương Ôn ra ngoài. Văn bõ bá quan sợ xanh cả mặt, không hiểu chuyện gì.
Lát sau, bọn thủ hạ đưa lên một món thức nhắm: đó là một chiếc mâm lớn màu đỏ, trên mâm là cái đầu của Trương Ôn, Đổng Trác rót đầy chén rượu rồi cười nói:
- Các vị không việc gì phải lo sợương Ôn cấu kết với Viên Thuật. Thư của Viên Thuật rơi vào tay của Phụng Tiên, vì thế hắn phải chết. Các vị đều vô can, vậy xin mời uống tiếp!
Các công khanh, đại thần đều yên lặng. Ai nấy cảm thấy bàng hoàng.
Tiệc tan, mọi người lo lắng ra về. Tư đồ Vương Doãn về đến nhà, cứ mỗi lần nhắm mắt, lại nhìn thấy cái mâm, trên là cái đầu của Trương Ôn. Ông nghĩ cần phải nhanh chóng tìm ra một cách gì đó, nếu không, các đại thần trong triều dần dần sẽ bị giết sạch.
Tư đồ Vương Doãn, Hiệu uý Tư Lệ Hoàng Uyển, Bộc xạ sĩ Tôn Thuỵ, Thượng thư Dương Toản, bàn cách giết Đổng Trác. Cái khó nhất trong kế hoạch không phải bản thân Đổng Trác mà là Hộ vệ Trung lang tướng Lã Bố, người luôn luôn ở bên cạnh Đổng Trác.
Lã Bố, người Ngũ Nguyên Lương Châu. Lã Bố là một kỵ sĩ tài ba, võ nghệ siêu quần, sức khoẻ hơn người. Lã Bố vóc dáng cao to, khôi ngô nhất trong đám binh sĩ. Khi Đổng Trác và Chấp kim ngô Đinh Nguyên kình địch với nhau ở Lạc Dương, do nhờ có Lã Bố thuộc đoàn quân Đinh Nguyên làm phản, nên Đổng Trác mới loại bỏ được Đinh Nguyên, nắm quyền khống chế kinh thành. Hành vi phản bội của Lã Bố vào thời điểm quan trọng nhất, khiến Đổng Trác càng thêm tín nhiệm.
Sau khi dời đô về Trường An, Đổng Trác ngày càng thêm tàn bạo. Nhưng Đổng Trác cũng đủ trí thông minh để hiểu rằng, các công khanh nhà Hán bị giết hại thể nào cũng tìm cách để báo thù. Để khỏi bị hành thích, Đổng Trác yêu cầu Lã Bố phải luôn ở cạnh. Hai người gắn bó như cha con.
Đổng Trác không ngờ rằng, người chủ mưu hãm hại mình là Tư đồ Vương Doãn, ngư̖ được Đổng Trác quí trọng nhất.
Năng lực hành chính của Vương Doãn rất mạnh. Trước và sau khi cung đình có biến, ông là quan Tư đồ. Về sau ông bị bãi chức. Khi Đổng Trác chuẩn bị dời đô về Trường An, do công trình có nhiều khó khăn, nên Đổng Trác bổ nhiệm Vương Doãn, gương mặt quen thuộc trong chính quyền Lạc Dương, làm chức Tư đồ, chủ trì kế hoạch dời đô. Vương Doãn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo ý Đổng Trác, khiến Đổng Trác càng thêm tín nhiệm.
Tính tình Đổng Trác càng ngày càng khô khan và thô bạo. Tính thẳng thắn, hào phóng thời trẻ không còn nữa, hơi một chút là nổi nóng, không kiềm chế được. Có một lần, hai người tranh luận về việc gì đó, Lã Bố không biết nhường nhịn, Đổng Trác đã ném cả chiếc kích vào người Lã Bố. May nhờ có sự nhanh nhẹn, Lã Bố đã tránh kịp. Sau này Đổng Trác thưởng vàng, bạc để an ủi Lã Bố. Lã Bố cũng tỏ ý lấy làm tiếc. Nhưng từ đấy, tình cảm giữa hai người đã bắt đầu rạn nứt.
Hơn nữa, ngày đêm Lã Bố phải canh giữ quanh phủ, nẩy sinh mối tư tình với một thị nữ xinh đẹp của Đổng Trác. Hai người quyến luyến và đam mê nhau. Họ thường gặp nhau trong những đêm trăng nơi vườn hoa. Nhưng cả hai rất sợ Đổng Trác. Nếu để con người tính khí thất thường đó biết chuyện thì sẽ ra sao? Lúc này Lã Bố cũng phải đề phòng. Lã Bố cảm thấy thù địch với Đổng Trác. Tình cảm đó ngày càng mạnh. Lã Bố suy nghĩ nhiều sinh ra mộng mị: Một buổi hai người đang ôm ấp nhau như đôi uyên ương, bỗng Đổng Trác phát hiện, cầm kích đâm Lã Bố. Để bảo vệ thị nữ, Lã Bố đã giao chiến với Đồng Trác... Lã Bố bừng tỉnh, biết mình nằm mơ. Nhưng cuộc giao chiến quyết liệt trong giấc mơ đã có một ấn tượng thật sâu sắc, càng ngày Lã Bố càng thấy căm ghét Đổng Trác.
Vươngà Lã Bố thân tình với nhau đến độ có chuyện chưa nói ra mà đã hiểu lòng nhau, có lần Lã Bố đã đem chuyện thù hận trong lòng ra nói với Vương Doãn.
Nghe xong, Vương Doãn nhíu mày than thở:
- Những ngày gần đây, tính tình Đổng Thái sư càng trở nên hung bạo. Chẳng khác gì trời mùa hạ, biến ảo khôn lường, chẳng biết rồi chuyện gì sẽ xẩy ra. Ai đáng giết đã giết, ai đáng loại đã loại. Phàm những việc gì không vừa ý, Đổng thái sư cấm bỏ qua. Tình trạng của ông thật là nguy hiểm!
Lã Bố nói như van xin:
- Tư đồ giúp cho, tôi phải làm gì bây giờ?
Vương Doãn suy nghĩ hồi lâu rồi mới ngập ngừng nói:
- Tôi nói ra xin tướng quân đừng trách...
Lã Bố nói:
- Tình tôi và Tư đồ như anh em, xưa nay có giấu nhau điều gì, sao Tư đồ còn phải nghi kỵ?
Vương Doãn nhìn trước, ngó sau rồi mới nói:
- Đừng trách tôi nói thẳng, trừ phi tướng quân cắt đứt quan hệ với cô thị nữ đó, bằng không, Đổng Trác sẽ trách tội. Ngay cả như vậy, chắc gì đã thoát. Thị nữ là người lắm điều chóng sẽ lộ chuyện này ra. Mà tướng quân thì không bao giờ muốn giết cô ta. Song dẫu có giết thì rồi sẽ nói với Đổng Trác ra sao? Đổng Trác quyết hỏi ra ngọn ra ngành. Bề nào cũng khó! Nhìn vào đâu cũng thấy khó. Cái gốc vẫn lản thân Đổng Trác. Nếu không có Đổng Trác, thì chẳng có gì là khó. Hơn nữa, tướng quân và cô thị nữ bây giờ là tình nhân, nhưng sau này có thể nên vợ nên chồng.
Lã Bố nói:
- Ý Tư đồ là nên loại bỏ?
Vương Doãn nói:
- Đấy là cách duy nhất. Ngoài cách đó ra, liệu còn có cách nào hay hơn không?
Lã Bố đấm mạnh xuống mặt bàn, nói luôn:
- Đổng Trác ép ta quá lắm! Đừng trách ta là kẻ vô tình. Ta giết tên giặc già Đổng Trác!
Vương Doãn liền ngăn lại, nói:
- Đây là việc hệ trọng phải suy nghĩ kỹ càng, không thể liều lĩnh. Chúng ta phải tìm ra một cách thích hợp!
Tới lúc này, Vương Doãn mới nói rõ kế hoạch đã cùng bàn với Tư Lệ Hiệu uý Hoàng Uyển, Bộc xạ sĩ Tôn Thuỵ, Thượng thư Dương Toản, yêu cầu Lã Bố tham gia làm nội ứng. Đương nhiên là Lã Bố hoàn toàn tán thành. Họ mật ước thời gian với nhau.
Trong thời tiết oi ả như thế này, Đổng Trác chỉ ở Trường An nhiều lắm là mươi ngày hoặc nửa tháng. Phần lớn thời gian là ở My Ổ. Lúc nào cũng có binh sĩ vũ trang, tầng tầng lớp lớp hộ vệ, không ai dám đến gần Đổng Trác. Vương Doãn và những người khác không còn kiểu nhử rắn ra khỏi lỗ. Từ lâu, Vương Doãn đã thừa biết Đổng Trác có dã tâm muốn cướp ngôi vua. Đổng Trác thường bàn với Hiến đế, để Hiến đế không ra khỏi giường, giả ốm. Sau đó tung tin ra ngoài nói Hán Hiến đế mệt mỏi, không đủ sức lo liệu triều chính, muốn nghỉ ngơi, nên cần gặp bá quan văn võ tại cung Vị ương để tuyên thánh chỉ quan trọng. Những tên tay chân tâm phúc của Đổng Trác gài từ lâu ở hậu cung, gần đây đã báo cho Đổng Trác biết, Hán Hiến đế ốm thật, có ý muốn nhường ngôi. Đổng Trác tin tưởng như vậy và cảm thấy sung sướng vô cùng.
Ngày Đinh Ty, tháng tư năm Sơ Bình thứ ba, bầu trời trong sáng và nóng. Đổng Trác nhận được chỉ lệnh của Hiến đế. Cho rằng Hiến đế chuẩn bị nhường ngôi cho mình, Đổng Trác bèn ăn mặc chỉnh tề, lên xe vào Triều. Đường từ My Ổ tới hoàng cung được giới nghiêm. Xe của Đổng Trác đi giữa một đội ngũ như đội ngũ của Hoàng đế. Bộ, kỵ binh phòng vệ hai bên. Lã Bố dẫn một đội quân tuần tra liên tục phía trước và sau. Quân cảnh vệ dày đặc.
Thực ra, trước lúc đội ngũ của Đổng Trác xuất phát, Vương Doãn đã bảo Bộc xạ sĩ Tôn Thụy viết chiếu thư của Hoàng đế trao cho Lã Bố. Lã Bố đã lệnh cho Kỵ đô uý Lý Túc, Tần Nghị, Trần Vệ dẫn một đội cảm tử, ăn mặc như quân Cảnh vệ, ẩn mình sau cửa cung, chuẩn bị hành thích.
Đổng Trác dương dương tự đắc, ngồi xe đi đến cửa cung, không hề đề phòng một hành động bất trắc nào. Lý Túc ẩn mình gần đấy, nhanh chóng xông ra, đâm một nhát bằng ngọn kích dài. Không ngờ, theo thói quen, bao giờ Đổng Trác cũng mặc áo giáp ở bên trong, nên kích đâm không thủng, chỉ bị thương ở bả vai.
Đổng Trác thất kinh, ngã sóng soài, miệng thét lớn:
- Lã Bố đâu
Lã Bố xông lên thét lớn:
- Phụng mệnh Hoàng đế, ta giết tên nghịch tặc!
Đổng Trác không ngờ Lã Bố làm như vậy, liền phẫn nộ, mắng nhiếc.
- Ta coi mày như con. Không ngờ mày làm phản. Đồ phản nghịch, mày phải chuốc lấy vạ lớn...
Mắng chưa hết câu, thiết mâu của Lã Bố đã đâm trúng cuống họng của Đổng Trác.
Đội cảm tử xông tới, chém đầu Đồng Trác.
Tin Đổng Trác bị giết lan truyền rất nhanh. Trong ngoài cung, mọi người đều hoan hô. Thành Trường An như trong ngày tết, đâu dâu cũng ca, hát, treo cờ, kết hoa. Mặt khác, Lã Bố thừa thắng giết luôn Đổng Tự là em Đổng Trác. Gia quyến và những người thân họ Đổng đều bị giết sạch.
Vương Doãn ra lệnh truy quét dư đảng của Đồng Trác. Các đoàn quân trong khu Tư Lệ xuất hiện trong nhiều trạng thái rất khẩn trương.
° ° °
Đoàn quân của Lã Bố làm phản và chính quyền của Đổng Trác bị lật đổ, khiến cho quân khu Tư Lệ, văn võ bá quan và binh lính trong thành Trường An, từ người dân Lạc Dương bị ép tới, đến dân chúng ở Trường An trước đây vui mừng khôn xiết. Tiếng hoan hô vng động một góc trời. Tấm thân phì nộn của Đổng Trác được ném ra đường để thị uy. Những binh sĩ canh xác chết, mổ bụng Đổng Trác, nhét vào đó những sợi bấc, mỡ trong bụng chảy ra là dầu để thắp đèn, thật là nhục nhã vô cùng.
Không còn Đổng Trác hay đè nén, ức hiếp, Hiến đế thấy nhẹ cả người. Nhà vua liền luận công khen thưởng. Vương Doãn được bổ nhiệm là Lục Thương thư sự, Lã Bố là Phấn vũ tướng quân, phong Ôn hầu. Bộc xạ sĩ Tôn Thụy cho rằng mình không có công nên không nhận phần thưởng. Vương Doãn và Lã Bố, một văn một võ, cùng quản lý triều chính, phò tá Hán Hiến đế. Họ truy xét những người thuộc phe nhóm Đổng Trác, kẻ bị giết, kẻ bị cầm tù.
Xuất phát từ tình cảm chịu ơn Đổng Trác đã giải cứu, lại được Đổng Trác quý mến nên Tá trung lang tướng Thái Ung đã đến vái lạy trước thi thể Đổng Trác. Vương Doãn biết chuyện đã mắng Thái Ung:
- Đổng Trác là nghịch tặc, không giết đi thì nhà Hán sẽ mất, ông là đại thần trong triều, là danh sĩ trong nước, lẽ ra phải bồi dưỡng điều đó. Nay ngược lại ý dân, vái lạy nghịch tặc, lẽ nào ông là đồng đảng với Đổng Trác?
Đương nhiên Thái Ung hiểu được đại nghĩa. Thái Ung nói với Vương Doãn.
- Tôi tuy bất tài, nhưng cũng biết được điều hơn lẽ thiệt. Đổng Trác lộng hành, đảo lộn triều chính, tội đáng chết. Tôi chỉ vì chút tình riêng mà vái lạy. Nếu thấy vậy là có tội tôi không dám chối, chỉ xin nới tay, tha cho lần này.
Vương Doãn giao Thái Ung cho Đình Uý xử lý. Thái uý Mã Nhật Thiện biết Thái Ung chuyến này dữ nhiều lành ít, bèn thay Thái Ung xin Vương Doãn, nói:
- Không nên xử Thái Ung tội chết. Ông ta có học vấn, lại đang viết lịch sử nhà Hán.
Vương Doãn lắc đầu nói:
- Trước đây Hán Vũ đế không giết Tư Mã Thiên để ông ta viết sách. Ông ta đã mượn cớ phỉ báng Triều đình. Ngày nay Hoàng thượng còn trẻ, nếu cứ để cho người này còn cơ hội múa bút, có lẽ hắn sẽ chửi hết chúng ta...
Mã Nhật Thiện đành thở dài. Sau này Thái Ung bị bức chết ở trong tù.
Điều đáng suy nghĩ nhất ở đây là chủ soái Ngưu Phụ đoàn quân Tây Lương của Đổng Trác trước đây đóng quân gần thành Trường An, tuy đã ngăn cản được sự tiến công của Lý Túc, nhưng lại sợ Lã Bố thừa thắng truy kích, bèn hạ lệnh rút quân về Lương Châu, giữa đường gặp binh biến, Ngưu Phụ đã chết trong đám loạn quân. Quân lính trực thuộc Đổng Trác trước đây do Lý Thôi, Quách Dĩ thống lĩnh đóng quân ở Lương Châu và biên giới khu Tư Lệ nên không gặp nạn. Hai người nhìn thấy các đoàn quân trong khu Tư Lệ đều ăn mừng, khi biết tin Đổng Trác bị giết, họ bắt đầu lo sợ. Hai người tỏ ý muốn đầu hàng Tư đồ Vương Doãn, người đang điều hành chính quyền mới, song Vương Doãn cương quyết không chịu tiếp nhận. Thậm chí Lý Thôi bàn với Quách Dĩ giải tán quân đội và chạy nhanh về Lương Châu.
Nhưng Tham mưu của quân đội là Giả Hủ kiên quyết phản đối, nói:
- Vương Doãn là kẻ không muốn nghe lời người khác, Lã Bố thiếu tự trọng lại vô mưu, chỉ tự đắc nhất thời, không thể tồn tại lâu dài. Hơn nữa, nho sĩ Thái Ung chỉ vì cú điếu Đổng Trác mà bị Vương Doãn bức tử trong ngục thì thực là điều phi nghĩa. Văn, võ bá quan trong triều tỏ ra không tín nhiệm chính quyền mới. Tôi cho rằng, khi tinh thần phản đối Đổng Trác trở lại bình thường, Vương Doãn và Lã Bố sẽ không còn ai ủng hộ. Ở Quan Đông, từng quân khu đang mải lo mở rộng thế lực của mình. Các đoàn quân khu Tư Lệ qui mô nhỏ, ý kiến lại phân tán. Vậy có vấn đề gì để các ngài phải lo ngại?
Lý Thôi, Quách Dĩ đều cho rằng Giả Hủ nói có lý, nên lại hỏi:
- Vậy theo ý kiến ngài, sau đây ta nên làm gì?
Giả Hủ nói:
- Nên làm như Đổng Trác trước đây, đưa quân đánh thẳng vào Trường An. Chỉ cần đánh bại Lã Bố là có thể phò Thiên tử nắm chính quyền. Chẳng may thất bại, lúc ấy hẵng giải tán, bỏ chạy, vẫn chưa muộn. Trong tình hình hiện nay có nhiều khả năng giành thắng lợi. Nếu không chớp lấy thời cơ, sau này có hối cũng không kịp.
Lý Thôi nghe lời Giả Hủ, hợp quân với Quách Dĩ đánh vào Trường An.
Lãnh tụ các đoàn quân khu Tư Lệ vừa bất mãn trước thái độ chuyên quyền của Vương Doãn, vừa lo ngại đoàn quân Tây Lương dũng mãnh, nên án binh bất động. Quân Tây Lương của Lý Thôi lại được các đoàn bạn của Trương Tế, Phàn Trù, Lý Mông từ Tây Lương kéo đến giúp. Tất cả có đến hơn chục vạn người, ngựa, thanh thế thật rầm rộ.
Lã Bố đơn độc cố thủ trong thành Trường An, vào đêm ngày thứ tám, binh lính hậu cần làm phản, dẫn quân của Lý Thôi
Lã Bố thấy vậy, nhanh chóng đưa số ít những người thân tín và quân lính trực thuộc rút chạy.
Vương Doãn kiên quyết giữ thành, nhưng sau này bị Lý Thôi sát hại.
Để báo thù cho Đổng Trác, quân Tây Lương làm náo động cả kinh thành, sát hại các quan văn, võ phản lại Đổng Trác. Các đoàn quân trong khu Tư Lệ đều thấy nguy khốn, nhưng ai giữ phận người nấy tự chuẩn bị chống quân Tây Lương, không có ai chịu vào Trường An phò vua, giúp nước.
Vương triều nhà Hán lại rơi vào tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ.
° ° °
Mặc dù trong thành Trường An náo loạn ầm trời, nhưng quân Quan Đông khởi nghĩa cần vương vẫn yên ắng lạ thường. Mọi người đã quên mất Hoàng đế. Ai cũng chỉ chăm lo mở rộng địa bàn.
Đúng vào dịp này, Tào Tháo nhận được một món quà rất lớn.
Khi anh em Trương Giác phát động đội quân Khăn vàng thì phái đông Thanh Châu là nơi hưởng ứng mạnh mẽ nhất. Khi anh em Trương Giác bị Hoàng Phủ Tung giết trong khu Tư Lệ, thì số mấy trăm vạn quân Khăn vàng ở Thanh Châu, tự phân tán thành số không, mai phục chờ thời cơ.
Ngược với quyền lực của Triều đình ngày càng suy yếu, thời cuộc ngày càng hỗn loạn, đội quân Khăn vàng ở Thanh Châu động trở lại, ngày càng mạnh, liên tục tác chiến với các quan huyện. Những người nông dân trên đồng ruộng gần như đi theo quân Khăn vàng hết, vì quan lại áp bức họ quá nặng nề. Thứ sử Thanh Châu Chu Tang Hồng, với thái độ cứng rắn, cho bao vây toàn bộ. Quân Khăn vàng định vượt sông đến hợp nhất với binh lính Hắc Sơn thuộc Ký Châu, họ đã đụng phải quân của Công Tôn Toản đóng ở miền bắc Ký Châu. Toản hạ lệnh cho quân đội triển khai chém giết, buộc quân Khăn vàng phải vượt biên chạy về Duyện Châu.
Quân Khăn vàng Thanh Châu có đến hàng trăm vạn người hùng hổ kéo vào Duyện Châu. Tướng giữ thành Trịnh Toại ra giao chiến. Quân Khăn vàng khí thế rất mạnh, chẳng mấy chốc quan quân thất bại, Trịnh Toại bị chém giết. Quân Khăn vàng thừa thắng tiến đánh Đông Bình. Thứ sử Duyện Châu Lưu Đại chuẩn bị ra giao chiến. Kể từ khi giết Thái thú Đông Quận Kiều Mạo, thu nhận số tàn quân của Mạo, Lưu Đại cảm thấy lực lượng đã khá mạnh, những định đem quân tiêu diệt quân Khăn vàng ở biên giới để Duyện Châu được bình yên. Nay quân Khăn vàng lại tự kéo đến, Lưu Đại quyết sẽ không tha.
Tế bắc tướng Bào Tín hay tin, can ngăn Lưu Đại nói:
- Quân Khăn vàng có hàng trăm vạn, Duyện Châu lòng dân phân tán, quân đội không muốn tác chiến, ta không thể trực diện đánh nhau với chúng. Nếu không sẽ bị thất bại. Theo tôi, quân Khăn vàng đông, tiếp tế lương thảo khó khăn, ta nên dùng chiến thuật cố thủ, chờ đợi thời cơ. Đến lúc mà quân Khăn vàng muốn tiến không được, muốn đánh không xong, thời gian kéo dài, lương thảo thiếu thốn, chẳng bao lâu sẽ tan tác như chim thú. Lúc bấy giờ, chọn lấy một đội tinh binh, đánh trúng chỗ hiểm. Có như vậy mới hòng tiêu diệt được bọn chúng.
Lưu Đại lại xem thường quân Khăn vàng. Trang bị của bọn chúng đơn giản. Chúng là quân lính nông dân ké huấn luyện, không thể địch nổi quân lính chính quy của Lưu Đại, Lưu Đại bỏ ngoài tai lời khuyên của Bào Tín, cho Bào Tín là người quá thận trọng. Lưu Đại dẫn quân giao chiến trực diện với quân Khăn vàng. Trong khi giao chiến với nhau, Lưu Đại mới thấy đấu chí của họ rất cao, khó lòng chống đỡ nổi. Hiểu được như vậy thì đã muộn. Quân Khăn vàng đánh thẳng vào trung quân của Lưu Đại. Lưu Đại thua chạy, quân lính tan tác. Trong cuộc loạn chiến, Lưu Đại bị thương ngã ngựa, cuối cùng bị giẫm đạp đến chết, thành một đống thịt bầy nhầy.
Lưu Đại chết. Khí thế quân Khăn vàng càng mạnh. Duyện Châu dễ dàng thất thủ.
Quân Khăn vàng tuy đông, nhưng lại thiếu lãnh tụ xuất sắc. Đánh thì thắng, song không biết cai quản thành, ấp như thế nào. Nghĩa quân phần lớn là những người chân thật, thắng trận rồi thì muốn quay về nhà làm ruộng. Bọn Trương Giác là những người giỏi chính trị, tài mưu lược, biết nhìn xa trông rộng. Còn bây giờ trong đám quân Khăn vàng không tìm thấy ai như vậy. Do đó, sau khi đã giết được tướng giữ thành, Thứ sử Duyện Châu, lẽ thường phải nghĩ cách thống trị, đằng này lại cứ tiếp tục tiến quân!
Quân Khăn vàng kéo đến đúng chỗ đóng quân của Tào Tháo và Đông Quận.
Thái thú Đông Quận Tào Tháo đang theo luyện binh mã ở Bộc Dương. Vừa nghe tin Thứ sử Duyện Châu Lưu Đại bị giết, Tào Tháo đã có ngay một kế hoạch. Tháo cho triệu tập một hội nghị quân sự khẩn cấp, mời các thủ lĩnh mấy quận, huyện vùng lân cận tới dự. Tào Tháo có một trợ thủ người Đông Quận tên là Trần Cung, tự Công Đài. Trần Cung là bộ tướng và là mưu sĩ của Tào Tháo. Trần Cung hiến kế cho Tào Tháo:
- Hiện nay Thứ sử Duyện Châu Lưu Đại đã ch, Triều đình còn chưa cử người đến thay thế, tôi sẽ liên lạc với những người nổi tiếng trong châu, cố gắng thuyết phục Thứ sử phủ bổ nhiệm ngài làm Châu mục. Có được địa bàn là có cơ sở để sau này giành thiên hạ.
Nghe lời Trần Cung, Tào Tháo vô cùng cảm kích. Trần Cung lên đường ngay.
Thứ sứ phủ Duyện Châu đang bàng hoàng về chuyện Lưu Đại chết, quân lính Khăn vàng đánh phá khắp nơi, nhân đó Trần cung nói khéo:
- Hiện nay trong cả nước có nhiều biến đổi. Duyện Châu chưa có người lãnh đạo, dễ bị thôn tính, chúng ta sẽ mất quyền thống trị trong châu, chi bằng cho mời Thái thú Đông quận Tào Tháo làm Châu mục. Có Tào Tháo lãnh đạo dễ dàng chống lại quân lính Khăn vàng, làm cho dân tình an cư, lạc nghiệp.
Tế bắc tướng Bào Tín, từ xưa vẫn xem trọng Tào Tháo, đặt nhiều kỳ vọng ở Tào Tháo. Bào Tín từng khuyên Tào Tháo lui về phía nam sông Hoàng Hà chờ đợi thời cơ. Bào Tín hoàn toàn tán thành ý kiến của Trần Cung và có lời động viên số quan lại có mặt. Bào Tín còn giúp Trần Cung có dịp tiếp xúc với số quan lại khác. Mọi người đang lo ngại về nạn quân Khăn vàng quấy nhiễu, bây giờ có người đứng ra duy trì thời cuộc, giữ an sinh mệnh tài sản quan chức thì còn gì vui hơn nữa! Thế là mọi người đồng ý để Tào Tháo thay Lưu Đại làm Thứ sử Duyện Châu.
Và với sự khích lệ của Bào Tín, các quan sứ trong châu qua sông Hoàng Hà, đến Đông Vũ Dương đón Tào Tháo về làm việc. Tào Tháo nhanh chóng chỉnh đốn đội quân phòng vệ châu, quận, chuẩn bị tiêu diệt tận gốc số quân Khăn vàng đầy khí thế.
Nhưng số quân Khăn vàng rất đông, sức chiến đấu rất mạnh, lại vừa thắng trận, nên khí thế hực. Tào Tháo ít quân, lực lượng mỏng. Làm sao có thể đánh lại đội quân Khăn vàng mạnh mẽ? Hai bên vừa giáp trận, Tào Tháo cảm thấy yếu thế, khó mà thắng nổi. Quả nhiên sau một hiệp đã thua, Tào Tháo quyết định thu quân quay về cố thủ.
Tuy là vừa đánh đã thua, nhưng Tào Tháo tỏ ra vẫn vững vàng. Tháo đánh giá quân Khăn vàng thấy họ có ít ngựa, sức cơ động thấp, tổ chức lỏng lẻo. Trước mắt, chúng cậy có quân đông, nên sinh kiêu ngạo, thiếu cảnh giác. Tào Tháo quyết định không hội chiến trực diện, mà dùng chiến thuật đánh từ nhiều phía, tiêu diệt khí thế của đối phương. Đối phương mất khí thế rồi sẽ bao vây diệt gọn.
Suy nghĩ hồi lâu, Tào Tháo quyết định xây dựng chiến trường ở thành Thọ Trương, nay là vùng tây nam huyện Đông Bình, tỉnh Sơn Đông. Thành Thọ Trương ở giữa sông Tể và sông Vấn, là một bình nguyên rộng lớn, thích hợp nhất cho kỵ binh xuất kích. Đánh bằng kỵ binh là sở trường của Tào Tháo. Tào Tháo đã mấy lần giữ chức Hiệu uý kỵ binh, là một kỵ sĩ tài ba.
Quân Khăn vàng tập kết ở vùng giữa Diêm Thành và Thọ Trương, rất gần với đại quân của Tào Tháo. Nhưng Tào Tháo vẫn muốn quan sát trận địa của đối phương. Tháo quyết định cùng Bào Tín dẫn một đội quân kỵ binh và bộ binh hỗn hợp, hơn ngàn người ra mặt trận quan sát địa hình. Dẫn một ngàn quân đến trước mấy chục vạn quân để thu thập tin tức, quả là một sự mạnh dạn quá đáng.
Tào Tháo là người có đầu óc tinh tế, giỏi về kế sách, hành động dũng cảm, thích đến những nơi gần quân địch nhất. Do vậy, nhà thơ Tô Đông Pha đời sau, ca ngợi Tào Tháo là nhà quân sự dùng binh giỏi nhất trong lịch sử Trung Quốc. Trong suốt cuộc đời chiến đấu, Tào Tháo luôn xuất hiện trong những tình huống cực kỳ nguy hiểm, phần lớn là do Tào Tháo quá bạo
Tào Tháo cảm thấy thoả mãn khi đã vạch kế hoạch chu đáo cho chiến dịch thành Thọ Trương. Bởi vậy trước cuộc hội chiến, trong lúc dẫn Bào Tín ra quan sát ở tiền phương, Tào Tháo đã hết lời giảng giải cho Bào Tín nghe về mưu lược tác chiến của mình. Cũng có thể vì quá phấn kích nên lính kỵ binh của Tào Tháo và Bào Tín đã bỏ rơi số lính bộ binh một khoảng cách rất xa, vừa vặn đến bờ sông Vấn Thuỷ. Bỗng trước mặt xuất hiện một toán lính địch khoảng trên một ngàn tên. Tào Tháo đành phải cùng với hơn một trăm kỵ binh của mình ứng chiến. Nhưng bờ sông gồ ghề, kỵ binh không thể xung phong, số bộ binh lại chưa đến kịp, quân số cực kỳ chênh lệch, có khả năng sẽ bị tiêu diệt toàn bộ.
Trong cảnh nguy khốn đó, Bào Tín cho một số nhỏ kỵ sĩ khoẻ mạnh, dũng cảm mở đường máu đưa Tào Tháo ra ngoài, còn mình và số kỵ binh còn lại quyết một trận sống, mái. Tào Tháo phản đối hết mực, nhưng thái độ của Bào Tín rất cương quyết. Quân đội không thể thiếu người chỉ huy. Nhìn vào toàn cục, buộc Tháo phải thừa cơ phá vây ra ngoài. Binh lính ở lại đã chết, Bào Tín cũng chiến đấu tới hơi thở cuối cùng. Năm đó Tín mới có bốn mươi mốt tuổi.
Bào Tín là một nhà hào phú, gia thế tiếng tăm. Trong đoàn quân Quan Đông ít người có tấm lòng như vậy. Vào năm đó, lúc Tào Tháo còn thân cô thể mỏng, Bào Tín đã động viên, nói: - Người thiếu mưu trí thì khó lòng thoát hiểm. Có thể hôm nay rất mạnh, nhưng rồi một ngày nào đấy sẽ thất bại. Người có thể diệt ác phục thiện sau này chính là tướng quân. Hôm nay ngài là tướng quân, mai kia sẽ là người giữ trọng trách lớn!
Người bạn tâm tình ấy, vì sự mạo hiểm thiếu chu đáo của mình, đã chết. Tào Tháo nghĩ lại và rất đau lòng. Tào Tháo cho người tìm kiếm thi thể của Bào Tín mà không được đành nhờ người khắc một tượng gỗư hình Bào Tín, đem sơn son, cúng tế và chôn cất chu đáo. Khi cúng tế, Tào Tháo khóc lóc rất thương tâm, ai ai cũng cảm động đến rơi lệ. Và từ đó, người người càng thêm gắn bó với Tào Tháo.
Để trả thù cho Bào Tín, Tào Tháo quyết phải đánh thắng trận này mới thôi. Tào Tháo tập kết tất cả thanh niên ở Duyện Châu, huấn luyện một thời gian ngắn và cho ra chiến đấu luôn, để tăng thêm kinh nghiệm cho số thanh niên này. Suốt ngày Tào Tháo mình mặc giáp sắt ra tận nơi chỉ huy chiến đấu. Vì thế, quân lính đều hăng hái. Nguồn bổ sung tân binh tăng thêm rất nhiều. Thêm vào đó, còn có các binh lính của Lưu Đại, Bào Tín để lại, khiến cho lực lượng chiến đấu của Tào Tháo ngày càng mạnh hơn.
Ngược lại, quân Khăn vàng tổ chức lỏng lẻo, thiếu hiểu biết về quân sự, nên không thể chống đỡ được những trận đánh rất mạnh của Tào Tháo. Sĩ khí quân Khăn vàng ngày càng giảm sút. Liên tiếp hơn mười trận hội chiến lớn nhỏ vừa qua đã làm cho quân Khăn vàng thở không ra hơi nữa. Tào Tháo cho huy động toàn bộ quân sĩ ra xuất kích, giành thế chủ động, thay nhau tác chiến. Quân của Tào Tháo cơ động nhanh, sĩ khí mạnh mẽ. Trong mấy cuộc hội chiến lớn, Tào Tháo đều giành thắng lợi, khiến cho ý chí chiến đấu của hơn mười vạn quân Khăn vàng gần như tiêu tan hết.
Tào Tháo vốn là người đồng tình với những cuộc nổi dậy của nhân dân. Nếu không vì Bào Tín thì Tào Tháo đã không trừng trị quân Khăn vàng đến nông nỗi này. Đến khi quân Khăn vàng sức đã cùng, lực đã kiệt thì những tình cảm thù hận trong lòng Tào Tháo cũng dần dần nguội lạnh.
Nhân dân khởi nghĩa là vấn đề chính trị, không nên giải quyết bằng vũ lực quân sự. Tào Tháo hiểu sâu sắc điều đó. Chém giết sẽ chỉ yên ắng được một thời. Hễ lơi ra, là phản loạn lại ầm ầm nổi dậy. Vấn đề chính trị phải giải quyết bằng ương pháp chính trị mới có kết quả. Nên khi thế lực của quân Khăn vàng bắt đầu suy yếu, Tào Tháo đã kịp thời an ủi, vỗ về họ.
Thậm chí Tào Tháo công khai nói với các tướng lĩnh quân lính vũ trang rằng:
- Nhiệm vụ lần này có hoàn thành tốt đẹp hay không còn tuỳ thuộc vào điều hiểu biết sau đây: an ủi và vỗ về họ, quan trọng hơn nhiều so với việc truy quét họ.
Tào Tháo thông báo để các lãnh tụ quân Khăn vàng biết điều kiện để hai bên đàm phán tranh thủ đình chiến. Nhưng không phải Tào Tháo chỉ nghĩ đến việc hoà đàm với kẻ thù. Tháo lợi dụng thời gian đình chiến điều động quân đội, bố trí lại những chiến tuyến. Tào Tháo cho tập kết không ít những quân đội tinh nhuệ, xây dựng vô số những phòng tuyến tác chiến.
Không lâu, đàm phán bị vỡ. Lập tức Tào Tháo đã mở rộng hoạt động. Song Tào Tháo hết sức tránh việc chém giết. Bằng sách lược "đuổivịt", tìm cách dồn quân Khăn
vàng vào những cái hố rộng đã đào sẵn, rồi vây lại.
Mùa đông rét buốt đã đến, bộ đội chủ lực của quân Khăn vàng bị vây hãm ở Tế Bắc, dưới tác động liên tục của Tào Tháo, đã hạ vũ khí xin hàng vô điều kiện. Tào Tháo rất vui mừng, tuyên bố bỏ qua quá khứ, người già yếu không còn sức chiến đấu thì cho về quê cày ruộng. Còn hơn ba mươi vạn người khác thì sắp xếp lại, tăng cường huấn luyện, biên chế thành "quân Thanh Châu", chỉ đạo họ lập những đồn điền khai khẩn.
Cứ như thế, không những vấn đề quân Khăn vàng được giải quyết, đồng thời tược rất nhiều sản phẩm nông nghiệp, đóng góp rất lớn vào xây dựng lại nền kinh tế nông thôn đã bị phá sản cuối đời Hán. Nhưng diều quan trọng nhất là, nhờ có quân lính của Bào Tín, Lưu Đại hợp vào, lần đầu tiên Tào Tháo có được một đoàn quân tinh nhuệ nhất trong thiên hạ.
Dẹp yên bọn quân Khăn vàng ở Thanh Châu, khiến sự nghiệp của Tào Tháo có bước tiến rất dài. Dân chúng cũng như toàn bộ quan lại các quận, huyện đều tín nhiệm Tào Tháo. Về thực chất, Tào Tháo đã khống chế được toàn bộ các đoàn quân ở Duyện Châu. Danh tiếng của Tào Tháo được nâng cao. Tháo trở thành một người cạnh tranh có thực lực. Viên Thiệu nhân đó, tiến cử Tào Tháo làm Châu mục Duyện Châu, giúp Tháo trở thành một tay quân phiệt lớn trong vùng.
Mất nửa năm trời mới tiêu diệt được quân Khăn vàng ở Thanh Châu, vậy chức Thứ sử Duyện Châu của Tào Tháo đã ổn định chưa? Thật không ngờ, một phe phái khác ở Trường An đã cử một viên chức tên là Kim Thượng đến làm Thứ sử Duyện Châu. Song Tào Tháo có đồng ý không? Tào Tháo vất vả lắm mới có được Duyện Châu, chẳng nhẽ lại nhường cho người khác dễ như vậy sao? Ngay như Viên Thiệu cũng không muốn Tào Tháo rời bỏ địa bàn đó. Nên khi nghe Kim Thượng dẫn một đoàn người ngựa đến Duyện Châu, Tào Tháo cho quân mai phục ở biên giới, khi thấy Kim Thượng liền chặn đánh. Kim Thượng bị một đòn bất ngờ, hoang mang chạy thẳng đến chỗ Viên thuật, kẻ đối đầu với Viên Thiệu.
° ° °
Đổng Trác chết rồi, thời gian Vương Doãn nắm quyền thì sự đối lập giữa người Quan Đông và bộ máy chính quyền Trường An không còn nữa. Trên thực tế, lãnh tụ các đoàn quân Quan Đông đã quên mất sự tồn của chính quyền. Ngược lại, để bành trướng thế lực, họ xung đột kịch liệt với nhau. Anh em họ Viên đã biến tình thân thành thù địch, họ đối xử với nhau một cách hung hãn hơn bất kỳ ai hết. Viên Thiệu liên kết với lãnh tụ các đoàn quân của bốn châu Ký, Thanh, Duyện, Tinh và đồng minh quân sự với Thứ sử Kinh Châu Lưu Biểu, tất nhiên Châu mục Duyện Châu Tào Tháo là chỗ thân tình của quân Viên Thiệu. Về phía Viên Thuật có: Công Tôn Toản ở phía bắc; Đan Kinh, Lưu Bị là bạn đồng minh với quân của Toản: Thứ sử Từ Châu Đào Khiêm; Thái thú Bắc hải cũng nghiêng về Viên Thuật. Ngoài ra, số binh lính Tôn Kiên để lại, lùi về giữa Giang Đông khi Tôn Sách tuổi còn rất nhỏ. Số này tuy lệ thuộc tập đoàn Viên Thuật, nhưng sẽ không tham gia vào cuộc chống đối trực diện.
Trong thời gian Viên Thiệu và Công Tôn Toản xung đột ở miền bắc, Viên Thuật hiệp đồng với các cánh quân bạn xâm nhập vào biên giới phía nam của Viên Thiệu để hạn chế binh lực của Viên Thiệu. Lưu Bị, Đan Kinh, Đào Khiêm đến đóng quân ở Cao Đường, Bình Nguyên... gây không ít khó khăn cho Viên Thiệu. Là bạn đồng minh, Tào Tháo tự nhiên vất vả lây vì Viên Thiệu. Tào Tháo xuất binh từ Duyện Châu đánh tan liên quân của Lưu Bị, Đào Khiêm tại tây nam Thanh Châu.
Thái thú Nam Dương Viên Thuật biết Tào Tháo là người của Viên Thiệu. Thuật nghĩ: Hiện nay Tào Tháo và Viên Thiệu đã chiếm Duyện Châu, nếu không tìm cách cản trở để Viên Thiệu bành trướng về phía đó, dồn Ký Châu, Duyện Châu, Thanh Châu về một mối thì thật là điều vô cùng bất lợi. Vì thế, Viên Thuật hẹn với Công.Tôn Toản ở miền bắc tiến công Viên Thiệu, còn mình.thì dẫn quân lên bắc tiến công Tào Tháo.
Sau khi đuổi được Kim Thượng, giữ nguyên địa vị của mình ở Duyện Châu, Tào Tháo lo sợ bị Trường An hỏi tội. Trước mắt, lại bị Viên Thuật tiến công, Tào Tháo cảm thấy quá cô đơn. Chức Thứ sử thì chưa được Triều đình công nhận. Đang lúc khó khăn như vậy, Mao Giới người Bình Háo nói với Tào Tháo:
- Ngày nay thiên hạ chia cắt, anh hùng cát cứ. Viên Thiệu và Lưu Biểu tuy có đại quân, nhưng thiếu mưu sâu, nhìn xa trông rộng, chưa có một chút cống hiến nào cho đất nước. Triều đình không có tiền để xây dựng, trăm họ không có tài sản để sinh sống, chính quyền, thể chế như vậy, không thể tồn tại lâu dài. Những người khởi binh vì đại nghĩa sẽ thắng. Những người có địa vị quan chức chính thức mới có đủ tài nguyên. Sách lược của minh công từ nay về sau là phụng mệnh Thiên tử, sai khiến đại thần, cày cấy, chăn nuôi, tích luỹ lương thực. Như vậy, nghiệp bá vương mới thành.
Lúc đó Tào Tháo cũng mong muốn, một ngày nào đấy, mình sẽ là bá chủ như Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công. Nghe Mao Giới nói như vậy, Tháo cảm thấy có nhiều hy vọng. Nhưng làm thế nào là coi trọng nghề nông, phát triển nghề tơ tằm thì chưa biết! Sau này sẽ bàn tới. Đây là một sách lược rất có giá trị, Tào Tháo đã ghi nhớ. Còn việc tôn thờ Thiên tử là việc cấp bách, bằng bất kỳ giá nào cũng phải làm. Tào Tháo định cử ngay sứ giả về Trường An xin triều cống.
Nhưng muốn đến Trường An không phải dễ. Đúng như Mao Giới nói: "Thiên hạ chia cắt" từng người trấn giữ từng vùng, chẳng ai nhường ai, vậy thì việc thông thương, đi lại tránh sao không có trở ngại? Muốn đến Trường An trước tiên phải qua Hà Nội. Tào Tháo đành cho sứ giả đến Thái thú Hà Nội Trương Dương mượn đường. Trương Dương lắc đầu không thuận. May sao có người ở Định Đào là Đổng Chiêu nói giúp:
- Tuy Tào Tháo cùng cánh với Viên Thiệu, đó là hiện tượng tạm thời. Trước mắt thế của Tào Tháo chưa mạnh nhưng Tào Tháo là anh hùng trong thiên hạ, nên kết giao. Lúc này Tào Tháo đang cần ngài giúp đỡ, ngài nên nhân cơ hội này tiến cử Tào Tháo với Triều đình. Nếu công việc trót lọt, sau này ngài sẽ rất có
Trương Dương nghe nói đã xuôi tài, bèn tiến cử Tào Tháo. Đổng Chiêu viết thư gửi Lý Thôi, Quách Dĩ, đề nghị họ tiếp sứ giả của Tào Tháo.
Lý Thôi, Quách Dĩ nhận được thư của Trương Dương, Đổng Chiêu, nhưng lại sợ Tào Tháo còn có âm mưu gì với Hiến đế, bèn cho giữ sứ giả của Tào Tháo. Hoàng môn Thị lang Chung Diêu người Dĩnh Châu nói với Lý Thôi, Quách Dĩ:
- Hiện nay các quan chức châu, quận, không tuân lệnh Triều đình, không được như họ Tào ở Duyện Châu trung thành với vương cung, cho sứ giả đến triều cống, cần phải tiếp đãi tử tế, từ đó động viên kẻ khác, không được khó, dễ với sứ giả của Tào Tháo, khiến thiên hạ phải thất vọng!
Lúc này, Lý Thôi, Quách Dĩ mới nhận lễ vật, ưu đãi sứ giả của Tào Tháo. Địa vị Thứ sử của Tào Tháo coi như được Triều đình công nhận.
Sau khi cho sứ giả của Tào Tháo ra về, đần dần Lý Thôi, Quách Dĩ mới hiểu được lời Chung Diêu là đúng đắn. Hai người hiểu: muốn củng cố chính quyền, cần phải liên hệ với các quan chức ở Quan Đông. Trước đây họ rất bực, vì nghe tin Châu mục Từ Châu Đào Khiêm liên kết với Chu Tuấn để phản đối hai người, nhưng bây giờ họ phải nghĩ cách vỗ về Chu Tuấn như đã vỗ về Tào Tháo.
Trước đây Chu Tuấn và Đào Khiêm từng đã dấy binh chống Đổng Trác. Đổng Trác sai Lý Thôi, Quách Dĩ đánh Chu Tuấn một trận tơi bời. Hiện nay Đào Khiêm liên kết với các tướng lĩnh quanh vùng, bầu Chu Tuấn làm Thái sư, ra thông cáo hiệu triệu Châu mục các nơi khởi binh đánh Lý Thôi, Quách Dĩ, để đón rước Thiên tử. Lý Thôi, Quách Dĩ nghe kế của mưu sĩ Giả Hủ, cho sứ giả mời Chu Tuấn về triều nhận chức Thái phó.
Chu Tuấn tiếp đón sứ giả của Lý Thôi, Quách Dĩ, mới biết Lý Thôi, Quách Dĩ đã tiến cử mình với Hiến đế, phong cho một chức quan to. Trong khi đó Đào Khiêm và những người khác đã tôn Chu Tuấn làm Thái sư, dẫn quân đánh Lý Thôi, Quách Dĩ. Chức "Thái sư" cao sang thật, nhưng vẫn không phải là chức quan do Triều đình bổ nhiệm, đương nhiên chỉ là giả hiệu. Chu Tuấn cảm động với chức vụ mà Triều đình ban tặng, liền quyết định từ chối Đào Khiêm, và nói:
- Nay nhà vua triệu kiến thần, bổ nhiệm làm việc, phải nhanh chóng nhận chỉ, mới là người đại nghĩa.
Đào Khiêm không vui, liền trách:
- Thái sư đã thay đổi, không muốn chống lại bọn Lý Thôi, Quách Dĩ, Phàn Trù phản nghịch, vui lòng cộng tác với chúng hay sao?
Chu Tuấn không hài lòng, trả lời:
- Các ngài đã hiểu lầm ta. Lý Thôi, Quách Dĩ, Phàn Trù là lũ tiểu nhân. Khi có dịp, ta sẽ tiêu diệt chúng.
Đào Khiêm vốn muốn vạch trần ý đồ của Chu Tuấn, nhưng khi biết Chu Tuấn quyết định vào triều nên thôi.
Hôm đó Chu Tuấn đến Trường An gặp Lý Thôi. Hôm sau Hiến đế bổ nhiệm ông chức Thái phó.
Kế hoạch Đào Khiêm cử ông cầm đầu đi đánh Lý Thôi và Quách Dĩ đành bỏ dở.
° ° °
Năm Sơ bình thứ ba, là năm sự nghiệp cá nhân của Tào Tháo có nhiều thành công cực kỳ lớn lao. Một là Tào Tháo đã nắm trọn quyền chi phối Duyện Châu; hai là bằng phương pháp vừa đánh vừa xoa, Tào Tháo đã thu được ba mươi vạn quân Thanh Châu, bổ sung cho lực lượng lớn mạnh của mình; ba là đã tiếp thu được nhiều ý kiến rất hay của Mao Giới, tuy chưa thực hiện được hết, nhưng mọi việc làm của mười năm sau đó đều theo nguyên tắc chỉ đạo của Mao Giới "Phụng mệnh Thiên tử" và "lập đồn điền nuôi quân"; bốn là việc Tào Thực ra đời có ảnh hưởng quan trọng đến văn phong kiến an sau này.
Năm Sơ Bình thứ tư, đoàn quân của Tào Tháo vừa được biên chế xong vào cuối năm ngoái, là một thách thức quan trọng đối với binh lính của Viên Thiệu - một chủ lực của quân Quan Đông.
Bình định xong Duyên Châu, Tháo đem quân trực thuộc đóng tại Chân Thành. Lúc đó, tình hình đối kháng giữa các cánh quân nam, bắc Quan Đông trở nên cực kỳ phức tạp. Thứ sử Kinh Châu Lưu Biểu tăng thêm áp lực đối với binh lính của Viên Thuật đóng tại biên giới phía đông bắc châu, quận, cắt đứt mọi tài nguyên, quân nhu. Viên Thuật, bất đắc dĩ, phải dời sang Duyện Châu, xâm nhập vào địa bàn của Tào Tháo.
Lính chủ lực của Viên Thuật đóng tại thành Phong Khâu. Viên Thuật liên hệ với tàn quân ở Hắc Sơn sau khi bị quân Tào đánh bại và quân lính Vuphula của Hung Nô, hòng với mấy cánh quân từ phía tây công kích Tào Tháo.
Sau khi bố trí xong, Viên Thuật phái Khiển bộ tướng Lưu Tường, dẫn quân tiên phong tiến gần tới Chân Thành, nơi binh lính trực thuộc của Tào Tháo đóng quân đNhiêu chiến. Nhưng Lưu Tường tỏ ra khiếp sợ trước khả năng tác chiến của Tào Tháo, nên khi đến Khuông Đình bờ phía nam sông Bộc Thụy bèn hạ trại, không dám tiến thêm.
Tào Tháo nhận được những tài liệu do thám quân đưa về, phân tích cẩn thận thì thấy binh lính Viên Thuật có thể chia thành ba mũi tiến công Chân Thành. Tào Tháo đoán được mục đích của Viên Thuật là bằng một cú đánh cực mạnh, khiến cho binh lính các quận, huyện khác không thể hỗ trợ cho quân Tào, khiến Tào Tháo bị cô lập hoàn toàn.
Tào Tháo nghĩ phải đánh tan nhuệ khí của kẻ thù, giành quyền chủ động. Tháo đã thấy rõ nhược điểm của quân Viên Thuật. Quân tiên phong của Lưu Tường tuy trong thế dụ chiến, nhưng đóng quân ở Khuông Đình là một sai lầm to lớn.
Từ Khuông Đình đến Trần Lưu nơi có quân chủ lực của Viên Thuật ngắn hơn từ Chân Thành đến Khuông Đình khoảng một ngày đường đi bộ. Nhưng quân Tào chỉ cần vượt sông Bộc Thuỷ là có thể trực tiếp công kích Khuông Đình. Còn quân của họ Viên từ Trần Lưu phải vượt sông Thư Thuỷ, sông Biện Thuỷ, sông Nam Tế Hà, Bắc Tế Hà mới đến được Khuông Đình. Vượt sông là một việc hết sức khó khăn trong phương thức hành quân thời đó. Nếu như quân Tào hành quân cấp tốc thì sẽ đến Khuông Đình sớm hơn nhiều so với quân chủ lực của họ Viên. Quân lính của Hắc Sơn, của Vuphula còn ở xa hơn nữa, chờ đến khi chúng tới, có lẽ trận đánh đã kết thúc từ lâu!
Sau khi phân tích kỹ nhược điểm trong bố cục quân sự của họ Viên, Tào Tháo đã nắm chắc phần thắng trong tay. Tào Tháo nghĩ ngay đến một câu trong binh pháp: biết
người biết ta, trăm trận trăm thắng. Hiện nay Tào Tháo đã đạt tới trình độ cao trong chiến tranh
Căn cứ vào tình hình đó, Tháo quyết định, bất ngờ đánh úp quân họ Viên.
Trước đây và cũng như sau này, rất nhiều lần, Tào Tháo thích tấn công theo kiểu này, vì nó hợp với khẩu vị của Tào Tháo. Đấy cũng là biểu hiện tác phong quân sự và tính cách đặc trưng của Tào Tháo. Gan dạ, có trí tuệ, nhiều mưu lược, tất cả những ưu điểm đó khiến Tào Tháo rất thích lối đánh bất ngờ, đánh úp và thường là thành công.
Lần này, Tào Tháo cũng quyết định sẽ đánh úp quân Viên Thuật.
Tào Tháo cử Tuân Úc công khai tập kết các quân đoàn quận, huyện ở Duyện Châu về Chân Thành. Treo cờ, gióng trống, làm như kiểu bố phòng toàn diện và luyện tập, làm cho ai nấy từ rất xa đã nghe thấy, nhìn thấy. Viên Thuật cử thám tử đi nghe ngóng tình hình. Thám tử cho rằng quân Tào đang biên chế theo quy mô lớn, chuẩn bị đánh hội chiến. Viên Thuật nghe xong không nghi ngờ gì cả.
Cùng lúc ấy, Tào Tháo dẫn quân trực thuộc, yên hơi, lặng tiếng, bí mật hành quân đến bờ sông Bộc Thuỷ. Tào Tháo thường tự mình tham gia vào những khâu then chốt. Tào Tháo muốn nắm chắc từng bước tiến, thoái của nước cờ quan trọng, không để bất kỳ ai thay chân mình. Không phải vì họ không làm được, mà vì nếu giao cho người khác những việc then chốt như thế này, Tào Tháo hoàn toàn không yên tâm. Mỗi khâu mấu chốt quan hệ đến sự thắng bại của toàn quân. Thường xẩy ra nhiều tình huống khẩn cấp, phải có người mưu trí, quyết đoán khác thường mới ứng phó kịp.
Hiện không ai biết quân chủ lực của Tào Tháo đã đến bờ sông Bộc Thuỷ. Bước thứ nhất đã thành công. Vì trên đường đi, Tháo lệnh cho binh sĩ cuốn cờ, cất trống, không được nói to. Tào Tháo cho quân đi theo những con đường vắng vẻ, nhỏ hẹp. Đồng thời còn tung ra nhiều thám tử bí mật dò xét những người khả nghi và giữ lại, bất kể người đó là ai. Làm như vậy mới giữ được bí mật tuyệt đối.
Đã có mười chiếc thuyền để ở bờ sông Bộc Thuỷ. Tào Tháo chia quân trực thuộc thành hai mươi tổ, ngồi thuyền sang sông thành hai đợt rất có trật tự. Chẳng may có người rơi xuống nước, ai nấy vẫn bình tĩnh, vài người bơi giỏi nhảy xuống cứu, không cần phải dừng thuyền lại. Từ những việc nho nhỏ như vậy, Tào Tháo đã suy nghĩ rất kỹ và lo liệu chu tất.
Sau khi sang sông, binh lính lại tập hợp theo bốn cánh quân như trong kế hoạch. Tào Tháo cưỡi trên một con ngựa cao to và khoẻ mạnh, nhìn khắp lượt quan quân của mình. Nhìn thấy tướng sĩ tinh thần phấn chấn, ai nấy tỏ ra sẵn sàng chiến đấu, Tào Tháo mừng rỡ vung roi ngựa, mọi người nhanh chóng tiến lên trước.
Khuông Đình ở ngay trước mặt, đã nhìn thấy doanh trại và cờ xí. Lúc này không thể vừa tiến vừa giấu quân được nữa, nên Tào Tháo hô lớn:
- Hỡi các tướng sĩ, Khuông Đình đã ở ngay trước mặt, hãy giữ nguyên vị trí, chia làm bốn mũi, bắt đầu tấn công. Xung phong!
Chờ đến khi bọn lính canh kịp nhìn thấy chữ "Tào" trên ngọn cờ đại tướng thì quân lính của Tào Tháo, giống như một đám mây đen, ùn ùn kéo tới. Tiếp đó là những tiếng hô chém giết rền vang như tiếng sấm chớp trong những ngày giông bão.
Lưu Tường ngồi trong trướng chờ chỉ thị mới của Viên Thuật, bỗng nghe tiếng quân reo hò vang dội, còn chưa biết chuyện gì, đang định cử người ra xem, đã thấy lính canh lao vào như một mũi tên và hét lớ
- Quân Tào đã đến.
Lưu Tường thất kinh, không dám tin là như vậy. Lưu Tường sở dĩ đóng quân ở Khuông Đình là muốn cách xa Tào Tháo, một con người dũng cảm và thiện chiến. Lưu Tường đang chờ chỉ thị của Viên Thuật, đang chờ phối hợp cùng quân chủ lực của Viên Thuật rồi mới tiến công. Nhưng quân Tào đã xuất hiện ở trước mặt là thế nào? Trong lúc hoang mang Lưu Tường hỏi lại tên lính gác:
- Có đúng như vậy không? Có đúng như vậy không?
Người lính gác lại báo:
- Quân Tào đến rồi!
Lưu Tường không thể không tin, và cuống quít kêu gọi tướng sĩ ra ứng chiến, song mọi việc đã muộn! Quân Tào như một mũi giáo sắc nhọn, từ nhiều phía thọc vào doanh trại, làm cho quân của Lưu Tường tan tác. Mọi người lo chạy cho nhanh, còn ai mà nghênh chiến? Lưu Tường cùng mấy người tuỳ tùng xông ra ngoài, bán sống bán chết, chạy thật xa mới hoàn hồn! Nhìn thấy quân lính bị diệt sạch, Lưu Tường không biết nên về chỗ Viên Thuật, hay đi đến một nơi nào khác? Lưu Tường tận mắt nhìn thấy năng lực tác chiến của Tào Tháo, và cho đến bây giờ vẫn chưa hiểu vì sao Tào Tháo có thể xuất hiện đột ngột như vậy. Lưu Tường không thể không nghĩ đến mấy chữ "thiên binh thiên tướng". Xem ra Viên Thuật có phải là đối thủ của Tào Tháo không?
Lưu Tường vừa lắc đầu vừa thở dài...
Tào Tháo không đuổi theo Lưu Tường. Quân lính tan rã hết thì Lưu Tường cũng không còn quan trọng. Cái chính hiện nay là Tào Tháo phải tập trung tinh lực để đối phó với quân chủ lực của Viên Thuật.
Tháo lệnh cho binh sĩ dọn dẹp chiến trường xong, sẽ bố trí ngay thế trận, chuẩn bị chờ quân chủ lực của Viên Thuật đến. Còn Tuân Úc ở Chân Thành tập kết phần lớn quân Duyện Châu để Tào Nhân thống lĩnh dẫn đến Khuông Đình.
Tất cả những cái đó đều do Tào Tháo sắp đặt từ trước. Tháo biết rằng: sau khi lấy được Khuông Đình, quân chủ lực của Viên Thuật thể nào cũng đến công kích. Nếu chỉ dựa vào số quân lính đánh lén trấn ở Không Đình thì không đủ, cần phải có viện binh tăng viện kịp thời, nên việc Tào nhân dẫn quân đến Khuông Đình là bước một.
Viên Thuật hết sức kinh ngạc khi biết tin Khuông Đình thất thủ. Nhưng nghĩ cho cùng, đó cũng là điều tất nhiên. Với lối dùng binh mưu mẹo của Tào Tháo, lẽ nào Tháo lại không đánh vào Khuông Đình? Chỉ tiếc là ban đầu không nghĩ tới.
Viên Thuật phán đoán, chủ lực quân Tào chính là quân của Tào Nhân, Tào Tháo sẽ hành động theo quân chủ lực, cơ bản không phải ở Khuông Đình. Sau khi phán đoán như vậy, Viên Thuật dẫn quân bản bộ lần lượt vượt qua bốn con sông chuẩn bị một trận sống mái với quân Tào. Viên Thuật cho rằng ở Khuông Đình chỉ là số quân tiên phong thông thường. Quân lính ở Khuông Đình không nhiều tất phải chờ quân chủ lực đến, mới dám phối hợp công kích. Nhanh trí như Tào Tháo, nhìn thấy phương hướng tiến quân của Viên Thuật, đã thấy ngay ý đồ của họ Viên, nên Tào Tháo rất vui mừng. Thế rồi Tào Tháo phòng thủ Khuông Đình nghiêm ngặt hơn, còn làm ra vẻ ít người rất sợ bị tập kích. Tào Tháo cố làm sao để Viên Thuật biết được và có những đánh giá sai lầm. Mặt khác Tào Tháo chuẩn bị một kế hoạch đối phó với Viên Thuật rất chu đ
Tào Tháo quyết định lại bất ngờ đánh úp quân Viên Thuật.
Căn cứ vào những phân tích của mình, Viên Thuật chỉ chú ý đến quân lính của Tào Nhân, không để ý gì đến số quân phòng thủ ở Khuông Đình. Viên Thuật cho rằng sau khi tiêu diệt xong số quân chủ lực, sẽ quay lại thu dọn nốt số quân ít ỏi ở Khuông Đình cũng chưa muộn. Viên Thuật không ngờ Tào Tháo lại ở Khuông Đình, không ngờ Tào Tháo lại bất ngờ đánh úp, và càng không ngờ số quân đánh úp đó đã có mặt ở Khuông Đình.
Để đối phó với quân chủ lực chỗ Tào Nhân, Viên Thuật cùng đại bộ phận số lính vượt sông Bắc Tế Hà, trong khi trận thế chuẩn bị chưa xong, thì từ Khuông Đình, một đạo quân đầy sát khí. xông tới chém giết. Viên Thuật hoang mang thực sự. Khuông Đình được biết quân ít, lo sợ bị đánh, tại sao trong chốt lát từ bị động chuyển thành chủ động nhanh như vậy? Viên Thuật còn nhìn thấy Tào Tháo ngồi trên mình ngựa đang vẫy quân xông lên.
Khi biết mình phạm sai lầm nghiêm trọng, Viên Thuật cảm thấy lúng túng, không buồn nghênh chiến, mà vội vã cho quân lính rút về phía tây. Quân họ Viên rút đến tận thành Phong Khâu, gần Ô Trạch mới nghỉ.
Viên Thuật chỉnh đốn lại đội ngũ, bố trí phòng tuyến tác chiến. Đang như vậy, lại có người đến báo, quân Tào đang đuổi đến nơi. Không ngờ rằng với một dúm quân ít ỏi, quân Tào lại có thể truy đuổi đại quân của họ Viên.
Viên Thuật liền chửi:
- Cái thằng A Man thật là điên rồ!
nhanh chóng lên bờ thành nhìn xuống.
Không nhìn thì không sao, càng nhìn càng sợ. Phong Khâu Thành hiển nhiên đã bị vây kín. Binh lính vây thành chờ trận đánh đang hát vang những bài ca chiến đấu.
Viên Thuật mất hết lòng tin, không làm sao biết được quân Tào có bao nhiêu người. Viên Thuật thấy không thế khinh địch, phải nhanh chóng thoát khỏi quân Tào, về sau hẵng hay.
Thế rồi, Viên Thuật tập hợp một số quân tinh nhuệ, chạy ra khỏi cửa thành phía đông. Thực ra quân Tào có ít, nhưng nhờ có sĩ khí, biết cách bố trí mà nên chuyện. Bởi vậy khi Viên Thuật xông ra khỏi cổng thành phía đông, quân Tào không thể ngăn cản nổi, chưa nói đến Viên Thuật còn có ngần ấy quân lính tinh nhuệ hộ tống.
Ra khỏi thành, Viên Thuật nhằm về hướng đông nam, chạy một mạch hơn một trăm năm mươi dặm, vượt sông Nam Tế Thuỷ, Biện Thuỷ, Thư thuỷ đến tận Tương Ấp.
Trong lúc Viên Thuật chưa kịp hoàn hồn, quân Tào, nhanh như gió, đã đuổi tới nơi. Nhìn thấy quân Tào, Viên Thuật sợ đến mất mật, bèn rời Tương Ấp chạy thẳng tới thành Thái Thọ, là một khu thành khá kiên cố, và treo biển miễn chiến.
Viên Thuật dẫn quân tháo chạy hàng hai trăm dặm đường, quân địch lại đuổi gấp phía sau, nên đại bộ phận quân của họ Viên đã tẩu tán gần hết. Cuối cùng đến thành Thái Thọ quân số chỉ còn một phần ba. Ngược lại, số quân Tào truy kích Viên Thuật hợp với quân Duyện Châu của Tào Nhân, cộng thêm biên chế từ số tù binh, đã trở thành một đội quân chiếm ưu thế tuyệt đối về số lượng.
Thành Thái Thọ rất kiên cố, gần đây được tu s, nên hạ được thành không phải là chuyện dễ. Viên Thuật định cố thủ, để nghỉ ngơi. Nhiệm vụ chủ yếu của số quân còn lại là cố thủ, giữ thành chắc chắn. Khi cảm thấy yên tâm, Viên Thuật mới suy nghĩ kế sách đối phó với Tào Tháo. Viên Thuật phân tích một loạt hành động của Tào Tháo, thấy Tháo có kỹ xảo cao siêu về chỉ huy quân sự. Thêm vào đó là hàng loạt các tiểu xảo bố trí, khiến mọi người nhìn không ra những điểm chính yếu. Đó là điểm thật đáng quí cho những người cầm quân.
Viên Thuật suy nghĩ về những ý đồ sắp tới của Tào Tháo. Tháo sẽ còn giở những trò gì đây? Chỉ vậy, mà không đánh chăng? Hay để cho hết lương thảo, lâu dần không đánh mà sẽ thắng? Hay lại bất ngờ, đánh úp? Viên Thuật suy nghĩ đến tất cả các khả năng, biết bệnh mới tìm được thuốc. Về lương thảo thì không đáng sợ. Thành Thái Thọ, lương thảo đầy đủ, một hai năm dùng cũng chưa hết. Và trong một thời gian dài như vậy, chẳng lẽ lại không tìm được kế gì đối phó lại với Tào Tháo hay sao? Huống hồ Viên Thuật còn có quân lính ở vùng Phong Khâu...
Nhưng Viên Thuật không thể đoán biết được hành động tiếp theo của Tào Tháo. Tào Tháo sẽ không đánh úp thành Thái Thọ. Không phải chỉ vây mà không đánh. Tào Tháo sẽ làm một chuyện và Viên Thuật không thể ngờ tới.
Thành Thái Thọ ở gần sông Tuy Thuỷ, địa thế lại rất thấp. Vào cuối xuân, băng tuyết ở vùng thượng lưu tan, làm nước sông dâng lên đột ngột. Tào Tháo đang nghĩ kế để đánh đuổi Viên Thuật như thế nào đây thì bỗng một kế hay chợt đến, khiến Tào Tháo vui mừng, nói lớn:
- Có rồi, có rồi!
Ngày hôm sau, Tào Tháo cho nhiều binh lính đến tận thượng du sông Tuy Thuỷ gánh đất, khuân đá ngăn chặn dòng chảy. Binh sĩệc hăng hái, tinh thần lao động rất cao, tin tức truyền đi rất xa.
Có một thám tử báo tin với Viên Thuật:
- Quân Tào đã ngăn đê, đắp đập, chắn mất dòng chảy của sông Tuy thuỷ. Sau này sẽ phá đê, dòng nước như thác chảy, sẽ cuốn trôi cả thành Thái Thọ.
Viên Thuật gào lên:
- Hỏng hết rồi! Không ngờ Tào Tháo lại làm một việc hung ác đến như vậy!
Không thể ở đây được nữa, Viên Thuật liền lệnh cho toàn quân nhanh chóng ra khỏi thành...
Như mệnh lệnh chưa truyền đi, thì thám tử lại đến báo:
- Con đê trên thượng du sông Tuy Thuỷ đang được kéo dài và nâng cao. Tào Tháo còn cho thêm người lên đắp đê.
Viên Thuật càng rối, đứng dậy nói:
- Đi ngay, e chậm sẽ không kịp!
Thế rồi Viên Thuật cùng quân lính tả, hữu rời khỏi thành Thái Thọ, lên thuyền gỗ, qua sông Tuy Thuỷ chạy về thành Ninh Lăng có độ cao tương đối.
Tào Tháo thấy rất rõ từng hành động của Viên Thuật. Tào Tháo cho người lên thượng du ngăn cản dòng chảy của sông Tuy Thuỷ, làm ra vẻ sẽ phá đê để nước cuốn trôi thành Thái Thọ, mục đích là đánh lừa Viên Thuật, làm cho Thuật sợ mà phải ra đi. Bởi vậy khi Viên Thuật ra khỏi Tháo không hề cản trở.
Lúc này Viên Thuật đã ra khỏi thành Thái Thọ đúng như ý Tào Tháo. Nhưng không vì thế mà Tào Tháo bỏ qua, Tháo lại cho quân truy đuổi gấp.
Tào Tháo cho quân qua sông Tuy Thuỷ, đuổi đến thành Ninh Lăng, cho quân vây thành. Thấy thế Viên Thuật lại bỏ thành mà chạy.
Lần này Viên Thuật không còn tâm lý cầu may, không những chạy ra khỏi địa giới Duyện Châu, mà còn vượt qua cả Dự Châu quen thuộc, về tận sào huyệt cũ là thành Dương Châu. Tốc độ truy kích của Tào Tháo làm Thuật sợ phát khiếp, đành vội cho quân vượt Trường Giang đến thành Cửu Long. Lúc này Thuật mới biết mình hồn phách vẫn còn, sinh mạng chưa mất.
Như vậy, Viên Thuật từ Khuông Đình rút về Phong Khâu, vượt qua Tương Ấp, Thái Thọ, Ninh Lăng, cuối cùng là thành Cửu Dương.
Viên Thuật đã rút chạy trên đoạn đường dài hơn sáu trăm dặm, thật là không tiền khoáng hậu. Một lãnh Tư Lệ quân Quan Đông ở miền nam bị đoàn quân mới biên chế của Tào Tháo đánh cho thảm bại là một điều kinh khủng. Mọi người nhìn Tao Tháo bằng con mắt khác thường.
Cuộc truy kích lần này của Tháo cũng rất vất vả. Lúc đầu, số quân của hai bên chênh lệch rất lớn. Quân lực của Viên Thuật cũng nhiều hơn gấp bội. Ưu thế của Tào Tháo chỉ là lòng quyết tâm và sự chuẩn bị chu đáo. Tháo không sợ quân số đối phương đông hơn, Tháo tìm cách đối phó. Tháo biết rằng đánh trực diện sẽ không bằng khéo đấu trí, bằng chiến thuật về tâm lý. Trước tiên phải bất ngờ, đánh úp giành ưu thế. Tiếp đó là một cuộc "truy kích dài sáu trăm dặm", tốc độ chóng mặt, làm cho Viên Thuật không kịp bầy mưu tính kế. Nhìn thế hành quân của hai bên biết ngay, quân Tào không hề muốn tiêu diệt quân Viên, chỉ muốn làm tiêu tan sĩ khí của quân Viên Thuật mà thôi. Mấy lần bao vây lần nào Tào Tháo cũng để một đường rút cho Viên Thuật. Nói chung, Tào Tháo truy kích làm cho Viên Thuật phải khiếp sợ.
Có một lần, vì phải truy kích cấp tốc, suốt một ngày một đêm, chiến sĩ không có một giọt nước để nhấp giọng. Hôm đó mặt trời chói chang, khí trời cuối xuân đầu hạ trở nên oi bức, tướng sĩ mồ hôi nhễ nhại, miệng khô lưỡi đắng, suốt mười dặm đường không tìm đâu ra một giọt nước. Ai nấy, cuống họng khô cong, trong lòng như có lửa đốt, đầu óc mê man, chân bước nặng nề. Tào Tháo cho người tìm nước ở khắp nơi nhưng đều không có. Cuộc truy kích rất gấp, không thể dừng lại nghỉ ngơi, vậy phải làm thế nào?
Lúc đó, nhân có một tên lính đi tìm nước phóng ngựa trở về, trong đầu Tào Tháo vừa lóe lên một tia sáng, Tào Tháo phóng ngựa ra đón và hỏi:
- Mày vừa nhìn thấy ở đằng kia có một rừng mơ phải không?
Người lính ngẩn ra, không hiểu được ý nghĩ của Tháo, đành ấp a, ấp úng. Tào Tháo chỉ chờ có thế, bèn quay ngựa lại, tay chỉ chênh chếch về phía sau, hét tướng lên với mọi người.
- Hỡi các chàng trai! Đã tìm thấy một rừng mơ ngay trước mặt. Cây nào cây ấy trĩu quả mọng nước chua chua. Mọi người đi nhanh hái những quả mơ, giải khát...
Vừa nói xong; quân lính đã hoan hô rầm trời, nước miếng ứa ra trong miệng, tinh thần phấn chấn.
Nào có ai được ăn mơ, nhưng một khi tâm lý được kích thích, tướng sĩ đều hết cơn khát. Câu chuyện "nhìn giải khát" còn truyền mãi đến muôn đời sau.
Từ câu chuyện này, thấy ngay Tào Tháo là người rất sành về mặt tâm lý. Làm một nhà chỉ huy quân sự, không nên chỉ coi trọng nhân tố vật chất, phải coi trọng cả nhân tố tinh thần. Trong một chừng mực nào đó, nhân tố tinh thần còn có vai trò chủ đạo. Không thể tách rời hai nhân tố. Hiểu được tâm lý sẽ biết cách phát huy nhân tố tinh thần như thế nào.
Có thể nói, Tào Tháo là người mở đường sớm nhất về mặt này. Vì thế binh lực tuy ít nhưng vẫn làm cho Viên Thuật khiếp sợ. Về phương diện nắm vững và phát huy tính tích cực của binh lính Tào Tháo là người có tài, ít ai sánh kịp.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook