Tào Tháo Thiên Bá
Chương 14

Con út Viên Thiệu vừa khỏi bệnh.

Viên Thiệu dẫn đại quân đi đánh Tào Mạnh Đức. Tháng giêng, năm Kiến An thứ năm, mọi việc chuẩn bị đã xong. Kể từ lần đầu bàn chuyện đánh Tào đến nay đã tám tháng ròng. Điền Phong bị giam trong ngục cũng vừa tròn tám tháng.

Được tin Viên Thiệu quyết tâm đánh Tào, Điền Phong đã khóc:

- Tào Tháo vừa phá Từ Châu, chiêu hàng Trương Tú, có thế chẻ tre. Chúa công như miếng mồi ngon trước mặt hổ đói, sẽ bại mất thôi!

Thiệu lập tức cho người nói đến tai Điền Phong:

- Hắn biết gì? Nếu ta cứ giết hắn thì chắc cỏ đã xanh mồ.

Điền Phong nắm tay vào song sắt gào thét:

- Quan Độ sẽ là nấm mồ chôn vùi tướ

Quách Đồ nói:

- Thằng này dám to mồm, để ta chặt tay của hắn!

Một tên lính vung dao chém xuống, đứt gọn ba ngón tay của Điền Phong. Viên Thiệu tiến quân trong tiếng mắng chửi, gào khóc của Điền Phong.

Quân Viên Thiệu được biên chế như sau:

Nam chinh thống soái: Viên Thiệu

Thống soái bộ tham mưu: Hứa Du, Tuân Kham.

Tướng lĩnh quân đội: Triệu Dung, Mạnh Đại, Cao Lãm, Trương Cáp, Tưởng Kỳ, Hàn Mãnh.

Tiền quân ra lệnh: Thư Thụ

Trung quân tư lệnh: Quách Đồ

Hậu quân tư lệnh: Thuần Vu Quỳnh

Tiên phong tổng chỉ huy: Nhan Lương, Văn Sú

Lê Dương tiền tiêu tư lệnh: Tưởng Nghĩa

Thanh Châu quân tổng tư lệnh: Viên Đàm (con cả Viên Thiệu)

Tinh Châu quân tổng tư lệnh: Cao Cán (con rể)

Dự bị đội: Hàn Tuân

Kỵ binh người Hồ: Khoảng một vạn tên.

Đóng giữ Ký Châu quân tổng tư lệnh: Phùng Ký

Nghiệp Thành (đại bản doanh) lưu thủ tư lệnh Thẩm Phôi.

Quân đoàn tổng cố vấn: Lưu Bị

Mục tiêu cuối cùng của Thiệu là Hứa Đô. Quân Thiệu xuất phát từ Nghiệp Thành đến tuyến trước là Lê Dương. Sau đó, từ bến Bạch Mã hoặc bến Diên Tân, vượt sông Hoàng Hà, qua Toan Tảo, vượt Âm Câu Thuỷ, Bắc Tế Thuỷ đến Dương Vũ, vượt tiếp Quan Độ Thuỷ, Cừ Thủy, một mạch xuống phía nam, đến Hứa Đô. Đó cũng là phòng tuyến quan trọng, mặt trước quân Tào. Quận Hà Nội khu Tư Lệ và Thanh Châu là hai cánh tả hữu trợ chiến cho chiến trường chính.

Từ Nghiệp Thành đến Hứa Đô phải mất khoảng mười bảy ngày, mỗi ngày hành quân ba mươi dặm.

Viên Thiệu hỏi Huyền Đức:

- Tuyến phòng thủ yếu nhất của quân Tào là đâu?

Lưu Bị nói:

- Quân Thanh Châu của Tang Bá là cánh trái yếu nhất của quân Tào.

Hứa Du nói:

- Cho quân của Viên Đàm đột phá cánh phải, Chúa công đánh vào chính diện, đồng thời uy hiếp, tiêu diệt cánh trái quân Tào, quân ta giành thế chủ động trên đất địch.

Viên Thiệu nghĩ giá trước đây giúp Bị giữ được Từ Châu, chắc phòng tuyến phía đông đã mạnh hơn.

Viên Thiệu nắm tay Lưu Bị nói ra điều đó. Bị cảm động vô cùng. Bị nói:

- Chúa công đừng nghĩ ngợi. Chúng ta đang đưa quân đánh vào sào huyệt giặc Tào đấy thôi!

Ý đồ tác chiến của Viên Thiệu càng cụ thể hơn.

Một là: dốc toàn lực công kích quân Vu Cấm ở bến Diên Tân. Nếu Vu Cấm tan rã hoặc rút lui, Trình Dục ở Quyên Thành bị cô lập, cắt đứt quan hệ giữa quân chủ lực Tào và quân Thanh Châu của Tang Bá. Như vậy Viên Đàm hoàn toàn chủ động ở Thanh Châu.

Hai là: Phái người về quê hương Nhữu Nam kêu gọi bà con nổi dậy, đề nghị các đạo quân Dự Châu tham gia.

Quân Tào bị đánh từ nhiều mặt, quân sĩ hoang mang, mất hết chí khí chiến đấu.

Ba là: Liên minh với Lưu Biểu ở Kinh Châu, làm áp lực với quân Tào từ phía Dự Châu.

Sông Hoàng Hà có từ ngàn xưa. Nước sông từ đâu ầm ầm đổ về, rồi lại cuồn cuộn chảy đi. Con sông như một cây bút đầy mực, viết nên trang sử khốn khổ đầy máu và nước mắt của dân tộc. Anh hùng thành công, thảo khấu thất bại; ngọn cờ của người thắng, nước mắt của người thua xen lẫn vào nhau đã được nước sông Hoàng Hà xoá sạch tự bao giờ. Nước sông từ trên trời rơi xuống, và cuồn cuộn trôi ra biển không hề quay lại.

Đêm đến, Hoàng Hà dịu dàng là thế, như đứa trẻ ngủ ngon trong nôi. Ban ngày nước sông chảy rì rầm như những lời ru của mẹ.

Đoàn người của Tào Mạnh Đức đang quan sát Quan Độ Khẩu ở hạ lưu sông, nơi gặp nhau giữa Hà Nam và Hà Bắc. Trước đó, Tháo đã lấy công thay thủ, chống lại khả năng uy hiếp của Viên Thiệu. Vừa phòng thủ, vừa linh hoạt điều động, khi phát hiện khẩu yếu của Thiệu, có thể đánh vận động, đánh đột kích, quấy rối quân tiên phong và phòng tuyến tiền tiêu của Thiệu. Đó là tư tưởng quan trọng trong chiến lược của Tháo.

Thiệu bắt đầu nam chinh. Quân Tháo tập kết ở chiến trường chính Duyên Châu. Biên chế gồm:

Thống soái: Tào Tháo

Tổng tham mưu: Tuân Úc, Quách Gia

Trưởng quan hành chính: Giả Hủ

Hậu cần chi viện chỉ huy: Lưu Việp, Nhiệm Tuấn.

Cấm vệ đội trưởng: Hứa Chử

Thị vệ chỉ huy đội chỉ huy: Tào Hưu, Tào Chân.

Tổng đốc quân trưởng: Hạ Hầu Đôn

Trực hạt quân đoàn chỉ huy tướng: Trương Liêu, Quan Vũ, Từ Hoảng, Nhạc Tiến, Trương Tú.

Đặc biệt khu, Quan Độ hành dinh chỉ huy: Tào Hồng

Quyên Thành thủ bị tư lệnh: Lưu Diên

Diên Tân đặc di chi đội tư lệnh: Vu Cấm

Kỵ binh đoàn tư lệnh: Tào Mạnh Đức kiêm nhiệm...

Tào Mạnh Đức thành lập ba đạo quân độc lập nhằm chống lại các chiến tuyến ở phía đông và tây của Thiệu.

Quân đoàn Thanh Châu tư lệnh là Tang Bá, có khả năng tác chiến độc lập, làm áp lực với Viên Đàm cánh trái quân Thiệu.

Đạo quân khu Tư Lệ: Tư lệnh là Tào Nhân. Là quân dự bị. Khả năng tác chiến độc lập cao.

Đạo quân thường trú ở Hà Nội: Tư lệnh là Ngụy Trọng, độc lập tác chiến, khống chế quân lính Cao Cán, cánh phải quân Thiệu. Còn có một sô người đóng tại đại bản doanh ở Hứa Đô

Chủ soái ở đại bản doanh: Tuân Úc, Quân của Hạ Hầu Đôn lo chi viện, phòng vệ, có ba tướng Lý Điển, Sử Hoán, Hàn Đạo cùng phối hợp.

Phòng vệ khu thủ đô tư lệnh: Lý Thông, giữ phần đất phía tây nam khu Kinh Châu.

Nhữ Nam khu phòng vệ: cử Nhữ Nam quận Thái thú Mãn Sủng phụ trách, đề phòng Nhữ Nam nổi dậy hưởng ứng với Thiệu.

Quách Gia nói trước:

- Quân Thiệu phải vượt Hoàng Hà mới tổng công kích được

Tuân Úc nói:

- Quân tiền tiêu của Thiệu đóng ở Lê Dương. Quân ta ở Quyên Thành. Bởi vậy Quyên Thành, Bạch Mã, Diên Tân đều có thể là chiến trường chính.

Tháo hỏi:

- Tướng tiên phong của Thiệu là ai?

- Là Nham Lương, Văn Sú. Hai người này sức địch muôn người. - Tuân Úc nói.

Tháo nói:

- Nhan Lương, Văn Sú dũng mãnh như anh em Hạ Hầu. Loại này không nên để độc lập tác chiến hoặc đánh tiên phong.

- Ta phải bàn xem đâu là chiến trường chính.

Quách Gia nói:

- Chỉ cần chặn đứng quân Thiệu ở Diên Tân và Quyên Thành. Chủ lực của Viên Thiệu sẽ chọn Quan Độ làm đột phá khẩu.

Khi hai người đang trò chuyện, Tháo nghĩ đến Quan Độ Khẩu. Độ Khẩu mênh mông, phía bắc là sông Độ Thuỷ, phòng thủ tiện lợi, hai bờ nam, bắc là cánh đồng rộng địa thế bằng phẳng, đánh bằng kỵ binh rất hợp. Từ Lê Dương đến Quan Độ, quân Thiệu phải vượt qua Hoàng Hà, Âm Câu Thuỷ, Bắc Độ Thuỷ, Cự Thuỷ, tiến công đã khó khăn, tập trung quân ở Độ Khẩu lại càng khó khăn.

Khó khăn chồng chất là nguy cơ lớn của quân Viên Thiệu.

Chiến trường lớn của hai bên là Quan Độ. Tháo nắm chặt tay quả quyết như vậy.

° ° °

Gió thổi mạnh, mưa rừng sắp đến. Không khí hai bờ sông Hoàng Hà thật nhộn nhịp.

Hôm đó, tin bá chủ Giang Đông là Tôn Sách chết truyền đến Hứa Đô. Tháo lấy làm mừng rỡ, như người vừa trút được gánh nặng. Tháo nói:

- Kinh Châu có động tĩnh gì không?

Tuân Úc nói:

- Thừa tướng yên tâm. Tôi đã dùng vàng bạc, quan chức mua các tướng lĩnh dưới trướng Biểu, các quận thú vùng gần Trường Giang. Ngay cả cậu của vợ Biểu là Tế Vị và danh sĩ Khoái Thông cũng ngăn cản quân Biểu tiến đánh Dự Châu. Chỉ mấy hôm nữa binh lính các vùng Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương, Vũ Quân sẽ đến xin hàng.

Tháo lấy tay vuốt râu:

- Chúng ta có thiên trời, địa lợi, nhân hoà thì Quan Độ sẽ là mồ chôn quân Thiệu.

Tháng ba, năm Kiến An thứ năm, tuyết tan trên khắp miền Bắc. Khói lửa chiến tranh ập đến bất cứ lúc nào. Tuyến tiền tiêu Lê Dương, quân Thiệu bắt đầu di chuyển. Quân Tào ở tuyến trước cũng khẩn trương hẳn lên.

Trình Dục trấn giữ Quyên Thành cùng bảy trăm quân lính. Quyên Thành nằm ngay đầu chiến tuyến phía đông của quân Tào, dễ dàng nhận đòn mạnh nhất của quân Thiệu.

Mạnh Đức phóng ngựa đến Quyên Thành.

- Tướng quân có cần tăng viện không?

- Thế là đủ rồi.

Tào Mạnh Đức suy nghĩ mà không hiểu. Sáu bảy trăm người phải đối phó với quân chủ lực của Thiêu đâu dễ!

Trình Dục giải thích:

- Quân Thiệu có đến hàng chục vạn, nếu họ quyết đánh Quyên Thành thì số quân tăng viện biết mấy là đủ? Khi thấy quân ta ít ỏi, họ dễ bỏ qua. Nếu tăng quân, coi Quyên Thành là trọng, họ tất phải đánh. Vậy tăng viện dễ làm cho Quyên Thành rơi vào nguy hiểm.

Tào Mạnh Đức khâm phục lòng dũng cảm và kiến thức của Trình Dục.

Tào Mạnh Đức càng thêm quân dốc vào tuyến Quan Độ.

° ° °

Chờ khi quân đoàn Viên Đàm ở Thanh Châu đánh bại Tang Bá, quân Thiệu mới từ Bến Bạch Mã và Diên Tân vượt sông Hoàng Hà đột phá qua cánh trái.

Nếu kế hoạch không được thực hiện, thế tất Thiệu phải đột phá qua tuyến chính. Hai quân sẽ quyết chiến tại Quan Độ Khẩu.

Tang Bá vốn là lãnh tụ quân Hắc Sơn, lúc đầu Lã Bố thu phục sau đó về hàng Tào Tháo. Tháo cho đoàn quân Thanh Châu của Tang Bá cản đường tiến quân từ cánh phải của quân Thiệu. Khi đó Tang Bá chỉ có hơn một ngàn người ngựa, còn Thiệu ước chừng vài vạn, lại được tướng giỏi là Cao Cán hỗ trợ, nên Mạnh Đức không khỏi không suy nghĩ.

- Nếu quân Viên Đàm tấn công thì Tang tướng quân chống đỡ được bao lâu?

Tang Bá hỏi lại

- Thừa tướng muốn trong bao lâu?

Mạnh Đức nói:

- Ít nhất là vài tháng. Lúc ấy buộc Thiệu phải tập trung quân đột phá vào chính diện.

- Đừng nói hai tháng, ngay cả mười năm, hai mươi năm, chắc gì Viên Đàm đã phá được phòng tuyến của Bá này?

- Tướng quân phòng thủ bằng cách nào?

- Tôi vốn làm nghề thảo khấu. Rừng núi Thanh Châu hiểm trở, thích hợp cho tôi tác chiến. Viêm Đàm xuất kích toàn tuyến, chúng tôi sẽ phân thành từng toán nhỏ ẩn, tránh. Còn Viêm Đàm chia nhỏ để bao vây, chúng tôi tập trung diệt gọn từng tốp một.

Đó là buổi nói chuyện giữa Tháo và Bá trước khi quân Thanh Châu xuất trận.

° ° °

Suy đi tính lại, Thiệu rất hài lòng với ý đồ chiến lược của mình. Nếu đúng như vậy, quân Thanh Châu của Viêm Đàm, Cao Cán và quân Tinh Châu, trong vòng nửa tháng sẽ phát vỡ hai cánh trái, phải của quân Tào. Sau đấy sẽ xuất kích toàn diện, chỉ cần nửa năm là đạp bằng Hứa Đô.

Viên Thiệu nhẩm tính, Viêm Đàm, Cao Cán đã ở Thanh Châu được bảy ngày. Thiệu tính toán tiến triển của hai người, và chuẩn bị đánh Quyên Thành. Lưu Bị và Thư Thụ chưa tá

Bị nói:

- Quyên Thành không nằm trong tuyến chủ chiến của ta. Hơn nữa chỉ có ngần ấy quân lính canh giữ, chắc chẳng quan trọng gì, hà tất phải đem quân đánh chiếm.

Phôi nói:

- Lẽ ra vượt qua Hoàng hà, chúng ta phải tiến thẳng đến Hứa Xương. Chúa công có chục vạn đại quân, thế mạnh như chẻ tre, việc gì còn phải tính trước nhìn sau!

Viên Thiệu nghe theo Lưu Bị và Thẩm Phôi xoá bỏ kế hoạch đánh Quyên Thành.

Quân Thiệu phải vượt Hoàng hà để xuống phía nam. Có ba điểm vượt sông là bến Bạch Mã, Diên Tân và Đỗ Thị Tân. Theo kế hoạch cũ, bến Bạch mã là tuyến chính. Theo đó Viên Thiệu đã lập nhiều doanh trại, hơn hai mươi vị tướng phòng thủ rải rác. Không đánh Quyên Thành, kế hoạch cũ có đổi thay chút ít, Diên Tân trở thành tuyến chính.

Mạnh Đức đã bố trí trọng binh ở phía nam bến Bạch Mã.

Mạnh Đức vừa được Vu Cấm cho hay: Thiệu dẫn đại quân tiến công Diên Tân, trong khi quân Tào chờ đợi quân Thiệu ở bến Bạch Mã.

Mạnh Đức thấy cần phải giữ chân quân Thiệu ở Diên Tân, cho đến khi mệt mỏi, tất quân Thiệu phải đánh sang Bạch Mã. Ở đây quân Tào dễ sàng tóm chặt quân Thiệu, buộc Thiệu phải di quân đến gần Quan Độ Khẩu. Lúc ấy quân Tào mới có điều kiện phản kích: bắt Thiệu phải chạy về

Mạnh Đức cử ngay Nhạc Tiến vừa dũng mãnh vừa sâu sắc, dẫn tinh binh đến Diên Tân tăng viện cho Vu Cấm, gắng giữ chân Viên Thiệu ở đó.

Sau khi Nhạc Tiến đi khỏi, Mạnh Đức bỗng lại nhớ đến tình hình Nhữ Nam. Trong những ngày gần đây, Quan Độ, Nhữ Nam cùng nhiều vấn đề khác đan xen như những mắt lưới luôn luôn ám ảnh, lần khuất trong đầu Tào Mạnh Đức. Chỉ cần sa sẩy một chút lập tức mảnh đất Duyện Châu này lại rơi vào cảnh binh đao, khói lửa, đói kém. Các chư hầu lại xâu xé lẫn nhau... Thật không dám nghĩ tiếp.

° ° °

Cùng lúc, Viên Thiệu và Mạnh Đức đều nghĩ đến vùng đất Nhữ Nam.

Nhữ Nam là quê hương của Viên Thiệu. Sau khi nhận được lệnh của Thiệu, quả nhiên người bạn cũ, môn sinh, quan khách đều hưởng ứng. Tháo đã tính trước việc này, nên đã cử Mãn Sủng, con người hiểu biết và nhạy cảm, làm Thái thú Nhữ Nam, nhằm dập tắt những hành động phản loạn đó.

Quả không uổng công. Mới đến Nhữ Nam được hơn mười ngày, Mãn Sủng đã chiêu mộ được hơn năm trăm binh sĩ. Sau đấy lại vận động bà con giữ gìn vườn tược, chống lại bọn quan viên thân Thiệu. Binh lính nông dân càng tụ càng đông, công phá liên tiếp hơn hai mươi doanh trại của bọn trung thành với Thiệu. Các phần tử phái liều mạng tan rã nhanh chóng. Những người đồng hương của Thiệu kéo đến hàng Tháo có đến vài vạn. Mãn Sủng còn tập hợp được vài ngàn trai tráng vào những đội đặc biệt, lập đồn điền trên đất Nhữ Nam như kinh nghiệm của Tảo Tử.

Có nhiều người ở Dự Châu nghe theo Thiệu đã quay lưng với Tháo. Hình tượng đại nhân đại nghĩa của Lưu Bị đã ăn sâu vào tiềm thức của từng người. Ở đây, Tháo chỉ là một tên quốc tặc. Tuân Úc được cử là Lưu thú Dự Châu, cùng với Phòng vệ tư lệnh Lý Thông giải quyết công việc. Lý Thông nguyên là Đô uý Dương An quận. Năm đó, phần lớn các quận huyện ở Dự Châu theo Trương Tú. Riêng Lý Thông vẫn ủng hộ Tháo nên được Tháo tin dùng.

Trước khi tiến quân đến Hoàng Hà, Tháo dặn Úc và Thông phải biết khoan hồng. "Phải chiếm được lòng dân, làm cho họ chán Thiệu". Có một năm, sâu hại hầu hết những cánh đồng bông trên đất Dự Châu, hai người bàn bạc miến thuế cho dân, nói rằng đấy là quyết định của Tháo. Bên cạnh đó. Hạ Hầu Đôn và Lý Điển tăng cường biện pháp quân sự với Dự Châu. Như vậy, vừa răn, vừa mềm, làm cho các quận thú thân Thiệu phải toan tính lại, kế hoạch của Thiệu chẳng còn mấy tác dụng.

Hai cánh quân Thanh Châu, Tinh Châu ở tuyến đông và tây Hoàng Hà của Viêm Đàm, Cao Cán luôn bị du kích của Tang Bá quấy nhiễu, gần như giẫm chân tại chỗ.

Thấy vậy Thư Thụ khuyên Thiệu bỏ lệnh hành quân. Nào ngờ Viên Thiệu lên giọng:

- Ta có bảy mươi vạn quân, gấp mười lần quân Tào, việc gì phải lo?

Thư Thụ nói:

- Quân ta tuy nhiều, nhưng chiến tuyến kéo dài, lực lượng phân tán; quân Tào tuy ít nhưng dũng mãnh và thiện chiế

Thiệu giận mắng Thư Thụ nói những điều gở làm nản lòng quân. Rồi thét tả hữu đem Thư Thụ giam ở trong quân. Thư Thụ vừa đi vừa gào khóc.

- Chúa công không nghe lời ngay, tai hoạ đến nơi rồi.

Tháng tư năm Kiến An thứ năm, Thiệu cho quân xuất phát từ Lê Dương, vượt Hoàng Hà tiến đánh Vu Cấm ở Diên Tân. Cấm bàn với Nhạc Tiến quyết tâm giành thế chủ động. Đang đêm, Vu Cấm cho quân vượt sông Hoàng Hà, nhanh chóng vòng qua quân chủ lực của Thiệu, đánh luôn hai mươi mấy trại từ bờ bắc tới tây Diên Tân. Họ phóng hoả giết chết mấy nghìn quân Thiệu, bắt Hà Mậu cùng mười mấy tướng lĩnh làm tù binh, khiến Thiệu vừa ra quân đã chịu tổn thất nặng nề.

Quân Vu Cấm vừa quen thuộc địa hình vừa di chuyển nhanh chóng, quân Thiệu không biết đâu mà tìm. Quân đoàn đông đảo của Thiệu không tìm ra đối thủ. Phân tán đóng trại thì bị quân Vu Cấm tập kích. Tiến thủ đều khó, nên đành vượt sông trở về Lê Dương. Ngay quân Thiệu đóng ở Độ Khẩu, Đỗ Thị Tân cũng bị quân Vu Cấm tập kích đến tan rã. Để tránh quân Thiệu vây ráp, Vu Cấm, Nhạc Tiến chia quân thành từng nhóm nhỏ, dựa vào địa hình của Diên Tân mà đánh du kích, gây cho quân Thiệu không ít khó khăn. Cho đến trước khi xảy ra hội chiến ở Quan Độ, Tháo mới điều quân của Vu Cấm về chiến trường chính.

° ° °

Để bổ sung quân ngũ, chỉnh đốn quân uy sĩ khí, Viên Thiệu bỏ vùng Diên Tân, vượt sông từ bến Bạch Mã, cử đại tướng Nhan Lương làm tiên phong, bao vây, đánh

Nhan Lương là tướng dũng mãnh, các tướng nghe tên đã thấy khiếp sợ. Lưu Diên là tướng giữ thành, một mặt cấp báo về đại bản doanh, mặt khác cho quân cố thủ, dùng tên bắn xuống như mưa.

Tháo không ngờ quân tiên phong của Thiệu lại đánh thành Bạch Mã nhanh như vậy, nên chưa biết đối phó ra sao. Vừa lúc Tuân Du nói:

- Nếu chúng ta di quân Diên Tân, giả bộ đi đánh dại bản doanh của Thiệu ở Lê Dương. Thiệu tất phải rút quân về, bấy giờ cử đội kỵ binh đến Bạch Mã là xong.

Tháo cho là phải.

Thiệu tưởng quân Tháo sẽ đến Lê Dương bèn điều trọng binh về bờ bắc Diên Tân, chuẩn bị quyết chiến với quân Tào đang kéo lên phía bắc.

Nào ngờ quân chủ lực của Tào khi đến Diên Tân chỉ để Hạ Hầu Uyên cùng bộ binh ở lại bày thế vượt sông, còn mình thì cùng khinh kỵ binh phóng về Bạch Mã.

Tháo đóng quân trên một quả đồi ngoài thành Bạch Mã. Xa xa, trên cánh đồng rộng lớn là tinh binh của Nhan Lương, khoảng năm, sáu vạn người đã dàn thành thế trận. Quân Tháo chỉ có mấy ngàn người ngựa. Tháo giơ roi chỉ về phía quân Thiệu, nói:

- Tướng nào dám ra lấy đầu Nhan Lương?

Tống Hiến - nguyên là tướng của Lã Bố, tế ngựa xuống núi, nhưng chỉ trong nháy mắt đã ngã ngựa. Nhìn thấy bạn bị giết, không kịp chờ lệnh, Ngụy Tục tay cầm trường mâu, nhảy lên ngựa phi xuống núi. Lại trong nháy mắị đại đao của Nhan Lương chặt thành hai khúc.

Giọng nói của Tào Mạnh Đức đã trầm hẳn xuống:

- Ai dám nghênh chiến?

Từ Hoảng xông xuống núi, nhưng chỉ được một lát đã quay trở lại, thở không ra hơi, Tháo đành thu quân về trại.

Một lúc giết liền hai tướng, Tháo lo lắng, Trình Dục nói:

- Có lẽ chỉ còn trông chờ Quan Vũ.

Tháo lắc đầu quầy quậy: Quan Vũ lập công rồi sẽ bỏ đi ngay. Trình Dục nói:

- Nếu còn, Lưu Bị chắc ở bên Viên Thiệu. Ta sai Quan Vũ giết Nhan Lương, Viên Thiệu cho là Lưu Bị tư thông với bên ta mà giết đi. Quan Vũ tất sẽ mãi mãi ở bên Thừa tướng.

Tháo cho là phải và cử người mời Quan Vũ đến giúp.

Quan Vũ ngồi trên mình ngựa xích thố thay cầm thanh long đao phóng đến chỗ Nhan Lương. Và chỉ trong nháy mắt Quan Vũ đã xách đầu Nhan Lương trở về. Tào Mạnh Đức vung roi, tất cả binh sĩ lao xuống núi.

- Vân Trường quả là thần tướng. - Mạnh Đức khen ngợi.

Quan Vũ lấy vạt áo lau lưỡi thanh đao và nói:

- Tôi thấm vào đâu. Em tôi là Trương Dực Đức còn ở trong đám quân trăm vạn người lấy đầu thượng tướng dễ như lấy vật gì trong túi.

Tào Mạnh Đức nghĩ đến hảo hán đầu báo, mắt tròn, lông mày dựng ngược, tiếng vang như sấm. Tháo tự răn mình: "Không được xem thường Dực Đức. Giá phải mất mười người như Tống Hiến để có Dực Đức kể cũng đáng".

° ° °

Viên Thiệu lại quay về Lê Dương.

Tin Nhan Lương chết trận truyền đến Lê Dương, Viên Thiệu tức giận. Thiệu cử tướng tiên phong khác tên là Văn Sú dẫn năm sáu vạn quân tiến đến Diên Tân đánh nhau với quân chủ lực Tào. Và cử Lưu Bị đi theo để chiêu hàng Quan Vũ. Trước đó nghe quân kể lại giết Nhan Lương là một vị tướng mặt đỏ râu dài, Thiệu biết đó là Quan Vân Trường nên định giết Lưu Bị. Lưu Bị nẩy sinh ý hay:

- Người trong thiên hạ giống nhau cũng nhiều, sao lại bảo đó là Vân Trường?

Viên Thiệu ân hận suýt nữa giết nhầm người hiền.

Mạnh Đức cứu được Bạch Mã, nhưng lại vừa vui vừa buồn. Vui vì đã làm tổn thương nhuệ khí quân Thiệu. Buồn vì Quan Vũ lập công lớn ắt sẽ bỏ mà đi. Hôm đó, Tháo đã mục sở thị uy phong của Quan Vũ. Để một vị tướng như vậy cao chạy xa bay sao được? Tháo nghĩ thà cứ nuôi không Vân Trường, đủ để Viên Thiệu nghe tiếng là được

Sau hôm cứu nguy Bạch Mã, Tháo dẫn khinh kỵ binh quay về Diên Tân hợp cùng Hạ Hầu Uyên. Tháo đã nghĩ đến bước hai, Thiệu sẽ đem đại quân đánh vào Hứa Đô. Để tăng cường phòng vệ, nhất là chuẩn bị cho cuộc hội chiến Quan Độ, cần phải di chuyển chủ lực của Hạ Hầu Uyên trở về lệnh cho khinh trọng binh lùi dần về phía nam, Tháo dẫn một ít kỵ binh đi sau cùng.

Thư Thụ tuy bị giam cầm nhưng vẫn khuyên Thiệu bỏ mặc việc điều động quân Tào ở khu nam Diên Tân. Đại bản doanh nên đóng ở bờ bắc Diên Tân, phái một cánh quân đến xem xét hoạt động cùng cách bố trí quân Tào tại Quan Độ Khẩu. Thiệu thành kiến với Thụ nên không theo. Tự mình chia tiền quân thành hai lộ riêng, giao cho Quách Đồ và Thuần Vu Quỳnh.

Hứa Du cũng khuyên:

- Chúa công nên tiến quân từ từ. Lấy tĩnh đón động. Người ngựa đi trước, lương thảo chưa đến kịp là điều tối kỵ trong việc dùng binh.

Thẩm Phôi luôn không ăn ý với Hứa Du, nên nói nhỏ vào tai Thiệu:

- Chúa công không nên tin hắn, giặc Tào rất thân với hắn.

Thiệu định trị tội Hứa Du, nhưng chưa có chứng cứ, nên tay để vào đốc kiếm và nói:

- Ý ta đã quyết, không phải nói nhiều!

Thiệu tự dẫn đại quân từ phía nam Lê Dương vượt sông Hoàng Hà, xây thành đắp luỹ nhỏ dọc theo Diên Tân, thúc Văn Sú truy tì

Để thưởng công Quan Vũ, Mạnh Đức dâng biểu tâu Triều đình phong Quan Vũ làm Hán Thọ Đình hầu. Lại nghe tin Văn Sú đã vượt sông Hoàng Hà, đóng quân ở Diên Tân, Tháo cho người di dân đến phía tây bờ nam sông Hoàng hà, sau đó dẫn quân chặn đường tiến của Văn Sú.

Quân Văn Sú gặp quân chặn hậu của Tào tại mỏm núi phía nam Diên Tân có tên là Nam Phản. Được tin thám mã đến báo, Văn Sú biết Mạnh Đức cùng đội kỵ binh ở trên núi đang chỉ huy binh lính rút lui. Văn Sú không kịp báo với Thiệu, và cũng không nghe lời khuyên của Lưu Bị, đã chủ động tiến công quân Tào hòng báo thù và lập công.

Lưu Bị nghĩ đúng, đó là hành động dụ địch của quân Tào. Tháo đã dựng đài quan sát ở khu Nam Phản, chuyên quan sát hành động truy kích của quân Thiệu. Khi tiêu binh quan sát thấy quân Văn Sú, Tháo hạ lệnh cho quân sĩ quan sát và báo về tỉ mỉ hành động của quân Thiệu. Đài quan sát báo cáo:

- Có khoảng sáu trăm kỵ binh phóng đến rất nhanh.

- Lại phát hiện không ít kỵ và bộ binh ở phía sau.

- Chủ tướng Văn Sú, dẫn đầu đoàn kỵ binh, một lát nữa sẽ tới.

- Phía sau có hơn nghìn tên lính, cách toán trước khoảng canh giờ hành quân.

Mạnh Đức hạ lệnh cho kỵ binh tháo yên cương nghỉ ngơi.

Lúc đó có đoàn quân dẫn xe vận tải từ Diên Tân và thành Bạch Mã đi đến Nam Phả

Đại tướng Lã Kiền rất lo lắng:

- Phải làm sao để đoàn xe vận tải vào đến doanh trại khỏi bị quân Thiệu đột kích.

Tháo chỉ cười, mọi người băn khoăn, không hiểu.

Tuân Úc nói:

- Đấy chỉ là miếng mồi dụ bọn chúng.

Lưu Bị biết tài đánh kỵ binh của Tháo nên luôn khuyên Văn Sú phải thận trọng. Sú không theo vì xem thường Bị; vì muốn nhanh chóng trả thù và lập công. Bởi thế, Sú dẫn năm sáu trăm kỵ binh đuổi gấp, giao phó đại quân cho Lưu Bị ì ạch theo sau.

Nhưng khi nhìn thấy quân Tào ngồi nghỉ ở mỏm. núi, thấy đoàn xe vận tải đi về hướng Nam Phản, Sú cho quân Tào sẽ không kịp ứng phó, vội xông cả vào đoàn xe.

Toán quân Tào ngồi nghỉ ở chỗ quang đãng nhất, đứa đang nghịch chiếc mũ trên tay, đứa làm ra vẻ mệt mỏi vô cùng. Khi nhìn thấy bọn Văn Sú đuổi gần đến đoàn xe, có người nhắc Tháo lên ngựa xuất kích. Tháo vẫn đứng yên. chủ tướng ai nấy đều hồi hộp. Chẳng bao lâu, đoàn kỵ binh của Văn Sú như một bầy ruồi nhặng bâu lại xâu xé cướp bóc đoàn xe. Sú không thể nào ngăn cản được sự hỗn loạn của toán quân cướp bóc.

- Tất cả lên ngựa!

Lệnh Tháo vừa ra, lập tức hơn sáu trăm tên kỵ binh như đoàn mãnh hổ lao vào chém giết lũ quân hỗn loạn. Văn Sú chiến đấu một mình. Quân sĩ tả xung hữu đột, giẫm đạp lên nhau, tiếng khóc tiếng kêu vang động một góc trời. Sú cùng một số tàn quân phải tháo chạy.

Tháo chỉ Văn Sú nói:

- Văn Sú là danh tướng Hà Bắc, khoẻ như Nhan Lương, ai dám ra đánh?

Trương Liêu, Từ Hoảng phóng ngựa đuổi theo. Văn Sú ngoảnh lại nhìn thấy hai tướng, liền cắp vững ngọn giáo, giương cung đặt tên, mũi tên bay vút, Trương Liêu cúi đầu vội tránh, mũi tên tiện phăng dải mũ. Liêu cố sức đuổi. Văn Sú lại bắn phát nữa, trúng ngay giữa mặt. Liêu liền ngã ngựa. Từ Hoảng tay cầm búa lớn, xông lên đánh giết. Bỗng thấy Văn Sú ném một vật gì đó, tay búa Từ Hoàng trở nên loạng choạng.

Tháo nhìn thấy Trương Liêu ngã ngựa trước tiên, sau lại thấy Từ Hoảng không vung được búa, trong lòng lo lắng. Chợt thấy hơn mười tên kỵ mã, một tướng đi đầu mặt đỏ, râu dài, tay cầm thanh long đao, quát to một tiếng:

- Văn Viễn, Vân Trường lại báo thù đây!

Tiếng quát vừa dứt, chiến mã như một bó đuốc kịp đến trước mặt Văn Sú. Quan Vũ đưa một nhát dao, Văn Sú ngã chết ngay dưới chân ngựa.

Đại quân của Bị phía sau kịp đến nhìn thấy Văn Sú đã chết, không dám ham đánh.

Bên trại Tào, Lưu Bị nhìn thấy một viên tướng có bộ râu dài, cao to, khác hẳn mọi người. bèn lên tiếng gọi "nhị đệ". Tiếng gọi chìm trong tiếng reo hò của binh lính. Lưu Bị thẫn thờ nhìn theo thân hình khôi ngô quen thuộc ngày một xa d

Sau khi giành được phần thắng ở Nam Phản, Tào Mạnh Đức lệnh cho Lưu Diên ở Bạch Mã lui quân, còn mình thì nhanh chóng về giữ Quan Độ. Chỉ giữ nguyên đội quân du kích của Vu Cấm, tiếp tục quấy rối quân Thiệu ở hai bờ nam bắc Diên Tân. Trái lại, Viên Thiệu vô cùng tức giận. Bỏ ngoài tai lời khuyên của Mạc Liêu, Thiệu dẫn đại quân truy đuổi xuống phía nam. Đây quả là cách dụ địch ngoạn mục nhất của Tào Mạnh Đức. Thiệu không ngờ mình đã rơi vào chiến trường chính mà Tháo đã chọn sẵn: Quan Độ.

Thiệu biết vị tướng mặt đỏ râu dài lại giết Văn Sú là Quan Vũ. Thế là bao nhiêu giận dữ Thiệu đều trút cả lên đầu Lưu Bị. Biết không dối được Thiệu. Bị nói:

- Tháo nhiều quỉ kế, biết tôi ở chỗ Minh công, sợ tôi giúp Minh công, nên sai Vân Trường giết mất hai tướng. Minh công biết, tất nhiên giận tôi. Thế là Tháo muốn mượn tay Minh công để giết tôi.

Viên Thiệu nói:

- Huyền Đức nói phải lắm! Suýt nữa các người để ta mang tiếng giết hại người hiền.

Lưu Bị sợ Quan Vũ không biết mình ở bên Viên Thiêu. nên nhân đây nói luôn với Thiệu.

- Tôi muốn sai một người tâm phúc, đem thư đến Vân Trường. cho biết tin tôi ở đây. Em tôi tất sẽ tìm đến giúp Minh công cùng đánh Tào Tháo, để báo thù cho Nhan Lương, Văn Sú. Minh công tính sao?

Viên Thiệu mừng nói:

- Ta được Vân Trư̖ược một viên tướng gấp mười Nhan Lương, Văn Sú.

° ° °

Cuối tháng ba đầu tháng tư năm đó, Viên Thiệu hành quân gấp đến Vũ Dương cách Quan Độ khoảng mười dặm, lập sở chỉ huy bộ. Chiến sự hai bên, tạm thời yên ắng. Hai năm nay quân Tào đã xây thành đắp luỹ phòng ngự vững chắc ở Quan Độ, buộc Thiệu phải có thời gian bố trí lại tiền tuyến, bổ sung quân ngũ.

Hôm đó, sau khi chém được Văn Sú, Quan Vũ nghe có tiếng người gọi "nhị đệ", liền đoán chắc Lưu Bị ở bên Viên Thiệu. Từ khi trở về Hứa Đô, Quan Vũ lòng dạ buồn phiền, suốt ngày uống rượu giải sầu.

Một hôm Quan Vũ đang ngồi đọc sách, chợt thấy báo có người bạn cũ đến thăm. Quan Vũ mời vào và thấy là người khách lạ. Người đó nói:

- Tôi là Trần Chấn, bộ hạ của Viên Thiệu.

Quan Vũ biết có việc gấp, liền bảo tả hữu lui ra. Chấn đưa ra một phong thư. Quan Vũ xem đi xem lại đến năm lần rồi khóc to, gọi hai tiếng "đại ca", lát sau mới viết được mấy chữ trả lời.

"Đã là nghĩa thì không phụ lòng, đã là trung thì không sợ chết. Vũ này từ nhỏ có được đọc sách, biết chút ít lễ nghĩa. Xem chuyện Dương Giác Ai và Tả Bá Đào 1 thường than thở hai ba lần mà sa nước mắt.

Khi giữ thành Hạ Phi, trong không có lương thực, ngoài chẳng có viện binh, đã toan liều chết, nhưng vì phải trông nom hai chị, khỏi phụ lòng uỷ thác, nên không dám quyên sinh. Nay tạm ở bên trại Tào, được đối đãi hậu hĩ, song không lúc nào quên được tình ba anh em. Nay nhận được thư huynh trưởng như nhìn thấy huynh đang cười. Xin lập tức từ giã Tào công, đưa hai chị về. Bằng đệ có bụng nào khác, xin thần, người cùng diệt. Kể mọi nỗi niềm, bút giấy nói không hết lời. Có ngày lại gặp được nhau, xin huynh xem xét".

Trần Chấn đi ngay đêm đó.

Mạnh Đức biết Lưu Bị đang ở bên Văn Thiệu, cũng biết tâm tư Quan Vũ mấy hôm nay. Quan Vũ lập được nhiều kỳ công, nếu biết Lưu Bị ở đâu tất sẽ tìm đến và trước khi đi chắc sẽ đến chào từ biệt. Đôi khi Tháo mong sao Lưu Bị không còn nữa!

Tháo đoán Quan Vũ đã biết tin Lưu Bị, nên sai Trương Liêu đến thăm dò xem thử.

Trương Liêu đến thăm Quan Vũ, thi lễ xong rồi nói:

- Nghe nói huynh trưởng đã có tin Huyền Đức, đệ đến để chúc mừng.

Quan Vũ thất kinh:

- Làm sao Văn Viễn biết tin?

Trương Liêu nói:

- Hôm giao tranh với Văn Sú ở Nam Phản, đệ thấy Huyền Đức ở trong hậu quân của Sú, tưởng huynh cũng nhìn th

Tin Trương Liêu đã biết chuyện, Quan Vũ đem việc Trần Chấn đến thăm kể rõ ngọn ngành.

Trương Liêu nghe xong, liền hỏi chuyện cũ:

- Thừa tướng đối với huynh thế nào?

Quan Vũ nói:

- Ba ngày tiệc nhỏ, năm ngày tiệc lớn, tặng chiến bào, cho ngựa cưỡi, nào châu báu, nào gái đẹp; về mặt vật chất không ai bằng Thừa tướng.

Trương Liêu nói:

- Vậy sao huynh cứ muốn bỏ đi?

Quan Vũ nghiêm giọng nói:

- Tình cảm giữa ba anh em tôi như chân với tay, như răng với môi, môi hở thì răng lạnh. Văn Viễn là người hiểu biết, sao không rõ đâu là trọng, đâu là khinh?

Trương Liêu yên lặng.

Sau ba tuần rượu, Liêu thấy Quan Vũ cứ thở ngắn than dài liền nói:

- Biết tin Huyền Đức là một chuyện vui, nay mai anh em lại được gặp nhau, sao cứ thấy huynh không vui?

Quan Vũ để đũa bên bàn, hai tay chống cằm, chậm rã

- Tiếc rằng vẫn chưa được nhìn thấy nhau. Hơn nữa về phần Thừa tướng... cảm thấy khó nghĩ quá.

Trương Liêu cũng phải tự nén lòng mình. Trách nhiệm thật quá nặng nề, bên tai vẫn nghe văng vẳng những lời thổ lộ của Tào Mạnh Đức:

"Văn Viễn à! Ngươi và Quan Vũ vốn có tình với nhau, hãy tìm cách giữ người đó lại dù chỉ là năm bữa, nửa tháng cũng được".

Việc giữ Quan Vũ ở lại như việc mò kim dưới đáy biển. Liêu biết vậy nên không nhiều lời. Người có chí, tự biết tìm chủ của mình, ai có tình cảm của người ấy. Đành chỉ biết lưu được ngày nào hay ngày ấy. Liêu chỉ ngại Quan Vũ ra đi mà không có lời từ biệt, khiến Thừa tướng phải đau lòng. Và khi sang bên Thiệu, Quan Vũ phải giúp Thiệu đối phó với Thừa tướng, thật là...

Trương Liêu thăm dò:

- Huynh đợi phải chào mọi người rồi mới đi chứ?

Quan Vũ nói:

- Ta, đại trượng phu sống ở đời chưa làm điều gì bất nhân bất nghĩa. Có điều ta chưa biết nói với Thừa tướng ra sao đây.

Quan Vũ chỉ thấy đau khổ và mâu thuẫn.

Trương Liêu nghĩ được cách hay. Quan Vũ là người công minh chính trực trong thiên hạ, thế tất chỉ ra đi khi đã chào Thừa tướng. Ta bàn đ̓ Thừa tướng giả bộ ốm nặng, ốm một thời gian, đến lúc cuộc chiến này kết thúc hẵng hay.

Quan Vũ đã có chủ ý:

- Văn Viễn yên tâm. Thừa tướng là người thông tuệ, chắc sẽ thông cảm. Ta sẽ chọn ngày đến từ biệt Thừa tướng.

Khi chưa biết Lưu Bị sống chết ra sao, hai phu nhân rơi vào cảnh nhớ nhung, buồn tủi trong một thời gian dài. Năm tháng trôi qua, cùng với tấm lòng của Quan Vũ, tình cảm hai người đỡ nặng nề hơn trước. Mùa xuân năm nay đẹp trời, mưa thuận gió hoà, hai bà đang vui vẻ cùng lũ thị nữ ở ngoài sân. Quan Vũ bước vào thi lễ xong mới đem tin tức của Huyền Đức nói với hai chị.

Tình cảm hai bà thay đổi nhanh chóng không biết vui hay buồn. Trước hết là kinh ngạc, sau đó là khóc lóc và cuối cùng là mừng rỡ. Hai bà thúc Quan Vũ cho người dọn dẹp hành lý, mong chóng được đến chỗ Lưu Bị.

Hai bà chưa hiểu được tình cảm của Quan Vũ lúc bấy giờ.

Sau hôm Trương Liêu từ chỗ Quan Vũ trở về, Tào Mạnh Đức ốm nặng. Tuân Úc vội vã cho mời Cát Bình tới.

Giống như Đổng Thừa trước đây, bệnh tình của Tháo hôm nay cũng không giấu nổi Cát Bình.

Cát Bình bắt mạch xong nói:

- Thừa tướng không có bệnh gì, ngoài việc lo nghĩ nhiều!

Cát Bình chỉ là thầy thuốcà biết được căn nguyên thứ bệnh đó. Ngay như Tuân Úc cũng chịu.

Đã mấy lần Quan Vũ đến chào từ biệt Mạnh Đức, nhìn thấy ngoài cửa treo biển không cho vào, nên đành lủi thủi về, sai những người tuỳ tùng cũ thu xếp xe ngựa, ngoài chiếc chiến bào và con xích thố, còn tất cả những gì mà Tháo ban tặng đều để lại.

Hai chị giục gấp, Quan Vũ đành tìm Trương Liêu, nhưng cũng không gặp được vì Trương Liêu cáo ốm.

Quan Vũ không nắm được ý đồ của Trương Liêu và Mạnh Đức. Ngày ngày trôi qua, hành lý đóng rồi lại mở, mở rồi lại đóng. Mạnh Đức chơi trò thông minh một chút: cho người theo dõi hành tung của Quan Vũ, Vũ đến cửa thì biển được treo, Vũ thất vọng ra về thì biển được cất.

Rồi đến một hôm, Quan Vũ không dùng dằng nữa, viết thư từ biệt, sai người gửi đến tướng phủ, treo ấn "Hán Thọ Đình hầu" ở trên sảnh đường, vàng bạc, châu báu bỏ tất cả vào kho, rồi mời hai chị lên xe, tự mình cưỡi ngựa xích thố, tay cầm thanh long đao, dẫn bọn tuỳ tùng cũ đi hộ tống xa trượng, ra thẳng cửa bắc thành Hứa Xương. Lính canh cửa thành ngăn lại, nhưng khi nhìn thấy Quan Công trừng mắt, vung thanh long đao, ai nấy đều tránh hết.

Mạnh Đức đang ngồi tính toán phương án tác chiến, bỗng nhận được thư Quan Vũ, thư như sau: "Ngày nọ thất thủ Hạ Phi, tôi xin ba điều đã được Thừa tướng chấp nhận. Nay biết tin Hoàng Thúc, tôi quyết định đến cùng huynh trưởng. Thừa tướng lấy lễ đãi tôi, tình đó thật là khó báo. Người ta nói ăn một trả mười, tôi cũng không muốn ra đi như vậy, ngặt vì Thừa tướng không cho tôi gặp. Ơn của Thừa tướng tôi xin ghi lòng tạc dạ. Mai ngày sẽ có dịp đền đáp. Xin soi xét cho".

Đọc xong thư lại có người đến báo:

- Quan Công để lại tất cả gấm vóc, vàng bạc, ấn "Hán Thọ Đình hầu" treo ở sảnh đường, mười người mỹ nữ cho đưa về tướng phủ. Quan Công chỉ đưa theo hai vị phu nhân, những người tuỳ tùng cũ và hành lý tuỳ thân đi ra cửa bắc.

Văn võ bá quan đều ngạc nhiên, Sái Dương nói:

- Tôi xin đem ba nghìn quân bắt sống Quan Vũ đem về nộp Thừa tướng.

- Không tham vàng bạc, không mê nữ sắc, không quên chủ cũ, đi đến đều phân minh, thế mới thực là trượng phu, các ngươi nên bắt chước.

Nói rồi, Tào Mạnh Đức mắng Sái Dương, không cho đi đuổi.

Trình Dục nói:

- Nay tha Quan Vũ cho về với Viên Thiệu, khác gì cho hổ thêm vuốt, chi bằng giết đi, tránh hoạ về sau.

Mạnh Đức vỗ vai Trình Dục:

- Tướng quân vốn là người sáng suốt, hôm nay lại trở nên mê muội. Nếu Tháo đuổi giết một người chí khí sáng như vừng hồng, trung nghĩa bao trùm sông núi, thì trăm họ không khỏi chê cười, còn ai dám về với chúng ta nữa chứ!

Nhân thế Tào Mạnh Đức bảo Tr

- Đời ta rất kính trọng những người như Vân Trường. Ta muốn kết thân với Vân Trường, để lưu lại một chút tình về sau. Ngươi nên giúp ta chuẩn bị lộ phí và chiến bào, rồi mời Vân Trường dừng lại, ta sẽ đến tiễn!

Vân Trường cưỡi ngựa xích thố ngày đi ngàn dặm. Nay vì hộ tông xa trượng, mà phải buông cương đi chạm. Chợt nghe đằng sau có tiếng người gọi:

- Xin Vân Trường hãy đi chậm lại.

Vân Trường cho xa trượng cứ đi lên trước còn mình thì dừng ngựa lại, tay cầm vững long đao, hỏi:

- Văn Viễn định đuổi theo bắt ta chăng?

Trương Liêu nói:

- Thừa tướng bảo tôi đến tiễn biệt cùng huynh.

Quan Vũ có phần hơi bực nói:

- Mấy hôm trước ta đến từ biệt, Văn Viễn và Thừa tướng đều cho ta đứng chờ ngoài cửa, nay lại muốn tiễn biệt là cớ làm sao?

Ngay lúc đó, Mạnh Đức và mấy người nữa phi ngựa tới, theo sau có Hứa Chử, Từ Hoảng, Lý Điển và một số tướng lĩnh.

Quan Vũ nắm chắc thanh long đao.

Mạnh Đức dừng ngựa trước mặt Quan Công, cách chỉ có mấy bước.

Mạnh Đức lên tiếng trước:

- Vân Trường sao đi quá gấp, không đến từ biệt ta.

Quan Vũ trả lời cũng như trả lời Trương Liêu. Phần sau có thêm một câu:

- Thừa tướng chắc chưa quên ba điều kiện tôi nêu ra trước đây.

Mạnh Đức nói:

- Ta luôn luôn mến mộ tính dũng cảm, lòng trung nghĩa của Vân Trường, lẽ nào ta lại nuốt lời? Vân Trường khôngÂ� hiểu nỗi lòng ta hay sao? Trước đây ta cứ tưởng sẽ giữ được Vân Trường. Ta đã tự đánh giá mình quá cao? Nay Vân Trường ra đi, ta chẳng có gì để nói. Chỉ nghĩ đến công lao của Vân Trường mà ta chuẩn bị một chút quà nhỏ, xin vui lòng nhận cho.

Quan Vũ cười nói:

- Một việc nhỏ mọn, hà tất Thừa tướng phải bận lòng.

- Chỉ trách ta không có phúc phần. Hứa Xương rộng ngần này mà không giữ nổi Vân Trường. Ta đem tặng Vân Trường một áo chiến bào, hãy nể mặt ta mà nhận lấy.

Lời từ biệt của Mạnh Đức thật khẩn thiết, mắt còn rưng lệ.

Quan Vũ cũng xúc động. Hai tay run run nhận lấy chiến bào và bạc nén mà binh sĩ dâng đến trước mặt. Hai tay Quan Vũ chắp lại nói lớn:

- Thừa tướng, sẽ có ngày gặp lại!

Vừa giật dây cương, xích thố đã vọt theo xa trượng ở đằng trước mặt.

Mạnh Đức vẫn ngồi yên trên ngựa nhìn mãi, nhìn cho đến khi bóng dáng Vân Trường khuất hẳn!

Trên đường về, Mạnh Đức sực nhớ mình đã quên mất một điều thật quan trọng.

° ° °

Càng chờ Lưu Bị càng sốt ruột. Hai ngày trôi qua, không đem đến tin tức gì Quan Vũ và Trần Chấn? Mặt khác thời gian càng dài càng nhìn rõ những nguy cơ trầm trọng bên phía Thiệu: Những lời gièm pha của bọn Mạc Liêu làm xao xuyến lòng quân; Điền Phong bị hạ ngục; Thư Thụ bị giết; Hứa Du và Thẩm Phôi thì đấu tranh giành giật; Viên Thiệu chỉ tin dùng người thân, lại nhu nhược quả đoán, tiền đồ chẳng lấy gì làm sáng sủa.

Càng nghĩ Lưu Bị càng thấy lo lắng: nhị đệ đã giết được hai tướng giỏi của Thiệu, được Tháo trọng dụng, lại càng khó ra đi... Dù có tài nghệ đến đâu cũng khó vượt qua được nhiều cửa ải của Tháo...

Đang trong lúc miên man như vậy thì Trần Chấn đã về. Lưu Bị nhận thư Quan Vũ, biết tin hai vị phu nhân trong lòng rất mừng. Nhưng Lưu Bị lại nghĩ tiếp: Quan Vũ thế nào cũng đưa hai chị cùng đến. Nếu Quan Vũ không đến, liệu Thiệu còn dùng mình nữa không? Biết đi đâu? Đến Tào Tháoược. Tôn Sách bên Giang Đông đã chết. Lưu Biểu đã bị Tháo thao túng. Trời đất mênh mang ta biết ở vào đâu? Tình cảnh thật mủi lòng, Lưu Bị ứa cả nước mắt.

Đang trong lúc Lưu Bị không biết về đâu thì khu vực Nhữ Nam có biến loạn. Cố Sử là môn sinh của Viên Thiệu làm phản, Mãn Sủng đã đến dẹp yên được loạn. Nhưng đúng là cây muốn lặng, gió chẳng đừng, vào tháng sáu năm Kiến An thứ năm, một đầu mục của quân Khăn vàng ở Nhữ Nam là Lưu Tích bỗng lại phản Tháo hưởng ứng Thiệu. Thiệu vội sai Lưu Bị cầm quân đến giúp Lưu Tích, lập thêm một mặt trận ở Dự Châu, áp lực với quân Tào ở Quan Độ.

Lưu Bị đi nhận nhiệm vụ như mở cờ trong bụng.

- Trời đã giúp ra thoát cảnh cá chậu chim lồng!

Bị thổ lộ với những người tuỳ tùng cũ.

Lại nói việc quan trọng. Hôm đưa tiễn Quan Vũ, Tháo quên đưa lệnh bài ra khỏi cổng thành cho Quan Vũ. Bởi vậy quân báo liên tục đến nói:

- Tướng giữ Đông Lĩnh Quan là Khổng Tú bị Quan công giết!

- Lạc Dương Thái thú Hàn Phức bị Quan công giết.

- Tướng giữ bến Hoàng hà là Tần Kỳ bị Quan công giết!

Tin hai tướng trước bị giết không làm Tháo bận tâm. Tần Kỳ bị giết Hạ Hầu Đôn chắc không bỏ qua, nên Mạnh Đức vội vàng gọi Trương Liêu

Quan Vũ vốn không muốn giết chóc, nhưng tiếc nỗi các tướng giữ thành cứ ngăn cản. Có phải Tháo muốn vậy không? Hôm tiễn đưa, vàng bạc chiến bào thì có, giấy tờ thì không. Đó là sự quên lãng, hay Tháo muốn tay các tướng giữ ải giết mình. Quan công không hiểu được...

Quan Vũ tiếc cho số phận những tướng chết dưới lưỡi thanh đao này. Họ cũng là người có bố mẹ già vợ con thơ dại. Trời xanh kia bầy đặt như vậy sao, khiến ta phải giết ca những người không thù không oán! Quan Vũ cảm thấy ân hận vô cùng.

Xa trượng đi về hướng bắc...

- Xin Vân Trường hãy dừng lại.

Nói vừa dứt lời thì người phi ngựa kia đã ở ngay trước mặt. Quan Vũ nhận ra đó là Tôn Càn.

Tôn Càn nói:

- Nay Hoàng Thúc đã sang Nhữ Nam hợp sức với Lưu Tích, sai tôi đón đường, may gặp được tướng quân ở đây. Sợ tướng quân chưa biết, cùng hai phu nhân vế chỗ Viên Thiệu, e bị hại.

Quan Vũ nắm tay Tôn Càn, thở phào nhẹ nhõm. Hai vị phu nhân nghe tin thì khóc lóc, Quan Vũ an ủi mãi mới thôi.

Xa trượng lại đi về hướng Nhữ Nam.

Đang đi, đằng sau cát bụi bay mù, một toán người ngựa đuổi theo. Người dẫn đầu cao lớn hét

- Quan Vũ đừng chạy!

Quan Vũ để Tôn Càn hộ vệ xa trượng tiếp tục đi, còn mình thì dừng ngựa, tay cầm ngang ngọn long đao. Quan Vũ lên tiếng.

- Mi đuổi giết ta, làm mất cả lượng khoan hồng của Thừa tướng!

Hạ Hầu Đôn giương to một mắt, tức giận nói:

- Thừa tướng không có công văn truyền báo. Mi đi đến đau giết người đến đó, lại giết cả bộ tướng của tao. Phen này ta quyết bắt mi.

Hai người chuẩn bị giao chiến, chợt đằng sau có người phóng ngựa đến nói to:

- Vân Trường, Nguyên Nhượng đừng đánh nhau!

Người đó là Trương Liêu.

Trương Liêu đưa công văn chính tay Thừa tướng viết cho Hạ Hầu Đôn xem. Hạ Hầu Đôn chán nản đành rút quân về.

Trương Liêu nói:

- Vân Trường định đi đâu?

Vân Trường nói:

- Ta đến Nhữ Nam tìm Hoàng Thúc.

- Nếu không tìm thấy Huyền Đức, Thừa tướng dặn huynh nên đến Quan Độ. Thừa tướng hết lòng mong đợi.

- Ta quyết đi khắp cùng trời cuối đất tìm ra Hoàng Thúc và Dực Đức. Vườn đào đã kết liền ba anh em ta thành một khối. Văn Viễn trở về gặp Thừa tướng làm ơn tạ tội hộ ta.

- Huynh trưởng hãy giữ gìn!

Trương Liêu nói xong, quay ngựa đi luôn.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương