Tâm Lí Học Tổng Hợp
C49: 49.dám Nói Không

"Đủ nhiệt tình để nói CÓ đã khó, đủ bản lĩnh để nói KHÔNG còn khó hơn gấp nhiều lần. Những người thành công không chỉ thành công vì họ làm một số điều, mà còn vì họ KHÔNG LÀM một số điều".

Lớn rồi, mình có quyền lựa chọn. Cái gì có ích, tốt đẹp cho mình và người khác, thì mình làm. Chứ không phải cái gì làm hài lòng người khác thì mình làm. Rất nhiều người ngày nay mắc phải Hội chứng người tốt, tức luôn muốn làm hài lòng người khác. Nhưng đời chỉ sống một lần, không thể sống mãi theo ý người khác, và sợ người khác phán xét được. Vậy nên, điều gì, không đáng để làm, hãy dám nói KHÔNG.

1. Không tâm lý bầy đàn

Đi trên đường, đèn xanh còn 1,2 giây, tự nhiên thấy có mấy cái xe máy rú ga, thế là mấy người còn lại cũng rú ga vượt đèn đỏ. Khi đèn đỏ vẫn còn 1,2 giây, tự nhiên thấy nổ máy chạy. Làm gì có thứ nào là luật đèn đỏ được vượt như thế? Mà nhanh vài giây, lỡ tai nạn, thành ra lại chậm cả đời. Bây giờ chờ đèn đỏ, cả mười, hai mươi người đều quyết tâm phải đèn xanh mới đi, một vài xe đằng sau bim còi, thì cứ chờ cho chờ đợi. Không tâm lý bầy đàn làm theo cái sai và sợ cái sai.


2. Không khoe khoang

Facebook, là thứ người ta khoe rất nhiều, nhất là khoe những gì mình có mà người khác không có. Cặp đôi yêu nhau, thì post hình thân mật, đi chơi. Ảnh bản thân mình, lúc nào cũng tự sướng, lúc nào cũng post – cả thế giới đâu phải chỉ có mình mình. Thi thoảng post thì không sao, chứ lúc nào cũng post thành ra người xung quanh khó chịu. Còn bao nhiêu người, họ FA, còn bao nhiêu người, họ còn nhiều vấn đề và mối quan tâm khác. Đi chơi, đi ăn, có tài sản giá trị, nếu có post – thì phải có lí do gì đó chính đáng, chẳng hạn lũ bạn thân lâu lắm mới gặp, nay có sự kiện đặc biệt,... nếu không thành ra bệnh khoe khoang trên mạng. Người ta ủng hộ thì ít, mà ghen tị hoặc khó chịu thì nhiều. Số khác chẳng mấy chốc họ không quan tâm.

3. Không điện thoại, ti vi khi nói chuyện

Cả nhà ngồi ăn, tai nghe mà mắt cứ nhìn lên cái tivi. Đi chơi với người yêu, mà mỗi người cứ chằm chằm vào một cái màn hình. Cái đó không gọi là thời gian chất lượng. Nghiên cứu chỉ ra rằng "Người ta càng sử dụng Facebook nhiều thì càng ÍT THỎA MÃN với cuộc sống". Và ngược lại, "càng hội nhập vào thế giới thực, bạn càng thấy sống lạc quan hơn". Cho nên, nếu làm việc, nếu đọc,nếu dùng smart phone, laptop, xem tivi thì hãy từ chối nói chuyện. Còn một khi đã nói chuyện với nhau, là mắt phải nhìn mắt – chứ không phải nhìn chằm chằm cái màn hình.

4. Đi ăn không có nghĩa là phải uống rượu uống bia

Thứ nhất, đã lái xe là không rượu bia, vì có cồn vào mất tỉnh táo 100%, dễ gây nguy hiểm. Thứ hai, đi ăn với nhau – vui đâu chưa thấy mà rượu bia nhiều, xong về cũng chỉ ngủ, đầu óc lại ảnh hưởng. Làm việc hiệu quả chưa thấy đâu, chỉ thấy khi ăn uống thì ba hoa, chém gió, lên tận trời mây. Đến khi làm việc thì bị ảnh hưởng. Chưa kể, ung thư gan có thể làm người ta chết rất trẻ – và nguyên nhân chính là do rượu bia quá nhiều. Nếu uống, hãy uống vì thưởng thức, mà thưởng thức thì không cần phải uống nhiều. Còn không, đi ăn, đi nhậu – uống trà đá, nước lọc – vẫn không sao cả.

5. Buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy, không tiêu cực


Input như nào thì Output như vậy. Đầu có xuôi, thì đuôi mới lọt. Nếu muốn cả ngày vui vẻ, hạnh phúc, năng suất thì buổi sáng sau khi thức dậy cũng như buổi tối trước khi đi ngủ, phải nạp năng lượng tích cực vào bản thân. Điều đó có nghĩa là thời điểm 2 tiếng đầu ngày, và 2 tiếng trước khi đi ngủ, không đọc báo lá cải, không đọc những stt tiêu cực. Thay vì đó, là đọc sách, tập thể dục, nói chuyện với mối quan hệ chất lượng, học hỏi, thiền định, phát triển bản thân,..

6. Không giận dữ với người khác

"Ai cũng có lúc trở nên giận dữ – điều đó rất dễ. Nhưng giận đúng người, đúng mực, đúng thời điểm, đúng mục đích và đúng cách thì không dễ chút nào." – Aristotle Giận dữ người khác giống như việc bạn cầm uống vào người ly nước độc, nhưng lại muốn người khác chết. Các cụ bảo nóng giận mất khôn. Giận dữ là một cảm xúc tiêu cực làm hại chính người giận dữ đầu tiên. Một người khôn ngoan là người biết làm chủ cảm xúc của mình, và không giận dữ với người khác.

7. Không can thiệp đời tư người khác Chuyện cá nhân người khác, tốt hơn hết là không nên can thiệp vào. Trừ phi, người ta muốn chia sẻ, thì hãy quan tâm. Quan tâm và soi mói đời tư là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Người quan tâm sẽ quan tâm đến cảm xúc người khác, quan tâm việc họ đang làm và giúp đỡ họ. Người soi mói thì tò mò đời tư, bình luận, bình phẩm, đánh giá, phán xét. Nếu muốn người ta tôn trọng mình, tốt hơn hết là không can thiệp đời tư người khác.

8. Không nói xấu sau lưng Có những người, khen trước mặt nhưng sau lưng lại đi nói xấu. Thứ nhất, con người ta thường tập trung vào cái tiêu cực. Khi nói xấu, vô tình bạn hạ bệ người khác xuống. Thứ hai, tam sao thất bản. Khi nói xấu một người với một người khác, sự hiểu thông tin khác nhau, dẫn đến cái nhìn khác nhau. Khi người ta biết chuyện, và sự việc không còn đơn giản, không chỉ mất đi mối quan hệ, mà còn đánh mất sự tôn trọng nơi người khác với chính mình. Thay vì nói xấu sau lưng, hãy "nói xấu" trước mặt và nói tốt sau lưng. Có gì không phải, hãy thẳng thắn trước mặt nhau. Với người khác, hãy hỏi họ để xin phản hồi về mình. Bởi vì khi người ta "nói xấu" mình trước mặt mình, họ sẽ không đi nói xấu mình sau lưng nữa.


9. Không lãng phí tiền khi không cần thiết. Còn trẻ, hay tiêu tiền theo cảm xúc. Có người sinh nhật, tổ chức phải đi vài tăng mới đã. Tăng đầu đi ăn nhậu, tăng hai đi hát, tăng ba đi cafe, thời gian chất lượng bị giới hạn, mà tiền thì lãng phí. Chưa kể, tổ chức hội bạn này, đến hội bạn kia, đến nhóm nọ, rồi nhóm kia. Vừa tốn thời gian, lại tốn tiền. Cái gì quá giới hạn cũng sẽ chuyển sang hướng tiêu cực. Ví dụ trái chín quá thì thối. Ăn no quá thì bị ngán. Đi chơi mà nhiều quá thì dần sẽ mất vui. Đôi khi, hơi thiếu thiếu một chút hoặc vừa đủ lại là tốt nhất. Cho nên, không lãng phí tiền chỉ vì chạy theo cảm xúc.

10. Không sợ người khác phán xét khi mình nói KHÔNG Lớn rồi, mình có quyền lựa chọn. Cái gì có ích, tốt đẹp cho mình và người khác, thì mình làm. Chứ không phải cái gì làm hài lòng người khác thì mình làm. Rất nhiều người ngày nay mắc phải Hội chứng người tốt, tức luôn muốn làm hài lòng người khác. Nhưng đời chỉ sống một lần, không thể sống mãi theo ý người khác, và sợ người khác phán xét được. Vậy nên, điều gì, không đáng để làm, hãy dám nói KHÔNG.


Xem chi tiết tại: https://tamly.blog/dam-noi-khong/

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương