Tâm Lí Học Tổng Hợp
C44: Để Hạnh Phúc Ta Phải Né Tránh Nỗi Đau

"Nhưng thật ra, nỗi đau là một phần thiết yếu của hạnh phúc, và nghiên cứu cho thấy nỗi đau có thể dẫn đến hạnh phúc theo nhiều cách: Khó tìm được hạnh phúc là một nguyên nhân phổ biến khiến mọi người tìm đến liệu pháp tâm lý. Khách hàng thường đến văn phòng của tôi nói rằng, "Tôi đã thử đủ mọi cách, nhưng tôi vẫn không cảm thấy hạnh phúc hơn."

Trong khi một số người gặp khó khăn với các vấn đề sức khỏe tinh thần như trầm cảm, thì số khác lại không gặt hái được gì từ những nỗ lực tìm kiếm hạnh phúc của họ. Họ nản lòng vì đã cố gắng để trở thành người hạnh phúc hơn không có kết quả mong muốn. Nhiều người đã đọc vô số bài viết và sách về cách để hạnh phúc hơn, nhưng họ vẫn không trở thành người cực kỳ hạnh phúc như hy vọng. Ai có thể trách họ vì sự nản lòng đó? Không thể phủ nhận những lợi ích của hạnh phúc. Nó có thể giúp bạn sống lâu và khỏe mạnh hơn. Nhưng sự thật là nhiều người hoàn toàn không biết làm thế nào để trở nên hạnh phúc hơn. Trên thực tế, những nỗ lực mưu cầu hạnh phúc của một số người lại có tác dụng ngược, cuối cùng khiến họ khổ sở hơn bao giờ hết.

I. Ngộ Nhận Lớn Nhất Về Hạnh Phúc

Ăn thêm thức ăn để tránh cảm giác đói bụng, cho phép mình mua vé xem hòa nhạc để có thời gian vui vẻ với bạn bè, hoặc bỏ tập thể dục chỉ vì không có hứng tập. Đây dường như là những cơ hội để ta tạm thời cải thiện tâm trạng của mình. Nhưng lối suy nghĩ này thật ra có thể cản trở ta sống hạnh phúc hơn – bởi vì ngộ nhận lớn nhất về hạnh phúc đó là: để hạnh phúc, ta phải tránh nỗi đau. Nhưng thật ra, nỗi đau là một phần thiết yếu của hạnh phúc, và nghiên cứu cho thấy nỗi đau có thể dẫn đến hạnh phúc theo nhiều cách:


1. Nỗi đau giúp bạn nhận ra hạnh phúc

Nếu lúc nào bạn cũng cảm thấy hạnh phúc, bạn sẽ không nhận ra đó là hạnh phúc. Thỉnh thoảng bạn cần trải nghiệm điều ngược lại (nỗi đau) để có thể thật sự nhận ra và trân trọng hạnh phúc.

2. Việc giảm bớt nỗi đau làm gia tăng hạnh phúc

Nỗi đau vốn không dễ chịu, nhưng việc giảm bớt nỗi đau thì có. Các nghiên cứu cho thấy khi nỗi đau tan biến, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều so với khi chưa bao giờ nếm trải nỗi đau nào.

3. Nỗi đau giúp hình thành các mối quan hệ

Có khả năng bạn sẽ kết nối với người khác dễ dàng hơn khi cả hai đều từng chịu đựng những nỗi đau tương tự nhau trong đời, vì nỗi đau thúc đẩy sự đồng cảm, vốn là yếu tố cốt lõi trong các liên hệ giữa người với người. Mối quan hệ hình thành nhờ nỗi đau thậm chí giúp mọi người hợp tác với nhau hơn.


4. Nỗi đau cho phép bạn tự thưởng cho bản thân

Một lon bia lạnh thường ngon hơn sau khi bạn cắt cỏ xong; hoặc một ly sô-cô-la nóng sẽ tuyệt vời hơn sau khi bạn dọn xong tuyết trên lối lái xe vào nhà: việc chịu đựng nỗi đau giúp bạn tận hưởng phần thưởng nhiều hơn. Sau khi tập thể dục hoặc hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn, nhiều khả năng bạn sẽ tự thưởng cho mình và thật sự trân trọng phần thưởng đó hơn.

5. Nỗi đau khiến bạn tập trung vào hiện tại

Nỗi đau khiến bạn ý thức những gì đang diễn ra ngay trong hiện tại. Cho dù bạn đang nhức đầu hay trải nghiệm nỗi đau về tinh thần, bạn sẽ tập trung vào những gì đang diễn ra trong hiện tại. Sống trong hiện tại là một kỹ năng con người phải nỗ lực có được bằng cách ngồi thiền, luyện tập chính niệm và yoga. Sống trong hiện tại nghĩa là ít suy nghĩ về những gì đã xảy ra trong quá khứ, hoặc lo lắng về những gì có thể xảy ra trong tương lai. Việc học cách ý thức về hiện tại – kể cả khi bạn không cảm thấy nỗi đau – có thể giúp bạn sống hạnh phúc hơn.


Đừng sợ nỗi đau

Câu nói này rất đúng: "Họa thì không thể tránh. Nhưng đau khổ thì có thể lựa chọn." Hạnh phúc không phải là sự vắng mặt nỗi đau. Thay vào đó, bí quyết để sống hạnh phúc hơn nằm ở việc tin rằng bạn có đủ sức mạnh tinh thần để đón nhận nỗi đau và rút ra bài học.


Xem chi tiết tại: https://tamly.blog/ngo-nhan-tam-ly-ve-hanh-phuc-de-hanh-phuc-ta-phai-ne-tranh-noi-dau/

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương