Tâm Lí Học Tổng Hợp
C27: 27.làm Thế Nào Để Trưởng Thành Từ Chính Nỗi Đau Của Bạn?

Marguerite Johnson sinh vào cuối những năm 1920 ở Arkansas. Là một phụ nữ da đen nghèo túng ở miền Nam tách biệt, Johnson thật sự không có một tương lai tươi sáng để chờ đợi. Cô chịu đựng sự gian khổ mà hầu như mọi người Mỹ gốc Phi phải chịu trong và sau nạn phân biệt chủng tộc – địa vị của những công dân hạng hai, sự kiệt quệ về kinh tế và xã hội, sống trong nỗi sợ triền miên bị đe dọa thể xác và bị khủng bố,...Như thế vẫn còn chưa hết, những sự kiện khác cũng không làm cho cuộc đời Jonhson dễ dàng hơn chút nào cả.




7 tuổi, cô bị cưỡng dâm bởi chính tình nhân của mẹ mình. Cô chỉ dám nói với anh trai về chuyện đó. Một vài ngày sau, kẻ tấn công cô đã chết khi được tìm thấy. Những sự kiện trên làm cô bị chấn động nặng nề đến nỗi cô không thốt ra một từ nào trong vòng năm năm rưỡi. Johnson, một người bị ruồng bỏ, từ bên ngoài lẫn bên trong chính cô, dường như sẽ bị ràng buộc với một cuộc đời khó khăn, đơn độc của đấu tranh và bị cô lập. Tuy nhiên, sau đó Marguerite Johnson đã đổi tên mình thành Maya Angelou và trở thành một vũ công, nữ diễn viên, nhà biên kịch, nhà thơ, nhà lãnh đạo xuất sắc đấu tranh đòi nhân quyền vào những năm 1960, và là người phụ nữ da đen đầu tiên viết cuốn sách phi hư cấu bán chạy nhất, cuốn hồi ký của cô, I Know Why the Caged Bird Sings (Tôi biết vì sao chú chim hót khi bị nhốt trong lồng). Cô đã thắng nhiều giải thưởng trên rất nhiều lĩnh vực và thậm chí còn soạn bài diễn văn nhậm chức tổng thống vào năm 1993.


Và có lẽ điều ấn tượng nhất đó là, Angelou thừa nhận rằng cô không thành công mặc dù có những tổn thương hồi bé, mà cô đã thành công chính nhờ những tổn thương đó. Khi được hỏi động lực để viết cuốn sách, cô nói rằng mình đã viết bằng những vết sẹo – những vết sẹo chỉ có mình cô thấy, sờ và cảm nhận được.

Tôi phải thừa nhận rằng tổn thương không phải là một điều "tốt" trong cuộc đời. Mọi thứ đều công bằng và không ai trong chúng ta nên trải qua những điều tồi tệ như thế. Nhưng tất cả chúng ta đều đã trải qua, vào lúc này hay lúc khác. Cuộc đời vốn dĩ là như vậy.

Hầu hết chúng ta sống và trải qua ít nhất 5 hoặc 6 sự kiện chấn thương tâm lý trong suốt cuộc đời – ta mất đi người yêu thương, li dị, mất việc, cuộc chẩn đoán y khoa đáng sợ, bị tấn công và nhiều nữa...và thường thì, sau mỗi sự kiện, ta sẽ thấy mình mạnh mẽ hơn, khôn ngoan hơn, và trở thành một người tốt hơn.

TRƯỞNG THÀNH KHI ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG NỖI ĐAU

Cho đến gần đây, lĩnh vực tâm lý học nghiên cứu cách mà những nỗi đau đã hành hạ chúng ta. Lúc bắt đầu hơn 100 năm trước, ban đầu chỉ là những người tuyệt vọng và điên loạn nhất không còn cách nào khác khi tìm đến sự trợ giúp của xạ trị. Những người bình thường với những vấn đề bình thường không tìm đến bác sĩ tâm thần bởi điều đó bị kỳ thị, họ cảm thấy ngại ngùng và hổ thẹn. Kết quả là, khoảng 50 năm đầu, các phương pháp xạ trị đã chữa cho những trường hợp thực sự nghiêm trọng. Bạn biết đấy, tâm thần phân liệt, trầm cảm, tự sát,...

Điều này đã tạo ra một thành kiến. Vì các nhà tâm thần học chỉ nghiên cứu những trường hợp nặng nhất, và hầu hết đó là những trường hợp bệnh nhân đã trải qua tổn thương nặng nề ở thời điểm nào đó, nên những nhà tâm lý học đầu tiên đã tiến tới kết luận logic rằng tổn thương dẫn tới những vấn đề về sức khỏe tâm thần.


Nhưng điều này, hóa ra là đã sai.

Và, thực tế cho thấy, điều ngược lại mới đúng. Cho đến khi ngành tâm lý học và xạ trị học trở nên chính thống hơn, lĩnh vực này mới bắt đầu nhận ra rằng những vết thương hóa ra là điều rất bình thường. Trên thực tế, tổn thương là chuyện tất nhiên của cuộc sống. Và không chỉ hầu hết chúng ta không chịu khuất phục trước những chấn động tinh thần trầm trọng, mà rất nhiều người đã lớn khôn và trưởng thành hơn nhờ có những vết thương ấy. Khoảng 90% những người trải qua các sự kiện chấn động cũng có ít nhất một dạng phát triển cá nhân trong những năm tháng sau đó.

Những người này rốt cuộc cảm thấy trân trọng cuộc đời hơn, sự ưu tiên của họ thay đổi, những mối quan hệ ấm áp và thấu hiểu hơn, họ tìm cho mình được nguồn sức mạnh tự thân, và có thể tìm thấy những cơ hội trong cuộc đời mà họ chưa từng để ý trước đây. Bây giờ, trước khi bạn nghĩ: "Chúa ơi, Mark Manson nói tất cả những gì tôi cần là trải qua một vài nỗi đau làm tan nát trái tim tôi rồi sau đó cuộc đời tôi sẽ như những gì tôi muốn. Bắt đầu nhận tổn thương thôi!" Uhh...Không. Hơn là thế nữa kia.

NỖI ĐAU KHÔNG PHẢI LÀ KẾT THÚC, NÓ CHỈ LÀ SỰ BẮT ĐẦU

Hóa ra những tổn thương trong cuộc đời, bất kể ở dạng gì, không hẳn là điều làm chúng ta "mạnh mẽ hơn" trong trường hợp này. Mọi trích dẫn truyền cảm hứng với sự lãng mạn về chịu đựng nghịch cảnh và "những gì không giết chết bạn sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn," tất cả đã làm bạn nghĩ lầm rằng chịu đựng bất lợi ở hiện tại là đủ để bạn chống chọi với những gian khổ trong tương lai. Điều đó không hoàn toàn đúng.

Điều thật sự quan trọng là những gì xảy ra sau tổn thương ấy.

Không phải là việc trải qua đau đớn làm bạn mạnh mẽ hơn, mà là những nỗ lực để vượt qua nó đã làm bạn mạnh mẽ hơn.

Những trải nghiệm đau thương đưa chúng ta đến điều cốt lõi. Chúng làm chúng ta tự hỏi về niềm tin căn bản với thế giới và vị trí của chúng ta trong đó. Chúng làm ta tự hỏi mức độ của lòng yêu thương, sự tử tế và tính dự báo của thế giới và của những người xung quanh ta. Một số thương tổn là lời nhắc nhở tuyệt vời về việc ai rồi cũng sẽ phải chết, điều mà hầu hết chúng ta không muốn nghĩ đến.

Và sau đó bạn ở đây, đau đớn và hoang mang, lạc lối và nghi ngờ mọi thứ về cuộc đời. Lúc đó, bạn có thế chọn một trong hai hướng:


-Bạn ngã xuống vách đá tinh thần như điều hiển nhiên và trải qua một vài điều tệ hại dẫn tới rất nhiều rối loạn chức năng (Ít phổ biến hơn bạn nghĩ).

-Bạn tận dụng nó như một cơ hội để tìm kiếm niềm tin và thế giới quan mới, bền vững và lâu dài hơn thế giới quan trước đó của bạn (Nhiều hơn những gì bạn nghĩ).

Hãy xem nó như là một trận động đất xé toang cả thành phố. Mọi thứ khá là tồi tệ sau khi lực kiến tạo tàn phá bên dưới. Nhưng sau đó, những tòa nhà có thể được xây lại với tính toàn vẹn của cấu trúc và mọi người có cơ hội thiết kế nhiều công trình bền vững hơn để chống lại những trận động đất trong tương lai. Thành phố không chỉ trở lại như trạng thái ban đầu, mà nó còn biến thành một thành phố từng trải hơn, bền bỉ hơn.

Và bởi thế, khi cuộc sống chúng ta bị làm gián đoạn bởi một vài chuyển đổi kiến tạo cá nhân tồi tệ, chúng ta có cơ hội làm mới bản thân mình. Ta sẽ mang theo ký ức và nỗi đau của trải nghiệm theo mình dù cho điều gì xảy ra, cũng như là người dân của một thành phố mang theo kí ức và mất mát về một thảm họa động đất. Câu hỏi ở đây là, làm thế nào để tái tạo bản thân?




CUỘC ĐỜI SAU CHẤN THƯƠNG

Tổn thương tạo ra sự khác biệt trước và sau trong cuộc đời. Tổn thương tạo ra những khoảnh khắc mà chúng ta không thể nào quên. Mức độ ta phát triển cá nhân sau chấn thương phụ thuộc rất nhiều vào câu chuyện mà ta dựng nên trước và sau xoay quanh nó.

Khá là bình thường khi nghiền ngẫm lại nỗi đau của bạn, tự hỏi về ý nghĩa của nó, và cảm thấy sự kết hợp của tội lỗi, xấu hổ, sợ hãi, và đơn độc. Điều này thật kinh khủng. Cuối cùng bạn sẽ tua đi tua lại ký ức đau buồn ấy trong đầu, giống như là một bộ phim dở tệ bạn bị bắt phải xem trong rạp, nơi bạn bị trói buộc vào chiếc ghế và mí mắt bạn bị bắt phải mở ra. Cảm giác không chân thật lắm. Và mỗi lần nhớ lại bạn đều cảm thấy đau lòng đến tận cùng. Giống như là tâm trí bạn tự hành hạ nó không ngừng, hàng tháng, thậm chí hàng năm, liên tục và liên tục như vậy.






CUỘC ĐỜI SAU CHẤN THƯƠNG

Tổn thương tạo ra sự khác biệt trước và sau trong cuộc đời. Tổn thương tạo ra những khoảnh khắc mà chúng ta không thể nào quên. Mức độ ta phát triển cá nhân sau chấn thương phụ thuộc rất nhiều vào câu chuyện mà ta dựng nên trước và sau xoay quanh nó.

Khá là bình thường khi nghiền ngẫm lại nỗi đau của bạn, tự hỏi về ý nghĩa của nó, và cảm thấy sự kết hợp của tội lỗi, xấu hổ, sợ hãi, và đơn độc. Điều này thật kinh khủng. Cuối cùng bạn sẽ tua đi tua lại ký ức đau buồn ấy trong đầu, giống như là một bộ phim dở tệ bạn bị bắt phải xem trong rạp, nơi bạn bị trói buộc vào chiếc ghế và mí mắt bạn bị bắt phải mở ra. Cảm giác không chân thật lắm. Và mỗi lần nhớ lại bạn đều cảm thấy đau lòng đến tận cùng. Giống như là tâm trí bạn tự hành hạ nó không ngừng, hàng tháng, thậm chí hàng năm, liên tục và liên tục như vậy.

Nhưng dù khốn nạn như thế, đó cũng là một bước quan trọng để tạo ra câu chuyện xoay quanh tổn thương của bạn. Câu chuyện bạn dựng nên sẽ giúp bạn tìm cách bước ra khỏi góc khuất của tâm hồn và sau cùng, đến một nơi tốt đẹp hơn. Là một con người, chúng ta cần phải hiểu về thế giới xung quanh, và như tôi đã nói trước đó, nỗi đau thật sự có ý nghĩa một khi nó đã xảy ra với chúng ta. Vậy thì, bạn nên tường thuật câu chuyện với bản thân như thế nào? Có một vài điều cần nhớ như sau:

KHÔNG LIÊN QUAN GÌ ĐẾN CHUYỆN XỨNG ĐÁNG

Xu hướng tự nhiên của chúng ta khi điều tồi tệ xảy ta là sẽ tự hỏi: "Tại sao là tôi? Tôi đã làm gì để phải chịu như thế này?" Thông thường, càng trẻ, hoặc trải nghiệm càng ít, chúng ta càng dễ đổ lỗi bản thân mình cho những nỗi đau. Chúng ta sẽ nghĩ rằng vốn có gì sai với chúng ta và rằng mình đã làm điều gì đó nên tình trạng mới trở nên như thế.


Bước quan trọng nhất trong việc tạo thành ý nghĩa của những đau thương đó là hiểu được rằng không có dính dáng gì với việc xứng đáng ở đây cả. Nó xảy ra với ta, nhưng cũng xảy đến với những người khác. Không phải đáng hay không. Đau đớn không phải là một trò chơi mà tổng kết quả là 0. Nếu ai đó làm chúng ta tổn thương, trả đũa lại họ không làm ta cảm thấy tốt hơn.

Thực tế thì, với nỗi đau điều đó ngược lại. Nỗi đau lây lan. Như một con virus vậy. Chúng ta càng đau, chúng ta càng có xu hương làm tổn thương mình, rồi đến lượt làm tổn thương người khác hơn. Nhận thức hạn hẹp sẽ được dùng để biện minh cho những hành vi hủy hoại bản thân và những người xung quanh ta. Nhận thức để chấm dứt điều này thật sự rất quan trọng trước khi nó đi quá xa. Chúng ta không làm gì để phải chịu những nỗi đau. Không ai đáng bị như thế cả. Nhưng việc đáng hay không không quan trọng. Chỉ là điều đó đã xảy ra thôi.

TRÂN TRỌNG CUỘC ĐỜI HƠN


Tôi nhớ khi một người bạn thân của tôi qua đời, điều đó ngay lập tức làm tôi nhận thức về những tình bạn khác và việc chúng mỏng manh và mờ nhạt đến thế nào. Tôi tự đề cao việc nói với bạn mình rằng tôi rất quan tâm đến họ và họ rất quan trọng với tôi. Điều này có tác dụng rất lớn trong việc củng cố một vài mối quan hệ của tôi, mặc dù sự thật thì tôi cũng mất một vài bạn bè cũng vì nói như vậy.

Bởi nỗi đau đến với chúng ta cùng với khả năng về cái chết, và với khả năng rằng hầu hết những gì ta nghĩ là đúng về thế giới hóa ra lại không, nó có tác dụng phụ khá thú vị vì phơi bày ra những gì ta cho là hiển nhiên suốt cả cuộc đời. Nỗi đau tột cùng có khả năng kỳ lạ là làm sáng tỏ điều gì thật sự quan trọng trong cuộc sống của ta, và loại bỏ mọi rào cản hoặc nghi ngờ liệu chúng ta có nên tận dụng nó hay không.

HÃY NÓI VỀ NÓ

Những câu chuyện không được hoàn thành khi nó không được kể, chúng chỉ tồn tại khi được kể cho người khác. Các nhà nghiên cứu đã nhiều lần dự đoán chính xác về sự phát triển mạnh mẽ sau tổn thương, việc đó xảy ra nhờ sự sẵn lòng nói về nó với sự hỗ trợ của một mạng lưới xã hội. Tìm một người bạn, một người thân, một nhà trị liệu, kể cả thú cưng của bạn, và chia sẻ những gì bạn đã trải qua. Bạn hãy nói về cảm xúc, về những mối nghi ngờ, về cả những nỗi sợ xung quanh nỗi đau ấy của bạn. Hãy ngừng đóng kín cảm xúc và chia sẻ về nỗi xấu hổ của mình. Trí tuệ uyên thâm trong cuộc đời bạn sẽ đến từ chính những tổn thương, nhưng bạn không bao giờ nhận ra điều đó nếu không chia sẻ nó với người khác.




Một vài nền văn hóa xem thường việc chia sẻ những nỗi đau. Và thật không may, nói cho ai đó biết rằng chúng ta đang đau đớn sẽ gặp phải một số hụt hẫng – họ cho rằng chúng ta hãy lạc quan và thoải mái hơn, rằng vấn đề của ta chỉ là chuyện bình thường, chuyện nhỏ thôi, và ý của họ còn có nghĩa là chúng ta nhận những gì mà mình xứng đáng.

Nhưng xua đuổi nỗi đau chỉ làm cho nó tồi tệ hơn. Vết thương sẽ chảy mủ và làm ta bị nhiễm trùng. Điều này có lẽ là bài học lớn nhất chúng ta nhận được từ Maya Angelou (Làm thế nào để trưởng thành từ chính nỗi đau của bạn? (Phần 1)). Khả năng của cô đã biến chuyển một nỗi bất hạnh thành một thông điệp về khát vọng và quyền năng của phụ nữ, chính nó đã chữa lành những vết thương nơi cô, chứ không phải ngược lại.

Chính việc chia sẻ nỗi đau sẽ giúp ta vượt qua nó. Bởi đó là cách để ngồi xuống và suy nghĩ những vấn đề một cách rõ ràng cho bản thân. Và một khi chúng ta chia sẻ và tạo lập ý nghĩa về thế giới xung quanh chúng ta, nỗi bất hạnh sẽ không còn của ta nữa. Và bởi nó không còn ở trong ta, chúng ta cuối cùng sẽ có thể sống mà không có nó.






Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương