Tâm Lí Học Tổng Hợp
C200: 200. Dọn Sạch Đống Rác Trong Tâm Trí.




Sự mệt mỏi không xuất phát từ công việc mà từ lo lắng, thất vọng và oán trách - Dale Carnegie

Sự mệt mỏi không chỉ đơn giản bắt nguồn từ công việc, áp lực, những bộn bề của cuộc sống mà còn xuất phát từ bản thân của mỗi người. Khi quá áp đặt mình vào một khuôn khổ của sự hoàn hảo. Chúng ta luôn chủ quan và xem như nó là một luật lệ của bản thân buộc bản thân phải tuân theo. Sau tất cả, mọi thứ không như những gì bản thân đề ra. Ta lại rơi vào trạng thái thất vọng và luôn oán trách chính mình, mất niềm tin vào chính bản thân và cuộc sống.


Cuộc sống là một vòng xoay vô định thì việc thích ứng và chạy theo nó là điều không tránh khỏi. Bản thân chúng ta bị đưa vào cuộc chạy đua của cuộc sống. Một cuộc chạy đua không có đích đến thật sự mà chỉ có những trạm dừng chân. Mỗi trạm dừng chân đều cung cấp cho chúng ta những điểm tâm để ăn tạm. Sau đó lại tiếp tục lao mình vào vòng xoay của cuộc sống, của thời gian và công việc.

Khi ta cứ mãi chạy thật nhanh để tìm được đích đến mà không có một phút dừng chân nào, cứ mãi chạy nhanh để thỏa mãn bản thân mình. Tâm trí chúng ta sẽ hình thành những lối nghĩ tiêu cực. Những thứ ấy xuất phát từ sự lo âu, mệt mỏi, căng thẳng. Sẽ không có vấn đề gì nếu chúng ta biết cách cân bằng, dọn dẹp những điều xấu xa ấy ra khỏi được tâm trí của mình. Nhưng nếu không, đỉnh điểm của sự mệt mỏi, căng thẳng thì sẽ dẫn đến hội chứng quá tải.

Hội chứng quá tải là một trạng thái tâm lý tiêu cực lâu dài. Người mắc hội chứng này thường kiệt sức về tâm lý, thể trạng và cảm xúc, luôn thấy mình quá sức trong mọi việc và họ không thể thoát ra khỏi những gánh nặng vô hình đó. Họ cứ mãi xoay vòng trong thái tiêu cực, mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến cạn kiệt về mặt tâm lý, sức khỏe. Khó có thể lấy lại được sự ổn định về mặt tinh thần nếu như bị kẹt vào những gánh nặng đang chèn ép tâm trí. Vì vậy chúng ta phải biết làm thế nào để dọn dẹp những " đống rác" của tâm trí, cũng như có thể cân bằng được trạng thái nội tại bình thường.

Hãy học cách quản lý thời gian: Đây là mấu chốt trong những nguyên nhân gây ra việc quá tải và stress kéo dài. Quản lý và sắp xếp thời gian có tác động trực tiếp vào công việc, kéo đến ảnh hưởng về mặt tâm lý. Khi quản lý và sắp xếp thời gian một cách hợp lí, chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn, tự do hơn, sống một cách trình tự và không lo bị quá tải trong công việc, dẫn đến mức độ căng thẳng hóa vấn đề.

Hãy học cách sẻ chia: Một trong những nguyên nhân làm vấn đề stress nghiêm trọng hơn đó là bị đè nén quá nhiều về mặt cảm xúc. Buồn bực, tức giận, căng thẳng tập hợp lại và bắt đầu một trận chiến hỗn loạn ngay trong tâm trí. Sự sẻ chia sẽ giúp bạn nhận được sự đồng cảm. Khi đó, bạn sẽ được giải tỏa được một phần hỗn loạn cảm xúc.


Không quan tâm những thứ tiêu cực, bao đồng: Đôi khi những thứ tiêu cực ngoài cuộc sống mà chúng ta vô tình thấy được và quan tâm sẽ chiếm một phần không nhỏ trong trận chiến của tâm lý mỗi khi căng thẳng. Vì thế, để không muốn rơi vào tình trạng quá tải. Chúng ta không nên nhìn nhận những thứ tiêu cực một cách sâu sắc. Để rồi khi ở trạng thái căng thẳng, nó sẽ xuất hiện và là nguyên nhân góp phần làm cho tâm trạng tồi tệ hơn.

Thay đổi thói quen tiêu cực: Chúng ta đều có những thói quen tiêu cực. Nó hình thành và gắn bó với chúng ta lâu dài. Vì vậy rất khó bỏ ngay lập tức. Hãy tập chuyển đổi một cách chậm chạp từ tiêu cực sang tích cực. Chẳng hạn như mỗi ngày, hãy tập thư giãn bằng việc đọc một trang sách, ngồi thiền, nghe một bài hát, xem một bộ phim hay. Những việc ấy sẽ góp phần giải tỏa và giúp bạn quên đi sự căng thẳng mà bạn đang phải đấu tranh.

Thay đổi cách suy nghĩ: Nhiều nguyên nhân gây stress phát xuất từ quan niệm và suy nghĩ của chính bạn. Vì vậy trước một vấn đề gây bức xúc căng thẳng bạn thử phân tích theo một khía cạnh khác. Một khía cạnh tiêu cực để đánh lạc hướng các khía cạnh tiêu cực. Cảm xúc sẽ phụ thuộc vào suy nghĩ, bổ trợ nhau về mặt tinh thần.

Luôn mỉm cười và lạc quan: Cười là một cảm xúc tạo ra nhiều năng lượng tích cực và giúp ta quên đi những thứ tiêu cực. Không hoàn toàn là thư giãn nhưng khi mỉm cười, không chỉ mỗi bạn có năng lượng mà những người xung quanh bạn cũng được lan tỏa một người năng lượng tích cực. Mọi lo âu, phiền muộn sẽ dần tan biến. Vì vậy hãy mỉm cười thật nhiều, bạn nhé !


Chúng ta không nên mải mê chạy thật nhanh để đi tìm vạch đích trong cuộc thi chạy đua với cuộc sống. Mà hãy sống một cách chậm rãi, từ tốn, và biết tận hưởng cuộc sống. Việt áp đặt vào một khuôn khổ sẽ khiến bạn quá tải trong mọi vấn đề. Dẫn đến căng thẳng và trì trệ tâm lý một cách kéo dài. Hãy luôn tích cực, lạc quan để sẵn sàng dọn sạch bụi bẩn độc hại trong tâm trí của mình nhé!

Tác giả : Như Quyền

BTV: Anh Dương

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương