Tấm Cám, Đằng Sau Một Cổ Tích
-
Chương 7: Giải thưởng lớn của lễ hội
Cám nghỉ ngơi ở nhà tới khi khỏe hẳn thì vừa đúng lúc chuẩn bị có
lễ hội trên phủ, sự kiện quan trọng nhất trong năm bên cạnh ngày Tết.
Mọi năm dù bận rộn hay túng thiếu tới đâu, Tấm Cám cũng phải xoay xở để
có được bộ cánh thật tươm tất đi dự hội. Nhưng năm nay lại có vẻ không
giống như mọi năm.
Các huyện lệnh về từng làng điều động dân đinh lên phủ hỗ trợ tổ chức hội và đặc biệt yêu cầu các cô gái chưa chồng phục sức thật đẹp, bắt buộc phải tham gia. Có người thắc mắc vì sao năm nay lại có vẻ long trọng khác thường như vậy thì huyện lệnh hồ hởi trả lời:
- Hội năm nay nghe nói có Đức Vua thân chinh đến dự. Theo thông lệ qua các đời thì ngoài các cung phi có xuất thân cao quý ra sẽ vẫn tuyển thêm trong dân gian, cho nên nhiều người đồ rằng trong lễ hội này nếu thấy cô nào vừa mắt, Đức Vua sẽ cho tiến cung.
Mọi người xôn xao bình luận, không ít người đưa ánh mắt ghen tị nhìn về phía chị em Tấm Cám. Ngay đến huyện lệnh cũng liếc mắt tới chỗ hai nàng rồi nói thêm:
- Nếu huyện ta có người được tuyển thì thật may mắn!
Cho tới khi huyện lệnh ra về, dân chúng vẫn còn rất sôi nổi bàn tán. Đây quả là cơ hội ngàn năm có một, các cô gái chưa chồng vui mừng khấp khởi, bắt đầu mơ tưởng đến ngày mình được mặc áo phượng, ngồi kiệu lớn, trong khi đám phụ nữ bế con thì lườm nguýt ra chiều coi thường lắm. Ngay những bé gái chín mười tuổi còn hỏi mẹ chúng xem có được may một bộ váy mới thật đẹp đi dự hội không.
Nhà bà Mão cũng không phải ngoại lệ.
Tấm hào hứng chọn mấy mảnh vải đẹp, ướm thử vào người rồi lại xỏ đôi hài Cám thêu cho lần trước. Hội năm nay nàng sẽ may bộ váy đẹp nhất, nổi bật nhất đi dự. Nghĩ đến đó, Tấm lại chứa chan hi vọng, bởi nếu xét về nhan sắc, nàng cảm thấy hoàn toàn tự tin.
- Chị cũng nghĩ tới kỳ tuyển phi này ư? – Cám có chút lo lắng hỏi.
- Tất nhiên rồi, đây không phải ước mơ của tất cả các cô gái hay sao?
- Chị đừng viển vông nữa. Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bụi tre. Việc đưa một số cô gái bình thường tiến cung chỉ là cách tỏ ra gần gũi với dân của triều đình thôi, không có giá trị gì cả. Trong cung chị không có thế, không có lực thì làm sao mà sống nổi?
- Em thật thiển cận. – Tấm bĩu môi. – Đức vua không phải là người có quyền lực tối thượng sao? Chỉ cần giành được cảm tình của Người thì thế hay lực cũng không bằng.
- Chị…
- Hơn nữa, chị chán cảnh sống nghèo khổ, giật gấu vá vai, vất vả sáng tối thế này lắm rồi. Lần lễ hội này không chỉ có Đức vua, mà còn vô số các quan đại thần, vương tử, quận công theo hầu, không được Đức vua chấm thì cũng còn nhiều cơ hội khác.
Cám im lặng, không muốn tranh luận nữa nhưng thẳm sâu trong lòng nàng xuất hiện một nỗi buồn khó nói. Nàng vừa đọc được sự bất mãn trong lời nói của Tấm, như thể những ngày tháng qua là vô cùng khốn khổ đối với nàng ấy. Đã đành là gia cảnh không phải khấm khá nhưng chẳng phải bà Mão lẫn nàng đều luôn yêu thương, quan tâm tới Tấm sao? Chẳng lẽ những điều đó đều không bằng một đời sống vương giả an nhàn? Bên cạnh đó, nàng lo cho Tấm, nàng thực lòng không muốn chị mình tiến cung hay thành thân với một kẻ quyền quý xa lạ nào đó. Thà rằng sống hơi vất vả một chút nhưng mình tự làm chủ cuộc sống không hơn là phải phụ thuộc vào người khác, nhắm mắt đưa chân tới một tương lai không xác định sao?
Tuy vậy, dù muốn dù không, cũng đã tới ngày lễ hội. Mấy cô gái cùng thôn hẹn nhau thuê một xe ngựa lớn cùng đi, vừa đỡ vất vả, vừa tiết kiệm chi phí.
- Cám, bộ váy của chị đâu? Giầy của chị đâu? – Tấm hốt hoảng kêu lên khi thấy sắp tới lúc lên đường mà tìm mãi không thấy quần áo đâu cả.
- Em không biết. – Cám tỏ vẻ thành thật trả lời. Nàng đang mặc một bộ váy vô cùng xoàng xĩnh, đến đôi giày cũng cũ. Đôi hài thêu hoa kia sau khi đưa cho Khánh một chiếc, nàng không buồn làm thêm nữa. – Hay chị mặc tạm bộ nào khác đi?
Tấm bặm môi tức giận, nghĩ lại chuyện xúc tép lần trước nhưng không cách nào bắt bẻ được Cám. Số là đợt vừa rồi nhà nàng mang thóc đi xát nhưng không may xát không kỹ, gạo bị lẫn thóc rất nhiều. Cả nhà ba người phải chia nhau ra nhặt, rất mất thời gian. Cám chuyên tâm làm sớm nên xong sớm, có thời gian chuẩn bị còn Tấm mải nghĩ tới lễ hội nên mãi mới xong. Lúc đó nàng mới phát hiện ra bộ váy đẹp nhất lẫn đôi hài hoa Cám thêu cho nàng lần trước đều không cánh mà bay từ lúc nào. Trong tủ chỉ còn lại vài bộ váy áo tầm tầm, sót lại từ lễ hội trước.
- Chị Tấm, đi thôi nào, mọi người đến rồi. – Tiếng Cám lại réo rắt.
- Em đi trước đi, chị phải tìm bộ váy đã. – Tấm mím môi đáp.
- Thế em đi trước. – Nàng nhún vai. – Nhưng chị nhớ đến nhé. Huyện lệnh có điểm danh đó.
“Đương nhiên tôi phải đi chứ”. Trong lòng Tấm lúc này chỉ còn tràn ngập oán hận. Nàng cho rằng Cám cố tình giấu đồ của nàng đi để nàng không thể xinh đẹp nổi bật, không thể kiếm được một tấm chồng tốt, để nàng mãi mãi phải ở lại đây, làm tôi mọi cho mẹ con Cám.
Lửa giận đang ngùn ngụt trong lòng bỗng vụt tắt khi Tấm sực nhớ ra bộ váy đang ở đâu. Cách đây vài hôm, nàng đã mang bộ váy lẫn đôi hài ra giặt, ngâm nước cánh hoa hồng để tạo hương thơm, sau đó thì gói kỹ rồi cất cẩn thận trong gầm giường, nơi mát mẻ nhất trong nhà, để giữ mùi. Nàng vội vã đi tắm gội sạch sẽ, thay váy áo rồi lấy con ngựa còm Cám vẫn dùng để thồ vải ra chợ huyện chạy tới lễ hội.
Lễ hội năm nay do có tin là Đức vua về dự nên đông hơn hẳn mọi năm, Tấm phải buộc ngựa ở ngoài, đi bộ vào hội. Bên trong người qua lại nườm nượp, dù vẫn như mọi lễ hội khác với đủ mọi hoạt động cúng lễ, trò chơi, người ta vẫn thi nhau ngóng về chỗ đài cao, nơi các quan đang ngồi. Thông tin chính thức gây thất vọng cho mọi người là Đức vua không về dự, thế vào đó là Phan tướng quân, cánh tay phải của Người. Tấm thêm phần chán nản vì trong lúc chen lấn xô đẩy trong đám đông, nàng đã bị rơi mất một chiếc hài, tìm thế nào cũng không ra. Cuối cùng nàng đi tới một chỗ vắng vẻ, ngồi xuống nghỉ. Xem ra hôm nay không phải ngày tốt của nàng, từ sáng tới giờ chuyện gì cũng không được ưng ý.
- Chị Tấm, chị sao vậy? – Vừa khéo Cám đi ngang qua đúng chỗ nàng đang ngồi.
- Chị bị rơi mất một chiếc giầy. – Tấm thở dài, bên chân trần đã có mấy vết trầy xước, nổi bật trên làn da trắng muốt, mềm mại.
- Đây, chị lấy giầy em mà đi. – Cám không nghĩ gì nhiều, cởi giầy đưa luôn cho chị.
- Thế em đi bằng gì? – Tấm áy náy hỏi.
- Em lấy ngựa về trước đây, lát chị đi cùng xe với mẹ và mọi người nhé. Xe sẽ chờ ở cổng chính lúc tan hội.
- Sao em về sớm thế?
- Em điểm danh rồi, về sớm một chút chắc không ai bắt tội đâu. Em còn mấy việc ở nhà phải làm nốt.
Tấm thấy em nói thế thì cũng không thắc mắc nữa, nàng lấy đôi giầy cũ của Cám đi vào, may mà vừa khít. Chiếc hài thêu còn lại, do còn rất mới nên nàng tiếc rẻ bỏ vào túi, tự nhủ sẽ phải nhờ Cám thêu lại cho một chiếc khác.
Cám vừa về được một lúc thì trên đài cao, tri phủ bỗng ra một thông báo quan trọng, đại khái là tuy năm nay Đức vua có việc bận không trực tiếp về dự hội được, nhưng Người có một món quà, một giải thưởng lớn dành cho các cô gái dự hội. Tất cả phụ nữ, không kể là đã có gia thất hay còn chưa trưởng thành đều có thể tham gia, giải thưởng là hai lượng vàng. Mặc dù có chút thất vọng là không phải tuyển phi như các nàng đã mong đợi nhưng hai lượng vàng không phải thứ kém giá trị nên người tham gia đông nườm nượp, trong đó tất nhiên có cả Tấm và bà Mão.
- Thật tiếc Cám về mất rồi không thì nhà ta có thêm cơ hội giành giải. – Bà Mão chép miệng tiếc rẻ.
Cùng lúc đó, bên trên đài, Tri phủ đứng khom lưng nói với Phan tướng quân, mặt lộ rõ vẻ khó xử:
- Bẩm tướng quân, có đúng là cần phải làm như vậy không ạ?
- Ta biết thể lệ hơi kỳ quặc, nhưng đó đúng là yêu cầu của Người. – Phan Bình gật đầu kiên định.
Mặc dù là thân tín nhưng đôi lúc y cũng không thể hiểu nổi những mệnh lệnh kỳ quặc của hắn, như lần này chẳng hạn.
- Thử giày lấy giải thưởng? – Các cô gái ở dưới nhìn nhau ngạc nhiên.
- Phải đó, nghe nói là có tới mấy vòng cơ, vòng đầu là thử giầy, vừa rồi mới được vào diện kiến Phan tướng quân nghe thể lệ vòng trong.
- Chiếc giầy đấy có gì đặc biệt không?
- Không, chỉ là một đôi giầy vải cực kỳ bình thường. Thấy đã có vài cô đủ tiêu chuẩn rồi đó.
Đến lượt Tấm và bà Mão lên thử, kết quả chỉ có nàng là vừa in còn bà Mão ngậm ngùi trở ra, buồn rầu nhìn đôi chân ngoại cỡ nứt nẻ của mình. Tấm tự hỏi chiếc giày tầm thường kia có gì đặc biệt mà lại trở thành tiêu chuẩn vòng loại của một giải thưởng lớn như vậy. Bên cạnh nàng là mấy chục cô gái cùng cỡ chân với nàng, tất cả được dẫn vào trong, yết kiến Tri phủ và Phan tướng quân. Phan Bình quét mắt một lượt, hắng giọng nói:
- Triều đình đưa ra cuộc thi này bởi như các cô biết đó, đôi chân vốn là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá nhan sắc của một cô gái, thế nhưng Đại Việt chúng ta không chỉ đề cao nhan sắc, mà phải có đủ cả tài lẫn sắc. – Phan Bình vừa nói vừa thầm trách cứ người kia, những lời nói vô lý như thế này mà cũng bắt y phải nói ra. – Cho nên ta có thêm một thử thách. Trong các cô ai có thể đưa ra một chiếc giầy tương xứng với chiếc giầy ta đang có ở đây thì sẽ lấy được giải thưởng.
Y nói rồi lấy trong người ra một chiếc hài thêu khá đẹp. Các cô gái sau một thoáng ngơ ngác thì rút ngay chiếc giầy mình đang đi ra để thử ghép với chiếc giầy kia. Thế nhưng bất kể giầy các cô có thêu kỳ công bắt mắt thế nào cũng không thể hợp với mẫu hoa độc đáo trên chiếc giày kia. Trong lúc nhìn các cô gái vui vẻ so giày, Phan Bình hơi rầu rĩ nhớ lại trọng trách mình đang mang.
- Nhớ cho kỹ, phải treo giải thưởng lớn chứ tuyệt đối không được nhắc tới việc tuyển phi.
- Bẩm, thần xin ghi nhớ nhưng thần có thể hỏi tại sao không? – Y ngạc nhiên hỏi lại.
- Vì người đó chỉ thích tiền chứ không thích ta. – Hắn cười nhẹ nhưng nụ cười hiền lành của hắn lại làm Phan Bình lạnh gáy.
- ……
- Nàng ấy tên là Bột Gạo, nhưng đó có thể không phải tên thật. Một khi ngươi đã tìm ra rồi thì dù bằng cách nào cũng phải đưa nàng ấy tiến cung, rõ chưa?
- Thần tuân lệnh. – Mồ hôi chảy ướt áo Phan Bình. Trông y giống kẻ lừa đảo, ức hiếp con gái nhà lành đến thế ư?
Tiếng xôn xao từ phía các cô gái kéo Phan Bình trở lại thực tế, phát hiện ra tất cả mọi người trong phòng đang hướng về phía một cô gái rất xinh đẹp. Lúc này trên tay nàng là một chiếc giầy khác, giống hệt chiếc mẫu y đưa ra, ghép lại thành một đôi hoàn hảo.
Ngay từ khi nhìn thấy chiếc giầy Phan Bình đưa ra, Tấm không tự chủ được, người run lên, nàng không nghĩ rằng ngày hôm nay lại may mắn như vậy. Mẫu thêu của Cám tuy không phải tuyệt mỹ nhưng không thể lẫn với ai, nàng có thể nhận ra từ khoảng cách xa. Vì thế khi tới lượt, nàng nhẹ nhàng rút trong túi ra chiếc hài còn lại, dâng lên, dù trong lòng vô cùng thắc mắc, không rõ vì sao Phan tướng quân có thể nhặt được chiếc giầy nàng đánh rơi, và vì đâu chiếc giầy của nàng bỗng trở thành tiêu chí của giải thưởng lớn như vậy?
Phan Bình ra lệnh ban thưởng cho các cô gái ít bạc vụn rồi cho tất cả ra về, chỉ giữ lại một mình Tấm. Y trầm giọng hỏi:
- Cô tên gì?
- Bẩm tướng quân, tiểu nữ tên Đỗ Thị Tấm. – Nàng trả lời, giọng lộ ra chút căng thẳng.
Tấm…Bột Gạo…
Nhìn lại một lần nữa đôi giày thêu hoa hoàn chỉnh trước mặt, Phan Bình biết là mình đã tìm đúng người. Vấn đề còn lại là làm sao để nàng chịu tiến cung?
- Tấm này, – Cuối cùng y quyết định nói thẳng, yêu cầu võ tướng như y nói năng khéo léo, văn hoa thì còn khó hơn bắt voi nhảy múa theo nhạc. – Hoàng thượng có mật chỉ cho ta, giải thưởng lần này, ngoài hai lượng vàng kia ra, cô gái thắng cuộc sẽ được phong Tiệp dư và tiến cung ngay. Cô có đồng ý không?
- Thật sao? – Tấm nghẹn ngào, không dám tin vào tai mình, quỳ sụp xuống. – Đa tạ thánh ân của Hoàng thượng, tiểu nữ xin phép về chào gia đình rồi lập tức sẽ theo Tướng quân.
Phan Bình kinh ngạc, không ngờ công việc của mình lại trôi chảy thế, liền sai người trống giong cờ mở đưa nàng về nhà.
Một tháng sau đó, cả phủ vẫn còn xôn xao câu chuyện cô gái mồ côi nghèo một bước lên bà, tận hưởng vinh hoa phú quý. Người ta hả hê rằng trời cao có mắt, nàng vốn bị dì ghẻ và em gái cùng cha khác mẹ hành hạ, giờ được Đức vua đưa đi, bù đắp bằng một cuộc sống hạnh phúc mãi mãi. Và còn vô số tin đồn khác nữa.
Mặc những gì thiên hạ nói ngoài kia, bà Mão và Cám đóng cửa ở nhà mấy ngày không làm gì vì buồn nhớ Tấm. Cám xót xa thương chị giờ một mình chật vật trong cấm cung xa xôi kia, nàng thầm cầu mong Tấm được bình yên.
Đôi lúc nhìn thấy chiếc hài hoa sót lại, tâm trí nàng lại phảng phất hình bóng ai đó, trong lòng dấy lên một nỗi nghi ngờ mơ hồ và một nỗi buồn sâu kín không thể gọi tên.
Các huyện lệnh về từng làng điều động dân đinh lên phủ hỗ trợ tổ chức hội và đặc biệt yêu cầu các cô gái chưa chồng phục sức thật đẹp, bắt buộc phải tham gia. Có người thắc mắc vì sao năm nay lại có vẻ long trọng khác thường như vậy thì huyện lệnh hồ hởi trả lời:
- Hội năm nay nghe nói có Đức Vua thân chinh đến dự. Theo thông lệ qua các đời thì ngoài các cung phi có xuất thân cao quý ra sẽ vẫn tuyển thêm trong dân gian, cho nên nhiều người đồ rằng trong lễ hội này nếu thấy cô nào vừa mắt, Đức Vua sẽ cho tiến cung.
Mọi người xôn xao bình luận, không ít người đưa ánh mắt ghen tị nhìn về phía chị em Tấm Cám. Ngay đến huyện lệnh cũng liếc mắt tới chỗ hai nàng rồi nói thêm:
- Nếu huyện ta có người được tuyển thì thật may mắn!
Cho tới khi huyện lệnh ra về, dân chúng vẫn còn rất sôi nổi bàn tán. Đây quả là cơ hội ngàn năm có một, các cô gái chưa chồng vui mừng khấp khởi, bắt đầu mơ tưởng đến ngày mình được mặc áo phượng, ngồi kiệu lớn, trong khi đám phụ nữ bế con thì lườm nguýt ra chiều coi thường lắm. Ngay những bé gái chín mười tuổi còn hỏi mẹ chúng xem có được may một bộ váy mới thật đẹp đi dự hội không.
Nhà bà Mão cũng không phải ngoại lệ.
Tấm hào hứng chọn mấy mảnh vải đẹp, ướm thử vào người rồi lại xỏ đôi hài Cám thêu cho lần trước. Hội năm nay nàng sẽ may bộ váy đẹp nhất, nổi bật nhất đi dự. Nghĩ đến đó, Tấm lại chứa chan hi vọng, bởi nếu xét về nhan sắc, nàng cảm thấy hoàn toàn tự tin.
- Chị cũng nghĩ tới kỳ tuyển phi này ư? – Cám có chút lo lắng hỏi.
- Tất nhiên rồi, đây không phải ước mơ của tất cả các cô gái hay sao?
- Chị đừng viển vông nữa. Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bụi tre. Việc đưa một số cô gái bình thường tiến cung chỉ là cách tỏ ra gần gũi với dân của triều đình thôi, không có giá trị gì cả. Trong cung chị không có thế, không có lực thì làm sao mà sống nổi?
- Em thật thiển cận. – Tấm bĩu môi. – Đức vua không phải là người có quyền lực tối thượng sao? Chỉ cần giành được cảm tình của Người thì thế hay lực cũng không bằng.
- Chị…
- Hơn nữa, chị chán cảnh sống nghèo khổ, giật gấu vá vai, vất vả sáng tối thế này lắm rồi. Lần lễ hội này không chỉ có Đức vua, mà còn vô số các quan đại thần, vương tử, quận công theo hầu, không được Đức vua chấm thì cũng còn nhiều cơ hội khác.
Cám im lặng, không muốn tranh luận nữa nhưng thẳm sâu trong lòng nàng xuất hiện một nỗi buồn khó nói. Nàng vừa đọc được sự bất mãn trong lời nói của Tấm, như thể những ngày tháng qua là vô cùng khốn khổ đối với nàng ấy. Đã đành là gia cảnh không phải khấm khá nhưng chẳng phải bà Mão lẫn nàng đều luôn yêu thương, quan tâm tới Tấm sao? Chẳng lẽ những điều đó đều không bằng một đời sống vương giả an nhàn? Bên cạnh đó, nàng lo cho Tấm, nàng thực lòng không muốn chị mình tiến cung hay thành thân với một kẻ quyền quý xa lạ nào đó. Thà rằng sống hơi vất vả một chút nhưng mình tự làm chủ cuộc sống không hơn là phải phụ thuộc vào người khác, nhắm mắt đưa chân tới một tương lai không xác định sao?
Tuy vậy, dù muốn dù không, cũng đã tới ngày lễ hội. Mấy cô gái cùng thôn hẹn nhau thuê một xe ngựa lớn cùng đi, vừa đỡ vất vả, vừa tiết kiệm chi phí.
- Cám, bộ váy của chị đâu? Giầy của chị đâu? – Tấm hốt hoảng kêu lên khi thấy sắp tới lúc lên đường mà tìm mãi không thấy quần áo đâu cả.
- Em không biết. – Cám tỏ vẻ thành thật trả lời. Nàng đang mặc một bộ váy vô cùng xoàng xĩnh, đến đôi giày cũng cũ. Đôi hài thêu hoa kia sau khi đưa cho Khánh một chiếc, nàng không buồn làm thêm nữa. – Hay chị mặc tạm bộ nào khác đi?
Tấm bặm môi tức giận, nghĩ lại chuyện xúc tép lần trước nhưng không cách nào bắt bẻ được Cám. Số là đợt vừa rồi nhà nàng mang thóc đi xát nhưng không may xát không kỹ, gạo bị lẫn thóc rất nhiều. Cả nhà ba người phải chia nhau ra nhặt, rất mất thời gian. Cám chuyên tâm làm sớm nên xong sớm, có thời gian chuẩn bị còn Tấm mải nghĩ tới lễ hội nên mãi mới xong. Lúc đó nàng mới phát hiện ra bộ váy đẹp nhất lẫn đôi hài hoa Cám thêu cho nàng lần trước đều không cánh mà bay từ lúc nào. Trong tủ chỉ còn lại vài bộ váy áo tầm tầm, sót lại từ lễ hội trước.
- Chị Tấm, đi thôi nào, mọi người đến rồi. – Tiếng Cám lại réo rắt.
- Em đi trước đi, chị phải tìm bộ váy đã. – Tấm mím môi đáp.
- Thế em đi trước. – Nàng nhún vai. – Nhưng chị nhớ đến nhé. Huyện lệnh có điểm danh đó.
“Đương nhiên tôi phải đi chứ”. Trong lòng Tấm lúc này chỉ còn tràn ngập oán hận. Nàng cho rằng Cám cố tình giấu đồ của nàng đi để nàng không thể xinh đẹp nổi bật, không thể kiếm được một tấm chồng tốt, để nàng mãi mãi phải ở lại đây, làm tôi mọi cho mẹ con Cám.
Lửa giận đang ngùn ngụt trong lòng bỗng vụt tắt khi Tấm sực nhớ ra bộ váy đang ở đâu. Cách đây vài hôm, nàng đã mang bộ váy lẫn đôi hài ra giặt, ngâm nước cánh hoa hồng để tạo hương thơm, sau đó thì gói kỹ rồi cất cẩn thận trong gầm giường, nơi mát mẻ nhất trong nhà, để giữ mùi. Nàng vội vã đi tắm gội sạch sẽ, thay váy áo rồi lấy con ngựa còm Cám vẫn dùng để thồ vải ra chợ huyện chạy tới lễ hội.
Lễ hội năm nay do có tin là Đức vua về dự nên đông hơn hẳn mọi năm, Tấm phải buộc ngựa ở ngoài, đi bộ vào hội. Bên trong người qua lại nườm nượp, dù vẫn như mọi lễ hội khác với đủ mọi hoạt động cúng lễ, trò chơi, người ta vẫn thi nhau ngóng về chỗ đài cao, nơi các quan đang ngồi. Thông tin chính thức gây thất vọng cho mọi người là Đức vua không về dự, thế vào đó là Phan tướng quân, cánh tay phải của Người. Tấm thêm phần chán nản vì trong lúc chen lấn xô đẩy trong đám đông, nàng đã bị rơi mất một chiếc hài, tìm thế nào cũng không ra. Cuối cùng nàng đi tới một chỗ vắng vẻ, ngồi xuống nghỉ. Xem ra hôm nay không phải ngày tốt của nàng, từ sáng tới giờ chuyện gì cũng không được ưng ý.
- Chị Tấm, chị sao vậy? – Vừa khéo Cám đi ngang qua đúng chỗ nàng đang ngồi.
- Chị bị rơi mất một chiếc giầy. – Tấm thở dài, bên chân trần đã có mấy vết trầy xước, nổi bật trên làn da trắng muốt, mềm mại.
- Đây, chị lấy giầy em mà đi. – Cám không nghĩ gì nhiều, cởi giầy đưa luôn cho chị.
- Thế em đi bằng gì? – Tấm áy náy hỏi.
- Em lấy ngựa về trước đây, lát chị đi cùng xe với mẹ và mọi người nhé. Xe sẽ chờ ở cổng chính lúc tan hội.
- Sao em về sớm thế?
- Em điểm danh rồi, về sớm một chút chắc không ai bắt tội đâu. Em còn mấy việc ở nhà phải làm nốt.
Tấm thấy em nói thế thì cũng không thắc mắc nữa, nàng lấy đôi giầy cũ của Cám đi vào, may mà vừa khít. Chiếc hài thêu còn lại, do còn rất mới nên nàng tiếc rẻ bỏ vào túi, tự nhủ sẽ phải nhờ Cám thêu lại cho một chiếc khác.
Cám vừa về được một lúc thì trên đài cao, tri phủ bỗng ra một thông báo quan trọng, đại khái là tuy năm nay Đức vua có việc bận không trực tiếp về dự hội được, nhưng Người có một món quà, một giải thưởng lớn dành cho các cô gái dự hội. Tất cả phụ nữ, không kể là đã có gia thất hay còn chưa trưởng thành đều có thể tham gia, giải thưởng là hai lượng vàng. Mặc dù có chút thất vọng là không phải tuyển phi như các nàng đã mong đợi nhưng hai lượng vàng không phải thứ kém giá trị nên người tham gia đông nườm nượp, trong đó tất nhiên có cả Tấm và bà Mão.
- Thật tiếc Cám về mất rồi không thì nhà ta có thêm cơ hội giành giải. – Bà Mão chép miệng tiếc rẻ.
Cùng lúc đó, bên trên đài, Tri phủ đứng khom lưng nói với Phan tướng quân, mặt lộ rõ vẻ khó xử:
- Bẩm tướng quân, có đúng là cần phải làm như vậy không ạ?
- Ta biết thể lệ hơi kỳ quặc, nhưng đó đúng là yêu cầu của Người. – Phan Bình gật đầu kiên định.
Mặc dù là thân tín nhưng đôi lúc y cũng không thể hiểu nổi những mệnh lệnh kỳ quặc của hắn, như lần này chẳng hạn.
- Thử giày lấy giải thưởng? – Các cô gái ở dưới nhìn nhau ngạc nhiên.
- Phải đó, nghe nói là có tới mấy vòng cơ, vòng đầu là thử giầy, vừa rồi mới được vào diện kiến Phan tướng quân nghe thể lệ vòng trong.
- Chiếc giầy đấy có gì đặc biệt không?
- Không, chỉ là một đôi giầy vải cực kỳ bình thường. Thấy đã có vài cô đủ tiêu chuẩn rồi đó.
Đến lượt Tấm và bà Mão lên thử, kết quả chỉ có nàng là vừa in còn bà Mão ngậm ngùi trở ra, buồn rầu nhìn đôi chân ngoại cỡ nứt nẻ của mình. Tấm tự hỏi chiếc giày tầm thường kia có gì đặc biệt mà lại trở thành tiêu chuẩn vòng loại của một giải thưởng lớn như vậy. Bên cạnh nàng là mấy chục cô gái cùng cỡ chân với nàng, tất cả được dẫn vào trong, yết kiến Tri phủ và Phan tướng quân. Phan Bình quét mắt một lượt, hắng giọng nói:
- Triều đình đưa ra cuộc thi này bởi như các cô biết đó, đôi chân vốn là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá nhan sắc của một cô gái, thế nhưng Đại Việt chúng ta không chỉ đề cao nhan sắc, mà phải có đủ cả tài lẫn sắc. – Phan Bình vừa nói vừa thầm trách cứ người kia, những lời nói vô lý như thế này mà cũng bắt y phải nói ra. – Cho nên ta có thêm một thử thách. Trong các cô ai có thể đưa ra một chiếc giầy tương xứng với chiếc giầy ta đang có ở đây thì sẽ lấy được giải thưởng.
Y nói rồi lấy trong người ra một chiếc hài thêu khá đẹp. Các cô gái sau một thoáng ngơ ngác thì rút ngay chiếc giầy mình đang đi ra để thử ghép với chiếc giầy kia. Thế nhưng bất kể giầy các cô có thêu kỳ công bắt mắt thế nào cũng không thể hợp với mẫu hoa độc đáo trên chiếc giày kia. Trong lúc nhìn các cô gái vui vẻ so giày, Phan Bình hơi rầu rĩ nhớ lại trọng trách mình đang mang.
- Nhớ cho kỹ, phải treo giải thưởng lớn chứ tuyệt đối không được nhắc tới việc tuyển phi.
- Bẩm, thần xin ghi nhớ nhưng thần có thể hỏi tại sao không? – Y ngạc nhiên hỏi lại.
- Vì người đó chỉ thích tiền chứ không thích ta. – Hắn cười nhẹ nhưng nụ cười hiền lành của hắn lại làm Phan Bình lạnh gáy.
- ……
- Nàng ấy tên là Bột Gạo, nhưng đó có thể không phải tên thật. Một khi ngươi đã tìm ra rồi thì dù bằng cách nào cũng phải đưa nàng ấy tiến cung, rõ chưa?
- Thần tuân lệnh. – Mồ hôi chảy ướt áo Phan Bình. Trông y giống kẻ lừa đảo, ức hiếp con gái nhà lành đến thế ư?
Tiếng xôn xao từ phía các cô gái kéo Phan Bình trở lại thực tế, phát hiện ra tất cả mọi người trong phòng đang hướng về phía một cô gái rất xinh đẹp. Lúc này trên tay nàng là một chiếc giầy khác, giống hệt chiếc mẫu y đưa ra, ghép lại thành một đôi hoàn hảo.
Ngay từ khi nhìn thấy chiếc giầy Phan Bình đưa ra, Tấm không tự chủ được, người run lên, nàng không nghĩ rằng ngày hôm nay lại may mắn như vậy. Mẫu thêu của Cám tuy không phải tuyệt mỹ nhưng không thể lẫn với ai, nàng có thể nhận ra từ khoảng cách xa. Vì thế khi tới lượt, nàng nhẹ nhàng rút trong túi ra chiếc hài còn lại, dâng lên, dù trong lòng vô cùng thắc mắc, không rõ vì sao Phan tướng quân có thể nhặt được chiếc giầy nàng đánh rơi, và vì đâu chiếc giầy của nàng bỗng trở thành tiêu chí của giải thưởng lớn như vậy?
Phan Bình ra lệnh ban thưởng cho các cô gái ít bạc vụn rồi cho tất cả ra về, chỉ giữ lại một mình Tấm. Y trầm giọng hỏi:
- Cô tên gì?
- Bẩm tướng quân, tiểu nữ tên Đỗ Thị Tấm. – Nàng trả lời, giọng lộ ra chút căng thẳng.
Tấm…Bột Gạo…
Nhìn lại một lần nữa đôi giày thêu hoa hoàn chỉnh trước mặt, Phan Bình biết là mình đã tìm đúng người. Vấn đề còn lại là làm sao để nàng chịu tiến cung?
- Tấm này, – Cuối cùng y quyết định nói thẳng, yêu cầu võ tướng như y nói năng khéo léo, văn hoa thì còn khó hơn bắt voi nhảy múa theo nhạc. – Hoàng thượng có mật chỉ cho ta, giải thưởng lần này, ngoài hai lượng vàng kia ra, cô gái thắng cuộc sẽ được phong Tiệp dư và tiến cung ngay. Cô có đồng ý không?
- Thật sao? – Tấm nghẹn ngào, không dám tin vào tai mình, quỳ sụp xuống. – Đa tạ thánh ân của Hoàng thượng, tiểu nữ xin phép về chào gia đình rồi lập tức sẽ theo Tướng quân.
Phan Bình kinh ngạc, không ngờ công việc của mình lại trôi chảy thế, liền sai người trống giong cờ mở đưa nàng về nhà.
Một tháng sau đó, cả phủ vẫn còn xôn xao câu chuyện cô gái mồ côi nghèo một bước lên bà, tận hưởng vinh hoa phú quý. Người ta hả hê rằng trời cao có mắt, nàng vốn bị dì ghẻ và em gái cùng cha khác mẹ hành hạ, giờ được Đức vua đưa đi, bù đắp bằng một cuộc sống hạnh phúc mãi mãi. Và còn vô số tin đồn khác nữa.
Mặc những gì thiên hạ nói ngoài kia, bà Mão và Cám đóng cửa ở nhà mấy ngày không làm gì vì buồn nhớ Tấm. Cám xót xa thương chị giờ một mình chật vật trong cấm cung xa xôi kia, nàng thầm cầu mong Tấm được bình yên.
Đôi lúc nhìn thấy chiếc hài hoa sót lại, tâm trí nàng lại phảng phất hình bóng ai đó, trong lòng dấy lên một nỗi nghi ngờ mơ hồ và một nỗi buồn sâu kín không thể gọi tên.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook