Tặc Miêu
-
Quyển 1 - Chương 9: Mèo lạnh lùng
Chuyện Tặc miêu, tôi bắt đầu viết từ mùa hè năm 2007 cho tới ngày Quốc tế Lao Động 1/5/2008 mới kết thúc. Tuy cả cuốn không dài, nhưng lúc đó, ngoài giờ làm ra, tôi chủ yếu dồn sức để viết cuốn "Ma thổi đèn". Vì vậy, năm bữa, nửa tháng mới có thời gian viết được một đoạn ngắn trong cuốn Tặc miêu , viết đến cuối cùng, ước được khoảng hai chục vạn chữ trong khoảng thời gian gần một năm.
Trong quá trính viết cuốn Tặc miêu, tôi thường tự hỏi mình rằng: "Rốt cuộc làm thế nào chọn được con đường đúng đắn" và" Rốt cuộc thế nào mới được coi là một con đường đúng đắn? Con đường mình đã đi qua là ngẫu nhiên hay là tát nhiên?" Chính vì vậy, dù ít dù nhiều, trong cuốn Tặc miêu cũng lộ ra những băn khoăn đó của tôi.
Tôi thấy rằng, đời người ra có thể nói là một mê cung không có bản đồ mà điểm khởi đầu là lúc ta sinh ra và điểm cuối cùng là khi ta chết đi. Cũng bởi trong đường đời, mỗi giây mỗi phút, mỗi nơi mỗi lúc, chúng ta đều phải đối mặt với vô số các sự lựa chọn, tựa hồ đầy ắp những điều có thể không bao giờ hết. Nhưng khi anh dừng chân, ngoảnh đầu lại nhìn, hẳn là sẽ phát hiện ra, trong mê cung đời người ấy, các ngã ba đan xen phức tạp dẫu nhiều không đếm xuể nhưng chẳng có chỗ nào để mà quay đầu lại, từ điểm đầu đến điểm cuối cùng chỉ có một con đường duy nhất. Dẫu là thành công, hay là thất bại, cho dù là con đường do mình chọn lựa, hay con đường do người khác mách bảo thì đều là những con đường chưa chắc chắn chính xác. Không đi tới tận cùng, ai mà tiên liệu được, tôi nghĩ con đường đó chính là "con đường vận mệnh"
Trương Tiểu Biện trong Tặc miêu cũng như thế. Hắn găọ được kì nhân dị sĩ trong mộ cổ Kim quan, được mách bảo con đường vinh hoa phú quý, nhưng trên thực tế, hắn bị biến thành hình nhân thế mạng để ngăn chặn hộ kiếp nạn cho người ta. Nhưng, ngay cả Lâm Trung Lão Quỷ liệu việc như thần cũng không cách nào thoát khỏi "lực hút của vận mệnh"
Còn lính dõng trong Nhạn doanh, họ xuất thân từ đám lục lâm, thảo khấu, trong mắt vốn chẳng có khái niệm "tung quân báo quốc". họ xả thân, liều chết, bán mạng cho Trương Tiểu Biện, chẳng qua một là vì miếng cơm manh áo; hai là vì Trương Tiểu Biện là người thân tín của Tuần phủ đại nhân. Trong thời loạn lạc, vận mệnh của mỗi cá nhân nhỏ bé tới mức không đáng kể đến, chỉ còn cách dựa dẫm vào một vận mệnh to lớn hơn mới có cơ hội để tồn tại. vì vậy, xét trên góc độ này, mỗi nhân vật trong Tặc miêu thực ra đều chỉ là số phận trên một canh bạc, phải tự tìm thấy một con đường thuộc về mình, có thể nói đó là con đường tanh máu mà tiền đồ còn chưa biết trước được.
Trên đây là những suy nghĩ của cá nhân tôi trong thời kỳ sáng tác Tặc miêu , sau đây, tôi muốn nói về bản thân câu chuyện, trước tiên là về ngôn ngữ trong đó. Bối cảnh của câu chuyện Tặc miêu xảy ra trong những năm Hàm Phong đời Thanh, vì vậy tôi lựa chọn thứ ngôn ngữ gần như kiểu tự thuật BẠch Thoại khi bình sách. Từ trước đến nay tôi đều cho rằng, những câu chuyện có bối cảnh thời đại không giống nhau thì cần phải có phong cách ngôn ngữ khác nhau, nếu chuyện xảy ra vào thời cổ mà xuất hiện nhiều thứ ngôn ngữ cận hiện đại thì sẽ khiến người đọc cảm thấy buồn cười, chí ít là bản thân tôi không thể chấp nhận điều đó. Giả dụ Trương Tiểu Biện nói: "Người đẹp như cô tuy đáng yêu nhưng gợi tình và bạo lực quá". Như thế, rõ rang không thích hợp chút nào, chi bằng viết Trương Tiểu Biện nói: "Người phụ nữ này bản tính phi ohamf, giết người không chớp mắt, hơn cả bọn mày râu"
Trước đây, tôi từng có mơ ước trở thành một đạo diễn, nhưng nghĩ đời tôi không có hy vọng gì nữa rồi, đành thong qua việc sáng tác truyện với các đề tài khác nhau để tự thỏa mãn ước vọng nhỏ nhoi của mình. Những bộ phim của đạo diễn nổi tiếng Stanley Kubrick có cả đề tài viễn tưởng như " Du hành vũ trụ năm 2011", đề tài chiến tranh như"Áo khoác bằng thép", tưởng chừng mỗi bộ phim đều có loại hình và phong cách khác nhau nhưng đều là những tác phẩm kinh điển để đời. Tôi nghĩ, người đạo diễn kể một câu chuyện cho công chúng bằng ngôn ngữ hình ảnh, còn nhà văn lại kể câu chuyện bằng ngôn ngữ viết, mỗi tác giả cũng nên cố gắng viết về nhiều loại hình truyện khác nhau. Tôi tuy là nhà văn không chuyên nhưng cá nhân tôi cũng hy vọng đem lại cho bạn đọc những tác phẩm với nhiều sắc thái khác lạ. Tính tới nay, trong toàn bộ tác phẩm của tôi thì Tặc miêu là cuốn làm tôi hài lòng nhất về mặt biểu cảm ngôn ngữ. Truyện "Tặc Miêu " Truyện "Tặc Miêu "
Nói về phong cách câu chuyện Tặc miêu thì rất đậm chất truyền kỳ thô sơ. Tuy rất nhiều nhân vật trong đó xem ra chỉ là những tên lưu manh đầu đường xó chợ và có rất nhiều con mèo hoang thú vị, nhưng xét về tổng thê, Tặc miêu hoàn toàn không phải là một câu chuyện khôi hài, giải trí. Trong giai đoạn chiến tranh loạn lạc, lòng người li tán, quân Thanh và quân Thái Bình chem. Giết nhau khiến cho thây nằm đầy nội, máu chảy thành song, các hình phạt tàn khốc của quan lại càng hết sức dã man, bầy mèo hoang trong thành tưởng nhủ thân cận với Trương Tiểu Biện nhưng trên thực tế đều là tai mắt, ngầm ngầm theo dõi nhất cử nhất động hắn từ trong bóng tối, sau tất cả những sự việc đó, Trương Tiểu Biện nghĩ lại mà còn thấy ớn lạnh trong lòng.
Trong truyện Tặc miêu đề cập đến rất nhiều bội dung liên quan đến thuật xem tướng mèo, tôi thường được độc giả nêu câu hỏi về sự thực của các nội dung đó. CHuyện xem tướng mèo đúng là có thực ở khu vực Quảng Đông, trên đời cũng vẫn còn lưu truyền "Miêu kinh", còn những chuyện về các loài mèo hoang Linh Châu được đề cập trong Tặc miêu như con mèo tiên bốn tai vào hoàng cung đại nội ăn trộm Dạ minh châu, con NGuyệt ảnh ô đồng kim tuyến miêu, con mèo Trường diện La Hán, con Độ thủy hồ lô miêu, cho tới những con mèo không có cơ hội xuất hiện như Thiên Văn Tiền, Đắc Thắng miêu... , đều do tác giả xây dựng nên. Tôi nói giỡn mà chơi, bạn nghe giớn chơi, nói chung nên tưởng tượng bọn chúng là một nhánh của mèo Ba Tư.
Trong câu chuyện Tặc miêu , ngoài bối cảnh sự thật lịch sử ra, còn có nhiều sự vật có thể tìm thấy ở các tư liệu bên ngoài, không phải hư câu hoàn toàn. Nhưng việc dó xịn để bạn đọc tự tìm hiểu, tôi không nói nhiều tỏng lời cuối này nữa, chỉ nói về mấy truyền thuyết dã sử mà bối cảnh trong truyện Tặc miêu đã tiếp cận.
Một là về những con chó hoang hung ác nhu Thát tử khuyển và việc "chó húc". Đó đều là những việc có thực. Thát tử khuyển tuyệt chủng khá sớm, từ sau đời Thanh đã không còn thấy các tài liệu liên quan ghi chép nữa, còn việc chó hoang húc ván quan tài để ăn xác chết thì cách đây mấy chục năm vẫn còn có người chính mắt trông thấy. Bọn chúng trên trán có khối u thịt đỏ màu máu, thường xuất hiện ở các vùng ngoài ô hoang vu và xóm làng hẻo lánh, tới mấy năm gần đây thì không thấy nhiều nữa.
Hai là về chuyện Tạo Súc. Yêu thuật Tạo Súc tục truyền có thể biến người ta thành trâu, ngựa, lợn, dê để mang đi bán. Việc này được ghi chép ở nhiều sách vở liên quan, trong đó, cuốn nổi tiếng nhất là Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh tiên sinh. Việc đó chỉ là truyền thuyết dân gian mà thôi, thời xưa chưa chắc đã có yêu thuật này, trong truyện Tặc miêu tôi miêu tả những kẻ lột bộ da chó, da khỉ tươi, bọc lên mình đứa bé vừa bắt cóc được, rồi huấn luyện chúng nhào lộn, nhảy vòng lửa, bắt làm khỉ xiếc, chó xiếc để biểu diễn kiếm tiền nơi đầu đường xó chợ, đều là những sự thực. Tuy chúng không nằm trong truyền thuyết về đám Tạo Súc nhưng tôi cho rằng, những việc đó rất phù hợp với bản nghĩa của hai chữ "Tạo Súc", có điều chưa từng khảo chứng, không biết giữa hai bên có phải là một hay không.
Thứ ba là một số truyền thuyết dân gian về mèo. Mọi người đều rõ, ở Ai Cập, người ta coi mèo là thần linh, ở Trung Quốc thì chưa từng có phong tục thờ cúng Miêu Tiên. Thời xưa từng có truyền thuyết về Bát tiên động vật và Ngũ đại gia, chuột cũng là một số trong đó, nhưng từ đầu chí cuối không hề có chỗ cho loài mèo. Tuy nhiên, ở phương Đông, không chỉ riêng Trung Quốc mà cả ở Nhật Bản, Thái Lan... , mèo được coi là một linh vật thần bí, ví dụ như những chuyện "mèo già biết nói tiếng người nhưng đó là điều cấm kỵ nên không dám nói", đều có thể trở thành các câu chuyện rất thú vị. Độ dài của truyện Tặc miêu có hạn, không có cách nào viết nhiều hơn về những truyền thuyết và dật sự liên quan đến mèo hoang, nếu về sau có cơ hội, tôi sẽ kể nhiều hơn một chút. Ngoài ra, những ghi chép thời cổ về thiên thạch rơi và hiện tượng thành phố Tháp thì tôi không muốn kể lể dài dòng thêm nữa.
Tôi nhớ rằng, bạn đọc nhiều lần hỏi tôi: Trương Tiểu Biện trong Tặc miêu và Mô kim Hiệu úy Trương Tam Liên Tử trong Ma thổi đèn đều không nói rõ tên thật, đều cùng tự gọi mình là Trương Tam gia, lại cùng theo Tả soái Tả Tông Đường tây chinh Tân Cương, liệu có phải là một người?
Tôi nghĩ cần phải giải thích chỗ này một chút. Tặc miêu hoàn toàn không phải là đoạn trước của Ma thổi đèn, toàn chuyện không liên quan gì đến việc mò vàng, trộm mộ. Câu chuyện Tặc miêu xảy ra ở thành Linh Châu, bắt đầu từ khi Trương Tiểu Biện trộm hụt gà, đêm lạc vào mộ cổ Kim quan cho tới khi người kể chuyện đến gia nhập quân doanh và Nhạn doanh xuống phía Nam chinh chiến là kết thúc hoàn toàn. Từ nay về sau, nếu có cơ hội, tôi chắc chắn sẽ tiếp tục viết về những sự tích Nhạn doanh vào Kinh thành để truy bắt dư nghiệt Tháp giáo, huyết chiến với Hầu tử trận của Niệm quân ở Hiệp Tây và tác chiến trên sa mạc Hồi Cương. Rốt cuộc Trương Tiểu Biện có phải là Mô kim Hiệu úy Trương Tam Liên Tử hay không, nghi vấn này, tôi xin để lại cho độc giả.
Nói đến đây, tôi cũng rất cảm tạ bạn đọc của truyện Tặc miêu. Trong đó, có những người tôi chưa từng gặp nhưng phần lớn tôi đã từng gặp qua, tôi luôn luôn ghi nhận những đồng cảm mà các bạn đã mang đến cho tôi. Trân trọng cảm ơn các bạn đã ủng hộ và quan tâm. Chúc các bạn mạnh khỏe, bình an, vạn sự như ý. Truyện "Tặc Miêu "
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Văn Na, người đã thiết kế vẽ bìa và hình minh họa của cuốn sách. Cảm ơn bạn đã vẽ những bức tranh rất đẹp cho Tặc miêu. Cuối cùng, đối với những biên tập viên đã duyệt cho tác phẩm này, tại hạ viết sai rất nhiều chữ, chấm phẩy vốn lung tung, các vị đã vất vả với tại hạ quá rồi!
Trong quá trính viết cuốn Tặc miêu, tôi thường tự hỏi mình rằng: "Rốt cuộc làm thế nào chọn được con đường đúng đắn" và" Rốt cuộc thế nào mới được coi là một con đường đúng đắn? Con đường mình đã đi qua là ngẫu nhiên hay là tát nhiên?" Chính vì vậy, dù ít dù nhiều, trong cuốn Tặc miêu cũng lộ ra những băn khoăn đó của tôi.
Tôi thấy rằng, đời người ra có thể nói là một mê cung không có bản đồ mà điểm khởi đầu là lúc ta sinh ra và điểm cuối cùng là khi ta chết đi. Cũng bởi trong đường đời, mỗi giây mỗi phút, mỗi nơi mỗi lúc, chúng ta đều phải đối mặt với vô số các sự lựa chọn, tựa hồ đầy ắp những điều có thể không bao giờ hết. Nhưng khi anh dừng chân, ngoảnh đầu lại nhìn, hẳn là sẽ phát hiện ra, trong mê cung đời người ấy, các ngã ba đan xen phức tạp dẫu nhiều không đếm xuể nhưng chẳng có chỗ nào để mà quay đầu lại, từ điểm đầu đến điểm cuối cùng chỉ có một con đường duy nhất. Dẫu là thành công, hay là thất bại, cho dù là con đường do mình chọn lựa, hay con đường do người khác mách bảo thì đều là những con đường chưa chắc chắn chính xác. Không đi tới tận cùng, ai mà tiên liệu được, tôi nghĩ con đường đó chính là "con đường vận mệnh"
Trương Tiểu Biện trong Tặc miêu cũng như thế. Hắn găọ được kì nhân dị sĩ trong mộ cổ Kim quan, được mách bảo con đường vinh hoa phú quý, nhưng trên thực tế, hắn bị biến thành hình nhân thế mạng để ngăn chặn hộ kiếp nạn cho người ta. Nhưng, ngay cả Lâm Trung Lão Quỷ liệu việc như thần cũng không cách nào thoát khỏi "lực hút của vận mệnh"
Còn lính dõng trong Nhạn doanh, họ xuất thân từ đám lục lâm, thảo khấu, trong mắt vốn chẳng có khái niệm "tung quân báo quốc". họ xả thân, liều chết, bán mạng cho Trương Tiểu Biện, chẳng qua một là vì miếng cơm manh áo; hai là vì Trương Tiểu Biện là người thân tín của Tuần phủ đại nhân. Trong thời loạn lạc, vận mệnh của mỗi cá nhân nhỏ bé tới mức không đáng kể đến, chỉ còn cách dựa dẫm vào một vận mệnh to lớn hơn mới có cơ hội để tồn tại. vì vậy, xét trên góc độ này, mỗi nhân vật trong Tặc miêu thực ra đều chỉ là số phận trên một canh bạc, phải tự tìm thấy một con đường thuộc về mình, có thể nói đó là con đường tanh máu mà tiền đồ còn chưa biết trước được.
Trên đây là những suy nghĩ của cá nhân tôi trong thời kỳ sáng tác Tặc miêu , sau đây, tôi muốn nói về bản thân câu chuyện, trước tiên là về ngôn ngữ trong đó. Bối cảnh của câu chuyện Tặc miêu xảy ra trong những năm Hàm Phong đời Thanh, vì vậy tôi lựa chọn thứ ngôn ngữ gần như kiểu tự thuật BẠch Thoại khi bình sách. Từ trước đến nay tôi đều cho rằng, những câu chuyện có bối cảnh thời đại không giống nhau thì cần phải có phong cách ngôn ngữ khác nhau, nếu chuyện xảy ra vào thời cổ mà xuất hiện nhiều thứ ngôn ngữ cận hiện đại thì sẽ khiến người đọc cảm thấy buồn cười, chí ít là bản thân tôi không thể chấp nhận điều đó. Giả dụ Trương Tiểu Biện nói: "Người đẹp như cô tuy đáng yêu nhưng gợi tình và bạo lực quá". Như thế, rõ rang không thích hợp chút nào, chi bằng viết Trương Tiểu Biện nói: "Người phụ nữ này bản tính phi ohamf, giết người không chớp mắt, hơn cả bọn mày râu"
Trước đây, tôi từng có mơ ước trở thành một đạo diễn, nhưng nghĩ đời tôi không có hy vọng gì nữa rồi, đành thong qua việc sáng tác truyện với các đề tài khác nhau để tự thỏa mãn ước vọng nhỏ nhoi của mình. Những bộ phim của đạo diễn nổi tiếng Stanley Kubrick có cả đề tài viễn tưởng như " Du hành vũ trụ năm 2011", đề tài chiến tranh như"Áo khoác bằng thép", tưởng chừng mỗi bộ phim đều có loại hình và phong cách khác nhau nhưng đều là những tác phẩm kinh điển để đời. Tôi nghĩ, người đạo diễn kể một câu chuyện cho công chúng bằng ngôn ngữ hình ảnh, còn nhà văn lại kể câu chuyện bằng ngôn ngữ viết, mỗi tác giả cũng nên cố gắng viết về nhiều loại hình truyện khác nhau. Tôi tuy là nhà văn không chuyên nhưng cá nhân tôi cũng hy vọng đem lại cho bạn đọc những tác phẩm với nhiều sắc thái khác lạ. Tính tới nay, trong toàn bộ tác phẩm của tôi thì Tặc miêu là cuốn làm tôi hài lòng nhất về mặt biểu cảm ngôn ngữ. Truyện "Tặc Miêu " Truyện "Tặc Miêu "
Nói về phong cách câu chuyện Tặc miêu thì rất đậm chất truyền kỳ thô sơ. Tuy rất nhiều nhân vật trong đó xem ra chỉ là những tên lưu manh đầu đường xó chợ và có rất nhiều con mèo hoang thú vị, nhưng xét về tổng thê, Tặc miêu hoàn toàn không phải là một câu chuyện khôi hài, giải trí. Trong giai đoạn chiến tranh loạn lạc, lòng người li tán, quân Thanh và quân Thái Bình chem. Giết nhau khiến cho thây nằm đầy nội, máu chảy thành song, các hình phạt tàn khốc của quan lại càng hết sức dã man, bầy mèo hoang trong thành tưởng nhủ thân cận với Trương Tiểu Biện nhưng trên thực tế đều là tai mắt, ngầm ngầm theo dõi nhất cử nhất động hắn từ trong bóng tối, sau tất cả những sự việc đó, Trương Tiểu Biện nghĩ lại mà còn thấy ớn lạnh trong lòng.
Trong truyện Tặc miêu đề cập đến rất nhiều bội dung liên quan đến thuật xem tướng mèo, tôi thường được độc giả nêu câu hỏi về sự thực của các nội dung đó. CHuyện xem tướng mèo đúng là có thực ở khu vực Quảng Đông, trên đời cũng vẫn còn lưu truyền "Miêu kinh", còn những chuyện về các loài mèo hoang Linh Châu được đề cập trong Tặc miêu như con mèo tiên bốn tai vào hoàng cung đại nội ăn trộm Dạ minh châu, con NGuyệt ảnh ô đồng kim tuyến miêu, con mèo Trường diện La Hán, con Độ thủy hồ lô miêu, cho tới những con mèo không có cơ hội xuất hiện như Thiên Văn Tiền, Đắc Thắng miêu... , đều do tác giả xây dựng nên. Tôi nói giỡn mà chơi, bạn nghe giớn chơi, nói chung nên tưởng tượng bọn chúng là một nhánh của mèo Ba Tư.
Trong câu chuyện Tặc miêu , ngoài bối cảnh sự thật lịch sử ra, còn có nhiều sự vật có thể tìm thấy ở các tư liệu bên ngoài, không phải hư câu hoàn toàn. Nhưng việc dó xịn để bạn đọc tự tìm hiểu, tôi không nói nhiều tỏng lời cuối này nữa, chỉ nói về mấy truyền thuyết dã sử mà bối cảnh trong truyện Tặc miêu đã tiếp cận.
Một là về những con chó hoang hung ác nhu Thát tử khuyển và việc "chó húc". Đó đều là những việc có thực. Thát tử khuyển tuyệt chủng khá sớm, từ sau đời Thanh đã không còn thấy các tài liệu liên quan ghi chép nữa, còn việc chó hoang húc ván quan tài để ăn xác chết thì cách đây mấy chục năm vẫn còn có người chính mắt trông thấy. Bọn chúng trên trán có khối u thịt đỏ màu máu, thường xuất hiện ở các vùng ngoài ô hoang vu và xóm làng hẻo lánh, tới mấy năm gần đây thì không thấy nhiều nữa.
Hai là về chuyện Tạo Súc. Yêu thuật Tạo Súc tục truyền có thể biến người ta thành trâu, ngựa, lợn, dê để mang đi bán. Việc này được ghi chép ở nhiều sách vở liên quan, trong đó, cuốn nổi tiếng nhất là Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh tiên sinh. Việc đó chỉ là truyền thuyết dân gian mà thôi, thời xưa chưa chắc đã có yêu thuật này, trong truyện Tặc miêu tôi miêu tả những kẻ lột bộ da chó, da khỉ tươi, bọc lên mình đứa bé vừa bắt cóc được, rồi huấn luyện chúng nhào lộn, nhảy vòng lửa, bắt làm khỉ xiếc, chó xiếc để biểu diễn kiếm tiền nơi đầu đường xó chợ, đều là những sự thực. Tuy chúng không nằm trong truyền thuyết về đám Tạo Súc nhưng tôi cho rằng, những việc đó rất phù hợp với bản nghĩa của hai chữ "Tạo Súc", có điều chưa từng khảo chứng, không biết giữa hai bên có phải là một hay không.
Thứ ba là một số truyền thuyết dân gian về mèo. Mọi người đều rõ, ở Ai Cập, người ta coi mèo là thần linh, ở Trung Quốc thì chưa từng có phong tục thờ cúng Miêu Tiên. Thời xưa từng có truyền thuyết về Bát tiên động vật và Ngũ đại gia, chuột cũng là một số trong đó, nhưng từ đầu chí cuối không hề có chỗ cho loài mèo. Tuy nhiên, ở phương Đông, không chỉ riêng Trung Quốc mà cả ở Nhật Bản, Thái Lan... , mèo được coi là một linh vật thần bí, ví dụ như những chuyện "mèo già biết nói tiếng người nhưng đó là điều cấm kỵ nên không dám nói", đều có thể trở thành các câu chuyện rất thú vị. Độ dài của truyện Tặc miêu có hạn, không có cách nào viết nhiều hơn về những truyền thuyết và dật sự liên quan đến mèo hoang, nếu về sau có cơ hội, tôi sẽ kể nhiều hơn một chút. Ngoài ra, những ghi chép thời cổ về thiên thạch rơi và hiện tượng thành phố Tháp thì tôi không muốn kể lể dài dòng thêm nữa.
Tôi nhớ rằng, bạn đọc nhiều lần hỏi tôi: Trương Tiểu Biện trong Tặc miêu và Mô kim Hiệu úy Trương Tam Liên Tử trong Ma thổi đèn đều không nói rõ tên thật, đều cùng tự gọi mình là Trương Tam gia, lại cùng theo Tả soái Tả Tông Đường tây chinh Tân Cương, liệu có phải là một người?
Tôi nghĩ cần phải giải thích chỗ này một chút. Tặc miêu hoàn toàn không phải là đoạn trước của Ma thổi đèn, toàn chuyện không liên quan gì đến việc mò vàng, trộm mộ. Câu chuyện Tặc miêu xảy ra ở thành Linh Châu, bắt đầu từ khi Trương Tiểu Biện trộm hụt gà, đêm lạc vào mộ cổ Kim quan cho tới khi người kể chuyện đến gia nhập quân doanh và Nhạn doanh xuống phía Nam chinh chiến là kết thúc hoàn toàn. Từ nay về sau, nếu có cơ hội, tôi chắc chắn sẽ tiếp tục viết về những sự tích Nhạn doanh vào Kinh thành để truy bắt dư nghiệt Tháp giáo, huyết chiến với Hầu tử trận của Niệm quân ở Hiệp Tây và tác chiến trên sa mạc Hồi Cương. Rốt cuộc Trương Tiểu Biện có phải là Mô kim Hiệu úy Trương Tam Liên Tử hay không, nghi vấn này, tôi xin để lại cho độc giả.
Nói đến đây, tôi cũng rất cảm tạ bạn đọc của truyện Tặc miêu. Trong đó, có những người tôi chưa từng gặp nhưng phần lớn tôi đã từng gặp qua, tôi luôn luôn ghi nhận những đồng cảm mà các bạn đã mang đến cho tôi. Trân trọng cảm ơn các bạn đã ủng hộ và quan tâm. Chúc các bạn mạnh khỏe, bình an, vạn sự như ý. Truyện "Tặc Miêu "
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Văn Na, người đã thiết kế vẽ bìa và hình minh họa của cuốn sách. Cảm ơn bạn đã vẽ những bức tranh rất đẹp cho Tặc miêu. Cuối cùng, đối với những biên tập viên đã duyệt cho tác phẩm này, tại hạ viết sai rất nhiều chữ, chấm phẩy vốn lung tung, các vị đã vất vả với tại hạ quá rồi!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook