Sủng Thê - Yến Rei
-
Chương 129: C129: Chương 128
Tuy rằng hết sức động lòng với voi cùng khổng tước trắng, nhưng cuối cùng An Trường Kha vẫn không đồng ý đưa Hoài Như Thiện vào. Nói đến cùng đó là chuyện của hai huynh đệ Hoài Như Dục, nàng nhúng tay vào luôn có chút quá phận. Sau khi thỏa thích đi dạo thành Phù Lương, An Trường Kha liền cùng Tiêu Chỉ Quân cầm lệnh bài của Hoài Như Dục đến bí khố.
Bí khố xây dưới tẩm cung của Hoài Như Dục, thị tòng tâm phúc của Hoài Như Dục dẫn bọn họ đi xuống, tới cửa bèn cung kính khom người rời đi. Thủ vệ là hai thị tòng câm điếc, An Trường Kha đưa lệnh bài, liền thuận lợi đi vào với Tiêu Chỉ Quân.
Trong bí khố vô cùng khô ráo với nóng bức. Toàn bộ bí khổ trừ bỏ từng hàng kệ sách, chỉ còn một án thư dùng đọc sách, án thư lớn, bên trên đặt giấy cùng bút mực, cùng với thư tịch chồng chất. Vì phòng hoả hoạn, vật chiếu sáng bí khố đều dùng dạ minh châu, từng viên được khảm trên vách tường, chiếu bí khổ đến sáng ngời.
Bọn họ vào không lâu, một thủ vệ trong đó liền đưa trà cùng điểm tâm đến. An Trường Kha gật đầu cảm tạ, người giữ cửa làm hai động tác tay rồi lui ra ngoài.
An Trường Kha tiện tay lật thư tịch chất chồng trên án thư, phát hiện trừ một ít bản viết của tiền nhân, còn có rất nhiều ghi chép liên quan tới tộc Giao Nhân mà bọn họ ở Đại Nghiệp cùng Tây Khương chưa bao giờ thấy.
Đặt thư tịch xuống, An Trường Kha đến giá sách xem xét, thư tịch được phân loại tỉ mỉ, những bản viết của tổ tiên, những tin đồn dã sử, còn có ít họa quyển tiền nhân để lại, đặt trong hộp gỗ không dễ mục nát.
"Xem ra lần này chúng ta đến Vũ Trạch quả không sai." An Trường Kha mở một hộp gỗ, xem họa quyển bên trong nói.
Tiêu Chỉ Quân cũng có cảm giác này, chỉ kệ sách nói: "Còn có thời gian mười ngày, chúng ta mỗi người xem một nửa, không chừng trước khi xuất phát có thể tìm được manh mối mới."
Suy nghĩ của An Trường Kha và nàng không mưu mà hợp, lập tức chia nhau, mỗi người ôm mấy quyển sách bắt đầu lật xem. An Trường Kha xem bút ký Hoài Thuật An để lại, bìa bút ký đánh dấu thời gian, nàng lật xem từ đầu, mới mơ hồ biết thân phận của người trong tranh.
Hẳn là Hoài Thuật An về già nghĩ lại viết bút ký, ông bắt đầu viết từ lúc mới gặp, giữa những hàng chữ đều là hồi ức.
"Tái Đức năm 16, ta đi thuyền ra biển, trên biển gặp Dư Kiều, nàng nói bản thân ra biển buôn bán, bất hạnh gặp gió lốc trên biển, thuyền bị lật úp, nàng ôm một ván thuyền trôi nổi ba ngày mới gặp được ta. Ta không đành lòng, cho nàng lên thuyền, dẫn nàng về Ung Châu."
Dư Kiều chính là người trong tranh, khi đó Vũ Trạch vẫn thuộc Ung Châu hoang dã. Mà Hoài Thuật An xuất từ Hoài gia Ung Châu, vẫn là một thanh niên mới nhược quán.
Dưới đoạn này, Hoài Thuật An dùng chữ nhỏ bổ sung một đoạn: "Khi đó tuổi trẻ, thấy tướng mạo nàng mỹ lệ, bị sắc đẹp mê hoặc dễ dàng tin nàng. Hiện giờ nghĩ lại, khi đó thần thái nàng hồng hào, không có nổi một tia tiều tụy, sao có thể là người trôi nổi trên biển ba ngày? Thần dị của nàng, sớm lộ manh mối. Chẳng qua khi đó niên thiếu vẫn chưa phát hiện."
An Trường Kha dựa theo thời gian trên bìa, xem từng cuốn. Phần lớn trên bút kí viết về đoạn thời gian hai người quen biết ở chung, trừ mở đầu nhắc đến một cái tên thì không hề viết tin tức khác về Dư Kiều. Hơn nữa có lẽ là tuổi đã lớn, rất nhiều chuyện đã không nhớ rõ, chữ trên bút kí cũng ngắn gọn vụn vặt, An Trường Kha xem rất nhanh, cho đến khi thấy bút kí ghi Tái Đức năm 21, chuyện mới nổi biến hóa.
Trên bút ký viết: "Tái Đức mùa xuân năm 21, bắc địa ít mưa, gặp phải đại hạn. Đến thu, lương thực ít, triều đình sưu cao thuế nặng càng thêm trầm trọng, nghe nói xác chết đói ngàn dặm, người chết vô số. Ung Châu ở nam địa, dù chưa đại hạn, nhưng mưa dầm liên miên mấy tháng, nước lớn vỡ đê bao phủ đồng ruộng. Triều đình không chịu phát ngân lượng cứu tế, nạn dân thương vong vô số, ôn dịch hoành hành...... Tiêu Lịch gửi thư cho ta, hẹn ta đến kinh đô đồng mưu đại sự, Dư Kiều tò mò tình hình kinh đô, đi cùng với ta. Đây là việc ta hối hận nhất cuộc đời, là ta hại nàng."
Đoạn này chữ viết rất cứng cáp, đủ thấy hối hận trong lòng Hoài Thuật An. An Trường Kha vội vội vàng vàng lật xem phía sau, lại phát hiện phía sau là một mảnh trống không, lật qua vài trang trống, phía sau trực tiếp nhảy đến cuối thời Tái Đức.
Cuối thời Tái Đức, quân chủ tiền triều Ngụy Quốc ngu ngốc vô đạo, dân chúng lầm than. Tám vị Đại Trụ quốc đồng mưu nổi chiến tranh, hai năm cuối cùng, rốt cuộc mang binh đánh vào kinh đô, lật đổ tiền triều thành lập tân triều. Bảy vị Đại Trụ quốc còn lại cùng cử Tiêu Lịch làm đế, sửa quốc hiệu Đại Nghiệp.
Hoài Thuật An không viết rõ thời gian trong ba năm này, chỉ viết: "Bọn ta mất ba năm chiếm lĩnh các nơi đánh vào kinh đô, mọi người bao gồm Dư Kiều đều nguyện tôn Tiêu Lịch làm đế. Dư Kiều từng nói hắn là minh chủ lòng mang thiên hạ, là người đáng tín nhiệm. Nhưng kỳ thật hắn chỉ là ngụy quân tử tham luyến quyền thế thôi, chúng ta đều bị hắn lừa." An Trường Kha tiếp tục xem trang sau, phát hiện giống phía trước, hoàn toàn trống không. Không biết là Hoài Thuật An không muốn nhớ tới, hay là ông sợ viết ra sẽ bị người thấy, cố tình giấu đi.
An Trường Kha lật đến tờ cuối cùng, thấy bên trên chỉ viết một câu: "Không thấy Dư Kiều nữa, nếu trước đây ta có thể đưa nàng về Ung Châu sớm, có lẽ hết thảy sẽ khác."
Thời kỳ Tái Đức dừng ở đây. An Trường Kha dụi mắt, đang chuẩn bị đứng dậy tìm bút ký khác, lại bỗng đầu váng mắt hoa. Tiêu Chỉ Quân kịp thời đỡ lấy nàng, rót trà cho nàng: "Nàng nghỉ ngơi một chút, không cần gấp như vậy."
An Trường Kha uống chén trà nhỏ, lại ấn giữa mày, nói: "Những bút ký này có quá ít nội dung hữu dụng, xem đến giờ cũng chỉ biết người trong tranh tên Dư Kiều, cùng Hoài Thuật An đến kinh đô, quen biết Thái Tổ cùng sáu vị Đại Trụ quốc khác. Nhưng ở giữa đã xảy ra chuyện gì, lại không thể biết được."
Tiêu Chỉ Quân nói: "Bút ký chỗ ta cũng không tìm được nội dung gì hữu dụng, nhưng ta tìm được một bức tranh."
Tiêu Chỉ Quân đưa họa quyển trong tay cho nàng: "Giống bức tranh của Tây Khương."
An Trường Kha chậm rãi mở họa quyển, thấy bức tranh kia quả thực giống bức Tiết Vô Y đưa cho họ như đúc. Nhưng một bức ở Tây Khương, một bức lại ở Vũ Trạch, giữa hai bức này, nhất định có liên hệ.
"Chúng ta nói một tiếng với Hoài Như Dục, đưa họa quyển ra ngoài đối chiếu xem." An Trường Kha nói.
Tiết Vô Y nói Tiết Thường phái thương đội ra biển, trước đây bọn họ phân tích, từ Tây Khương đến biển phải đi qua lãnh thổ Vũ Trạch. Mà hai người này lại đồng thời tách khỏi Đại Nghiệp, hiển nhiên có liên can gì đó. Nếu Tiết Thường phái thương đội ra biển hợp lực với Hoài Thuật An xây dựng Giao Nhân Mộ, vậy mỗi người bọn họ lưu giữ một bức tranh có thể hiểu được. Có lẽ trên họa quyển này cất giấu manh mối Giao Nhân Mộ.
Tiêu Chỉ Quân nhìn bí khố được dạ minh châu chiếu sáng, nơi này không thấy mặt trời không biết canh giờ, nhưng nàng đoán thời gian không còn sớm, liền nói: "Đi ra ngoài rồi nói sau, ngày mai lại đến xem."
An Trường Kha ngồi một lúc bớt choáng váng, liền cầm họa quyển ra ngoài với nàng. Vốn dĩ cho rằng khi đi ra ngoài hai người giữ cửa kia sẽ ngăn cản bọn họ mang bức tranh ra ngoài, nhưng không ngờ đối phương không ngăn cản, đợi bọn họ rời đi rồi cẩn thận khóa cửa.
Hai người đi dọc theo bậc thang, phát hiện trăng đã lên giữa trời. Trừ thị tòng tâm phúc của Hoài Như Dục đang chờ trong sảnh, Hoài Như Thiện cũng ở đây.
Thấy bọn họ ra, Hoài Như Thiện buồn ngủ ngáp một cái nói: "Trong bí khổ đó đúng là không rõ canh giờ, các ngươi ở trong đó lâu thế mới ra."
Tiêu Chỉ Quân nhìn sắc trời, hỏi: "Hiện tại giờ nào?"
Thị tòng trả lời: "Cuối giờ Sửu, vương thượng thấy hai vị khách quý vẫn chưa ra, liền bảo nô chờ. Vương thượng còn ở thư phòng xử lý chính sự."
"Đợi lâu rồi, trong bí khố không thấy mặt trời, không rõ canh giờ nên trì hoãn hơi lâu." An Trường Kha nói.
Thị tòng khom lưng, nói một tiếng "Nô đi mời vương thượng" liền rời đi.
Hoài Như Thiện ngáp một cái, mắt buồn ngủ mê man nhìn tranh trong tay bọn họ: "Các ngươi tìm được manh mối gì rồi."
"Đúng là tìm được chút manh mối, những cần chờ xác nhận." An Trường Kha nói.
Hoài Như Thiện vừa nghe, lập tức tinh thần phấn chấn thò qua: "Là cái gì? Mau cho ta xem."
An Trường Kha đưa họa quyển ra sau lưng, chậm rãi nói: "Đại Nghiệp không có voi, cũng không có khổng tước trắng."
"???" Tay Hoài Như Thiện cứng ngắc giữa không trung, trợn tròn mắt không thể tin mà nhìn nàng, cả giận: "Giờ ta biết rồi, muội gian tà hơn ca ta nhiều."
An Trường Kha cười một tiếng, giống tiểu hồ ly lanh lợi giảo hoạt, vừa đáng yêu vừa đẹp. Hoài Như Thiện tức khắc khuất phục trước mỹ mạo: "Được được được, tặng muội một con voi, khổng tước trắng cũng cho muội luôn. Muội mau cho ta xem."
Nói rồi duỗi tay đoạt tranh sau lưng nàng. Dù sao lát nữa Hoài Như Dục tới hắn cũng sẽ xem, lúc này An Trường Kha không tranh với hắn, đưa họa quyển cho hắn.
Hoài Như Thiện mở họa quyển, biểu tình hưng phấn nhìn đến bức tranh liền ngừng lại, hắn cuộn họa quyển, nheo mắt nhìn An Trường Kha: "Muội không lấy bức họa vẽ bản thân ra lừa ta chứ?"
An Trường Kha nói: "Ta lừa huynh làm gì, người trong tranh tên Dư Kiều, có vẻ...... Là tổ tiên của ta?"
Hoài Như Thiện nửa tin nửa ngờ mở bức tranh ra xem lại, mới phát hiện khác biệt. Hắn nhìn An Trường Kha lại nhìn bức họa, tấm tắc cảm thán nói: "Tộc Giao Nhân đúng là lợi hại, đều là đại mỹ nhân. Ta nghe ca ca nói dung mạo của thánh sứ kia cũng nhất tuyệt."
"Đệ chỉ nhớ những thứ lung tung, sao không nhớ ta bảo đệ chớ xen vào việc này?"
Một thanh âm từ xa truyền đến, Hoài Như Thiện vừa quay đầu liền thấy ca mình đi đến, lập tức cười nịnh nọt mà thò lại gần: "Đệ nhớ mà. Nhưng không phải đệ lo cho huynh sao? Nhiều người nhiều lực có phải không?"
Hoài Như Dục liếc mắt nhìn hắn, biểu tình hơi bất đắc dĩ. Cuối cùng không đuổi hắn về, chuyển ánh mắt sang An Trường Kha cùng Tiêu Chỉ Quân nói: "Bức tranh này có chỗ đặc biệt?"
Lúc trước An Trường Kha vẫn chưa nói với hắn chuyện bức họa cùng bí bảo Tây Khương, không phải cố tình giấu giếm, chỉ là quá nhiều chuyện vẫn không có cơ hội nói ra, bởi vậy Hoài Như Dục không biết được đặc biệt trong đó.
"Chỗ ta cũng có một bức tranh như vậy, là tiên vương Tây Khương Tiết Thường truyền xuống." An Trường Kha nói việc bí bảo Tây Khương cho hắn, vừa vặn phái người đi lấy tranh tới. An Trường Kha nhận tranh rồi đưa cho Hoài Như Dục nói: "Ngài xem trước đi, giống nhau như đúc."
Hoài Như Dục nhận bức tranh, đặt cạnh họa quyển đã mở trước đó, phát hiện quả thật y hệt.
"Các ngươi hoài nghi Giao Nhân Mộ do tiên vương với Tiết Thường cùng xây dựng?" Hoài Như Dục hỏi.
"Không sai." Tiêu Chỉ Quân nói: "Bí bảo Tây Khương là Tiết Thường để lại cho người trong tranh, cũng chính là Dư Kiều. Mà Hoài Thuật An xây dựng Giao Nhân Mộ, cũng là vì Dư Kiều. Hai người họ quen biết, hợp tác cũng hoàn toàn không ngoài ý muốn."
An Trường Kha bổ sung nói: "Đáng tiếc những bút ký đó đã bỏ bớt đi rất nhiều chuyện quan trọng. Nếu có thể biết rõ năm đó đã xảy ra chuyện gì, chúng ta tìm kiếm Giao Nhân Mộ sẽ đơn giản hơn nhiều."
Hoài Như Dục trầm tư một lúc, chậm rãi nói: "Kỳ thật tuy Giao Nhân Mộ xây vì Dư Kiều, nhưng ta lật hết tất cả bút kí, lại cảm thấy Dư Kiều không được chôn ở Giao Nhân Mộ. Tuy gọi là Giao Nhân Mộ, kỳ thật chỉ là một cô đảo."
Hoài Như Dục nhăn mày, tựa hồ không biết nói thế nào: "Trước đây ta xem những bút ký đó liền cảm thấy, trong ghi chép của tiên vương, chưa phải lúc Dư Kiều đã chết. Giao Nhân Mộ không giống mộ địa, mà giống đào nguyên trên biển hơn, ngài ấy vẫn luôn chờ Dư Kiều về, nhưng đến chết vẫn không chờ được."
Trước đây hắn mơ hồ có loại suy nghĩ này, nhưng không thể xác định. Cho đến hôm nay nghe được di ngôn của Tiết Thường, mới cảm thấy có lẽ suy đoán của mình cũng không sai.
"Tiên vương cùng Tiết Thường, đều cảm thấy Dư Kiều sẽ không chết, hơn nữa còn sẽ về."
An Trường Kha được hắn chỉ điểm, đôi mắt cũng sáng lên: "Không sai, trên bút kí của Hoài Thuật An có một đoạn, nói bản thân nên sớm phát hiện chỗ thần dị của Dư Kiều. Có thể được gọi thần dị...... sẽ là cái gì?"
"Trường sinh bất lão." Tiêu Chỉ Quân bỗng mở miệng nói.
Thấy ba người đều nhìn về phía mình, nàng trầm giọng nói: "Ta thấy trong bí khố giữ bức tranh của Dư Kiều, các ngươi có phát hiện, khoảng cách những bức tranh đó cách mấy năm, nhưng dáng vẻ của Dư Kiều không có chút thay đổi sao?"
Từ lúc Hoài Thuật An gặp được Dư Kiều trên biển, đến lúc bọn họ thành lập tân triều, tổng cộng thời gian đã qua bảy năm. Trong bút kí không hề nhắc đến tuổi tác Dư Kiều, nhưng từ những đoạn ngắn kia suy tính ra, Dư Kiều cũng xấp xỉ Hoài Thuật An. Từ nhược quán đến gần 30, dù có chậm già, cũng không có khả năng không có chút biến hóa. Nhưng người trong những bức họa đó, trừ đổi xiêm y, dung mạo không có nửa điểm thay đổi, không có nổi một nếp nhăn nhỏ.
Tuy cũng có thể giải thích khi Hoài Thuật An vẽ tranh cố ý vẽ Dư Kiều trẻ ra, nhưng dựa theo các dấu hiệu xem ra, khả năng chính là những năm đó, bộ dáng Dư Kiều không có già đi.
Nếu như Dư Kiều trường sinh bất lão, vậy thái độ của Tiết Thường cùng Hoài Thuật An có thể giải thích.
An Trường Kha nhất thời cứng họng, nhưng cẩn thận ngẫm lại cũng cảm thấy suy đoán này cũng không phải không có đạo lý. Nếu không thái độ kỳ lạ của Tiết Thường cùng Hoài Thuật An thật khó lý giải.
"Nhưng trên đời này, thật sự có người có thể trường sinh bất lão sao?" Hoài Như Dục nhíu mày, cảm thấy một cỗ hàn ý chui từ lòng bàn chân lên. Tiền triều luôn có đế vương tìm thuật trường sinh, nhưng hắn chỉ cảm thấy đáng sợ. Thử nghĩ khi bằng hữu người thân đều chết đi, cuối cùng chỉ còn lại bản thân cô độc một mình, cô độc mà tồn tại. Đây không phải ban ân, rõ ràng là trừng phạt mới đúng.
An Trường Kha theo bản năng muốn nói trường sinh bất lão quá thần dị, khi lời đến bên miệng, bỗng nhớ tới bản thân trọng sinh liền nuốt xuống, nàng nhíu mày nói: "Là thật hay giả, đến Giao Nhân Mộ tìm hiểu là biết."
Ba người đối diện không nói gì, Hoài Như Dục nói: "Thôi, chúng ta ở đây đoán mò cũng vô dụng. Ta mau chóng an bài thỏa đáng, chúng ta nhanh chóng xuất phát đến Nam Hải thôi."
Tác giả có lời muốn nói:
Nhạ Nhạ: Không cần cướp, voi với khổng tước trắng ta đều có rồi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook