Ăn uống xong xuôi, khi mọi người chuẩn bị đi tập thì Minh tiến tới chỗ tôi, nhỏ giọng hỏi:
“Mày sống một mình à? Ngoài đồ của mày, tao không thấy có của ai khác.”
Dứt lời, Công đứng gần đấy liền lên tiếng hưởng ứng: “À đúng rồi.

Đang định hỏi cậu vấn đề này.

Sao trong nhà không có đồ dùng của người lớn thế?”
“Ừ.

Tao sống một mình.” Tôi biết bọn họ sẽ hỏi vấn đề này mà.

Trên lớp có thể không đề cập đến, nhưng khi đến nhà, thấy vậy chẳng lẽ không hỏi.
Sau khi cho bà Thương nghỉ việc.

Để tránh điều tiếng, một trong hai người phải chuyển về quê chăm tôi.

Mẹ là bác sĩ khoa ngoại tại một bệnh viện lớn dưới Hà Nội nên trách nhiệm nghiễm nhiên rơi xuống người bố.

Lịch trình tuy không thất thường nhưng là một doanh nhân thành đạt, ông cũng không tránh khỏi những đợt công tác xa nhà.

Bởi vậy, ông gọi dì Thảo - người họ hàng xa lên quán xuyến việc nhà.
Thời gian cứ thế trôi qua cho đến khi tôi lên lớp Bảy.

Dì Thảo đột ngột xin nghỉ về quê chăm con trai tai nạn.

Người giúp việc mới đang độ tuổi xuân thấy bố phong độ lại giàu có nên đem lòng tương tư.

Hai người mập mờ một thời gian thì bị mẹ phát hiện.
Mẹ âm thầm đuổi người giúp việc kia đi, bắt bố phải chuyển xuống Hà Nội với bà.


Còn tôi, sẽ quay lại cuộc sống như năm sáu tuổi.

Tôi từ chối sắp xếp đó và rồi bố mẹ cũng không nói gì thêm.

Hai người dọn đi ngay trong đêm, tựa như sợ chỉ cần chần chừ một giây, tôi sẽ khóc lóc đòi theo cùng.

Truyện đã được đăng trọn bộ tại awread.com.
Đáng lẽ, người bị lên án trong cuộc vụng trộm này là bố - người chồng không chung thủy, và cô giúp việc - kẻ mơ tưởng đến chồng người khác.

Nhưng lạ thay, người mẹ đổ tội, trút cơn giận của mình...!lại là tôi.

Ánh mắt sắc lạnh ngày hôm ấy, thi thoảng tôi vẫn mơ về nó.
“Thế ăn uống thế nào?” Minh cau mày, tựa như hiểu lý do vì sao chẳng khi nào cậu ta thấy tôi mua đồ ăn sáng.
“Thuê giúp việc theo giờ đến dọn và nấu ăn cho nếu muốn.”
“Quào.

Cậu đang sống ở thiên đường đấy Dư!”
“Hic.

Cậu...!không sợ ma ơ Dư?”
Nghe đến sống một mình, đám con trai gào rú nói tôi sướng, không ai quản, thích chơi game thâu đêm thì chơi.

Còn con gái lại lo sợ những thứ có thể xảy ra vào đêm khuya.
“Tao không sợ ma.

Khó khăn thì cũng không nhiều, thi thoảng có vài chú đến lấy đồ rồi đi thôi.”
Có lẽ không quen với cách nói này cho lắm nên cả đám sững người một lúc mới hiểu.

Khi hiểu rồi thì lại im thin thít, mặt mày tái mét lại.

Biểu cảm của họ thú vị ghê.
Mà đó chỉ là hồi đầu khi mới sống một mình thôi.

Sau Hải Quân có ở lại mấy ngày, nhờ trưởng thôn để ý giúp và lắp cả cam báo động nên tình trạng này giảm hẳn.

Trước khi đi, anh có đề nghị tôi xuống Hà Nội sống cùng gia đình anh nhưng tôi từ chối.

Có nhiều chuyện do còn nhỏ nên chưa hiểu hết, nhưng ai ghét, ai thích mình lại rất rõ.

Tôi biết chị dâu không thích tôi, thậm chí là bài xích.

Chị lại đang mang bầu, tôi không muốn vì mình mà vợ chồng Hải Quân lục đục.
“Nhưng mà...” Trang dò hỏi: “Hà Nội cách đây có một tiếng đi xe, sao bố mẹ cậu không đón cậu xuống ở cùng...!thế?”
Nhớ lại thái độ bài xích của bố mẹ mỗi khi tôi xuống vào dịp tết, phản ứng gay gắt khi Hải Quân đề nghị đón tôi xuống đấy học tập của hai người.

Tôi nghĩ, Hà Nội là nơi giấc mộng của họ được thực hiện nên họ không muốn tôi bước vào.

Tiền tài, danh vọng, gia đình mẫu mực, con cái giỏi giang...!đủ cả.

Khi ấy, một khuyết điểm nhỏ sẽ bị phóng đại lên rất nhiều lần.
“Tao thích sống một mình.” Tôi híp mắt nhìn Trang: “Muộn rồi đấy, bọn mày tập kịch đi.

Tao lên ngủ tí.”

“À, ừ.” Trang ngượng ngập đáp.
Sau khi biết trong nhà không có người lớn, lại nhiều đồ ăn ngon nên cả lớp đã kéo sang đây chuẩn bị cho tiết mục văn nghệ.
Nhóm tập kịch, nhóm làm đạo cụ, người không phải làm gì cũng chạy tới mua vui, giúp này giúp kia làm rôm rả cả mảnh sân gạch đỏ trước nhà.

Tuy ồn ào nhưng lại giúp tôi có những giấc ngủ ngon.
Chẳng mấy chốc mà ngày nhà giáo cũng đến.

Với cương vị là nhà đầu tư lớn, tôi chỉ việc ngồi một chỗ chi tiền cho những khoản phát sinh mà Công báo, giám sát đội thiết kế sự kiện dưới Hà Nội đến bàn giao những đạo cụ khó làm và cần thiết cho vở kịch.

Cũng khá rảnh.
“Cuối buổi hết bao nhiêu bảo tao, tao báo lên cô chủ nhiệm.” Danh nói.
“Tao bảo tao tài trợ mà?” Tôi ngước mắt lên nhìn nhỏ, trả lời.
“Cô giáo bảo thế.”
Tôi xua tay: “Mấy thứ này tự tao bày ra nên tự tao trả.

Bảo mọi người không cần để ý.”
Cũng chẳng đáng bao tiền.
“...”
Sau tiết mục của lớp 11A6 thì đến tiết mục lớp tôi - 12A3.

Nhìn biểu cảm của thầy cô và mọi người khi xem, tôi đoán lớp tôi không đoạt giải Nhất thì cũng được giải Nhì.

Và tất nhiên, tôi đã đoán đúng.

Không những đoạt giải Nhất mà còn cuỗm thêm cả giải đặc biệt - thầy cô đột ngột thêm vào bởi ấn tượng sự sáng tạo cũng như đầu tư trong khâu đạo cụ.

Tổng giải thưởng là ba triệu đồng, còn không bằng số lẻ tôi chi nhưng lại khiến bọn họ phấn khởi vô cùng.

Cả đám hí hửng rủ nhau đến quán bà Thạch ăn mừng.

Vì thấm mệt cũng như không có hứng nên tôi từ chối.
Mỗi khi trời sắp đổ mưa, cả người tôi lại có dấu hiệu rệu rã, thấy mệt vô cùng.

Đạp xe nhanh trên con đường làng, mặc cho tóc đang bay tứ tung.

Tôi rẽ phải vào ngõ, trở về nhà.
Vứt xe ở sân, tôi đóng sầm cửa lại rồi vùi mình vào trong chăn.


Đầu thì giật từng cơn, bên tai là tiếng xì xào của vô số giọng nói mà tôi chẳng thể nghe rõ.
Thật bực mình!.

||||| Truyện đề cử: Tiểu Túc Bảo Đáng Gờm |||||
Tôi đập mạnh tay xuống giường, với lấy cái gối, trùm kín đầu, nghiến răng chịu đựng những thứ có lẽ chỉ xuất hiện trong ảo giác của tôi.
Chẳng biết qua bao lâu, tôi nhận thức được mình đang ngủ, nhưng lại vẫn nghe rất rõ những âm thanh xung quanh.

Bên ngoài trời đổ mưa, những hạt mưa to đập “lộp độp” vào ô cửa sổ trong phòng.

Tiếng bà Huệ hàng xóm quát cháu mau rút quần áo vào nhà, tiếng chó sủa, tiếng lạch cạch...
Được một lúc thì mưa ngừng, có lẽ là mưa bóng mây? Hình như không phải? Chắc mưa rào? Trời có lẽ đã trở tối, trong phòng im ắng vô cùng.

Tôi có thể nghe rõ âm thanh từ chiếc đồng hồ trên tủ đầu giường, tiếng “cạch” khi kim phút di chuyển sau khi kim giây quay được một vòng.

Và...!đồng hồ reo! Đồng hồ reo? Đồng hồ chỉ reo vào giờ đi học thôi mà?
Cố gắng tỉnh dậy khỏi cơn mê man, tôi vươn tay, với lấy chiếc đồng hồ trên bàn.
6 giờ.

Quả nhiên...
Tôi đã ngủ thiếp đi lúc nào không hay mà lại cứ ngỡ bản thân vẫn luôn trong trạng thái mơ màng.

Ý thức về thời gian thì dừng lại ở buổi chiều hôm trước.

Đầu hãy còn choáng váng khi tôi ngồi dậy, người toát mồ hôi, lúc nóng lúc lạnh.

Có lẽ tôi đang lên cơn sốt.
Ngoài trời đã hửng sáng, tôi tắt báo thức và chuông điện thoại, quyết định nghỉ học.

Lấy viên thuốc hạ sốt trong ngăn kéo tủ đầu giường ra uống, tôi thay quần áo đã thấm đẫm mồ hôi, nằm lại xuống giường và cố ru mình vào giấc ngủ..

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương