Sự Im Lặng Của Bầy Cừu
-
Chương 49
Clarice Starling với hai hàng nước mắt phẫn nộ khô ráo trên gò má, phóng thật nhanh trong dòng lưu thông đầy hiểm nguy của Memphis. Cô cảm nhận một sự tự do lạ kỳ và rất năng động. Sự rõ nét bất thường của quan điểm báo cho cô biết cô phải đấu tranh, vì thế cô phải thật cẩn trọng mới được.
Đến từ phi trường, cô đi ngang qua tòa án cũ để tìm đường dễ dàng hơn.
Chính quyền bang Tennessee không muốn có một bất trắc nào với Hannibal Lecter nên không mạo hiểm để ông ta trong nhà tù của thành phố.
Giải pháp duy nhất là nhà giam của tòa án cũ, một công trình đồ sộ theo kiểu tân gôtíc bằng đá hoa cương. Được tân trang đôi chút, đó là nơi làm việc của các cơ quan chính quyền của cái thành phố thịnh vượng này và rất hãnh diện về quá khứ của nó.
Ngày hôm nay nó trông như một pháo đài của thời trung cổ bị cảnh sát bao vây.
Có đủ loại xe cảnh sát tại bãi đậu xe, nào của cảnh sát công lộ, của ông cảnh sát trưởng quận Shelby, của văn phòng FBI Tennessee và cơ quan quản lý nhà giam. Clarice phải cho xe chạy ngang qua một lính canh trước khi đậu được chiếc xe của mình.
Có một vấn đề an ninh khác đến từ bên ngoài. Kể từ bản tin tức lúc mười giờ cho biết sự hiện diện của cô, rất nhiều cuộc gọi hăm dọa ụp đến; thân nhân và bạn bè của các nạn nhân ước thấy cô chết đi.
Clarice hy vọng Copley, nhân viên FBI địa phương, sẽ không có mặt, vì cô không muốn anh ta gặp rắc rối.
Trên bãi cỏ trước thềm nhà, cô nhìn thấy lưng của Chilton, ngay giữa một đám phóng viên. Có thêm hai camera nhỏ của đài truyền hình. Ước gì lúc này cô có đội mũ. Cô tiến về hướng cái tháp, mặt nhìn về hướng khác.
Một cảnh sát viên gác cửa kiểm tra thẻ của cô, trước khi cho cô vào hành lang, bây giờ không khác gì một trại cảnh sát. Một cảnh sát viên khác đứng ngay cửa thang máy và một người khác ở chân cầu thang. Nhiều cảnh sát viên khác đang ngồi trên băng ghế, đọc tờ Nhật Báo Thương Mại.
Một viên trung sĩ trực tại bàn làm việc đối diện với thang máy. Bảng tên anh ta có ghi TATE, C.L.
- Phóng viên không được có mặt - anh ta nói khi nhìn thấy Clarice.
- Tôi không phải là nhà báo.
- Cô có thuộc toán của Bộ Tư Pháp không? - Anh hỏi khi xem thẻ của cô.
- Tôi làm việc với ông Krendler, vị phụ tá của ông tổng chưởng lý. Tôi vừa chia tay ông ta đây.
Trung sĩ Tate gật đầu.
- Toàn bộ cảnh sát của bang Tennessee và những nơi khác đều muốn nói chuyện với Lecter. Hiếm khi gặp được một người như thế. Cô phải có phép của Chilton mới được lên đó.
- Tôi vừa gặp ông ta đứng ngoài trước cửa. Chúng tôi làm việc chung trong vụ án này tại Baltimore. Tôi phải ký tên vào đây, phải không Trung sĩ Tate?
Anh ta do dự một lúc.
- Đúng, ngay đó. Cảnh sát hay khách đều phải bỏ súng lại đây. Nội quy buộc như thế.
Starling gật đầu. Cô lấy kẹp đạn ra, trong khi viên trung sĩ thích thú nhìn cô thao tác khẩu súng. Cô trao súng cho anh ta, báng ra phía trước để anh ta bỏ vào trong ngăn tủ.
- Vernon, cho cô ta lên đi, - Anh ta cầm điện thoại lên, quay ba số và nói tên cô.
Thang máy được lắp đặt vào các thập niên hai mươi, đi lên từ từ trong tiếng kêu kèn kẹt và ngừng trước một bậc nghỉ chân, được nối dài với một hành lang nhỏ.
- Cô cứ việc đi thẳng - viên cảnh sát nói.
Trên cửa kiếng, có ghi hàng chữ ỦY BAN LỊCH SỬ CỦA QUẬN SHELIBY.
Gần như toàn bộ tầng trên cùng của tháp là một căn phòng rộng lớn hình bát giác được sơn trắng, sàn và vật dụng bằng gỗ sồi, nực mùi sáp ong và keo dán giấy. Căn phòng rất ít đồ đạc, tạo cảm tưởng như một ngôi đền. Chắc vào thời trước đây là văn phòng của ông thống đốc, nên có vẻ oai phong hơn nhiều.
Hai nhân viên ban quản lý nhà giam đang gác. Một người nhỏ con, đang ngồi tại bàn làm việc, liền đứng lên khi thấy Clarice bước vào. Người to con hơn ngồi trên một cái ghế xếp, đặt trong cùng của căn phòng, đối diện với một phòng giam. Anh ta canh chừng không cho tên tội phạm tự sát.
- Cô có được phép nói chuyện với tên tù nhân không, thưa cô? - Người cảnh sát viên nhỏ con hỏi. Bảng tên ghi là PERRY, T. W.; trên bàn làm việc có một điện thoại, hai dùi cui, và sau lưng anh ta có một bình xịt thuốc bất tỉnh, một bánh răng cưa lớn được dựng ở góc tường.
- Có, tôi đã hỏi cung ông ta rồi.
- Cô biết thủ tục chứ? Cô không được bước qua hàng rào.
- Tôi biết mà.
Nét màu mè duy nhất trong căn phòng là cái hàng rào cảnh sát, một loại ngựa gỗ có sọc vàng đen với đèn nháy, hiện giờ đã tắt, được đặt cách cửa phòng giam khoảng một thước rưỡi. Quần áo của bác sĩ Lecter được máng trên cái mắc áo, còn cái mặt nạ và một vật nữa mà Clarice chưa bao giờ thấy trước đây, một áo trói của bang Kansas. Bằng da dày, có khoen cài ở sau lưng, còn hông thì có cùm bằng sắt với hai khóa, để giữ cố định các cổ tay; đây có thể là loại áo trói hữu hiệu nhất trên đời này. Trên nền trắng, cái mặt nạ và áo trói treo trên mắc áo tạo một cảnh tượng ghê rợn.
Khi bước lại gần xà lim, Clarice thấy bác sĩ Lecter, quay lưng ra cửa, đang đọc sách tại cái bàn nhỏ được gắn chết xuống sàn. Trước mặt ông có một chồng sách và tập hồ sơ của Buffalo Bill mà cô đã trao cho ông tại Baltimore. Một máy thâu băng nhỏ được gắn bằng sợi xích vào chân bàn. Quả là một cảm giác khác lạ khi gặp ông ngoài dưỡng trí viện.
Clarice đã từng nhìn thấy những xà lim như thế này. Người ta chưa làm gì khác hay hơn những chuồng được lắp bằng những cấu kiện thép đúc sẵn của một công ty ở Saint-Louis, và chúng có thể biến bất cứ một căn phòng nào thành một xà lim. Sàn cũng bằng thép nằm trên đà, vách và trần là những song sắt đúc nguội. Phòng giam rất sạch và sáng trưng. Một bình phong bằng giấy che khuất chỗ vệ sinh.
Các song sắt bao quanh trông giống như xương sườn và đầu của bác sĩ Lecter có một màu đen sáng.
Một cảnh tượng ám ảnh các nghĩa địa. Ông ta sống trong một lồng ngực giữa các lá khô của trái tim.
Cô xua đuổi hình ảnh này bằng cái nháy mắt.
- Chào cô, Clarice - Ông ta thốt lên và xoay mặt lại. Ông đọc hết trang đó, lấy đồ chặn lại rồi xoay cái ghế lại để đối mặt cô, hai tay khoanh lại, cằm tựa trên lưng ghế.
- Theo Dumas, nếu người ta cho mấy con quạ ăn nhiều hạt đỗ tung, người ta sẽ làm cho mùi vị và màu sắc của nó tăng lên. Khi người ta nấu con chim đó vào mùa thu thì rất tuyệt. Cô có thích món đó không, Clarice?
- Tôi thiết nghĩ ông thích có các tranh vẽ của ông, những bức trong phòng giam của ông đấy, trước khi có được một cửa sổ.
- Cô thật dễ thương. Bác sĩ Chilton không kìm được niềm vui khi người ta loại cô ra khỏi vụ điều tra, cả Jack Crawford và cô. Thế người ta sai cô đến đây để tán tỉnh tôi một lần cuối hay sao vậy?
Người nhân viên gác trước xà lim đã bỏ đi nói chuyện với Pembry. Clarice hy vọng họ không nghe được cuộc trò chuyện này.
- Không ai sai tôi đến đây cả. Tôi tự ý đến thôi.
- Người ta sẽ đồn hai chúng ta yêu nhau rồi. Thế cô không thích hỏi tôi về Bill Rubin à?
- Thưa bác sĩ Lecter, tôi không... hề muốn tranh cãi những gì ông nói với bà thượng nghị sĩ Martin, nhưng ông có muốn khuyên tôi theo cái dấu vết mà ông...
- Tranh cãi, tôi thích từ này quá đi. Tôi không khuyên cô bất cứ điều gì. Cô đã lừa tôi, Clarice à. Cô có tin là tôi đang gạt họ không?
- Tôi nghĩ ông đã nói thật với tôi.
- Thật đáng tiếc là cô đã gạt tôi, có phải không? - Khuôn mặt của Lecter biến mất sau cánh tay ông ta, chỉ còn ló có hai con mắt. - Tôi cũng lấy làm tiếc là Catherine sẽ không bao giờ thấy lại ánh nắng mặt trời. Mặt trời là một cái nệm lửa mà Chúa cô ta đã chết trên đó, Clarice.
- Cũng thật đáng tiếc khi ông phải buộc nghe theo những người khác để lau khô được vài giọt nước mắt. Thật đáng tiếc là chúng ta không thực hiện được hết thỏa thuận của chúng ta. Quan niệm của ông về con côn trùng trưởng thành, cấu trúc của nó, với một nét gì đó… thanh lịch người ta khó nhận thấy được. Bây giờ nó như một phế tích, một nửa vòm cầu còn đứng nguyên.
- Một nửa vòm cầu không thể đứng nguyên được. Nhưng mà này, họ vẫn để cô tiếp tục hay sao, Clarice? Họ chưa tước huy hiệu của cô à?
- Chưa.
- Dưới áo vét cô có cái gì thế, một khăn tay, giống như cái của cha cô, phải không?
- Không, đó là một kẹp đạn thay nhanh.
- Cô vẫn mang vũ khí à?
- Đúng.
- Nếu thế, cô phải may áo cho rộng nữa. Cô có biết may không?
- Có.
- Tự tay cô may bộ cánh này phải không?
- Không. Bác sĩ Lecter, ông thấy đủ mọi thứ. Ông không thể cho biết nhiều hơn nữa về tên “Bill Rubin” vì biết quá ít về vấn đề này.
- Cô tin thế sao?
- Nếu ông đã gặp hắn, ông biết mọi thứ. Nhưng ông chỉ nhớ được có mỗi một chi tiết. Hắn mắc chứng cụm nhọt ngà voi. Đáng lẽ ông phải thấy họ nhảy cẫng lên khi Atlanta cho biết đây là căn bệnh của mấy người thợ làm dao. Có thể nói là họ bổ nhào vào đó, đúng như ông tiên đoán. Riêng chi tiết này thôi, người ta phải cấp cho ông một căn hộ thật rộng tại Peabody mới đúng. Bác sĩ Lecter, nếu ông thật sự đã gặp hắn thì ông phải biết mọi chuyện của hắn rồi. Tôi cho là ông chưa hề thấy mặt hắn bao giờ và chính Raspail kể lại cho ông nghe. Nhưng các loại tin tức hạng hai như thế, đâu có đáng giá lắm có phải không?
Clarice liếc nhìn qua vai. Một trong hai người cảnh sát chỉ cái gì đó trong tờ tạp chí Súng và Đạn dược.
Đến từ phi trường, cô đi ngang qua tòa án cũ để tìm đường dễ dàng hơn.
Chính quyền bang Tennessee không muốn có một bất trắc nào với Hannibal Lecter nên không mạo hiểm để ông ta trong nhà tù của thành phố.
Giải pháp duy nhất là nhà giam của tòa án cũ, một công trình đồ sộ theo kiểu tân gôtíc bằng đá hoa cương. Được tân trang đôi chút, đó là nơi làm việc của các cơ quan chính quyền của cái thành phố thịnh vượng này và rất hãnh diện về quá khứ của nó.
Ngày hôm nay nó trông như một pháo đài của thời trung cổ bị cảnh sát bao vây.
Có đủ loại xe cảnh sát tại bãi đậu xe, nào của cảnh sát công lộ, của ông cảnh sát trưởng quận Shelby, của văn phòng FBI Tennessee và cơ quan quản lý nhà giam. Clarice phải cho xe chạy ngang qua một lính canh trước khi đậu được chiếc xe của mình.
Có một vấn đề an ninh khác đến từ bên ngoài. Kể từ bản tin tức lúc mười giờ cho biết sự hiện diện của cô, rất nhiều cuộc gọi hăm dọa ụp đến; thân nhân và bạn bè của các nạn nhân ước thấy cô chết đi.
Clarice hy vọng Copley, nhân viên FBI địa phương, sẽ không có mặt, vì cô không muốn anh ta gặp rắc rối.
Trên bãi cỏ trước thềm nhà, cô nhìn thấy lưng của Chilton, ngay giữa một đám phóng viên. Có thêm hai camera nhỏ của đài truyền hình. Ước gì lúc này cô có đội mũ. Cô tiến về hướng cái tháp, mặt nhìn về hướng khác.
Một cảnh sát viên gác cửa kiểm tra thẻ của cô, trước khi cho cô vào hành lang, bây giờ không khác gì một trại cảnh sát. Một cảnh sát viên khác đứng ngay cửa thang máy và một người khác ở chân cầu thang. Nhiều cảnh sát viên khác đang ngồi trên băng ghế, đọc tờ Nhật Báo Thương Mại.
Một viên trung sĩ trực tại bàn làm việc đối diện với thang máy. Bảng tên anh ta có ghi TATE, C.L.
- Phóng viên không được có mặt - anh ta nói khi nhìn thấy Clarice.
- Tôi không phải là nhà báo.
- Cô có thuộc toán của Bộ Tư Pháp không? - Anh hỏi khi xem thẻ của cô.
- Tôi làm việc với ông Krendler, vị phụ tá của ông tổng chưởng lý. Tôi vừa chia tay ông ta đây.
Trung sĩ Tate gật đầu.
- Toàn bộ cảnh sát của bang Tennessee và những nơi khác đều muốn nói chuyện với Lecter. Hiếm khi gặp được một người như thế. Cô phải có phép của Chilton mới được lên đó.
- Tôi vừa gặp ông ta đứng ngoài trước cửa. Chúng tôi làm việc chung trong vụ án này tại Baltimore. Tôi phải ký tên vào đây, phải không Trung sĩ Tate?
Anh ta do dự một lúc.
- Đúng, ngay đó. Cảnh sát hay khách đều phải bỏ súng lại đây. Nội quy buộc như thế.
Starling gật đầu. Cô lấy kẹp đạn ra, trong khi viên trung sĩ thích thú nhìn cô thao tác khẩu súng. Cô trao súng cho anh ta, báng ra phía trước để anh ta bỏ vào trong ngăn tủ.
- Vernon, cho cô ta lên đi, - Anh ta cầm điện thoại lên, quay ba số và nói tên cô.
Thang máy được lắp đặt vào các thập niên hai mươi, đi lên từ từ trong tiếng kêu kèn kẹt và ngừng trước một bậc nghỉ chân, được nối dài với một hành lang nhỏ.
- Cô cứ việc đi thẳng - viên cảnh sát nói.
Trên cửa kiếng, có ghi hàng chữ ỦY BAN LỊCH SỬ CỦA QUẬN SHELIBY.
Gần như toàn bộ tầng trên cùng của tháp là một căn phòng rộng lớn hình bát giác được sơn trắng, sàn và vật dụng bằng gỗ sồi, nực mùi sáp ong và keo dán giấy. Căn phòng rất ít đồ đạc, tạo cảm tưởng như một ngôi đền. Chắc vào thời trước đây là văn phòng của ông thống đốc, nên có vẻ oai phong hơn nhiều.
Hai nhân viên ban quản lý nhà giam đang gác. Một người nhỏ con, đang ngồi tại bàn làm việc, liền đứng lên khi thấy Clarice bước vào. Người to con hơn ngồi trên một cái ghế xếp, đặt trong cùng của căn phòng, đối diện với một phòng giam. Anh ta canh chừng không cho tên tội phạm tự sát.
- Cô có được phép nói chuyện với tên tù nhân không, thưa cô? - Người cảnh sát viên nhỏ con hỏi. Bảng tên ghi là PERRY, T. W.; trên bàn làm việc có một điện thoại, hai dùi cui, và sau lưng anh ta có một bình xịt thuốc bất tỉnh, một bánh răng cưa lớn được dựng ở góc tường.
- Có, tôi đã hỏi cung ông ta rồi.
- Cô biết thủ tục chứ? Cô không được bước qua hàng rào.
- Tôi biết mà.
Nét màu mè duy nhất trong căn phòng là cái hàng rào cảnh sát, một loại ngựa gỗ có sọc vàng đen với đèn nháy, hiện giờ đã tắt, được đặt cách cửa phòng giam khoảng một thước rưỡi. Quần áo của bác sĩ Lecter được máng trên cái mắc áo, còn cái mặt nạ và một vật nữa mà Clarice chưa bao giờ thấy trước đây, một áo trói của bang Kansas. Bằng da dày, có khoen cài ở sau lưng, còn hông thì có cùm bằng sắt với hai khóa, để giữ cố định các cổ tay; đây có thể là loại áo trói hữu hiệu nhất trên đời này. Trên nền trắng, cái mặt nạ và áo trói treo trên mắc áo tạo một cảnh tượng ghê rợn.
Khi bước lại gần xà lim, Clarice thấy bác sĩ Lecter, quay lưng ra cửa, đang đọc sách tại cái bàn nhỏ được gắn chết xuống sàn. Trước mặt ông có một chồng sách và tập hồ sơ của Buffalo Bill mà cô đã trao cho ông tại Baltimore. Một máy thâu băng nhỏ được gắn bằng sợi xích vào chân bàn. Quả là một cảm giác khác lạ khi gặp ông ngoài dưỡng trí viện.
Clarice đã từng nhìn thấy những xà lim như thế này. Người ta chưa làm gì khác hay hơn những chuồng được lắp bằng những cấu kiện thép đúc sẵn của một công ty ở Saint-Louis, và chúng có thể biến bất cứ một căn phòng nào thành một xà lim. Sàn cũng bằng thép nằm trên đà, vách và trần là những song sắt đúc nguội. Phòng giam rất sạch và sáng trưng. Một bình phong bằng giấy che khuất chỗ vệ sinh.
Các song sắt bao quanh trông giống như xương sườn và đầu của bác sĩ Lecter có một màu đen sáng.
Một cảnh tượng ám ảnh các nghĩa địa. Ông ta sống trong một lồng ngực giữa các lá khô của trái tim.
Cô xua đuổi hình ảnh này bằng cái nháy mắt.
- Chào cô, Clarice - Ông ta thốt lên và xoay mặt lại. Ông đọc hết trang đó, lấy đồ chặn lại rồi xoay cái ghế lại để đối mặt cô, hai tay khoanh lại, cằm tựa trên lưng ghế.
- Theo Dumas, nếu người ta cho mấy con quạ ăn nhiều hạt đỗ tung, người ta sẽ làm cho mùi vị và màu sắc của nó tăng lên. Khi người ta nấu con chim đó vào mùa thu thì rất tuyệt. Cô có thích món đó không, Clarice?
- Tôi thiết nghĩ ông thích có các tranh vẽ của ông, những bức trong phòng giam của ông đấy, trước khi có được một cửa sổ.
- Cô thật dễ thương. Bác sĩ Chilton không kìm được niềm vui khi người ta loại cô ra khỏi vụ điều tra, cả Jack Crawford và cô. Thế người ta sai cô đến đây để tán tỉnh tôi một lần cuối hay sao vậy?
Người nhân viên gác trước xà lim đã bỏ đi nói chuyện với Pembry. Clarice hy vọng họ không nghe được cuộc trò chuyện này.
- Không ai sai tôi đến đây cả. Tôi tự ý đến thôi.
- Người ta sẽ đồn hai chúng ta yêu nhau rồi. Thế cô không thích hỏi tôi về Bill Rubin à?
- Thưa bác sĩ Lecter, tôi không... hề muốn tranh cãi những gì ông nói với bà thượng nghị sĩ Martin, nhưng ông có muốn khuyên tôi theo cái dấu vết mà ông...
- Tranh cãi, tôi thích từ này quá đi. Tôi không khuyên cô bất cứ điều gì. Cô đã lừa tôi, Clarice à. Cô có tin là tôi đang gạt họ không?
- Tôi nghĩ ông đã nói thật với tôi.
- Thật đáng tiếc là cô đã gạt tôi, có phải không? - Khuôn mặt của Lecter biến mất sau cánh tay ông ta, chỉ còn ló có hai con mắt. - Tôi cũng lấy làm tiếc là Catherine sẽ không bao giờ thấy lại ánh nắng mặt trời. Mặt trời là một cái nệm lửa mà Chúa cô ta đã chết trên đó, Clarice.
- Cũng thật đáng tiếc khi ông phải buộc nghe theo những người khác để lau khô được vài giọt nước mắt. Thật đáng tiếc là chúng ta không thực hiện được hết thỏa thuận của chúng ta. Quan niệm của ông về con côn trùng trưởng thành, cấu trúc của nó, với một nét gì đó… thanh lịch người ta khó nhận thấy được. Bây giờ nó như một phế tích, một nửa vòm cầu còn đứng nguyên.
- Một nửa vòm cầu không thể đứng nguyên được. Nhưng mà này, họ vẫn để cô tiếp tục hay sao, Clarice? Họ chưa tước huy hiệu của cô à?
- Chưa.
- Dưới áo vét cô có cái gì thế, một khăn tay, giống như cái của cha cô, phải không?
- Không, đó là một kẹp đạn thay nhanh.
- Cô vẫn mang vũ khí à?
- Đúng.
- Nếu thế, cô phải may áo cho rộng nữa. Cô có biết may không?
- Có.
- Tự tay cô may bộ cánh này phải không?
- Không. Bác sĩ Lecter, ông thấy đủ mọi thứ. Ông không thể cho biết nhiều hơn nữa về tên “Bill Rubin” vì biết quá ít về vấn đề này.
- Cô tin thế sao?
- Nếu ông đã gặp hắn, ông biết mọi thứ. Nhưng ông chỉ nhớ được có mỗi một chi tiết. Hắn mắc chứng cụm nhọt ngà voi. Đáng lẽ ông phải thấy họ nhảy cẫng lên khi Atlanta cho biết đây là căn bệnh của mấy người thợ làm dao. Có thể nói là họ bổ nhào vào đó, đúng như ông tiên đoán. Riêng chi tiết này thôi, người ta phải cấp cho ông một căn hộ thật rộng tại Peabody mới đúng. Bác sĩ Lecter, nếu ông thật sự đã gặp hắn thì ông phải biết mọi chuyện của hắn rồi. Tôi cho là ông chưa hề thấy mặt hắn bao giờ và chính Raspail kể lại cho ông nghe. Nhưng các loại tin tức hạng hai như thế, đâu có đáng giá lắm có phải không?
Clarice liếc nhìn qua vai. Một trong hai người cảnh sát chỉ cái gì đó trong tờ tạp chí Súng và Đạn dược.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook