Song Nữ Hiệp Hồng Y
-
Chương 94: Trong thâm tâm chàng chỉ có hình bóng chị lục vân
Lục Vân thấy Huyền Linh Tú nói như vậy, biết ông ta nói thực chứ không phải nói ngoa, vội quỳ xuống vái lạy và khóc lóc hỏi:
- Lão tiền bối xử trí như vậy, tiểu bối thực đội ơn vô cùng! Tiểu bối xin tuân theo lời dậy bảo của tiền bối!
Huyền Linh Tú vừa cười vừa nói tiếp:
- Cô nương cứ đứng dậy đi! Lão phu đã nhận lời rồi, tất nhiên thế nào cũng để cho cô nương được toại nguyện!
Lục Vân vẫn quỳ ở dưới đất và nói tiếp:
- Tiểu bối còn một việc này, mong lão tiền bối khoan dung cho!
Huyền Linh Tú vẫn hoà nhã như thường, vội hỏi lại:
- Chẳng hay cô nương còn vấn đề gì nan giải thế? Cứ đứng dậy nói đi?
Lục Vân vái thêm một lạy nữa mới đứng dậy, rồi kể lại chuyện bọn mình đi đến Tiền Sơn thì vừa gặp Lao Sơn Song Sát, năm xưa đã dự vào vụ chém giết dượng mình, với ba đạo sĩ của nhóm Bắc Hải Thất Tinh. Hai bên ra tay đấu với nhau, mình đã lỡ tay giết chết mấy người đó như thế nào kể hết cho ông ta nghe.
Huyền Linh Tú nghe xong, vẻ mặt nghiêm nghị, gật đầu đáp:
- Bắc Hải Nhị Thập Bát Tú xưa kia vốn là người trong Hắc đạo, ở trên giang hồ đã kết thù oán với cường địch rất nhiều, rồi mới chạy ra đây gia nhập Bắc Hải môn. Lão phu thấy chúng đến xin gia nhập, chả nhẽ lại không nhận? Vì vậy chỉ phái chúng phụ trách những công việc tuần sơn, nếu có kẻ thù tìm kiếm tới quý hồ không vào trong phạm vi của Thiên hồi Lãnh thì bất cứ ai cũng có thể dứt khoát ân cừu với chúng. Nhưng bấy nhiêu năm nay, người trong võ lâm Trung Nguyên, vì nể cái tên Bắc Hải của lão phu cho nên không ai dám lên Thiên Hồi Lãnh tầm thù cả. Không ngờ vì thế bọn chúng càng kiêu ngạo thêm, cô nương đã thừa lệnh ân sư đến đây đầu thơ mà chúng còn dám cản trở, đủ thấy ngày thường chúng kiêu ngạo, làm bộ làm phách như thế nào! Nếu tin này đồn ra ngoài giang hồ, người ta lại còn tưởng Huyền Linh môn dung túng cho chúng tác oai tác ác. Tuy cô nương đã đả thương và chém giết rất nhiều người, nhưng đó là chúng đem hoạ vào thân, chứ cô nương có tội gì đâu mà phải lãnh tội như thế.
Nói tới đó, ông ta ngừng lại giây lát, lại nói tiếp:
- Ba vị ở xa tới là khách, hãy ăn bữa cơm thường và đến khách xá nghỉ ngơi, ngày mai hãy lên đường cũng chưa muộn.
Không thể để cho ba người từ chối, ông ta đã quay đầu lại dặn đạo đồng bảo xuống bếp làm một mâm cơm chay thiết khách.
Lục Vân không ngờ Huyền Linh Tú lại đối sử với mình một cách khoan hồng như thế, trong lòng rất ngạc nhiên. Và đồng thời, thấy đối phương là bề trên, đã bảo làm cơm thiết như vậy thì từ chối sao tiện? Nên nàng vội cung kính cảm tạ ngay.
Một lát sau, đạo đồng đã dọn cơm lên. Tuyệt Trần Tử bèn mời ba người ngồi vào bàn, Huyền Linh Tú cũng ngồi ghế chủ nhân, và Tuyệt Trần Tử thì ngồi ở ghế dưới tiếp khách.
Ba người vất vả suốt ngày, vừa đói vừa mệt, tuy là cơm chay nhưng rất tinh mỹ, nên cả ba không khách sáo chút nào.
Huyền Linh Tú chỉ ăn qua loa một hai miếng lấy lệ thôi, và vẻ mặt ông ta lúc nào cũng hoà nhã tươi cười.
Cơm nước xong, Huyền Linh Tú lại ân cần hỏi han đến thân thế của Lục Vân.
Lục Vân bèn nói cho ông ta hay, chị em mình tất cả hai người, cha mẹ nuôi dưỡng từ nhỏ, vì tránh kẻ thù mà phải đi ở nơi đất khách quê người. Chị là Khing Vân, bị thất lạc trong lúc binh tai, mẹ lại bị tàn phế. Sau may gặp Tiết Tung đi tuần, thấy hai mẹ con khổ sở như vậy, liền đem về nuôi dưỡng. Ngờ đâu mẹ lại chết vì bệnh kinh niên, vì thế mình chỉ còn có một thân một mình ở lại tiết phủ cho tới khi trưởng thành. Sau được ân sư thâu phục và chuyền thụ võ công cho. Nàng còn kể cả chuyện đêm vào Nguỵ Quận lấy trộm hộp ấn đem về cho Tiết Tung. Nhờ đó mà hoá giải được một trận binh đao. Sau mình viết thơ lại từ biệt chủ nhân rồi lên đường đi tìm kiếm chị với kẻ thù. Gần đây đã gặp được chị rồi và ân sư lại kể cho mình biết rõ thân thế kẻ địch và còn viết cho một lá thư đem tới đây để cầu ông ta giúp mình, để mình được trả mối thù không đội trời chung ấy.
Huyền Linh Tú vừa nghe vừa gật đầu liên tiếp, sau cùng lại còn an ủi nàng vài câu.
Lục Vân thấy Huyền Linh Tú tiếp mình quá lâu như vậy, cảm động vô cùng, đang định cáo lỗi về khách xá nghỉ ngơi, thì bỗng đằng tiền sơn có tiếng khánh ngọc vọng tới liên tiếp.
Tuyệt Trần Tử mặt hơi biến sắc, và đưa mắt nhìn Huyền Linh Tú để đợi su phụ ra lệnh.
Huyền Linh Tú khẽ gập đầu và nói:
- Con ra tiền sơn xem! Gần đây Nhị Thập Bát Tú ngông cuồng lắm!
Tuyệt Trần Tử vâng lệnh, vội vàng đi luôn Tiếng khánh ngọc ở tiền sơn vang vọng tới tiếp, và càng ngày càng gần. Đồng thời, hậu sơn cũng có tiếng "coong coong" hoài. Huyền Linh Tú đã sầm nét mặt lại.
Lục Vân không biết tiếng khánh ngọc đó đại sự gì, nhưng nàng đoán chắc là đã có chuyện gì xẩy ra rồi. Tuy vậy nàng vẫn không dám lên tiếng hỏi.
Một lát sau, Tuyệt Trần Tử hấp tấp chạy vào bẩm rằng:
- Ở tiền sơn, có một lão hoà thượng và một đạo sĩ tới, liên tiếp đả thương mấy tuần sơn sứ giả. Võ công của họ hình như là thuộc Liệt Hỏa môn hạ. Bây giờ đã cho Tam sư đệ Tuyệt Tình, Tứ sư đệ Tuyệt Duyên, ra tiền sơn xem sao rồi.
Còn ở hậu sơn thì có một nam một nữ tới, hành tung lén lút, khi phát hiện thì họ đã tới chỗ cách bổn cung không xa. Hình như mục đích của họ là muốn dò xét thực hư của Thiên Hồi Lãnh chúng ta. Đệ tử trong cung đã ra dụ họ vào mê tiên trận rồi.
Y nói vừa dứt, lại có một tên đạo đồng hoảng hốt chạy vào, quỳ xuống thưa rằng:
- Thưa bẩm lão tổ tôn, đệ tử thừa lệnh Tam quan chủ về thưa cùng lão tổ tôn hay. Tam quan chủ lại phát hiện hai người nữa ở Đồ Long đảo ở Đông Hải tới, có đem theo một lá thư của Đồng Da lão nhân, muốn yết kiến lão tổ tôn, nên dặc biệt nhờ đệ tử đến thỉnh thị?
Đột nhiên Huyền Linh Tú nổi giận, lớn tiếng quát mắng:
- Người đó vào tới Thiên Hồi Lãnh mới hiện thân cầu kiến, mà bọn tuần sơn sứ giả không hay biết gì hết! Vậy chúng đã chết hết hay sao?
Nói tới đó. mặt lộ vẻ sát khí, ông ta quay đầu lại nhìn Lục Vân quát bảo tiếp:
- Lão phu tôn trọng Côn Luân lão nhân đối đãi với các ngươi tử tế như vậy. Không ngờ các người rủ những người của võ lâm Trung Nguyên, chia thành từng nhóm một lẻn vào Thiên Hồi lãnh để quấy phá. Nhưng lão phu có phải là nhút nhát hãi sợ gì đâu?
Ông ta không đợi chờ Lục Vân phân trần, đã vội bảo Tuyệt Trần Tử tiếp:
- Con bảo mấy người này hãy ngồi ở phòng khách đợi chờ và truyền lệnh của lão phu cho tất cả các thủ hạ hay bất cứ ai vào núi, dù có lí do gì cũng mặc, cứ việc ra tay truy nã, hay giết chết họ tại chỗ cũng được!
Nói xong, ông ta đi vào trong nội thất luôn.
Nghe giọng nói, Lục Vân biết Huyền Linh Tú đã nổi giận thực sự, và hình như ông ta còn tưởng những người đến sau là người mình rủ đến để giúp sức, nàng ngạc nhiên vô cùng, vội đứng ngay dậy, phân trần:
- Lão tiền bốị..
Tuyệt Trần Tử lạnh lùng đỡ lời:
- Ân sư đã dặn bảo "Mời ba vị vào trong phòng khách đợi chờ".
Vậy xinn mời ba vị hãy theo bần đạo sang bên phòng khách ngay!
Lục Vân nhận thấy trong sự hiểu lầm này, Huyền Linh Tú không chịu để cho mình giãi bầy, nàng liền cau mày lại xuy nghĩ, nhưng nhất thời không nghĩ ra được cách gì hoàn hảo cả đành phải đưa mắt nhìn Hồng thị.
Đột nhiên thấy chủ nhân đối sử như vậy, Hồng Thị cũng ngượng mặt vô cùng. Ngừng lại giây lát, bà ta liền gật đầu nói:
- Nếu Huyền Linh Lão thần tiên đã dặn bảo như vậy, chúng ta cứ sang bên phòng khách đợi chờ trước đã! Lão nhân chắc sự hiểu lầm này, chỉ giây lát nữa là Huyền Linh lão nhân sẽ hiểu rõ thực hư ngay!
Tuyệt Trần Tử thấy vẻ mặt của các người không phải là giả bộ, liền nghĩ bụng:
"Có lẽ hai bọn kẻ địch ở tiền sơn và hậu sơn không liên can đến họ thật.".
Nghĩ tới đó, mặt y bớt căng thẳng, rồi từ từ dẫn ba người sang bên Huyền Quý điện, dẫn đưa ba người vào chỗ khách sảnh nghỉ nghơi hồi nãy rồi nói tiếp:
- Mời ba vị hãy tạm nghỉ ngơi ở đây! Khí giới của ba vị đều để cả ở trên mặt bàn, chưa ai đụng chạm qua đâu! Nhưng bần đạo xin khuyên ba vị, nếu chưa có lệnh của gia sư thì ba vị đừng có tự tiện đi lại bên ngoài.
Hồng thị vừa cười vừa đáp:
- Đạo trưởng nói rất phải! Chúng tôi được lão thần tiên ưu đãi như vậy, trước khi hãy còn hiểu lầm nhau, không bao giờ chúng tôi lại đường đột ra bên ngoài đi lại đâu!
Tuyệt Trần Tử gật đầu, nói tiếp:
- Quí vị nghĩ như thế rất phải!
Nói xong, y quay người đi luôn. Chờ Tuyệt Trần Tử đi khỏi. Liễu Kỳ không sao nhịn được liền hỏi:
- Thưa dì, dì thử đoán xem những kẻ địch vừa tới đó là ai nào?
Nàng đã theo Lục Vân gọi Hồng Thị từ hôm trước rồi. Vì thấy Liễu Kỳ giống hệt Lan Nhi, mà xưa nay bà ta lại rất thương Lan Nhi, nên Hồng Thị cũng thương Liễu Kỳ nốt. Nhưng bây giờ thấy nàng hỏi như thế, nhất thời bà ta không sao trả lời được, mà chỉ tủm tỉm cười đáp:
- Thiên hạ võ lâm rộng lớn như thế, người mà dám công nhiên đến Bắc Hải gây hấn, nhất thời già cũng không nghĩ ra được là ai? À phải đấy! Vừa rồi đạo sĩ nọ trả nói có hai người, tự nhận là Đồ Long đảo tại Đông Hải, đem thư là gì? Có lẽ bọn chúng cũng như chúng ta, cũng hiểu lầm như thế, nên mới ra tay đấu với người ở trên đảo này cũng nên?
Liễu Kỳ lắc đầu, nói tiếp:
- Dì nói thế không đúng! Người ở Đông Hải không ra tay đánh nhau với ai cả, bọn ra tay đánh lại là bọn khác. À không, hai người tới hậu sơn chỉ do thám thôi chứ không ra tay đấu với các đạo sĩ của Thiên Hồi Lãnh này, riêng có hai người ở tiền sơn tiến lên mới ra tay đấu thôi.
Hồng Thị vừa cười vừa nói tiếp:
- Hiện giờ tình hình đã khác hẳn rồi. Hồi nãy Huyền Linh lão thần tiên chả ra lệnh là gì? Phàm ai vào núi, bất cứ có lý do gì, cũng bị tróc nã hết! Có lẽ bây giờ đôi bên đang đánh nhau rồi cũng nên?...
Bà ta chưa nói dứt bỗng có tiếng kêu "Soẹt" rất khẽ ở phía tiền sơn, đã có ba trái lưu tinh bay thẳng lên trên không và nổ tung, biến thành ba đốm mây ngũ sắc tức thì.
Hồng Thị lại nói tiếp:
- Đó là tín hiệu cấp cứu đấy! Có lẽ người canh gác ở gần tiền sơn đã bị thua, nên mới báo hiệu như vậy. Đủ thấy võ công của bọn người ở bên ngoài tới cao siêu như thế nào?
Liễu Kỳ đang ngẩn người ra nhìn ba đám mây ngũ sắc kia, đột nhiên quay lại, trợn to đôi mắt lên u oán hỏi:
- Chị Lục Vân, liệu bọn người đó có phải là Lam đại ca không?
Lục Vân giật mình kinh hãi, buột miệmh hỏi lại:
- Cô nói ai? Anh ấỵ..
Hồng Thị nghe nói "Lam đại ca" cũng quay đầu lại, vì bà ta vẫn thường nghe thấy Lan Nhi gọi như thế, nghe quen thuộc lắm nên bà ta vội hỏi:
- Có phải các cháu nói Giang công tử đấy không? Thế ra các cháu cũng biết Giang công tử ư? Công tử... đang ở đâu?
Lúc này Liễu Kỳ mới biết mình lỡ lời, hổ thẹn vô cùng, ngập ngừng đáp:
- Cháu phỏng đoán như thế thôi, vì.. vì... nếu anh ấy biết chị Lục Vân đi Bắc Hải tầm thù, thì thể nào anh ấy cũng kiếm tới đây!
Lục Vân tỏ vẻ quan tâm:
- Sao hiền muội lại biết rõ như thế?
Liễu Kỳ vẫn hổ thẹn và u oán đáp:
- Chính Lam đại ca đã nói với em như vậy. Trong lòng anh ấỵ..
chỉ có một hình bóng của chị....
Lục Vân nghe thấy Liễu Kỳ nói như thế, tuy trong lòng rất hớn hở, nhưng mặt vẫn đỏ bừng, hai mắt chớp nháy mấy cái rồi mới khẽ đáp:
- Chị biết rồi! Chắc cô cũng quen thuộc anh ấy lắm phải không?
Bây giờ chị chán đời lắm rồi, chỉ mong trả được mối thù này, rồi chị.... thể nào cũng giúp cô!
Liễu Kỳ trợn to đôi mắt lên, vội nói tiếp:
- Xin chị không nên nói như thế! Em biết trong thâm tâm của anh ấy chỉ có một mình chị thôị.. Cả Lan Nhi với em, anh ấy cũng coi như là hai người em gái thôi.
Lục Vân lại hỏi:
- Lan Nhi nào?
Hồng Thị lắc đầu, thở dài và đỡ lời:
- Lan Nhi là con nhỏ mà bà đã nói, nó vì nhớ Giang công tử nên đã lẻn trốn xuống núi. Hà! Các người trẻ tuổi cứ thích dây dưa vào những chuyện ân ân oán oán ấy, khiến bà nhức óc vô cùng!
Bỗng có một tiểu đạo đồng hấp tấp chạy vào, vái chào ba người và nói:
- Lão tổ tôn với hai vị quan chủ đang ở tiền điện đợi chờ, mời ba vị ra tiền điện!
Hồng Thị gật đầu, rồi cầm lấy thiết quài. Lục Vân với Liễu Kỳ cũng cầm theo khí giới, theo đạo đồng ra khỏi khách sảnh đi về phia đằng trước.
Một lát sau tiểu đạo đồng đã dẫn ba người đến đại điện thứ nhứt của Huyền Quý Cung, trong điện đèn lửa thắp sáng như ban ngày.
Huyền Linh Tú ngồi ở cái ghế bành bằng ghỗ trầm ở nơi chính giữa, vẻ mặt giận dữ, mồm cười nhạt luôn luôn. Thấy ba người vào, y khẽ gật đầu một cái, và giơ tay ra hiệu mời ba người sang một bên.
Ba người không hiểu Huyền Linh Tú mời bọn mình ra làm chi?
Vừa đứng yên chưa kịp lên tiếng hỏi, đã thấy ngoài cửa có hai người đi vào. Một là lão hoà thượng râu bạc dài tận ngực, tay cầm thiền trượng, còn một người là đạo sĩ cao lớn vạm vỡ, đầu to như cái đấu, mình mặc áo bào mầu đỏ.
Một hoà thượng, một đạo sĩ đi theo Tuyệt Tình Tử với bẩy tám đạo sĩ mặc áo bào mầu đen, tay cầm khí giới bước vào.
Liễu Kỳ nhận ra người đi sau chính là Ly Hỏa Chân Nhân, người đã dùng Thuần Dương chỉ cứu chữa cho mình, nên nàng vội cung kính vái chào luôn:
- Lão tiền bối!
Ly Hoả Chân Nhân với Đại Giác đại sư, phương trượng của chùa Thiếu Lâm, vừa bước vào, bỗng nghe thấy có người gọi mình là "Lão tiền bối " trong lòng ngạc nhiên vô cùng, bèn quay đầu lại nhìn.
Ly Hoả Chân Nhân đã thấy Liễu Kỳ đứng cạnh đó, liền kêu ủa một tiếng rồi hỏi:
- Liễu cô nương cũng đến Bắc Hải đấy ư?
Bất đắc dĩ Liễu Kỳ phải làm mặt sấu một cái để tỏ rõ cho lão đạo sĩ hay, là hiện giờ bọn mình ba người đang bị lọt vào tay người.
Nhị quan chủ Tuyệt Trần Tử lớn tiếng nói:
- Người của Liệt Hỏa môn đứng sang bên trái!
Đại Giác đại sư, thân là phương trượng của chùa Thiếu Lâm, từ lúc vào tới Thiên Hồi lãnh đến giờ, muốn lên tiếng nói mà cũng không có dịp để cho mình nói, đồng thời còn bị người tấn công liên tiếp. Sau lại nghe thấy có người truyền lệnh rằng:
"Bất cứ ai, hễ vào đến Thiên Hồi lãnh cũng phải ra tay bắt trói ngay! Nếu người đó phản kháng thì cứ việc chém giết luôn v...v..." Sau Tam quan chủ Tuyệt Tình Tử xuất hiện, lão hòa thượng mới có dịp lên tiếng. Ông ta vội nói rõ ý định lên đây cho Tuyệt Tình Tử hay, ngờ đâu vẫn bị người của Thiên Hồi lãnh này coi mình như là phạm nhân mà áp giải tới đại điện này.
Lúc này lại nghe thấy Tuyệt Trần Tử hô như thế, lão hòa thượng dù có tốt nhịn đến đâu cũng không sao chịu nhịn được, liền trầm giọng quát hỏi lại:
- Lão tăng là Đại Giác Phương trượng của chùa Thiếu Lâm, rất lễ phép tới cầu kiến. Sao đạo hữu lại hò hét như thế? Chả nhẽ đó cũng là lễ phép đối đãi hay sao?
Tuyệt Trần Tử giận giữ đáp:
- Lão hòa thượng dù có là Đạt ma đich tới đây đi chăng nữa, thì nhập cảnh cũng vẫn theo quy định của Huyền Linh môn chúng tôi mà hành sự chứ? Huống hồ các người kết bọn tới đây, vừa đi vừa sinh sự, tàn sát rất nhiều Tuần sơn sứ giả của bổn môn. Vì lão thần tiên muốn hỏi rõ lại của các người, nên mới để cho các người vào trong đại điện này như vậy. Có mau ngoan ngoãn đứng sang bên trái không?
Đại Giác đại sư thấy đối phương nói nhục tới tổ sư như vậy, tức giận khôn tả, vừa niệm phật hiệu, vừa lớn tiếng nói tiếp:
- A Di Đà Phật! Tội quá! Tội quá! Đạo huynh thịnh danh của Bắc Hải, miệt thị võ lâm đồng đạo phải không?
Tuyệt Trần Tử lạnh lùng đáp:
- Giặc sói đầu đã tới Huyền Quý cung này lại còn dám nói bướng! Ngươi muốn biết công đạo thì bần đạo sẽ cho ngươi biết liền!
Nói tới đó, y bỗng quát lớn:
- Tứ sư đệ, đem hai người bị giam ở trong Mê Tiên Trận lên đây!
Một đạo sĩ mặc áo bào đen, trước ngực có thêu một cái bát quái vâng lời bước vào điện luôn. Tiếp theo đó lại có bẩy tám đạo sĩ mặc áo bào đen dẫn một đôi vợ chồng già đi vào sau.
Đôi vợ chồng già ấy, người chồng mặt vàng như nghệ, hai mắt sâu hoắm, mũi cong như mỏ chim két, cằm nhọn, trên môi để râu vểnh. Người vợ mặt gầy, má hóp, da trắng bạch, hai mắt tia ra hai luồng hung quang và cứ nhìn ngang nhìn dọc hoài. Đột nhiên y thị trông thấy Hồng Thị, Liễu Kỳ và Lục Vân ba người, mặt liền biến sắc vội gọi:
- Thạch Mụ với Lan Nhi quả có ở đây thực! Các ngươi cũng bị bọn yêu đạo này giở âm miu xảo kế bắt giữ hay sao?
Y thị vừa nói vừa định nhẩy xô lại. Hai đạo sĩ đứng cạnh thị thấy thế, một tên đã cười nhạt và nói:
- Nơi đây là đâu? Các ngươi làm gì có quyền quấy nhiễu như thế?
Người ấy chưa kịp nói dứt, đã có hai đạo sĩ nữa nắm chặt lấy cánh tay của y thị, khiến y thị không sao cử động được.
Hồng Thị giật mình kinh hãi, đến giờ mới biết hai người đến hậu sơn do thám là Thiên Lang và Thiên Hồ. Bà ta bỗng nghĩ ra một kế vội trả lời:
- Ủa! Trì phu nhân đấy à? Cô nương này không phải Lan Nhi, mà là Liễu cô nương đấy!
Thiên Lang nghe thấy ba chữ "Liễu cô nương" liền đưa mắt nhìn Liễu Kỳ một hồi, mặt lộ vẻ yêu thương.
Thiên Hồ sầm nét mặt lại và chi kêu "Hừ" một tiếng thôi.
Huyền Linh Tú thấy ba người chào hỏi nhau như vậy, mặt liền lộ sát khí và lạnh lùng nói:
- Thế ra các người đã quen biết nhau thực định tâm đến Huyền Quý cung này quấy nhiễu! Tuyệt Trần, con bảo Tuyệt Duyên đem người của Đông Hải lên!
Tuyệt Trần vội vâng lời tryền lệnh xuống. Một lát sau, đạo sĩ mặc áo bào đen, ngực thêu Bát Quái, dẫn một ông cụ mắt nhỏ, với một đạo sĩ mặc áo đạo mầu đồng cổ, lưng đeo cái đồng, cùng bước vào.
Theo sau ba người lại có bẩy tám đạo sĩ mặc áo bào đen, tay cầm khí giới nữa.
Tuyệt Duyên đạo nhân đi trước, đầu bù tóc rối, áo đạo bào bị thủng mấy lỗ. Bẩy tám đạo sĩ mặc áo bào đen theo sau đều thương tích nhẹ, có lẽ họ đã bị hai người cùng vào đả thương cũng nên?
Ông già mặt đỏ mặc áo vàng tỏ vẻ phẫn uất ngửng mặt nhìn lên trên điện rồi quát hỏi:
- Người ngồi trên đó có phải là Huyền Linh Tú lão tiền bối đấy không?
Huyền Linh Tú sầm nét mặt lại đáp:
- Phải! Còn người là ai?
Ông già mặt đỏ vái chào một cái, lớn tiếng nói tiếp:
- Tiểu bối là Dương Tấn Cửu, biệt danh là Thực Cô Tiên, còn người này là sư đệ của tiểu bối, Đồng Địch Tiên Trà Nguyên Giáp.
Anh em chúng tôi tới đây là mang thư của gia sư Đồng Da lão nhân đến trình cùng tiền bối!
Huyền Linh Tú lại hỏi tiếp:
- Có phải hai người thị mấy miếng võ đuổi gà của lão già Tư Mã mà đến đây định vây vo đấy không?
Thực Cô Tiên tức giận đến run lẩy bẩy, vừa trả lời:
- Người đã thị miếng võ đuổi gà để hành hung ấy không phải là anh em tiểu bối.
Huyền Linh Tú sầm nét mặt lại, giận dữ hỏi tiếp:
- Chẳng nhẽ lại là môn hạ của lão phu hay sao?
Thực cô tiên lạnh lùng đáp:
- Tiểu bối thừa lệnh đem thư tới đây, không ngờ vừa vào tới Thiên Hồi Lãnh đã bị tập kích luôn!
Huyền Linh Tú khẽ gật đầu nói tiếp:
- Thiên Hồi Lãnh là nơi cấm địa, nếu không có tín vật của Huyền Quý cung thì không ai được phép tùy tiện đi lại. Đó là quy định của bổn sơn, điều này không thể trách được chúng. Thơ của lão già Tư Mã đâu?
Thực Cô Tiên gượng nén lửa giận, móc túi lấy lá thơ ra, đã có Tuyệt Duyên Tử lấy, hai tay dâng lên cho Huyền Linh Tú.
Đọc xong lá thơ, Huyền Linh Tú mặt biến sắc, giận dữ nói tiếp:
- Mấy năm gần đây, vì mắt suốt của Bắc Hải gây Hải tiếu luôn luôn, khiến nước ở ven bể cứ dâng cao dần. Lão phu chỉ e nó gây nên tai nạn nước lụt. Vì vậy đã có mấy lần phái người lặn xuống đáy biển điều tra, và đổ rất nhiều cát đá xuống cái mắt suối ấy định lấy kín nó, nhưng đều bị sóng lôi cuốn đi hết. Duy chỉ có Long Giác Cao mới có thể vá được khe hở của mắt suối ấy. Đó là việc cứu sống sanh linh cho nên mới sai Sĩ Ngạc đem thơ yết kiến tôn sư để cùng nhau làm việc thiện này. Ngờ đâu Đồng Long đảo lại tự lập luật lệ hủ hoá nếu người nào muốn lấy thứ keo đó thì cứ việc vào trong trận mà tự lấy chứ không về phục mệnh được, và sợ lão phu trách mắng Sĩ Ngạc mới lén lên Đồ Long đảo ra tay thử xem. Đó là thường tình, nhưng các người lại còn túm năm tụm ba ngăn cản và đánh y. Đã ra tay đấu với nhau thì tránh sao khỏi tổn thương? Còn trong thơ này nói phá cây đả thương người đó cũng chỉ nên trách tài nghệ không bằng người, mà các người mới bị tiểu đồ đả thương như thế. Giả sử tiểu đồ bị các người đả thương ở trên đảo đó, chẳng lẽ lão phu cũng đòi lão Tư Mã tróc nã hung thủ rồi áp giải về đảo này hay sao?
Thực Cô Tiên thấy Huyền Linh Tú cứ bênh vực đồ đệ của mình như vậy, trong lòng không phục lại nói tiếp:
- Xin lão tiền bối minh xét cho! Nếu Ngạc Sĩ làm đúng như lời lão tiền bối vừa nói thì tất nhiên là lỗi ở như tệ đảo. Nhưng khốn nỗi đến giờ gia sư vẫn chưa biết rõ chuyện mắt suối ở Bắc Hải này bị nứt nẻ gì cả? Hai lần Sĩ Ngạc lẻn vào Đô Long đảo đã không đường hoàng xin yết kiến và nói có thơ của lão tiền bối gửi tới thì chớ, y lại còn lấy khăn đen bịt mặt giả danh Thiên Lý Cô Hành Khách lên trên đảo chặt cây đả thương người. Cho nên gia sư mới sai tiểu bối đem thư tới đây là thế.
- Thiên Lý Cô Khách Hành nào?
Nhưng Huyền Linh Tú đã bỗng ngửng mặt lên trời cười ha hả, rồi lại nói tiếp:
- Thiên Lý Cô Hành Khách là Tinh Tinh tử, sư đệ của Côn Luân lão nhân. Năm xưa, phu nhân của y có thai được năm tháng thì tiểu sản mà chết. Y thương vợ quá nỗi, liền đem đứa con đẻ non ấy dùng nước Chu Lan định làm Đại hoàn đơn, mà y đã lấy được trên đỉnh Linh Sơn, trộn với Cam Lộ ngâm vào trong hộp ngọc, dùng để bồi dưỡng cho đứa nhỏ ấy. Trước sau y đã tốn hai mươi năm tâm huyết, thấy đứa con đã lớn rồi, y liền quy ẩn ở cạnh mộ vợ, thề không bao giờ ra ngoài nữa, đó là việc đã xẩy ra mấy chục năm về trước, tiểu đồ biết sao được chuyện ấy mà mạo danh y lên Đồ Long đảo quấy nhiễu như thế?
- Lão tiền bối xử trí như vậy, tiểu bối thực đội ơn vô cùng! Tiểu bối xin tuân theo lời dậy bảo của tiền bối!
Huyền Linh Tú vừa cười vừa nói tiếp:
- Cô nương cứ đứng dậy đi! Lão phu đã nhận lời rồi, tất nhiên thế nào cũng để cho cô nương được toại nguyện!
Lục Vân vẫn quỳ ở dưới đất và nói tiếp:
- Tiểu bối còn một việc này, mong lão tiền bối khoan dung cho!
Huyền Linh Tú vẫn hoà nhã như thường, vội hỏi lại:
- Chẳng hay cô nương còn vấn đề gì nan giải thế? Cứ đứng dậy nói đi?
Lục Vân vái thêm một lạy nữa mới đứng dậy, rồi kể lại chuyện bọn mình đi đến Tiền Sơn thì vừa gặp Lao Sơn Song Sát, năm xưa đã dự vào vụ chém giết dượng mình, với ba đạo sĩ của nhóm Bắc Hải Thất Tinh. Hai bên ra tay đấu với nhau, mình đã lỡ tay giết chết mấy người đó như thế nào kể hết cho ông ta nghe.
Huyền Linh Tú nghe xong, vẻ mặt nghiêm nghị, gật đầu đáp:
- Bắc Hải Nhị Thập Bát Tú xưa kia vốn là người trong Hắc đạo, ở trên giang hồ đã kết thù oán với cường địch rất nhiều, rồi mới chạy ra đây gia nhập Bắc Hải môn. Lão phu thấy chúng đến xin gia nhập, chả nhẽ lại không nhận? Vì vậy chỉ phái chúng phụ trách những công việc tuần sơn, nếu có kẻ thù tìm kiếm tới quý hồ không vào trong phạm vi của Thiên hồi Lãnh thì bất cứ ai cũng có thể dứt khoát ân cừu với chúng. Nhưng bấy nhiêu năm nay, người trong võ lâm Trung Nguyên, vì nể cái tên Bắc Hải của lão phu cho nên không ai dám lên Thiên Hồi Lãnh tầm thù cả. Không ngờ vì thế bọn chúng càng kiêu ngạo thêm, cô nương đã thừa lệnh ân sư đến đây đầu thơ mà chúng còn dám cản trở, đủ thấy ngày thường chúng kiêu ngạo, làm bộ làm phách như thế nào! Nếu tin này đồn ra ngoài giang hồ, người ta lại còn tưởng Huyền Linh môn dung túng cho chúng tác oai tác ác. Tuy cô nương đã đả thương và chém giết rất nhiều người, nhưng đó là chúng đem hoạ vào thân, chứ cô nương có tội gì đâu mà phải lãnh tội như thế.
Nói tới đó, ông ta ngừng lại giây lát, lại nói tiếp:
- Ba vị ở xa tới là khách, hãy ăn bữa cơm thường và đến khách xá nghỉ ngơi, ngày mai hãy lên đường cũng chưa muộn.
Không thể để cho ba người từ chối, ông ta đã quay đầu lại dặn đạo đồng bảo xuống bếp làm một mâm cơm chay thiết khách.
Lục Vân không ngờ Huyền Linh Tú lại đối sử với mình một cách khoan hồng như thế, trong lòng rất ngạc nhiên. Và đồng thời, thấy đối phương là bề trên, đã bảo làm cơm thiết như vậy thì từ chối sao tiện? Nên nàng vội cung kính cảm tạ ngay.
Một lát sau, đạo đồng đã dọn cơm lên. Tuyệt Trần Tử bèn mời ba người ngồi vào bàn, Huyền Linh Tú cũng ngồi ghế chủ nhân, và Tuyệt Trần Tử thì ngồi ở ghế dưới tiếp khách.
Ba người vất vả suốt ngày, vừa đói vừa mệt, tuy là cơm chay nhưng rất tinh mỹ, nên cả ba không khách sáo chút nào.
Huyền Linh Tú chỉ ăn qua loa một hai miếng lấy lệ thôi, và vẻ mặt ông ta lúc nào cũng hoà nhã tươi cười.
Cơm nước xong, Huyền Linh Tú lại ân cần hỏi han đến thân thế của Lục Vân.
Lục Vân bèn nói cho ông ta hay, chị em mình tất cả hai người, cha mẹ nuôi dưỡng từ nhỏ, vì tránh kẻ thù mà phải đi ở nơi đất khách quê người. Chị là Khing Vân, bị thất lạc trong lúc binh tai, mẹ lại bị tàn phế. Sau may gặp Tiết Tung đi tuần, thấy hai mẹ con khổ sở như vậy, liền đem về nuôi dưỡng. Ngờ đâu mẹ lại chết vì bệnh kinh niên, vì thế mình chỉ còn có một thân một mình ở lại tiết phủ cho tới khi trưởng thành. Sau được ân sư thâu phục và chuyền thụ võ công cho. Nàng còn kể cả chuyện đêm vào Nguỵ Quận lấy trộm hộp ấn đem về cho Tiết Tung. Nhờ đó mà hoá giải được một trận binh đao. Sau mình viết thơ lại từ biệt chủ nhân rồi lên đường đi tìm kiếm chị với kẻ thù. Gần đây đã gặp được chị rồi và ân sư lại kể cho mình biết rõ thân thế kẻ địch và còn viết cho một lá thư đem tới đây để cầu ông ta giúp mình, để mình được trả mối thù không đội trời chung ấy.
Huyền Linh Tú vừa nghe vừa gật đầu liên tiếp, sau cùng lại còn an ủi nàng vài câu.
Lục Vân thấy Huyền Linh Tú tiếp mình quá lâu như vậy, cảm động vô cùng, đang định cáo lỗi về khách xá nghỉ ngơi, thì bỗng đằng tiền sơn có tiếng khánh ngọc vọng tới liên tiếp.
Tuyệt Trần Tử mặt hơi biến sắc, và đưa mắt nhìn Huyền Linh Tú để đợi su phụ ra lệnh.
Huyền Linh Tú khẽ gập đầu và nói:
- Con ra tiền sơn xem! Gần đây Nhị Thập Bát Tú ngông cuồng lắm!
Tuyệt Trần Tử vâng lệnh, vội vàng đi luôn Tiếng khánh ngọc ở tiền sơn vang vọng tới tiếp, và càng ngày càng gần. Đồng thời, hậu sơn cũng có tiếng "coong coong" hoài. Huyền Linh Tú đã sầm nét mặt lại.
Lục Vân không biết tiếng khánh ngọc đó đại sự gì, nhưng nàng đoán chắc là đã có chuyện gì xẩy ra rồi. Tuy vậy nàng vẫn không dám lên tiếng hỏi.
Một lát sau, Tuyệt Trần Tử hấp tấp chạy vào bẩm rằng:
- Ở tiền sơn, có một lão hoà thượng và một đạo sĩ tới, liên tiếp đả thương mấy tuần sơn sứ giả. Võ công của họ hình như là thuộc Liệt Hỏa môn hạ. Bây giờ đã cho Tam sư đệ Tuyệt Tình, Tứ sư đệ Tuyệt Duyên, ra tiền sơn xem sao rồi.
Còn ở hậu sơn thì có một nam một nữ tới, hành tung lén lút, khi phát hiện thì họ đã tới chỗ cách bổn cung không xa. Hình như mục đích của họ là muốn dò xét thực hư của Thiên Hồi Lãnh chúng ta. Đệ tử trong cung đã ra dụ họ vào mê tiên trận rồi.
Y nói vừa dứt, lại có một tên đạo đồng hoảng hốt chạy vào, quỳ xuống thưa rằng:
- Thưa bẩm lão tổ tôn, đệ tử thừa lệnh Tam quan chủ về thưa cùng lão tổ tôn hay. Tam quan chủ lại phát hiện hai người nữa ở Đồ Long đảo ở Đông Hải tới, có đem theo một lá thư của Đồng Da lão nhân, muốn yết kiến lão tổ tôn, nên dặc biệt nhờ đệ tử đến thỉnh thị?
Đột nhiên Huyền Linh Tú nổi giận, lớn tiếng quát mắng:
- Người đó vào tới Thiên Hồi Lãnh mới hiện thân cầu kiến, mà bọn tuần sơn sứ giả không hay biết gì hết! Vậy chúng đã chết hết hay sao?
Nói tới đó. mặt lộ vẻ sát khí, ông ta quay đầu lại nhìn Lục Vân quát bảo tiếp:
- Lão phu tôn trọng Côn Luân lão nhân đối đãi với các ngươi tử tế như vậy. Không ngờ các người rủ những người của võ lâm Trung Nguyên, chia thành từng nhóm một lẻn vào Thiên Hồi lãnh để quấy phá. Nhưng lão phu có phải là nhút nhát hãi sợ gì đâu?
Ông ta không đợi chờ Lục Vân phân trần, đã vội bảo Tuyệt Trần Tử tiếp:
- Con bảo mấy người này hãy ngồi ở phòng khách đợi chờ và truyền lệnh của lão phu cho tất cả các thủ hạ hay bất cứ ai vào núi, dù có lí do gì cũng mặc, cứ việc ra tay truy nã, hay giết chết họ tại chỗ cũng được!
Nói xong, ông ta đi vào trong nội thất luôn.
Nghe giọng nói, Lục Vân biết Huyền Linh Tú đã nổi giận thực sự, và hình như ông ta còn tưởng những người đến sau là người mình rủ đến để giúp sức, nàng ngạc nhiên vô cùng, vội đứng ngay dậy, phân trần:
- Lão tiền bốị..
Tuyệt Trần Tử lạnh lùng đỡ lời:
- Ân sư đã dặn bảo "Mời ba vị vào trong phòng khách đợi chờ".
Vậy xinn mời ba vị hãy theo bần đạo sang bên phòng khách ngay!
Lục Vân nhận thấy trong sự hiểu lầm này, Huyền Linh Tú không chịu để cho mình giãi bầy, nàng liền cau mày lại xuy nghĩ, nhưng nhất thời không nghĩ ra được cách gì hoàn hảo cả đành phải đưa mắt nhìn Hồng thị.
Đột nhiên thấy chủ nhân đối sử như vậy, Hồng Thị cũng ngượng mặt vô cùng. Ngừng lại giây lát, bà ta liền gật đầu nói:
- Nếu Huyền Linh Lão thần tiên đã dặn bảo như vậy, chúng ta cứ sang bên phòng khách đợi chờ trước đã! Lão nhân chắc sự hiểu lầm này, chỉ giây lát nữa là Huyền Linh lão nhân sẽ hiểu rõ thực hư ngay!
Tuyệt Trần Tử thấy vẻ mặt của các người không phải là giả bộ, liền nghĩ bụng:
"Có lẽ hai bọn kẻ địch ở tiền sơn và hậu sơn không liên can đến họ thật.".
Nghĩ tới đó, mặt y bớt căng thẳng, rồi từ từ dẫn ba người sang bên Huyền Quý điện, dẫn đưa ba người vào chỗ khách sảnh nghỉ nghơi hồi nãy rồi nói tiếp:
- Mời ba vị hãy tạm nghỉ ngơi ở đây! Khí giới của ba vị đều để cả ở trên mặt bàn, chưa ai đụng chạm qua đâu! Nhưng bần đạo xin khuyên ba vị, nếu chưa có lệnh của gia sư thì ba vị đừng có tự tiện đi lại bên ngoài.
Hồng thị vừa cười vừa đáp:
- Đạo trưởng nói rất phải! Chúng tôi được lão thần tiên ưu đãi như vậy, trước khi hãy còn hiểu lầm nhau, không bao giờ chúng tôi lại đường đột ra bên ngoài đi lại đâu!
Tuyệt Trần Tử gật đầu, nói tiếp:
- Quí vị nghĩ như thế rất phải!
Nói xong, y quay người đi luôn. Chờ Tuyệt Trần Tử đi khỏi. Liễu Kỳ không sao nhịn được liền hỏi:
- Thưa dì, dì thử đoán xem những kẻ địch vừa tới đó là ai nào?
Nàng đã theo Lục Vân gọi Hồng Thị từ hôm trước rồi. Vì thấy Liễu Kỳ giống hệt Lan Nhi, mà xưa nay bà ta lại rất thương Lan Nhi, nên Hồng Thị cũng thương Liễu Kỳ nốt. Nhưng bây giờ thấy nàng hỏi như thế, nhất thời bà ta không sao trả lời được, mà chỉ tủm tỉm cười đáp:
- Thiên hạ võ lâm rộng lớn như thế, người mà dám công nhiên đến Bắc Hải gây hấn, nhất thời già cũng không nghĩ ra được là ai? À phải đấy! Vừa rồi đạo sĩ nọ trả nói có hai người, tự nhận là Đồ Long đảo tại Đông Hải, đem thư là gì? Có lẽ bọn chúng cũng như chúng ta, cũng hiểu lầm như thế, nên mới ra tay đấu với người ở trên đảo này cũng nên?
Liễu Kỳ lắc đầu, nói tiếp:
- Dì nói thế không đúng! Người ở Đông Hải không ra tay đánh nhau với ai cả, bọn ra tay đánh lại là bọn khác. À không, hai người tới hậu sơn chỉ do thám thôi chứ không ra tay đấu với các đạo sĩ của Thiên Hồi Lãnh này, riêng có hai người ở tiền sơn tiến lên mới ra tay đấu thôi.
Hồng Thị vừa cười vừa nói tiếp:
- Hiện giờ tình hình đã khác hẳn rồi. Hồi nãy Huyền Linh lão thần tiên chả ra lệnh là gì? Phàm ai vào núi, bất cứ có lý do gì, cũng bị tróc nã hết! Có lẽ bây giờ đôi bên đang đánh nhau rồi cũng nên?...
Bà ta chưa nói dứt bỗng có tiếng kêu "Soẹt" rất khẽ ở phía tiền sơn, đã có ba trái lưu tinh bay thẳng lên trên không và nổ tung, biến thành ba đốm mây ngũ sắc tức thì.
Hồng Thị lại nói tiếp:
- Đó là tín hiệu cấp cứu đấy! Có lẽ người canh gác ở gần tiền sơn đã bị thua, nên mới báo hiệu như vậy. Đủ thấy võ công của bọn người ở bên ngoài tới cao siêu như thế nào?
Liễu Kỳ đang ngẩn người ra nhìn ba đám mây ngũ sắc kia, đột nhiên quay lại, trợn to đôi mắt lên u oán hỏi:
- Chị Lục Vân, liệu bọn người đó có phải là Lam đại ca không?
Lục Vân giật mình kinh hãi, buột miệmh hỏi lại:
- Cô nói ai? Anh ấỵ..
Hồng Thị nghe nói "Lam đại ca" cũng quay đầu lại, vì bà ta vẫn thường nghe thấy Lan Nhi gọi như thế, nghe quen thuộc lắm nên bà ta vội hỏi:
- Có phải các cháu nói Giang công tử đấy không? Thế ra các cháu cũng biết Giang công tử ư? Công tử... đang ở đâu?
Lúc này Liễu Kỳ mới biết mình lỡ lời, hổ thẹn vô cùng, ngập ngừng đáp:
- Cháu phỏng đoán như thế thôi, vì.. vì... nếu anh ấy biết chị Lục Vân đi Bắc Hải tầm thù, thì thể nào anh ấy cũng kiếm tới đây!
Lục Vân tỏ vẻ quan tâm:
- Sao hiền muội lại biết rõ như thế?
Liễu Kỳ vẫn hổ thẹn và u oán đáp:
- Chính Lam đại ca đã nói với em như vậy. Trong lòng anh ấỵ..
chỉ có một hình bóng của chị....
Lục Vân nghe thấy Liễu Kỳ nói như thế, tuy trong lòng rất hớn hở, nhưng mặt vẫn đỏ bừng, hai mắt chớp nháy mấy cái rồi mới khẽ đáp:
- Chị biết rồi! Chắc cô cũng quen thuộc anh ấy lắm phải không?
Bây giờ chị chán đời lắm rồi, chỉ mong trả được mối thù này, rồi chị.... thể nào cũng giúp cô!
Liễu Kỳ trợn to đôi mắt lên, vội nói tiếp:
- Xin chị không nên nói như thế! Em biết trong thâm tâm của anh ấy chỉ có một mình chị thôị.. Cả Lan Nhi với em, anh ấy cũng coi như là hai người em gái thôi.
Lục Vân lại hỏi:
- Lan Nhi nào?
Hồng Thị lắc đầu, thở dài và đỡ lời:
- Lan Nhi là con nhỏ mà bà đã nói, nó vì nhớ Giang công tử nên đã lẻn trốn xuống núi. Hà! Các người trẻ tuổi cứ thích dây dưa vào những chuyện ân ân oán oán ấy, khiến bà nhức óc vô cùng!
Bỗng có một tiểu đạo đồng hấp tấp chạy vào, vái chào ba người và nói:
- Lão tổ tôn với hai vị quan chủ đang ở tiền điện đợi chờ, mời ba vị ra tiền điện!
Hồng Thị gật đầu, rồi cầm lấy thiết quài. Lục Vân với Liễu Kỳ cũng cầm theo khí giới, theo đạo đồng ra khỏi khách sảnh đi về phia đằng trước.
Một lát sau tiểu đạo đồng đã dẫn ba người đến đại điện thứ nhứt của Huyền Quý Cung, trong điện đèn lửa thắp sáng như ban ngày.
Huyền Linh Tú ngồi ở cái ghế bành bằng ghỗ trầm ở nơi chính giữa, vẻ mặt giận dữ, mồm cười nhạt luôn luôn. Thấy ba người vào, y khẽ gật đầu một cái, và giơ tay ra hiệu mời ba người sang một bên.
Ba người không hiểu Huyền Linh Tú mời bọn mình ra làm chi?
Vừa đứng yên chưa kịp lên tiếng hỏi, đã thấy ngoài cửa có hai người đi vào. Một là lão hoà thượng râu bạc dài tận ngực, tay cầm thiền trượng, còn một người là đạo sĩ cao lớn vạm vỡ, đầu to như cái đấu, mình mặc áo bào mầu đỏ.
Một hoà thượng, một đạo sĩ đi theo Tuyệt Tình Tử với bẩy tám đạo sĩ mặc áo bào mầu đen, tay cầm khí giới bước vào.
Liễu Kỳ nhận ra người đi sau chính là Ly Hỏa Chân Nhân, người đã dùng Thuần Dương chỉ cứu chữa cho mình, nên nàng vội cung kính vái chào luôn:
- Lão tiền bối!
Ly Hoả Chân Nhân với Đại Giác đại sư, phương trượng của chùa Thiếu Lâm, vừa bước vào, bỗng nghe thấy có người gọi mình là "Lão tiền bối " trong lòng ngạc nhiên vô cùng, bèn quay đầu lại nhìn.
Ly Hoả Chân Nhân đã thấy Liễu Kỳ đứng cạnh đó, liền kêu ủa một tiếng rồi hỏi:
- Liễu cô nương cũng đến Bắc Hải đấy ư?
Bất đắc dĩ Liễu Kỳ phải làm mặt sấu một cái để tỏ rõ cho lão đạo sĩ hay, là hiện giờ bọn mình ba người đang bị lọt vào tay người.
Nhị quan chủ Tuyệt Trần Tử lớn tiếng nói:
- Người của Liệt Hỏa môn đứng sang bên trái!
Đại Giác đại sư, thân là phương trượng của chùa Thiếu Lâm, từ lúc vào tới Thiên Hồi lãnh đến giờ, muốn lên tiếng nói mà cũng không có dịp để cho mình nói, đồng thời còn bị người tấn công liên tiếp. Sau lại nghe thấy có người truyền lệnh rằng:
"Bất cứ ai, hễ vào đến Thiên Hồi lãnh cũng phải ra tay bắt trói ngay! Nếu người đó phản kháng thì cứ việc chém giết luôn v...v..." Sau Tam quan chủ Tuyệt Tình Tử xuất hiện, lão hòa thượng mới có dịp lên tiếng. Ông ta vội nói rõ ý định lên đây cho Tuyệt Tình Tử hay, ngờ đâu vẫn bị người của Thiên Hồi lãnh này coi mình như là phạm nhân mà áp giải tới đại điện này.
Lúc này lại nghe thấy Tuyệt Trần Tử hô như thế, lão hòa thượng dù có tốt nhịn đến đâu cũng không sao chịu nhịn được, liền trầm giọng quát hỏi lại:
- Lão tăng là Đại Giác Phương trượng của chùa Thiếu Lâm, rất lễ phép tới cầu kiến. Sao đạo hữu lại hò hét như thế? Chả nhẽ đó cũng là lễ phép đối đãi hay sao?
Tuyệt Trần Tử giận giữ đáp:
- Lão hòa thượng dù có là Đạt ma đich tới đây đi chăng nữa, thì nhập cảnh cũng vẫn theo quy định của Huyền Linh môn chúng tôi mà hành sự chứ? Huống hồ các người kết bọn tới đây, vừa đi vừa sinh sự, tàn sát rất nhiều Tuần sơn sứ giả của bổn môn. Vì lão thần tiên muốn hỏi rõ lại của các người, nên mới để cho các người vào trong đại điện này như vậy. Có mau ngoan ngoãn đứng sang bên trái không?
Đại Giác đại sư thấy đối phương nói nhục tới tổ sư như vậy, tức giận khôn tả, vừa niệm phật hiệu, vừa lớn tiếng nói tiếp:
- A Di Đà Phật! Tội quá! Tội quá! Đạo huynh thịnh danh của Bắc Hải, miệt thị võ lâm đồng đạo phải không?
Tuyệt Trần Tử lạnh lùng đáp:
- Giặc sói đầu đã tới Huyền Quý cung này lại còn dám nói bướng! Ngươi muốn biết công đạo thì bần đạo sẽ cho ngươi biết liền!
Nói tới đó, y bỗng quát lớn:
- Tứ sư đệ, đem hai người bị giam ở trong Mê Tiên Trận lên đây!
Một đạo sĩ mặc áo bào đen, trước ngực có thêu một cái bát quái vâng lời bước vào điện luôn. Tiếp theo đó lại có bẩy tám đạo sĩ mặc áo bào đen dẫn một đôi vợ chồng già đi vào sau.
Đôi vợ chồng già ấy, người chồng mặt vàng như nghệ, hai mắt sâu hoắm, mũi cong như mỏ chim két, cằm nhọn, trên môi để râu vểnh. Người vợ mặt gầy, má hóp, da trắng bạch, hai mắt tia ra hai luồng hung quang và cứ nhìn ngang nhìn dọc hoài. Đột nhiên y thị trông thấy Hồng Thị, Liễu Kỳ và Lục Vân ba người, mặt liền biến sắc vội gọi:
- Thạch Mụ với Lan Nhi quả có ở đây thực! Các ngươi cũng bị bọn yêu đạo này giở âm miu xảo kế bắt giữ hay sao?
Y thị vừa nói vừa định nhẩy xô lại. Hai đạo sĩ đứng cạnh thị thấy thế, một tên đã cười nhạt và nói:
- Nơi đây là đâu? Các ngươi làm gì có quyền quấy nhiễu như thế?
Người ấy chưa kịp nói dứt, đã có hai đạo sĩ nữa nắm chặt lấy cánh tay của y thị, khiến y thị không sao cử động được.
Hồng Thị giật mình kinh hãi, đến giờ mới biết hai người đến hậu sơn do thám là Thiên Lang và Thiên Hồ. Bà ta bỗng nghĩ ra một kế vội trả lời:
- Ủa! Trì phu nhân đấy à? Cô nương này không phải Lan Nhi, mà là Liễu cô nương đấy!
Thiên Lang nghe thấy ba chữ "Liễu cô nương" liền đưa mắt nhìn Liễu Kỳ một hồi, mặt lộ vẻ yêu thương.
Thiên Hồ sầm nét mặt lại và chi kêu "Hừ" một tiếng thôi.
Huyền Linh Tú thấy ba người chào hỏi nhau như vậy, mặt liền lộ sát khí và lạnh lùng nói:
- Thế ra các người đã quen biết nhau thực định tâm đến Huyền Quý cung này quấy nhiễu! Tuyệt Trần, con bảo Tuyệt Duyên đem người của Đông Hải lên!
Tuyệt Trần vội vâng lời tryền lệnh xuống. Một lát sau, đạo sĩ mặc áo bào đen, ngực thêu Bát Quái, dẫn một ông cụ mắt nhỏ, với một đạo sĩ mặc áo đạo mầu đồng cổ, lưng đeo cái đồng, cùng bước vào.
Theo sau ba người lại có bẩy tám đạo sĩ mặc áo bào đen, tay cầm khí giới nữa.
Tuyệt Duyên đạo nhân đi trước, đầu bù tóc rối, áo đạo bào bị thủng mấy lỗ. Bẩy tám đạo sĩ mặc áo bào đen theo sau đều thương tích nhẹ, có lẽ họ đã bị hai người cùng vào đả thương cũng nên?
Ông già mặt đỏ mặc áo vàng tỏ vẻ phẫn uất ngửng mặt nhìn lên trên điện rồi quát hỏi:
- Người ngồi trên đó có phải là Huyền Linh Tú lão tiền bối đấy không?
Huyền Linh Tú sầm nét mặt lại đáp:
- Phải! Còn người là ai?
Ông già mặt đỏ vái chào một cái, lớn tiếng nói tiếp:
- Tiểu bối là Dương Tấn Cửu, biệt danh là Thực Cô Tiên, còn người này là sư đệ của tiểu bối, Đồng Địch Tiên Trà Nguyên Giáp.
Anh em chúng tôi tới đây là mang thư của gia sư Đồng Da lão nhân đến trình cùng tiền bối!
Huyền Linh Tú lại hỏi tiếp:
- Có phải hai người thị mấy miếng võ đuổi gà của lão già Tư Mã mà đến đây định vây vo đấy không?
Thực Cô Tiên tức giận đến run lẩy bẩy, vừa trả lời:
- Người đã thị miếng võ đuổi gà để hành hung ấy không phải là anh em tiểu bối.
Huyền Linh Tú sầm nét mặt lại, giận dữ hỏi tiếp:
- Chẳng nhẽ lại là môn hạ của lão phu hay sao?
Thực cô tiên lạnh lùng đáp:
- Tiểu bối thừa lệnh đem thư tới đây, không ngờ vừa vào tới Thiên Hồi Lãnh đã bị tập kích luôn!
Huyền Linh Tú khẽ gật đầu nói tiếp:
- Thiên Hồi Lãnh là nơi cấm địa, nếu không có tín vật của Huyền Quý cung thì không ai được phép tùy tiện đi lại. Đó là quy định của bổn sơn, điều này không thể trách được chúng. Thơ của lão già Tư Mã đâu?
Thực Cô Tiên gượng nén lửa giận, móc túi lấy lá thơ ra, đã có Tuyệt Duyên Tử lấy, hai tay dâng lên cho Huyền Linh Tú.
Đọc xong lá thơ, Huyền Linh Tú mặt biến sắc, giận dữ nói tiếp:
- Mấy năm gần đây, vì mắt suốt của Bắc Hải gây Hải tiếu luôn luôn, khiến nước ở ven bể cứ dâng cao dần. Lão phu chỉ e nó gây nên tai nạn nước lụt. Vì vậy đã có mấy lần phái người lặn xuống đáy biển điều tra, và đổ rất nhiều cát đá xuống cái mắt suối ấy định lấy kín nó, nhưng đều bị sóng lôi cuốn đi hết. Duy chỉ có Long Giác Cao mới có thể vá được khe hở của mắt suối ấy. Đó là việc cứu sống sanh linh cho nên mới sai Sĩ Ngạc đem thơ yết kiến tôn sư để cùng nhau làm việc thiện này. Ngờ đâu Đồng Long đảo lại tự lập luật lệ hủ hoá nếu người nào muốn lấy thứ keo đó thì cứ việc vào trong trận mà tự lấy chứ không về phục mệnh được, và sợ lão phu trách mắng Sĩ Ngạc mới lén lên Đồ Long đảo ra tay thử xem. Đó là thường tình, nhưng các người lại còn túm năm tụm ba ngăn cản và đánh y. Đã ra tay đấu với nhau thì tránh sao khỏi tổn thương? Còn trong thơ này nói phá cây đả thương người đó cũng chỉ nên trách tài nghệ không bằng người, mà các người mới bị tiểu đồ đả thương như thế. Giả sử tiểu đồ bị các người đả thương ở trên đảo đó, chẳng lẽ lão phu cũng đòi lão Tư Mã tróc nã hung thủ rồi áp giải về đảo này hay sao?
Thực Cô Tiên thấy Huyền Linh Tú cứ bênh vực đồ đệ của mình như vậy, trong lòng không phục lại nói tiếp:
- Xin lão tiền bối minh xét cho! Nếu Ngạc Sĩ làm đúng như lời lão tiền bối vừa nói thì tất nhiên là lỗi ở như tệ đảo. Nhưng khốn nỗi đến giờ gia sư vẫn chưa biết rõ chuyện mắt suối ở Bắc Hải này bị nứt nẻ gì cả? Hai lần Sĩ Ngạc lẻn vào Đô Long đảo đã không đường hoàng xin yết kiến và nói có thơ của lão tiền bối gửi tới thì chớ, y lại còn lấy khăn đen bịt mặt giả danh Thiên Lý Cô Hành Khách lên trên đảo chặt cây đả thương người. Cho nên gia sư mới sai tiểu bối đem thư tới đây là thế.
- Thiên Lý Cô Khách Hành nào?
Nhưng Huyền Linh Tú đã bỗng ngửng mặt lên trời cười ha hả, rồi lại nói tiếp:
- Thiên Lý Cô Hành Khách là Tinh Tinh tử, sư đệ của Côn Luân lão nhân. Năm xưa, phu nhân của y có thai được năm tháng thì tiểu sản mà chết. Y thương vợ quá nỗi, liền đem đứa con đẻ non ấy dùng nước Chu Lan định làm Đại hoàn đơn, mà y đã lấy được trên đỉnh Linh Sơn, trộn với Cam Lộ ngâm vào trong hộp ngọc, dùng để bồi dưỡng cho đứa nhỏ ấy. Trước sau y đã tốn hai mươi năm tâm huyết, thấy đứa con đã lớn rồi, y liền quy ẩn ở cạnh mộ vợ, thề không bao giờ ra ngoài nữa, đó là việc đã xẩy ra mấy chục năm về trước, tiểu đồ biết sao được chuyện ấy mà mạo danh y lên Đồ Long đảo quấy nhiễu như thế?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook