Song Nữ Hiệp Hồng Y
-
Chương 25: Giây sắt trên vách núi
Chỉ trong nháy mắt, Thiên Hồ với Tỷ Ni tìm kiếm tới cạnh giếng. Thiên Hồ giận dữ khôn tả, vừa tìm kiếm vừa mắng chửi, chân của mụ đi tới đâu là
đá bay lung tung tới đó.
Thanh Lam ôm chặt lấy Lan nhi, ngồi sát vào vách đá, không dám thở mạnh, trong lòng hồi hộp. Có tiếng của Tam Nhỡn Tỷ Ni nói vọng xuống rằng:
- Tiểu tử ẵm đồ đệ của bần ni đi như thế, chắc y không thể nào đi xa được đâu. Chúng ta nên chia nhau mỗi người đi một ngả, như vậy chắc thể nào cũng tìm thấy y.
Hình như lão ni muốn thương lượng với Thiên Hồ vậy, nhưng ngờ đâu Thiên Hồ lại dùng giọng mũi kêu "hừ" một tiếng, rồi trả lời rằng:
- Chia đường mà đuổi ư? Mụ muốn một mình dụ dỗ con ta đi hay sao? Nói thực cho mụ biết, con nhỏ mà tiểu tử họ Giang đó ẵm là con gái của ta, mụ khỏi quan tâm tới làm chi!
Tam Nhỡn Tỷ Ni tức giận khôn tả, quát tháo:
- Sao bà lại biết nó là con gái của bà? Bần ni có phải là người đi cướp con gái của người ta như bà tưởng tượng đâu?
- Thế ngươi làm sao lại biết nó là đồ đệ của ngươi? Chẳng lẽ Thiên Hồ này cướp đồ đệ của người ta về nhận làm con gái hay sao?
Hừ! Ngày hôm nay, nếu không tìm thấy tiểu tử ấy, ta nhất định không chịu để yên cho ngươi đâu!
- Tìm không thấy đồ đệ của bần ni, bần ni cũng không chịu để yên cho Thiên Hồ ngươi đâu!
Hai người đều không chịu lép vế nhau, tiếng cãi nhau càng ngày càng lớn, nhưng rồi càng ngày càng xa dần. Thanh Lam vội lui về phía sau một bước, tới khi hai người ở phía trên đi tới gần miệng giếng, chàng vội im hơi nín tiếng. Nhưng không bao lâu, tiếng cãi vã của hai người lại càng ngày càng xa. Thanh Lam vẫn cầm ba viên thuốc Hộ Tâm Đơn của ông già ném cho ở trong tay, thấy hai người ở bên trên đã đi xa rồi chàng định cho Lan nhi uống nhưng phải tìm chỗ nào khô ráo một chút mới ngồi và cho nàng uống được. Chàng liền dùng chân gạt những viên đá lởm chởm ở dưới đất và dọn được một chỗ trống, không còn đá và sỏi nữa, chàng mới ngồi xổm xuống đặt Lan nhi ở trên đùi mình, giở gói thuốc lấy ba viên thuốc ra.
Nhưng thấy Lan nhi cứ nhắm mắt, hơi thở rất yếu, không biết làm cách nào để cho nàng uống thuốc được. Chàng phân vân hết sức, hơn nữa ở trong giếng khô này thì lấy đâu ra nước cho nàng chiêu thuốc?
Vì vậy chàng càng khó nghĩ thêm.
Sau Thanh Lam nghĩ ra được một kế, đành bỏ thuốc vào mồm nhai, rồi mớm vào mồm Lan nhi. Đồng thời, chàng dùng chân khí của mình dồn thuốc xuống bụng nàng. Tuy trong giếng không có người thứ ba, nhưng chàng cũng cảm thấy xấu hổ và trống ngực đập rất mạnh.
Thời gian trôi qua rất nhanh, hết phút này sang phút khác. Lan nhi uống Hộ Tâm Đơn rồi mà vẫn chưa thấy tỉnh táo. Chàng không biết có nên giải huyệt hay không? Chàng lại nghi ngờ ba viên thuốc của ông già không linh nghiệm. Nhưng chàng nghĩ lại ông già giả dạng mình để dụ Vương ốc Tản Nhân đi nơi khác, đủ thấy ông ta là người dị dung phong trần.
Nghĩ tới đó chàng lại lo âu cho ông già, chỉ sợ một mình ông ta không sao địch nổi Vương ốc Tản Nhân. Chàng lại nghĩ đến Lan nhi đang nằm ở trong lòng mình không biết có phải là Lan nhi thực sự không? Chàng cũng biết Liễu Kỳ với Lan nhi hai người giống hệt nhau, chưa biết chừng người ở trong lòng mình đây là Liễu Kỳ cũng nên, vì thế Tam Nhỡn Tỷ Ni mới đi tìm kiếm nàng.
Chàng đang suy nghĩ thì bỗng nghe thấy có tiếng lá khô rớt xuống. Chàng giật mình, đang tìm kiếm lá khô ở đâu rớt xuống, thì đã có tiếng nói của ông già ăn quỵt vọng tới:
- Hừ! Tiểu tử ngươi núp ở đâu thế?
Thanh Lam nghe thấy có tiếng nói của ông già thì mừng rỡ khôn tả, vội đáp:
- Lão tiền bối đã tới đấy à? Tiểu bối ở đây đấy!
Ông già cười khì nói tiếp:
- Tiểu tử đừng có ẵm cô bé ngồi ngẩn người ra như thế nữa! Nơi đây không được an toàn đâu! Lão Hồ Ly với Ni cô vẫn còn tìm kiếm ở quanh đây chưa biết chừng chúng sẽ tìm kiếm tới cái giếng khô này cũng nên.
Thanh Lam lo âu vô cùng, vội hỏi:
- Biết làm sao bây giờ đây?
- Già đã gọi ngươi tới đây, khi nào già lại để cho ngươi bị bắt ở chốn này? Thôi được theo già đi!
Tiếng nói của ông già vừa dứt, thì thấy ở sau vách đá phía bên trái đã có một bóng người thấp thoáng rồi biến mất.
Lúc này Thanh Lam mới biết trong giếng khô này, sau vách đá lại còn có lối đi. Chàng liền ẵm Lan nhi đứng dậy, lẻn qua cái khe đá ấy, vừa đi lọt hai người. Chàng nghe thấy ông già ở phía đằng trước kêu gọi:
- Này tiểu tử, đi nhanh lên chứ! Đi chậm như thế thì đến bao giờ mới lên tới?
Chàng nghe thấy tiếng nói của ông già chỉ ở chỗ cách mình chừng mười trượng thôi, chàng kinh ngạc vô cùng, không ngờ cái giếng này lại có đường đi sâu như thế, càng đi càng thấy đường chúc xuống. Không dám chậm trễ, chàng vội giở hết khinh công ra đuổi theo luôn.
Ông già rất hay nói chuyện, vừa đi ông ta vừa nói tiếp:
- Người lấy làm lạ lắm phải không? Cái giếng khô này sao lại dài đến thế? Nói thực cho ngươi biết, còn xa lắm, và nơi đó là một con đường suối xưa kia, vì nước suối đã khô và được người sửa sang lại, nên cứ theo con đường đó mà tiến sẽ tới thẳng núi Thái Hành.
Mãi gần đây già này mới khám phá ra con đường này, ngươi cứ việc đi theo già là không sợ lạc lối đâu, vì lão còn có một bản địa đồ nữa.
Ông ta nói xong, bật đá lửa lên, trong lối đi ấy quả nhiên chàng đã trông thấy ông già đang cầm một bản địa đồ. Ông ta đi ở phía trước nhanh khôn tả, chàng giở hết tốc lực ra mà vẫn không sao đuổi kịp. Lúc nào cũng cách ông ta chừng mười trượng.
Mỗi khi đi tới khúc quanh thì ông già cũng ngừng chân lại và bật lửa lên để đợi chờ.
Thấy hành vi của ông già rất kỳ lạ, nhưng chàng vẫn không để ý tới điểm đó mà chỉ nghi ngờ đến lai lịch của ông ta thôi, và chàng cũng không biết ông ta định dẫn mình đi đâu?
Nửa tiếng đồng hồ sau, chàng đã đi ước chừng ba mươi dặm rồi mà phía trước vẫn còn tối om, và ông già vẫn tiếp tục đi như thường.
Chàng nóng lòng sốt ruột, liền lên tiếng hỏi:
- Lão tiền bối, chúng ta đi đâu bây giờ đây?
Ông già vừa đi vừa đáp:
- Sắp tới rồi! Sắp tới rồi! Già này còn cố kiếm một chỗ để cho hai người được ở yên thân vài ngày chứ?
Ông ta vừa nói vừa có vẻ đùa giỡn, khiến Thanh Lam mặt đỏ bừng. Chàng hổ thẹn, không tiện trả lời.
Lúc ấy, thấy lối đi càng cao dốc, chàng ẵm lấy Lan nhi phải xốc lên vai mới đi được. Sau khi tới một chỗ dốc vừa chật hẹp, chàng cảm thấy khó đi khôn tả. Nên chàng vội gắng hết hơi sức mới miễn cưỡng qua nổi chốn ấy, nhưng mồ hôi đã toát ra như mưa rồi. Cũng may không lâu đã tới một cái hang động, nhưng khi đi qua cửa hàng lại là chỗ cửa ra, bên trên có một con đường ghép đi xuôi xuống, ánh sáng mặt trời tự đáy khe đó mà chiếu xuống, vách bên trái có một con đường nhưng không thể nói là đường được, vì đoạn đoạn tục tục, chỉ có thể đi được một người thôi. Chàng thấy ông già đi ở phía trước cứ nhảy nhảy nhót nhót mới qua được con đường vừa dốc vừa lởm chởm này. Chàng vì vác Lan nhi ở trên vai đi theo, muốn bắt chước lối đi của ông già không phải là chuyện dễ, chỉ trượt chân một cái có thể đánh rớt Lan nhi cũng chưa chừng, nên vừa đi, chàng vừa hết sức chú ý và đề phòng.
Chàng theo được mấy chục trượng, mồ hôi đã ướt đẫm. Nhưng may thay, ông già đã ngừng chân ở chỗ cách chàng chừng ba trượng, lưng dựa vào vách đá, giở bản đồ ra coi.
Nơi đây chỉ có một con đường đi thôi, chứ không có đường ngách hay đường quanh gì cả. Chàng không hiểu tại sao ông ta lại cứ chăm chú xem tờ địa đồ như thế?
Xem địa đồ một hồi, ông già bỗng ngửng đầu nhìn vách đá ở trước mặt, mừng rỡ nói:
- Ừ, đến rồi, đến rồi, ở ngay đây đấy!
Ông ta vừa nói vừa vẫy tay gọi Thanh Lam và nói tiếp:
- Tiểu tử mau lại đây! Lần này đã đến thực đấy.
Thanh Lam nghe lời vội chạy tới gần chỗ đó, ông già không đợi chàng lên tiếng, đã chỉ tay vào vách đá, cười khì và nói tiếp:
- Coi kìa! Lão đã tìm được một chỗ để cho cậu chữa bệnh rất tốt. Cậu xem này, nơi đây vừa thanh tịnh, vừa cao ráo, không còn sợ Thiên Hồ với Ni Cô đến quẫy nhiễu nữa!
Thanh Lam ngửng đầu lên nhìn, thấy trên vách đá có treo một sợi dây sắt dài hơn hai mươi trượng dưới đầu dây sắt có cột một cái vòng sắt, nhưng chỗ đầu giây ấy cách mặt đất chừng mười lăm, mười sáu trượng. Giữa ông già với vách núi lại còn cách một cái khe núi.
Chàng không biết sợi dây sắt dùng để làm chi? Chàng nghe giọng nói của ông già thì hình như phải leo cái dây sắt này mới lên được bên trên. Quả nhiên chàng đang nghĩ ngợi thì ông già đã quay đầu lại nói:
- Tiểu tử cứ theo lão mà lên như thế này.
Nói xong ông ta tung mình nhảy lên cao bảy tám trượng.
Thanh Lam thấy vậy kinh ngạc hết sức, bụng bảo dạ rằng:
"Khinh công của ông già này tuy khá cao siêu, nhưng ông ta chỉ nhảy lên được một nửa như thế, còn những bảy tám trượng nữa mới tới nơi thì làm sao ông ta nắm được cái vòng sắt kia? Vả lại trên vách mọc đầy rêu như thế, và cũng không có chỗ ngừng chân, như vậy nhỡ lỡ chân một cái óc phải nguy hại không?".
Chàng đang lo âu và thất kinh kêu "ủa" một tiếng thì người của ông già đã lượn quanh nửa vòng rồi phi lên trên cao, tốc độ nhanh kỳ lạ, chỉ nghe thấy kêu "coong" một tiếng ông ta đã nắm được cái vòng sắt, người đeo lơ lửng ở trên không rồi.
Chàng ngẩn người ra nhìn và sực nhớ ra pho khinh công ấy của ông già là "Vân Long Tam Hiện" mà thầy đồ Thư đã nói qua cho chàng nghe. Có lẽ đây là thế phi lên lần thứ nhất tên là Tiềm Long Thăng Thiên?
Chàng đang suy nhgĩ thì ông già đã ở bên trên gọi:
- Tiểu tử, mau lên đi, còn đứng ngẩn người ra suy nghĩ làm chi?
Nếu là lúc thường thì chàng cũng có thể miễn cưỡng nhảy lên được, nhưng bây giờ vì ẵm Lan nhi, nên chàng không dám thử thách.
Ông già ăn quỵt ở bên trên lại kêu gọi tiếp:
- Tiểu tử đừng có sợ! Với khinh công của ngươi vừa đuổi theo lão cũng vừa đủ để nhảy lên rồi, không sao đâu!
Thanh Lam đành phải đánh liều dù không lên tới lại nhảy xuống dưới đất cũng không nguy hiểm gì cả, nên chàng liền vận chân khí nhún chân tung mình nhảy lên. Chàng có biết đâu được Không Không sư bá đả thông Sinh Tử Huyền Quan rồi, công lực của chàng không kém gì những người đã tu luyện hàng mấy chục năm, nên chàng vừa nhảy một cái đã lên cao hơn mười trượng.
Lúc ấy ông già có một sợi dây với một cái chùy vàng đeo lơ lửng ở dưới vòng sắt, người chàng đã vượt qua chùy rồi chàng liền giơ tay nắm lấy sợi dây gấm. Chàng ngạc nhiên hết sức, không ngờ mình lại nhảy được cao như vậy? Chàng đang ngạc nhiên thì ông già lại nói vọng xuống rằng:
- Tiểu tử cứ nắm chặt lấy sợi giây ấy, đừng có cử động gì cả!
Ông già dặn chàng xong, dùng chân móc chặt vào cái vòng sắt và cột đầu sợi giây kia vào ngang lưng mình rồi cứ thế mà theo sợi giây sắt leo lên phía trên.
Thanh Lam cảm thấy người mình như bay lơ lửng ở trên không, còn ông già nhanh nhẹn như một con vượn, chỉ trong chốc lát đã lên hết sợi giây sắt kia rồi.
Thanh Lam ngửng đầu lên nhìn, không thấy ông ta đâu nữa.
Chàng đoán chắc trên đó thế nào cũng có một cái hang động.
Quả nhiên chàng lại thấy ông ta nhô đầu ra, rồi hai tay cứ kéo sợi giây gấm lên. Chỉ trong chốc lát, chàng đã được ông già lôi tới phía trên.
Lúc ấy chàng mới biết nơi ấy có một khe núi rất chật hẹp. Ông già đi trước dẫn đường, chàng ẵm Lan nhi theo sau. Khe núi ấy không sâu, chỉ đi chừng trăm bước là đã đi hết cái khe ấy liền.
Thanh Lam ôm chặt lấy Lan nhi, ngồi sát vào vách đá, không dám thở mạnh, trong lòng hồi hộp. Có tiếng của Tam Nhỡn Tỷ Ni nói vọng xuống rằng:
- Tiểu tử ẵm đồ đệ của bần ni đi như thế, chắc y không thể nào đi xa được đâu. Chúng ta nên chia nhau mỗi người đi một ngả, như vậy chắc thể nào cũng tìm thấy y.
Hình như lão ni muốn thương lượng với Thiên Hồ vậy, nhưng ngờ đâu Thiên Hồ lại dùng giọng mũi kêu "hừ" một tiếng, rồi trả lời rằng:
- Chia đường mà đuổi ư? Mụ muốn một mình dụ dỗ con ta đi hay sao? Nói thực cho mụ biết, con nhỏ mà tiểu tử họ Giang đó ẵm là con gái của ta, mụ khỏi quan tâm tới làm chi!
Tam Nhỡn Tỷ Ni tức giận khôn tả, quát tháo:
- Sao bà lại biết nó là con gái của bà? Bần ni có phải là người đi cướp con gái của người ta như bà tưởng tượng đâu?
- Thế ngươi làm sao lại biết nó là đồ đệ của ngươi? Chẳng lẽ Thiên Hồ này cướp đồ đệ của người ta về nhận làm con gái hay sao?
Hừ! Ngày hôm nay, nếu không tìm thấy tiểu tử ấy, ta nhất định không chịu để yên cho ngươi đâu!
- Tìm không thấy đồ đệ của bần ni, bần ni cũng không chịu để yên cho Thiên Hồ ngươi đâu!
Hai người đều không chịu lép vế nhau, tiếng cãi nhau càng ngày càng lớn, nhưng rồi càng ngày càng xa dần. Thanh Lam vội lui về phía sau một bước, tới khi hai người ở phía trên đi tới gần miệng giếng, chàng vội im hơi nín tiếng. Nhưng không bao lâu, tiếng cãi vã của hai người lại càng ngày càng xa. Thanh Lam vẫn cầm ba viên thuốc Hộ Tâm Đơn của ông già ném cho ở trong tay, thấy hai người ở bên trên đã đi xa rồi chàng định cho Lan nhi uống nhưng phải tìm chỗ nào khô ráo một chút mới ngồi và cho nàng uống được. Chàng liền dùng chân gạt những viên đá lởm chởm ở dưới đất và dọn được một chỗ trống, không còn đá và sỏi nữa, chàng mới ngồi xổm xuống đặt Lan nhi ở trên đùi mình, giở gói thuốc lấy ba viên thuốc ra.
Nhưng thấy Lan nhi cứ nhắm mắt, hơi thở rất yếu, không biết làm cách nào để cho nàng uống thuốc được. Chàng phân vân hết sức, hơn nữa ở trong giếng khô này thì lấy đâu ra nước cho nàng chiêu thuốc?
Vì vậy chàng càng khó nghĩ thêm.
Sau Thanh Lam nghĩ ra được một kế, đành bỏ thuốc vào mồm nhai, rồi mớm vào mồm Lan nhi. Đồng thời, chàng dùng chân khí của mình dồn thuốc xuống bụng nàng. Tuy trong giếng không có người thứ ba, nhưng chàng cũng cảm thấy xấu hổ và trống ngực đập rất mạnh.
Thời gian trôi qua rất nhanh, hết phút này sang phút khác. Lan nhi uống Hộ Tâm Đơn rồi mà vẫn chưa thấy tỉnh táo. Chàng không biết có nên giải huyệt hay không? Chàng lại nghi ngờ ba viên thuốc của ông già không linh nghiệm. Nhưng chàng nghĩ lại ông già giả dạng mình để dụ Vương ốc Tản Nhân đi nơi khác, đủ thấy ông ta là người dị dung phong trần.
Nghĩ tới đó chàng lại lo âu cho ông già, chỉ sợ một mình ông ta không sao địch nổi Vương ốc Tản Nhân. Chàng lại nghĩ đến Lan nhi đang nằm ở trong lòng mình không biết có phải là Lan nhi thực sự không? Chàng cũng biết Liễu Kỳ với Lan nhi hai người giống hệt nhau, chưa biết chừng người ở trong lòng mình đây là Liễu Kỳ cũng nên, vì thế Tam Nhỡn Tỷ Ni mới đi tìm kiếm nàng.
Chàng đang suy nghĩ thì bỗng nghe thấy có tiếng lá khô rớt xuống. Chàng giật mình, đang tìm kiếm lá khô ở đâu rớt xuống, thì đã có tiếng nói của ông già ăn quỵt vọng tới:
- Hừ! Tiểu tử ngươi núp ở đâu thế?
Thanh Lam nghe thấy có tiếng nói của ông già thì mừng rỡ khôn tả, vội đáp:
- Lão tiền bối đã tới đấy à? Tiểu bối ở đây đấy!
Ông già cười khì nói tiếp:
- Tiểu tử đừng có ẵm cô bé ngồi ngẩn người ra như thế nữa! Nơi đây không được an toàn đâu! Lão Hồ Ly với Ni cô vẫn còn tìm kiếm ở quanh đây chưa biết chừng chúng sẽ tìm kiếm tới cái giếng khô này cũng nên.
Thanh Lam lo âu vô cùng, vội hỏi:
- Biết làm sao bây giờ đây?
- Già đã gọi ngươi tới đây, khi nào già lại để cho ngươi bị bắt ở chốn này? Thôi được theo già đi!
Tiếng nói của ông già vừa dứt, thì thấy ở sau vách đá phía bên trái đã có một bóng người thấp thoáng rồi biến mất.
Lúc này Thanh Lam mới biết trong giếng khô này, sau vách đá lại còn có lối đi. Chàng liền ẵm Lan nhi đứng dậy, lẻn qua cái khe đá ấy, vừa đi lọt hai người. Chàng nghe thấy ông già ở phía đằng trước kêu gọi:
- Này tiểu tử, đi nhanh lên chứ! Đi chậm như thế thì đến bao giờ mới lên tới?
Chàng nghe thấy tiếng nói của ông già chỉ ở chỗ cách mình chừng mười trượng thôi, chàng kinh ngạc vô cùng, không ngờ cái giếng này lại có đường đi sâu như thế, càng đi càng thấy đường chúc xuống. Không dám chậm trễ, chàng vội giở hết khinh công ra đuổi theo luôn.
Ông già rất hay nói chuyện, vừa đi ông ta vừa nói tiếp:
- Người lấy làm lạ lắm phải không? Cái giếng khô này sao lại dài đến thế? Nói thực cho ngươi biết, còn xa lắm, và nơi đó là một con đường suối xưa kia, vì nước suối đã khô và được người sửa sang lại, nên cứ theo con đường đó mà tiến sẽ tới thẳng núi Thái Hành.
Mãi gần đây già này mới khám phá ra con đường này, ngươi cứ việc đi theo già là không sợ lạc lối đâu, vì lão còn có một bản địa đồ nữa.
Ông ta nói xong, bật đá lửa lên, trong lối đi ấy quả nhiên chàng đã trông thấy ông già đang cầm một bản địa đồ. Ông ta đi ở phía trước nhanh khôn tả, chàng giở hết tốc lực ra mà vẫn không sao đuổi kịp. Lúc nào cũng cách ông ta chừng mười trượng.
Mỗi khi đi tới khúc quanh thì ông già cũng ngừng chân lại và bật lửa lên để đợi chờ.
Thấy hành vi của ông già rất kỳ lạ, nhưng chàng vẫn không để ý tới điểm đó mà chỉ nghi ngờ đến lai lịch của ông ta thôi, và chàng cũng không biết ông ta định dẫn mình đi đâu?
Nửa tiếng đồng hồ sau, chàng đã đi ước chừng ba mươi dặm rồi mà phía trước vẫn còn tối om, và ông già vẫn tiếp tục đi như thường.
Chàng nóng lòng sốt ruột, liền lên tiếng hỏi:
- Lão tiền bối, chúng ta đi đâu bây giờ đây?
Ông già vừa đi vừa đáp:
- Sắp tới rồi! Sắp tới rồi! Già này còn cố kiếm một chỗ để cho hai người được ở yên thân vài ngày chứ?
Ông ta vừa nói vừa có vẻ đùa giỡn, khiến Thanh Lam mặt đỏ bừng. Chàng hổ thẹn, không tiện trả lời.
Lúc ấy, thấy lối đi càng cao dốc, chàng ẵm lấy Lan nhi phải xốc lên vai mới đi được. Sau khi tới một chỗ dốc vừa chật hẹp, chàng cảm thấy khó đi khôn tả. Nên chàng vội gắng hết hơi sức mới miễn cưỡng qua nổi chốn ấy, nhưng mồ hôi đã toát ra như mưa rồi. Cũng may không lâu đã tới một cái hang động, nhưng khi đi qua cửa hàng lại là chỗ cửa ra, bên trên có một con đường ghép đi xuôi xuống, ánh sáng mặt trời tự đáy khe đó mà chiếu xuống, vách bên trái có một con đường nhưng không thể nói là đường được, vì đoạn đoạn tục tục, chỉ có thể đi được một người thôi. Chàng thấy ông già đi ở phía trước cứ nhảy nhảy nhót nhót mới qua được con đường vừa dốc vừa lởm chởm này. Chàng vì vác Lan nhi ở trên vai đi theo, muốn bắt chước lối đi của ông già không phải là chuyện dễ, chỉ trượt chân một cái có thể đánh rớt Lan nhi cũng chưa chừng, nên vừa đi, chàng vừa hết sức chú ý và đề phòng.
Chàng theo được mấy chục trượng, mồ hôi đã ướt đẫm. Nhưng may thay, ông già đã ngừng chân ở chỗ cách chàng chừng ba trượng, lưng dựa vào vách đá, giở bản đồ ra coi.
Nơi đây chỉ có một con đường đi thôi, chứ không có đường ngách hay đường quanh gì cả. Chàng không hiểu tại sao ông ta lại cứ chăm chú xem tờ địa đồ như thế?
Xem địa đồ một hồi, ông già bỗng ngửng đầu nhìn vách đá ở trước mặt, mừng rỡ nói:
- Ừ, đến rồi, đến rồi, ở ngay đây đấy!
Ông ta vừa nói vừa vẫy tay gọi Thanh Lam và nói tiếp:
- Tiểu tử mau lại đây! Lần này đã đến thực đấy.
Thanh Lam nghe lời vội chạy tới gần chỗ đó, ông già không đợi chàng lên tiếng, đã chỉ tay vào vách đá, cười khì và nói tiếp:
- Coi kìa! Lão đã tìm được một chỗ để cho cậu chữa bệnh rất tốt. Cậu xem này, nơi đây vừa thanh tịnh, vừa cao ráo, không còn sợ Thiên Hồ với Ni Cô đến quẫy nhiễu nữa!
Thanh Lam ngửng đầu lên nhìn, thấy trên vách đá có treo một sợi dây sắt dài hơn hai mươi trượng dưới đầu dây sắt có cột một cái vòng sắt, nhưng chỗ đầu giây ấy cách mặt đất chừng mười lăm, mười sáu trượng. Giữa ông già với vách núi lại còn cách một cái khe núi.
Chàng không biết sợi dây sắt dùng để làm chi? Chàng nghe giọng nói của ông già thì hình như phải leo cái dây sắt này mới lên được bên trên. Quả nhiên chàng đang nghĩ ngợi thì ông già đã quay đầu lại nói:
- Tiểu tử cứ theo lão mà lên như thế này.
Nói xong ông ta tung mình nhảy lên cao bảy tám trượng.
Thanh Lam thấy vậy kinh ngạc hết sức, bụng bảo dạ rằng:
"Khinh công của ông già này tuy khá cao siêu, nhưng ông ta chỉ nhảy lên được một nửa như thế, còn những bảy tám trượng nữa mới tới nơi thì làm sao ông ta nắm được cái vòng sắt kia? Vả lại trên vách mọc đầy rêu như thế, và cũng không có chỗ ngừng chân, như vậy nhỡ lỡ chân một cái óc phải nguy hại không?".
Chàng đang lo âu và thất kinh kêu "ủa" một tiếng thì người của ông già đã lượn quanh nửa vòng rồi phi lên trên cao, tốc độ nhanh kỳ lạ, chỉ nghe thấy kêu "coong" một tiếng ông ta đã nắm được cái vòng sắt, người đeo lơ lửng ở trên không rồi.
Chàng ngẩn người ra nhìn và sực nhớ ra pho khinh công ấy của ông già là "Vân Long Tam Hiện" mà thầy đồ Thư đã nói qua cho chàng nghe. Có lẽ đây là thế phi lên lần thứ nhất tên là Tiềm Long Thăng Thiên?
Chàng đang suy nhgĩ thì ông già đã ở bên trên gọi:
- Tiểu tử, mau lên đi, còn đứng ngẩn người ra suy nghĩ làm chi?
Nếu là lúc thường thì chàng cũng có thể miễn cưỡng nhảy lên được, nhưng bây giờ vì ẵm Lan nhi, nên chàng không dám thử thách.
Ông già ăn quỵt ở bên trên lại kêu gọi tiếp:
- Tiểu tử đừng có sợ! Với khinh công của ngươi vừa đuổi theo lão cũng vừa đủ để nhảy lên rồi, không sao đâu!
Thanh Lam đành phải đánh liều dù không lên tới lại nhảy xuống dưới đất cũng không nguy hiểm gì cả, nên chàng liền vận chân khí nhún chân tung mình nhảy lên. Chàng có biết đâu được Không Không sư bá đả thông Sinh Tử Huyền Quan rồi, công lực của chàng không kém gì những người đã tu luyện hàng mấy chục năm, nên chàng vừa nhảy một cái đã lên cao hơn mười trượng.
Lúc ấy ông già có một sợi dây với một cái chùy vàng đeo lơ lửng ở dưới vòng sắt, người chàng đã vượt qua chùy rồi chàng liền giơ tay nắm lấy sợi dây gấm. Chàng ngạc nhiên hết sức, không ngờ mình lại nhảy được cao như vậy? Chàng đang ngạc nhiên thì ông già lại nói vọng xuống rằng:
- Tiểu tử cứ nắm chặt lấy sợi giây ấy, đừng có cử động gì cả!
Ông già dặn chàng xong, dùng chân móc chặt vào cái vòng sắt và cột đầu sợi giây kia vào ngang lưng mình rồi cứ thế mà theo sợi giây sắt leo lên phía trên.
Thanh Lam cảm thấy người mình như bay lơ lửng ở trên không, còn ông già nhanh nhẹn như một con vượn, chỉ trong chốc lát đã lên hết sợi giây sắt kia rồi.
Thanh Lam ngửng đầu lên nhìn, không thấy ông ta đâu nữa.
Chàng đoán chắc trên đó thế nào cũng có một cái hang động.
Quả nhiên chàng lại thấy ông ta nhô đầu ra, rồi hai tay cứ kéo sợi giây gấm lên. Chỉ trong chốc lát, chàng đã được ông già lôi tới phía trên.
Lúc ấy chàng mới biết nơi ấy có một khe núi rất chật hẹp. Ông già đi trước dẫn đường, chàng ẵm Lan nhi theo sau. Khe núi ấy không sâu, chỉ đi chừng trăm bước là đã đi hết cái khe ấy liền.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook