EM GÁI CÕNG BÚP BÊ

Em Gái Cõng Búp Bê vốn là một bài đồng dao của Đài Loan từ hồi những năm 50 với tên là Cây Đu Đủ và từng là một tác phẩm thiếu nhi tiêu biểu được Chu Bá Dương đọc trong chương trình Ca Dao Chọn Lọc vào tháng 3 năm 1952, sau đó lại được nhạc sĩ Tô Xuân Đào phổ nhạc rồi được đưa vào sách giáo khoa âm nhạc tiểu học. Sau đó bài hát được hát bởi một ca sĩ tên là A Ngưu, rồi được Giang Mỹ Kỳ cải biên thành một bài hát khác với tựa đề là Em Gái, rồi Tào Cách lại lấy đó làm cảm hứng để sáng tác một bài hát khác nữa với tựa đề là Em Gái Phải Vui. Song kể từ khi bài hát được cải biên thành ca khúc này - tức Em Gái Cõng Búp Bê và truyền bá rộng rãi trên mạng Internet thì ngay lập tức được liệt vào danh sách thập đại cấm khúc (những ca khúc không được nghe).

Em Gái Cõng Búp Bê được một netizen mạng tên là Winddevil cải biên dựa trên beat của một bộ phim hoạt hình Nhật Bản tên là Its Only The Fairy Tale. Khác với giai điệu ấm áp và nhẹ nhàng của Em Gái Phải Vui và Em Gái, thì Em Gái Cõng Búp Bê lại mang một sắc thái khác - ám ảnh và rùng rợn hơn, ẩn sau từng câu hát là sự đau thương của một câu chuyện tanh máu...

"Em gái cõng búp bê ra vườn ngắm hoa đào.
Búp bê khóc gọi "mẹ ơi", chú chim nhỏ trên cây cười ha hả.

Búp bê ơi búp bê à sao em lại khóc?
Có phải em nhớ mẹ rồi không?
Búp bê ơi búp bê à sao em khóc rồi?
Có tâm sự gì hãy nói với chị.
Trước kia chị cũng có một gia đình, có cả bố mẹ thân yêu nữa.
Một hôm bố chị uống say, bèn nhặt cây búa đi về phía mẹ...
Bố chém xuống rất nhiều nhát...
Máu tươi nhuộm đỏ bức tường...
Đầu của mẹ lăn lóc dưới sàn...
Mắt mẹ vẫn còn đang nhìn chị...
Bố. Mẹ. Tại sao vậy? Vì sao thế?
Sau đó bố gọi chị lại nhờ giúp đỡ.
Chúng chị chôn mẹ dưới gốc cây...
Sau đó bố chị lại giơ cái búa lên...

Lột da chị ra làm thành búp bê...
Chôn dưới gốc cây chung với mẹ..."

Búp bê ở đây ý chỉ trẻ con, còn chú chim ở trên cây là con quạ đen - đại diện cho cái chết, bi thương, bất hạnh và cái ác. Toàn thể bài hát này có thể hiểu nôm na là: trong quá trình bị sát hại, "búp bê" khóc gọi mẹ, quạ đen nhìn thấy toàn bộ quá trình hành hung và phát ra tiếng kêu thê lương trên cây, còn hung thủ thì vác thi thể của "búp bê" chôn ngay trong khu vườn.

Có rất nhiều phiên bản về bài hát này. Vào thời cổ đại ở Nhật có một cô bé đi tìm mẹ và chết giữa đường, linh hồn cô bé nhập vào con búp bê mang bên người. Sau đó búp bê rơi vào tay của một cô bé khác, trong khi cô bé đó cầm búp bê ra vườn ngắm hoa thì bỗng nhiên nghe tiếng búp bê khóc gọi mẹ...

Thịnh hành nhất phải là phiên bản này: nhân vật em gái được đề cập trong bài hát là con gái riêng của một vị tướng quân với "phòng nhì" của mình, cô bé tên là Bắc Thôn Ngọc Thượng. Hồi bé cô rất xấu xí, đến tận khi trưởng thành vẫn xấu. Do vậy nên vị tướng quân đó không thèm đếm xỉa gì đến cô, còn cô bé cũng chẳng hề có tình cảm gì với cha ruột mình. Dần dà Ngọc Thượng không muốn gặp ai cả, thu lại chính mình, ngay cả mẹ và em gái cũng không dám gần gũi với cô. Đơn giản là vì người thời đó xem xấu xí như là một "căn bệnh truyền nhiễm". Thứ duy nhất có thể khiến Ngọc Thượng mỉm cười chỉ có búp bê. Cô bé luôn ôm búp bê bất kể sáng tối. Năm mười lăm tuổi, cô bé quẫn chí chọn con đường tự tử, thắt cổ ngay trong phòng mình... Do cô bé khép mình nên trước nay không ai bước vào phòng cô bé cả. Cứ thể, mãi lâu sau mẹ cô bé mới phát hiện ra được chuyện này. Thấy thế, người mẹ khóc rống lên. Sau khi xử lý xong tang sự cho con gái, mẹ cô bé vẫn chẳng thể quên được tình cảnh hôm phát hiện thi thể con gái, người mẹ mang hết mọi lỗi lầm đổ lên người cô con gái thứ. Cứ vậy, sức khỏe người mẹ dần yếu đi vì quá đau thương và ra đi lúc 30 tuổi, trước khi chết vẫn ôm búp bê và cho rằng mình đang đi theo con gái. Kể từ đó, cứ tối đến thì quạ đen lại kêu rên, từ trong căn phòng nơi hai mẹ con qua đời truyền ra tiếng nói bi thương "Mẹ ơi, con cô đơn quá!, "Mẹ ơi, sao mẹ lại không ở bên con?"... thứ duy nhất thuộc về hai mẹ con trong căn phòng đó, cũng chỉ có gương mặt mỉm cười của búp bê...

Để bình ổn lại cơn sợ hãi của mọi người, tướng quân phái người điêu khắc gương mặt của búp bê thành mặt mèo, nhưng vì không muốn nó lại phát ra tiếng nên sai người không được khắc miệng. Cứ thế, búp bê được đặt trong một căn phòng và trôi qua trăm năm bê dâu. Sau chiến tranh, cả nhà Bắc Thôn đều bị giết hại chẳng còn ai và gia sản cũng bị sung công, con búp bê ngày nào cũng bị bán đi và qua tay biết bao người, trở thành món hàng lưu lạc khắp phương, cuối cùng được một cô bé khác mang về nhà. Một ngày nọ, sau khi ăn tối xong thì cô bé đó vác búp bê ra vườn ngắm hoa đào, sau đó cô bé bèn nghe búp bê cất tiếng nói "mẹ ơi... mẹ ơi..."


Nhưng vào năm 2010, tác giả đã trực tiếp bác bỏ tin đồn và tự nhận rằng đây chỉ là một ca khúc chúc mừng sinh nhật dành cho bạn bè, không có ám chỉ gì cả, càng không có câu chuyện kinh khủng nào.
--------------------------------

Nà ní? Mừng sinh nhật? :D

Có 1 đoạn nhạc do Qing An bản quyền nên không vào đây được mọi người thông cảm cho em

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương