Series Truyện Ma Hung Án Trung Quốc Nhật Bản
C58: Sát Nhân Nhưng Hung Thủ Là Nữ (phần 2)

Cảnh sát tin rằng nhất định Mã Diễm Hồng sẽ đi rút tiền, vì vậy đã chia thành từng nhóm nhỏ sau đó đứng chờ ở tất cả các ngân hàng có trong thành phố, nửa tháng sau, cảnh sát đã bắt được cô ta khi cô ta đến ngân hàng rút tiền.
Trong quá trình tra hỏi, Mã Diễm Hồng đã nói rất nhiều: lúc thì nói hai người đã chia tay từ rất lâu, lúc thì nói Đổng Đại Khánh chết là do tai nạn khi uống quá nhiều rượu. Cô ta còn hỏi lại cảnh sát, sổ tiết kiệm đó là do anh ta đưa cho cô ta, tại sao lại bắt cô ta? Trong cuộc thẩm vấn, những lời nói của cô ta đều rất mâu thuẫn và cảnh sát cho rằng người này có rất nhiều vấn đề, vì vậy đã bắt đầu hỏi cô ta về vụ án vứt xác hơn một năm về trước (hai vụ này có nhiều điểm rất giống nhau vì vậy họ đã sớm nhận được chỉ thị rằng sẽ cùng điều tra cả hai cùng một lúc). Lúc này, Mã Diễm Hồng đột nhiên khóc to:”giết một người là chết, hai người cũng là chết, tôi sẽ nói hết”.

Năm 1993, sau khi Mã Diễm Hồng li hôn chồng cũ, cô ta chuyển đến Giyamusi và thuê một phòng trọ ở khu vực ngoại ô. Chủ nhà tên Từ Học Lễ, cả nhà có 3 người sống cùng nhau. Lúc mới nghe đến đây, tôi còn tưởng là do ông chủ nhà có vấn đề, chắc hẳn đã làm gì đó không tốt với Mã, nếu không thì tại sao một cô gái lại vô cớ giết người như vậy chứ. Cũng theo như những số liệu thống kê, thì phần lớn hung thủ đều là nam giới, và trong một số ít những vụ án có hung thủ là nữ thì thường có nhiều đặc điểm khác so với những vụ có hung thủ là nam. Sức chịu đựng của phụ nữ rất lớn, những cảm xúc tiêu cực sẽ dễ giải tỏa hơn (cãi nhau hoặc khóc một trận là xong), vì vậy, phụ nữ rất ít giết người vì sự nóng nảy. Và hầu hết những người chết dưới tay họ thì đều là những người mà họ đã phải chịu đựng trong một thời gian dài cho đến khi không thể chịu đựng được nữa.

Vì vậy, nhìn chung phụ nữ giết người thì động cơ của họ sẽ rất rõ ràng: Kết quả một cuộc khảo sát trong nước cho thấy, gần 50% là vấn đề về tình cảm và 25% là mâu thuẫn gia đình. Tôi có tổng kết một vài vụ mà tôi biết (không nhiều) thì thấy rằng, các vụ án phụ nữ giết người đa phần đều bị thúc đẩy bởi sự thù hận sâu sắc: anh ta đánh tôi làm tôi không thể chịu đựng nổi nữa, vì vậy anh ta phải chết; anh ta ngoại tình ở ngoài còn sỉ nhục tôi, anh ta phải chết...
Thế nhưng, trong vụ án này, tôi đã phán đoán sai: gia đình chủ nhà không những không làm gì có lỗi với Mã Diễm Hồng, mà ngược lại, họ còn có ơn với cô ta. Ngay từ đầu, cô ta đã nói dối chủ nhà khi giới thiệu mình dưới một cái tên và thân phận khác, và khác hẳn so với những thông tin cô ta để lại ở bộ phận thông tin. Cô ta nói cô ta tên là Vương Lan, vốn dĩ ở nhà mở quán ăn với chồng, chăm chỉ làm việc, khó khăn lắm mới thoát được cảnh khổ thì chồng cô ta ngoại tình với một nhân viên trong quán, sau đó đuổi cô ta đi. Cô ta không còn cách nào khác nên phải đến Giyamusi và tự nuôi sống mình bằng việc đi bán hàng trong trung tâm thương mại. Vợ chồng Từ Học Lễ cảm thấy cô gái này đáng thương nên đã giảm tiền thuê nhà cho cô ta từ 100 tệ xuống còn 50 tệ, ngoài ra những lúc bình thường còn đặc biệt quan tâm và đối xử tốt với cô ta.
Ngày 25 tháng 8 năm 1994 là ngày Mã Diễm Hồng phải trả tiền nhà. Chủ nhà đến gõ cửa phòng Mã, cô ta làm ra vẻ đáng thương và xấu hổ :”Anh Từ, thật xin lỗi anh, ông chủ cửa hàng đi lấy hàng chưa về nên tôi chưa được phát lương, tiền nhà tháng này chắc phải xin khất với anh rồi. Hiện giờ thì tiền ăn tôi còn không có...”. Nói đến không có tiền ăn cơm, cô ta còn giả vờ khóc lóc. Tôi cũng không biết là Mã không có tiền thật hay là chỉ lợi dụng lòng tốt của chủ nhà (khi đến thành phố này, cô ta có mang theo số tiền nhận được sau li hôn, nhưng cô ta không chú ý đến việc kinh doanh, bình thường vẫn thích ra ngoài chơi). Còn chủ nhà là một người rất tốt, ông ấy an ủi Mã, nói rằng không sao, tiền thuê nhà cũng không vội, còn nghĩ đến việc cô ta không có tiền ăn nên đã lấy ra 200 tệ đưa cho cô ta. Nhưng ông ta không hề biết rằng, 200 tệ này đã cướp đi mạng sống của cả nhà ông ta, vì lúc lấy tiền ra, Mã đã nhìn thấy ông ta rút tiền ra từ một tập tiền dầy, số tiền đó cũng vào khoảng 5000 tệ. Và ở cái thời đó thì 5000 tệ không phải là một số nhỏ.

Mặc dù gia đình chủ nhà có điều kiện tốt, nhưng cũng không phải quá giàu có (vì nếu không tại sao lại phải cho thuê nhà), và số tiền đó, là tiền anh ta chuẩn bị để đi ra ngoài vào ngày hôm sau. Sau khi đưa tiền cho cô ta, Từ Học Lễ nói với “Vương Lan ” rằng, ngày hôm sau cả nhà ông ta sẽ ngồi tàu về nhà một người họ hàng, phải tầm 1 tuần sau mới trở về, vì vậy muốn cô ta trông coi nhà giúp. Mã Diễm Hồng nhiệt tình đồng ý, thế nhưng trong đầu thì chỉ nghĩ về số tiền 5000 tệ kia. Ngày hôm sau, trước khi lên đường, ông chủ nhà cũng không quên lời Mã nói rằng không có tiền ăn cơm, nên đã cùng vợ làm một mâm cơm mời Mã qua ăn cùng. Sau này khi cảnh sát hỏi thì Mã có khai rằng: lúc đó cô ta thấy là có cơ hội lấy được số tiền đó, nên cô ta đã chủ động chạy ra ngoài mua bia và nước ngọt về, và cũng lúc đó cô ta đi qua hiệu thuốc mua thêm một hộp thuốc ngủ.
Trên đường về, cô ta nghiền thuốc ngủ thành bột, mở nắp chai một cách cẩn thậ, đổ thuốc vào trong rồi lại đậy nắp lại. Từ tình tiết này có thể thấy rằng, trước đây cô ta đã uống rượu không hề ít một chút nào. Như tôi, tôi là người nếu một hai ngày không uống rượu thì sẽ không chịu nổi mà tôi cũng mới học được chiêu mở nắp chai đó....
Về đến nhà, cô ta còn tiếp tục diễn trò, vào bếp mở nắp chai, sau đó ngồi xuống ăn cơm uống rượu và nói chuyện với gia đình chủ nhà. Khong lâu sau, cả nhà 3 người họ ngủ thiếp đi. Cô ta liền lấy sấp tiền từ trong túi ông chủ nhà ra, nhưng khi nhìn vào gia đình đang ngủ, cô ta lại nghĩ rằng “chờ đến khi họ tỉnh dậy phát hiện ra tiền đã bị mất thì cũng không hay, vì họ đối xử rất tốt với mình”. Và để tránh sợ bối rối này, cô ta đã vào bếp lấy con dao và cắt cổ từng người. Sau khi giết chết họ, cô ta cảm thấy để 3 xác chết ở đây thì rất dễ bị phát hiện (Sau này, theo như lời hàng xóm nói thì tối hôm đó, họ tưởng nhà ông Từ đang nghiền thịt lợn cả đêm). Tiếp theo đó, Mã đã mất mấy ngày để tự đạp xe đi vứt những mảnh vụ của xác chết đã được gói gọn trong túi nilong ở những nơi khác nhau. Xong việc, cô ta cầm sấp tiền và thuê một căn nhà tốt hơn trong thành phố. Nói đến đây, tôi thấy rằng cô ta có những đặc điểm rõ ràng của rối loạn về nhân cách chống đối xã hội (nghĩa là người có tính cách chống đối xã hội mà chúng ta thường nhắc đến)như : có vẻ ngoài được nhiều người yêu thích, thích lợi dụng người khác, lừa lọc, ích kỷ, không có sự đồng cảm...và còn một điều quan trọng nữa là , những quan điểm và logic trong đầu cô ta hoàn toàn không giống với những người bình thường.
Khi ăn uống đã không thành vấn đề, Mã Diễm Hồng đã bỏ toàn bộ tâm tư vào cuộc sống về đêm của thành phố Giyamusi. Không biết là có phải cô ta cũng ý thức được việc không thể tìm được một mối tình tử tế trông vũ trường hay không, nhưng đếm năm 1995, cô ta đã đến bộ phận thông tin với thân phận là Nhâm Tú Nga, sau đó tìm được một người bạn trai làm cảnh sát- Đổng Đại Khánh. Hai người yêu nhau không lâu thì Mã chuyển về sống cùng bạn trai. Đổng Đại Khánh rất thích cô ta và đã có ý muốn kết hôn, anh ta đã lấy cuốn sổ tiết kiệm 2 vạn tệ ra cho Mã xem và nói sẽ dùng số tiền này để lo hôn sự cho hai người. Trước đó, Mã cũng hay nói bóng gió với bạn trai rằng chồng cũ của mình rất giàu để thăm dò tài sản.

Ngày 2 tháng 6 năm 1995, Mã nói muốn an ủi bạn trai nên đã vào bếp làm mấy món ăn, còn mua bia về. Đổng Đại Khánh vui vẻ uống và ngủ thiếp đi không lâu sau đó. Đúng lúc cô ta chuẩn bị xuống tay thì một đồng nghiệp của Đổng Đại Khánh đến gõ cửa. Mã còn mời anh ta vào nhà mời nước và thuốc:”Anh Đổng uống nhiều quá rồi, anh xem đấy, thất là ngại quá”. Sau khi người đồng nghiệp về, cô ta lại một lần nữa giơ con dao lên. “Giết Đổng Đại Khánh tôi cũng không hề do dự, tuy rằng anh ta rất tốt, nhưng rồi có ngày tôi cũng sẽ bị lộ, đến lúc đó anh ta sẽ khinh bỉ tôi. Thêm nữa, anh ta là cảnh sát” - Mã đã khai khi bị bắt.
Căn cứ vào lời khai, cảnh sát đã tìm được 4 cái đầu được chôn giấu kỹ ở vùng ngoại ô thành phố. Tại thời điểm đó, vụ án mới bắt đầu bước vào phán xử. Mã Diễm Hồng đã thú nhận tất cả, nhân chứng, vậy chứng và chứng cớ đều rất đầy đủ...Thế nhưng đến phiên tòa sơ thẩm, Mã lại đột nhiên rút lại lời khai và nói rằng trước đây là do bị công an ép cung. Luật sư của Mã cũng đưa ra câu hỏi :”một người phụ nữ yếu đuối thì làm sao có thể một mình giết một người đã được huấn luyện kỹ càng như vậy, và cũng làm sao có thể giết cả một gia đình 3 người? Vụ án này phải chăng có sự tham gia của một người nữa?”. Luật sự biện hộ cũng chỉ ra rằng, theo như kết quả xét nghiệm hiện trường thì lượng thuốc mà Mã bỏ vào rượu chỉ có thể làm cho một người trưởng thành bước vào trạng thái mơ màng. Và lúc này thì tỉ lệ thành công của Mã là rất thấp, nghĩa là muốn đạt được mục đích thì cũng cần phải có quá trình giằng co, nhưng hiện trường vụ án lại không có những chi tiết đó---vậy có phải Mã có đồng bọn không?
Khi tòa án yêu cầu cô ta đối chấp trực tiếp, rốt cuộc có hay không sự can thiệp của người thứ 3, nhưng cô ta lại nói rằng “một người làm một người chịu”, “việc mình làm thì còn đổ cho người khác làm gì”. Lúc này vụ án cũng không thể vội vàng có phán xét khi có quá nhiều điều đáng nghi như vậy, vì vậy phiên tòa đã dừng lại để viện kiểm sát tìm thêm chứng cớ, và cũng để cho Mã có thời gian khai ra kẻ đồng phạm kia là như thế nào.
Mã đã khai đồng bọn của cô ta là một người đàn ông họ Vương. Cô ta khai rõ về quá trình quen biết người này, giết người ra sao, chia tiền ra sao, không những thế cô ta còn nói rằng người đó cũng là một người bị truy nã về tội giết người. Việc này rất kỳ quái vì lúc người đàn ông này bị truy nã thì Mã đã vào tù. Và khả năng này là không cao. Và cứ vậy, khi cảnh sát chưa bắt được đồng phạm thì tòa cũng không thể kết án..... Mã Diễm Hồng sống trong tù cho đến tận 1998, khi vụ án được đưa ra xét xử lần thứ 3, viện kiểm sát đã đưa ra chứng cứ rằng : Mã đã không thể khai ra chính xác đặc điểm tướng mạo của Vương và lúc cô ta giết người, Vương không hề có mặt tại Giyamusi.Những lời khai của cô ta về mối quan hệ giữa hai người cũng không tìm được bất cứ nhân chứng nào có thể chứng minh. Vì vậy có thể kết luận những lời khai của cô ta là giả.

Ngày 22 tháng 12 năm 1998, Mã Diễm Hồng bị thi hành án tử hình khi 31 tuổi.
(hết)
_________________

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương