Series Truyện Ma Hung Án Trung Quốc Nhật Bản
-
C12: U Cấu Chi Vãng Sinh
U CẤU CHI VÃNG SINH
Sau lễ, chúng ta quay trở lại với những bài nhẹ nhàng thôi :v Năm 2001, một ca sĩ người nổi tiếng người Đài Loan mang trong mình một phần tư dòng máu Nhật có nghệ danh là Hữu Nhĩ Phi Văn đã hợp tác cùng nhạc sỹ Lâm Tịch cho ra một ca khúc mang hơi hướm liêu trai tên là "U cấu chi vãng sinh". Ngay lập tức, ca khúc trở thành đề tài bàn tán sôi nổi bởi lời ca lạnh lùng và giọng hát ma mị của nữ ca sĩ, đồng thời còn có ý kiến rằng do tone giọng quá cao nên nghe như tiếng nữ quỷ đang hát. Và với hiệu ứng như thế, tất nhiên, bài hát này cũng "thành công" được liệt vào danh sách thập đại cấm khúc. Sẵn tiện nhắc tới nghệ danh đặc biệt này, Hữu Nhĩ Phi Văn tên thật là Cao Úc Phỉ, cô lấy nghệ danh này với ý là nhạc của cô chỉ cần dùng tai để nghe, không cần tập trung vào chữ nghĩa.
"U cấu" tức là người và ma cùng kết hôn với nhau. Tóm lại, đây là một câu chuyện giữa người và ma quỷ. Bài hát là cảm hứng từ một câu chuyện mang màu sắc kỳ dị. Ngày xưa có một cô đào kép có mối quan hệ tình cảm với một chàng công tử nhà giàu nhưng lại bị gia đình nhà trai cấm cản. Mẹ của chàng trai cho rằng cô đào đó mê hoặc chàng công tử nọ nên đã ép chàng công tử kết hôn với một tiểu thư khuê các. Đồng thời lên kế hoạch hãm hại cô đào khiến chàng công tử hiểu nhầm rằng cô lăng loàn không chung thủy. Cô đào đau đớn khôn nguôi, cuối cùng tự tận để chứng minh sự trong sạch. Sau khi biết được chân tướng, chàng công tử hối hận tột cùng bèn quyết định xuất gia nơi cửa Phật. Còn cô đào nọ do bởi oán khí quá sâu, cũng quá quyến luyến người thương nên hồn phách không siêu thoát, biến thành cô hồn dã quỷ lênh đênh. Mỗi đêm khuya thanh vắng, trên sân khấu ngày xưa cô gái từng biểu diễn sẽ xuất hiện một nữ quỷ có diện mạo hung tợn đang cất tiếng ca, bài hát mà nữ quỷ đó hát cũng chính là bài "U cấu chi vãng sinh" này.
"Vãng sinh chưa tới, bóng lưng vẫn còn
Khiến tương tư nhiễm bụi trần
Ai đợi ai quay về,
Mưa đêm, đèn mở, rọi sáng cả sân khấu trống trải.
Ai cũng không thích đợi chờ
Muốn đến thì sẽ đến
Nên đến thì không đến
Nên yêu thì không yêu
Ai ở ai không ở
Nên ở đều không ở."
Quả là phong cách nhạc không cần nhìn chữ, chỉ cần nghe là đã đủ. Nhìn tổng thể thì bài hát có hơi... rối, nhất là ở câu đầu, có netizen đã giải thích câu đó như sau: "Cả một đời của chúng ta đã được định là sẽ tồn tại vì một ai đó, nhưng người kia chưa chắc tồn tại vì chúng ta. Đại ý của câu đó là dù người đó đã qua đời rồi nhưng lòng tốt của người đó vẫn mãi ở trong lòng tôi."
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook