Seoul Đến Và Yêu
-
Quyển 2 - Chương 19: Về Haechi - Linh thú bảo vệ Seoul
Haechi - 해치 (hoặc Haetae - 해태) là một linh khuyển có khả năng ăn và phun lửa. Đó chính là hai con linh thú bằng đá rất lớn gác cửa cung Gyeongbuk phía sau quảng trường Gwanghwamun.
Haechi hơi mập mạp nhưng dáng khoẻ, mọi người nói rằng theo nguyên bản từ thời Joseon thì Haechi có thân giống sư tử và có sừng ở trên trán, toàn người có vảy (một vài tài liệu ghi rằng nó thích sống ở gần vùng sông nước), thậm chí các bản cũ còn ghi rằng nó thường có cả cánh. Từ năm 2009, Hàn Quốc đã quyết định chọn Haechi làm linh thú đại diện bảo vệ cho thủ đô Seoul (thay thế cho con hổ). Người Hàn yêu thích loài linh thú này và hay đặt tượng nó từ ngày xưa bởi Haechi đại diện cho công lý và chính nghĩa, bảo vệ người dân khỏi thiên tai. Chiếc sừng trên trán nó dùng xác định xem ai là kẻ xấu, và ngọn lửa nó nhả ra sẽ chỉ dùng để trừng phạt tham quan, các hành vi xấu và phi pháp. Vào thời Joseon, hình ảnh của Haechi cũng hay được thêu trên áo của các vị quan để nhắc nhở họ về các hành xử của mình.
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, hình ảnh của Haechi cũng đã khác đi ít nhiều, tiêu biểu nhất là hình ảnh hoạt hình trên taxi. Nhưng vẫn dĩ nhiên bởi vì bản thân nó vốn là linh khuyển, nhiều nơi ở Hàn vẫn bán tượng Haechi có hình dáng giống một chú chó đang khạc lửa hơn. Các em nhỏ ở Hàn thì thích hình ảnh Haechi bé bé xinh xinh và thân thiện.
"Cái hồi mà hổ còn hút thuốc thì..."
Bạn có để ý, ngoài bìa sách của Seoul - Đến và yêu là hình của một con hổ không? Trước đây, hổ từng là linh thú của Seoul. Và "cái hồi mà hổ còn hút thuốc thì..." chính là câu bắt đầu rất nhiều câu truyện cổ tích của Hàn Quốc đấy, để chỉ rằng đã từ rất lâu rồi, như là "ngày xửa ngày xưa" của truyện cổ tích Việt Nam đấy.
Hổ là linh vật của Hàn Quốc, hổ mạnh mẽ, uy quyền và thông tường mọi việc. Các bạn Hàn Quốc khi sang Việt Nam thường rất thích thú trước việc cổng đền Ngọc Sơn có bức Hổ Trắng. Ở Hàn, hình hổ có ở khắp mọi nơi. Hổ bây giờ không còn hút thuốc nữa mà rất mập, hay mặc hanbok và đứng doạ trẻ con nữa cơ.
Haechi hơi mập mạp nhưng dáng khoẻ, mọi người nói rằng theo nguyên bản từ thời Joseon thì Haechi có thân giống sư tử và có sừng ở trên trán, toàn người có vảy (một vài tài liệu ghi rằng nó thích sống ở gần vùng sông nước), thậm chí các bản cũ còn ghi rằng nó thường có cả cánh. Từ năm 2009, Hàn Quốc đã quyết định chọn Haechi làm linh thú đại diện bảo vệ cho thủ đô Seoul (thay thế cho con hổ). Người Hàn yêu thích loài linh thú này và hay đặt tượng nó từ ngày xưa bởi Haechi đại diện cho công lý và chính nghĩa, bảo vệ người dân khỏi thiên tai. Chiếc sừng trên trán nó dùng xác định xem ai là kẻ xấu, và ngọn lửa nó nhả ra sẽ chỉ dùng để trừng phạt tham quan, các hành vi xấu và phi pháp. Vào thời Joseon, hình ảnh của Haechi cũng hay được thêu trên áo của các vị quan để nhắc nhở họ về các hành xử của mình.
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, hình ảnh của Haechi cũng đã khác đi ít nhiều, tiêu biểu nhất là hình ảnh hoạt hình trên taxi. Nhưng vẫn dĩ nhiên bởi vì bản thân nó vốn là linh khuyển, nhiều nơi ở Hàn vẫn bán tượng Haechi có hình dáng giống một chú chó đang khạc lửa hơn. Các em nhỏ ở Hàn thì thích hình ảnh Haechi bé bé xinh xinh và thân thiện.
"Cái hồi mà hổ còn hút thuốc thì..."
Bạn có để ý, ngoài bìa sách của Seoul - Đến và yêu là hình của một con hổ không? Trước đây, hổ từng là linh thú của Seoul. Và "cái hồi mà hổ còn hút thuốc thì..." chính là câu bắt đầu rất nhiều câu truyện cổ tích của Hàn Quốc đấy, để chỉ rằng đã từ rất lâu rồi, như là "ngày xửa ngày xưa" của truyện cổ tích Việt Nam đấy.
Hổ là linh vật của Hàn Quốc, hổ mạnh mẽ, uy quyền và thông tường mọi việc. Các bạn Hàn Quốc khi sang Việt Nam thường rất thích thú trước việc cổng đền Ngọc Sơn có bức Hổ Trắng. Ở Hàn, hình hổ có ở khắp mọi nơi. Hổ bây giờ không còn hút thuốc nữa mà rất mập, hay mặc hanbok và đứng doạ trẻ con nữa cơ.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook