"Thời đại hiểu lầm anh hùng, còn lịch sử trả lại vinh quang."

***

Phóng viên không ngờ, hôm nay công khai lại là lá thư riêng của chính Purlan I về cuộc cải cách đẫm máu.

Vậy thì không khó hiểu tại sao bảo tàng lại trưng bày "Quốc vương và thành phố của người" và "Rồng và Tường Vi" trong hàng cột của bức tượng. Trong lịch sử, Purlan I có rất nhiều danh hiệu, ngày nay thường gọi ông là "Vua thế gian" "Vinh quang Chung chủ", nhưng ông còn một danh hiệu không mấy vẻ vang.

"Kẻ bội ước."

Danh hiệu này có liên quan đến cuộc cải cách.

Vào tháng chín năm xảy ra cải cách, tổng cộng 270 quý tộc Legrand đã bị xử tử trên máy chém ở quảng trường trước Cung điện Tường Vi, trong số đó có không dưới 100 kỵ sĩ từng tham gia trận chiến chống lại Thánh quân và có chiến công.

Sự kiện này sau này được gọi là "Tháng chín máu tanh".

Tháng chín máu tanh lúc ấy đã gây chấn động cho toàn bộ kỵ sĩ thế giới.

Thời Trung cổ là thời đại thuộc về kỵ sĩ, chế độ kỵ sĩ và tinh thần kỵ sĩ là quan niệm đạo đức mạnh mẽ chi phối tư tưởng và tâm linh con người, là vương miện của toàn bộ hệ thống xã hội thời bấy giờ [1]. Thậm chí có thể nói, vào thời điểm đó, tất cả các quốc gia đều thuộc về "vương quốc kỵ sĩ". Giữa quân chủ và kỵ sĩ, là một loại quan hệ thề ước, quân chủ ban cho kỵ sĩ lãnh thổ, kỵ sĩ thề trung thành với quân chủ. Ngoại trừ khi Thánh Đình chưa bị hủy diệt, giáo hoàng có thể dùng "lệnh vạ tuyệt thông" giải trừ lời thề giữa quân chủ và kỵ sĩ, nó thường được ngầm thừa nhận không thể bị phá vỡ.

Nhưng, Purlan I đã bội ước với các quý tộc trong lễ lên ngôi của mình.

Ông từng bước thu hồi các loại quyền lực quân sự, đất phong từ tay giai cấp kỵ sĩ. Về mặt đạo đức, hành động này của Purlan I chắc chắn sẽ bị lên án vào thời điểm đó. Do đó, các cựu quý tộc, đứng đầu là các lãnh chúa địa phương, đã liên minh với nhau để lên án hành động "bội ước" của quốc vương.

Purlan I đã mạnh mẽ đàn áp cuộc bạo loạn này, các kỵ sĩ bảo thủ có liên quan đều bị xử tử từng người một.

Không lâu sau, khi những cải cách đẫm máu hoàn thành, Purlan I qua đời vì bệnh tật, để lại một đế quốc mới vào tay con trai của "người bảo vệ" tướng quân John. Nhưng dư luận chỉ trích Purlan I vẫn chưa chấm dứt theo cái chết của ông, mọi người cho rằng đây là vết nhơ lớn nhất trong cuộc đời vị hoàng đế này, ông chẳng hổ thẹn ruồng bỏ kỵ sĩ trung thành với mình, giế,t chết công thần đế quốc mà ông không nên giết.

Thậm chí, có người cho rằng cái chết của Purlan I là sự trừng phạt của vận mệnh vì đã "bội ước".

Nhưng cũng có những âm thanh khác nhau cho rằng, thực ra Purlan I ngay từ đầu đã muốn dùng thủ đoạn mềm mỏng hơn để cải cách hệ thống kinh tế mới. Tháng 9 đẫm máu tình cờ xảy ra, không phải là Purlan I không muốn hòa giải với phái bảo thủ, mà mâu thuẫn giữa hai bên quá căng thẳng đến mức không thể vãn hồi. Purlan I không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xử tử các kỵ sĩ từng theo mình —— bằng chứng là sau khi những kỵ sĩ đó bị xử tử, Purlan I cũng không làm hại gia đình họ, mà thậm chí còn ngầm bảo vệ.

Điểm mấu chốt của hai loại tranh luận chính là, Purlan I xử tử nhiều kỵ sĩ như vậy là bị ép buộc? Hay là cố ý?

—— hệt như chỉ cần xác định điều này, mọi người có thể khẳng định Purlan I rốt cuộc có phải là một quân chủ bội ước, máu lạnh và tàn nhẫn hay không.

Giờ đây, đáp án đã hiện ra trước mắt mọi người.

Trên tờ giấy ố vàng, nét chữ của Purlan I sắc bén, xuyên thấu qua nét chữ kia giọng nói bình tĩnh và tàn nhẫn của quân chủ dường như văng vẳng bên tai mọi người.

"... Khi chúng ta hoàn toàn lấy lại quyền thẩm phán của lãnh chúa, họ sẽ nhận ra chúng ta muốn làm gì.

Chuẩn bị súng hỏa mai và đạn pháo... mọi thứ đều có thể hy sinh, mọi thứ đều có thể vứt bỏ.

Thời đại của tòa thành nên kết thúc."

Cải cách đẫm máu, tháng chín đẫm máu.

Tất cả đều xuất phát từ ý chí của Purlan I.

...

Quốc vương mặc áo sơ mi cổ điển ngồi trên chiếc ghế đá trong hoa đình, lật xem một quyển "lịch sử Legrand". Ánh mặt trời xuyên qua lá cây xuyên qua kẽ lá xanh thẫm loang lổ, rải rác trên người cậu. Trông quốc vương không khác gì khi lên ngôi ở thánh đường Wies, thời gian như ngừng trôi trên người cậu.

"Năm 1433, Thánh quân trên biển xâm lược Đông Nam Legrand. Để đảm bảo thắng lợi cho cục diện chiến đấu chung, tướng quân Skien đã hạ sách lược cho thiết kỵ Tường Vi rút lui, chuyển sang phòng thủ dãy núi Kehya và ở lại thành Bubas, tự lấy thân dời phẫn nộ của dân."

Quốc vương im lặng xem đoạn này hồi lâu rồi lặng cười.

Cậu lật qua, lướt qua khoảng thời gian mình quen thuộc, nhìn lại lịch sử sau thế kỷ 15.

Đến khi mở được cánh cổng Địa Ngục, quốc vương không xuống Địa Ngục ngay mà ở lại nhân gian hơn mười năm. Nhưng, bản thân quyền lực "vương quyền", trong thời kỳ chế độ quân chủ của Legrand vẫn đang trên đà phát triển, nên quốc vương vẫn có thể biết chuyện gì đã xảy ra với Legrand.

Cho đến khi một sự thay đổi mới xảy ra, các tầng lớp xã hội lại thay đổi một lần nữa, như lời tiên tri đã nói: "trời đất sẽ giống như bàn xoay bị đảo lộn, kẻ thấp hèn sẽ ở trên đỉnh [2]". Sau thế kỷ 18, một cuộc cách mạng mới xảy ra, thường dân đòi làm chủ đất nước, nhiều vua của nhiều quốc gia bị ép lên máy chém, vương quyền rút khỏi võ đài lịch sử.

Nếu theo vận mệnh ban đầu, vào thời điểm vương quyền bị người dân ruồng bỏ, đó là ngày chết của quốc vương.

Là hiện thân của quyền lực, "cái chết" của quốc vương không giống như cái chết của người phàm. Tất cả quyền lực mà cậu sở hữu sẽ bị tước đoạt, chỉ còn lại linh hồn sẽ sớm tiêu tan giữa đất trời. Đó là lý do tại sao nói "quốc vương chẳng còn gì ngoài đất nước của mình". Lúc đầu trong khế ước giữa ác ma và quốc vương, ác ma dốc sức cho quốc vương, cái giá mà cậu phải trả là linh hồn của mình.

Trong trận chiến giữa quốc vương và Siorde, cậu suýt nữa đã chết, trực tiếp tiêu tan giữa đất trời, chính là ác ma đã kịp thời đến để khởi động khế ước.

Dù vậy, theo vận mệnh ban đầu, sau khi vương quyền trở thành dĩ vãng trong lịch sử nhân loại, thì vẫn sẽ không có kết cục tốt đẹp cho quốc vương.

Bước ngoặt của vận mệnh nằm ở giao ước giữa gia tộc và Địa Ngục —— hiệp ước xưa của Địa Ngục.

Địa Ngục tượng trưng cho sự hỗn loạn và chém giết khiến nó trở nên hùng mạnh mà cũng bị hủy diệt. Các lãnh chúa Địa Ngục không bao giờ có thể tập hợp một đội quân để tấn công các vị thần. Một khi đội quân tập hợp lại, lửa sẽ từ trên trời rơi xuống và thiêu rụi chúng. Ban đầu bầy ma đã định sẵn chiến đấu không ngừng vì lòng tham và cái ác bên trong chúng. Để giải quyết tình trạng này, liên minh Địa Ngục và kẻ diệt rồng đã ký kết hiệp ước xưa, vương thành Đá Đen xây dựng trên bờ cát.

Mà vào lúc đó, người bị bầy ma Địa Ngục đẩy lên ngai vàng là quốc vương.

Chính vì hiệp ước xưa của Địa Ngục mà quốc vương không chỉ là người thống trị thế gian, mà còn người thống trị Địa Ngục.

Khi vương quyền của nhân gian đã là dĩ vãng dưới họng súng của những cải cách mới, thì vương quyền ở Địa Ngục vẫn tồn tại, quốc vương "sống tiếp" bằng thân phận "vua Địa Ngục".

Nhưng, những chuyện xảy ra sau đó ở nhân gian, thì quốc vương đã ở Địa Ngục sẽ không có cách nào biết được.

Vào thế kỷ 18, ngọn lửa của cuộc cải cách quét qua đất nước và sự thay đổi giai cấp diễn ra nhanh chóng như sự xuất hiện của các công nghệ mới. "Dân chủ" và "bình đẳng" đã thay thế chế độ độc tài, quân chủ và quý tộc đã trở thành mây khói dĩ vãng. Dân số tại thế gian tăng lên nhanh chóng, mà điều khiến quốc vương vui mừng là, trong làn sóng cải cách hoàng gia Legrand đã chủ động trao lại quyền lực cho nhân dân, rút lui khỏi võ đài chính trị.

Kẻ diệt rồng không trở thành ác long.

Kẻ diệt rồng mãi là kẻ diệt rồng.

"Năm 1712, hoàng gia Legrand tuyên bố trao lại quyền lực cho nhân dân. Nhà nước dân chủ đầu tiên trong lịch sử ra đời."

Một cánh hoa tường vi bị gió thổi bay rơi xuống trang giấy.

Quốc vương vừa định vươn tay gạt đi, một bàn tay tái nhợt vươn ra từ phía sau, ngắt cánh hoa tường vi đó đi. Ngay sau đó, gò má tái nhợt lạnh lẽo của ác ma áp sát vào tai quốc vương, hắn đứng đằng sau chiếc ghế đá, cúi xuống xem quốc vương đang nhìn gì. Khi trông thấy "Nhà nước dân chủ đầu tiên trong lịch sử ra đời" thì ác ma cười nhạo.

"Trái lại người lại dạy họ cách giết người."

Giọng điệu hắn có chút oán trách.

Vào thế kỷ 18, hoàng tộc Legrand đã chủ động chấm dứt quyền cai trị đối với Legrand, cuối cùng sự biến mất của vương quyền của nhân loại vẫn gây ảnh hưởng đối với quốc vương ở Địa Ngục. Quốc vương đã ngủ say gần trăm năm.

Mà như lời ác ma nói, chính quốc vương đã dạy con dân của mình cách gi,ết chết cậu.

Sau cuộc cải cách đẫm máu, với quyền lực và địa vị của quốc vương lúc bấy giờ, cậu hoàn toàn có thể phủ thêm một lớp áo choàng đạo đức, cũng có thể dẫn dắt dư luận sau khi cải cách hoàn thành. Cậu có thể củng cố tư tưởng cai trị lúc bấy giờ, nhổ tận gốc chế độ độc tài của triều đại phong kiến cắm rễ trong đầu mọi người.

Nhưng cậu không làm.

Cậu mặc cho mọi người đánh giá mình, để cho hạt giống do chính tay cậu gieo trồng "một khi chế độ không phù hợp với thực tế, nó nên bị phá hủy" mọc rễ trong chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa duy lý. Cuối cùng, nó đã phát triển thành một cây cao chót vót vào thế kỷ 18. "Kẻ diệt rồng mãi là kẻ diệt rồng" đã trở thành câu châm ngôn của gia tộc Tường Vi, người treo kiếm đời đời truyền lại...

*人文主义 (Humanism): Chủ nghĩa nhân văn hay chủ nghĩa nhân bản là một nhánh triết học luân lý lớn cũng như một thế giới quan chuyên chú vào lợi ích, giá trị và phẩm cách của con người, cổ xúy giáo dục nhân văn, tôn trọng giá trị con người.

*理性主义 (Rationalism): Chủ nghĩa duy lý là một học thuyết trong lĩnh vực nhận thức luận. Theo nghĩa rộng nhất, đó là quan điểm rằng lý tính là nguồn gốc của tri thức hay sự minh giải.

Chính cậu đã tự tay mở đường dẫn đến cái chết cho mình.

Mọi thứ đều có thể hi sinh, mọi thứ đều có thể vứt bỏ.

—— trong "mọi thứ" này, bao gồm cả bản thân cậu.

Ác ma đến trước mặt quốc vương, rút cuốn sách mà cậu đang đọc.

Quốc vương dựa lưng vào băng ghế lạnh lẽo, hơi ngẩng đầu lên, nửa khuôn mặt của ác ma ẩn trong tối, khuôn mặt lạnh lùng tái nhợt có chút suồng sã xấu xa chỉ có ở các sinh vật Địa Ngục —— đây là kỵ sĩ của cậu, người khế ước của cậu, mà hiện tại cậu thuộc về kỵ sĩ của cậu.

Điều này chẳng có gì tệ.

Mùa này tường vi nở rộ.

Cành cây xanh thẫm và đóa hoa đỏ tươi rực rỡ tựa như giấc mơ huyền ảo. Dưới bóng râm loang lổ, quốc vương của ác ma và kỵ sĩ Địa Ngục của cậu ôm hôn nhau một cách tự nhiên. Gió lay động bụi Tường Vi, tán lá cọ xào xạc, ngón tay đan xen giữa tiếng thở dốc trầm thấp. Trong thoáng tách ra, con ngươi băng lam của quốc vương in ra đường nét của ác ma tóc đen.

"Thật ra ta chưa từng hối hận."

Cậu bỗng nhiên lên tiếng.

"Không hối hận?"

Ác ma hỏi, trán cả hai dán sát vào nhau đến nỗi thế giới chỉ còn lại hai người họ.

1

"Tất cả."

Vận mệnh mà cậu gánh vác, mỗi quyết định mà cậu đưa ra, kết cục mà cậu viết cho bản thân. Bao gồm khế ước ban đầu, lời thề mà quân chủ đã mất tất cả con dân của mình và ác ma đã bị tước mất tên của mình.

Ác ma nắm chặt tay quốc vương, hắn không nói gì thêm.

Cả hai sinh ra đã cô độc, nhưng sau khi cả hai gặp nhau, dường như họ không còn cô độc như vậy nữa.

Sử sách rơi bên cạnh họ tựa như những năm tháng dài đằng đẵng mà họ sẽ sánh bước cùng nhau.

...

Sau khi lá thư do chính tay Purlan I viết được trưng bày, quả nhiên đã nhấc lên sóng to gió lớn.

Trên mạng, các quan điểm khác nhau về Pulan I đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi. Phẩm chất cá nhân của Purlan I rốt cuộc là tốt hay xấu, trong lịch sử, trong mắt người đương thời, rốt cuộc ông sắm vai hình ảnh gì? Purlan I có cần phải bị lên án vì hành vi "bội ước" hay không....

Hàng loạt câu hỏi hiện ra, hầu như lúc nào cũng có người tranh cãi về nó.

Trước bối cảnh đó, đài truyền hình quốc gia Legrand đã đặc biệt mở một chương trình, mời tới viện trưởng Sử học Đệ nhất Legrand, quý ông Holland. Ông có huy hiệu kiếm và tường vi, điều này chứng tỏ thân phận của ông là thành viên của "Cơ quan Quan sát Chiến lược Legrand" —— có một cái tên đơn giản hơn cái tên dài và kỳ lạ này:

Người treo kiếm.

"Trước khi đi vào vấn đề, tôi muốn đề cập đến một người."

Ngài Holland hiền từ mỉm cười đối mặt với MC, nhìn về phía trước TV.

"Skien Rolandster."

MC lộ ra vẻ mặt hiểu rõ.

Skien Rolandster - tướng quân thiết kỵ Tường Vi năm 1433, chỉ huy phía Đông Nam giai đoạn đầu của trận chiến chống lại Thánh quân, người chỉ huy rút khỏi Bubas. Trong gần bốn trăm năm sau khi Thánh quân kết thúc, trong đầu của mọi người tướng quân Skien luôn là hình ảnh của "kẻ phản bội hèn nhát" và "kẻ tội đồ dẫn đến sự sụp đổ của Legrand Đông Nam".

Cho đến cuối thế kỷ 18, sau khi Legrand hồi phục lại từ sự hỗn loạn vì thay đổi chế độ, người treo kiếm - một dòng họ của gia tộc Tường Vi, những người treo kiếm của Học viện Sử học Đệ nhất đã chủ trì công việc sửa lại án xử sai cho tướng quân Skien.

Trong lần sửa lại án xử sai đó, những người treo kiếm đã tiến hành nghiên cứu so sánh binh lực của Legrand với Thánh quân vào thời điểm đó, năng lực phòng thủ của Bubas, tốc độ hành quân của Thánh quân trên biển,... định nghĩa lại cuộc rút khỏi Bubas —— một cuộc rút lui bị chửi rủa là "nỗi nhục thất thủ", đây không phải là cuộc rút lui do sự hèn nhát của bản thân tướng quân Skien, mà là cuộc rút lui vì lợi ích của toàn bộ tình hình chiến lược.

Điểm quan trọng nhất trong công việc sửa lại án xử sai là:

Vào thời điểm đó, tuy Purlan I đã tước bỏ tước vị và chức vụ của Skien Rolandster, nhưng ông vẫn ghi tên Skien Rolandster là tướng quân đầu tiên của thiết kỵ Tường Vi trong tư liệu bí mật của hoàng gia.

Điều này có nghĩa là vào thời điểm đó, ít nhất đối với Purlan I, tướng quân Skien vô tội.

Nhiều manh mối kết hợp lại, chỉ đến một sự thật.

Việc Skien Rolandster rút khỏi Bubas đã được chính quốc vương cho phép, thậm chí rất có thể do quốc vương ra lệnh. Mà lý do Skien Rolandster ở lại Bubas là để xoa dịu lòng phẫn nộ của dân chúng bằng cái chết của mình.

Cuối cùng khiến cho quan điểm này được khẳng định là vào nửa đầu thế kỷ 18, sau thời hạn bảo mật, gia tộc Tường Vi công khai tư liệu tác chiến và các hồ sơ liên quan của tổng quản nội vụ lúc bấy giờ —— quốc vương từng cho tướng quân Skien một bức mật thư.

"Cho đến hôm nay, vẫn có người cho rằng sự lựa chọn của tướng quân Skien khó có thể hiểu nổi." Ông Holland nói năng hùng hồn: "Tại sao lại như vậy? Đây là vì không am hiểu về lịch sử, dân số thành phố, khả năng tổ chức và khả năng hành động quân sự vào thời điểm đó... Những điều kiện cần thiết xa lạ. Nếu chúng ta đứng trên một hệ thống xã hội có trình độ sản xuất của thế kỷ 21, tự nhiên chúng ta tự hỏi tại sao phải từ bỏ cư dân thành thị, tại sao lại không dẫn họ theo?"

"Nhưng tự nó đã là một điều bất công khi đánh giá con người trong bối cảnh thời Trung cổ bằng các tiêu chuẩn của thế kỷ 21."

"Ý của ngài là, nếu không nhìn vào bối cảnh của thời đại mà các nhân vật lịch sử đã sống, thì chúng ta hoàn toàn không thể đánh giá được hành vi của họ sao?" MC đặt câu hỏi.

"Đúng thế." Ông Holland khẽ gật đầu: "Tôi nghĩ rằng khi thế hệ sau như chúng ta nhìn lại lịch sử, điều quan trọng là không nên có "lòng ngạo mạn của người đến sau". Đối với vấn đề của tướng quân Skien cũng như vấn đề của Purlan I."

"Sau một thời gian dài phát triển, sau khi hệ thống kỵ sĩ ăn sâu vào thời Trung cổ đã trở thành Thánh Đình, thì một khối u khác lại cản trở bước tiến của Legrand. Dưới chế độ kỵ sĩ, giai cấp kỵ sĩ đối lập với giai cấp nông nô, đến thế kỷ 15, dưới chế độ nông nô phong kiến, việc thiếu lao động tự do dưới chế độ nông nô phong kiến đã trở thành trở ngại cho sự phát triển của công thương nghiệp. Tòa án của lãnh chúa địa phương thối nát sâu sắc... Đối với một quân chủ muốn mang lại cho Legrand một thời đại hoàng kim, ông nhất định phải phá hủy chế độ cũ này."

"Đây là nguyên nhân căn bản của cuộc cải cách đẫm máu, nhưng còn có những nguyên nhân trực tiếp khác dẫn đến tháng 9 đẫm máu."

"Điều chúng ta cần hiểu là, trong phong trào Thánh quân, lý do tại sao các quý tộc lúc đó theo Purlan I chống lại Thánh Đình, một điều rất quan trọng là bọn họ đã nhìn thấy tình cảnh của các cựu quý tộc Blaise dưới đế quốc Thần Thánh. Bọn họ hiểu rất rõ rằng một khi Legrand bị tiêu diệt, kết cục của bọn họ sẽ còn tồi tệ hơn. Sau khi Phong trào Thánh quân kết thúc, theo Legrand quốc giáo thành lập, những quý tộc này phát hiện, giáo lý mới hỗ trợ sự phát triển của công thương nghiệp, đồng thời ngăn cản sự bóc lột nông nô vô độ của bọn họ. Bọn họ tự nhiên phản kháng với cải cách này, thậm chí còn mong quốc giáo quay trở lại giáo lý cũ, vì thế bọn họ chắc chắn phải có những hành động khác."

"Purlan I hiểu rất rõ về sức mạnh quân sự của giới quý tộc, ông biết rõ ràng muốn làm lung lay chế độ kỵ sĩ, trước tiên phải phá hủy nền tảng quân sự mà chế độ này dựa vào. Vì vậy, ông đã chuẩn bị trước bằng vũ khí nóng tân tiến của mình và dạy cho những kỵ sĩ cổ thủ bám vào vũ khí lạnh một bài học sâu sắc."

"Tháng mười đẫm máu nhìn bề ngoài là một cuộc chiến bội ước, nhưng thực chất đó là cuộc chiến sinh tử giữa tầng lớp cũ vì duy trì đặc quyền của mình và chế độ mới."

...

Cuối buổi phỏng vấn, giáo sư Holland kết luận:

"Rút lui, chưa chắc đã hèn nhát. Bội ước, chưa chắc đã hèn hạ."

"Bị hạn chế bởi các điều kiện chính trị, kinh tế, tư tưởng và văn hóa của thời đại đặc biệt, con người thời bấy giờ không thể đánh giá một cách khách quan và toàn diện con người thời đó. Rất nhiều bi kịch do đó xảy ra, những linh hồn vĩ đại thường chết trong ô nhục. Nhưng, trách nhiệm của các nhà sử học nằm ở đây ——"

"Thời đại hiểu lầm anh hùng, còn lịch sử trả lại vinh quang."

1

Hết chương 188.

Tác giả có lời muốn nói:

[1] (Hà Lan) Johan Huizinga; Bản dịch của Lưu Quân. Sự suy tàn của thời Trung cổ và nghiên cứu về lối sống, tư tưởng và nghệ thuật ở Pháp và Hà Lan trong thế kỷ 14 và 15[m]. Hàng Châu: Nhà xuất bản Học viện Mỹ thuật Trung Quốc. 1997

[2] Trích từ lời tiên tri của Nostradamus.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương