Mỗi lần giận, ông chỉ là giơ cao cành liễu làm bộ, hù dọa mà không bao giờ đánh thật.
Mẫu thân nàng là quận chúa Di Hòa, vốn sức khỏe yếu đuối, nói năng nhẹ nhàng.
Nhưng chỉ cần nhắc đến chuyện liên quan đến Trần Giảo, bà lập tức trở thành người mẹ che chở hết mực, cho rằng con mình chỗ nào cũng hoàn hảo, ai dám nói một câu không tốt về con bà là bà sẵn sàng bất chấp cả hình tượng để cãi lại.
Lão Hầu Tước hễ gặp ai cũng khoe cháu nội nhà mình.
Khi Trần Giảo còn nhỏ tuyên bố muốn làm thế tử, mọi người đều lo lắng, nhưng chính ông cụ là người đầu tiên ủng hộ quyết định đó.
Vĩnh An Hầu rất lo lắng nữ nhi bị mắng.
Mãi khi bốn mươi tuổi ông mới có Trần Giảo.
Ở tuổi bên kia sườn dốc của cuộc đời, tình yêu ông dành cho nữ nhi không thua kém quận chúa chút nào.
Dù nữ nhi mình viết văn không tốt, hôm nay ở bên ngoài triều đình, ông vẫn đỏ mặt bênh vực nữ nhi, nói dối rằng đó là một bài văn tuyệt tác, cho rằng phu tử ở Quốc Tử Giám không biết thưởng thức.
Lão Hầu Tước im lặng quá lâu, Vĩnh An Hầu liền ho khan nói: "Phụ thân, ngài xem cả buổi mà vẫn không hiểu, thôi thì để con phân tích cho, bài văn của thế tử tuy không xuất sắc nhưng cũng có những điểm đáng học hỏi..."
"Đừng có nói nhảm nữa, nhìn thấy ngươi là ta đã phiền rồi." Lão Hầu Tước thở dài, phất tay, giọng cộc cằn ngắt lời nhi tử.
Ông cụ vẫn còn bực tức vì nghe thấy nhi tử dám nói xấu mình sau lưng.
Vĩnh An Hầu: “…”
Lão Hầu Tước bực bội liếc nhi tử một cái, khi quay sang Trần Giảo lại trở nên hiền từ như bụt.
Ông cụ xoa đầu cháu gái, hỏi: "Giảo nhi, phu tử luôn thúc giục con thi cử, con nghĩ thế nào?"
Hiện tại Vĩnh An Hầu phủ nhìn thì vẻ vang, quyền lực.
Nhưng nếu đến đời Trần Giảo không có ai nổi trội, trong vòng hai mươi năm, Hầu phủ sẽ suy tàn.
Khi vị hoàng đế tiếp theo lên ngôi, mối liên hệ giữa quận chúa Di Hòa và hoàng gia sẽ trở nên xa cách hơn, còn Vĩnh An Hầu cũng sẽ bị phe cánh của vua mới che mờ, không còn được vinh quang như hiện tại.
Thế tử còn ngây thơ, nhưng họ là bậc trưởng bối, không thể không lo cho con cháu.
Vĩnh An Hầu cũng nhìn chằm chằm vào Trần Giảo, lo lắng nói: "Con học không kém, nếu thử một lần, chưa chắc đã không có cơ hội."
Ông hiểu rõ nữ nhi mình, mặc dù Trần Giảo luôn xếp cuối ở lớp Giáp của Quốc Tử Giám, nhưng so với những học sinh khác thì nàng đã khá hơn nhiều.
Từng làm Thám Hoa lang, Vĩnh An Hầu tin rằng nữ nhi mình thi đỗ cử nhân không quá khó khăn.
Hầu phủ có mối quan hệ trong triều, nếu Trần Giảo muốn, việc kiểm tra thân phận cũng có thể xử lý được.
Không ngờ, Trần Giảo rất bình tĩnh đáp: "Con muốn tìm một con đường khác."
Giả nam để đi thi là tội khi quân, càng nhiều người biết càng nguy hiểm.
Nếu Trần Giảo là một thiên tài, nàng sẵn sàng liều mạng một phen, dù phải đối mặt với nguy cơ bị chém đầu cũng có thể thử.
Nhưng rất tiếc là nàng không phải.
Nàng cũng tự biết rõ khả năng của mình.
Ngay cả khi mua chuộc giám khảo để tham gia thi, kết quả tốt nhất chỉ là đỗ cử nhân, mà vị thế đó còn không cao bằng chức vị thế tử mà nàng đang nắm giữ.
Vậy thì tại sao phải làm vậy?
Lão Hầu Tước suy nghĩ một lúc, trầm ngâm hỏi: "Ta biết trong lòng con có tính toán...!Vậy con nghĩ thế nào về các hoàng tử?"
Quận chúa Di Hòa có lẽ đã đoán được mục đích của cuộc họp gia đình hôm nay của Lão Hầu Tước, vì Vĩnh An Hầu cũng từng tiết lộ một vài điều với bà.
Trước đây phu thê họ còn do dự, nhưng giờ có vẻ như Lão Hầu Tước đã quyết định.
Nhóm dịch: Nhà YooAhin
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook