Nhân quả luân hồi, ông nghĩ chắc nữ nhi mình đã di truyền từ thế hệ trước.

Không biết từ khi nào, Lão Hầu tước đi vào, nghe thấy lời này liền tức giận tìm gậy: "Thằng nhãi con! Dám đem phụ thân mình ra bêu rếu như vậy hả!"

"Phụ thân, đừng đánh! Đừng đánh nữa! Ngày mai con còn phải lên triều!!"

Sau một màn náo loạn, Trần Giảo không bị đánh, nhưng phụ thân của nàng lại bị dạy dỗ một trận.

Xem xong kịch hay, bài văn phu tử giao vẫn còn đó.

Trần Giảo đặt hạt dưa xuống, chậm rãi đi vào thư phòng.

Trong thư phòng vuông vức, Trần Giảo ngồi trên ghế, nhìn bài văn trước mặt mà ngẩn người.

Khó quá, thật sự quá khó.

Cuộc sống không dễ dàng, học hành mệt mỏi, nàng chỉ muốn đi ngủ.


Bát cổ văn được chia thành tám phần: phá đề, thừa đề, đoạn khởi giảng, nhập thủ, khởi cổ, trung cổ, hậu cổ, thúc cổ.

Mỗi phần đều có quy định riêng, chẳng hạn đoạn khởi giảng thường không được vượt quá mười câu, phần sau tứ cổ còn gọi là tứ bỉ, mỗi hai cổ phải thành một cặp đối, bốn cặp đối này phải có tính từ và bằng trắc đối xứng nhau.

Việc thi đỗ khoa cử không hề dễ dàng.

Biết bao nhiêu người đọc sách từ nhỏ đến lớn chịu đựng cảnh khổ luyện ngày đêm mà vẫn gục ngã trước cửa ải này.

Trần Giảo cũng chỉ được coi là người có thiên phú bình thường.

Trước khi xuyên không, Trần Giảo là một học sinh bình thường, từ nhỏ đã học múa, có chuyên môn tốt.

Ban đầu Trần Giảo định dựa vào suất học sinh nghệ thuật để thi vào trường mà mình mong muốn.

Nhưng ai ngờ, vừa tham gia xong kỳ thi năng khiếu, khi mở mắt ra đã xuyên không về cổ đại.

Hỏi một nghệ sĩ múa hiện đại khi xuyên về cổ đại thì có thể làm được gì? Không có đàn piano hay violin, Trần Giảo không thể đi biểu diễn ballet hiện đại cho người khác xem được!


May mà đời này gia đình của Trần Giảo có địa vị không tệ.

Tổ phụ từng là đại tướng quân đầy uy tín, tổ mẫu xuất thân danh môn, phụ thân là Vĩnh An Hầu, mẫu thân còn là nữ nhi của trưởng công chúa, được phong làm quận chúa Di Hòa.

Gia phong Trần gia rất trong sạch, không có thói quen nạp thiếp, con cháu cũng ít.

Bắt đầu từ Lão Hầu Tước, nhà họ đã ba đời đơn truyền, không có huynh đệ tỷ muội gì.

Phụ thân của Trần Giảo gần bốn mươi tuổi mới sinh được một nữ nhi duy nhất là nàng, sau đó không còn sinh thêm nữa.

Gia đình có địa vị cao nhưng chỉ có một nữ nhi, khiến cho những kẻ họ hàng xa lắc xa lơ luôn chực dòm ngó vào miếng mồi béo bở này.

Thường xuyên có người trong tộc họ Trần tới nhà, lấy danh nghĩa tự tiến cử muốn con cái mình được kế thừa tước vị của Hầu tước, chờ đợi ngày trở thành thế tử của Hầu phủ.

Còn có những kẻ mặt dày hơn, trong lúc trò chuyện với Vĩnh An Hầu thì úp mở rằng không ngại để con trai thứ không được trọng dụng của họ đến ở rể, vẻ mặt tham lam không biết ngượng, ba chữ to “ăn tuyệt hậu” đã được viết rõ rành rành trên mặt họ.

Nếu là một cô bé thực sự, có lẽ nàng sẽ chẳng hiểu được ý đồ sau những lời nói của những người đó.

Nhưng Trần Giảo trước khi xuyên không đã là học sinh trung học, dù vẫn còn chút ngây thơ, nhưng ai mà chẳng biết chuyện của Lâm Đại Ngọc trong Hồng Lâu Mộng chứ!
Trần Giảo còn chưa kịp nghĩ cách giải quyết tình cảnh của mình thì phát hiện ra mình không phải xuyên không bình thường, mà còn xuyên vào cuốn tiểu thuyết mới đọc trước khi tham gia kỳ thi nghệ thuật.

Nhóm dịch: Nhà YooAhin

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương