Sắc Trời Nhuộm Tối
-
Chương 3
Xe lửa sắp chuyển bánh, anh sắp đi rồi.
Lời ly biệt biết nói thế nào đây?
Mắt nhìn tiết thu trong vắt, lá cây rền rĩ.
Quay người đi chỉ còn hình bóng, em trở thành hồi ức.
Anh biết từ nay về sau, về sau về sau nữa, có thể sẽ không gặp lại em.
Anh không muốn thừa nhận sự thật này, vì thế nhiều năm sau khi em quay đi.
Hình bóng kia vẫn sống động như ngày nào, đọng trên mi mắt anh, khẽ run rẩy, khẽ run rẩy.[1]
—— Lời tựa.
[Phần 1]
Đông đi hạ đến, Trần Nhiễm biến mất nửa năm, chắc anh đang chuẩn bị cho kỳ thi đại học, chị Dung cũng ôm sách suốt ngày. Tôi không quấy rầy ai cả, nghĩ rằng mình không thể không hiểu chuyện như thế, vì vậy ngày ngày chơi đùa ẩu đả với Phùng Tiểu Béo, buổi tối đọc sách xem phim một mình. Về sau lại bị một người bạn từ nhỏ đã lâu không gặp dụ dỗ đi học vẽ. Nói chung, là cuộc sống.
Người bạn từ nhỏ tên Chu Chu là một cô gái lầm lì, bằng tuổi chị Dung, hồi trước không hay chơi cùng chúng tôi. Chị ấy ở nhà bà nội trong ngõ nhỏ, trong ấn tượng của tôi có một gương mặt yếu ớt, hơi ít nói. Tôi biết chị ấy vì hơn mười năm trước, vào một buổi chiều chạng vạng mặt trời đổ về hướng Tây, chị ấy mắng rồi đuổi bọn nhỏ bắt nạt tôi và Phùng Tiểu Béo, nói thêm, đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy anh hùng khó qua ải mỹ nhân. Năm mười ba tuổi Chu Chu chuyển đi với ba mẹ, nửa học kỳ sau của năm lớp mười một mới tự trở về Bắc Kinh, vẫn là cặp mắt đen láy, trầm mặc ít nói, có điều chị đã cắt tóc ngắn, không mặc đồng phục, thích đeo kính đen, khoác cặp chéo trung tính, nhìn thoáng qua cứ tưởng một cậu thiếu niên.
Vẫn nhớ sáng sớm hôm chị ấy trở về, chị đứng trước cửa lớp của chúng tôi, nét mặt vô cùng lạnh nhạt, tôi tới muộn, nhìn một lúc cũng không dám ra hỏi. Chu Chu chầm chậm tháo kính râm xuống giữa đám người đang di chuyển, im lặng hồi lâu mới nói, em có ổn không?
Em có ổn không?
Mở đầu cho bức thư của chị, mở đầu cho cuộc điện thoại của chị, mở đầu cho câu thăm hỏi của chị. Tôi hỏi chị vì sao lại thích dùng câu chào hỏi này, khi đó chị nở nụ cười hiếm thấy: Bởi vì cho đến bây giờ em vẫn chưa trả lời, mà chị vẫn ở những địa điểm khác nhau, những thời điểm khác nhau muốn biết… Gương mặt mộc mạc của Chu Chu kề sát lại gần hỏi, em có ổn không?
Tôi ổn à? Cái gì là ổn, vì sao ổn, làm sao để ổn được, đều là vấn đề. Tôi chỉ biết, khi tôi nhớ nhung một người liền gọi điện cho anh, chẳng để nói gì cả, chưa nghe thấy tín hiệu đã cúp máy, đắm chìm không biết mệt trong trò chơi này, là ổn. Khi tôi bị một người ảnh hưởng, thoát khỏi những phán đoán giá trị thông thường, bị áp lực bên ngoài dồn nén đau đớn không chịu nổi, cũng là ổn. Nhưng khi tôi hoàn toàn hiến thân cho một người, từ từ dung hòa phá hủy khái niệm ‘tôi’, luôn hăng hái quên mình, thật không biết là ổn hay không ổn.
~*~
“Chị vẽ đẹp quá.”
Tôi giơ tờ phác họa lên, sông nước Giang Nam dưới tia sáng mặt trời trở nên mờ ảo mà tĩnh lặng.
“Em cứ vẽ đi, vẽ nhiều sẽ đẹp.” Chu Chu thản nhiên đáp. Không phải chị ấy không quan tâm đến tôi, chỉ là tính cách cứ như vậy, chẳng thể có biểu cảm đa dạng hơn được.
“Vẽ sao được, nhìn hình tròn em vẽ này, chị xem nó có giống hình tròn không cơ chứ.”
“Không kiên nhẫn.”
“Mà Chu Chu, chị ở đây à, em nhìn mà cứ tưởng trở về cổ đại chứ. Cha mẹ chị nghĩ thế nào? Khám phá hồng trần, ở ẩn rừng sâu?”
“Em biết gì chứ, như vậy thì càng được lời thôi. Em đã thấy công ty du lịch nào đặt trụ sở ở rừng sâu chưa?”
“À…” Tôi gật gật đầu.
“Thực ra miền Nam rất tốt, trừ việc không có tuyết. Nếu không phải vì thi đại học thì chị đã không trở lại rồi.”
“Sao cha mẹ chị không đi theo chị?”
“Phiền, họ mà muốn tới chị cũng không đồng ý. Dù sao họ cũng không thể trông mong chị thi được vào trường gì hiếu học, công ty du lịch ở nhà còn chờ chị mà.”
“Thích thật đấy, nhà mình mở công ty du lịch thì đi đâu cũng được. Em thấy ảnh chị chụp ở Tây Tạng, hâm mộ muốn chết.”
Ánh mắt đen thẫm của Chu Chu quan sát tôi, ẩn sâu là sương khói mênh mông, thế nên tôi không biết rốt cuộc chị đang nhìn cái gì.
“Đến Tây Tạng du lịch không thú vị. Nếu giỏi thì em bỏ hết mọi thứ, đến núi Nhất Tuyết bỏ xe tự đi, thế mới gọi là Tây Tạng, sau đó em sẽ hòa vào thiên nhiên.”
“Nản cả lòng, em không làm được rồi.”
Chị đặt khay pha màu xuống: “Quỷ con, biết nản lòng nữa cơ à.”
“Em thấy hình như em yêu một người, chuyện đó mới khiến em thật sự nản lòng.”
Chu Chu ngây người.
“Ừm, anh ấy tên là Trần Nhiễm.”
“Em dở hơi à.”
Họa sĩ nghèo tương lai cởi tạp dề, phía trên loang lổ màu sắc. Sau khi chúng tôi rời đi, nó vẫn nằm đó trơ trọi, ở phòng tranh của người cậu của họa sĩ, một nửa vắt lên bàn, nửa còn lại lửng lơ muốn chạm đất.
Từ đầu đến cuối, bí mật trong day dứt của tôi chỉ nói cho Chu Chu.
~*~
Kỳ thi đại học năm chín tám, mọi người cực kỳ căng thẳng. Tháng năm tháng sáu mẹ tôi hầu như ở nhà chị Dung, Chu Chu bôn ba khắp các học viện mỹ thuật trên cả nước, cũng suốt ngày cắm đầu vào ôn tập các môn văn hóa. Bà nội của tôi còn thái quá hơn, thắp hương khói khấn Bồ Tát ngay tại nhà, ăn chay niệm kinh. Tiện nhắc tới một chuyện xấu hổ, ngày mùng sáu tháng bảy, tôi ngồi ở phòng khách cầu khấn cả đêm với bà nội, tôi nhớ rõ mình còn ngốc nghếch thầm nghĩ: Nếu anh có nguyện vọng gì, nếu anh muốn đi đâu, có thể thực hiện giúp anh được không? Bà nội nói với tôi, Quan Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi, nếu đã vậy, dù có chuyển phúc của tôi sang cho anh cũng được, mong anh tốt lành.
Chạng vạng ngày mùng tám, tôi gặp Trần Nhiễm, anh gọi điện bảo tôi đến nhà của Động Ngư. Tôi vừa tắm xong, mặc một chiếc váy liền rồi đi luôn, lên xe buýt đụng phải một bác gái đáng ghét cũng không đôi co gì.
“Gầy đi.” Tôi vào cửa, đi đến trước anh, giơ tay sờ sờ khuôn mặt, chỉ biết nói hai tiếng này.
Anh vươn ngón tay mảnh khảnh vuốt gọn mái tóc dài còn ướt của tôi, ánh mắt xinh đẹp dần dần cong như trăng khuyết: “Sao lại đi dép lê đến đây thế?”
“Nhớ anh, sốt ruột.” Tôi bĩu môi, tránh khỏi tay anh, trèo lên một cái sô pha, cởi dép co chân: “Anh thi tốt không?”
“Hỏi thừa.”
Tôi gật đầu, Trần Nhiễm vẫn đứng ở chỗ cũ, cười rất xảo trá.
“Anh sao thế, đang dọa em đấy à?”
“Không có gì, tặng em một món quà.” Anh chỉ chỉ ra phía sau tôi.
Tôi nghi hoặc quay đầu, đứng lên ngó ra phía sau sô pha, còn chưa kịp nhìn thấy gì đã bị Trần Nhiễm ôm lấy từ phía sau. Anh hôn lên cổ tôi, hôn mái tóc ướt, thân hình ấm áp kề sát tôi, không nói gì cả. Sau đó, anh cứ ôm tôi như vậy, đặt tôi ngồi lên đùi anh, khiến tôi cảm thấy mình là bảo bối, khiến tôi nghĩ rằng mình được anh trân trọng. Mặc dù, Hồ Tâm Đình, hoàn toàn sai rồi.
Trần Nhiễm luôn đeo một chiếc nhẫn bạc, hôm đó anh tháo xuống, tặng cho tôi, tặng cả thứ mà tôi còn không biết dùng, chiếc đàn ghi-ta màu đen.
Chị Dung thi đến Thành Đô, Chu Chu thi đến Nam Kinh, Trần Nhiễm thi đến Thượng Hải.
Bọn họ đều thành tài, đều muốn bỏ tôi một mình ở Bắc Kinh. Thế nhưng, khi nhìn thấy giấy thông báo trúng tuyển, tôi vẫn rất vui vẻ. Tôi thích thấy người khác đạt được thành quả sau khi nỗ lực hết mình, nếu không, lỡ có ai sẩy bước trước mắt tôi, tôi sẽ rất dễ bị hoang mang, mà tôi không thích hoang mang.
Cả mùa hè tôi đều học vẽ với Chu Chu, học ghi-ta với Trần Nhiễm, bị hai người họ nhất trí cho rằng cực kỳ ngốc. Nhưng rất lạ, bọn họ cứ làm như không quen biết nhau, tình cờ gặp mặt cũng chỉ hờ hững chào hỏi, chuyện này từng khiến tôi hoài nghi phải chăng có ẩn giấu bí mật gì. Về sau tôi mới hiểu được, con người chính là cùng dấu thì đẩy, trái dấu thì hút. Đáng tiếc, những nỗ lực của tôi, cố gắng muốn được như Trần Nhiễm, muốn ở bên cạnh anh, tất cả đều nảy sinh trước khi tôi hiểu được. Quả thực rất xui xẻo.
Cuối cùng Trần Nhiễm cũng bỏ cuộc, chỉ dạy tôi một vài bài hát cũ, khiến cho tôi cả đời cũng không biết đánh ghi-ta, chỉ có thể nghịch chơi một vài giai điệu lỗi thời. Nhưng có thể gặp anh thường xuyên, nhìn ngón tay xinh đẹp của anh gảy đàn cũng là một loại hạnh phúc rồi. Khi tôi còn yêu mù quáng, tôi rất đơn giản, dễ cảm thấy thoả mãn, ngây thơ hồn nhiên.
Nhà của Động Ngư, tầng hầm mang biệt danh khó hiểu đó lưu giữ ký ức đẹp nhất trong tôi. Mỗi cái sô pha, mỗi cái đèn chùm, mỗi cái bàn xếp ở nơi đó đều vô cùng quen thuộc, để đến mười năm sau về lại nơi đây, tôi vẫn có thể chỉ vào một bàn một ghế, vừa nhăn vừa cười.
Chúng tôi.
Anh.
Tôi.
…
“Em đọc quyển này đi, không tệ.”
Ngày đó anh đến, tiện tay đưa cho tôi quyển ‘Lưỡi dao’ của Maugham, tôi ngơ ngác cầm lấy, không hỏi gì, bỗng dưng anh lại kể nội dung cho tôi biết.
“Viết về một phi công chiến đấu, Larry, sau khi giải ngũ tìm kiếm một thứ gì đó.”
“Thứ gì vậy?”
“Một thứ… có ý nghĩa quyết định, nhưng anh ta cũng không biết thứ đó có tồn tại hay không…”
“Bầu trời?” Tôi nghĩ tới hồi chúng tôi mới quen nhau, Cửu Giang, đêm đó anh ngửa đầu nói, anh muốn hiểu biết về bầu trời, dáng vẻ biếng nhác mà duyên dáng biết bao.
Trần Nhiễm ngả người xuống sô pha, hình như giật mình gật đầu, tôi cũng không biết có phải là khẳng định hay không.
Đây là khái niệm khoảng cách rất xa xôi của hầu hết mọi người, có rất nhiều khoảnh khắc, biết bao sinh linh từng nghĩ thoáng qua nó, đến khi nó biến mất trên đường đời, phần lớn những sinh linh này đã tự nhận rằng có cuộc sống rất tốt. Hồi ấy, ý nghĩ đầu tiên của tôi chính là, anh, muốn đưa ra ý kiến của bản thân, hay chỉ góp phần vào đó? Có lẽ, cuối cùng chúng tôi sẽ thấy được bầu trời, có lẽ, không ai thấy được.
Tôi ngẩng đầu nhìn Trần Nhiễm, anh bị đèn chùm nhuộm màu thành quầng, gương mặt lộ vẻ mỏi mệt, nhìn tôi một chút, sau đó khép lại cặp mắt nặng trĩu, lông mi cong cong, tựa như thiên sứ.
~*~
“Đình, đi du lịch với chị đi.”
Tháng tám khi Chu Chu đột nhiên gọi điện thoại đến, tôi đang ngủ say sưa: “Dạ? Đi đâu cơ?”
“Lư Sơn, chị muốn vẽ phong cảnh.”
Chị là điển hình cho mẫu văn nghệ sĩ, chính là mù đường, đãng trí, khó khăn khi biểu lộ cảm xúc, huống hồ ngoại trừ tôi và Phùng Thực thì chị cũng không còn bạn bè khác. Sau nhiều lần bàn bạc, tôi thu xếp một ít hành lý, mua vé tàu hỏa đến Cửu Giang. Trên đường đi Chu Chu luôn đeo cặp kính râm màu trà nhìn ra ngoài cửa sổ, tóc mái hơi dài che kín trán, trong ánh mắt toát ra chấp niệm sâu xa mà tôi không thể hiểu nổi.
“Mấy năm nay chị thế nào?” Lần đầu tiên tôi đề cập đến vấn đề này.
“Chớp mắt đã vụt qua, nơi chốn chật chội, không hiểu người khác đang nói gì, ngột ngạt tù túng, có khoảng thời gian dài chị chỉ vẽ chứ chẳng nói năng gì, không gian rất vắng lặng.”
“Chu Chu…” Đột nhiên tôi kéo tay chị.
“Gì thế?”
“Có em ở đây mà, đừng sợ.”
Chị cười khẽ, mang theo sự cưng chiều, coi tôi như đứa trẻ nhỏ. Từ lúc đó, tôi bắt đầu cảm nhận được sự xinh đẹp của chị. Không giống vẻ đẹp phổ biến của chị Dung, Chu Chu tựa như một đóa hoa trắng muốt không bao giờ tàn, theo dòng chảy thời gian phong thái càng lúc càng xuất chúng, quả thực tôi không thể miêu tả.
Trở lại sau một năm, mặc dù không phải cách cả một đời, nhưng cảm khái vẫn dâng lên như thủy triều. Không nhớ ai đã từng nói, gặp một người ở đâu, sẽ chia tay ở đó, chắc bạn cũng biết tôi nghĩ về ai rồi. Lúc ấy Chu Chu đứng vẽ, tôi thất thần ngồi bên cạnh, trong đầu tràn ngập những ảo tưởng ấu trĩ không thực tế, cuối cùng cơ hồ còn hình dung được cảnh tôi đứng ở đây nhìn hình anh ra đi. Hoàn toàn không thể để như thế, tôi nghĩ vậy, liền lôi quyển ‘Lưỡi dao’ ra đọc. Đây là quyển truyện hay khó tìm, sau này khi hiểu chuyện rồi, tôi cho là như này, đã là đàn ông thì đều muốn thử đọc để hiểu nó, với một người nào đó lại càng thể hiện rõ ràng. Tuy vậy, thuở non nớt ấy tôi lại nghĩ rằng, bất kể cuộc sống có như bước trên lưỡi dao hay không, yêu, là tất nhiên.
“Chu Chu…” Tôi gập sách, ngẩng đầu gọi chị.
Chốc sau chị mới hoàn hồn, ánh mắt mênh mang sương mù nhìn tôi.
“Chị đã từng hy vọng có được thứ gì đó chưa?”
“Thứ gì cơ?”
“Thứ gì đó.”
Chu Chu đặt bút vẽ, ngồi xuống bên cạnh tôi: “Em ám chỉ thứ gì mới được chứ.”
“Tất cả mọi thứ.”
“Là vật chất hay phi vật chất, tất cả mọi thứ đều được à?” Chị bật cười.
Tôi suy nghĩ một lúc, gật đầu: “Cũng được.”
“Có chứ, đương nhiên có, chị nghĩ ai cũng có thôi.” Chị nói bình thản.
“Nhưng nếu không thể có được nó thì làm sao bây giờ?”
Chị quay đầu nhìn tôi, rồi quay lại nhìn về phía trước. Lúc đó mặt trời đang lặn, trong tâm tình của tôi, chị hiện lên xa xăm như vậy, thê lương như vậy, làn da gần như trong suốt, dưới mỗi sợi mạch máu nhỏ bé là dòng chảy của những bí mật khôn cùng.
“Theo chị đi.”
Khi vầng dương hoàn toàn khuất sau rặng núi, chị nói.
Chúng tôi đi suốt đêm tìm một nhà máy bỏ hoang, dùng những hộp màu Chu Chu mua để vẽ một điện thánh trên vách tường. “Không phải tôn giáo gì,” Chu Chu nói, “đó là tín ngưỡng của chị, em tin vào tình yêu cũng được, em tin vào sự sống cũng được, em tin vào đau thương cũng được, em không tin gì cũng được. Ở đây, em có thể quỳ lễ, có thể khinh bỉ, có thể an giấc.”
Vẽ xong đã là ba ngày sau, chúng tôi mệt đến mức nằm luôn xuống mặt sàn xi măng, thở hổn hển.
“Vui thật.” Tôi nhìn trần nhà cao mà cũ kỹ, cười rộ lên.
Chị không trả lời, lặng lẽ cầm tay tôi, dù là giữa hè, tay của chị vẫn rất lạnh.
“Em nói em đang yêu một người…”
“Vâng.”
“Chị cũng vậy, nhưng chị nghĩ, có lẽ vĩnh viễn chị cũng không thể khiến người đó yêu chị như chị yêu người đó được.” Nửa câu đầu của Chu Chu là cười, nửa sau lại mơ hồ mang theo nghẹn ngào.
Tôi nhỏm người dậy, chị đeo kính râm, không thấy rõ được ánh mắt, tôi chân thật nói: “Em hiểu.”
Chị nhếch miệng, đột nhiên kéo tôi xuống: “Đừng cử động.”
“Gì chứ?” Cây bút chấm màu đỏ tô theo dáng người của tôi, tôi với tay tranh: “Em cũng muốn vẽ, em cũng muốn vẽ!”
“Nằm ngoan nào!”
“Ha ha.”
Mùa hè rốt cuộc đã qua, chúng tôi rời Lư Sơn, nhưng hai người màu đỏ tay trong tay vĩnh viễn lưu lại một góc không muốn ai biết đến. Bạn phải tin rằng, sắc đỏ ở trên sàn tối tuyệt không nhạt nhòa. Tôi muốn đặt cho nhà máy đó một cái tên, Chu Chu bảo không cần, thứ gì đó không tên mới không cách nào kể cho người khác, cũng không thể lãng quên.
~*~
“Ngày mai anh phải đi rồi…” Tôi bước tới, đột nhiên giữ chặt Trần Nhiễm, anh luôn khiến tôi không thể thấu hiểu hoàn toàn, khiến tôi vĩnh viễn cảm thấy vẫn chưa đến lúc biệt ly.
“Vậy anh không đi.” Anh nhìn tôi bằng cặp mắt dài xinh đẹp.
“Không được…”
“Ngốc quá, em cũng thi đến đấy chẳng phải là được sao.”
“Ừm.” Một câu thuận miệng nói ra, đổi lại cái gật đầu nghiêm túc của tôi. Anh chưa từng trao tôi hứa hẹn gì, tôi không thể nói với anh đừng quen bạn gái, đừng sống bừa bãi, đừng quên gọi điện thoại. Tôi biết, anh sẽ quen với rất nhiều cô gái đẹp, sẽ rong ruổi khắp nơi, sẽ lặn mất tăm một thời gian. Một tên trời đánh như thế này, không ai giải thích được vì sao tôi lại thích, chính tôi cũng không thể hiểu rõ.
Tôi, chẳng qua chỉ là một cô gái không quá xinh xắn trong một đám các cô gái xinh xắn, đừng nghĩ đây chỉ là một chi tiết gây cười trong câu chuyện, là thật, bạn phải tin tưởng tôi, đây là sự thật duy nhất mà tôi có thể xác định. Suốt một đời, anh và tôi có khoảng cách rất xa, tuy rằng tôi không màng mệt mỏi, từ đầu đến cuối vẫn cố gắng chạy về phía anh.
Có lẽ ánh mắt kiên định đến cố chấp của tôi khiến Trần Nhiễm bật cười. Anh vòng tay ôm tôi, một cái ôm ấp áp cuối hè, hoàn toàn không để ý tới ánh mắt của người qua đường, sau đó biến thành hôn môi. Khu phố đó tên là Hạnh Phúc, tôi vẫn nhớ rất rõ.
Mà những thứ tôi có thể nhớ kỹ, có thể viết lại, chẳng qua cũng chỉ là những việc nhỏ nhặt trong mắt của người khác mà thôi.
Ngày Trần Nhiễm đi, anh không để cho bất kỳ ai đưa tiễn, kể cả tôi.
Nhưng tôi vẫn đến nhà ga từ sớm, đợi đến tận chiều mới thấy bóng dáng của anh, bóng dáng cao gầy, hành lý màu đen, đứng giữa đám người lộn xộn vẫn nổi bật như vậy. Tôi lén lút nhìn anh đến phòng đợi, anh đến hơi sớm, ngồi im lặng, chỉ ngẩng đầu một lần. Cuối cùng sau khi soát vé liền biến mất, bình thường hơn tất cả những điều tôi tưởng tượng trong đầu.
Bình tĩnh không ngờ, tôi chầm chậm bước ra khỏi nhà ga, đi tàu điện ngầm, nghe nhạc một lát. Có điều, sau khi đi một vòng tàu rồi, rốt cuộc không nhịn được, tôi chen chúc giữa đám đông cả trai lẫn gái, vịn tay cầm, nhỏ giọng nói một câu, Trần Nhiễm, em yêu anh. Âm lượng nhỏ đến mức tuyệt đối không có người thứ hai nghe được, nói cho cùng, tôi cũng chỉ bày tỏ ý niệm này rõ ràng như thế một lần thôi, từ đó về sau, tôi quyết định sẽ không nhắc lại nữa. Không nhắc lại nữa, bởi vốn chẳng đáng nhắc lại.
Ngay từ đầu tình yêu đã là chủ đề ẻo lả mà Trần Nhiễm ghét nhất, tôi có thể làm gì chứ?
Tôi từng nói với anh hàng trăm lời còn nghiêm trọng hơn thế này, nhưng chỉ độc không thốt ra ba chữ quan trọng, bởi vì nó thật sự quá sâu sắc với chúng tôi, sâu sắc đến mức, một khi thổ lộ sẽ còn kinh khủng hơn cả việc cởi hết quần áo đứng dưới ánh mặt trời.
Bí mật thầm kín đó, tôi không để cho bất kỳ ai biết được.
Lời ly biệt biết nói thế nào đây?
Mắt nhìn tiết thu trong vắt, lá cây rền rĩ.
Quay người đi chỉ còn hình bóng, em trở thành hồi ức.
Anh biết từ nay về sau, về sau về sau nữa, có thể sẽ không gặp lại em.
Anh không muốn thừa nhận sự thật này, vì thế nhiều năm sau khi em quay đi.
Hình bóng kia vẫn sống động như ngày nào, đọng trên mi mắt anh, khẽ run rẩy, khẽ run rẩy.[1]
—— Lời tựa.
[Phần 1]
Đông đi hạ đến, Trần Nhiễm biến mất nửa năm, chắc anh đang chuẩn bị cho kỳ thi đại học, chị Dung cũng ôm sách suốt ngày. Tôi không quấy rầy ai cả, nghĩ rằng mình không thể không hiểu chuyện như thế, vì vậy ngày ngày chơi đùa ẩu đả với Phùng Tiểu Béo, buổi tối đọc sách xem phim một mình. Về sau lại bị một người bạn từ nhỏ đã lâu không gặp dụ dỗ đi học vẽ. Nói chung, là cuộc sống.
Người bạn từ nhỏ tên Chu Chu là một cô gái lầm lì, bằng tuổi chị Dung, hồi trước không hay chơi cùng chúng tôi. Chị ấy ở nhà bà nội trong ngõ nhỏ, trong ấn tượng của tôi có một gương mặt yếu ớt, hơi ít nói. Tôi biết chị ấy vì hơn mười năm trước, vào một buổi chiều chạng vạng mặt trời đổ về hướng Tây, chị ấy mắng rồi đuổi bọn nhỏ bắt nạt tôi và Phùng Tiểu Béo, nói thêm, đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy anh hùng khó qua ải mỹ nhân. Năm mười ba tuổi Chu Chu chuyển đi với ba mẹ, nửa học kỳ sau của năm lớp mười một mới tự trở về Bắc Kinh, vẫn là cặp mắt đen láy, trầm mặc ít nói, có điều chị đã cắt tóc ngắn, không mặc đồng phục, thích đeo kính đen, khoác cặp chéo trung tính, nhìn thoáng qua cứ tưởng một cậu thiếu niên.
Vẫn nhớ sáng sớm hôm chị ấy trở về, chị đứng trước cửa lớp của chúng tôi, nét mặt vô cùng lạnh nhạt, tôi tới muộn, nhìn một lúc cũng không dám ra hỏi. Chu Chu chầm chậm tháo kính râm xuống giữa đám người đang di chuyển, im lặng hồi lâu mới nói, em có ổn không?
Em có ổn không?
Mở đầu cho bức thư của chị, mở đầu cho cuộc điện thoại của chị, mở đầu cho câu thăm hỏi của chị. Tôi hỏi chị vì sao lại thích dùng câu chào hỏi này, khi đó chị nở nụ cười hiếm thấy: Bởi vì cho đến bây giờ em vẫn chưa trả lời, mà chị vẫn ở những địa điểm khác nhau, những thời điểm khác nhau muốn biết… Gương mặt mộc mạc của Chu Chu kề sát lại gần hỏi, em có ổn không?
Tôi ổn à? Cái gì là ổn, vì sao ổn, làm sao để ổn được, đều là vấn đề. Tôi chỉ biết, khi tôi nhớ nhung một người liền gọi điện cho anh, chẳng để nói gì cả, chưa nghe thấy tín hiệu đã cúp máy, đắm chìm không biết mệt trong trò chơi này, là ổn. Khi tôi bị một người ảnh hưởng, thoát khỏi những phán đoán giá trị thông thường, bị áp lực bên ngoài dồn nén đau đớn không chịu nổi, cũng là ổn. Nhưng khi tôi hoàn toàn hiến thân cho một người, từ từ dung hòa phá hủy khái niệm ‘tôi’, luôn hăng hái quên mình, thật không biết là ổn hay không ổn.
~*~
“Chị vẽ đẹp quá.”
Tôi giơ tờ phác họa lên, sông nước Giang Nam dưới tia sáng mặt trời trở nên mờ ảo mà tĩnh lặng.
“Em cứ vẽ đi, vẽ nhiều sẽ đẹp.” Chu Chu thản nhiên đáp. Không phải chị ấy không quan tâm đến tôi, chỉ là tính cách cứ như vậy, chẳng thể có biểu cảm đa dạng hơn được.
“Vẽ sao được, nhìn hình tròn em vẽ này, chị xem nó có giống hình tròn không cơ chứ.”
“Không kiên nhẫn.”
“Mà Chu Chu, chị ở đây à, em nhìn mà cứ tưởng trở về cổ đại chứ. Cha mẹ chị nghĩ thế nào? Khám phá hồng trần, ở ẩn rừng sâu?”
“Em biết gì chứ, như vậy thì càng được lời thôi. Em đã thấy công ty du lịch nào đặt trụ sở ở rừng sâu chưa?”
“À…” Tôi gật gật đầu.
“Thực ra miền Nam rất tốt, trừ việc không có tuyết. Nếu không phải vì thi đại học thì chị đã không trở lại rồi.”
“Sao cha mẹ chị không đi theo chị?”
“Phiền, họ mà muốn tới chị cũng không đồng ý. Dù sao họ cũng không thể trông mong chị thi được vào trường gì hiếu học, công ty du lịch ở nhà còn chờ chị mà.”
“Thích thật đấy, nhà mình mở công ty du lịch thì đi đâu cũng được. Em thấy ảnh chị chụp ở Tây Tạng, hâm mộ muốn chết.”
Ánh mắt đen thẫm của Chu Chu quan sát tôi, ẩn sâu là sương khói mênh mông, thế nên tôi không biết rốt cuộc chị đang nhìn cái gì.
“Đến Tây Tạng du lịch không thú vị. Nếu giỏi thì em bỏ hết mọi thứ, đến núi Nhất Tuyết bỏ xe tự đi, thế mới gọi là Tây Tạng, sau đó em sẽ hòa vào thiên nhiên.”
“Nản cả lòng, em không làm được rồi.”
Chị đặt khay pha màu xuống: “Quỷ con, biết nản lòng nữa cơ à.”
“Em thấy hình như em yêu một người, chuyện đó mới khiến em thật sự nản lòng.”
Chu Chu ngây người.
“Ừm, anh ấy tên là Trần Nhiễm.”
“Em dở hơi à.”
Họa sĩ nghèo tương lai cởi tạp dề, phía trên loang lổ màu sắc. Sau khi chúng tôi rời đi, nó vẫn nằm đó trơ trọi, ở phòng tranh của người cậu của họa sĩ, một nửa vắt lên bàn, nửa còn lại lửng lơ muốn chạm đất.
Từ đầu đến cuối, bí mật trong day dứt của tôi chỉ nói cho Chu Chu.
~*~
Kỳ thi đại học năm chín tám, mọi người cực kỳ căng thẳng. Tháng năm tháng sáu mẹ tôi hầu như ở nhà chị Dung, Chu Chu bôn ba khắp các học viện mỹ thuật trên cả nước, cũng suốt ngày cắm đầu vào ôn tập các môn văn hóa. Bà nội của tôi còn thái quá hơn, thắp hương khói khấn Bồ Tát ngay tại nhà, ăn chay niệm kinh. Tiện nhắc tới một chuyện xấu hổ, ngày mùng sáu tháng bảy, tôi ngồi ở phòng khách cầu khấn cả đêm với bà nội, tôi nhớ rõ mình còn ngốc nghếch thầm nghĩ: Nếu anh có nguyện vọng gì, nếu anh muốn đi đâu, có thể thực hiện giúp anh được không? Bà nội nói với tôi, Quan Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi, nếu đã vậy, dù có chuyển phúc của tôi sang cho anh cũng được, mong anh tốt lành.
Chạng vạng ngày mùng tám, tôi gặp Trần Nhiễm, anh gọi điện bảo tôi đến nhà của Động Ngư. Tôi vừa tắm xong, mặc một chiếc váy liền rồi đi luôn, lên xe buýt đụng phải một bác gái đáng ghét cũng không đôi co gì.
“Gầy đi.” Tôi vào cửa, đi đến trước anh, giơ tay sờ sờ khuôn mặt, chỉ biết nói hai tiếng này.
Anh vươn ngón tay mảnh khảnh vuốt gọn mái tóc dài còn ướt của tôi, ánh mắt xinh đẹp dần dần cong như trăng khuyết: “Sao lại đi dép lê đến đây thế?”
“Nhớ anh, sốt ruột.” Tôi bĩu môi, tránh khỏi tay anh, trèo lên một cái sô pha, cởi dép co chân: “Anh thi tốt không?”
“Hỏi thừa.”
Tôi gật đầu, Trần Nhiễm vẫn đứng ở chỗ cũ, cười rất xảo trá.
“Anh sao thế, đang dọa em đấy à?”
“Không có gì, tặng em một món quà.” Anh chỉ chỉ ra phía sau tôi.
Tôi nghi hoặc quay đầu, đứng lên ngó ra phía sau sô pha, còn chưa kịp nhìn thấy gì đã bị Trần Nhiễm ôm lấy từ phía sau. Anh hôn lên cổ tôi, hôn mái tóc ướt, thân hình ấm áp kề sát tôi, không nói gì cả. Sau đó, anh cứ ôm tôi như vậy, đặt tôi ngồi lên đùi anh, khiến tôi cảm thấy mình là bảo bối, khiến tôi nghĩ rằng mình được anh trân trọng. Mặc dù, Hồ Tâm Đình, hoàn toàn sai rồi.
Trần Nhiễm luôn đeo một chiếc nhẫn bạc, hôm đó anh tháo xuống, tặng cho tôi, tặng cả thứ mà tôi còn không biết dùng, chiếc đàn ghi-ta màu đen.
Chị Dung thi đến Thành Đô, Chu Chu thi đến Nam Kinh, Trần Nhiễm thi đến Thượng Hải.
Bọn họ đều thành tài, đều muốn bỏ tôi một mình ở Bắc Kinh. Thế nhưng, khi nhìn thấy giấy thông báo trúng tuyển, tôi vẫn rất vui vẻ. Tôi thích thấy người khác đạt được thành quả sau khi nỗ lực hết mình, nếu không, lỡ có ai sẩy bước trước mắt tôi, tôi sẽ rất dễ bị hoang mang, mà tôi không thích hoang mang.
Cả mùa hè tôi đều học vẽ với Chu Chu, học ghi-ta với Trần Nhiễm, bị hai người họ nhất trí cho rằng cực kỳ ngốc. Nhưng rất lạ, bọn họ cứ làm như không quen biết nhau, tình cờ gặp mặt cũng chỉ hờ hững chào hỏi, chuyện này từng khiến tôi hoài nghi phải chăng có ẩn giấu bí mật gì. Về sau tôi mới hiểu được, con người chính là cùng dấu thì đẩy, trái dấu thì hút. Đáng tiếc, những nỗ lực của tôi, cố gắng muốn được như Trần Nhiễm, muốn ở bên cạnh anh, tất cả đều nảy sinh trước khi tôi hiểu được. Quả thực rất xui xẻo.
Cuối cùng Trần Nhiễm cũng bỏ cuộc, chỉ dạy tôi một vài bài hát cũ, khiến cho tôi cả đời cũng không biết đánh ghi-ta, chỉ có thể nghịch chơi một vài giai điệu lỗi thời. Nhưng có thể gặp anh thường xuyên, nhìn ngón tay xinh đẹp của anh gảy đàn cũng là một loại hạnh phúc rồi. Khi tôi còn yêu mù quáng, tôi rất đơn giản, dễ cảm thấy thoả mãn, ngây thơ hồn nhiên.
Nhà của Động Ngư, tầng hầm mang biệt danh khó hiểu đó lưu giữ ký ức đẹp nhất trong tôi. Mỗi cái sô pha, mỗi cái đèn chùm, mỗi cái bàn xếp ở nơi đó đều vô cùng quen thuộc, để đến mười năm sau về lại nơi đây, tôi vẫn có thể chỉ vào một bàn một ghế, vừa nhăn vừa cười.
Chúng tôi.
Anh.
Tôi.
…
“Em đọc quyển này đi, không tệ.”
Ngày đó anh đến, tiện tay đưa cho tôi quyển ‘Lưỡi dao’ của Maugham, tôi ngơ ngác cầm lấy, không hỏi gì, bỗng dưng anh lại kể nội dung cho tôi biết.
“Viết về một phi công chiến đấu, Larry, sau khi giải ngũ tìm kiếm một thứ gì đó.”
“Thứ gì vậy?”
“Một thứ… có ý nghĩa quyết định, nhưng anh ta cũng không biết thứ đó có tồn tại hay không…”
“Bầu trời?” Tôi nghĩ tới hồi chúng tôi mới quen nhau, Cửu Giang, đêm đó anh ngửa đầu nói, anh muốn hiểu biết về bầu trời, dáng vẻ biếng nhác mà duyên dáng biết bao.
Trần Nhiễm ngả người xuống sô pha, hình như giật mình gật đầu, tôi cũng không biết có phải là khẳng định hay không.
Đây là khái niệm khoảng cách rất xa xôi của hầu hết mọi người, có rất nhiều khoảnh khắc, biết bao sinh linh từng nghĩ thoáng qua nó, đến khi nó biến mất trên đường đời, phần lớn những sinh linh này đã tự nhận rằng có cuộc sống rất tốt. Hồi ấy, ý nghĩ đầu tiên của tôi chính là, anh, muốn đưa ra ý kiến của bản thân, hay chỉ góp phần vào đó? Có lẽ, cuối cùng chúng tôi sẽ thấy được bầu trời, có lẽ, không ai thấy được.
Tôi ngẩng đầu nhìn Trần Nhiễm, anh bị đèn chùm nhuộm màu thành quầng, gương mặt lộ vẻ mỏi mệt, nhìn tôi một chút, sau đó khép lại cặp mắt nặng trĩu, lông mi cong cong, tựa như thiên sứ.
~*~
“Đình, đi du lịch với chị đi.”
Tháng tám khi Chu Chu đột nhiên gọi điện thoại đến, tôi đang ngủ say sưa: “Dạ? Đi đâu cơ?”
“Lư Sơn, chị muốn vẽ phong cảnh.”
Chị là điển hình cho mẫu văn nghệ sĩ, chính là mù đường, đãng trí, khó khăn khi biểu lộ cảm xúc, huống hồ ngoại trừ tôi và Phùng Thực thì chị cũng không còn bạn bè khác. Sau nhiều lần bàn bạc, tôi thu xếp một ít hành lý, mua vé tàu hỏa đến Cửu Giang. Trên đường đi Chu Chu luôn đeo cặp kính râm màu trà nhìn ra ngoài cửa sổ, tóc mái hơi dài che kín trán, trong ánh mắt toát ra chấp niệm sâu xa mà tôi không thể hiểu nổi.
“Mấy năm nay chị thế nào?” Lần đầu tiên tôi đề cập đến vấn đề này.
“Chớp mắt đã vụt qua, nơi chốn chật chội, không hiểu người khác đang nói gì, ngột ngạt tù túng, có khoảng thời gian dài chị chỉ vẽ chứ chẳng nói năng gì, không gian rất vắng lặng.”
“Chu Chu…” Đột nhiên tôi kéo tay chị.
“Gì thế?”
“Có em ở đây mà, đừng sợ.”
Chị cười khẽ, mang theo sự cưng chiều, coi tôi như đứa trẻ nhỏ. Từ lúc đó, tôi bắt đầu cảm nhận được sự xinh đẹp của chị. Không giống vẻ đẹp phổ biến của chị Dung, Chu Chu tựa như một đóa hoa trắng muốt không bao giờ tàn, theo dòng chảy thời gian phong thái càng lúc càng xuất chúng, quả thực tôi không thể miêu tả.
Trở lại sau một năm, mặc dù không phải cách cả một đời, nhưng cảm khái vẫn dâng lên như thủy triều. Không nhớ ai đã từng nói, gặp một người ở đâu, sẽ chia tay ở đó, chắc bạn cũng biết tôi nghĩ về ai rồi. Lúc ấy Chu Chu đứng vẽ, tôi thất thần ngồi bên cạnh, trong đầu tràn ngập những ảo tưởng ấu trĩ không thực tế, cuối cùng cơ hồ còn hình dung được cảnh tôi đứng ở đây nhìn hình anh ra đi. Hoàn toàn không thể để như thế, tôi nghĩ vậy, liền lôi quyển ‘Lưỡi dao’ ra đọc. Đây là quyển truyện hay khó tìm, sau này khi hiểu chuyện rồi, tôi cho là như này, đã là đàn ông thì đều muốn thử đọc để hiểu nó, với một người nào đó lại càng thể hiện rõ ràng. Tuy vậy, thuở non nớt ấy tôi lại nghĩ rằng, bất kể cuộc sống có như bước trên lưỡi dao hay không, yêu, là tất nhiên.
“Chu Chu…” Tôi gập sách, ngẩng đầu gọi chị.
Chốc sau chị mới hoàn hồn, ánh mắt mênh mang sương mù nhìn tôi.
“Chị đã từng hy vọng có được thứ gì đó chưa?”
“Thứ gì cơ?”
“Thứ gì đó.”
Chu Chu đặt bút vẽ, ngồi xuống bên cạnh tôi: “Em ám chỉ thứ gì mới được chứ.”
“Tất cả mọi thứ.”
“Là vật chất hay phi vật chất, tất cả mọi thứ đều được à?” Chị bật cười.
Tôi suy nghĩ một lúc, gật đầu: “Cũng được.”
“Có chứ, đương nhiên có, chị nghĩ ai cũng có thôi.” Chị nói bình thản.
“Nhưng nếu không thể có được nó thì làm sao bây giờ?”
Chị quay đầu nhìn tôi, rồi quay lại nhìn về phía trước. Lúc đó mặt trời đang lặn, trong tâm tình của tôi, chị hiện lên xa xăm như vậy, thê lương như vậy, làn da gần như trong suốt, dưới mỗi sợi mạch máu nhỏ bé là dòng chảy của những bí mật khôn cùng.
“Theo chị đi.”
Khi vầng dương hoàn toàn khuất sau rặng núi, chị nói.
Chúng tôi đi suốt đêm tìm một nhà máy bỏ hoang, dùng những hộp màu Chu Chu mua để vẽ một điện thánh trên vách tường. “Không phải tôn giáo gì,” Chu Chu nói, “đó là tín ngưỡng của chị, em tin vào tình yêu cũng được, em tin vào sự sống cũng được, em tin vào đau thương cũng được, em không tin gì cũng được. Ở đây, em có thể quỳ lễ, có thể khinh bỉ, có thể an giấc.”
Vẽ xong đã là ba ngày sau, chúng tôi mệt đến mức nằm luôn xuống mặt sàn xi măng, thở hổn hển.
“Vui thật.” Tôi nhìn trần nhà cao mà cũ kỹ, cười rộ lên.
Chị không trả lời, lặng lẽ cầm tay tôi, dù là giữa hè, tay của chị vẫn rất lạnh.
“Em nói em đang yêu một người…”
“Vâng.”
“Chị cũng vậy, nhưng chị nghĩ, có lẽ vĩnh viễn chị cũng không thể khiến người đó yêu chị như chị yêu người đó được.” Nửa câu đầu của Chu Chu là cười, nửa sau lại mơ hồ mang theo nghẹn ngào.
Tôi nhỏm người dậy, chị đeo kính râm, không thấy rõ được ánh mắt, tôi chân thật nói: “Em hiểu.”
Chị nhếch miệng, đột nhiên kéo tôi xuống: “Đừng cử động.”
“Gì chứ?” Cây bút chấm màu đỏ tô theo dáng người của tôi, tôi với tay tranh: “Em cũng muốn vẽ, em cũng muốn vẽ!”
“Nằm ngoan nào!”
“Ha ha.”
Mùa hè rốt cuộc đã qua, chúng tôi rời Lư Sơn, nhưng hai người màu đỏ tay trong tay vĩnh viễn lưu lại một góc không muốn ai biết đến. Bạn phải tin rằng, sắc đỏ ở trên sàn tối tuyệt không nhạt nhòa. Tôi muốn đặt cho nhà máy đó một cái tên, Chu Chu bảo không cần, thứ gì đó không tên mới không cách nào kể cho người khác, cũng không thể lãng quên.
~*~
“Ngày mai anh phải đi rồi…” Tôi bước tới, đột nhiên giữ chặt Trần Nhiễm, anh luôn khiến tôi không thể thấu hiểu hoàn toàn, khiến tôi vĩnh viễn cảm thấy vẫn chưa đến lúc biệt ly.
“Vậy anh không đi.” Anh nhìn tôi bằng cặp mắt dài xinh đẹp.
“Không được…”
“Ngốc quá, em cũng thi đến đấy chẳng phải là được sao.”
“Ừm.” Một câu thuận miệng nói ra, đổi lại cái gật đầu nghiêm túc của tôi. Anh chưa từng trao tôi hứa hẹn gì, tôi không thể nói với anh đừng quen bạn gái, đừng sống bừa bãi, đừng quên gọi điện thoại. Tôi biết, anh sẽ quen với rất nhiều cô gái đẹp, sẽ rong ruổi khắp nơi, sẽ lặn mất tăm một thời gian. Một tên trời đánh như thế này, không ai giải thích được vì sao tôi lại thích, chính tôi cũng không thể hiểu rõ.
Tôi, chẳng qua chỉ là một cô gái không quá xinh xắn trong một đám các cô gái xinh xắn, đừng nghĩ đây chỉ là một chi tiết gây cười trong câu chuyện, là thật, bạn phải tin tưởng tôi, đây là sự thật duy nhất mà tôi có thể xác định. Suốt một đời, anh và tôi có khoảng cách rất xa, tuy rằng tôi không màng mệt mỏi, từ đầu đến cuối vẫn cố gắng chạy về phía anh.
Có lẽ ánh mắt kiên định đến cố chấp của tôi khiến Trần Nhiễm bật cười. Anh vòng tay ôm tôi, một cái ôm ấp áp cuối hè, hoàn toàn không để ý tới ánh mắt của người qua đường, sau đó biến thành hôn môi. Khu phố đó tên là Hạnh Phúc, tôi vẫn nhớ rất rõ.
Mà những thứ tôi có thể nhớ kỹ, có thể viết lại, chẳng qua cũng chỉ là những việc nhỏ nhặt trong mắt của người khác mà thôi.
Ngày Trần Nhiễm đi, anh không để cho bất kỳ ai đưa tiễn, kể cả tôi.
Nhưng tôi vẫn đến nhà ga từ sớm, đợi đến tận chiều mới thấy bóng dáng của anh, bóng dáng cao gầy, hành lý màu đen, đứng giữa đám người lộn xộn vẫn nổi bật như vậy. Tôi lén lút nhìn anh đến phòng đợi, anh đến hơi sớm, ngồi im lặng, chỉ ngẩng đầu một lần. Cuối cùng sau khi soát vé liền biến mất, bình thường hơn tất cả những điều tôi tưởng tượng trong đầu.
Bình tĩnh không ngờ, tôi chầm chậm bước ra khỏi nhà ga, đi tàu điện ngầm, nghe nhạc một lát. Có điều, sau khi đi một vòng tàu rồi, rốt cuộc không nhịn được, tôi chen chúc giữa đám đông cả trai lẫn gái, vịn tay cầm, nhỏ giọng nói một câu, Trần Nhiễm, em yêu anh. Âm lượng nhỏ đến mức tuyệt đối không có người thứ hai nghe được, nói cho cùng, tôi cũng chỉ bày tỏ ý niệm này rõ ràng như thế một lần thôi, từ đó về sau, tôi quyết định sẽ không nhắc lại nữa. Không nhắc lại nữa, bởi vốn chẳng đáng nhắc lại.
Ngay từ đầu tình yêu đã là chủ đề ẻo lả mà Trần Nhiễm ghét nhất, tôi có thể làm gì chứ?
Tôi từng nói với anh hàng trăm lời còn nghiêm trọng hơn thế này, nhưng chỉ độc không thốt ra ba chữ quan trọng, bởi vì nó thật sự quá sâu sắc với chúng tôi, sâu sắc đến mức, một khi thổ lộ sẽ còn kinh khủng hơn cả việc cởi hết quần áo đứng dưới ánh mặt trời.
Bí mật thầm kín đó, tôi không để cho bất kỳ ai biết được.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook