Ruồi Trâu
-
Chương 16
Vài hôm sau , vẫn còn xanh mét và khập khiễng hơn thường ngày , Ruồi trâu vào thư viện mượn xem những bài thuyết giáo của Hồng y Giáo chủ Môntaneli . Ricácđô đang đọc sách ở 1 bàn gần đó , nhìn lên : tuy rất thích Ruồi trâu , nhưng anh không tài nào chấp nhận nổi 1 điểm duy nhất là cái ác ý cá nhân kỳ dị nơi con người ấy.
- Ông lại định tấn công vị Hồng y tội nghiệp này nữa ? - Ricácđô hỏi , gần như bực túc.
- Ông bạn thân mến ạ , sao ông cư.....mãi giao tiếng o...oan cho tôi thế ? Phi cơ đốc giáo đấy nhé , tôi đang chuẩn bị 1 bài tiểu luận về khoa thần học hiện đại cho một tờ báo m...m...mới đây!
- Báo nào vậy ? - Ricácđô hoài nghi giương mắt nhìn Ruồi trâu : đã có nguồn tin nửa bí mật nửa công khai nói rằng luật báo chí mới đã được dự thảo , và phe Đối lập đang chuẩn bị cho ra mắt 1 tờ báo cấp tiến làm chấn động thành phố , nhưng về mặt hình thức , đó vẫn là bí mật.
- Nhật báo " Kẻ lừa đảo " , dĩ nhiên , hay tờ " Lịch Giáo hội " cũng vậy.
- S....suỵt ! Rivarex , chúng ta đang làm ồn người khác đấy!
- Được , vậy hãy vùi đầu vào khoa giải phẫu của ông đi , đó là việc của ông và đ...để tôi yên với khoa th....thần học....của tôi.Tôi sẽ kh....không can thiệp vào việc trị liệu các xương gãy của ông đâu , dù tôi biết nhiều ca gãy xương q...q...quý giá hơn các ca của ông nhiều.
Ruồi trâu ngồi xuống với tuyển tập của những bài thuyết giáo , vẻ mặt càng căng thẳng , đăm chiêu. Một trong những nhân viên thư viện đến bên anh :
- Ông Rivarex ! Hình như ông có ở trong đoàn thám hiểm của Đuy-prê đi khám phá các phụ lưu của sông Amadôn phải không ? Mong ông vui lòng giúp đỡ hộ chúng tôi khó khăn này : một bà muốn mượn bản tường thuật cuộc thám hiểm đó , nhưng bản tường thuật đã đem đi đóng rồi.
- Bà ấy muốn biết những gì ?
- Chỉ hỏi năm nào cuộc thám hiểm bắt đầu , và khi nào thì băng qua Ê-cu-a-đo thôi ạ ?
- Cuộc thám hiẻm cuất fát từ Pa-ri , mùa thu 1837 băng qua Qui-tô vào tháng 4 năm 1838. Chúng tôi ở Braxin 3 năm , sau đó xuống Ri-ô và trở lại Pa-ri hè năm 1841. Bà ấy có muốn biết ngày của từng cuộc khám phá không ?
- Không , cám ơn ông , chỉ bấy nhiêu thôi. Tôi đã ghi được cả vào đây rồi ạ . Bep-pô , đưa hộ tờ giấy này cho bà Bôla. Cám ơn ông rất nhiều , ông Rivarex ạ , và cho tôi xin lỗi đã làm phiền ông.
Ruồi trâu ngả người ra ghế nhíu máy nghĩ ngợi.Giêm-ma muốn biết những ngày ấy để làm gì cơ chứ ? Sao lại chỉ cần biết thời gian họ đi qua Ê-đu-a-đo cơ nhỉ?...
Giêm-ma trở về nhà với mảnh giấy trong tay. Tháng tư , 1838 ...và Athơ chết tháng năm , 1833...Năm năm....
Chị chầm chậm đi tới đi lui trong phòng , qua mấy ngày mất ngủ , những quầng thâm đã xuất hiện dưới mắt chị . Năm năm...và " một gia đình cực kỳ sang trọng "...và " người mà anh ta hằng tin yêu nhất đã lừa dối anh ta ..." đã lừa dối anh ta....và anh ta đã tìm ra....
Chị dừng bước, hai tay bưng lấy đầu. Không, nghĩ thế hoàn toàn là điên rồ ! Không thể thế được...Thế thực là hoang đường ...Mà lúc đó đã mò tìm kỹ khắp bến tàu rồi !
Năm năm....Và lúc bị gã thuỷ thủ đánh thì ông ấy mới "chưa đầy hai mươi mốt tuổi"...Nghĩa là ông ấy bỏ nhà ra đi năm mười chín tuổi. Chính ông ấy nói " một năm rưỡi". Còn đôi mắt xanh biếc và những ngón tay hấp tấp ấy ? Và tại sao ông ấy lại căm ghét Mông-ta-ne-li ghê gớm đến thế ? Năm năm...Năm năm...Nếu biết chắc chắn rằng Ac-tơ đã chết đuối, nếu chính mắt chị được trông thấy thi hài Ac-tơ ...thì vết thương xưa cũ ấy sẽ có ngày lành lặn và kỷ niệm đau đớn sẽ thôi không dày vò chị và chừng hai mươi năm sau chị có thể quay nhìn lại quá khứ mà không chút kinh hoàng.
Cả một thời thanh xuân chị đã bị ý nghĩ ấy đầu độc. Ngày lại ngày, năm lại năm, chị đã kiên quyết đấu tranh chống lại sự cắn rứt lương tâm. Chị không ngừng nhủ thầm rằng mình sẽ phụng sự cho tương lai, không ngừng bưng tai nhắm mắt, cố tránh những bóng ma âm thầm của dĩ vãng. Nhưng ngày qua tháng lại, hình ảnh người gieo mình xuống biển tự tử bị cuốn ra biển cả vẫn cứ ám ảnh chị, trong lòng chị vẫn vang lên tiếng sóng dạt dào, tiếng kêu chua xót mà chị không sao dập tắt nổi :"ta đã giết Ac-tơ ! Ac-tơ chết rồi !". Đôi lúc chị có cảm giác rằng gánh nợ ấy đã quá nặng đối với chị.
Tuy thế, nếu bây giờ dù có phải hy sinh nửa cuộc đời còn lại để mang được gánh nặng ấy thì chị sẵn sàng hy sinh. Ý nghĩ cay đắng rằng mình đã giết Ac-tơ đã trở nên quen thuộc đối với chị rồi ; tâm hồn chị đã rên xiết quá lâu dưới gánh nặng ấy nên bây giờ không có lý gì để gục xuống nữa. Nhưng nếu chị không đẩy Ac-tơ xuống nước mà dẩy xuống...Giêma gieo mình xuống ghế, hai tay bưng lấy mặt và nghĩ rằng "tất cả cuộc đời mình đã bị cái chết của Ac-tơ ám ảnh như một bóng ma! Ồ mong sao mình chỉ đẩy Ac-tơ xuống chỗ chết thôi, chứ chưa đẩy Ac-tơ tới một cái gì đấy đau khổ hơn cái chết !"
Kiên quyết, không oán thán, Giêma hồi tưởng lại toàn bộ cảnh địa ngục của cuộc đời cũ của Ac-tơ, từng đoạn, từng đoạn một. Cảnh địa ngục ấy hiện ra mồn một trong trí tưởng tượng của chị , y như chính chị đã từng trông thấy và sống ngay trong cảnh đó; nào là một linh hồn trơ trọi đang run rẩy, nào là những nỗi kinh hoàng của cô đơn, nào là những suy nghĩ nhạo báng chua xót hơn cả cái chết, nào là những cơn hấp hối chầm chậm, mòn mỏi và tàn nhẫn.
Nó cũng mồn một y như chính chị đã từng ngồi cạnh anh trong túp nhà tranh bẩn thỉu đó, y như chị đã từng ngồi cùng anh chịu đựng khổ nhục trong những mỏ bạc trong những đồn điền cà phê và trong gánh xiếc rong gớm ghiếc đó.
Gánh xiếc rong...Thôi, ít nhất hãy xua đuổi hình ảnh ấy đi vì nó làm cho người ta có thể phát điên lên được.
Giêma rút ô kéo bàn viết, ngắm nhìn một số vật kỷ niệm mà không bao giờ chị muốn huỷ bỏ. Chị không hay thu góp các kỷ niệm nhớ nhung nhỏ nhặt nhưng dù sao chị vẫn giữ lại một vài thứ : đó là một sự nhượng bộ đối với một nhược điểm mà Giêma vẫn kiên quyết đè nén trong người. Rất ít khi chị cho phép mình ngó tới ô kéo ấy.
Đây là những vật chị gìn giữ : bức thư đầu của Giô-va-ni những bông hoa nằm trong bàn tay đã chết của Giô-va-ni, mớ tóc của đứa con chị, một chiếc là khô trên mồ cha chị. Ở đáy ô kéo là tấm ảnh độc nhất của Ac-tơ - tấm ảnh lúc Ac-tơ lên mười.
Giêma ngồi sụp xuống ghế và ngắm mãi mái tó mơn mởn xinh xắn, ngắm mãi cho tới khi hình ảnh chàng trai Ac-tơ hiện ra trước mắt chị mới thôi. Giờ đây bộ mặt Ac-tơ hiện ra nét quá ! Đôi môi nhạy cảm, mắt to và chân thành gương mặt trong sáng vô ngần - tất cả những cái đó khắc vào trí nhớ của chị sâu đến nỗi chị tưởng chừng như Ac-tơ chỉ mới chết hôm qua. Và những giọt lệ rưng rưng đã từ từ che mờ bức ảnh trước mắt chị.
Tại sao chị lại có ý nghĩ như thế ? Giam cầm linh hồn sáng láng và siêu thoát ây trong bùn lầy và đau khổ của cuộc sống thì chẳng phải đã xúc phạm tới thánh thần quý mến Ac-tơ nên mới cho anh ta chết sớm, thà biến thành hư hỏng không cẫn sướng gấp ngàn lần được sống sót và trở thành Ruồi trâu , trở thành anh chàng Ruồi trâu với những chiếc ca-vat lịch sự, những lời châm chọc đáng ngờ, với một miệng lưỡi cay độc và với cô vũ nữ của anh ta...Không, không ! Đó là kết quả ghê gớm mà vô nghĩa của trí tưởng tượng của chị. Chị đã làm thương tổn trái tim mình bằng những ảo tưởng trống rỗng - Ac-tơ chết rồi !
Có người khẽ gọi ngoài khung cửa.
- Tôi có thể vào được không ?
Giêma giật mình đến nỗi đánh rơi tấm ảnh xuống đất. Ruồi trâu khập khiễng bước vào phòng, nhặt lấy tấm ảnh đưa cho chị.
Chị nói :
- Ông làm tôi sợ quá !
- Xin...xin bà tha lỗi . Có lẽ tôi làm phiền bà ?
- Không, tôi đang soạn lại những đồ vật cũ.
Giêma ngập ngừng một lát rồi đưa cho anh tấm ảnh :
- Ông thấy cậu bé này thế nào ?
Và trong lúc Ruồi trâu ngắm tấm ảnh, Giêma theo dõi anh, cân não hết sức căng thẳng, dường như tất cả cuộc đời chị là do vẻ mặt anh quyết định. Nhưng Ruồi trâu chỉ cau mày có vẻ phê phán và nói :
- Bà đã ra cho tôi một bài toán khó, tấm ảnh đã phai màu và nói chung thì khuôn mặt trẻ con thì rất khó phán đoán. Nhưng tôi tưỏng rằng cậu bé này sẽ trở thành một kẻ bất hạnh. Và điều khôn ngoan nhất cho cậu ấy là cứ nên trẻ con như thế này mãi, đừng thành người lớn nữa.
- Tại sao thế ông ?
Bà thử nhìn xem đường môi dưới đây. Có thể thấy được tính cách của cậu ta : cái gì đau khổ , cái gì dối trá là dối trá. Trong thế giới của chúng ta, những người như thế.không sống được. Thế giới này cần có những người chỉ biết nghĩ đến công việc của mình.
- Bức ảnh không gợi cho ông nhớ tới ai ư ?
Ruồi trâu nhìn kỹ bức ảnh :
- Phải. Lạ thật ! ...Phải ! Tất nhiên là giống..
- Giống ai thế ông ?
- Giông Hồng...Hồng y giáo chủ Mông-ta-ne-li. Có lẽ đức Hồng y giáo chủ thanh liêm này có cháu gọi bằng bác chăng ? Xin bà cho hỏi , đây là ai ?
- Đây là tấm ảnh thủa nhỏ của một người bạn mà tôi nói với ông hôm nào...
- Người mà bà đã giết có phải không ?
Giêma bất giác rùng mình. Ông ta thốt ra câu nói ghê rợn ấy một cách dễ dàng và tàn nhẫn quá !
- Phải, người...tôi đã giết...nếu anh ta chết thật.
- Nếu ư ?
Giêma dán mắt vào gương mặt Ruồi trâu :
- Đôi lúc tôi vẫn còn hoài nghi. Người ta không tìm thấy xác anh ấy. Có lẽ anh ấy cũng bỏ trốn sang Nam Mỹ giống như ông.
- Có thể tin là không. Nếu nghĩ như thế bà sẽ vẫn rất khổ tâm. Trong đời tôi , tôi đã từng đưa biết bao nhiêu người xuống địa ngục, nhưng xin bà hãy tin rằng nếu tôi biết do lỗi tại tôi mà có một sinh linh nào được sang Nam Mỹ thì tôi sẽ không sao ngủ yên...
Giêma nắm chặt tay, tiến lại gần và ngắt lời anh :
- Nghĩa là ông cho rằng nếu người đó không chết đuối...mà lại trải qua những cảnh ngộ như ông thì người đó vĩnh viễn không bao giờ trở lại và không sao quên được chuyện cũ có phải không ? Ông cho rằng người đó không thể nào có lòng tha thứ hay sao ? Ông nên biết rằng chính tôi cũng đã phải trả một giá nào đó ! Ông thử nhìn xem !
Giêma lật mái tóc dày lên khỏi trán. Giữa những mớ tóc đen nhánh lộ ra một mớ tóc bạc lớn. Sau một hồi im lặng , Ruồi trâu chậm rãi nói :
- Tôi nghĩ rằng những người đã chết thì cứ nên vẫn là những người đã chết. Khó mà quên đi được dĩ vãng và nếu tôi ở địa vị người bạn đã chết của bà thì tôi cứ tiếp tục làm một người đã chết. Dù là quỷ có hoàn hồn thì cũng chỉ là một bóng ma ghê rợn.
Chị cất tấm chân dung trở lại vào ô kéo, mà khoá lại.
- Chủ thuyết đó của ông khắc nghiệt quá. Thôi, bây giờ ta nói chuyện khác đi.
- Tôi đến để bàn với bà một việc nhỏ, và nếu bà cho phép , thì ta xem đó là một câu chuyện riêng. Tôi mới nghĩ ra một kế hoạch công tác.
Giêma kéo ghế lại gần bàn, ngồi xuống.
Ruồi trâu bắt đầu nói bằn một giọng trơn tru, không chút nói lắp:
- Bà có ý kiền gì về bản dự thảo luật báo chỉ?
- Ý kiến tôi à? Tôi nghĩ đạo luật đó có rất ít giá trị, nhưng thà có nửa chiếc bánh còn hơn không có tí bánh nào.
- Lẽ dĩ nhiên. VẬy nghĩa là bà định làm việc cho một trong những tờ báo mới mà mấy vị tốt bụng ở đây đang chuận bị xuất bản tại đây ?
- Phải , tôi tính làm việc đó. Khi sắp ra một tờ báo thường sẽ có rất nhiều công việc cụ thể như: tìm nhà in, bố trí lưu hành báo và...
- Bà định cứ tiếp tục phao phí những năng khiếu tríu tuệ của mình như thế đến bao giờ ?
- Tại sao lại "phao phí"?
- Vì nó là phao phí. Hẳn bà cũng thừa hiểu rằng bà còn thông minh ơn cả số lớn những người đàn ông đang cùng làm việc với bà. Vậy mà bà cứ để cho họ biến bà thành một người lao công tạp vụ, một người đầu sai. Về mặt trí tuệ, so với bà thì Gơratxini và Gali kém xa và chỉ là học trò. Vậy mà bà cứ chịu ngồi sửa các bản in thử những bài viết của họ như một chân thư ký sửa bài ở nhà in.
- Trước hết, không phải tôi chỉ toàn làm công việc sửa bản in thử, và thứ nữa , tôi có cảm tưởng là ông quá khen năng lực của tôi. Tôi chẳng có năng lực gì lỗi lạc như ông tưởng.
Ruồi trâu bình tĩnh trả lời:
- Nào tôi có bảo là lỗi lạc đâu. Điều quan trong hơn nhiều là bà có những năng lực vững vàng và chắc chắn . TRong các phiên họp tẻ ngắt của ban chấp hành, chính bà luôn luôn là người vạch rõ được những chỗ yếu trong lập luận của từng người.
- Đối với những người khác, ông chưa công bằng. Chẳng hạn như Mactini có đầu óc rất logic. Phabơritxi và Lega đều rất có năng lực, điều đó không còn nghi ngờ gì ữa. Cồn như Gơratxini thì có lẽ ông ta hiểu tình hình thống kê kinh tế của nước Ý sâu sắc hơn bất cứ một quan chức nào trong nước.
- Như thế cũng chưa lấy gì làm nhiều lắm. Nhưng thôi, ta đừng bàn đến họ và năng lực của họ nữa. Sự thực vẫn là : với tài năng của bà, bà có thể làm được những việc quan trọng hơn và ở cương vị có trách nhiệm lơn hơn hiện nay.
- Tôi rất băng lòng về vị trí của tôi; tuy công việc tôi đang làm không có nhiều giá trị lắm, có lẽ vâyk, nhưng tất cả chúgn tôi ai làm được gì thì đề ucố gắng làm.
- Bà Bôla, chúng ta không nên khen nhau và nhún nhường với nhau mãi làm gì. Xin bà cứ thật thà trả lời cho tôi biết : bà có thừa nhận rằng hiện những việc mà bà đang tận dụng trí não của mình để làm, lẽ ra có thể dành cho những người khém hơn bà làm được không ?
- Nếu ông cứ ép tôi trả lời, thì tôi bả rằng : có, ở mức nhất định.
- Vậy tại sao bà lại cứ để yên tình trạng như vậy ?
Không có tiếng trả lời.
- Tại sao bà lại cứ để yên ?
- Vì ...tôi không có cách nào khác.
- Tại sao vậy ?
Chị nhìn Ruồi trâu bằng con mắt trách móc:
- Ông chẳng tế nhị chút nào...tại sao lại cứ ép tôi phải trả lời .
- Nhưng dù sao bà vân cứ phải cho tôi biết vì lẽ gì chứ
- ĐÃ thế thì tôi xin trả lời rằng: tại vì đời tôi đã tan nát rồi. Hiện nay tôi không còn đủ nghị lực làm một việc gì ra hồn nữa. Tôi chỉ còn xứng đáng làm con bò kéo xe cách mạng và làm những tác lao công tạp vụ cho đảng được thôi. Ít nhất tôi cũng đã tận tâm làm tròn nhiệm vụ ấy, và cho dù tôi không làm nữa thì cũng phải có người nào khác làm.
- Vâng , tất nhiên cũng phải có ngừơi nào khác làm, nhưng không nhất thiết một người cư slàm mãi việc ấy.
- Đại thể tôi chỉ làm được có thế thôi.
Ruồi trâu lim dim mắt nhìn chị một cách khó hiểu. Giêma ngẩng đầu.
- Ta quay lại đề tài cũ mất rồi, lẽ ra ta cần bàn công việc gì mới kìa ma. Tôi bảo đảm với ông rằng nếu cứ bàn rằng tôi có thể làm được việc này việc nọ, thì sẽ chỉ vô ích thôi. Tôi sẽ chẳnt làm được đâu. Nhưng tôi có thể giúp ông suy nghĩ về kế hoạch. VẬy kế hoạch của ông là gì ?
- Đầu tiên bà bảo nếu tôi có gợi ý giao việc gì cho bà thì cũng chỉ là vô ich, thế rồi bà lại hỏi tôi định gợi ý công tác gì. Không những tôi cầ bà nghĩ kế hoạch giúp tôi mfa tôi còn cần bà giúp thực hiện kế hoạch nữa kìa.
- ông cứ nói xem việc gì đã, rồi sau ta sẽ bàn.
- Trước hết tôi muốn hỏi xem bà có nghe tin gì về những mưu toan khởi nghĩa ở vùng Venexia không ?
- Từ khi có đại xá đến nay , tôi chỉ nghe nói tới hai chuyện : một là chuyện chủan bị khởi nghĩa nói chung, và hai là về những âm mưu của phái Xanphêdich. Nhưng e rằng tôi hoài nghi cả hai chuyện đó .
- Trong số lớn trường hợp, tôi cũng nghĩ như bà, nhưng giờ đây tôi đang nói đến một tình hình là trong toàn bộ một tỉnh thực sự đang có việc nghiêm chỉnh chủân bị khởi nghĩa để chống lại người Áo. Trong những nước thuộc Giáo hoàng - đặc biệt là trong Bốn ĐẶc khu , rất nhiều bạn thanh niên đang bí mật chủân bị vượt biên giới để tình nguyện gia nhập nghĩa quân. Bạn bè của tôi ở Rômânh báo cho biết rằng...
Chị ngắt lời :
- Xin ông cho biết, liêu ông có hoàn toàn chắc chắn là những bạn bè của ông có thể tin cậy được không ?
- Hoàn toàn chắc chắn. Tôi có quen biết riêng với họ và đã từng làm việc với họ.
- Nghĩa là, họ cũng cùng một "nhóm bí mật" với ông chứ ? Mong ông tha thứ cho sự hoài nghi của tôi, nhưng thường tôi vẫ có chút nghi ngời đối với tính chính xác trong những thông tin của các đoàn thể bí mật. Tôi có cảm tưởng rằng cái thói quen mà ...
Anh cắt ngang:
- Ai bảo bà rằng tôi là người của một "nhóm bí mật"?
- Không ai bảo, tự tôi đoán thế
- À
Anh ngả lưng vào ghế, cau mày nhìn chị. Một lát sau anh nói:
- BÀ có luôn luôn đoán mò những việc riêng của ngươi fkhác không đấy ?
- Tôi rất hay suy đoán. Tôi có đôi chút đầu óc quan sát và cũng có thói quen tìm ra mối liên hệ giữa các sự việc. Nói như vậy để khi ông muốn giấu tôi một điều gì đó, thì xin ông hãy coi chừng tôi.
- Việc bà biết công ciệc của tôi, điều đó không can hệ gì lắm, miễn là không đi quá xa. Tôi hi vọng là chuyện ấy còn chưa đến nỗi...
Chị ngẩng cao đầu, với vẻ nửa ngạc nhiên nửa giận dỗi:
- Vấn đè ấy dứt kháot là thừa.
- Tất nhiên tôi biết bà không đi nói với người ngoài, nhưng có thể bà nói với những người trong đảng của bà...
- ĐẢng căn cứ vào sự thực chứ không căn cứ vào những sự phỏng đoán và tưởng tượng của cá nhân tôi. Lẽ dĩ nhiên tôi chưa hề bao giờ nói chuyện nfy với một ai
- CẢm ơn bà, vạy có bao giờ bà đoán tôi thuộc nhóm bí mật nào không ?
- Tôi mong rằng... - mà ông không được mếch lòng về tính thẳng thắn của tôi đâu nhé, bởi vì chuyện này là do chính ông tự khơi ra, phải không ạ..- tôi rất mong rằng ông không thuộc nhóm "Dao găm"
- Sao bà lại mong thế ?
- Bởi vì ông thích hợp với nhữgn việc tối đẹp hơn
- Tất cả chúng ta đều thích hợp những việc tốt đẹp hơn bất kể đã từng làm viêc gì. Câu bà nói cũng chính là để trả lời cho bà. Nhưng tôi không thuọc nhóm Dao găm mà llại thuộc nhóm "Thắt lưng đỏ. Nhóm này vững vàng hơn nhiều và tiến hành công việc cũng nghiêm chỉnh hơn.
- Ý ông muốn nói công việc đâm chém chắng ?
- Phải , cả công việc đó nữa. Dao găm là một vật rất có ích theo kiểu của nó, nhưng chỉ có ích nếu đằng sau nó có một bộ máy tuyên truyện tốt và có tổ chưc. Chính là ở chỗ ấy tôi không thích các nhóm khác. Họ tưởng rằng dao găm có thể giải quyết được mọi khó khăn trên thê giới này, và đo slà một sai lầm. Dao găm có thể giải quyết được khá nhiều chuyện, nhưng không phải là tất cả.
- ông có thật lòng tin rằng dao găm có thể giải quyết được vấn đề gì không ?
Anh ngạc nhiên nhìn chị .
Chị nói tiếp:
- Tất nhiên, nhất thời dùng đao găm có thể laọi trừ được một khó khăn cụ thể nào đó do một tên mật thám lợi hại hoặc một viên quan lại gian ác nào đó gây ra. Nhưng trừ xong được trở ngại này thì liêu j có tạo ra nhiều trở ngại khác tệ hại hơn không ? đó lại là vấn đề khác. Tôi thiêt stưởng chuyện ấy có thể giống như câu chuyện ngụ ngôn chưa quét dọn sạch nhà thì bầy mà đã đến . Bởi vì cứ mỗi một lần ám sát lại càng làm cho cảnh sát thêm hung hãn và càg làm cho quần chúng quen nhờn với hung tàn và bạo lực, trạng thái cuói cùng của cộng đồng có thể lại tệ hơn lúc ban đầu.
- Vậy theo bà khi cách mạng xảy tới thì điều gì sẽ điễn ra ? Bà có cho rằng lúc ấy nhân dân chẳng cần phải làm quen với bạo lưcu không ? Chiến tranh là chiế tranh chứ
- Đúng thế, nhưng một cuộc cách mạng công khai lại là một chuyện khác. Cách mạng chỉ là một sự kiện nhất thời trong sinh hoạt của nhân đân và đo slà cái giá chúng ta phải trả cho mọi bước tiến bộ . Dĩ nhiên , trong mọi cuộc cách mạng, những huyện haic hùng là không sao tránh khỏi , nhưng đó cũng chỉ là những sự việc cá biệt , những hiện tượng đặc biệt trong một thời điểm đặc biệt mà thôi. Điều kinh khủng nhất là để cho việc đam chém bừa bãi trở thành thói quen. Dân chúng quen thấy chuyện ấy diễn ra như cơm bữa, và làm cho người ta không thấy sinh mệnh con người là thiêng liêng nữa. Tôi không được đến Rô manha nhiều, nhưng đoi chút gì tôi thấy được ở dân chúng nơi đo svẫn ho tôi một ấn tượng là họ đã có hoặc đang sắp có một thó quen máy móc về bạo lực.
- Dù thói quen đó vẫn còn hơn là thói quen máy móc bảo sao nghe vậy và cúi đầu khuất phuc.
- Tôi không nghĩ thế. Mọi thói quen máy móc đều có mặt xấu, mặt nô lệ của nó, riêng thói quen này lại còn hung tàn nữa. Dĩ nhiên, nếu ông coi công việc của nhf hoạt động cách mạgn chỉ thuầnt uý nhằm giành giật vài sự nhượng bộ nhất định từ phía chính phủ, thì tất nhiên , ông sẽ cho nhóm bí mật và sao găm là những vũ khí tốt nhất, bởi vì các chính phủ không sợ cái gì bằng hai thứ này. Nhưng , nếu ôn nghĩ theo cách tôi nghĩ, rằng ép buộc chính phủ không phải là cứu cánh , mà chỉ là phương tiện để đạt mục đích, còn điều chúng ta thực sự cần cải tạo là mối quan hệ giữa người với người , thì ông sẽ tiến hành công việc theo cách khác hẳn. Nếu tập cho những người không có học thức quen nhìn cảnh đổ máu, thì đó không phải là cách làm cho người ta biết nâng cao giá trị sinh mệnh con người.
- Thế còn vấn đề nâng cao giá trị của tôn giáo.
- Tôi không hiểu.
Ruồi trâu mỉm cười:
- Tôi với bà bất đồng ý kiến ở chõ nhìn nhận căn nguyên mọi tai hoạ xảy ra. Theo ý kiến bà thì căn nguyên là ở chỗ thiếu coi trọng giá trị sinh mệnh con người...
- Nói đúng hơn là thiếu coi trọng cái thiêng liêng về nhân tính của con người.
- Cái đó tuỳ bà. Còn theo ý kiên tôi, nguyên nhân chủ yếu của mọi rối loạn và sai lẩm của chúng ta là một cănh bệnh tinh thần mà người ta gọi là tôn giáo.
- ông có định nói cụ thể một tôn giáo nào không ?
- Ồ không, đó chỉ là vấn đề triệu chứng bên ngoài mà thôi. Còn chính bản thân căn bệnh là cái mà người ta gọi là thái độ tôn giáo của nhận thức, là một nhu cầu bệnh hoạn của con người muốn tìm một cái gì để thờ phụng, để thần thánh hoá và để cúi đầu bái lạy. Cái đó là cái gì , là Giêsu, là phật hay là thứ tôtem mông muội , sự khác nhau đó không quan trọng lắm. Dĩ nhiên bà sẽ không đồng ý với tôi. Bà có thể là người vô thần, là người theo thuyết bất khả tri hay là gì gì đi nữa, nhưng đứng cách bà năm bước tôi vẫn có thể thấy tâm tính tôn giáo của bà. Nếu ta tranh luận vấn đề này thì cũng vô bổ . Nhưng nế bà tưởng rằg tôi chỉ coi sử dụng dao găm là một phương pháp để thanh toán những tên quan lại gian ác thì bà đã rất ai lầ. không, đó Trước hết là một phương tiện, và , theo tôi, là môộ phương tiện tốt nhất ,để đánh đổ uy tín của Giáo hội và để làm cho dân chúng có thói quen coi những kẻ đại biểu của giới giáo sĩ chỉ là một lũ giòi bọ.
- Nhưng kh ông đạt tới đích đó, khi ông thức tỉnh được con thú dữ đang thiu thiu ngủ trong mỗi con người và thúc nó xổ và giáo hội , thì lúc ấy...
- Thì lúc ấy tôi có thể nói rằng tôi đã làm xong một công việc làm nên giá trị cuộc đời tôi.
- Vậy té ra công việc mà ông nói hôm ấy tức là công việc này đó ư ?
- Phải , đúng thế.
Chị rùng mình, quay đi.
Ruồi trâu ngước nhìn chị với một nục cười và nói:
- Bà đã thất vọng về tôi rồi hay sao ?
- không , không chính xác như vậy. Tôi nghĩ là... tôi ..hơi sợ ông.
Một lát sau, Giêma quay lại nhìn anh và nói với một giọng bàn bạc công việc như bình thường.
- Phải , tranh luận làm gì, vô cíh. Quan điểm của chúgn ta khác nhau xa quá. Chẳng hạn như tôi thì tin tưởng vào tuyên truyền, tuyên truyền nữa, tuyên truyền mãi, và tin tưởng vào một cuộc khởi nghĩa công khai, khi có thể tiến hành được.
- Vậy hãy quay lại kế hoạch của tôi. Kê shoach đó chỉ liên quan phần nào đến tuyên truyền nhưng với khởi nghìa thì nó co sliên quan nhìêu hơn.
- Vậy ư ?
- Như tôi đã nói với bà là có rất nhiều người tình nguyện hiện đang từ Rômanha kéo sang tham gia với dân Venêixia. Chúng tôi chưa biết bao giờ cuộc khởi nghĩa sẽ nổ ra. Có lẽ sau thu hoặc đông này. Nhưng cần phải vũ trang cho các đội tình nguyện để hô một tiếng là họ lập tức đổ xuống đồng bằng ngay. Tôi phụ trách việc bí mật chuyên chở vũ khí và đạn dược vào lãnh địa Giáo hoàng cho họ...
- Khoan đã. Xin ông cho biết làm thế nào ông lại cộng tác được với họ. Những người hoạt động cách mạc ở Lôm bacdia và Venêxia hiện đều đang tán thành Giáo hoàng mới. Họ ủng hộ những cuộc cải cách tự do, cùng kê fvai sát cánh với phong trào tiến bộ trong Giáo hội. Một người chống giáo sĩ không khoan nhượng như ông làm sao hoà jhợp với họ được.
Ruồi trâu nhún vai:
- Miễn họ làm được việc là đủ rồi. Còn họ muốn chơi con búp bê giẻ rách nào, cái đó có can hệ gì đến tôi ? Lẽ dĩ nhiên, họ sẽ dùng Giáo hoàng làm bụ nhìn giữ dưa. Nhưng một khi cuộc khơở nghĩa vẫn cứ tiến hành được thì điều đó có lo gì ? ĐÁnh chó thì gậy nào mà chẳng đánh được, và bất cứ lời ho hào nà kêu gọi được nhân dân nôổ dậy chống Áo thì cũng đề tốt cả.
- Vậy ông muốn tôi giúp việc gì ?
- Chủ yếu là bà giúp tôi chuyên chở vũ khí qua biên giới.
- Nhưng tôi làm sa ođược việc ấy ?
- Bà chính là người có thể làm việc vấy tôt hơn ai hết. Tôi định mua vũ khí bên Anh, nhưng khi tính chuyện mang về thì thấy rất gian nan. Không thể chở qua được bất kỳ một hải cảng nào trong lãnh địa Giáo hoàng, vì tế phải chở qua Tôxcan, rồi từ đó xuyên qua dãy núi Apenanh.
- Nhưng như vậy thì ông sẽ phải vượt qua biên giới đến hai lần.
- Phải nhưng không còn con đg nào khác. Một món hàng lậu to như thế phải chở đến một bến có thương mại thì mới được. Còn cảng Trivita Vêchkia thì, như bà đã biết, ở đó ra vào cảng nhiều nhất cũng chỉ có ba thuyền buồm và một thuyền đánh cá. Nếu đưa được hàng đến Tôxcan thì tôi sẽ đảm nhiệm chuyển qua biên giới lánh địa Giáo hoàng. Các đồng chí của tôi thuộ lòng từng con đg đọc đạo trên núi, và chúng tôi có nhiều chỗ cất giấu được vũ khí. Khó khăn chính là làm sao đưa hnàg theo đg biển đên sLivoócno . Tôi không cso liên lạc với những người buôn lậu ở đo. Các vị hình như có liên lạc với họ thì phải.
- ông cho tôi nghĩ năm phút.
Chị cúi mình về phía Trước, khuỷu tay chống lên đầu gối để tỳ cằm. Im lặng một lát, chị ngước nhìn anh:
- Có thể là tôi giúp ông được phần nào trong công việc ấy. Nhưng Trước khi đi vào cụ thể, xin ông trả lời cho một câu hỏi: ông có thể hứa với tôi rằng việc này sẽ không liên quan tới giết chóc hoặc bất kỳ loại bạo lực bí mật nào , hay không ?
- Lẽ tự nhiên. Tô không bao giờ yêu cầu bà tham gia và việc gì mà bà không tán thành , điều đó thì khỏi nói rôi.
- Bao giờ ông cần tôi trả lời dứt khoát.?
- Thời giờ gấp rồi, nhưng tôi có thể đợi vài ngày
- Chiều thứ7 này ông có rỗi không ?
- Để toi tính thử xem...hôm nay là thứ năm...vâng , đến thứ bảy thì tôi rỗi.
- Vậy mời ông cứ đến đây. Tôi suy nghĩ kỹ rồi sẽ trả lời dứt khoát với ông.
Chủ nhật sau , Giêma gửi cho ban chấp hành chi bộ đảng Matdini ở Phơlô răngxơ một bức thư báo tin rằng chị định đảm nhiệm một công tác chính trị đặc biệt, nên trong mấy tháng tới chị không thể tiến hành được công tác mà trừ Trước đến nay chị vẫn phụ trách trước đảng.
Bức thư của Giêma có gây ra ít nhiều ngạc nhiên trong ban chấp hạnh, nhưng không một ai phản đối cả. Họ đều tin chắc nếu bà Bôla đã làm một việc đột ngột như thế thì hẳn là có lý do rất chính đáng, vì qua nhiều năm các đảng viên trong đảng đều rất biết Giêma là người đáng tin cậy.
Với Mactini thì Giêma nói thẳng thắn rằng chị nhận giúp đỡ Ruồi trâu trong một "công tác biên giới". Chị đã nói Trước với Ruồi trâu rằng chị có quyền thành thật đến một chừng mực nhất định với người bạn cũ này. Chị không muốn giữa hai ngưòi có sự hiểu lầm hoặc có những cảm giác đau xót do nghi ngờ va giấu giếm gây ra. Chị cho rằng chị có nhiệm vụ phải chứng tỏ được cho Mactini thấy là mình tín cẩn anh ấy. Tuy Máctini không bình luận gì cả khi được chị cho biết, nhưng Giêma thấy rõ , mặc dù không biết vì đâu , rằng khi nghe tin anh đã rất đau lòng.
Hai người ngồi trong sân hiên nhà Giêma, đang nhìn ra những mái nhà đỏ lô xô đến tận Phiêdôlê. Sau một hồi lâu im lặng, Máctini đứng dậy đi bách bộ trong sân. Anh thọc hai tay vào túi, vừa đi vừa huýt sao miệng, - một dấu hiệu chắc chắn cho thấy lòng anh đang xao xuyến.
Giema ngồi nhìn Máctini một lát. Cuối cùng chị bảo:
- Trêdarê, chắc anh lo lắng về việc này. Anh không vui như thế làm tôi cũng rất phiền lòng. Nhưng tôi chỉ quyết định khi nào tôi thấy là đúng.
Vẻ ủ dột, Máctini đáp:
- tôi không lo về công việc chị làm đâu. Việc đó tôi chẳng biết tý gì cả, nhưng tô inghĩ nếu chị đã thuận ý tham gia thì chắc là việc đó sẽ ổn cả thôi. Tôi chỉ không tin cậy con người ấy thôi.
- Tôi thấy anh vẫn hiểu lầm ông ấy. Trước kia tôi cũng thế, cho tới khi hiểu được ông ấy nhiều hơn. Tuy chưa phải là một người hoàn toàn, nhưng ông ấy tốt hơn anh tưởng nhiều.
- Có thể như thế lắm.
Anh lặng lẽ đi đi lại lại trên sân. Một phút sau anh bỗng đứng dừng lại bên cạnh chị.
- Giêma, chị hãy thôi đi. Chị thôi đi kẻo muộn. Chị đừng để cho con người ấy lôi kéo vào những công việc mà sau này lại phải hối hận.
Chị dịu dàng đáp:
- Trêdarê, sao anh lai nói thế. không ai lôi kéo được tôi và bất kỳ chuyện gì. Tự tôi suy nghĩ kỹ và quyết định việc này theo ý nguyện của chính mình. Anh không ưa Rivarét, tôi biết , nhưng đây là vấn đề chính trị chứ không phải là vấn đề cá nhân.
- madonna , bà hãy thôi đi. Đó là một con người nguy hiểm. Hắn giấu giếm, độc ác và bất nhẫn ...và hắn đã yêu bà.
Chị co người lại.
- TRêdarê, sao anh tưởng tượng ra được những chuyện kỳ quặc thế.
Máctini nhắc lại:
- Hắn đã yêu bà. Bà đuổi hắn đi thôi, madonna.
- Máctini thân mến, tôi không thể đuổi được ông ấy, mà cũng không thể cắt nghĩa để anh hiểu rõ vì sao. Số phận đã ràng buộc chúng tôi lại với nhau mà không phài do ý muốn hay hành động nào của chúng tôi.
Mactini mệt mỏi trả lời:
- Nếu đã ràng buộc với nhau, thì tôi không thể nói thêm gì nữa.
Mactini lấy cớ bận việc để ra về, và anh đi lang thang cả mấy tiếng đồng hồ trên các đường phố lầy lội. Chiều hôm ấy, thế giới với anh thật là đen tối. Anh chỉ có một vật báu nhỏ nhoi duy nhất, vậy mà con người giảo hoạt ấy từ đâu đến đã lẻn và đoạt trộm mất rồi.
- Ông lại định tấn công vị Hồng y tội nghiệp này nữa ? - Ricácđô hỏi , gần như bực túc.
- Ông bạn thân mến ạ , sao ông cư.....mãi giao tiếng o...oan cho tôi thế ? Phi cơ đốc giáo đấy nhé , tôi đang chuẩn bị 1 bài tiểu luận về khoa thần học hiện đại cho một tờ báo m...m...mới đây!
- Báo nào vậy ? - Ricácđô hoài nghi giương mắt nhìn Ruồi trâu : đã có nguồn tin nửa bí mật nửa công khai nói rằng luật báo chí mới đã được dự thảo , và phe Đối lập đang chuẩn bị cho ra mắt 1 tờ báo cấp tiến làm chấn động thành phố , nhưng về mặt hình thức , đó vẫn là bí mật.
- Nhật báo " Kẻ lừa đảo " , dĩ nhiên , hay tờ " Lịch Giáo hội " cũng vậy.
- S....suỵt ! Rivarex , chúng ta đang làm ồn người khác đấy!
- Được , vậy hãy vùi đầu vào khoa giải phẫu của ông đi , đó là việc của ông và đ...để tôi yên với khoa th....thần học....của tôi.Tôi sẽ kh....không can thiệp vào việc trị liệu các xương gãy của ông đâu , dù tôi biết nhiều ca gãy xương q...q...quý giá hơn các ca của ông nhiều.
Ruồi trâu ngồi xuống với tuyển tập của những bài thuyết giáo , vẻ mặt càng căng thẳng , đăm chiêu. Một trong những nhân viên thư viện đến bên anh :
- Ông Rivarex ! Hình như ông có ở trong đoàn thám hiểm của Đuy-prê đi khám phá các phụ lưu của sông Amadôn phải không ? Mong ông vui lòng giúp đỡ hộ chúng tôi khó khăn này : một bà muốn mượn bản tường thuật cuộc thám hiểm đó , nhưng bản tường thuật đã đem đi đóng rồi.
- Bà ấy muốn biết những gì ?
- Chỉ hỏi năm nào cuộc thám hiểm bắt đầu , và khi nào thì băng qua Ê-cu-a-đo thôi ạ ?
- Cuộc thám hiẻm cuất fát từ Pa-ri , mùa thu 1837 băng qua Qui-tô vào tháng 4 năm 1838. Chúng tôi ở Braxin 3 năm , sau đó xuống Ri-ô và trở lại Pa-ri hè năm 1841. Bà ấy có muốn biết ngày của từng cuộc khám phá không ?
- Không , cám ơn ông , chỉ bấy nhiêu thôi. Tôi đã ghi được cả vào đây rồi ạ . Bep-pô , đưa hộ tờ giấy này cho bà Bôla. Cám ơn ông rất nhiều , ông Rivarex ạ , và cho tôi xin lỗi đã làm phiền ông.
Ruồi trâu ngả người ra ghế nhíu máy nghĩ ngợi.Giêm-ma muốn biết những ngày ấy để làm gì cơ chứ ? Sao lại chỉ cần biết thời gian họ đi qua Ê-đu-a-đo cơ nhỉ?...
Giêm-ma trở về nhà với mảnh giấy trong tay. Tháng tư , 1838 ...và Athơ chết tháng năm , 1833...Năm năm....
Chị chầm chậm đi tới đi lui trong phòng , qua mấy ngày mất ngủ , những quầng thâm đã xuất hiện dưới mắt chị . Năm năm...và " một gia đình cực kỳ sang trọng "...và " người mà anh ta hằng tin yêu nhất đã lừa dối anh ta ..." đã lừa dối anh ta....và anh ta đã tìm ra....
Chị dừng bước, hai tay bưng lấy đầu. Không, nghĩ thế hoàn toàn là điên rồ ! Không thể thế được...Thế thực là hoang đường ...Mà lúc đó đã mò tìm kỹ khắp bến tàu rồi !
Năm năm....Và lúc bị gã thuỷ thủ đánh thì ông ấy mới "chưa đầy hai mươi mốt tuổi"...Nghĩa là ông ấy bỏ nhà ra đi năm mười chín tuổi. Chính ông ấy nói " một năm rưỡi". Còn đôi mắt xanh biếc và những ngón tay hấp tấp ấy ? Và tại sao ông ấy lại căm ghét Mông-ta-ne-li ghê gớm đến thế ? Năm năm...Năm năm...Nếu biết chắc chắn rằng Ac-tơ đã chết đuối, nếu chính mắt chị được trông thấy thi hài Ac-tơ ...thì vết thương xưa cũ ấy sẽ có ngày lành lặn và kỷ niệm đau đớn sẽ thôi không dày vò chị và chừng hai mươi năm sau chị có thể quay nhìn lại quá khứ mà không chút kinh hoàng.
Cả một thời thanh xuân chị đã bị ý nghĩ ấy đầu độc. Ngày lại ngày, năm lại năm, chị đã kiên quyết đấu tranh chống lại sự cắn rứt lương tâm. Chị không ngừng nhủ thầm rằng mình sẽ phụng sự cho tương lai, không ngừng bưng tai nhắm mắt, cố tránh những bóng ma âm thầm của dĩ vãng. Nhưng ngày qua tháng lại, hình ảnh người gieo mình xuống biển tự tử bị cuốn ra biển cả vẫn cứ ám ảnh chị, trong lòng chị vẫn vang lên tiếng sóng dạt dào, tiếng kêu chua xót mà chị không sao dập tắt nổi :"ta đã giết Ac-tơ ! Ac-tơ chết rồi !". Đôi lúc chị có cảm giác rằng gánh nợ ấy đã quá nặng đối với chị.
Tuy thế, nếu bây giờ dù có phải hy sinh nửa cuộc đời còn lại để mang được gánh nặng ấy thì chị sẵn sàng hy sinh. Ý nghĩ cay đắng rằng mình đã giết Ac-tơ đã trở nên quen thuộc đối với chị rồi ; tâm hồn chị đã rên xiết quá lâu dưới gánh nặng ấy nên bây giờ không có lý gì để gục xuống nữa. Nhưng nếu chị không đẩy Ac-tơ xuống nước mà dẩy xuống...Giêma gieo mình xuống ghế, hai tay bưng lấy mặt và nghĩ rằng "tất cả cuộc đời mình đã bị cái chết của Ac-tơ ám ảnh như một bóng ma! Ồ mong sao mình chỉ đẩy Ac-tơ xuống chỗ chết thôi, chứ chưa đẩy Ac-tơ tới một cái gì đấy đau khổ hơn cái chết !"
Kiên quyết, không oán thán, Giêma hồi tưởng lại toàn bộ cảnh địa ngục của cuộc đời cũ của Ac-tơ, từng đoạn, từng đoạn một. Cảnh địa ngục ấy hiện ra mồn một trong trí tưởng tượng của chị , y như chính chị đã từng trông thấy và sống ngay trong cảnh đó; nào là một linh hồn trơ trọi đang run rẩy, nào là những nỗi kinh hoàng của cô đơn, nào là những suy nghĩ nhạo báng chua xót hơn cả cái chết, nào là những cơn hấp hối chầm chậm, mòn mỏi và tàn nhẫn.
Nó cũng mồn một y như chính chị đã từng ngồi cạnh anh trong túp nhà tranh bẩn thỉu đó, y như chị đã từng ngồi cùng anh chịu đựng khổ nhục trong những mỏ bạc trong những đồn điền cà phê và trong gánh xiếc rong gớm ghiếc đó.
Gánh xiếc rong...Thôi, ít nhất hãy xua đuổi hình ảnh ấy đi vì nó làm cho người ta có thể phát điên lên được.
Giêma rút ô kéo bàn viết, ngắm nhìn một số vật kỷ niệm mà không bao giờ chị muốn huỷ bỏ. Chị không hay thu góp các kỷ niệm nhớ nhung nhỏ nhặt nhưng dù sao chị vẫn giữ lại một vài thứ : đó là một sự nhượng bộ đối với một nhược điểm mà Giêma vẫn kiên quyết đè nén trong người. Rất ít khi chị cho phép mình ngó tới ô kéo ấy.
Đây là những vật chị gìn giữ : bức thư đầu của Giô-va-ni những bông hoa nằm trong bàn tay đã chết của Giô-va-ni, mớ tóc của đứa con chị, một chiếc là khô trên mồ cha chị. Ở đáy ô kéo là tấm ảnh độc nhất của Ac-tơ - tấm ảnh lúc Ac-tơ lên mười.
Giêma ngồi sụp xuống ghế và ngắm mãi mái tó mơn mởn xinh xắn, ngắm mãi cho tới khi hình ảnh chàng trai Ac-tơ hiện ra trước mắt chị mới thôi. Giờ đây bộ mặt Ac-tơ hiện ra nét quá ! Đôi môi nhạy cảm, mắt to và chân thành gương mặt trong sáng vô ngần - tất cả những cái đó khắc vào trí nhớ của chị sâu đến nỗi chị tưởng chừng như Ac-tơ chỉ mới chết hôm qua. Và những giọt lệ rưng rưng đã từ từ che mờ bức ảnh trước mắt chị.
Tại sao chị lại có ý nghĩ như thế ? Giam cầm linh hồn sáng láng và siêu thoát ây trong bùn lầy và đau khổ của cuộc sống thì chẳng phải đã xúc phạm tới thánh thần quý mến Ac-tơ nên mới cho anh ta chết sớm, thà biến thành hư hỏng không cẫn sướng gấp ngàn lần được sống sót và trở thành Ruồi trâu , trở thành anh chàng Ruồi trâu với những chiếc ca-vat lịch sự, những lời châm chọc đáng ngờ, với một miệng lưỡi cay độc và với cô vũ nữ của anh ta...Không, không ! Đó là kết quả ghê gớm mà vô nghĩa của trí tưởng tượng của chị. Chị đã làm thương tổn trái tim mình bằng những ảo tưởng trống rỗng - Ac-tơ chết rồi !
Có người khẽ gọi ngoài khung cửa.
- Tôi có thể vào được không ?
Giêma giật mình đến nỗi đánh rơi tấm ảnh xuống đất. Ruồi trâu khập khiễng bước vào phòng, nhặt lấy tấm ảnh đưa cho chị.
Chị nói :
- Ông làm tôi sợ quá !
- Xin...xin bà tha lỗi . Có lẽ tôi làm phiền bà ?
- Không, tôi đang soạn lại những đồ vật cũ.
Giêma ngập ngừng một lát rồi đưa cho anh tấm ảnh :
- Ông thấy cậu bé này thế nào ?
Và trong lúc Ruồi trâu ngắm tấm ảnh, Giêma theo dõi anh, cân não hết sức căng thẳng, dường như tất cả cuộc đời chị là do vẻ mặt anh quyết định. Nhưng Ruồi trâu chỉ cau mày có vẻ phê phán và nói :
- Bà đã ra cho tôi một bài toán khó, tấm ảnh đã phai màu và nói chung thì khuôn mặt trẻ con thì rất khó phán đoán. Nhưng tôi tưỏng rằng cậu bé này sẽ trở thành một kẻ bất hạnh. Và điều khôn ngoan nhất cho cậu ấy là cứ nên trẻ con như thế này mãi, đừng thành người lớn nữa.
- Tại sao thế ông ?
Bà thử nhìn xem đường môi dưới đây. Có thể thấy được tính cách của cậu ta : cái gì đau khổ , cái gì dối trá là dối trá. Trong thế giới của chúng ta, những người như thế.không sống được. Thế giới này cần có những người chỉ biết nghĩ đến công việc của mình.
- Bức ảnh không gợi cho ông nhớ tới ai ư ?
Ruồi trâu nhìn kỹ bức ảnh :
- Phải. Lạ thật ! ...Phải ! Tất nhiên là giống..
- Giống ai thế ông ?
- Giông Hồng...Hồng y giáo chủ Mông-ta-ne-li. Có lẽ đức Hồng y giáo chủ thanh liêm này có cháu gọi bằng bác chăng ? Xin bà cho hỏi , đây là ai ?
- Đây là tấm ảnh thủa nhỏ của một người bạn mà tôi nói với ông hôm nào...
- Người mà bà đã giết có phải không ?
Giêma bất giác rùng mình. Ông ta thốt ra câu nói ghê rợn ấy một cách dễ dàng và tàn nhẫn quá !
- Phải, người...tôi đã giết...nếu anh ta chết thật.
- Nếu ư ?
Giêma dán mắt vào gương mặt Ruồi trâu :
- Đôi lúc tôi vẫn còn hoài nghi. Người ta không tìm thấy xác anh ấy. Có lẽ anh ấy cũng bỏ trốn sang Nam Mỹ giống như ông.
- Có thể tin là không. Nếu nghĩ như thế bà sẽ vẫn rất khổ tâm. Trong đời tôi , tôi đã từng đưa biết bao nhiêu người xuống địa ngục, nhưng xin bà hãy tin rằng nếu tôi biết do lỗi tại tôi mà có một sinh linh nào được sang Nam Mỹ thì tôi sẽ không sao ngủ yên...
Giêma nắm chặt tay, tiến lại gần và ngắt lời anh :
- Nghĩa là ông cho rằng nếu người đó không chết đuối...mà lại trải qua những cảnh ngộ như ông thì người đó vĩnh viễn không bao giờ trở lại và không sao quên được chuyện cũ có phải không ? Ông cho rằng người đó không thể nào có lòng tha thứ hay sao ? Ông nên biết rằng chính tôi cũng đã phải trả một giá nào đó ! Ông thử nhìn xem !
Giêma lật mái tóc dày lên khỏi trán. Giữa những mớ tóc đen nhánh lộ ra một mớ tóc bạc lớn. Sau một hồi im lặng , Ruồi trâu chậm rãi nói :
- Tôi nghĩ rằng những người đã chết thì cứ nên vẫn là những người đã chết. Khó mà quên đi được dĩ vãng và nếu tôi ở địa vị người bạn đã chết của bà thì tôi cứ tiếp tục làm một người đã chết. Dù là quỷ có hoàn hồn thì cũng chỉ là một bóng ma ghê rợn.
Chị cất tấm chân dung trở lại vào ô kéo, mà khoá lại.
- Chủ thuyết đó của ông khắc nghiệt quá. Thôi, bây giờ ta nói chuyện khác đi.
- Tôi đến để bàn với bà một việc nhỏ, và nếu bà cho phép , thì ta xem đó là một câu chuyện riêng. Tôi mới nghĩ ra một kế hoạch công tác.
Giêma kéo ghế lại gần bàn, ngồi xuống.
Ruồi trâu bắt đầu nói bằn một giọng trơn tru, không chút nói lắp:
- Bà có ý kiền gì về bản dự thảo luật báo chỉ?
- Ý kiến tôi à? Tôi nghĩ đạo luật đó có rất ít giá trị, nhưng thà có nửa chiếc bánh còn hơn không có tí bánh nào.
- Lẽ dĩ nhiên. VẬy nghĩa là bà định làm việc cho một trong những tờ báo mới mà mấy vị tốt bụng ở đây đang chuận bị xuất bản tại đây ?
- Phải , tôi tính làm việc đó. Khi sắp ra một tờ báo thường sẽ có rất nhiều công việc cụ thể như: tìm nhà in, bố trí lưu hành báo và...
- Bà định cứ tiếp tục phao phí những năng khiếu tríu tuệ của mình như thế đến bao giờ ?
- Tại sao lại "phao phí"?
- Vì nó là phao phí. Hẳn bà cũng thừa hiểu rằng bà còn thông minh ơn cả số lớn những người đàn ông đang cùng làm việc với bà. Vậy mà bà cứ để cho họ biến bà thành một người lao công tạp vụ, một người đầu sai. Về mặt trí tuệ, so với bà thì Gơratxini và Gali kém xa và chỉ là học trò. Vậy mà bà cứ chịu ngồi sửa các bản in thử những bài viết của họ như một chân thư ký sửa bài ở nhà in.
- Trước hết, không phải tôi chỉ toàn làm công việc sửa bản in thử, và thứ nữa , tôi có cảm tưởng là ông quá khen năng lực của tôi. Tôi chẳng có năng lực gì lỗi lạc như ông tưởng.
Ruồi trâu bình tĩnh trả lời:
- Nào tôi có bảo là lỗi lạc đâu. Điều quan trong hơn nhiều là bà có những năng lực vững vàng và chắc chắn . TRong các phiên họp tẻ ngắt của ban chấp hành, chính bà luôn luôn là người vạch rõ được những chỗ yếu trong lập luận của từng người.
- Đối với những người khác, ông chưa công bằng. Chẳng hạn như Mactini có đầu óc rất logic. Phabơritxi và Lega đều rất có năng lực, điều đó không còn nghi ngờ gì ữa. Cồn như Gơratxini thì có lẽ ông ta hiểu tình hình thống kê kinh tế của nước Ý sâu sắc hơn bất cứ một quan chức nào trong nước.
- Như thế cũng chưa lấy gì làm nhiều lắm. Nhưng thôi, ta đừng bàn đến họ và năng lực của họ nữa. Sự thực vẫn là : với tài năng của bà, bà có thể làm được những việc quan trọng hơn và ở cương vị có trách nhiệm lơn hơn hiện nay.
- Tôi rất băng lòng về vị trí của tôi; tuy công việc tôi đang làm không có nhiều giá trị lắm, có lẽ vâyk, nhưng tất cả chúgn tôi ai làm được gì thì đề ucố gắng làm.
- Bà Bôla, chúng ta không nên khen nhau và nhún nhường với nhau mãi làm gì. Xin bà cứ thật thà trả lời cho tôi biết : bà có thừa nhận rằng hiện những việc mà bà đang tận dụng trí não của mình để làm, lẽ ra có thể dành cho những người khém hơn bà làm được không ?
- Nếu ông cứ ép tôi trả lời, thì tôi bả rằng : có, ở mức nhất định.
- Vậy tại sao bà lại cứ để yên tình trạng như vậy ?
Không có tiếng trả lời.
- Tại sao bà lại cứ để yên ?
- Vì ...tôi không có cách nào khác.
- Tại sao vậy ?
Chị nhìn Ruồi trâu bằng con mắt trách móc:
- Ông chẳng tế nhị chút nào...tại sao lại cứ ép tôi phải trả lời .
- Nhưng dù sao bà vân cứ phải cho tôi biết vì lẽ gì chứ
- ĐÃ thế thì tôi xin trả lời rằng: tại vì đời tôi đã tan nát rồi. Hiện nay tôi không còn đủ nghị lực làm một việc gì ra hồn nữa. Tôi chỉ còn xứng đáng làm con bò kéo xe cách mạng và làm những tác lao công tạp vụ cho đảng được thôi. Ít nhất tôi cũng đã tận tâm làm tròn nhiệm vụ ấy, và cho dù tôi không làm nữa thì cũng phải có người nào khác làm.
- Vâng , tất nhiên cũng phải có ngừơi nào khác làm, nhưng không nhất thiết một người cư slàm mãi việc ấy.
- Đại thể tôi chỉ làm được có thế thôi.
Ruồi trâu lim dim mắt nhìn chị một cách khó hiểu. Giêma ngẩng đầu.
- Ta quay lại đề tài cũ mất rồi, lẽ ra ta cần bàn công việc gì mới kìa ma. Tôi bảo đảm với ông rằng nếu cứ bàn rằng tôi có thể làm được việc này việc nọ, thì sẽ chỉ vô ích thôi. Tôi sẽ chẳnt làm được đâu. Nhưng tôi có thể giúp ông suy nghĩ về kế hoạch. VẬy kế hoạch của ông là gì ?
- Đầu tiên bà bảo nếu tôi có gợi ý giao việc gì cho bà thì cũng chỉ là vô ich, thế rồi bà lại hỏi tôi định gợi ý công tác gì. Không những tôi cầ bà nghĩ kế hoạch giúp tôi mfa tôi còn cần bà giúp thực hiện kế hoạch nữa kìa.
- ông cứ nói xem việc gì đã, rồi sau ta sẽ bàn.
- Trước hết tôi muốn hỏi xem bà có nghe tin gì về những mưu toan khởi nghĩa ở vùng Venexia không ?
- Từ khi có đại xá đến nay , tôi chỉ nghe nói tới hai chuyện : một là chuyện chủan bị khởi nghĩa nói chung, và hai là về những âm mưu của phái Xanphêdich. Nhưng e rằng tôi hoài nghi cả hai chuyện đó .
- Trong số lớn trường hợp, tôi cũng nghĩ như bà, nhưng giờ đây tôi đang nói đến một tình hình là trong toàn bộ một tỉnh thực sự đang có việc nghiêm chỉnh chủân bị khởi nghĩa để chống lại người Áo. Trong những nước thuộc Giáo hoàng - đặc biệt là trong Bốn ĐẶc khu , rất nhiều bạn thanh niên đang bí mật chủân bị vượt biên giới để tình nguyện gia nhập nghĩa quân. Bạn bè của tôi ở Rômânh báo cho biết rằng...
Chị ngắt lời :
- Xin ông cho biết, liêu ông có hoàn toàn chắc chắn là những bạn bè của ông có thể tin cậy được không ?
- Hoàn toàn chắc chắn. Tôi có quen biết riêng với họ và đã từng làm việc với họ.
- Nghĩa là, họ cũng cùng một "nhóm bí mật" với ông chứ ? Mong ông tha thứ cho sự hoài nghi của tôi, nhưng thường tôi vẫ có chút nghi ngời đối với tính chính xác trong những thông tin của các đoàn thể bí mật. Tôi có cảm tưởng rằng cái thói quen mà ...
Anh cắt ngang:
- Ai bảo bà rằng tôi là người của một "nhóm bí mật"?
- Không ai bảo, tự tôi đoán thế
- À
Anh ngả lưng vào ghế, cau mày nhìn chị. Một lát sau anh nói:
- BÀ có luôn luôn đoán mò những việc riêng của ngươi fkhác không đấy ?
- Tôi rất hay suy đoán. Tôi có đôi chút đầu óc quan sát và cũng có thói quen tìm ra mối liên hệ giữa các sự việc. Nói như vậy để khi ông muốn giấu tôi một điều gì đó, thì xin ông hãy coi chừng tôi.
- Việc bà biết công ciệc của tôi, điều đó không can hệ gì lắm, miễn là không đi quá xa. Tôi hi vọng là chuyện ấy còn chưa đến nỗi...
Chị ngẩng cao đầu, với vẻ nửa ngạc nhiên nửa giận dỗi:
- Vấn đè ấy dứt kháot là thừa.
- Tất nhiên tôi biết bà không đi nói với người ngoài, nhưng có thể bà nói với những người trong đảng của bà...
- ĐẢng căn cứ vào sự thực chứ không căn cứ vào những sự phỏng đoán và tưởng tượng của cá nhân tôi. Lẽ dĩ nhiên tôi chưa hề bao giờ nói chuyện nfy với một ai
- CẢm ơn bà, vạy có bao giờ bà đoán tôi thuộc nhóm bí mật nào không ?
- Tôi mong rằng... - mà ông không được mếch lòng về tính thẳng thắn của tôi đâu nhé, bởi vì chuyện này là do chính ông tự khơi ra, phải không ạ..- tôi rất mong rằng ông không thuộc nhóm "Dao găm"
- Sao bà lại mong thế ?
- Bởi vì ông thích hợp với nhữgn việc tối đẹp hơn
- Tất cả chúng ta đều thích hợp những việc tốt đẹp hơn bất kể đã từng làm viêc gì. Câu bà nói cũng chính là để trả lời cho bà. Nhưng tôi không thuọc nhóm Dao găm mà llại thuộc nhóm "Thắt lưng đỏ. Nhóm này vững vàng hơn nhiều và tiến hành công việc cũng nghiêm chỉnh hơn.
- Ý ông muốn nói công việc đâm chém chắng ?
- Phải , cả công việc đó nữa. Dao găm là một vật rất có ích theo kiểu của nó, nhưng chỉ có ích nếu đằng sau nó có một bộ máy tuyên truyện tốt và có tổ chưc. Chính là ở chỗ ấy tôi không thích các nhóm khác. Họ tưởng rằng dao găm có thể giải quyết được mọi khó khăn trên thê giới này, và đo slà một sai lầm. Dao găm có thể giải quyết được khá nhiều chuyện, nhưng không phải là tất cả.
- ông có thật lòng tin rằng dao găm có thể giải quyết được vấn đề gì không ?
Anh ngạc nhiên nhìn chị .
Chị nói tiếp:
- Tất nhiên, nhất thời dùng đao găm có thể laọi trừ được một khó khăn cụ thể nào đó do một tên mật thám lợi hại hoặc một viên quan lại gian ác nào đó gây ra. Nhưng trừ xong được trở ngại này thì liêu j có tạo ra nhiều trở ngại khác tệ hại hơn không ? đó lại là vấn đề khác. Tôi thiêt stưởng chuyện ấy có thể giống như câu chuyện ngụ ngôn chưa quét dọn sạch nhà thì bầy mà đã đến . Bởi vì cứ mỗi một lần ám sát lại càng làm cho cảnh sát thêm hung hãn và càg làm cho quần chúng quen nhờn với hung tàn và bạo lực, trạng thái cuói cùng của cộng đồng có thể lại tệ hơn lúc ban đầu.
- Vậy theo bà khi cách mạng xảy tới thì điều gì sẽ điễn ra ? Bà có cho rằng lúc ấy nhân dân chẳng cần phải làm quen với bạo lưcu không ? Chiến tranh là chiế tranh chứ
- Đúng thế, nhưng một cuộc cách mạng công khai lại là một chuyện khác. Cách mạng chỉ là một sự kiện nhất thời trong sinh hoạt của nhân đân và đo slà cái giá chúng ta phải trả cho mọi bước tiến bộ . Dĩ nhiên , trong mọi cuộc cách mạng, những huyện haic hùng là không sao tránh khỏi , nhưng đó cũng chỉ là những sự việc cá biệt , những hiện tượng đặc biệt trong một thời điểm đặc biệt mà thôi. Điều kinh khủng nhất là để cho việc đam chém bừa bãi trở thành thói quen. Dân chúng quen thấy chuyện ấy diễn ra như cơm bữa, và làm cho người ta không thấy sinh mệnh con người là thiêng liêng nữa. Tôi không được đến Rô manha nhiều, nhưng đoi chút gì tôi thấy được ở dân chúng nơi đo svẫn ho tôi một ấn tượng là họ đã có hoặc đang sắp có một thó quen máy móc về bạo lực.
- Dù thói quen đó vẫn còn hơn là thói quen máy móc bảo sao nghe vậy và cúi đầu khuất phuc.
- Tôi không nghĩ thế. Mọi thói quen máy móc đều có mặt xấu, mặt nô lệ của nó, riêng thói quen này lại còn hung tàn nữa. Dĩ nhiên, nếu ông coi công việc của nhf hoạt động cách mạgn chỉ thuầnt uý nhằm giành giật vài sự nhượng bộ nhất định từ phía chính phủ, thì tất nhiên , ông sẽ cho nhóm bí mật và sao găm là những vũ khí tốt nhất, bởi vì các chính phủ không sợ cái gì bằng hai thứ này. Nhưng , nếu ôn nghĩ theo cách tôi nghĩ, rằng ép buộc chính phủ không phải là cứu cánh , mà chỉ là phương tiện để đạt mục đích, còn điều chúng ta thực sự cần cải tạo là mối quan hệ giữa người với người , thì ông sẽ tiến hành công việc theo cách khác hẳn. Nếu tập cho những người không có học thức quen nhìn cảnh đổ máu, thì đó không phải là cách làm cho người ta biết nâng cao giá trị sinh mệnh con người.
- Thế còn vấn đề nâng cao giá trị của tôn giáo.
- Tôi không hiểu.
Ruồi trâu mỉm cười:
- Tôi với bà bất đồng ý kiến ở chõ nhìn nhận căn nguyên mọi tai hoạ xảy ra. Theo ý kiến bà thì căn nguyên là ở chỗ thiếu coi trọng giá trị sinh mệnh con người...
- Nói đúng hơn là thiếu coi trọng cái thiêng liêng về nhân tính của con người.
- Cái đó tuỳ bà. Còn theo ý kiên tôi, nguyên nhân chủ yếu của mọi rối loạn và sai lẩm của chúng ta là một cănh bệnh tinh thần mà người ta gọi là tôn giáo.
- ông có định nói cụ thể một tôn giáo nào không ?
- Ồ không, đó chỉ là vấn đề triệu chứng bên ngoài mà thôi. Còn chính bản thân căn bệnh là cái mà người ta gọi là thái độ tôn giáo của nhận thức, là một nhu cầu bệnh hoạn của con người muốn tìm một cái gì để thờ phụng, để thần thánh hoá và để cúi đầu bái lạy. Cái đó là cái gì , là Giêsu, là phật hay là thứ tôtem mông muội , sự khác nhau đó không quan trọng lắm. Dĩ nhiên bà sẽ không đồng ý với tôi. Bà có thể là người vô thần, là người theo thuyết bất khả tri hay là gì gì đi nữa, nhưng đứng cách bà năm bước tôi vẫn có thể thấy tâm tính tôn giáo của bà. Nếu ta tranh luận vấn đề này thì cũng vô bổ . Nhưng nế bà tưởng rằg tôi chỉ coi sử dụng dao găm là một phương pháp để thanh toán những tên quan lại gian ác thì bà đã rất ai lầ. không, đó Trước hết là một phương tiện, và , theo tôi, là môộ phương tiện tốt nhất ,để đánh đổ uy tín của Giáo hội và để làm cho dân chúng có thói quen coi những kẻ đại biểu của giới giáo sĩ chỉ là một lũ giòi bọ.
- Nhưng kh ông đạt tới đích đó, khi ông thức tỉnh được con thú dữ đang thiu thiu ngủ trong mỗi con người và thúc nó xổ và giáo hội , thì lúc ấy...
- Thì lúc ấy tôi có thể nói rằng tôi đã làm xong một công việc làm nên giá trị cuộc đời tôi.
- Vậy té ra công việc mà ông nói hôm ấy tức là công việc này đó ư ?
- Phải , đúng thế.
Chị rùng mình, quay đi.
Ruồi trâu ngước nhìn chị với một nục cười và nói:
- Bà đã thất vọng về tôi rồi hay sao ?
- không , không chính xác như vậy. Tôi nghĩ là... tôi ..hơi sợ ông.
Một lát sau, Giêma quay lại nhìn anh và nói với một giọng bàn bạc công việc như bình thường.
- Phải , tranh luận làm gì, vô cíh. Quan điểm của chúgn ta khác nhau xa quá. Chẳng hạn như tôi thì tin tưởng vào tuyên truyền, tuyên truyền nữa, tuyên truyền mãi, và tin tưởng vào một cuộc khởi nghĩa công khai, khi có thể tiến hành được.
- Vậy hãy quay lại kế hoạch của tôi. Kê shoach đó chỉ liên quan phần nào đến tuyên truyền nhưng với khởi nghìa thì nó co sliên quan nhìêu hơn.
- Vậy ư ?
- Như tôi đã nói với bà là có rất nhiều người tình nguyện hiện đang từ Rômanha kéo sang tham gia với dân Venêixia. Chúng tôi chưa biết bao giờ cuộc khởi nghĩa sẽ nổ ra. Có lẽ sau thu hoặc đông này. Nhưng cần phải vũ trang cho các đội tình nguyện để hô một tiếng là họ lập tức đổ xuống đồng bằng ngay. Tôi phụ trách việc bí mật chuyên chở vũ khí và đạn dược vào lãnh địa Giáo hoàng cho họ...
- Khoan đã. Xin ông cho biết làm thế nào ông lại cộng tác được với họ. Những người hoạt động cách mạc ở Lôm bacdia và Venêxia hiện đều đang tán thành Giáo hoàng mới. Họ ủng hộ những cuộc cải cách tự do, cùng kê fvai sát cánh với phong trào tiến bộ trong Giáo hội. Một người chống giáo sĩ không khoan nhượng như ông làm sao hoà jhợp với họ được.
Ruồi trâu nhún vai:
- Miễn họ làm được việc là đủ rồi. Còn họ muốn chơi con búp bê giẻ rách nào, cái đó có can hệ gì đến tôi ? Lẽ dĩ nhiên, họ sẽ dùng Giáo hoàng làm bụ nhìn giữ dưa. Nhưng một khi cuộc khơở nghĩa vẫn cứ tiến hành được thì điều đó có lo gì ? ĐÁnh chó thì gậy nào mà chẳng đánh được, và bất cứ lời ho hào nà kêu gọi được nhân dân nôổ dậy chống Áo thì cũng đề tốt cả.
- Vậy ông muốn tôi giúp việc gì ?
- Chủ yếu là bà giúp tôi chuyên chở vũ khí qua biên giới.
- Nhưng tôi làm sa ođược việc ấy ?
- Bà chính là người có thể làm việc vấy tôt hơn ai hết. Tôi định mua vũ khí bên Anh, nhưng khi tính chuyện mang về thì thấy rất gian nan. Không thể chở qua được bất kỳ một hải cảng nào trong lãnh địa Giáo hoàng, vì tế phải chở qua Tôxcan, rồi từ đó xuyên qua dãy núi Apenanh.
- Nhưng như vậy thì ông sẽ phải vượt qua biên giới đến hai lần.
- Phải nhưng không còn con đg nào khác. Một món hàng lậu to như thế phải chở đến một bến có thương mại thì mới được. Còn cảng Trivita Vêchkia thì, như bà đã biết, ở đó ra vào cảng nhiều nhất cũng chỉ có ba thuyền buồm và một thuyền đánh cá. Nếu đưa được hàng đến Tôxcan thì tôi sẽ đảm nhiệm chuyển qua biên giới lánh địa Giáo hoàng. Các đồng chí của tôi thuộ lòng từng con đg đọc đạo trên núi, và chúng tôi có nhiều chỗ cất giấu được vũ khí. Khó khăn chính là làm sao đưa hnàg theo đg biển đên sLivoócno . Tôi không cso liên lạc với những người buôn lậu ở đo. Các vị hình như có liên lạc với họ thì phải.
- ông cho tôi nghĩ năm phút.
Chị cúi mình về phía Trước, khuỷu tay chống lên đầu gối để tỳ cằm. Im lặng một lát, chị ngước nhìn anh:
- Có thể là tôi giúp ông được phần nào trong công việc ấy. Nhưng Trước khi đi vào cụ thể, xin ông trả lời cho một câu hỏi: ông có thể hứa với tôi rằng việc này sẽ không liên quan tới giết chóc hoặc bất kỳ loại bạo lực bí mật nào , hay không ?
- Lẽ tự nhiên. Tô không bao giờ yêu cầu bà tham gia và việc gì mà bà không tán thành , điều đó thì khỏi nói rôi.
- Bao giờ ông cần tôi trả lời dứt khoát.?
- Thời giờ gấp rồi, nhưng tôi có thể đợi vài ngày
- Chiều thứ7 này ông có rỗi không ?
- Để toi tính thử xem...hôm nay là thứ năm...vâng , đến thứ bảy thì tôi rỗi.
- Vậy mời ông cứ đến đây. Tôi suy nghĩ kỹ rồi sẽ trả lời dứt khoát với ông.
Chủ nhật sau , Giêma gửi cho ban chấp hành chi bộ đảng Matdini ở Phơlô răngxơ một bức thư báo tin rằng chị định đảm nhiệm một công tác chính trị đặc biệt, nên trong mấy tháng tới chị không thể tiến hành được công tác mà trừ Trước đến nay chị vẫn phụ trách trước đảng.
Bức thư của Giêma có gây ra ít nhiều ngạc nhiên trong ban chấp hạnh, nhưng không một ai phản đối cả. Họ đều tin chắc nếu bà Bôla đã làm một việc đột ngột như thế thì hẳn là có lý do rất chính đáng, vì qua nhiều năm các đảng viên trong đảng đều rất biết Giêma là người đáng tin cậy.
Với Mactini thì Giêma nói thẳng thắn rằng chị nhận giúp đỡ Ruồi trâu trong một "công tác biên giới". Chị đã nói Trước với Ruồi trâu rằng chị có quyền thành thật đến một chừng mực nhất định với người bạn cũ này. Chị không muốn giữa hai ngưòi có sự hiểu lầm hoặc có những cảm giác đau xót do nghi ngờ va giấu giếm gây ra. Chị cho rằng chị có nhiệm vụ phải chứng tỏ được cho Mactini thấy là mình tín cẩn anh ấy. Tuy Máctini không bình luận gì cả khi được chị cho biết, nhưng Giêma thấy rõ , mặc dù không biết vì đâu , rằng khi nghe tin anh đã rất đau lòng.
Hai người ngồi trong sân hiên nhà Giêma, đang nhìn ra những mái nhà đỏ lô xô đến tận Phiêdôlê. Sau một hồi lâu im lặng, Máctini đứng dậy đi bách bộ trong sân. Anh thọc hai tay vào túi, vừa đi vừa huýt sao miệng, - một dấu hiệu chắc chắn cho thấy lòng anh đang xao xuyến.
Giema ngồi nhìn Máctini một lát. Cuối cùng chị bảo:
- Trêdarê, chắc anh lo lắng về việc này. Anh không vui như thế làm tôi cũng rất phiền lòng. Nhưng tôi chỉ quyết định khi nào tôi thấy là đúng.
Vẻ ủ dột, Máctini đáp:
- tôi không lo về công việc chị làm đâu. Việc đó tôi chẳng biết tý gì cả, nhưng tô inghĩ nếu chị đã thuận ý tham gia thì chắc là việc đó sẽ ổn cả thôi. Tôi chỉ không tin cậy con người ấy thôi.
- Tôi thấy anh vẫn hiểu lầm ông ấy. Trước kia tôi cũng thế, cho tới khi hiểu được ông ấy nhiều hơn. Tuy chưa phải là một người hoàn toàn, nhưng ông ấy tốt hơn anh tưởng nhiều.
- Có thể như thế lắm.
Anh lặng lẽ đi đi lại lại trên sân. Một phút sau anh bỗng đứng dừng lại bên cạnh chị.
- Giêma, chị hãy thôi đi. Chị thôi đi kẻo muộn. Chị đừng để cho con người ấy lôi kéo vào những công việc mà sau này lại phải hối hận.
Chị dịu dàng đáp:
- Trêdarê, sao anh lai nói thế. không ai lôi kéo được tôi và bất kỳ chuyện gì. Tự tôi suy nghĩ kỹ và quyết định việc này theo ý nguyện của chính mình. Anh không ưa Rivarét, tôi biết , nhưng đây là vấn đề chính trị chứ không phải là vấn đề cá nhân.
- madonna , bà hãy thôi đi. Đó là một con người nguy hiểm. Hắn giấu giếm, độc ác và bất nhẫn ...và hắn đã yêu bà.
Chị co người lại.
- TRêdarê, sao anh tưởng tượng ra được những chuyện kỳ quặc thế.
Máctini nhắc lại:
- Hắn đã yêu bà. Bà đuổi hắn đi thôi, madonna.
- Máctini thân mến, tôi không thể đuổi được ông ấy, mà cũng không thể cắt nghĩa để anh hiểu rõ vì sao. Số phận đã ràng buộc chúng tôi lại với nhau mà không phài do ý muốn hay hành động nào của chúng tôi.
Mactini mệt mỏi trả lời:
- Nếu đã ràng buộc với nhau, thì tôi không thể nói thêm gì nữa.
Mactini lấy cớ bận việc để ra về, và anh đi lang thang cả mấy tiếng đồng hồ trên các đường phố lầy lội. Chiều hôm ấy, thế giới với anh thật là đen tối. Anh chỉ có một vật báu nhỏ nhoi duy nhất, vậy mà con người giảo hoạt ấy từ đâu đến đã lẻn và đoạt trộm mất rồi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook