Rừng Hổ Phách
-
Chương 1
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Trước khi tất cả bắt đầu
Mẹ kể rằng, khi tôi mười bốn tháng, bà nội đưa tôi đi chơi công viên. Tôi chạy ra phần đường dành cho xe, thấy xe chạy đến, bà chạy theo gọi nhưng tôi không nghe thấy, mặc cho chiếc xe bấm còi inh ỏi tôi vẫn cứ tiếp tục chạy. Bà cuống lên, khó khăn lắm mới lôi được tôi vào bên đường, tôi lại tưởng là bà đùa với mình, nên ôm lấy bà cười khanh khách.
Khi tới bệnh viện kiểm tra, bác sĩ nói hai tai của tôi bị mất thính lực, rất khó chữa. Kết luận ấy của bác sĩ khiến cả nhà tôi như từ thiên đường rơi xuống địa ng ục .
Năm bốn tuổi, tôi theo mẹ tới miếu Phu Tử xem hội hoa đăng, người đông [1]
như kiến, mặc dù mẹ đã nắm tay tôi rất chặt, nhưng tôi vẫn tuột khỏi tay mẹ. Sau khi phát hiện ra, mẹ hớt hải chạy tìm tôi dọc theo con đường mà hai mẹ con đã đi qua Cuối cùng thì mẹ cũng tìm thấy tôi ở trước cửa hàng McDonald's. Mẹ kể rằng, hồi ấy tuy tôi còn rất bé nhưng đã biết ngồi yên một chỗ để chờ mẹ đến đón. Khi lớn lên, tôi nghĩ, nếu tai tôi nghe được, thì chắc hẳn tôi đã nghe được tiếng gọi đầy lo lắng của mẹ, và sẽ không khiến mẹ lo
đến thế
[1] Miếu Phu Tử: Tức miếu thờ Khổng Tử.
Mẹ tôi rất tin tưởng rằng, tuy không nghe được, nhưng đầu óc của con gái
bà rất tốt. Mẹ bắt đầu dạy chữ cho tôi khi tôi hai tuổi, rồi đưa tôi đến học một trường mẫu giáo bình thường.
Mẹ dạy tôi nói, dạy rất nhiều lần, nhưng tôi không thể phát âm chính xác được. Vì tôi, mẹ đã mua một chiếc máy trợ thính rất đắt tiền vào thời điểm đó.
Chiếc máy trợ thính trở thành cầu nối duy nhất giữa tôi với thế giới có âm thanh. Tôi đã nghe được giọng nói hơi khàn khàn của mẹ. Sau mấy tháng
luyện tập, cuối cùng tôi cũng đã có thể phát âm được những câu hoàn chỉnh.
Khi nói được, tôi cất tiếng gọi ông, gọi bà, khiến ông bà tôi đều bật khóc và
cứ ôm chặt lấy tôi. Tôi hiểu vì sao họ khóc.
Trong một giờ học ngữ văn ở trường mẫu giáo, bỗng nhiên cô giáo bảo tôi ngồi xuống phía dưới cùng, các bạn ngồi thành hai hàng bên cạnh tôi, họ lần lượt đi tới bên cạnh cô giáo, chỉ trỏ vào tôi, tôi không biết họ đã nói những gì, họ còn dùng súng nước phun vào tôi. Lúc đó, hai tay tôi giữ chặt lấy chiếc máy trợ thính, máy trợ thính không thể tiếp xúc với nước được, tôi biết nó rất đắt, vì thế người tôi ướt đẫm nước.
Cảm giác buồn tủi và oán ghét các bạn phút chốc tràn ngập lòng tôi, nó cũng khiến tôi hiểu rằng, tôi khác với các bạn, chỉ cần tôi mạnh mẽ thì họ sẽ không dám làm gì tôi nữa.
Thế là tôi xé sách, cướp đồ của bạn học, và tỏ ra rất hung dữ với họ. Khi cô giáo phê bình, tôi tắt máy trợ thính và nhìn xuống đất, không nói một lời nào. Cô giáo không biết phải làm gì với tôi, đành để mặc. Khi mẹ đến đón tôi, cô đã nói hết với mẹ.
Trên đường về nhà, mẹ đã đánh tôi, tôi không khóc và cũng không kêu, nỗi căm ghét đối với cô giáo càng được nhân lên. Sau đó, một hôm, tôi cào rách mặt một bạn nữ trong lớp, cô giáo lôi tôi đến trước mặt bạn ấy và bảo tôi phải xin lỗi. Tôi nhìn khuôn mặt nhoèn nhoẹt vì nước của bạn đó, cười thành tiếng. Cô giáo tức quá, đánh vào mông tôi, tôi kêu lên vì đau, rồi sau đó lao vào cào cấu cô giáo.
Khi mẹ đến đón tôi, tôi òa lên khóc nức nở, rồi ôm chặt lấy mẹ không chịu buông ra. Mẹ của người bạn bị tôi cào mặt tìm đến để hỏi tội tôi, nhưng mẹ không hề mắng mỏ mà chỉ lặng lẽ ôm tôi vào lòng và bồi thường tiền thuốc men cho cô bạn kia. Về đến nhà, tôi ngồi chơi, một lúc sau, tôi ngẩng đầu lên thì thấy mẹ đang nhìn tôi với đôi mắt chứa chan lệ.
Sau đó, không có bạn nào trong lớp mẫu giáo muốn chơi với tôi nữa. Lần đầu tiên trong đời, tôi hiểu thế nào là cô độc. Tôi không xé sách vở hay cướp đồ của các bạn nữa, nhưng mỗi lần cô giáo gọi, tôi đều giả bộ như không nghe thấy, cứ một mình ngồi chơi với đám đồ chơi. Cô giáo không kiên nhẫn được nữa đi đến bên cạnh, túm lấy tôi. Tôi kêu lên giận dữ và nhe răng ra định cắn
khiến cô giáo sợ, lùi về sau mấy bước. Tôi đắc ý, cúi đầu xuống tiếp tục chơi
với đồ chơi của tôi.
Không lâu sau, mẹ đưa tôi đến lớp phục hồi chức năng của Trường Câm Điếc Nam Kinh. Tôi phát hiện ra rằng, các bạn ở đây cũng đeo máy trợ thính như tôi, họ cười và làm động tác "chào bạn" với tôi. Cảm giác cô độc và sợ hãi trong lòng tôi tạm thời được xua tan, nên chỉ một lát sau tôi đã ngồi xuống cùng chơi với họ. Mẹ tôi đã nở nụ cười hạnh phúc mà đã lâu rồi tôi không được nhìn thấy. Ở trường, tôi biết nói và rất thích đọc sách, cô giáo rất quý tôi, các bạn cũng rất tốt với tôi, tôi đã trải qua những năm tháng tiểu học rất vui và khó quên.
Điều khiến tôi thấy tự hào là tôi luôn có một tình bạn vững bền trong suốt gần hai chục năm trời - thứ mà những người bình thường không sao có được. Ở đó, tôi rất cảm ơn các bạn học cũ vì khi tôi vui họ đã chia sẻ niềm vui được nhân lên, và khi tôi buồn họ cũng san sẻ để nỗi buồn còn lại ít nhất. Họ đã cùng tôi đi qua chặng đường gần hai chục mùa xuân, hạ, thu, đông.
Hồi học trung học, tôi tình cờ thấy Tiên Tiên trong hiệu sách, bìa rất đẹp [2]
đã thu hút tôi, thế là lần đầu tiên tôi mua nó. Trong Tiên Tiên, tôi đã được biết
đến chị Mười Bốn . Sau đó, ý nghĩ mời chị ấy viết một câu chuyện cho những [3]
bé gái bị điếc đột nhiên lóe lên trong đầu tôi khi tôi đọc xong cuốn Trúc mã không thanh mai của chị.
[2] Tiên Tiên: Tên khác của tạp chí Cinderella - tạp chí chuyên đăng truyện ngôn tình (nhiều kì) của Trung Quốc - đơn vị xuất bản của cuốn Rừng hổ phách này.
[3] Chị Mười Bốn: Tức Thập Tứ Khuyết - tác giả Rừng hổ phách.
Tôi viết ý tưởng đó lên tấm phiếu điều tra và gửi về Ban biên tập, nhưng
không hi vọng nhiều lắm. Không ngờ, ít lâu sau, tôi đã thấy những lời đó của tôi xuất hiện trên Tiên Tiên. Đầu óc tôi bỗng trở nên trống rỗng, nỗi vui mừng lập tức nhấn chìm tôi, nhưng đồng thời tôi cũng cảm thấy đôi chút lo lắng, liệu chị Mười Bốn có viết không? Chị ấy có cảm nhận được những biến cố trong
lòng của những cô bé bị điếc như tôi không?!
Trong Rừng hổ phách, chị ấy đã viết rất sống động, mỗi một niềm vui, nỗi
buồn của Tô Ngu và cả diễn biến tâm lý phong phú của cô, khiến tôi mấy lần
quên mất rằng Tô Ngu là một người điếc.
Người điếc, tuy tai điếc nhưng lòng không điếc. Họ cũng cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, sự quan tâm, yêu quý của cô giáo, tình cảm mến yêu của bạn bè, nỗi buồn với các mức độ khác nhau, nỗi sợ hãi trước bóng tối, nỗi đau khổ do sự cô đơn mang lại như những người bình thường khác.
Mong rằng, tất cả những cô bé không nghe thấy và cả những cô bé nghe thấy đều được hạnh phúc.
Ngày 10 tháng 4 năm 2011
Hồi 1
Nàng tiên cá trong truyện cổ tích, vì để có được linh hồn bất diệt của loài
người, đã đổi lấy đôi chân bằng giọng nói của mình. Vậy thì, tôi tin chắc rằng, vì điều gì đó nên trước khi ra đời tôi đã phải hi sinh khả năng nghe của mình.
Chỉ cần có thể thực hiện được giấc mơ, thì những thứ gọi là mất mát ấy cũng đều rất xứng đáng.
Tôi cũng là một người cá.
***
Tám giờ sáng thứ hai, đường xá rất đông đúc.
Tô Hòa gắng sức điều khiển chiếc xe đạp điện len lách giữa dòng xe chen
chúc, mồ hôi túa ra như mưa, nhưng cô vẫn tỏ ra đắc ý:
- May mà chị rất sáng suốt, không đi tàu điện ngầm, cũng không chọn loại xe bus không thể nào nhích lên được, mà đã chọn đi xe đạp điện để đưa em đi thi S.S. Cứ tình hình này, thì hàng tiếng đồng hồ sau cũng chưa chắc đã thông
đường. Chị đúng là một thiên tài dự liệu như thần! Ha ha
Cười một hồi lâu vẫn không có tiếng hưởng ứng, nhưng Tô Hòa không để ý đến điều đó, bởi nhiều năm nay, cô đã quen với việc một mình nói một mình cười khi ở cùng cô em họ rồi.
Ở phía trước khoảng ba mươi mét là lối rẽ vào một con đường nhỏ ngoằn ngoèo, nếu đi theo lối đó thì có thể nhanh chóng đến S.S.
"Tốt lắm, nhân đà này ta sẽ tiến lên!". Nghĩ vậy, cô bèn nắm chặt lấy ghi đông, tăng hết tốc lực, rẽ vào đó. Đúng lúc đang chuẩn bị rẽ sang một con đường lớn khác thì bỗng nhiên một chiếc xe hơi màu đen từ đâu chạy tới, Tô Hòa vội phanh lại, nhưng không kịp, chỉ nghe một tiếng "rầm", chiếc xe đạp và cánh cửa xe hơi đã "hôn" nhau một cách thân mật.
Tô Hòa vội nhảy sang một bên, rồi nhanh chóng đưa tay ra kéo cô em họ, lo
lắng hỏi:
- Tiểu Ngu, em không sao chứ? Có bị va vào đâu không? Có bị đau ở đâu không? - Rồi lập tức đổi sang ngôn ngữ bàn tay: "Không sao chứ? Có đau không".
Tô Ngu, cô gái bé nhỏ chỉ cao đến vai của Tô Hòa, nhìn chị họ rồi lắc đầu vẻ bình thản.
- Không sao thật chứ? - Nhìn vào mắt em họ, Tô Hòa lại hỏi lại một lần nữa. Sau khi xác định chắc chắn rằng cô em không bị làm sao, cô mới thở phào,
lẩm bẩm:
- Trong cái rủi lại có cái may, nếu em mà có chuyện gì thì chị không biết
phải ăn nói thế nào với chú, thím, mẹ chị, bà ngoại và cả cha của chị nữa
Cô quay đầu sang nhìn chiếc xe đạp điện đổ kềnh bên cạnh, tuy không bị méo mó, nhưng rõ ràng bây giờ không thể đi được nữa.
Shit! Tô Hòa thầm rủa một câu, rồi đưa mắt nhìn về phía nạn nhân khác của sự cố trên - chiếc xe hơi màu đen trông rất đỗi bình thường của hãng Volkswagen. Xem ra chiếc xe ấy không hề hấn gì, Tô Hòa đảo mắt, trong đầu lóe lên một ý nghĩ.
Cô tiến về phía trước, gõ vào kính cửa xe dán kính sẫm màu.
Kính xe từ từ hạ xuống, lộ ra một khuôn mặt khiến người khác vừa nhìn đã
thấy bất ngờ.
Đó là một gương mặt giống như người lai, mái tóc dài đen mượt rất nghệ sĩ, bàn tay với những ngón thon dài. Dù nhìn dưới góc độ nào thì người đang ngồi ở ghế lái cũng là một người đẹp trai hiếm thấy. Anh ta đeo một cặp kính gọng nhỏ, rõ ràng là kiểu đẹp trai thư sinh của những anh chàng thường xuất hiện trong tưởng tượng của các thiếu nữ.
Tô Hòa nuốt nước miếng, sau đó nở một nụ cười tươi rói, chìa tấm danh
thiếp của mình ra, nói:
- Xin lỗi, tôi biết là tôi đã điều khiển xe sai luật, không may va vào xe của
anh, thật sự xin lỗi, tôi sẽ bồi thường mọi tổn thất. Nhưng chúng tôi thực sự đang rất vội, phương tiện giao thông của chúng tôi hiện giờ không thể sử dụng được nữa, không biết có thể phiền anh chở giúp chúng tôi một đoạn không? - Nói một thôi một hồi xong, không chờ đối phương lên tiếng, Tô Hòa đã tự mở cửa xe phía sau, kéo Tô Ngu cùng ngồi vào - Nhanh lên, Tiểu Ngu, vào đi, chúng ta cần đi nhờ xe của người tốt bụng này để tới S.S, không còn
thời gian nữa đâu!
Cô gái bé nhỏ có vẻ hơi phân vân, rồi nhìn về phía người đẹp trai ngồi ở ghế lái với ánh mắt khó xử.
Ánh mắt của chàng trai hơi dừng lại trên tấm danh thiếp, rồi ngẩng lên,
nhìn cô qua tấm gương chiếu hậu:
- S .S ?
- Vâng, chúng tôi phải tới S.S, là trường học rất nổi tiếng trực thuộc
SEASON, ngôi trường trên đường Hoàng Hậu ấy - Tô Hòa cướp lời.
- Tôi biết rồi! - Người thanh niên kia lạnh nhạt cắt ngang lời cô, đặt tấm danh thiếp xuống, rồi nổ máy, cho xe chạy về phía đường Hoàng Hậu.
- Cảm ơn anh, anh thật là tốt bụng! Tôi đang lo quá, tám rưỡi S.S bắt đầu
thi rồi, nếu để lỡ việc thi cử của Tiểu Ngu, thì tội của tôi càng lớn!
Chàng trai nhướn mày không nói gì. Tô Hòa tiếp tục nói một mình:
- Mức độ khó thi vào trường S.S thì mọi người đều biết rồi đấy, năm năm
nay tổng số trúng tuyển chỉ có bảy mươi tám học sinh, nghe nói năm ngoái còn tệ hại hơn vì gặp phải một ông thầy biến thái, những bảy trăm người nộp đơn, thế mà chỉ cho có ba người đỗ. Năm nay không biết có còn gặp phải ông thầy đó nữa không - Nói rồi, cô quàng tay ôm lấy cô em họ đang ngồi bên cạnh và chậm rãi nói - Có điều, cho dù đúng như vậy đi chăng nữa thì Tiểu
Ngu của nhà chúng tôi cũng không có vấn đề gì, đúng không?
Khuôn mặt của cô gái bé nhỏ dưới ánh nắng càng trở nên mịn màng hơn,
thậm chí còn nhìn thấy cả lớp lông tơ.
Tô Hòa chẳng khác nào những vị phụ huynh thích hư vinh, tiếp tục khoe
khoang với chàng trai:
- Tiểu Ngu của chúng tôi rất cừ, lúc năm tuổi đã giành được giải lớn trong cuộc thi vẽ tranh của thành phố đấy! Năm ngoái thì tham gia cuộc thi thiết kế huy chương của Tân Hải Dương Quán, đến thầy giáo Hải Đông Thanh cũng khen là rất xuất sắc. Anh có biết Hải Đông Thanh không? Đó là một nhân vật rất nổi tiếng trong ngành kiến trúc, ông ấy rất muốn nhận Tiểu Ngu làm đồ đệ. Nhưng đáng tiếc là, Tiểu Ngu lại thích châu ngọc hơn là những thứ như nhà cửa, vì thế cứ một mực đòi thi vào S.S.
Đang lúc Tô Hòa vẫn còn mặt mày hớn hở khoe khoang, thì phía trước mặt xuất hiện thảm cỏ lớn, trên đó lừng lững một khối đa hoa cương tạo hình chiếc lá phong, trên mặt chiếc lá ấy có khắc mấy chữ in hoa - SEASON - lấp lánh dưới ánh mặt trời.
S.S là tên viết tắt của trường SEASON.
Công ty Quý Thị hiện đang đứng đầu giới vàng bạc đá quý, mặc dù đã có
nền tảng công nghệ và lịch sử huy hoàng sáu trăm năm, nhưng có một dạo công ty này cũng phải chịu ảnh hưởng của sự cạnh tranh khốc liệt đến từ những tên tuổi lớn khác trên trường quốc tế.
May mà bốn mươi năm trước đã xuất hiện vị tộc trưởng đời thứ bảy mươi chín - Quý Doãn Tiên - người đã cứu cho công ty thoát khỏi phá sản và đổi tên Quý Thị thành SEASON. Trên cơ sở giữ lại những nét đặc sắc của phương Đông và mạnh dạn sáng tạo, tiếp nhận những quan niệm cũng như công nghệ hàng đầu của nước ngoài, họ đã khiến cho việc thiết kế và kinh doanh châu báu vươn lên được đến mức tuyệt đinh, từ đó có lại được thành công rực rỡ như trước.
Nhất là gần hai mươi năm trở lại đây, chỉ cần SEASON tung ra mẫu mới là
sẽ lập tức thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người và trở thành tiêu chí
của trào lưu thời thượng. SEASON cũng dành một khoảng không nhỏ cho việc quảng cáo. Trong thời đại các phương tiện truyền thông đại chúng tính tiền theo giây như ngày nay, mà mỗi quảng cáo của SEASON cũng phải mất đến hàng phút.
Khác với quảng cáo của các nhãn hàng hóa khác, mỗi đoạn quảng cáo của SEASON đều giống như một bộ phim: Chủ đề xuyên suốt, tình tiết mang đậm tính duy mỹ, hình ảnh mới lạ và những nhân vật đẹp đẽ. Ví dụ như trong quảng cáo nhẫn kim cương với chủ đề Thần hộ mệnh được các đài truyền hình lớn phát vào mùa hè năm nay đã sử dụng người mẫu hàng đầu Sami - một cô gái Hoa kiều (trong vai cô gái học khóa sau) và siêu sao điện ảnh nổi tiếng Rody (trong vai người con trai học khóa trên). Mục đích ban đầu khi mới cả hai nhân vật đình đám này tham gia vào quảng cáo là để giúp nội dung được thêm phần hấp dẫn, nhưng không ngờ, sau khi phát thì nhân vật được yêu thích nhất lại là chàng thiếu niên đẹp trai (trong vai Thần hộ mệnh) lần đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh.
Cậu ta là ai nhỉ? Có một dạo, tất cả những người đã từng xem quảng cáo ấy đều hỏi như vậy. Số lượng tìm kiếm trên mạng chỉ trong có mấy ngày nay mà đã vượt qua con số ba mươi triệu. Nhưng Quý Thị - vốn luôn tính toán rất kĩ lưỡng và thích làm cho người khác phải tò mò nên mãi vẫn chưa chịu đưa ra câu trả lời.
Dung mạo khiến người ta phải sửng sốt, tính cách nhân vật đẹp và thâm trầm, thêm vào đó là thân phận đầy bí hiểm đã khiến cho chàng thiếu niên đẹp trai kia nhanh chóng lên ngôi còn công chúng thì sôi sùng sục.
Thực là một vẻ đẹp khuynh thành!
Ngôi trường mà Tô Ngu muốn thi vào là trường trực thuộc Quý Thi, mỗi
năm chỉ có một lớp, và chỉ học duy nhất một môn, đó là môn Thiết kế trang sức. Mục đích mở ra ngôi trường này của Quý Thị rất đơn giản: Phát hiện và đào tạo nhân tài cho công ty của gia tộc. Các học sinh được tiếp nhận nội dung đào tạo chuyên ngành với yêu cầu rất khắt khe, sau khi tốt nghiệp, nếu đạt thành tích xuất sắc thì có thể được tuyển thẳng, trở thành nhà thiết kế riêng cho Quý Thị.
Do trường này kể từ khi thành lập đến nay đã đào tạo ra không ít nhân tài
ưu tú trong lĩnh vực thiết kế trang sức, vì vậy sau khi tốt nghiệp cho dù không được tuyển thẳng vào Quý Thị đi nữa thì những học sinh đã từng theo học ở đây cũng trở thành nhân tài đắt giá mà các công ty khác tranh nhau tuyển d ụng .
Thành tích nổi bật, nên lẽ đương nhiên là yêu cầu đầu vào cũng cao. Thí sinh dự thi vào đây ngoài năng khiếu vẽ mĩ thuật hơn người, còn phải được một người có uy tín giới thiệu thì mới đủ tư cách tham gia thi. Dù yêu cầu khắt khe như vậy, nhưng vẫn không ngăn được những người có chí.
Trong khi Tô Hòa đang kiếm chuyện để tiếp tục nói với anh chàng lái xe điển trai, thì Tô Ngu nhìn ra S.S phía ngoài cửa xe và suy nghĩ.
Cuối cùng thì cô đã tới đây.
Chẳng khác nào đứa trẻ hau háu nhìn vào những món đồ chơi xinh xắn bày
trong tủ kính với vẻ thích thú, lớn thêm một chút thì thích thỏi son môi đẹp nhất trên bàn trang điểm của mẹ, đến tuổi dậy thì thì thích cậu bạn có thành
tích học tập tốt nhất và đẹp trai nhất lớp
Năm mười ba tuổi, khi lần đầu tiên cô mở cuốn tạp chí có tên là Treasure, ở phần đầu cuốn dành trọn mười hai trang để giới thiệu về một ngôi trường có tên là SEASON, nhìn thấy những viên ngọc đẹp rực rỡ được thiết kế bởi bàn tay của những nhà thiết kế mới tốt nghiệp của S.S, thì cánh cửa số phận đã mở ra trước mắt cô, cảnh tượng bên ngoài cánh cửa ấy đẹp đẽ tới mức khó lòng tưởng tượng nổi.
Cũng kể từ hôm đó, Tô Ngu quyết định sẽ thi vào S.S.
Nếu như nếu như có cơ hội, cô hi vọng sẽ được gặp Hạ Ly - nhà thiết kế
tài ba nhất của Quý Thị, sinh viên tốt nghiệp khóa đầu tiên của S.S. Cho đến nay, tác phẩm tốt nghiệp của anh vẫn được để ở trang đầu tiên của cuốn sổ tay giới thiệu về Quý Thị.
Đó là một sợi dây chuyền hổ phách.
Sợi dây làm bằng vàng ròng 24K, mặt là một miếng hổ phách màu đỏ hình
giọt nước. Hổ phách bọc lấy một nhành cây leo hàng vạn năm trước, từng sợi từng nhành vấn vít đan xen trên nền lấp lánh của ánh vàng, trông như một giọt máu sắp nhỏ xuống.
Một tạo hình hết sức đơn giản, những đường nét hết sức mộc mạc và một vẻ đẹp hút hồn đã trở thành một BLOOD kinh điển lưu truyền thiên thu vạn đại của Quý Thị.
Năm năm trước, khi chiếc dây chuyền ấy được cho ra mắt, thì giới châu
ngọc không còn chuyên gia thiết kế nào muốn thử sức với hổ phách nữa.
Đến gần cánh cửa chạm khắc hoa, Tô Ngu bất giác đưa một tay lên giữ chặt lấy ngực.
Cử chỉ đó lập tức khiến người chị họ chú ý, Tô Hòa vội hỏi với vẻ quan tâm:
- Sao thế? Khó chịu à? Đừng căng thẳng, hãy thoải mái đi, thi không có gì
đâu, nhất định em sẽ thi đỗ
Mặc dù mất khả năng nghe, nhưng Tô Ngu vẫn biết nói, hơn nữa còn biết nhìn khẩu hình người nói để đoán. Nhưng dù sao thì trước đó cô luôn học ở trường câm điếc, vì thế đã quen với việc giao tiếp với người khác bằng ngô ngữ bàn tay và gõ chữ lên máy điện thoại di động.
Lần này, để thi vào S.S, Tô Hòa đã thỏa thuận với cô ba điều:
Một là, cần phải tăng cường ngôn ngữ qua hoạt động của miệng nếu muốn
nghe hiểu được nội dung bài giảng của giáo viên.
Hai là, phải cười nói nhiều hơn. Khi giao tiếp với người khác cố gắng nói nhiều nhất có thể, nếu thực sự không được nói được nữa thì gõ chữ lên điện thoại di động.
Ba là, không được tự ti khi thấy mình không giống với người khác, nhưng có thể tận dụng triệt để điều này để giành lấy sự đồng cảm của người khác, ví
dụ như xin thêm điểm khi thi
Tô Hòa cảm thấy rất lo, luôn sợ rằng cô em họ sẽ căng thẳng, bất an vì
chuyện thi cử và sẽ ảnh hưởng tới việc phát huy khả năng nhừng thực ra tim Tô Ngu đập nhanh là vì cô quá hưng phấn.
Đó là nỗi khao khát mà cô đã cố kìm nén trong rất nhiều năm, vì một thắng lợi phía trước, vì sắp đến lúc giấc mơ được thực hiện.
Bốn năm.
Cô đã chờ đợi ngày này bốn năm rồi.
Chiếc xe chạy vào làn đường dành riêng cho xe đỗ, rồi từ từ dừng lại tước
cổng trường.
Tô Hòa nhìn ra bên ngoài, thấy một đám đông người, phần lớn đều là những người đưa con em đi thi. Đúng là đáng thương thay cho những người làm cha làm mẹ. Con đi thi, nhưng người lo lắng nhất vẫn là cha mẹ. Cô thở dài một cái đầy vẻ thông cảm rồi quay người làm động tác tay với Tô Ngu: "Đến rồi. Mau kiểm tra xem các thứ có còn đủ không? Giấy báo thi? Bút chì? Bảng vẽ? Đều đủ cả chứ?".
Tô Ngu gật đầu với cô, rồi mỉm cười với người lái xe tỏ ý cảm ơn, sau đó mở cửa xe bước về phía cổng trưởng.
Tô Hòa lo lắng gọi với theo: "Đừng căng thẳng, bình tĩnh" rồi chợt nhớ ra là cô em họ đã quay lưng về phía mình nên lại thôi. Quay đầu lại nhìn, thấy chàng thanh niên điển trai đang quan sát cô qua tấm gương chiếu hậu, cô
càng ngượng ngùng gãi đầu, nói:
- À, ngại quá, đã làm phiền anh, để anh phải đưa chúng tôi đi xa như vậy Từ hồi còn nhỏ, tai của em họ tôi đã không nghe thấy gì vì thế thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác. Có điều em tôi rất thông minh, từ hồi tiểu học nó đã học được cách nhìn vào khẩu hình để đoán Xin lỗi, anh có việc bận thì cứ đi đi, cảm ơn anh. Đây là danh thiếp của tôi, xe phải sửa gì, anh cứ việc gửi hóa đơn đến cho tôi là được - Vừa nói cô vừa mở cửa xe bước xuống.
Không ngờ, chàng trai kia cũng mở cửa và bước xuống khỏi xe.
- Không cần lo cho tôi đâu, không sao đâu mà, anh cứ đi làm việc của mình
đi.
Chàng trai đóng cửa xe lại, đi về phía cổng trường. Tô Hòa ngây người, vội
gọi theo:
- Anh đi đâu vậy?
- Đi thi.
- Gì cơ?
Đột nhiên, anh ta quay đầu lại, vẫn giữ nguyên biểu cảm trên khuôn mặt
đẹp lạnh lùng, duy chỉ có đôi mắt ánh lên một vẻ rất đặc biệt:
- Quên chưa giới thiệu, tôi chính là ông thầy biến thái chỉ cho ba học sinh đỗ năm ngoái mà cô vừa nói tới.
Nói xong anh ta đi thẳng vào cổng trường.
Tô Hòa đứng ngây người trên đường, cô cảm thấy, thoắt một cái mọi ánh
nắng trước mặt biến mất, gió bắc gào rú, tuyết bay phơ phất. Rõ ràng là đang tháng Chín, vẫn còn chưa hết cái nóng của mùa hè, thế mà sao cô lại thấy
lạnh như giữa mùa đông thế này!
Trời, không biết có phải cô đã vô tình gây ra họa lớn rồi không?
- Các bạn là những người may mắn.
Làn gió nhè nhẹ thổi vào lớp học, những chiếc lá màu xanh rợp mát, che
phủ tạo ra một khoảng bóng râm trùm lên trên bức tường bằng kính theo kiểu Tây.
Bên ngoài trời âm u, ngột ngạt.
Trong phòng gió mát rượi.
Tô Ngu ngồi ở hàng ghế đầu, nhìn lên giám thị đang ngồi trên chiếc bục
hình vòng cung, trong đầu toàn những dấu chấm lửng. Vị giám khảo cao quý, tao nhã mặc áo sơ mi trắng và chiếc quần âu màu đen trông như người mẫu kia không phải ai khác mà chính là người lái xe "đen đủi" vừa bị bà chị họ của cô bắt phải đưa họ tới S.S miễn phí.
Còn vị giám khảo trẻ tuổi, đẹp trai thì dường như đã không còn nhớ gì đến cô. Anh dùng ánh mắt sắc lạnh nhìn lướt qua một lượt bốn mươi thí sinh trong
phòng, rồi chậm rãi nói rõ rành từng tiếng:
- Các bạn là những người may mắn. Được ông trời ưu ái, lại được mọi người quan tâm, vì thế, các bạn mới có được chiếc chìa khóa vàng để mở cánh cửa trường S.S. Nhưng, đừng tưởng rằng ngồi ở đây rồi thì sẽ là học sinh của trường này. Các bạn còn phải tham gia một kì thi. Có thể tất cả các bạn đều đỗ, nhưng cũng có thể không có bạn nào đỗ cả. Trong giảng đường này, tài năng là vũ khí duy nhất của các bạn, và điều mà các bạn cần làm, là giành được sự tán đồng của tôi, bằng vũ khí ấy. Chú ý, đó là "sự tán đồng" của tôi. Cửa đầu tiên mà các bạn phải đối mặt, đó là làm cho tôi thấy thích thú, làm tôi thấy thuyết phục, khi đã nhận được sự tán đồng của tôi rồi, thì mới có thể tiếp tục tiến về phía trước.
Các thí sinh ngồi dưới khẽ kêu lên:
- Ôi
- Nói toàn những câu ngắn
- Cổ long thể chăng? [4]
[4] Cổ long thể: Một hình thức ngôn ngữ của tiếng Hán, đặc điểm của nó là súc tích, mềm mại, thuật lại mà như thơ.
Các thí sinh thi nhau bàn tán, vị giám khảo đẹp trai bèn nhấn vào chiếc điều khiển trên bàn, chỉ nghe một tiếng "tạch", tấm màn hình sáng lên, trên
nền phông màu trắng chỉ có một chữ:
KINH
Trong phòng thi khẽ xôn xao.
- Kinh - Giám khảo đẹp trai đẩy chiếc gọng kính trên mũi, nói với vẻ mặt
bình thản - Đúng thế, đề thi là "Kinh". Thời gian là hai tiếng, nội dung không giới hạn. Hãy làm cho tôi thấy "Kinh" bằng chính tài năng của các bạn.
Thời gian trong khi chờ đợi dường như trôi qua rất chậm.
Tô Hòa ngồi trên bậc thềm nhỏ, quan sát các vị phụ huynh khác cũng đang
chờ đợi giống như cô ở ngoài cổng trường, để giết thời gian. Từ xưa tới nay, trong các kì thi của trường S.S đều là giám khảo ra đề thi, giám khảo chấm, giám khảo chọn, vì đề thi mỗi lần một khác nên không có quy định chung về thời gian. Không biết sẽ thi trong bao lâu, cũng không biết vị giám khảo trẻ tuổi, đẹp trai kia có làm khó Tiểu Ngu không. Nếu sớm biết thì cô đã không nhiều lời như thế, nếu không nói ra câu "giám khảo biến thái" thì chắc đã chẳng làm sao rồi. Trước đây, cô cũng từng lỡ lời và đắc tội với người khác, nhưng nhiều lần như vậy rồi mà vẫn chẳng rút kinh nghiệm, bây giờ thì hay rồi, hại đến bản thân cũng chẳng sao, nhưng liên lụy đến Tiểu Ngu thì nguy
to
Tô Hòa càng nghĩ càng thấy phiền muộn, đúng lúc ấy thì điện thoại di động đổ chuông. Nhìn vào màn hình, thấy số điện thoại hiển thị tên người gọi đến là "Tổng biên tập", cô rất không muốn nghe, nhưng chẳng còn cách nào khác đành phải nhấn nút nhận cuộc gọi. Một giọng nói mềm mại và vô cùng dịu
dàng cất lên:
- Tiểu Hòa à? Tôi là Noãn Dương đây. Bản thảo hôm qua cô gửi đến tôi đã xem rồi, nhưng hình như có gì đó chưa đủ Nói thế nào nhỉ, cảm thấy không hấp dẫn. Chưa khai thác được thêm bí mật gì về chiếc nhẫn Thần hộ mệnh mà
S.S mới tung ra à?
Biết ngay mà, chỉ ngọt ngào thế thôi, chứ cái chính là muốn hỏi chuyện khác, thực chất đó là một chiêu giày vò người khác rất đặc biệt, còn kinh khủng hơn cả chửi mắng. Tô Hòa cảm thấy da đầu tê dại, quay nhìn hai bên
rồi nói:
- Chuyện đó à, tôi đã tìm rất nhiều cách nhưng vẫn chưa dò hỏi được lai lịch của cậu thiếu niên ấy. Vì vậy, chị thấy thế này được không, bây giờ tôi đang ở S.S để theo dõi tình hình thi tuyển ở đây, chờ khi có kết quả thi, tôi sẽ
đưa thêm tin vào bản tin đó Vâng Vâng Vâng
Đang căng đầu ra để đối phó với sếp thì mắt Tô Hòa chợt nhìn thấy một thân hình gầy gò đi về phía mình, cô bèn bất giác chú ý đến.
Đó là một cậu thiếu niên, mặc một chiếc sơ mi theo lối cũ, người tầm thước, mái tóc rối bù, mắt đeo một cặp kính gọng đen to tướng choán tới hai phần ba khuôn mặt, bước đi chậm chạp, trông có vẻ ngơ ngác, đờ đẫn.
Một con mọt sách.
Tô Hòa nhìn và lập tức đưa ra một kết luận, rồi tiếp tục trả lời Tổng biên
tập:
- Vâng, vâng, được ạ, được ạ Không có vấn đề gì, được ạ
Cậu ta mỗi lúc một đến gần, lúc sắp đi qua cô, chợt cậu ta xoạc chân nhảy
phóc một cái lên mui sau của chiếc xe đỗ bên đường.
- Vâng Chị chờ một chút! Cậu kia làm gì thế? - Tô Hòa chợt nhận ra đó là chiếc xe của "vị giám khảo biến thái", trong phút chốc cô quên mất rằng mình đang nói chuyện điện thoại, nên đã hét lên với cậu thiếu niên kia.
Dường như cậu ta chẳng hề để ý đến cô, vẫn giẫm lên nóc xe và tiếp tục tiến về phía trước. Thì ra, chiếc xe của anh chàng đẹp trai đỗ ngay phía ngoài của bức tường rào trường học, và cậu thiếu niên kia đứng lên nóc xe là có thể với tới bức tường. Ý đồ của cậu ta rất rõ: Trèo lên xe để vượt qua tường.
- Này, cậu xuống ngay! Cậu không được giẫm lên chiếc xe đó! - Tô Hòa nhét vội chiếc điện thoại vào túi, xông đến trước chiếc xe.
Cậu thiếu niên cúi đầu xuống, nhìn cô từ trên cao. Các nét trên khuôn mặt
bị mái tóc và cặp kính che mất gần hết, chỉ còn nhìn thấy đôi môi mỏng, khóe
môi hơn nhếch lên, lộ rõ vẻ giễu cợt.
- Vì sao tôi không được giẫm? - Cậu ta hỏi.
- Vì sao ư? - Tôi Hòa chống nạnh - Thứ nhất, giẫm lên nóc xe của người
khác là một việc làm không đúng; thứ hai, đây là xe của giám khảo, giám khảo
của S.S, cậu rõ không? Cậu là học sinh của S.S à?
Cậu thiếu niên nọ không phủ định cũng không khẳng định, chỉ "ồ" lên một tiếng rồi đặt hai tay lên bức tường, khẽ dùng sức, cả người bật lên nhẹ nhàng như chim yến. Sau đó cậu ta ngồi trên bờ tường với vẻ ung dung, quay đầu lại
nhìn Tô Hòa đầy khiêu khích. Tô Hòa nổi đóa:
- Cậu xuống ngay!
- Không xuống!
- Cậu có xuống hay không?
- Nếu có giỏi chị hãy lên đây đi!
- Cậu tưởng tôi không lên được à?
Bị chọc tức, Tô Hòa không nói thêm câu gì, cũng đặt chân lên mui sau xe,
trèo lên, vừa đưa tay ra định tóm lấy cậu thiếu niên thì cậu ta đã nhún một cái, tung người nhảy vào phía trong tường.
Tô Hòa vội trèo lên nóc xe, nhìn vào phía trong thì thấy cậu ta đã nhảy xuống bãi cỏ, đang quay người lại, ngước mặt lên, rồi ra dấu một nụ hôn gió
về phía cô:
- May mắn nhé!
- Cái gì?
Tô Hòa vừa lên tiếng, thì bỗng nhiên nghe thấy một tiếng quát rất to:
- Cô kia! Đứng trên đó làm gì thế?
Cô quay lại nhìn thì thấy một người trông có vẻ là bảo vệ của trường đang
đứng ngay bên cạnh chiếc xe, trừng mắt lên nhìn cô.
Trời! Không biết cô cũng đã trèo lên nóc xe từ bao giờ? Chuyện này,
chuyện này
Trong khi Tô Hòa còn đang phải ra sức giải thích ở phía ngoài cổng trường thì cậu thiếu niên nọ đã bước tới phía trước của tòa nhà dành làm địa điểm thi, đưa mắt nhìn vào bên trong qua cánh cửa kính: Mấy chục thí sinh đều đang cắm cúi làm bài, còn vị giám khảo mặc áo sơ mi trắng thì đang ngồi trên chiếc ghế trước bục giảng, đọc sách với vẻ rất thư thái.
Cậu ta đảo mắt, rồi đưa tay gõ cửa. Cả mấy chục thí sinh nghe tiếng đều ngẩng đầu lên nhìn, nhưng giám khảo thì vẫn vùi đầu vào những trang sách như trước.
Cậu thiếu niên quyết định đặt tay lên nắm đấm cửa, mở cửa bước vào. Lúc đó, tới chím mươi chín phần trăm thí sinh đều ngẩng đầu lên nhìn cậu với vẻ kinh ngạc.
Có nhiều cặp mắt đổ dồn vào mình như vậy, nhưng cậu không hề tỏ ra lúng túng chút nào, hai tay đút túi, đĩnh đạc đi về phía các dãy bàn, mắt không hề dừng lại mà lướt nhìn một lượt các bức tranh phác thảo cả mọi người. Khi đi tới bên cạnh một thí sinh nam, cậu "ồ" một tiếng, rồi đưa tay chỉ vào bài vẽ
của thí sinh đó, nói:
- Ông anh, hình ảnh trong và ngoài gương là ngược nhau, thế mà sao cuống của quả táo này trong gương và ngoài gương đều quay sang phải như
vậy?
Thí sinh nam đó "à" một tiếng rồi lập tức sửa lại.
Cậu ta tiếp tục đi về phía trước, khi đi ngang qua chỗ của một thí sinh nữ,
vừa mới nhín vào thì thí sinh nữ đó không nói gì mà lấy ngay một tờ giấy khác
che bức tranh của mình. Cậu nhún vai, cuối cùng dừng lại trước một chiếc bàn
trống, đặt túi sách của mình xuống, đang định ngồi xuống thì vị giám khảo
ngồi trước bục giảng lên tiếng:
- Tôi đã đồng ý cho cậu vào rồi à?
Cậu ta bèn cười tươi đáp:
- Nhưng thầy cũng đâu có nói là không đồng ý.
Giám khảo ngẩng đầu lên, ánh mắt lạnh lùng nhìn chằm chằm vào cậu. Cậu
thiếu niên cũng không hề tỏ ra sợ hãi, cười hì hì và nhìn đáp trả. Hai người cứ
nhìn nhau như vậy trong khoảng chục giây, rồi giám khảo bình thản nói:
- Mười phút nữa thì giờ thi kết thúc.
Cậu thiếu niên chớp mắt:
- Có thể có một ngoại lệ được không ạ?
- Không.
- Ồ - Đôi mắt cụp xuống, cậu ta cười - Mười phút phải không ạ? Không có
vấn đề gì.
Rồi cậu khẽ đẩy vào người của một thí sinh ở gần nhất:
- Đề thi là gì vậy?
Thí sinh được hỏi đang định nói thì vị giám khảo lên tiếng bằng giọng rất
bình thản:
- Không được nói cho cậu ta biết. Người đến muộn không có tư cách biết đề thi.
Thế là thí sinh được hỏi bèn cúi đầu xuống tiếp tục với bản vẽ của mình, sợ sẽ tự chuốc họa vào thân.
Cậu thiếu niên mỉm cười nhìn giám khảo, không nói câu nào nữa.
Mười phút trôi qua rất nhanh.
Một hồi chuông kéo dài báo hiệu thời gian thi đã hết. Giám khảo gấp sách
lại, đứng dậy, nói:
- Tất cả các thí sinh hãy mang bản vẽ lên nộp.
Các thí sinh lục tục mang bản vẽ của mình lên bục giảng. Một thí sinh đi
qua, va vào bàn của Tô Ngu. Tô Ngu ngẩng đầu lên, vội vàng mang bản vẽ của mình lên nộp.
Khi các thí sinh chuẩn bị rời đi, vị giám khảo trẻ tuổi lên tiếng:
- Tất cả trở về chỗ. Tôi sẽ tuyên bố kết quả sau ít phút.
Các thí sinh ngây người ra. Trước đây, S.S đều công bố kết quả thi sau ba
ngày, không ngờ năm nay lại công bố ngay! Trong lòng họ ít nhiều đều cảm thấy nặng nề. Không có khoảng thời gian nghỉ ngơi khiến người ta thấp thỏm h ơn .
Tô Ngu càng căng thẳng hơn người khác vì cô sợ bỏ sót lời của giám khảo, nên cứ chăm chú nhìn người ấy từ đầu chí cuối.
Vị giám khảo trẻ tuổi bắt đầu lật xem hết bản vẽ này đến bản vẽ khác, lật đến một bức trong số đó, bỗng nhiên lấy ra xem, rồi dùng hai chiếc kẹp kẹp
chặt lại và treo lên bảng:
- Mọi người hãy nhìn bức tranh này xem, có điều gì nào?
Đó là một bức phác họa bằng bút chì, tròn đó vẽ một cô gái đang đi trong
con ngõ nhỏ, bỗng phát hiện ra mình bị một người khác bám theo. Con ngõ cũ kĩ, bẩn thỉu, trên mặt đất là những dòng nước bẩn chảy ngoằn ngoèo, ánh sáng nhờ nhờ, vẻ khiếp sợ của cô gái với khuôn mặt co rúm, méo mó được khắc họa hết sức chi tiết và sống động.
Nhìn thấy bức tranh đó, phản ứng đầu tiên của Tô Ngu là - đúng là một
bức phác họa rất chân thực. Với bút pháp sống động và tỉ mỉ tới từng chi tiết nhỏ ấy, chắc chắn tác giả đã phải cần tới khá nhiều thời gian mới có thể làm
được. Giám khảo chọn nó ra, có phải chăng vì cho rằng nó rất đẹp?
Trong chốc lát, cả phòng im lặng như tờ, không ai nói câu nào.
Ánh mắt của vị giám khảo trẻ tuổi nhìn quanh các khuôn mặt một lượt:
- Xin mời tác giả hãy nói một chút về tác phẩm của mình.
Tô Ngu nhìn theo ánh mắt của giám khảo về bên trái phía cuối căn phòng,
thì thấy một người đàn ông trung niên chừng bốn mươi tuổi, thân hình bắt
đầu phát tướng, đứng lên với vẻ sợ sệt:
- Bức tranh đó, tôi vẽ về nỗi kinh hoàng, kinh sợ, là nỗi sợ hãi khủng khiếp của một cô gái sau khi phát hiện ra có một người đang bám theo mình. Tôi tôi cảm thấy rất phù hợp với chủ chủ đề "Kinh" này. Xin hỏi, có gì có gì
không đúng hay sao?
Tô Ngu đưa ánh mắt về phía giám khảo, đúng vậy, có gì không đúng hay
sao?
- Tất nhiên là không đúng - Vị giám khảo trẻ tuổi giội một gáo nước lạnh không thương xót - Nơi đây là đâu? Là SEASON. Chúng ta đang thi gì? Thi thiết kế. Các bạn ngồi đây, cần phải nhận thức rõ một hiện thực: Các bạn là những Người Thiết Kế chứ không phải là những Người Miêu Tả, không cần phải tả thực, không cần phải sống động. Nếu tả thực thì hãy tới chỗ nhiếp ảnh. Vì thế, anh có thể đi. Hãy rời khỏi đây, SEASON không thích hợp với anh.
- Thưa thầy! - Người đàn ông trung niên cuống lên tới mức nước mắt chực trào ra - Thưa thầy, hãy cho tôi một cơ hội. Tôi đã học vẽ ba mươi năm rồi, ngày nào cũng luyện tập trên sáu tiếng đồng hồ Tôi, tôi sẽ vẽ lại lần nữa, tôi
cũng có thể sáng tạo, có thể thiết kế! Thầy ơi! Thầy ơi
- Vậy thì tại sao anh lại không đem những ý tưởng sáng tạo vận dụng vào
trong bản vẽ vừa rồi? Người không phân biệt được mục đích đích thực của việc
thi cử, thì ngay từ đầu đã mất đi tư cách dự thi.
Vị giám khảo trẻ tuổi nói xong câu này, bèn làm một động tác tay về phía
cửa:
- Please! - Chỉ một từ thôi nhưng đã đủ để giết chết giấc mộng của một người học vẽ suốt ba mươi năm.
Đôi môi của người đàn ông trung niên khẽ giật giật mấy cái, rồi ông ta lặng lẽ thu dọn đồ của mình, cúi đầu ra khỏi phòng thi. Nhìn theo những bước chân chệnh choạng của ông, trái tim Tô Ngu khẽ run lên - kì thi vào S.S quả nhiên rất tàn khốc.
Nếu không tự mình trải qua, thì sẽ không thể nào hiểu được rằng nó thực sự đáng sợ đến thế nào. Thực ra, so với cú sốc do điểm thi thấp mang lại, thì việc không khẳng định được mình và giấc mộng thực sự bị giập tắt còn tàn khốc và đáng sợ hơn rất nhiều.
Người đàn ông trung niên vừa rồi là người lớn tuổi nhất trong số các thí sinh, quần áo mặc cũng có vẻ nghèo khổ hơn, ông đã phải trả giá như thế nào cho giấc mộng của mình, không ai có thể biết được. Nhưng, ba mươi năm, ngày nào cũng luyện tập vẽ ít nhất là sáu tiếng, thế mà cuối cùng phải chịu thất bại chỉ trong hai tiếng đồng hồ ngắn ngủi - thật đáng sợ biết bao. Đặt tay lên ngực và tự hỏi, nếu chuyện này xảy ra với mình sau hai mươi năm nữa, Tô Ngu không biết cô còn có thể đứng dậy được nữa hay không. Vì thế, cô nhìn vị giám khảo với ánh mắt lộ rõ vẻ sợ hãi.
Số phận thật là nghiệt ngã.
Và giờ phút này, số phận của cô lại đang nằm trong tay của người ấy.
Liệu cô có thành công không? Khả nằng trời cho của cô - vũ khí duy nhất
khiến cô có thể tự hào - liệu có thể giúp cô xông lên trong trận chiến này, gạt
phăng đi mọi đối thủ hay không?
Tô Ngu cắn chặt môi, mồ hôi túa ra đầy lòng bàn tay.
Thực ra, tất cả các thí sinh đều bị sốc, mọi người nhìn nhau với ánh mắt lo
lắng, thấp thỏm, chờ đợi hành động tiếp theo của giám khảo.
Kim của chiếc đồng hồ nhích lên từng tí, từng tí một.
Các bức vẽ được lật nhanh dưới bàn tay thon dài và đẹp như bàn tay của
nghệ sĩ piano.
Mọi người đều chờ đợi. Tất cả đều đang cố đoán xem ai sẽ là người đen đủi tiếp theo, và trong số những bản vẽ đã được lật qua, có bản vẽ của mình
không? Rốt cuộc, như thế nào thì mới qua được cửa ải này?
Năm phút sau, vị giám khảo trẻ tuổi rút ra ba bản vẽ trong số đó, rồi treo chúng lên.
Tim Tô Ngu thót lại - trong số ba bức tranh đó có bức của cô.
Bức đầu tiên là một bức tranh màu nước.
Một cô gái xinh đẹp, quần áo đẹp đẽ đang đứng trước gương, nhưng trong
gương lại là một người khác.
Thời thiếu nữ, cô luôn mơ ước có một chiếc dây chuyền bằng kim cương hình quả táo, vì thế cô đã chia tay với người yêu nghèo kiết xác để lấy một người giàu có.
Chàng trai không vì thế mà mất đi ý chí, anh tiếp tục nỗ lực học tập và làm việc. Rồi anh gặp được một người con gái khác, họ lấy nhau, sinh con đẻ cái, ổn định từng bước đi lên. Cuối cùng, khi con gái của anh chào đời, anh đã tặng cho con chiếc dây chuyền mà cô gái ngày xưa từng mơ ước được sở hữu, còn anh thì không thể nào mua được cho cô.
Bức vẽ rất chi tiết, và ý tưởng cũng rất sâu xa.
Tô Ngu đang thầm khen, thì chiếc bàn khẽ động đậy - người cùng bàn với
cô đột nhiên đứng dậy.
Tô Ngu ngẩng đầu, nhìn người ấy với vẻ khó hiểu. Đó là một chàng trai
thấp, béo, xấp xỉ tuổi cô, có đôi lông mày ngang và một chiếc mũi to, trông
như phiên bản của Akimichi Choji trong truyện tranh Naruto . [5]
[5] Naruto: Tên một bộ truyện tranh của Nhật Bản.
- Xin xin lỗi, thưa thầy - Môi của "Akimichi Choji" run run - Em em sẽ
về nhà
Nói xong cậu ta cũng bắt đầu thu dọn đồ đạc.
Tô Ngu vội nhìn sang giám khảo. Vị giám khảo trẻ tuổi nhướn mày:
- Tôi đã bảo cậu về nhà à? Hãy trình bày ý tưởng của cậu xem.
Nghe vậy, trái tim đang thót lại của Tô Ngu mới hơi chùng xuống. Quay
sang nhìn "Akimichi Choji", vẻ mặt cậu ta cũng đầy sửng sốt. Một hồi lâu sau,
dường như cậu mới hiểu ra, xoa xoa hai bàn tay vào nhau, nói:
- Ồ à vâng! Thực ra, là em muốn nói với mọi người rằng, ngọc rất đẹp, nhưng viên ngọc mà có được nhờ sự lao động của đôi bàn tay mình mới chính là hạnh phúc đích thực Xin lỗi, em biết ý tưởng của em rất tầm thường, đã
không làm nổi bật được chủ đề "Kinh", màu sắc và nét vẽ cũng chưa đạt
Tô Ngu thầm nghĩ: Không lẽ lại tồi tệ đến thế sao? Cô đưa mắt nhìn giám
khảo vẻ khó hiểu, thì thấy anh ta lấy bản danh sách thí sinh ra:
- Quan Tiểu Đông, đúng không? Cậu đã đỗ.
Hả? Tô Ngu sửng sốt, vui mừng quay sang "Akimichi Choji", thấy môi của
cậu ta vẫn mấp máy:
- Nét vẽ cũng không được cẩn thận, vừa rồi, em còn vẽ sai hình quả táo,
em đã không nghiên cứu kĩ tình huống thực
Tô Ngu không hiểu gì, đành quay người lại.
- Xin mời tác giả thiếp theo trình bày ý tưởng.
Tô Ngu quay đầu tìm kiếm, một cô gái ngồi ở vị trí thứ tư hàng thứ ba đứng
dậy, cả phòng thi dường như bừng sáng. Đó là một cô gái rất xinh đẹp, mái tóc dài lượn sóng nhuộm màu tím sáng, đôi mắt được trang điểm rất kĩ, thân hình cao ráo, mảnh mai, gợi cảm hơn cả người mẫu, toàn thân cô đều toát lên
vẻ kiêu hãnh và đầy tự tin. Cô hỏi:
- Em có thể lên bục giảng để trình bày được không?
Tất cả các thí sinh đều thầm thán phục. Bầu không khí lúc ấy đang nặng nề
bởi áp lực từ phía giám khảo kiến mọi người đều cảm thấy ngột ngạt, ấy thế mà lại có người không sợ chết, chủ động đề nghị đến gần giám khảo hơn để
nói, quả là rất dũng cảm!
Sau khi nhận được sự đồng ý, người đẹp bèn uốn éo thân hình trên đôi giày cao gót sáu phân đi lên bục giảng.
- Trước tiên em xin được nói rõ, hội họa không phải là sở trường của em. Em thích đồ họa trên máy tính hơn là vẽ bằng bút, vì thế, bức tranh này chỉ là những nét phác thảo, nếu cho em một chiếc máy vi tính, em có thể tạo ra hiệu ứn g 3 D .
Phía dưới im lặng như tờ. Tất cả đều không khỏi sửng sốt trước câu tuyên bố xanh rờn ấy và chẳng ai nói được câu nào. Nhưng cô gái không quan tâm
đến điều đó, đi thẳng vào vấn đề chính:
- Như mọi người đã biết, chữ " Kinh" gồm có bộ "tâm" và chữ "kinh". Trong ý tưởng của tôi, nhân vật nữ chính nhân được quà sinh nhật, đó là một hòn đá xấu xí, vì thế cô ta rất tức giận. Cùng là một hòn đá, nhưng khi vào tay của các nhà thiết kế S.S, nó có thể trở thành một vật rất diệu kì. Thêm một chiếc ghim, nó sẽ trở thành một chiếc cài áo xinh đẹp; thêm một sợi dây, nó sẽ trở thành sợi dây chuyền tuyệt vời; còn nếu sợi dây ngắn đi một chút, thì nó lại trở thành chiếc vòng tay xinh xắn.
Vì cô gái đó nói hơi nhanh nên Tô Ngu không nghe kịp, cô bèn đưa mắt
nhìn vào tác phẩm của cô ta.
Đó là một tổ hợp gồm bốn bức tranh hoạt họa.
Bức thứ nhất, người vợ nhận được quà của người chồng - một hòn đá, cô
ta rất tức giận.
Bức thứ hai, người chồng đem viên đá tới S.S, chuyên gia thiết kế đưa ra
các phương án như dây chuyền, vòng đeo tay, trâm cài áo, khuy áo
Bức tranh thứ ba, người chồng mang chiếc hộp có in dấu của SEASON về tặng vợ.
Bức thứ tư, người vợ mở hộp ra, trong hộp là gì vậy? Tác giả không vẽ chi tiết, nhưng nhìn vào đôi mắt của người vợ mà tác giả đặc tả, thì có thể thấy trong đó sự kinh ngạc, thích thú và hơn cả, đó là sự tha thứ.
Mắt Tô Ngu dần bừng sáng.
Từ kinh ngạc đến tha thứ, đó chính là thiết kế, vì nó đã mang lại điều kì
diệu cho con người.
Trong S.S, quả nhiên có thứ mà cô vẫn luôn kiếm tìm.
Chuyển ánh mắt từ bức vẽ sang tác giả, thì thấy cô đang nói:
- Chúng ta có vô số cách làm hòn đá trở nên đẹp đẽ, khi nó đã được trải
qua sự gọt giũa dưới bàn tay của S.S và quay trở lại với bạn, thì nó sẽ mang thêm một ý nghĩa khác - Sự tha thứ.
Nói xong, cô vén tóc một cách duyên dáng rồi mỉm cười.
Tô Ngu cảm thấy chiếc bàn phía sau lại động đậy, quay đầu lại thì thấy tất
cả đều đang vỗ tay, trên khuôn mặt mỗi người đều thể hiện sự xúc động.
Đó là một người yêu thích thiết kế, đã nhận được sự phấn khích và tán thưởng chung của tất cả mọi người. Rõ ràng là suy nghĩ và tình cảm của mọi
người đều như vậy
Tô Ngu vừa thầm nghĩ, vừa nhìn về phía bục giảng.
Người đẹp nghiêng đầu nói với giám khảo:
- Tên em là Tạ Thanh Hoan, tốt nghiệp khoa Tin học trường Đại học D, hiện
tại em đã có hai bằng thạc sĩ và đang làm nghiên cứu sinh. Tiện đây em xin tự giới thiệu, em có một phần tư huyết thống của người Australia, bà ngoại em là con gái nhà Cologny - một trong ba nhà cung cấp kim cương lớn nhất miền Tây Australia.
- Rất biết cách tận dụng thân phận của mình. Chúc mừng cô, cô cũng đã đỗ! - Vị giám khảo trẻ tuổi bình thản gật đầu, rồi đột nhiên nhìn về phía Tô Ngu - Ba tác giả của những bức tranh trên, tám giờ sáng mai tới trường để nhận giấy báo trúng tuyển.
Đến tận lúc đó, Quan Tiểu Đông từ nãy giờ cứ đứng ngây bên cạnh Tô Ngu
mới như sực tỉnh, đấm mạnh xuống bàn, hét tướng lên:
- Em đỗ rồi à? Em em cuối cùng thì em cũng đã đỗ rồi! Bà ơi, cháu thi
đỗ rồi! Cháu thi đỗ rồi
Nói xong, Quan Tiểu Đông vừa khóc vừa kêu lên sung sướng và chạy ra ngoài. Những thí sinh còn lại trong phòng thi đều cúi đầu ủ rũ. Thế là hết, năm nay cũng vẫn chỉ có ba người đỗ.
Tô Ngu vẫn ngồi yên ở vị trí, ngờ rằng mình đã nhìn nhầm, nhưng khẩu hình từng lời nói vừa rồi của vị giám khảo ấy rất rõ,nhất định là cô đã không
nhìn nhầm
Như vậy sao?
Đã thi đỗ như thế sao?
Tin vui đến quá nhanh khiến cho trong giây lát Tô Ngu không biết phải làm
gì.
Khi đã lấy lại được tinh thần, thì việc đầu tiên cô làm là viết nhanh trên giấy
bốn chữ, rồi quay sang đưa cho thí sinh gần đó đọc: "Tôi đỗ rồi à?".
Thí sinh đó ngẩng đầu lên, thì ra chính là cậu thí sinh đến muộn. Cậu ta nhìn những chữ viết ấy, rồi nhìn cô khẽ mỉm cười, và cũng lấy bút ra viết lên giấy: "Chúc mừng, bạn là một trong bốn người may mắn".
Giám khảo đã nói là chỉ có ba người thôi mà?
Tô Ngu còn đang thắc mắc ý nghĩa của cụm từ "một trong bốn", thì thấy
cậu ta nhìn về phía bục giảng, đẩy gọng kính của đôi kính đen trên mũi, nói:
- Thưa thầy, thầy còn bỏ sót một người.
Tô Ngu sững người, vội quay nhìn lên bục giảng, thấy giám khảo trừng mắt
nhìn cậu thiếu niên, rồi cúi đầu xuống lục tìm trong đám bản vẽ. Ánh sáng bên người cô chợt tối lại, đến khi Tô Ngu kịp hiểu ra thì cậu thiếu niên kia đã đi qua
chỗ cô, bước tới bục giảng, đứng bên cạnh giám khảo:
- Không thấy ạ? Thầy thử tìm kĩ lại xem
Khóe môi cậu chợt nhếch lên một nụ cười đầy ẩn ý, rồi cậu bỗng kêu tướng
lên:
- Ôi! Thầy ơi!
Vị giám khảo trẻ tuổi, đẹp trai theo phản xạ ngẩng đầu lên.
Cậu thiếu niên kia lập tức lôi ra một chiếc máy ảnh Polaroid , đưa ống kính [6]
chĩa thẳng vào mặt giám khảo.
[6] Máy ảnh Polaroid: Mẫu máy ảnh rất thông dụng vào những năm 70, 80 của thế kỉ trước với khả năng chụp và in ảnh trực tiếp.
Mấy giây sau, chiếc máy ảnh từ từ nhả ra một tấm ảnh.
Cậu thiếu niên cầm tấm ảnh phe phẩy, mặt đầy vẻ xu nịnh, rồi giơ nó cho
mọi người xem:
- A, tìm thấy rồi, bài thi của tôi đây!
Trên đó, từ từ hiện ra hình ảnh - khoảnh khắc mà vị giám khảo ngẩng đầu
lên: Do tình huống bất ngờ và mắt nheo mạnh lại nên đuôi mắt hằn những nếp nhăn, thêm và đó là khóe môi méo xệch, tất cả đều toát lên một vẻ "Kinh" thực sự.
Khóe môi của vị giám khảo trẻ tuổi lại giật giật. Tất cả những thí sinh có mặt ở đó đều cảm thấy vừa kinh ngạc, vừa buồn cười, không ai là không chăm chú quan sát.
Cậu thiếu niên hớn hở cười, nói:
- Thầy ra đề là "Kinh", nhưng không nói rõ nhất định phải là hội họa, hơn
nữa, bất cứ bức vẽ nào cũng không thể chân thực được bằng ảnh. Mặt khác, trong phòng thi này, sự "Kinh" của bất cứ ai đều không thể so sánh được với
sự "Kinh" của chính giám khảo ra đề, đúng không ạ?
Vẻ mặt lạnh lùng của giám khảo vẫn giữ nguyên, chỉ có điều ánh mắt nhìn
trở nên sâu thẳm:
- Cậu tên là gì?
- Báo cáo thầy, em tên là Diệp Nhất! - Cậu ta vừa nói vừa giơ tay lên.
Dưới ánh mặt trời, tay của cậu ta trắng tới mức ngỡ như trong suốt.
Bụng tay tròn mịn, ngón tay thì thon dài.
Thực là một vẻ đẹp khó mà tưởng tượng nổi.
Cậu dùng bàn tay đẹp đẽ của mình - trông khác hẳn với vẻ bề ngoài quê
mùa - làm động tác tay, nói rõ rành từng tiếng:
- Diệp nghĩa là "lá cây", Nhất là chữ nhất trong nhất nhị tam tứ. Diệp Nhất.
Đó là lần đầu tiên Tô Ngu gặp Diệp Nhất.
Diệp Nhất đã khiến cho tất cả mọi người có mặt ở đó đều cảm thấy "Kinh"
bằng một cách thức hết sức độc đáo.
Vậy là kì thi tuyển sinh thứ sáu của S.S đã có bốn học sinh thi đỗ.
Mẹ kể rằng, khi tôi mười bốn tháng, bà nội đưa tôi đi chơi công viên. Tôi chạy ra phần đường dành cho xe, thấy xe chạy đến, bà chạy theo gọi nhưng tôi không nghe thấy, mặc cho chiếc xe bấm còi inh ỏi tôi vẫn cứ tiếp tục chạy. Bà cuống lên, khó khăn lắm mới lôi được tôi vào bên đường, tôi lại tưởng là bà đùa với mình, nên ôm lấy bà cười khanh khách.
Khi tới bệnh viện kiểm tra, bác sĩ nói hai tai của tôi bị mất thính lực, rất khó chữa. Kết luận ấy của bác sĩ khiến cả nhà tôi như từ thiên đường rơi xuống địa ng ục .
Năm bốn tuổi, tôi theo mẹ tới miếu Phu Tử xem hội hoa đăng, người đông [1]
như kiến, mặc dù mẹ đã nắm tay tôi rất chặt, nhưng tôi vẫn tuột khỏi tay mẹ. Sau khi phát hiện ra, mẹ hớt hải chạy tìm tôi dọc theo con đường mà hai mẹ con đã đi qua Cuối cùng thì mẹ cũng tìm thấy tôi ở trước cửa hàng McDonald's. Mẹ kể rằng, hồi ấy tuy tôi còn rất bé nhưng đã biết ngồi yên một chỗ để chờ mẹ đến đón. Khi lớn lên, tôi nghĩ, nếu tai tôi nghe được, thì chắc hẳn tôi đã nghe được tiếng gọi đầy lo lắng của mẹ, và sẽ không khiến mẹ lo
đến thế
[1] Miếu Phu Tử: Tức miếu thờ Khổng Tử.
Mẹ tôi rất tin tưởng rằng, tuy không nghe được, nhưng đầu óc của con gái
bà rất tốt. Mẹ bắt đầu dạy chữ cho tôi khi tôi hai tuổi, rồi đưa tôi đến học một trường mẫu giáo bình thường.
Mẹ dạy tôi nói, dạy rất nhiều lần, nhưng tôi không thể phát âm chính xác được. Vì tôi, mẹ đã mua một chiếc máy trợ thính rất đắt tiền vào thời điểm đó.
Chiếc máy trợ thính trở thành cầu nối duy nhất giữa tôi với thế giới có âm thanh. Tôi đã nghe được giọng nói hơi khàn khàn của mẹ. Sau mấy tháng
luyện tập, cuối cùng tôi cũng đã có thể phát âm được những câu hoàn chỉnh.
Khi nói được, tôi cất tiếng gọi ông, gọi bà, khiến ông bà tôi đều bật khóc và
cứ ôm chặt lấy tôi. Tôi hiểu vì sao họ khóc.
Trong một giờ học ngữ văn ở trường mẫu giáo, bỗng nhiên cô giáo bảo tôi ngồi xuống phía dưới cùng, các bạn ngồi thành hai hàng bên cạnh tôi, họ lần lượt đi tới bên cạnh cô giáo, chỉ trỏ vào tôi, tôi không biết họ đã nói những gì, họ còn dùng súng nước phun vào tôi. Lúc đó, hai tay tôi giữ chặt lấy chiếc máy trợ thính, máy trợ thính không thể tiếp xúc với nước được, tôi biết nó rất đắt, vì thế người tôi ướt đẫm nước.
Cảm giác buồn tủi và oán ghét các bạn phút chốc tràn ngập lòng tôi, nó cũng khiến tôi hiểu rằng, tôi khác với các bạn, chỉ cần tôi mạnh mẽ thì họ sẽ không dám làm gì tôi nữa.
Thế là tôi xé sách, cướp đồ của bạn học, và tỏ ra rất hung dữ với họ. Khi cô giáo phê bình, tôi tắt máy trợ thính và nhìn xuống đất, không nói một lời nào. Cô giáo không biết phải làm gì với tôi, đành để mặc. Khi mẹ đến đón tôi, cô đã nói hết với mẹ.
Trên đường về nhà, mẹ đã đánh tôi, tôi không khóc và cũng không kêu, nỗi căm ghét đối với cô giáo càng được nhân lên. Sau đó, một hôm, tôi cào rách mặt một bạn nữ trong lớp, cô giáo lôi tôi đến trước mặt bạn ấy và bảo tôi phải xin lỗi. Tôi nhìn khuôn mặt nhoèn nhoẹt vì nước của bạn đó, cười thành tiếng. Cô giáo tức quá, đánh vào mông tôi, tôi kêu lên vì đau, rồi sau đó lao vào cào cấu cô giáo.
Khi mẹ đến đón tôi, tôi òa lên khóc nức nở, rồi ôm chặt lấy mẹ không chịu buông ra. Mẹ của người bạn bị tôi cào mặt tìm đến để hỏi tội tôi, nhưng mẹ không hề mắng mỏ mà chỉ lặng lẽ ôm tôi vào lòng và bồi thường tiền thuốc men cho cô bạn kia. Về đến nhà, tôi ngồi chơi, một lúc sau, tôi ngẩng đầu lên thì thấy mẹ đang nhìn tôi với đôi mắt chứa chan lệ.
Sau đó, không có bạn nào trong lớp mẫu giáo muốn chơi với tôi nữa. Lần đầu tiên trong đời, tôi hiểu thế nào là cô độc. Tôi không xé sách vở hay cướp đồ của các bạn nữa, nhưng mỗi lần cô giáo gọi, tôi đều giả bộ như không nghe thấy, cứ một mình ngồi chơi với đám đồ chơi. Cô giáo không kiên nhẫn được nữa đi đến bên cạnh, túm lấy tôi. Tôi kêu lên giận dữ và nhe răng ra định cắn
khiến cô giáo sợ, lùi về sau mấy bước. Tôi đắc ý, cúi đầu xuống tiếp tục chơi
với đồ chơi của tôi.
Không lâu sau, mẹ đưa tôi đến lớp phục hồi chức năng của Trường Câm Điếc Nam Kinh. Tôi phát hiện ra rằng, các bạn ở đây cũng đeo máy trợ thính như tôi, họ cười và làm động tác "chào bạn" với tôi. Cảm giác cô độc và sợ hãi trong lòng tôi tạm thời được xua tan, nên chỉ một lát sau tôi đã ngồi xuống cùng chơi với họ. Mẹ tôi đã nở nụ cười hạnh phúc mà đã lâu rồi tôi không được nhìn thấy. Ở trường, tôi biết nói và rất thích đọc sách, cô giáo rất quý tôi, các bạn cũng rất tốt với tôi, tôi đã trải qua những năm tháng tiểu học rất vui và khó quên.
Điều khiến tôi thấy tự hào là tôi luôn có một tình bạn vững bền trong suốt gần hai chục năm trời - thứ mà những người bình thường không sao có được. Ở đó, tôi rất cảm ơn các bạn học cũ vì khi tôi vui họ đã chia sẻ niềm vui được nhân lên, và khi tôi buồn họ cũng san sẻ để nỗi buồn còn lại ít nhất. Họ đã cùng tôi đi qua chặng đường gần hai chục mùa xuân, hạ, thu, đông.
Hồi học trung học, tôi tình cờ thấy Tiên Tiên trong hiệu sách, bìa rất đẹp [2]
đã thu hút tôi, thế là lần đầu tiên tôi mua nó. Trong Tiên Tiên, tôi đã được biết
đến chị Mười Bốn . Sau đó, ý nghĩ mời chị ấy viết một câu chuyện cho những [3]
bé gái bị điếc đột nhiên lóe lên trong đầu tôi khi tôi đọc xong cuốn Trúc mã không thanh mai của chị.
[2] Tiên Tiên: Tên khác của tạp chí Cinderella - tạp chí chuyên đăng truyện ngôn tình (nhiều kì) của Trung Quốc - đơn vị xuất bản của cuốn Rừng hổ phách này.
[3] Chị Mười Bốn: Tức Thập Tứ Khuyết - tác giả Rừng hổ phách.
Tôi viết ý tưởng đó lên tấm phiếu điều tra và gửi về Ban biên tập, nhưng
không hi vọng nhiều lắm. Không ngờ, ít lâu sau, tôi đã thấy những lời đó của tôi xuất hiện trên Tiên Tiên. Đầu óc tôi bỗng trở nên trống rỗng, nỗi vui mừng lập tức nhấn chìm tôi, nhưng đồng thời tôi cũng cảm thấy đôi chút lo lắng, liệu chị Mười Bốn có viết không? Chị ấy có cảm nhận được những biến cố trong
lòng của những cô bé bị điếc như tôi không?!
Trong Rừng hổ phách, chị ấy đã viết rất sống động, mỗi một niềm vui, nỗi
buồn của Tô Ngu và cả diễn biến tâm lý phong phú của cô, khiến tôi mấy lần
quên mất rằng Tô Ngu là một người điếc.
Người điếc, tuy tai điếc nhưng lòng không điếc. Họ cũng cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, sự quan tâm, yêu quý của cô giáo, tình cảm mến yêu của bạn bè, nỗi buồn với các mức độ khác nhau, nỗi sợ hãi trước bóng tối, nỗi đau khổ do sự cô đơn mang lại như những người bình thường khác.
Mong rằng, tất cả những cô bé không nghe thấy và cả những cô bé nghe thấy đều được hạnh phúc.
Ngày 10 tháng 4 năm 2011
Hồi 1
Nàng tiên cá trong truyện cổ tích, vì để có được linh hồn bất diệt của loài
người, đã đổi lấy đôi chân bằng giọng nói của mình. Vậy thì, tôi tin chắc rằng, vì điều gì đó nên trước khi ra đời tôi đã phải hi sinh khả năng nghe của mình.
Chỉ cần có thể thực hiện được giấc mơ, thì những thứ gọi là mất mát ấy cũng đều rất xứng đáng.
Tôi cũng là một người cá.
***
Tám giờ sáng thứ hai, đường xá rất đông đúc.
Tô Hòa gắng sức điều khiển chiếc xe đạp điện len lách giữa dòng xe chen
chúc, mồ hôi túa ra như mưa, nhưng cô vẫn tỏ ra đắc ý:
- May mà chị rất sáng suốt, không đi tàu điện ngầm, cũng không chọn loại xe bus không thể nào nhích lên được, mà đã chọn đi xe đạp điện để đưa em đi thi S.S. Cứ tình hình này, thì hàng tiếng đồng hồ sau cũng chưa chắc đã thông
đường. Chị đúng là một thiên tài dự liệu như thần! Ha ha
Cười một hồi lâu vẫn không có tiếng hưởng ứng, nhưng Tô Hòa không để ý đến điều đó, bởi nhiều năm nay, cô đã quen với việc một mình nói một mình cười khi ở cùng cô em họ rồi.
Ở phía trước khoảng ba mươi mét là lối rẽ vào một con đường nhỏ ngoằn ngoèo, nếu đi theo lối đó thì có thể nhanh chóng đến S.S.
"Tốt lắm, nhân đà này ta sẽ tiến lên!". Nghĩ vậy, cô bèn nắm chặt lấy ghi đông, tăng hết tốc lực, rẽ vào đó. Đúng lúc đang chuẩn bị rẽ sang một con đường lớn khác thì bỗng nhiên một chiếc xe hơi màu đen từ đâu chạy tới, Tô Hòa vội phanh lại, nhưng không kịp, chỉ nghe một tiếng "rầm", chiếc xe đạp và cánh cửa xe hơi đã "hôn" nhau một cách thân mật.
Tô Hòa vội nhảy sang một bên, rồi nhanh chóng đưa tay ra kéo cô em họ, lo
lắng hỏi:
- Tiểu Ngu, em không sao chứ? Có bị va vào đâu không? Có bị đau ở đâu không? - Rồi lập tức đổi sang ngôn ngữ bàn tay: "Không sao chứ? Có đau không".
Tô Ngu, cô gái bé nhỏ chỉ cao đến vai của Tô Hòa, nhìn chị họ rồi lắc đầu vẻ bình thản.
- Không sao thật chứ? - Nhìn vào mắt em họ, Tô Hòa lại hỏi lại một lần nữa. Sau khi xác định chắc chắn rằng cô em không bị làm sao, cô mới thở phào,
lẩm bẩm:
- Trong cái rủi lại có cái may, nếu em mà có chuyện gì thì chị không biết
phải ăn nói thế nào với chú, thím, mẹ chị, bà ngoại và cả cha của chị nữa
Cô quay đầu sang nhìn chiếc xe đạp điện đổ kềnh bên cạnh, tuy không bị méo mó, nhưng rõ ràng bây giờ không thể đi được nữa.
Shit! Tô Hòa thầm rủa một câu, rồi đưa mắt nhìn về phía nạn nhân khác của sự cố trên - chiếc xe hơi màu đen trông rất đỗi bình thường của hãng Volkswagen. Xem ra chiếc xe ấy không hề hấn gì, Tô Hòa đảo mắt, trong đầu lóe lên một ý nghĩ.
Cô tiến về phía trước, gõ vào kính cửa xe dán kính sẫm màu.
Kính xe từ từ hạ xuống, lộ ra một khuôn mặt khiến người khác vừa nhìn đã
thấy bất ngờ.
Đó là một gương mặt giống như người lai, mái tóc dài đen mượt rất nghệ sĩ, bàn tay với những ngón thon dài. Dù nhìn dưới góc độ nào thì người đang ngồi ở ghế lái cũng là một người đẹp trai hiếm thấy. Anh ta đeo một cặp kính gọng nhỏ, rõ ràng là kiểu đẹp trai thư sinh của những anh chàng thường xuất hiện trong tưởng tượng của các thiếu nữ.
Tô Hòa nuốt nước miếng, sau đó nở một nụ cười tươi rói, chìa tấm danh
thiếp của mình ra, nói:
- Xin lỗi, tôi biết là tôi đã điều khiển xe sai luật, không may va vào xe của
anh, thật sự xin lỗi, tôi sẽ bồi thường mọi tổn thất. Nhưng chúng tôi thực sự đang rất vội, phương tiện giao thông của chúng tôi hiện giờ không thể sử dụng được nữa, không biết có thể phiền anh chở giúp chúng tôi một đoạn không? - Nói một thôi một hồi xong, không chờ đối phương lên tiếng, Tô Hòa đã tự mở cửa xe phía sau, kéo Tô Ngu cùng ngồi vào - Nhanh lên, Tiểu Ngu, vào đi, chúng ta cần đi nhờ xe của người tốt bụng này để tới S.S, không còn
thời gian nữa đâu!
Cô gái bé nhỏ có vẻ hơi phân vân, rồi nhìn về phía người đẹp trai ngồi ở ghế lái với ánh mắt khó xử.
Ánh mắt của chàng trai hơi dừng lại trên tấm danh thiếp, rồi ngẩng lên,
nhìn cô qua tấm gương chiếu hậu:
- S .S ?
- Vâng, chúng tôi phải tới S.S, là trường học rất nổi tiếng trực thuộc
SEASON, ngôi trường trên đường Hoàng Hậu ấy - Tô Hòa cướp lời.
- Tôi biết rồi! - Người thanh niên kia lạnh nhạt cắt ngang lời cô, đặt tấm danh thiếp xuống, rồi nổ máy, cho xe chạy về phía đường Hoàng Hậu.
- Cảm ơn anh, anh thật là tốt bụng! Tôi đang lo quá, tám rưỡi S.S bắt đầu
thi rồi, nếu để lỡ việc thi cử của Tiểu Ngu, thì tội của tôi càng lớn!
Chàng trai nhướn mày không nói gì. Tô Hòa tiếp tục nói một mình:
- Mức độ khó thi vào trường S.S thì mọi người đều biết rồi đấy, năm năm
nay tổng số trúng tuyển chỉ có bảy mươi tám học sinh, nghe nói năm ngoái còn tệ hại hơn vì gặp phải một ông thầy biến thái, những bảy trăm người nộp đơn, thế mà chỉ cho có ba người đỗ. Năm nay không biết có còn gặp phải ông thầy đó nữa không - Nói rồi, cô quàng tay ôm lấy cô em họ đang ngồi bên cạnh và chậm rãi nói - Có điều, cho dù đúng như vậy đi chăng nữa thì Tiểu
Ngu của nhà chúng tôi cũng không có vấn đề gì, đúng không?
Khuôn mặt của cô gái bé nhỏ dưới ánh nắng càng trở nên mịn màng hơn,
thậm chí còn nhìn thấy cả lớp lông tơ.
Tô Hòa chẳng khác nào những vị phụ huynh thích hư vinh, tiếp tục khoe
khoang với chàng trai:
- Tiểu Ngu của chúng tôi rất cừ, lúc năm tuổi đã giành được giải lớn trong cuộc thi vẽ tranh của thành phố đấy! Năm ngoái thì tham gia cuộc thi thiết kế huy chương của Tân Hải Dương Quán, đến thầy giáo Hải Đông Thanh cũng khen là rất xuất sắc. Anh có biết Hải Đông Thanh không? Đó là một nhân vật rất nổi tiếng trong ngành kiến trúc, ông ấy rất muốn nhận Tiểu Ngu làm đồ đệ. Nhưng đáng tiếc là, Tiểu Ngu lại thích châu ngọc hơn là những thứ như nhà cửa, vì thế cứ một mực đòi thi vào S.S.
Đang lúc Tô Hòa vẫn còn mặt mày hớn hở khoe khoang, thì phía trước mặt xuất hiện thảm cỏ lớn, trên đó lừng lững một khối đa hoa cương tạo hình chiếc lá phong, trên mặt chiếc lá ấy có khắc mấy chữ in hoa - SEASON - lấp lánh dưới ánh mặt trời.
S.S là tên viết tắt của trường SEASON.
Công ty Quý Thị hiện đang đứng đầu giới vàng bạc đá quý, mặc dù đã có
nền tảng công nghệ và lịch sử huy hoàng sáu trăm năm, nhưng có một dạo công ty này cũng phải chịu ảnh hưởng của sự cạnh tranh khốc liệt đến từ những tên tuổi lớn khác trên trường quốc tế.
May mà bốn mươi năm trước đã xuất hiện vị tộc trưởng đời thứ bảy mươi chín - Quý Doãn Tiên - người đã cứu cho công ty thoát khỏi phá sản và đổi tên Quý Thị thành SEASON. Trên cơ sở giữ lại những nét đặc sắc của phương Đông và mạnh dạn sáng tạo, tiếp nhận những quan niệm cũng như công nghệ hàng đầu của nước ngoài, họ đã khiến cho việc thiết kế và kinh doanh châu báu vươn lên được đến mức tuyệt đinh, từ đó có lại được thành công rực rỡ như trước.
Nhất là gần hai mươi năm trở lại đây, chỉ cần SEASON tung ra mẫu mới là
sẽ lập tức thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người và trở thành tiêu chí
của trào lưu thời thượng. SEASON cũng dành một khoảng không nhỏ cho việc quảng cáo. Trong thời đại các phương tiện truyền thông đại chúng tính tiền theo giây như ngày nay, mà mỗi quảng cáo của SEASON cũng phải mất đến hàng phút.
Khác với quảng cáo của các nhãn hàng hóa khác, mỗi đoạn quảng cáo của SEASON đều giống như một bộ phim: Chủ đề xuyên suốt, tình tiết mang đậm tính duy mỹ, hình ảnh mới lạ và những nhân vật đẹp đẽ. Ví dụ như trong quảng cáo nhẫn kim cương với chủ đề Thần hộ mệnh được các đài truyền hình lớn phát vào mùa hè năm nay đã sử dụng người mẫu hàng đầu Sami - một cô gái Hoa kiều (trong vai cô gái học khóa sau) và siêu sao điện ảnh nổi tiếng Rody (trong vai người con trai học khóa trên). Mục đích ban đầu khi mới cả hai nhân vật đình đám này tham gia vào quảng cáo là để giúp nội dung được thêm phần hấp dẫn, nhưng không ngờ, sau khi phát thì nhân vật được yêu thích nhất lại là chàng thiếu niên đẹp trai (trong vai Thần hộ mệnh) lần đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh.
Cậu ta là ai nhỉ? Có một dạo, tất cả những người đã từng xem quảng cáo ấy đều hỏi như vậy. Số lượng tìm kiếm trên mạng chỉ trong có mấy ngày nay mà đã vượt qua con số ba mươi triệu. Nhưng Quý Thị - vốn luôn tính toán rất kĩ lưỡng và thích làm cho người khác phải tò mò nên mãi vẫn chưa chịu đưa ra câu trả lời.
Dung mạo khiến người ta phải sửng sốt, tính cách nhân vật đẹp và thâm trầm, thêm vào đó là thân phận đầy bí hiểm đã khiến cho chàng thiếu niên đẹp trai kia nhanh chóng lên ngôi còn công chúng thì sôi sùng sục.
Thực là một vẻ đẹp khuynh thành!
Ngôi trường mà Tô Ngu muốn thi vào là trường trực thuộc Quý Thi, mỗi
năm chỉ có một lớp, và chỉ học duy nhất một môn, đó là môn Thiết kế trang sức. Mục đích mở ra ngôi trường này của Quý Thị rất đơn giản: Phát hiện và đào tạo nhân tài cho công ty của gia tộc. Các học sinh được tiếp nhận nội dung đào tạo chuyên ngành với yêu cầu rất khắt khe, sau khi tốt nghiệp, nếu đạt thành tích xuất sắc thì có thể được tuyển thẳng, trở thành nhà thiết kế riêng cho Quý Thị.
Do trường này kể từ khi thành lập đến nay đã đào tạo ra không ít nhân tài
ưu tú trong lĩnh vực thiết kế trang sức, vì vậy sau khi tốt nghiệp cho dù không được tuyển thẳng vào Quý Thị đi nữa thì những học sinh đã từng theo học ở đây cũng trở thành nhân tài đắt giá mà các công ty khác tranh nhau tuyển d ụng .
Thành tích nổi bật, nên lẽ đương nhiên là yêu cầu đầu vào cũng cao. Thí sinh dự thi vào đây ngoài năng khiếu vẽ mĩ thuật hơn người, còn phải được một người có uy tín giới thiệu thì mới đủ tư cách tham gia thi. Dù yêu cầu khắt khe như vậy, nhưng vẫn không ngăn được những người có chí.
Trong khi Tô Hòa đang kiếm chuyện để tiếp tục nói với anh chàng lái xe điển trai, thì Tô Ngu nhìn ra S.S phía ngoài cửa xe và suy nghĩ.
Cuối cùng thì cô đã tới đây.
Chẳng khác nào đứa trẻ hau háu nhìn vào những món đồ chơi xinh xắn bày
trong tủ kính với vẻ thích thú, lớn thêm một chút thì thích thỏi son môi đẹp nhất trên bàn trang điểm của mẹ, đến tuổi dậy thì thì thích cậu bạn có thành
tích học tập tốt nhất và đẹp trai nhất lớp
Năm mười ba tuổi, khi lần đầu tiên cô mở cuốn tạp chí có tên là Treasure, ở phần đầu cuốn dành trọn mười hai trang để giới thiệu về một ngôi trường có tên là SEASON, nhìn thấy những viên ngọc đẹp rực rỡ được thiết kế bởi bàn tay của những nhà thiết kế mới tốt nghiệp của S.S, thì cánh cửa số phận đã mở ra trước mắt cô, cảnh tượng bên ngoài cánh cửa ấy đẹp đẽ tới mức khó lòng tưởng tượng nổi.
Cũng kể từ hôm đó, Tô Ngu quyết định sẽ thi vào S.S.
Nếu như nếu như có cơ hội, cô hi vọng sẽ được gặp Hạ Ly - nhà thiết kế
tài ba nhất của Quý Thị, sinh viên tốt nghiệp khóa đầu tiên của S.S. Cho đến nay, tác phẩm tốt nghiệp của anh vẫn được để ở trang đầu tiên của cuốn sổ tay giới thiệu về Quý Thị.
Đó là một sợi dây chuyền hổ phách.
Sợi dây làm bằng vàng ròng 24K, mặt là một miếng hổ phách màu đỏ hình
giọt nước. Hổ phách bọc lấy một nhành cây leo hàng vạn năm trước, từng sợi từng nhành vấn vít đan xen trên nền lấp lánh của ánh vàng, trông như một giọt máu sắp nhỏ xuống.
Một tạo hình hết sức đơn giản, những đường nét hết sức mộc mạc và một vẻ đẹp hút hồn đã trở thành một BLOOD kinh điển lưu truyền thiên thu vạn đại của Quý Thị.
Năm năm trước, khi chiếc dây chuyền ấy được cho ra mắt, thì giới châu
ngọc không còn chuyên gia thiết kế nào muốn thử sức với hổ phách nữa.
Đến gần cánh cửa chạm khắc hoa, Tô Ngu bất giác đưa một tay lên giữ chặt lấy ngực.
Cử chỉ đó lập tức khiến người chị họ chú ý, Tô Hòa vội hỏi với vẻ quan tâm:
- Sao thế? Khó chịu à? Đừng căng thẳng, hãy thoải mái đi, thi không có gì
đâu, nhất định em sẽ thi đỗ
Mặc dù mất khả năng nghe, nhưng Tô Ngu vẫn biết nói, hơn nữa còn biết nhìn khẩu hình người nói để đoán. Nhưng dù sao thì trước đó cô luôn học ở trường câm điếc, vì thế đã quen với việc giao tiếp với người khác bằng ngô ngữ bàn tay và gõ chữ lên máy điện thoại di động.
Lần này, để thi vào S.S, Tô Hòa đã thỏa thuận với cô ba điều:
Một là, cần phải tăng cường ngôn ngữ qua hoạt động của miệng nếu muốn
nghe hiểu được nội dung bài giảng của giáo viên.
Hai là, phải cười nói nhiều hơn. Khi giao tiếp với người khác cố gắng nói nhiều nhất có thể, nếu thực sự không được nói được nữa thì gõ chữ lên điện thoại di động.
Ba là, không được tự ti khi thấy mình không giống với người khác, nhưng có thể tận dụng triệt để điều này để giành lấy sự đồng cảm của người khác, ví
dụ như xin thêm điểm khi thi
Tô Hòa cảm thấy rất lo, luôn sợ rằng cô em họ sẽ căng thẳng, bất an vì
chuyện thi cử và sẽ ảnh hưởng tới việc phát huy khả năng nhừng thực ra tim Tô Ngu đập nhanh là vì cô quá hưng phấn.
Đó là nỗi khao khát mà cô đã cố kìm nén trong rất nhiều năm, vì một thắng lợi phía trước, vì sắp đến lúc giấc mơ được thực hiện.
Bốn năm.
Cô đã chờ đợi ngày này bốn năm rồi.
Chiếc xe chạy vào làn đường dành riêng cho xe đỗ, rồi từ từ dừng lại tước
cổng trường.
Tô Hòa nhìn ra bên ngoài, thấy một đám đông người, phần lớn đều là những người đưa con em đi thi. Đúng là đáng thương thay cho những người làm cha làm mẹ. Con đi thi, nhưng người lo lắng nhất vẫn là cha mẹ. Cô thở dài một cái đầy vẻ thông cảm rồi quay người làm động tác tay với Tô Ngu: "Đến rồi. Mau kiểm tra xem các thứ có còn đủ không? Giấy báo thi? Bút chì? Bảng vẽ? Đều đủ cả chứ?".
Tô Ngu gật đầu với cô, rồi mỉm cười với người lái xe tỏ ý cảm ơn, sau đó mở cửa xe bước về phía cổng trưởng.
Tô Hòa lo lắng gọi với theo: "Đừng căng thẳng, bình tĩnh" rồi chợt nhớ ra là cô em họ đã quay lưng về phía mình nên lại thôi. Quay đầu lại nhìn, thấy chàng thanh niên điển trai đang quan sát cô qua tấm gương chiếu hậu, cô
càng ngượng ngùng gãi đầu, nói:
- À, ngại quá, đã làm phiền anh, để anh phải đưa chúng tôi đi xa như vậy Từ hồi còn nhỏ, tai của em họ tôi đã không nghe thấy gì vì thế thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác. Có điều em tôi rất thông minh, từ hồi tiểu học nó đã học được cách nhìn vào khẩu hình để đoán Xin lỗi, anh có việc bận thì cứ đi đi, cảm ơn anh. Đây là danh thiếp của tôi, xe phải sửa gì, anh cứ việc gửi hóa đơn đến cho tôi là được - Vừa nói cô vừa mở cửa xe bước xuống.
Không ngờ, chàng trai kia cũng mở cửa và bước xuống khỏi xe.
- Không cần lo cho tôi đâu, không sao đâu mà, anh cứ đi làm việc của mình
đi.
Chàng trai đóng cửa xe lại, đi về phía cổng trường. Tô Hòa ngây người, vội
gọi theo:
- Anh đi đâu vậy?
- Đi thi.
- Gì cơ?
Đột nhiên, anh ta quay đầu lại, vẫn giữ nguyên biểu cảm trên khuôn mặt
đẹp lạnh lùng, duy chỉ có đôi mắt ánh lên một vẻ rất đặc biệt:
- Quên chưa giới thiệu, tôi chính là ông thầy biến thái chỉ cho ba học sinh đỗ năm ngoái mà cô vừa nói tới.
Nói xong anh ta đi thẳng vào cổng trường.
Tô Hòa đứng ngây người trên đường, cô cảm thấy, thoắt một cái mọi ánh
nắng trước mặt biến mất, gió bắc gào rú, tuyết bay phơ phất. Rõ ràng là đang tháng Chín, vẫn còn chưa hết cái nóng của mùa hè, thế mà sao cô lại thấy
lạnh như giữa mùa đông thế này!
Trời, không biết có phải cô đã vô tình gây ra họa lớn rồi không?
- Các bạn là những người may mắn.
Làn gió nhè nhẹ thổi vào lớp học, những chiếc lá màu xanh rợp mát, che
phủ tạo ra một khoảng bóng râm trùm lên trên bức tường bằng kính theo kiểu Tây.
Bên ngoài trời âm u, ngột ngạt.
Trong phòng gió mát rượi.
Tô Ngu ngồi ở hàng ghế đầu, nhìn lên giám thị đang ngồi trên chiếc bục
hình vòng cung, trong đầu toàn những dấu chấm lửng. Vị giám khảo cao quý, tao nhã mặc áo sơ mi trắng và chiếc quần âu màu đen trông như người mẫu kia không phải ai khác mà chính là người lái xe "đen đủi" vừa bị bà chị họ của cô bắt phải đưa họ tới S.S miễn phí.
Còn vị giám khảo trẻ tuổi, đẹp trai thì dường như đã không còn nhớ gì đến cô. Anh dùng ánh mắt sắc lạnh nhìn lướt qua một lượt bốn mươi thí sinh trong
phòng, rồi chậm rãi nói rõ rành từng tiếng:
- Các bạn là những người may mắn. Được ông trời ưu ái, lại được mọi người quan tâm, vì thế, các bạn mới có được chiếc chìa khóa vàng để mở cánh cửa trường S.S. Nhưng, đừng tưởng rằng ngồi ở đây rồi thì sẽ là học sinh của trường này. Các bạn còn phải tham gia một kì thi. Có thể tất cả các bạn đều đỗ, nhưng cũng có thể không có bạn nào đỗ cả. Trong giảng đường này, tài năng là vũ khí duy nhất của các bạn, và điều mà các bạn cần làm, là giành được sự tán đồng của tôi, bằng vũ khí ấy. Chú ý, đó là "sự tán đồng" của tôi. Cửa đầu tiên mà các bạn phải đối mặt, đó là làm cho tôi thấy thích thú, làm tôi thấy thuyết phục, khi đã nhận được sự tán đồng của tôi rồi, thì mới có thể tiếp tục tiến về phía trước.
Các thí sinh ngồi dưới khẽ kêu lên:
- Ôi
- Nói toàn những câu ngắn
- Cổ long thể chăng? [4]
[4] Cổ long thể: Một hình thức ngôn ngữ của tiếng Hán, đặc điểm của nó là súc tích, mềm mại, thuật lại mà như thơ.
Các thí sinh thi nhau bàn tán, vị giám khảo đẹp trai bèn nhấn vào chiếc điều khiển trên bàn, chỉ nghe một tiếng "tạch", tấm màn hình sáng lên, trên
nền phông màu trắng chỉ có một chữ:
KINH
Trong phòng thi khẽ xôn xao.
- Kinh - Giám khảo đẹp trai đẩy chiếc gọng kính trên mũi, nói với vẻ mặt
bình thản - Đúng thế, đề thi là "Kinh". Thời gian là hai tiếng, nội dung không giới hạn. Hãy làm cho tôi thấy "Kinh" bằng chính tài năng của các bạn.
Thời gian trong khi chờ đợi dường như trôi qua rất chậm.
Tô Hòa ngồi trên bậc thềm nhỏ, quan sát các vị phụ huynh khác cũng đang
chờ đợi giống như cô ở ngoài cổng trường, để giết thời gian. Từ xưa tới nay, trong các kì thi của trường S.S đều là giám khảo ra đề thi, giám khảo chấm, giám khảo chọn, vì đề thi mỗi lần một khác nên không có quy định chung về thời gian. Không biết sẽ thi trong bao lâu, cũng không biết vị giám khảo trẻ tuổi, đẹp trai kia có làm khó Tiểu Ngu không. Nếu sớm biết thì cô đã không nhiều lời như thế, nếu không nói ra câu "giám khảo biến thái" thì chắc đã chẳng làm sao rồi. Trước đây, cô cũng từng lỡ lời và đắc tội với người khác, nhưng nhiều lần như vậy rồi mà vẫn chẳng rút kinh nghiệm, bây giờ thì hay rồi, hại đến bản thân cũng chẳng sao, nhưng liên lụy đến Tiểu Ngu thì nguy
to
Tô Hòa càng nghĩ càng thấy phiền muộn, đúng lúc ấy thì điện thoại di động đổ chuông. Nhìn vào màn hình, thấy số điện thoại hiển thị tên người gọi đến là "Tổng biên tập", cô rất không muốn nghe, nhưng chẳng còn cách nào khác đành phải nhấn nút nhận cuộc gọi. Một giọng nói mềm mại và vô cùng dịu
dàng cất lên:
- Tiểu Hòa à? Tôi là Noãn Dương đây. Bản thảo hôm qua cô gửi đến tôi đã xem rồi, nhưng hình như có gì đó chưa đủ Nói thế nào nhỉ, cảm thấy không hấp dẫn. Chưa khai thác được thêm bí mật gì về chiếc nhẫn Thần hộ mệnh mà
S.S mới tung ra à?
Biết ngay mà, chỉ ngọt ngào thế thôi, chứ cái chính là muốn hỏi chuyện khác, thực chất đó là một chiêu giày vò người khác rất đặc biệt, còn kinh khủng hơn cả chửi mắng. Tô Hòa cảm thấy da đầu tê dại, quay nhìn hai bên
rồi nói:
- Chuyện đó à, tôi đã tìm rất nhiều cách nhưng vẫn chưa dò hỏi được lai lịch của cậu thiếu niên ấy. Vì vậy, chị thấy thế này được không, bây giờ tôi đang ở S.S để theo dõi tình hình thi tuyển ở đây, chờ khi có kết quả thi, tôi sẽ
đưa thêm tin vào bản tin đó Vâng Vâng Vâng
Đang căng đầu ra để đối phó với sếp thì mắt Tô Hòa chợt nhìn thấy một thân hình gầy gò đi về phía mình, cô bèn bất giác chú ý đến.
Đó là một cậu thiếu niên, mặc một chiếc sơ mi theo lối cũ, người tầm thước, mái tóc rối bù, mắt đeo một cặp kính gọng đen to tướng choán tới hai phần ba khuôn mặt, bước đi chậm chạp, trông có vẻ ngơ ngác, đờ đẫn.
Một con mọt sách.
Tô Hòa nhìn và lập tức đưa ra một kết luận, rồi tiếp tục trả lời Tổng biên
tập:
- Vâng, vâng, được ạ, được ạ Không có vấn đề gì, được ạ
Cậu ta mỗi lúc một đến gần, lúc sắp đi qua cô, chợt cậu ta xoạc chân nhảy
phóc một cái lên mui sau của chiếc xe đỗ bên đường.
- Vâng Chị chờ một chút! Cậu kia làm gì thế? - Tô Hòa chợt nhận ra đó là chiếc xe của "vị giám khảo biến thái", trong phút chốc cô quên mất rằng mình đang nói chuyện điện thoại, nên đã hét lên với cậu thiếu niên kia.
Dường như cậu ta chẳng hề để ý đến cô, vẫn giẫm lên nóc xe và tiếp tục tiến về phía trước. Thì ra, chiếc xe của anh chàng đẹp trai đỗ ngay phía ngoài của bức tường rào trường học, và cậu thiếu niên kia đứng lên nóc xe là có thể với tới bức tường. Ý đồ của cậu ta rất rõ: Trèo lên xe để vượt qua tường.
- Này, cậu xuống ngay! Cậu không được giẫm lên chiếc xe đó! - Tô Hòa nhét vội chiếc điện thoại vào túi, xông đến trước chiếc xe.
Cậu thiếu niên cúi đầu xuống, nhìn cô từ trên cao. Các nét trên khuôn mặt
bị mái tóc và cặp kính che mất gần hết, chỉ còn nhìn thấy đôi môi mỏng, khóe
môi hơn nhếch lên, lộ rõ vẻ giễu cợt.
- Vì sao tôi không được giẫm? - Cậu ta hỏi.
- Vì sao ư? - Tôi Hòa chống nạnh - Thứ nhất, giẫm lên nóc xe của người
khác là một việc làm không đúng; thứ hai, đây là xe của giám khảo, giám khảo
của S.S, cậu rõ không? Cậu là học sinh của S.S à?
Cậu thiếu niên nọ không phủ định cũng không khẳng định, chỉ "ồ" lên một tiếng rồi đặt hai tay lên bức tường, khẽ dùng sức, cả người bật lên nhẹ nhàng như chim yến. Sau đó cậu ta ngồi trên bờ tường với vẻ ung dung, quay đầu lại
nhìn Tô Hòa đầy khiêu khích. Tô Hòa nổi đóa:
- Cậu xuống ngay!
- Không xuống!
- Cậu có xuống hay không?
- Nếu có giỏi chị hãy lên đây đi!
- Cậu tưởng tôi không lên được à?
Bị chọc tức, Tô Hòa không nói thêm câu gì, cũng đặt chân lên mui sau xe,
trèo lên, vừa đưa tay ra định tóm lấy cậu thiếu niên thì cậu ta đã nhún một cái, tung người nhảy vào phía trong tường.
Tô Hòa vội trèo lên nóc xe, nhìn vào phía trong thì thấy cậu ta đã nhảy xuống bãi cỏ, đang quay người lại, ngước mặt lên, rồi ra dấu một nụ hôn gió
về phía cô:
- May mắn nhé!
- Cái gì?
Tô Hòa vừa lên tiếng, thì bỗng nhiên nghe thấy một tiếng quát rất to:
- Cô kia! Đứng trên đó làm gì thế?
Cô quay lại nhìn thì thấy một người trông có vẻ là bảo vệ của trường đang
đứng ngay bên cạnh chiếc xe, trừng mắt lên nhìn cô.
Trời! Không biết cô cũng đã trèo lên nóc xe từ bao giờ? Chuyện này,
chuyện này
Trong khi Tô Hòa còn đang phải ra sức giải thích ở phía ngoài cổng trường thì cậu thiếu niên nọ đã bước tới phía trước của tòa nhà dành làm địa điểm thi, đưa mắt nhìn vào bên trong qua cánh cửa kính: Mấy chục thí sinh đều đang cắm cúi làm bài, còn vị giám khảo mặc áo sơ mi trắng thì đang ngồi trên chiếc ghế trước bục giảng, đọc sách với vẻ rất thư thái.
Cậu ta đảo mắt, rồi đưa tay gõ cửa. Cả mấy chục thí sinh nghe tiếng đều ngẩng đầu lên nhìn, nhưng giám khảo thì vẫn vùi đầu vào những trang sách như trước.
Cậu thiếu niên quyết định đặt tay lên nắm đấm cửa, mở cửa bước vào. Lúc đó, tới chím mươi chín phần trăm thí sinh đều ngẩng đầu lên nhìn cậu với vẻ kinh ngạc.
Có nhiều cặp mắt đổ dồn vào mình như vậy, nhưng cậu không hề tỏ ra lúng túng chút nào, hai tay đút túi, đĩnh đạc đi về phía các dãy bàn, mắt không hề dừng lại mà lướt nhìn một lượt các bức tranh phác thảo cả mọi người. Khi đi tới bên cạnh một thí sinh nam, cậu "ồ" một tiếng, rồi đưa tay chỉ vào bài vẽ
của thí sinh đó, nói:
- Ông anh, hình ảnh trong và ngoài gương là ngược nhau, thế mà sao cuống của quả táo này trong gương và ngoài gương đều quay sang phải như
vậy?
Thí sinh nam đó "à" một tiếng rồi lập tức sửa lại.
Cậu ta tiếp tục đi về phía trước, khi đi ngang qua chỗ của một thí sinh nữ,
vừa mới nhín vào thì thí sinh nữ đó không nói gì mà lấy ngay một tờ giấy khác
che bức tranh của mình. Cậu nhún vai, cuối cùng dừng lại trước một chiếc bàn
trống, đặt túi sách của mình xuống, đang định ngồi xuống thì vị giám khảo
ngồi trước bục giảng lên tiếng:
- Tôi đã đồng ý cho cậu vào rồi à?
Cậu ta bèn cười tươi đáp:
- Nhưng thầy cũng đâu có nói là không đồng ý.
Giám khảo ngẩng đầu lên, ánh mắt lạnh lùng nhìn chằm chằm vào cậu. Cậu
thiếu niên cũng không hề tỏ ra sợ hãi, cười hì hì và nhìn đáp trả. Hai người cứ
nhìn nhau như vậy trong khoảng chục giây, rồi giám khảo bình thản nói:
- Mười phút nữa thì giờ thi kết thúc.
Cậu thiếu niên chớp mắt:
- Có thể có một ngoại lệ được không ạ?
- Không.
- Ồ - Đôi mắt cụp xuống, cậu ta cười - Mười phút phải không ạ? Không có
vấn đề gì.
Rồi cậu khẽ đẩy vào người của một thí sinh ở gần nhất:
- Đề thi là gì vậy?
Thí sinh được hỏi đang định nói thì vị giám khảo lên tiếng bằng giọng rất
bình thản:
- Không được nói cho cậu ta biết. Người đến muộn không có tư cách biết đề thi.
Thế là thí sinh được hỏi bèn cúi đầu xuống tiếp tục với bản vẽ của mình, sợ sẽ tự chuốc họa vào thân.
Cậu thiếu niên mỉm cười nhìn giám khảo, không nói câu nào nữa.
Mười phút trôi qua rất nhanh.
Một hồi chuông kéo dài báo hiệu thời gian thi đã hết. Giám khảo gấp sách
lại, đứng dậy, nói:
- Tất cả các thí sinh hãy mang bản vẽ lên nộp.
Các thí sinh lục tục mang bản vẽ của mình lên bục giảng. Một thí sinh đi
qua, va vào bàn của Tô Ngu. Tô Ngu ngẩng đầu lên, vội vàng mang bản vẽ của mình lên nộp.
Khi các thí sinh chuẩn bị rời đi, vị giám khảo trẻ tuổi lên tiếng:
- Tất cả trở về chỗ. Tôi sẽ tuyên bố kết quả sau ít phút.
Các thí sinh ngây người ra. Trước đây, S.S đều công bố kết quả thi sau ba
ngày, không ngờ năm nay lại công bố ngay! Trong lòng họ ít nhiều đều cảm thấy nặng nề. Không có khoảng thời gian nghỉ ngơi khiến người ta thấp thỏm h ơn .
Tô Ngu càng căng thẳng hơn người khác vì cô sợ bỏ sót lời của giám khảo, nên cứ chăm chú nhìn người ấy từ đầu chí cuối.
Vị giám khảo trẻ tuổi bắt đầu lật xem hết bản vẽ này đến bản vẽ khác, lật đến một bức trong số đó, bỗng nhiên lấy ra xem, rồi dùng hai chiếc kẹp kẹp
chặt lại và treo lên bảng:
- Mọi người hãy nhìn bức tranh này xem, có điều gì nào?
Đó là một bức phác họa bằng bút chì, tròn đó vẽ một cô gái đang đi trong
con ngõ nhỏ, bỗng phát hiện ra mình bị một người khác bám theo. Con ngõ cũ kĩ, bẩn thỉu, trên mặt đất là những dòng nước bẩn chảy ngoằn ngoèo, ánh sáng nhờ nhờ, vẻ khiếp sợ của cô gái với khuôn mặt co rúm, méo mó được khắc họa hết sức chi tiết và sống động.
Nhìn thấy bức tranh đó, phản ứng đầu tiên của Tô Ngu là - đúng là một
bức phác họa rất chân thực. Với bút pháp sống động và tỉ mỉ tới từng chi tiết nhỏ ấy, chắc chắn tác giả đã phải cần tới khá nhiều thời gian mới có thể làm
được. Giám khảo chọn nó ra, có phải chăng vì cho rằng nó rất đẹp?
Trong chốc lát, cả phòng im lặng như tờ, không ai nói câu nào.
Ánh mắt của vị giám khảo trẻ tuổi nhìn quanh các khuôn mặt một lượt:
- Xin mời tác giả hãy nói một chút về tác phẩm của mình.
Tô Ngu nhìn theo ánh mắt của giám khảo về bên trái phía cuối căn phòng,
thì thấy một người đàn ông trung niên chừng bốn mươi tuổi, thân hình bắt
đầu phát tướng, đứng lên với vẻ sợ sệt:
- Bức tranh đó, tôi vẽ về nỗi kinh hoàng, kinh sợ, là nỗi sợ hãi khủng khiếp của một cô gái sau khi phát hiện ra có một người đang bám theo mình. Tôi tôi cảm thấy rất phù hợp với chủ chủ đề "Kinh" này. Xin hỏi, có gì có gì
không đúng hay sao?
Tô Ngu đưa ánh mắt về phía giám khảo, đúng vậy, có gì không đúng hay
sao?
- Tất nhiên là không đúng - Vị giám khảo trẻ tuổi giội một gáo nước lạnh không thương xót - Nơi đây là đâu? Là SEASON. Chúng ta đang thi gì? Thi thiết kế. Các bạn ngồi đây, cần phải nhận thức rõ một hiện thực: Các bạn là những Người Thiết Kế chứ không phải là những Người Miêu Tả, không cần phải tả thực, không cần phải sống động. Nếu tả thực thì hãy tới chỗ nhiếp ảnh. Vì thế, anh có thể đi. Hãy rời khỏi đây, SEASON không thích hợp với anh.
- Thưa thầy! - Người đàn ông trung niên cuống lên tới mức nước mắt chực trào ra - Thưa thầy, hãy cho tôi một cơ hội. Tôi đã học vẽ ba mươi năm rồi, ngày nào cũng luyện tập trên sáu tiếng đồng hồ Tôi, tôi sẽ vẽ lại lần nữa, tôi
cũng có thể sáng tạo, có thể thiết kế! Thầy ơi! Thầy ơi
- Vậy thì tại sao anh lại không đem những ý tưởng sáng tạo vận dụng vào
trong bản vẽ vừa rồi? Người không phân biệt được mục đích đích thực của việc
thi cử, thì ngay từ đầu đã mất đi tư cách dự thi.
Vị giám khảo trẻ tuổi nói xong câu này, bèn làm một động tác tay về phía
cửa:
- Please! - Chỉ một từ thôi nhưng đã đủ để giết chết giấc mộng của một người học vẽ suốt ba mươi năm.
Đôi môi của người đàn ông trung niên khẽ giật giật mấy cái, rồi ông ta lặng lẽ thu dọn đồ của mình, cúi đầu ra khỏi phòng thi. Nhìn theo những bước chân chệnh choạng của ông, trái tim Tô Ngu khẽ run lên - kì thi vào S.S quả nhiên rất tàn khốc.
Nếu không tự mình trải qua, thì sẽ không thể nào hiểu được rằng nó thực sự đáng sợ đến thế nào. Thực ra, so với cú sốc do điểm thi thấp mang lại, thì việc không khẳng định được mình và giấc mộng thực sự bị giập tắt còn tàn khốc và đáng sợ hơn rất nhiều.
Người đàn ông trung niên vừa rồi là người lớn tuổi nhất trong số các thí sinh, quần áo mặc cũng có vẻ nghèo khổ hơn, ông đã phải trả giá như thế nào cho giấc mộng của mình, không ai có thể biết được. Nhưng, ba mươi năm, ngày nào cũng luyện tập vẽ ít nhất là sáu tiếng, thế mà cuối cùng phải chịu thất bại chỉ trong hai tiếng đồng hồ ngắn ngủi - thật đáng sợ biết bao. Đặt tay lên ngực và tự hỏi, nếu chuyện này xảy ra với mình sau hai mươi năm nữa, Tô Ngu không biết cô còn có thể đứng dậy được nữa hay không. Vì thế, cô nhìn vị giám khảo với ánh mắt lộ rõ vẻ sợ hãi.
Số phận thật là nghiệt ngã.
Và giờ phút này, số phận của cô lại đang nằm trong tay của người ấy.
Liệu cô có thành công không? Khả nằng trời cho của cô - vũ khí duy nhất
khiến cô có thể tự hào - liệu có thể giúp cô xông lên trong trận chiến này, gạt
phăng đi mọi đối thủ hay không?
Tô Ngu cắn chặt môi, mồ hôi túa ra đầy lòng bàn tay.
Thực ra, tất cả các thí sinh đều bị sốc, mọi người nhìn nhau với ánh mắt lo
lắng, thấp thỏm, chờ đợi hành động tiếp theo của giám khảo.
Kim của chiếc đồng hồ nhích lên từng tí, từng tí một.
Các bức vẽ được lật nhanh dưới bàn tay thon dài và đẹp như bàn tay của
nghệ sĩ piano.
Mọi người đều chờ đợi. Tất cả đều đang cố đoán xem ai sẽ là người đen đủi tiếp theo, và trong số những bản vẽ đã được lật qua, có bản vẽ của mình
không? Rốt cuộc, như thế nào thì mới qua được cửa ải này?
Năm phút sau, vị giám khảo trẻ tuổi rút ra ba bản vẽ trong số đó, rồi treo chúng lên.
Tim Tô Ngu thót lại - trong số ba bức tranh đó có bức của cô.
Bức đầu tiên là một bức tranh màu nước.
Một cô gái xinh đẹp, quần áo đẹp đẽ đang đứng trước gương, nhưng trong
gương lại là một người khác.
Thời thiếu nữ, cô luôn mơ ước có một chiếc dây chuyền bằng kim cương hình quả táo, vì thế cô đã chia tay với người yêu nghèo kiết xác để lấy một người giàu có.
Chàng trai không vì thế mà mất đi ý chí, anh tiếp tục nỗ lực học tập và làm việc. Rồi anh gặp được một người con gái khác, họ lấy nhau, sinh con đẻ cái, ổn định từng bước đi lên. Cuối cùng, khi con gái của anh chào đời, anh đã tặng cho con chiếc dây chuyền mà cô gái ngày xưa từng mơ ước được sở hữu, còn anh thì không thể nào mua được cho cô.
Bức vẽ rất chi tiết, và ý tưởng cũng rất sâu xa.
Tô Ngu đang thầm khen, thì chiếc bàn khẽ động đậy - người cùng bàn với
cô đột nhiên đứng dậy.
Tô Ngu ngẩng đầu, nhìn người ấy với vẻ khó hiểu. Đó là một chàng trai
thấp, béo, xấp xỉ tuổi cô, có đôi lông mày ngang và một chiếc mũi to, trông
như phiên bản của Akimichi Choji trong truyện tranh Naruto . [5]
[5] Naruto: Tên một bộ truyện tranh của Nhật Bản.
- Xin xin lỗi, thưa thầy - Môi của "Akimichi Choji" run run - Em em sẽ
về nhà
Nói xong cậu ta cũng bắt đầu thu dọn đồ đạc.
Tô Ngu vội nhìn sang giám khảo. Vị giám khảo trẻ tuổi nhướn mày:
- Tôi đã bảo cậu về nhà à? Hãy trình bày ý tưởng của cậu xem.
Nghe vậy, trái tim đang thót lại của Tô Ngu mới hơi chùng xuống. Quay
sang nhìn "Akimichi Choji", vẻ mặt cậu ta cũng đầy sửng sốt. Một hồi lâu sau,
dường như cậu mới hiểu ra, xoa xoa hai bàn tay vào nhau, nói:
- Ồ à vâng! Thực ra, là em muốn nói với mọi người rằng, ngọc rất đẹp, nhưng viên ngọc mà có được nhờ sự lao động của đôi bàn tay mình mới chính là hạnh phúc đích thực Xin lỗi, em biết ý tưởng của em rất tầm thường, đã
không làm nổi bật được chủ đề "Kinh", màu sắc và nét vẽ cũng chưa đạt
Tô Ngu thầm nghĩ: Không lẽ lại tồi tệ đến thế sao? Cô đưa mắt nhìn giám
khảo vẻ khó hiểu, thì thấy anh ta lấy bản danh sách thí sinh ra:
- Quan Tiểu Đông, đúng không? Cậu đã đỗ.
Hả? Tô Ngu sửng sốt, vui mừng quay sang "Akimichi Choji", thấy môi của
cậu ta vẫn mấp máy:
- Nét vẽ cũng không được cẩn thận, vừa rồi, em còn vẽ sai hình quả táo,
em đã không nghiên cứu kĩ tình huống thực
Tô Ngu không hiểu gì, đành quay người lại.
- Xin mời tác giả thiếp theo trình bày ý tưởng.
Tô Ngu quay đầu tìm kiếm, một cô gái ngồi ở vị trí thứ tư hàng thứ ba đứng
dậy, cả phòng thi dường như bừng sáng. Đó là một cô gái rất xinh đẹp, mái tóc dài lượn sóng nhuộm màu tím sáng, đôi mắt được trang điểm rất kĩ, thân hình cao ráo, mảnh mai, gợi cảm hơn cả người mẫu, toàn thân cô đều toát lên
vẻ kiêu hãnh và đầy tự tin. Cô hỏi:
- Em có thể lên bục giảng để trình bày được không?
Tất cả các thí sinh đều thầm thán phục. Bầu không khí lúc ấy đang nặng nề
bởi áp lực từ phía giám khảo kiến mọi người đều cảm thấy ngột ngạt, ấy thế mà lại có người không sợ chết, chủ động đề nghị đến gần giám khảo hơn để
nói, quả là rất dũng cảm!
Sau khi nhận được sự đồng ý, người đẹp bèn uốn éo thân hình trên đôi giày cao gót sáu phân đi lên bục giảng.
- Trước tiên em xin được nói rõ, hội họa không phải là sở trường của em. Em thích đồ họa trên máy tính hơn là vẽ bằng bút, vì thế, bức tranh này chỉ là những nét phác thảo, nếu cho em một chiếc máy vi tính, em có thể tạo ra hiệu ứn g 3 D .
Phía dưới im lặng như tờ. Tất cả đều không khỏi sửng sốt trước câu tuyên bố xanh rờn ấy và chẳng ai nói được câu nào. Nhưng cô gái không quan tâm
đến điều đó, đi thẳng vào vấn đề chính:
- Như mọi người đã biết, chữ " Kinh" gồm có bộ "tâm" và chữ "kinh". Trong ý tưởng của tôi, nhân vật nữ chính nhân được quà sinh nhật, đó là một hòn đá xấu xí, vì thế cô ta rất tức giận. Cùng là một hòn đá, nhưng khi vào tay của các nhà thiết kế S.S, nó có thể trở thành một vật rất diệu kì. Thêm một chiếc ghim, nó sẽ trở thành một chiếc cài áo xinh đẹp; thêm một sợi dây, nó sẽ trở thành sợi dây chuyền tuyệt vời; còn nếu sợi dây ngắn đi một chút, thì nó lại trở thành chiếc vòng tay xinh xắn.
Vì cô gái đó nói hơi nhanh nên Tô Ngu không nghe kịp, cô bèn đưa mắt
nhìn vào tác phẩm của cô ta.
Đó là một tổ hợp gồm bốn bức tranh hoạt họa.
Bức thứ nhất, người vợ nhận được quà của người chồng - một hòn đá, cô
ta rất tức giận.
Bức thứ hai, người chồng đem viên đá tới S.S, chuyên gia thiết kế đưa ra
các phương án như dây chuyền, vòng đeo tay, trâm cài áo, khuy áo
Bức tranh thứ ba, người chồng mang chiếc hộp có in dấu của SEASON về tặng vợ.
Bức thứ tư, người vợ mở hộp ra, trong hộp là gì vậy? Tác giả không vẽ chi tiết, nhưng nhìn vào đôi mắt của người vợ mà tác giả đặc tả, thì có thể thấy trong đó sự kinh ngạc, thích thú và hơn cả, đó là sự tha thứ.
Mắt Tô Ngu dần bừng sáng.
Từ kinh ngạc đến tha thứ, đó chính là thiết kế, vì nó đã mang lại điều kì
diệu cho con người.
Trong S.S, quả nhiên có thứ mà cô vẫn luôn kiếm tìm.
Chuyển ánh mắt từ bức vẽ sang tác giả, thì thấy cô đang nói:
- Chúng ta có vô số cách làm hòn đá trở nên đẹp đẽ, khi nó đã được trải
qua sự gọt giũa dưới bàn tay của S.S và quay trở lại với bạn, thì nó sẽ mang thêm một ý nghĩa khác - Sự tha thứ.
Nói xong, cô vén tóc một cách duyên dáng rồi mỉm cười.
Tô Ngu cảm thấy chiếc bàn phía sau lại động đậy, quay đầu lại thì thấy tất
cả đều đang vỗ tay, trên khuôn mặt mỗi người đều thể hiện sự xúc động.
Đó là một người yêu thích thiết kế, đã nhận được sự phấn khích và tán thưởng chung của tất cả mọi người. Rõ ràng là suy nghĩ và tình cảm của mọi
người đều như vậy
Tô Ngu vừa thầm nghĩ, vừa nhìn về phía bục giảng.
Người đẹp nghiêng đầu nói với giám khảo:
- Tên em là Tạ Thanh Hoan, tốt nghiệp khoa Tin học trường Đại học D, hiện
tại em đã có hai bằng thạc sĩ và đang làm nghiên cứu sinh. Tiện đây em xin tự giới thiệu, em có một phần tư huyết thống của người Australia, bà ngoại em là con gái nhà Cologny - một trong ba nhà cung cấp kim cương lớn nhất miền Tây Australia.
- Rất biết cách tận dụng thân phận của mình. Chúc mừng cô, cô cũng đã đỗ! - Vị giám khảo trẻ tuổi bình thản gật đầu, rồi đột nhiên nhìn về phía Tô Ngu - Ba tác giả của những bức tranh trên, tám giờ sáng mai tới trường để nhận giấy báo trúng tuyển.
Đến tận lúc đó, Quan Tiểu Đông từ nãy giờ cứ đứng ngây bên cạnh Tô Ngu
mới như sực tỉnh, đấm mạnh xuống bàn, hét tướng lên:
- Em đỗ rồi à? Em em cuối cùng thì em cũng đã đỗ rồi! Bà ơi, cháu thi
đỗ rồi! Cháu thi đỗ rồi
Nói xong, Quan Tiểu Đông vừa khóc vừa kêu lên sung sướng và chạy ra ngoài. Những thí sinh còn lại trong phòng thi đều cúi đầu ủ rũ. Thế là hết, năm nay cũng vẫn chỉ có ba người đỗ.
Tô Ngu vẫn ngồi yên ở vị trí, ngờ rằng mình đã nhìn nhầm, nhưng khẩu hình từng lời nói vừa rồi của vị giám khảo ấy rất rõ,nhất định là cô đã không
nhìn nhầm
Như vậy sao?
Đã thi đỗ như thế sao?
Tin vui đến quá nhanh khiến cho trong giây lát Tô Ngu không biết phải làm
gì.
Khi đã lấy lại được tinh thần, thì việc đầu tiên cô làm là viết nhanh trên giấy
bốn chữ, rồi quay sang đưa cho thí sinh gần đó đọc: "Tôi đỗ rồi à?".
Thí sinh đó ngẩng đầu lên, thì ra chính là cậu thí sinh đến muộn. Cậu ta nhìn những chữ viết ấy, rồi nhìn cô khẽ mỉm cười, và cũng lấy bút ra viết lên giấy: "Chúc mừng, bạn là một trong bốn người may mắn".
Giám khảo đã nói là chỉ có ba người thôi mà?
Tô Ngu còn đang thắc mắc ý nghĩa của cụm từ "một trong bốn", thì thấy
cậu ta nhìn về phía bục giảng, đẩy gọng kính của đôi kính đen trên mũi, nói:
- Thưa thầy, thầy còn bỏ sót một người.
Tô Ngu sững người, vội quay nhìn lên bục giảng, thấy giám khảo trừng mắt
nhìn cậu thiếu niên, rồi cúi đầu xuống lục tìm trong đám bản vẽ. Ánh sáng bên người cô chợt tối lại, đến khi Tô Ngu kịp hiểu ra thì cậu thiếu niên kia đã đi qua
chỗ cô, bước tới bục giảng, đứng bên cạnh giám khảo:
- Không thấy ạ? Thầy thử tìm kĩ lại xem
Khóe môi cậu chợt nhếch lên một nụ cười đầy ẩn ý, rồi cậu bỗng kêu tướng
lên:
- Ôi! Thầy ơi!
Vị giám khảo trẻ tuổi, đẹp trai theo phản xạ ngẩng đầu lên.
Cậu thiếu niên kia lập tức lôi ra một chiếc máy ảnh Polaroid , đưa ống kính [6]
chĩa thẳng vào mặt giám khảo.
[6] Máy ảnh Polaroid: Mẫu máy ảnh rất thông dụng vào những năm 70, 80 của thế kỉ trước với khả năng chụp và in ảnh trực tiếp.
Mấy giây sau, chiếc máy ảnh từ từ nhả ra một tấm ảnh.
Cậu thiếu niên cầm tấm ảnh phe phẩy, mặt đầy vẻ xu nịnh, rồi giơ nó cho
mọi người xem:
- A, tìm thấy rồi, bài thi của tôi đây!
Trên đó, từ từ hiện ra hình ảnh - khoảnh khắc mà vị giám khảo ngẩng đầu
lên: Do tình huống bất ngờ và mắt nheo mạnh lại nên đuôi mắt hằn những nếp nhăn, thêm và đó là khóe môi méo xệch, tất cả đều toát lên một vẻ "Kinh" thực sự.
Khóe môi của vị giám khảo trẻ tuổi lại giật giật. Tất cả những thí sinh có mặt ở đó đều cảm thấy vừa kinh ngạc, vừa buồn cười, không ai là không chăm chú quan sát.
Cậu thiếu niên hớn hở cười, nói:
- Thầy ra đề là "Kinh", nhưng không nói rõ nhất định phải là hội họa, hơn
nữa, bất cứ bức vẽ nào cũng không thể chân thực được bằng ảnh. Mặt khác, trong phòng thi này, sự "Kinh" của bất cứ ai đều không thể so sánh được với
sự "Kinh" của chính giám khảo ra đề, đúng không ạ?
Vẻ mặt lạnh lùng của giám khảo vẫn giữ nguyên, chỉ có điều ánh mắt nhìn
trở nên sâu thẳm:
- Cậu tên là gì?
- Báo cáo thầy, em tên là Diệp Nhất! - Cậu ta vừa nói vừa giơ tay lên.
Dưới ánh mặt trời, tay của cậu ta trắng tới mức ngỡ như trong suốt.
Bụng tay tròn mịn, ngón tay thì thon dài.
Thực là một vẻ đẹp khó mà tưởng tượng nổi.
Cậu dùng bàn tay đẹp đẽ của mình - trông khác hẳn với vẻ bề ngoài quê
mùa - làm động tác tay, nói rõ rành từng tiếng:
- Diệp nghĩa là "lá cây", Nhất là chữ nhất trong nhất nhị tam tứ. Diệp Nhất.
Đó là lần đầu tiên Tô Ngu gặp Diệp Nhất.
Diệp Nhất đã khiến cho tất cả mọi người có mặt ở đó đều cảm thấy "Kinh"
bằng một cách thức hết sức độc đáo.
Vậy là kì thi tuyển sinh thứ sáu của S.S đã có bốn học sinh thi đỗ.
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook