Tôi có lòng học tập, phải cái tật xấu khó bỏ. Tôi chỉ nghĩ đây là một phương pháp giải quyết vấn đề, không phải duy nhất nhưng nó lại thỏa thuê nhất. Mãi sau này tôi mới hiểu, bạo lực khiến người ta cảm thấy sung sướng bởi nó đơn giản, trực tiếp, không cần kỹ xảo lại cho kết quả trực quan nhất: thắng là thắng thua là thua, cho nên một phần người ta kiêng kị bạo lực, một phần lại hưởng thụ cảm giác thỏa mãn bạo lực mang đến.

Thành thật mà nói, khu phố tôi ở cũng không tốt lành gì cho cam, một nơi mà phần lớn dân cư là thành phần dưới đáy xã hội như thế này quả là môi trường thích hợp cho cặn bã bại hoại. Trừ những lúc đầu tắt mặt tối lo cho kế sinh nhai hàng ngày thì tất nhiên những hoạt động bất hợp pháp như cờ bạc đầy rẫy ra, tôi lớn lên trong hoàn cảnh như vậy thì nào có tư cách thương hại hay ghi hận ai.

Dưới lầu là một con ma men.

Lầu gác xép chúng tôi thuê phải dùng chung phòng khách với y, mỗi ngày tôi phải đi qua cái phòng đã bê bối còn chật chội đó, có khi bắt gặp y ngủ gật trên sofa, kế bên là bộ quần áo cũ kỹ và cà mên, áo quần trên người đã không thay mấy ngày bốc mùi hôi chua lòm, nửa tỉnh nửa mơ, vành mắt sâu hoắm vì say rượu.

Y nhìn đăm đăm không rời, con ngươi quá nhiều tròng trắng khiến ánh mắt càng có vẻ hung ác. Tôi mỗi ngày đều phải đến trường nên ít khi tiếp xúc với y, quyết định đi đường vòng, tránh xa khỏi khu vực ôn dịch này.

Thực sự thì với tôi, “Sợ hãi” và “Chán ghét” không khác nhau mấy, bởi lần xung đột trực tiếp duy nhất giữa chúng tôi là lúc tôi vừa tan học về, thì thấy, y suýt nữa thì cường bạo Hạ Giai.

Cái tư thế vặn vẹo khi ấy đã vượt quá tầm hiểu biết của tôi, đầu óc choáng mù, não bộ như bị trì trệ và không có cách nào hình dung sự việc được nữa.

Đến lúc hoàn hồn thì mới nhận ra tôi đã nhào tới túm cổ áo y, sau đó chộp lấy con dao hoa quả đâm vào bàn tay y, cái cảm giác lưỡi dao bén nhọn xuyên qua da thịt khiến tôi rùng mình nhưng vẫn không thả tay ra.

Mũi dao làm thủng bàn trà, máu chảy xuống dọc theo chân bàn, bấy giờ y mới buông tha Hạ Giai, vung chân đá văng tôi đi.

Tôi ngã nhào xuống đất, ấy vậy mà tôi vẫn bình thản ngồi dậy, đỡ mẹ tôi bên kia, nhìn mẹ chỉnh sửa lại y phục xốc xếch, môi đã bị cắn rách, phun ngụm nước bọt có lẫn máu bên trong, trong khi đó nhịp tim không hề thay đổi.

Tôi há miệng thở dốc.

Dì bật cười, một tay ôm chặt lấy tôi. “Chủ nhà sẽ lập tức đến mà, thằng con kỹ nữ này.”

Người đàn ông vô danh kia rút con dao đầy máu ném đi, tôi không nhặt lại, bởi vì lúc này cửa bật mở.

Vốn phải là ánh sáng bất tận phía sau cánh cửa nhưng lại bị vài người che khuất, tôi chú ý thấy một thanh niên có mái tóc ngắn bù xù màu vàng nhạt, lông mày đậm, trên người mặc bộ đồng phục màu đen cổ cao, tay đút túi quần, hắn khiến tôi liên tưởng đến mấy bộ phim Nhật, chả có gì tốt lành.

Hắn chắp tay sau lưng, trong miệng ngậm kẹo mút, nhếch cằm, nghiêng đầu với người trong phòng.

“Họ Triệu?”

Hắn hỏi người đàn ông có bàn tay đầy máu. Người kia giựt liên hồi huyệt thái dương, hiện ra thần thái tỉnh táo hiếm thấy trên gương mặt, “A…”

Hắn nghiêng đầu liếc nhìn tôi và Hạ Giai, với ánh mắt đờ đẫn và hỗn loạn, Hạ Giai vỗ vỗ tôi, bảo tôi lên lầu. Tôi nhặt lại sách vương vãi trên sàn, là do vừa nãy một đám người đột nhiên xông vào ấn chặt cái người họ Triệu kia, làm tôi hoảng hồn run tay làm rơi, sẵn lôi quyển tập bị một đôi giày da đạp lên, nửa dấu chân ịn lên trang bìa, hắn cũng ngồi xổm xuống, chộp lấy balo màu xám của tôi, đung đưa cái túi rỗng tuếch.

Ánh mắt của hắn khóa chặt tôi.

“Nhóc mấy tuổi rồi?” Hắn cười hỏi, tay đặt trên đầu gối, cong cong khóe môi.

“Mười.” Tôi đáp.

“Còn nhỏ đã biết bảo hộ mẹ, rất có tiền đồ.” Hắn đứng dậy, đưa tay xoa đầu tôi, xúc cảm hóa ra cũng không khác mấy với mấy chú mấy bác, rất ấm áp, tựa như giọng nói ôn hòa của hắn vậy.

Sau đó hắn ra lệnh với đám người ngoài cửa bằng giọng nói ấm nhuận ấy, “Nhét vào cốp xe, đừng làm hắn bị thương.”

Bọn họ cung kính đáp, “Dạ, anh Diệp.”

Tôi đoán, hắn họ Diệp.

Nhưng tôi đã lầm.

Bẵng đi một thời gian, tôi vẫn không biết tên đầy đủ của người kia, hắn cũng không quay lại, mấy người đen thùi không hợp cảnh kia cũng biến mất. Mẹ gọi hắn là ngài chủ nhà, tôi nghĩ hắn có thân phận không tiện tiết lộ, dù sao thì so với dì hắn còn trẻ hơn vài tuổi, không thích hợp với xưng hô người trên như thế này.

Tôi biết thế giới này rất rộng lớn, cuộc sống cũng không thể công bằng với tất cả mọi người. Tôi mặc bộ đồng phục lỏng lẻo đến trường, chiều chiều về nhà đá sỏi, ráng nhịn không đòi Hạ Giai món đồ chơi đắt tiền vượt quá khả năng chi trả, mặc dù tôi rất muốn. Tôi đã từng thấy hai vợ chồng làm lao công đi sớm về trễ, gia đình có người vợ một mình nuôi chồng tàn tật cùng con nhỏ, người chủ quán mì cả năm không có lấy một ngày nghỉ, còn có những người vì cái ăn không quản khó nhọc, họ còng lưng lết bước trên con đường cũ bẩn thỉu; Thỉnh thoảng họ sẽ dừng lại, cách quầy gọi tôi, tôi dừng bút lại, đứng trên ghế đón chào họ và nhận lấy những đồng tiền có thể coi là nhiều nhặn từ bàn tay thô ráp nứt nẻ kia, đưa cho họ chai sữa chua, một quả táo hay chút thức ăn nhanh. Chỉ vậy thôi mà nụ cười đã nở rộ từ niềm hạnh phúc nhỏ nhoi kia, vương vấn đắng cay cùng với sướng vui thỏa mãn.

Mặc dù bọn họ cười nhiều, lại rất ít khi khóc.

Bởi vì giả tạo có thể giúp chúng ta sẽ quên đi khổ đau, quên đi kiêu ngạo, quên đi xấu hổ.

— quên đi Thiên Đường vốn không bao giờ dành cho chúng ta.

W aka Glen Yuruzu: Mấy ông họ Diệp chả ông nào nghiêm cmn túc = =|| dù đây không phải tên thật:v btw sai sai sai quá sai rồi =)))) tui đã sai quá trầm trọng rồi.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương