Tôi vĩnh viễn không quên hình ảnh Hạ Giai ngồi xổm trước cổng trường chờ tôi tan học. Dì kéo ống quần jean cũ kĩ, tóc mai tán loạn như nữ danh ca trong phút dâng trào cảm xúc trên sân khấu, với vẻ mặt vạn năm cười lạnh trong tư thế ngồi xổm, vẻ đẹp đầy đặn của thân thể phụ nữ có tuổi chưa từng được phô bày dưới lớp áo quần, tạo thành một khung cảnh u ám trước cổng trường tiểu học.

Mới tối hôm trước còn trốn góc hẻm nhỏ khóc vì không đủ tiền trả học phí, thấy tôi đi tới thì vội lau mặt, ra vẻ điềm nhiên như không mà chỉa mất chai nước suối trong tay, đưa đôi mắt hồng hồng như thỏ con khinh khỉnh nhìn phía chân trời xa xa nói, trời nóng hen.

Tôi nhảy chân sáo sau lưng gật gù.

Phụ nữ quả là không thành thật tí nào hết.

—— Hôm sau dì vẫn ngồi xổm góc đường cái chờ tôi tan học, phì phèo điếu thuốc nắm lấy tay tôi, nhẹ nhàng đi qua đám đông hiếu kỳ xung quanh, gọi tôi một tiếng “Con trai” đầy tự hào.

Tôi gượng gạo đáp lại

Bởi vì trong số những con người rỗi rãi có cả vị chủ nhiệm đang trong thời kỳ mãn kinh của lớp tôi. Không ngoài dự đoán, ngay lần gặp phụ huynh đầu tiên bà đã hỏi, đó là… chị của trò?

Kể cả dì cũng không mấy tự tin với suy nghĩ của tôi, vì thế tôi lập tức dõng dạc, “Đó là mẹ em.”

Tôi đã từng nghĩ rằng một đứa trẻ sẽ cảm thấy mình vượt trội vì mình khác biệt, trong mắt tôi, những gia đình kiểu mẫu nhàm chán trong sách giáo khoa không đáng chú ý, chỉ có khác biệt so với số đông mới được cho là mới mẻ.

Nhưng cảm giác mới mẻ này không duy trì được bao lâu, trong những tiếng cười cợt của đám nhóc choai choai, chúng tựa như quả dưa hấu thối rữa trong tiết trời mùa hè, nó tanh tưởi không gì sánh được.

“Hạ Tức.”

Thằng nhóc béo cao hơn tôi hai cái đầu, nó đẩy vai tôi, đẩy mạnh vào thùng rác trong góc phòng học

“Mày chỉ là thằng con hoang nhặt từ thùng rác thôi.”

Không thể để cho cái mùi thối rợn người kia ám vào người, tôi tung một cú vào cằm đối phương, xương ngón thấu đau đổi lại tiếng khóc rầm trời, tôi hoặc không nhúng tay, đã làm thì phải làm tới cùng, đá tiếp chân tên đó. Tiếc thay, thời cơ không hiểu ý người, chúng tôi đã bị giáo viên thể dục tách ra trong tiếng thét thất thanh của lớp trưởng.

Tuy nhiên tôi cũng trúng phải mấy cú trong cuộc ẩu đả, giàn giụa máu mũi.

Mà nguyên nhân tôi động thủ đa phần là do cái bụng trông như quả bóng cao su kia có vẻ đá rất thích.

Đáng ra tôi không nên làm như thế.

Một phút bốc đồng của tôi đã khiến Hạ Giai bị mời lên trường, banh mắt ra mà nghe mấy ông giáo già trông như tượng đồng Thiếu Lâm tự* tụng kinh. Mặc dù sự kiện ẩu đả này có thể là chưa kết thúc, các lão sư vẫn cho nó chỉ là trò trẻ con, cười cợt cho qua.

Vào ngày tiếp theo, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu tôi và tên béo giải hòa trước lớp, tôi nắm chặt bàn tay núc ních thịt của tên kia, người ngoài chỉ thấy tôi cười nhưng thực chất là đang mấp máy, giữ kín cái mồm mày.

Dường như tôi có một loại thiên phú đáng sợ nào đó, đặc biệt bộc phát trong tình cảnh bắt buộc.

Sau đó tôi ra sức sửa chữa sai lầm trước đây, quyết tâm làm một người con hiếu thuận ngoan ngoãn vâng lời, tất nhiên tôi vốn chỉ muốn dì an tâm —— không tồn tại cái gọi là giác ngộ, tôi chỉ làm vì dì. Tôi không muốn mẹ nuôi phải vất vả vì tôi như vậy, nhưng tôi không dám hỏi dì vì sao, có lẽ cũng không nên.

Nhưng sau đó dì lại nói với tôi.

“Ngần ấy lý do không đủ để ta bỏ lại con, ” Dì nói, “Trên đời này người bị *cùng đánh gục là người hèn nhát. Vì cùng mà từ bỏ mơ ước của mình, vứt bỏ con của mình, vì thẹn quá hóa giận mà thành đi giết người cướp của, sau đó lại khóc lóc biện hộ là ‘Tôi đây là bị ép buộc’, đều là kẻ hèn hạ.”

“Có thể là ‘Ta không thích’, ‘Ta không nguyện’, ‘Ta không nhẫn’, ‘Ta không hứng thú’, nhưng không thể là cùng.”

“Con nhớ kỹ cho ta.”

Dì ngậm cây cỏ rong chó, tàn thuốc hay tiền xu gì đó đều bỏ vào lọ đựng tiền tráng men trên bàn tôi.

Dì không thích kể về mình, nhưng thay vì nói là cố tình giấu diếm thì phải nói là không đáng để kể.

“Chỉ là một nữ sinh viên có hoàn cảnh gia đình bất hạnh bị lạc lối trên con đường nhân sinh, có cái gì hay ho?” Dì cười khẩy.

Quả thật chẳng có gì hay ho.

Tôi thử hỏi cách khác, “Vậy chừng nào mẹ tìm cho con một người bố?”

Dì im lặng một hồi, nói với giọng nhẹ tênh, “Ta lười, chờ tên đó tới tìm ta đi.”

Tôi nghe mà như lọt vào sương mù, nói thô thiển thì, là tìm cái khỉ khô ấy.

Đêm hè ngắn ngủi, tôi mặc quần ngắn ngồi trong bồn tắm được dì gội đầu cho, xà phòng chảy xuống mặt, dì cũng gạt về lại trên đầu. Vừa tắm vừa trò chuyện, gội có hơi mạnh tay, tôi cũng không để ý mà chỉ nghịch con vịt cao su trong bồn.

Ngước lên trần, phòng tắm mờ hơi nước, tôi nhìn thấy nào bình nào lọ bên cạnh cửa sổ cùng với lớp sơn màu xanh lá bị bong tróc nơi góc tường, trông như vết sẹo âm ỉ.

Bên ngoài, những đứa trẻ chơi giỡn đầu đường sau khi tan học, đến lúc bị bố mẹ ba lần hối thúc mới tiếc rẻ đi về.

Cái TV cũ kỹ trong phòng khách chiếu những bản tin đầy vệt sóng nhiễu, bữa tối trên bàn hôm nay cũng không được đa dạng.

Nội thất ám trầm khiến căn phòng nhỏ càng thêm tù túng.

Sinh hoạt thường ngày là thế.

Mỗi ngày đều là một ngày khác biệt. Mỗi ngày đều là một ngày giống nhau.

Sáng nào cũng vậy, mỗi khi tôi rời giường, hết lần mò cạnh giường lại lăn lộn trong chăn một hồi, sau đó hớn hở khi nghe thấy thanh âm leng keng từ phòng bếp, rồi chạy tới nhìn dì chế biến bữa sáng đơn giản cho tôi. Dì không bao giờ qua loa chuyện chăm sóc tôi.

Tôi nghĩ, tôi có lẽ là ván cược cuối cùng trong cuộc sống túng nghèo của dì.

CHÚ GIẢI

*Cùng: Cùng này ở đây là nghèo; nghèo nàn; cái nghèo vô cùng tận; cái nghèo có thể khiến con người đánh đổi mọi thứ

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương