Khi tôi về đến nhà, Hạ Giai vẫn chưa dọn tiệm. Bước qua cửa và giựt lấy tờ giấy báo thu tiền điện nước như mọi ngày, rồi mới lao vào phòng tắm rửa ráy. Dòng nước mát lành dội từ đầu đến chân, sau đó vào nhà bếp, mở nồi cơm điện trên bàn để nấu cơm.

Trong tủ lạnh vẫn còn thức ăn thừa, tôi lục lọi trên dưới các ngăn mới tìm thấy nửa chai tương ớt và một góc củ hành cùng với chút thịt băm, nấu hai phần Đậu hủ Ma bà không chính tông. Chừa lại một phần để lại bàn, mình thì ngồi xuống xử lí phần còn lại.

Tôi ăn một mình có hơi vội vàng, đáng ra là lúc này không ai săm soi, không ai xét nét, không cần để ý cách ăn hay lễ tiết, nhưng tôi vẫn cảm thấy có gì đó thiếu vắng, nghẹn ở trong lòng.

Tờ giấy báo đặt trên cái bàn được chưng dụng làm lót cốc nước, con số mực đỏ bị nước làm nhòe, tôi bâng quơ nghĩ, những con số tưởng chừng như nhỏ bé nhưng lại chính là bàn đá đè nặng lên vai người lao động chúng tôi vốn đã quá áp lực bởi chi phí sinh hoạt hằng ngày.

Có lẽ tôi nên lập kế hoạch thật khoa học cho mấy ngày nghỉ rảnh rỗi này, sắp xếp thời gian đi họp lớp, tính toán có nên mua điện thoại không, hay là mua thêm bộ quần áo, rồi lại ưu sầu gây ấn tượng với nữ sinh xinh đẹp. Chắc chắn phải có tiền.

Xung quanh tôi đầy rẫy những nỗi lo túm tụm, tôi cứ luôn sống giả tạo và co cụm, buổi tối nhắm mắt là lại nhớ đến chuyện tiền bạc luôn canh cánh trong lòng.

Vì sao không thể đi du lịch thỏa thích, vì sao phải đi làm thêm, vì sao giờ này không thể giam mình trong căn phòng máy lạnh mát rượi mà vọc máy tính, vì sao không thể mua cho mẹ những gì mà mẹ thích nhưng lại không dám mua.

Vì sao tôi lại nghèo như vậy.

Thức ăn trên bàn đã nguội lạnh, tôi lấy cái lồng chập lại. Khi bước chân chợt bất cẩn va phải chân bàn, tôi mới cảm nhận được sự yên ắng của căn phòng, bên ngoài là ánh hoàng hôn còn lưu luyến, tôi nên bật đèn lên.

Tôi nghĩ ngợi một hồi rồi quyết định không bật, khoác áo đi ra ngoài.

Đúng ra là tôi có thể mặc thêm nhiều hơn, có điều tôi kiềm không đặng đi tiếp.

Vào giờ này quán bar vẫn chưa xếp ghế, tôi đẩy cửa vào thì thấy người khá thưa thớt, không giống khung cảnh yêu dã lại mãnh liệt lần đầu tiên tới đây, không gian vuông vức được bao phủ trong ánh đèn già cỗi nhưng dịu nhẹ, bài trí cũng không quá đặc sắc, không hề có tí sắc văn nghệ, khu vực chính giữa được lát gạch có hơi khác với xung quanh, hoa văn graffiti. Tên mập mở máy quay dĩa, là loại đĩa than ấy, đang phát bài hát của một nữ ca sĩ huyền thoại.

Trên bàn quầy bar kim loại sáng bóng, gã ngồi đó lật tạp chí, kế bên là tủ rượu ngay ngắn phản chiếu ánh đèn. Nhìn kỹ thì thật ra người này cũng không đến nỗi quá béo, chỉ là hơi đậm người, loại hình thể này khác với béo phì, tấm lưng như bức tường ấy.

Gã ngước mắt lên thì thấy tôi tới, “Tới rồi à.”

Tôi ngồi lên một trong mấy cái ghế cao, chưa kịp nói gì thì một ly nước đá lạnh đã đặt ngay trước mặt, tôi định mở lời cho cuộc đối thoại nhưng nghĩ ngợi một hồi thì quyết định nói ra nghi vấn của mình, “Thật ra tôi có đến xem buổi diễn của chú, chẳng qua không biết chú là ca sĩ hay chủ quán bar thôi.”

Gã tự nhiên khép tạp chí lại, rề rà đáp, “Hiện đang là chủ quán.”

Tôi trừng mắt nhìn gã.

“Đó là buổi diễn cuối cùng của ta, sau hôm đó thì ban nhạc giải tán.” Gã hời hợt nói, đi đến trước mặt tôi, mục tiêu là cái ly đứng một mình cuối quầy bar. Gã ngắm nghía nó trong tay, dùng đôi tay phủ một lớp lông tơ chà lau nó, tay gã rất to, còn là kiểu hán tử Phương Bắc thô hãn, nhưng động tác này của gã mang lại cảm giác nâng niu không nói nên lời, khiến người khác nghĩ rằng lời tiếp theo của gã sẽ rất khéo léo.

“Hát nữa thì khỏi sống.” Gã cười cười nói. Chùi sạch ly rồi cất vào tủ.

“Tại sao?”

“Ê! Ta giải thích xong rồi nghen.” Gã hất cái cằm, nếu như gã có, với tôi, “Nhóc đến làm thuê à.”

“Đúng vậy.” Tôi hớp miếng nước lạnh, gật đầu, “Tôi thiếu tiền mà tuần này vẫn rỗng túi.”

Gã bán tín bán nghi nhìn tôi, “Nghèo đến vậy sao? Nhóc mới bây lớn à, chưa đủ 18 đã đến quán bar làm thêm sao.”

Tôi nghiêm túc, “Nghèo mà. Chú không nói không ai biết tôi chưa đủ 18 tuổi.”

“Nhóc con mi xem nơi này là gì đã.” Gã cười cười, với khỏi quầy vươn tay với tôi, “Ta là Hà Cố, chính là ‘hà cố’ trong ‘cớ gì’, mọi người gọi ta là Hà béo, nhóc có thể…”

“Ồ, Hà béo, tôi là Hạ…”

“Nhóc phải gọi ta là Hà chủ quán.” Gã có vẻ tức giận đối với lời tôi nói.

Có lẽ là do ngoại hình hiền hòa và tính tình hài hước, ấn tượng của tôi với Hà chủ quán không tồi, dù sao thì tôi cũng đã quen việc giao tiếp với người lớn từ khi còn rất nhỏ rồi, đa số họ là được mài dũa qua năm tháng, họ chững chạc, vô tư, chính trực, không kỳ thị tầng lớp thấp của xã hội, tôi rất hi vọng được học hỏi ở những người như họ.

Thương lượng tiền lương với Hà chủ quán xong xuôi, hai chúng tôi nói chuyện phiếm chút ít, ví dụ như về band của gã. Gã kể tôi band được thành lập hồi những năm đại học, từ vô danh đến có chút tiếng tăm, bạn bè cùng nhau trải qua biết bao sóng gió nhưng cuối cùng vẫn đường ai nấy đi.

“Là vì thiếu kinh phí ạ.” Tôi hỏi gã.

“Thực dụng vậy bé.” Gã khinh bỉ nhìn tôi, “Giấc mộng rồi sẽ có lúc phải tỉnh lại trước sự tàn khốc của hiện thực.”

“… Còn không phải vì túng thiếu sao ạ.”

“Sao có thể chỉ vì lý do đó hả, ” Gã nói tiếp, “Nhóc chỉ mới là đứa nhỏ chưa trải sự đời, hồi ta hơn 20 mà vẫn chẳng làm nên trò trống gì, khoan nói đến nhà ở xe cộ, ngay cả đối tượng còn chưa…”

Tôi cố nhịn cười, “Không ai bắt chú thỏa hiệp cả, là chú tự buông bỏ mà.”

“Nhóc thì biết cái khỉ khô ấy.” Gã không tiếp tục đề tài này nữa, lấy gói thuốc lá trong túi quần ra, chợt hỏi tôi, hút không.

Tôi do dự một chút rồi lắc đầu.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương