Quyền Lực Thứ Tư
-
Chương 31
Báo
THE SUN
Ngày 4 tháng Năm, 1982
CHIẾM ĐƯỢC RỒI !
Vào một hôm thứ Ba tháng Tư năm 1982, trong khi nước Anh còn ngủ say. quân đội Achentina đã xâm lược quần đảo Falkland. Lần đầu tiên trong vòng 40 năm Thủ tướng Thatcher triệu tập Quốc hội vào ngày thứ Bảy và Quốc hội đã bỏ phiếu đồng ý gửi ngay quân đội tới tái chiếm quần đảo.
Ở New York, Alistair McAlvoy liên hệ với Armstrong và thuyết phục ông rằng Citizen nên đi theo Công đảng - rằng phản ứng sôvanh hiếu chiến không phải là một giải pháp, và rằng Liên Hiệp Quốc sẽ phán xử vấn dề. Armstrong vẫn không nghe cho tới khi McAlvoy nói thêm. "Đây là một cuộc phiêu lưu vô trách nhiệm và nó sẽ làm bà Thatcher sụp đổ. Tin tôi đi, trong vòng vài tuần nữa Công đảng sẽ trở lại nắm quyền."
Mặt khác, Townsend không hề do dự ủng hộ bà Thatcher và phủ quốc kỳ Anh xung quanh Globe. "Cãi nhau ầm ĩ" là tiêu đề của số báo thứ Hai, với bức tranh biếm hoạ mô tả Tổng thư ký Galtieri như một tên cướp biển bị cắt cổ. Khi quân đội đã tập trung ở Portsmouth và ở hướng Nam Đại Tây Dương, lần đầu tiên trong nhiều tháng số phát hành của Globe tăng lên 300 000. Trong những ngày đầu của cuộc chiến thậm chí hoàng tử Andrew cũng được ca ngợi vì "sự phục vụ dũng cảm và anh hùng" ở cương vị phi công lái trực thăng. Khi tàu ngầm Anh HMS Conqueror đánh chìm tàu General Belgrano ngày 2 tháng Năm, Globe loan báo với cả thế giới "Trúng rồi!", và số phát hành lại tăng nữa.
Khi quân đội Anh tái chiếm cảng Stanley, Globe đã bán đưọc hơn 500 000 bản một ngày, trong khi lần đầu tiên, kể từ khi Armstrong trở thành chủ bút, Citizen đã giảm nhẹ.
Khi Peter Wakeham gọi điện cho Armstrong đang ở New York báo cho biết số phát hành cuối cùng, ông lên ngay chuyến bay đầu tiên trở về London.
Cho tới khi đoàn quân Anh thắng lợi xuống tàu trở về, Globe đã bán được hơn 1 triệu bản một ngày, trong khi tờ Citizen lần đầu tiên trong vòng 25 năm qua đã không bán nổi 4 triệu số. Khi hạm đội cập cảng Portsmouth, Globe mở chiến dịch quyên tiền cho những góa phụ có người chồng dũng cảm đã hy sinh thân mình cho đất nước. Ngày lại ngày, Bruce Kelly cho đăng những câu chuyện về những người anh hùng và bên cạnh là những bức ảnh kiêu hãnh của người vợ và những đứa con của họ - tất cả họ đều đã là độc giả của Globe.
Một ngày sau buổi lễ tưởng niệm ở Nhà thờ thánh Paul, Armstrong triệu tập “hội đồng chiến tranh” tại tầng 9 Toà nhà Armstrong. Ông được Giám đốc phát hành nhắc nhở một cách khá là không cần thiết rằng phần lớn số lãi của Globe đã là mồ hôi nước mắt của Citizen. Alistair McAlvoy vẫn khuyên ông đừng hoang mang: Rốt cuộc thì Globe chỉ là đồ giẻ rách; Citizen vẫn là tờ báo gạo cội với danh tiếng lẫy lừng.
"Sẽ là ngu ngốc nếu hạ thấp tiêu chuẩn của chúng ta đơn giản chỉ để thỏa hiệp vô nguyên tắc với một kẻ mới nổi có tờ báo không đáng để được phục vụ với lòng tự trọng." Ông nói. "Ông có thể hình dung ra tờ Citizen lại có lúc tự dính líu vào một cuộc cạnh tranh may rủi không?"
Armstrong lưu ý đến việc gọi tên. May rủi đã nâng số phát hành của Globe lên tới hơn 100000 bản mỗi ngày, và ông thấy chẳng có lý do gì dể không làm như vậy với tờ Citizen. Nhưng ông cũng biết rằng đội quân McAlvoy đã xây đắp hơn 10 năm qua vẫn hoàn toàn tụt hậu với Tổng biên tập của nó.
"Hãy xem tiêu đề trang nhất của tờ Globe sáng nay,” Armstrong nói trong một cố gắng tuyệt vọng cuối cùng để nêu bật vấn đề. "Tại sao ta không có những câu chuyện như thế này?"
“Vi thậm chí cả Freddie Starr cũng không được lên trang 11 của tờ Citizen" McAlvoy nói. "Và dù sao đi nữa, ai thèm quan tâm đến sở thích ăn uống của ông ta? Chúng ta vẫn có những câu chuyện như thế hằng ngày, nhưng chúng ta không có những lời khiếu nại khó chịu thường đi kèm với những chuyện đó."
McAlvoy và ê kíp của ông ta rời cuộc họp, tin chắc rằng họ đã thuyết phục được chủ bút không sa vào cùng một giuộc với Globe.
Sự tự tin của họ chỉ kéo dài đến khi bản báo cáo số lượng phát hành chỉ còn bằng một phần tư đã nằm trên bàn Armstrong. Không tham khảo ý kiến bất cứ ai, ông nhấc máy hẹn gặp Kevin Ruschliffe, quyền Tổng biên tập của tờ Globe.
Ruschliffe tới Công ty Truyền thông Armstrong lúc chiều muộn. Anh chưa thể là người đối địch lớn với Alistair McAlvoy dù đã xưng hô với Dick ngay trong cuộc gặp đầu tiên của họ, như thể họ đã là bạn cố tri và nói bằng một giọng liến thoắng khiến lúc đầu Armstrong không thể hiểu ông ta muốn nói gì. Ruschliffe khiến ông tin chắc rằng, nếu có cơ hội làm việc cho tờ Citizen, ông ta sẽ khiến tờ báo thay đổi ngay lập tức.
"Những bài xã luận quá nhạt nhẽo," anh ta nói. "Hãy để công chúng biết điều ông định ám chỉ trong một hai câu. Không một từ nào được nhiều quá ba âm tiết, và không câu nào dài quá mười từ. Đừng bao giờ cố gây ảnh hưởng với công chúng. Chỉ đảm bảo ông yêu cầu cái mà họ đã muốn."
Cực kỳ bị chinh phục Armstrong đã giải thích cho người đàn ông trẻ tuổi rằng anh ta sẽ bắt đầu làm quyền Tổng biên tập, "Vì hợp đồng của McAlvoy còn bảy tháng nữa."
Armstrong gần như đã đổi ý về việc bổ nhiệm chức vụ mới khi Ruschliffe nói về khoản lương mà anh ta mong muốn ông sẽ không nhượng bộ dễ dàng như vậy nêu biết thời hạn hợp đồng của Ruschliffe với Globe, hoặc thực tế là Bruce Kelly không có ý định thay đổi nó từ giờ cho tới hết năm. Ba ngày sau ông gửi thư báo cho McAlvoy rằng đã bổ nhiệm Kevin Ruschliffe làm Tổng biên tập thường trực của ông.
McAlvoy kiên quyết phản đối việc Kevin lén lút qua mặt ông cho tới khi vợ ông mở mắt cho ông thấy là còn 7 tháng nua ông sẽ nghỉ hưu ăn đủ lương, và rằng đây không phải là lúc hiến tế sự nghiệp của ông lên bàn thờ của nguyên tắc. McAlvoy dễ dàng bỏ qua người Tổng biên tập thường trực mới và ý kiến ngắn ngủi của anh ta về trang nhất ngày mai.
Khi Globe đăng ảnh khỏa thân lên trang 3 và lần đầu tiên bán được 2 triệu bản, McAlvoy tuyên bố tại cuộc họp buổi sáng. “Hãy bước qua xác tôi.”
Không ai muốn nói cho ông biết rằng gần đây hai đến ba phóng viên giỏi nhất đã bỏ Citizen sang làm cho Globe, trong khi chỉ có Ruschliffe đi theo hướng ngược lại.
Vì Armstrong tiếp tục tiêu phần lớn thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến ở New York, ông miễn cưỡng tiếp tục chấp thuận quyết định của McAlvoy, ít nhất là vì ông không muốn sa thải một Tổng biên tập dày dạn kinh nghiệm nhất của ông chỉ vài tuần trước một cuộc tổng tuyển cử.
Khi Margaret Thatcher được bầu vào quốc hội với đa số phiếu là 144, Globe huyênh hoang như đó là chiến thắng của họ, và tuyên bố rằng sự kiện này chắc chắn sẽ thúc đẩy sự sụp đổ của Citizen. Một số nhà bình luận đã nhanh chóng chỉ rõ sự mỉa mai của thông báo đặc biệt này.
Khi Armstrong trở về Anh, trong cuộc họp ban giám đốc hàng tháng, ngài Paul nêu ra vấn đề giảm sút số lượng báo phát hành.
‘Trong khi Globe tiếp tục tăng hằng tháng," từ đầu bàn bên kia Peter Wakeham nói xen vào.
“Vậy chúng ta sẽ làm gì?" Chủ tịch Hội đồng quản trị hỏi, quay sang giám đốc điều hành.
‘Tôi đã có một số kế hoạch trong tay." Armstrong nói.
“Chúng tôi có được chia sẻ bí mật của những kế hơạch đó không?" Ngài Paul hỏi.
“Tôi sẽ báo cáo vắn tắt với Hội đồng vào cuộc họp lần sau,” Annstrong nói.
Trong Paul có vẻ không được hài lòng, nhưng không nói gì thêm.
Hôm sau, không buồn tham khảo ý kiến của bất cứ ai trong Hội đồng Quản trị, Armstrong cho gọi McAlvoy. Khi vị Tổng biên tập của Citizen bước vào văn phòng chủ bút, Armstrong không đứng lên chào, và cũng không mời ông ta ngồi.
“Tôi chắc ông đã biết tại sao tôi cho gọi ông.” Anh nói.
"Không, Dick, tôi chẳng biết gì cả.” McAlvoy ngây thơ đáp.
“Tôi vừa mới xem số lượng phát hành của Citizen trong tháng qua. Nếu tiếp tục với tốc độ này, thì cho đến hết năm, Globe sẽ bán được hơn chúng ta.”
“Và ông vẫn sẽ là chủ một tờ báo toàn quốc danh tiếng, trong khi Townsend vẫn chỉ đưa ra những thứ rác rưởi.”
“Đó có lẽ là một tình thế tốt. Nhưng tôi phải cân nhắc tới một Hội đồng Quản trị và những cổ đông”
Mcalvoy không thể nhắc Armstrong rằng trước kia ông đã từng đề cập tới một Hội đồng Quản trị và những cổ đông. Nơi ẩn náu cuối cùng của một chủ bút, ông đã nói thế. Sau đó ông nhắc lại lời cảnh báo của luật sư rằng hợp đồng của ông còn năm tháng nữa mới hết hạn và rằng ông sẽ không dại gì mà chọc tức Armstrong.
“Tôi nghỉ là ông đã xem tiêu đề của Globe sáng nay?’ Armstrong nói, cầm tờ báo kình địch lên.
“Vâng, tất nhiên là tôi đã xem,” McAlvoy nói, liếc qua hàng chữ to in đậm: “Một ngôi sao nhạc Pop hàng đầu gây ra scandal ma túy.”
“Còn chúng ta thì đăng “Trợ cấp thêm cho các y tá”
“Độc giả của chúng ta yêu mến các y tá,” Mc Alvoy trả miếng.
“Có lẽ độc giả của chúng ta yêu mến các y tá." Armstrong nói, gõ nhẹ vào tờ báo, “nhưng trong trường hợp ông không lưu ý, Globe có kể chuyện đó ở trang bảy. Điều khá rõ ràng với tôi, cho dù với ông nó không rõ, là phần lớn độc giả của chúng ta còn thích các ngôi sao nhạc Pop và scandal ma túy hơn.”
“Ngôi sao nhạc Pop trong bài này,” McAlvoy phản đối, “chưa bao giờ có băng nằm trong top 100, và chỉ hút trong một tiệm nhỏ ở khu nhà riêng của anh ta. Nếu có bất kỳ ai đã từng nghe anh ta, Globe sẽ đưa tên hắn lên trang nhất. Tôi có đầy một tủ những chuyện nhảm nhí như vậy, nhưng tôi không lăng mạ độc giả của chúng ta bằng cách đăng tải chúng."
"Sau đây sẽ là lúc ông làm điều đó", giọng Armstrong rít lên. "Hãy bắt đầu thách đấu với tờ Globe ở ngay lãnh địa của chính nó. Có lẽ nếu chúng ta làm vậy, tôi sẽ không phải tìm một Tổng biên tập mới."
McAlvoy sững sờ mất một lát. "Liệu tôi có nên hiểu cơn giận dữ này có nghĩa là tôi bị sa thải?" Cuối cùng ông hỏi.
"Tôi đã chịu đựng ông đến cùng." Armstrong nói. "Đúng, ông đã bị đuổi việc. Tên của Tổng biên tập mới sẽ được thông báo vào ngày thứ Hai. Ông hãy thu dọn phòng làm việc của mình ngay trong chiều nay."
"Tôi có thể cho rằng sau 10 năm làm Tổng biên tập cho tờ báo này tôi sẽ được nhận nguyên lương hưu?”
"Ông sẽ được nhận đúng cái đáng với ông, không hơn không kém," Armstrong quát. "Bây giờ thì hãy biến khỏi phòng tôi."
Ông trừng trừng nhìn McAlvoy, chờ đợi một trong những bài đả kích ưa thích của ông ta, nhưng vị Tổng biên tập bị thải hồi chỉ quay đi và rời khỏi phòng mà chẳng thốt lên lời nào, khẽ khàng đóng lại cánh cửa sau lưng.
Armstrong sang phòng bên cạnh, lau khô người và thay chiếc áo sơ mi khác. Nó cùng màu với cái áo trước, vì vậy sẽ không ai chú ý.
Khi McAlvoy quay lại bàn làm việc, ông nhanh chóng thông báo vắn tắt cho những cộng sự thân tín của ông biết về kết quả cuộc gặp với Armstrong và kế hoạch ông định làm. Ít phút sau đó lần cuối cùng ông ngồi xuống vị trí trong cuộc họp chiều, ông nhìn xuống một danh sách dài những câu chuyện đang tranh nhau được đăng lên trang nhất.
"Tôi đã chọn một bài cho trang nhất sáng mai, Alistair," một giọng nói vang lên. McAlvoy nhìn biên tập viên mục chính trị của ông.
"Anh định nói tới cái gì Campbell?” Ông hỏi.
"Một hội viên hội đồng lao động ở Lambeth đang tiếp tục tuyệt thực để phản đối chính sách nhà cửa bất hợp lý của chính phủ. Cô ta là một người da đen và thất nghiệp."
"Một tin gây ấn tượng tốt đối với tôi," McAIvoy nói. "Có ai còn bài cho lên trang nhất nữa không?"
Không ai nói gì khi ông nhìn khắp phòng. Cuối cùng cái nhìn của ông dừng lại ở Kevin Ruschliffe, người mà ông không bắt chuyện trong suốt một tháng.
"Anh thì sao, Kevin?"
Tổng biên tập thường trực nhìn lên từ chỗ ngồi của anh ta ở trong góc và chớp mắt, không thể tin được là Tổng biên tập đã chịu nói chuyện với mình. "Vâng, tôi được theo dõi về cuộc sống riêng của cô thư ký người nước ngoài này trong vài tuần, nhưng tôi thấy nó khó làm cho câu chuyện đứng vững.”
"Sao anh không làm vội 300 từ về chủ dề này và chúng tôi sẽ để luật pháp xử xem liệu chúng tôi có thể chạy thoát với nó hay không?"
Một số người lớn tuổi hơn bắt đầu bồn chồn trong ghế của họ.
"Thế cái gì đã xảy ra với câu chuyện về người kiến trúc sư?" McAlvoy hỏi vẫn hướng về người Tổng biên tập thường trực của ông.
"Ông đã xổ toẹt nó." Rushcliffe ngạc nhiên nói.
"Tôi nghĩ đó là một bài viết ngớ ngẩn. Anh không thể làm nó hấp dẫn hơn một chút hay sao?"
"Nếu đó là cái ông muốn." Ruschliffe nói. càng ngạc nhiên hơn. Vì McAlvoy không bao giờ uống rượu chừng nào ông chưa đọc từ đầu tới cuối lần in đầu tiên. Một hai người có mặt tự hỏi không biết ông có khỏe không.
"Phải, vậy là mọi chuyện đã được giải quyết. Kevin có bài trang nhất và Campbell có bài trang hai." ông ngừng lời. "Và vì tối nay bận đưa vợ đi xem Pavarotti, tôi sẽ để tờ báo lại trong tay Kevin, anh có cảm thấy dễ chịu với điều đó không?" Ông hỏi, quay về người Tổng biên tập thường trực.
"Tất nhiên." Rushcliffe nói, vui sướng vì rằng cuối cùng anh đã được đối xử như một người ngang hàng.
"Vậy là mọi chuyện đã được giải quyết,” McAlvoy nói. "Chúng ta sẽ để mọi ngưòi quay trở lại làm việc chứ?"
Khi các nhà báo bắt đầu lục tục ra khỏi phòng Tổng biên tập vừa thì thầm với nhau, Ruschliffe đi ngang qua bàn McAlvoy và cảm ơn ông.
"Không có gì." ông nói. "Anh biết đây sẽ là cơ hội lớn của anh. Tôi chắc anh hiểu rằng tôi đã gặp chủ bút lúc đầu giờ chiều nay, và anh ta báo tôi rằng anh ta muốn thấy tờ báo thách thức Globe trên chính lãnh địa của nó. Đó chính xác là những từ anh ta nói. Vì vậy khi anh ta đọc tờ Citizen ngàv mai, anh hãy đảm bảo sao cho nó mang dấu ấn của anh. Anh biết đấy, tôi sẽ không ngồi mãi ở cái ghế này."
"Tôi sẽ cố hết sức,"Ruschliffe hứa khi rời khỏi văn phòng. Nếu anh nán lại thêm lát nữa, anh đã có thể giúp Tổng biên tập thu dọn bàn của ông.
Cuối giờ chiều McAlvoy chậm rãi rời khỏi tòa nhà, dừng lại nói chuyện với mọi nhân viên mà ông gặp. Ông bảo với tất cả bọn họ rằng ông và vợ ông đã mong được xem Pavarotti đến thế nào, và khi họ hỏi đêm nay ai sẽ đưa báo ra, ông đã nói chuyện với họ, thậm chí cả với người gác cửa. Quả thực, ông đa kiểm tra kỹ giờ giấc với người gác cổng trước khi tránh hướng ga tàu điện ngầm gần nhất, biết rõ cả xe ô tô công ty của ông đã đậu ở đó.
Kevin Ruschliffe cố tập trung vào câu chuyện đăng trên trang nhất, nhưng luôn bị cản trở bởi một dòng người muốn anh sửa bản thảo cho họ. Anh đã xóa nhiều trang chỉ vì không đủ thời gian để kiểm tra cẩn thận. Khi rút cuộc anh cầm được bài viết lên phòng in, chỉ lo về chuyện chậm trễ, và anh đã phần nào yên lòng khi tờ báo đầu tiên đã ra khỏi máy in trước lúc mười một giờ có vài phút.
Vài giờ sau, Armstrong nhấc chiếc máy điện thoại trên giường để nghe Stephen Hallet đọc từ đầu đến cuối trang nhất.
"Thế quái quỷ gì khiến ông không dừng nó lại?" Ông gặng hỏi.
"Tôi không được trông thấy nó cho đến khi bản in đầu tiên ra ngoài phố." Stephen đáp. "Cho đến khi bản in thứ hai ra khỏi máy in, chúng đã được đưa tới ủy viên Hội đồng Lambeth, người đang tuyệt thực để phản đối. Cô ta là người da đen và ...”
"Tôi không quan tâm tới màu da của cô ta," Arsmtrong quát. "McAlvoy hình dung ông ta đã làm cái quỷ quái gì vậy?"
"McAlvoy không biên tập tờ báo tối nay."
"Vậy thì là ai?"
"Kevin Rushcliffe," viên luật sư trả lời.
Đêm hôm đó Armstrong không sao ngủ lại được nữa, cũng như phần lớn phố Fleet, đang cố gắng điên cuồng để liên lạc với cô thư ký người nước ngoài và nữ diễn viên kiêm người mẫu. Cho đến khi những bản in cuối cùng của họ được in ra, hầu hết chúng đã chứng minh rằng ông chưa bao giờ thực sự gặp hoa hậu nước sô đa 1983.
Sáng hôm sau câu chuyện được thảo luận rộng rãi đến mức vài người đã đặt một mục nhỏ riêng ở trang 7 tờ Citizen với tiêu đề "Có gạch nhưng không có vữa" đòi một trong những kiến trúc sư hàng đầu của nước Anh đã thiết kế khu cư xá mà thành phố đang phải giữ để khỏi sụp đổ. Một lá thư tay từ một luật sư đặc biệt ngang tàng của ông đã chỉ rõ trong đời ngài Angus chưa bao giờ thiết kế một cư xá. Viên luật sư gửi kèm bản copy lời xin lỗi mà ông mong sẽ được đăng trên trang nhất số báo ngày mai, và một lưu ý nói rõ khoản quyên góp nên được gửi tới quỹ từ thiện yêu thích của người kiến trúc sư.
Ở trang Món ăn, một nhà hàng nổi tiếng bị tố cáo đã đầu độc khách hàng, trong khi mục Du lịch chỉ đích danh một công ty du lịch đã nguỵ biện để bỏ lại phần lớn những người đi nghỉ mát kẹt lại ở Tây Ban Nha mà không có phòng khách sạn. Ở trang cuối, người quản lý của dội bóng đá Anh nói phải...
McAlvoy đã nói với tất cả những người gọi điện tới nhà ông sáng hôm ấy, rằng ông đã bị Armstrong sa thải từ ngày hôm trước và bắt phải dọn phòng ngay lập tức. Ông đã rời tòa nhà Armstrong lúc 4 giờ 19 phút, giao lại cho Tổng biên tập thường trực trông nom công việc. "Đó là Ruschliffe và cộng sự," ông nói thêm, đầy ý nghĩa.
Tất cả những nhân viên được gặp đã xác nhận câu chuyện của McAlvoy .
Stephen đã gọi cho Armstrong 5 lần trong ngày, lần nào cũng nói rằng anh đã nhận dược khiếu nại, và đề nghị phải thu xếp các khiếu nại này, và phải thu xếp thật nhanh.
Tờ Globe thông báo trên trang 2 về sự ra đi buồn bã của Alistair McAlvoy sau một thập kỷ phục vụ hết mình. Họ mô tả ông như một Tổng biên tập lão thành của phố Fleet, người sẽ được tất cả những nhà báo chuyên nghiệp thực thụ tưởng nhớ.
Khi lần đầu tiên Globe bán được 3 triệu bản, Townsenđ mở tiệc để kỷ niệm. Lần này, phần lớn các chính khách hàng đầu và các nhân vật nổi tiếng đều tham dự - mặc dù có bữa tiệc cạnh tranh của Armstrong để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của Citizen.
"Tốt thôi, ít nhất thì lần này ông ta cũng làm đúng ngày," Townsend nói.
"Nhân thể nói về ngày," Bruce nói, "liệu chừng nào tôi có thể hy vọng được trở về Úc ? Tôi không cho là ông có chú ý, nhưng tôi đã không về nhà 5 năm rồi."
"Anh không được về nhà chừng nào anh chưa lấy được từ tờ Citizen dòng chữ "Nhật báo bán chạy nhất nước Anh" Townsend đáp.
Mãi 15 tháng sau Bruce Kelly mới được đặt vé máy bay về Sydney, khi ủy ban Kiểm toán thông báo số phát hành hằng ngày của Globe trong tháng trước đạt trung bình 3.600.000 bản so với 3.162.000 của Citizen. Sáng hôm sau Globe đăng tiêu đề chữ to "Cởi ra", trên bức ảnh chụp Armstrong năm 22 tuổi trong chiếc quần đùi.
Khi sự kiêu hãnh của Citizen vẫn kiên quyết ở nguyên chỗ, Globe thông báo "cho hầu hết những độc giả sáng suốt của thế giới" là chủ bút của Citizen vẫn không trả món nợ 100.000 bảng thua cuộc, và "không chỉ là một kẻ thua bạc tồi tệ, mà còn là một kẻ ăn quỵt."
Hôm sau Armstrong kiện Townsend vì tội phỉ báng. Thậm chí tờ The Times cũng thấy đây là vấn đề đáng để bình luận: "Chỉ có các luật sư là sẽ được lợi," bài báo kết luận.
18 tháng sau vụ kiện được đưa lên tòa án tối cao, và kéo dài hơn 3 tuần, thường xuyên được đăng tải trên trang nhất của mọi tờ báo, trừ tờ Independend. Ngài Michael Beloff, thay mặt tờ Globe, lý luận rằng số liệu kiểm toán chính thức đã chứng tỏ tình cảnh của thân chủ ông. Ngài Anthony Grabiner đại diện cho tờ Citizen cho rằng số liệu kiểm toán không tính đến số phát hành của Scottish Citizen mà khi phối hợp với Citizen Daily đã giữ cho số phát hành của nó vượt xa Globe.
Ban bồi thẩm nghỉ 5 tiếng để cân nhắc các phán quyết của họ, bởi một đến hai người không thích Armstrong. Khi chánh án hỏi họ đề nghị mức án như thế nào, chủ tịch ban bồi thẩm đứng lên tuyên bố không ngập ngừng, “12 xu” - giá tiền một tờ Citizen.
Chánh án nói cho hai nhóm luật sư trong vụ kiện rằng ông thấy hai bên nên trả chi phí của họ, ước tính khiêm tốn là khoảng một triệu bảng mỗi bên. Các luật sư tán đồng và bắt đầu thu nhặt hồ sơ.
Ngày hôm sau tờ Financial Times, trong một bài báo dài về hai vua báo chí, tiên đoán rằng cuối cùng một trong hai người sẽ phải làm cho người kia suy vi. Tuy nhiên, bản báo cáo tiết lộ rằng vụ kiện đã giúp làm tăng số phát hành của cả hai tờ báo, lần đầu tiên tờ Globe đã vượt qua con số 4 triệu bản.
Hôm sau, cổ phiếu của cả hai tập đoàn tăng một xu.
Trong khi Armstrong đọc về ông trên một rừng báo chí dành nói về phiên tòa, thì Townsend tập trung vào bài báo trên tờ New York Times vừa được Tom Spencer fax sang cho.
Mặc dù chưa bao giờ nghe nói về Lloyd Summers, hoặc một phòng trưng bày nghệ thuật đang sắp hết hạn cho thuê, khi đọc tới dòng cuối cùng của bức fax ông đã nhận ra tại sao Tom lại gạch đậm ở trên đầu: Khẩn cấp.
Sau khi đọc lại mẩu giấy một lần nữa, Townsend bảo Heather gọi cho Tom, và khi cô đã làm xong việc ấv, hãy đặt vé cho chuyến bay sớm nhất có thể được tới NewYork.
Tom không ngạc nhiên khi nghe gọi điện lại, chỉ vài phút sau khi ông gửi bức fax đi. Rốt cuộc, ông đã tìm kiếm cơ hội chạm tay vào một cổ đông quan trọng trong New York Star qua một thập kỷ.
Townsend chăm chú lắng nghe khi Tom nói với ông tất cả những gì đã tìm hiểu được về Lloyd Summers và tại sao phòng trưng bày nghệ thuật của ông ta lại tìm kiếm một dinh cơ mới. Khi đã rõ mọi vấn đề, Townsend chỉ thị cho luật sư của mình xếp đặt một cuộc gặp với Summers càng nhanh càng tốt.
"Tôi sẽ bay New York vào sáng mai.” ông nói thêm.
"Không cần ông phải vất vả thế dâu. Keith. Tôi có thể thường xuyên gặp Summers nhân danh ông."
"Không," Townsend đáp. "Với Star đó là chuyện cá nhân. Tôi muốn giữ kín vụ giao dịch này cho riêng tôi."
"Keith, ông cần biết là, nếu thành công, ông sẽ phải trở thành công dân Mỹ," Tom nói.
"Như tôi đã nói với anh nhiều lần, không bao giờ."
Ông đặt ống nghe xuống và ghi nhanh vài điều lưu ý vào sổ. Khi đã tính toán xong mức giá sẵn sàng trả, ông nhấc điện thoại và hởi Heather giờ bay. Nếu Armstrong không ở trên cùng chuyến bay này, ông có thể bí mật thỏa thuận với Summers trước khi có ai đó nhận ra rằng, việc thuê một phòng trưng bày nghệ thuật ở SoHo có thể là chiếc chìa khóa để ông trở thành chủ nhân mới của New York Stars.
"Tôi cuộc là Townsend sẽ bay ngay chuyến đầu tiên tới New York," Armstrong nói, khi Kussell Critchley đọc cho ông nghe hết bài báo.
"Vậy tốt hơn là ông nên đi cùng chuyến bay đó," viên luật sư ở NewYork nói.
"Không," Armstrong nói."Sao lại phải đánh động cho thằng con hoang đó biết là ta cũng biết nhiều như hắn? Không, tốt nhất là hành động trước cả khi máy bay của hắn hạ cánh. Hãy hẹn gặp Summers càng sớm càng tốt."
"Tôi không nghĩ là phòng trưng bày mở cửa trước mười giờ.”
"Vậy ông hãy chờ anh ta ở ngoài, lúc 10 giờ 55."
"Tôi có bao nhiêu thời gian?”
"Hãy cho anh ta bất cứ cái gì anh ta muốn."Armstrong nói. "Thậm chí đề nghị mua cho anh ta một phòng trưng bày mới. Nhưng nhớ là, đừng để Townsend có bất kỳ cơ hội nào tới gần anh ta, vì nếu chúng ta thuyết phục được Summers ủng hộ, điều đó sẽ mở được cánh cửa vào gặp mẹ anh ta."
"Đồng ý,” Critchley vừa nói vừa xỏ tất. "Tốt hơn là tôi nên hành động ngay."
"Chỉ cần đảm bảo là ông đến được phòng trưng bày trước khi nó mở cửa," Armstrong nói. Ngừng một lát, ông bảo thêm "Và nếu luật sư của Townsend ở đó trước anh, hãy đạp lên anh ta mà vào”.
Critchley muốn cười phá lên, nhưng ông không dám chắc là thân chủ của mình đang nói đùa.
Tom đang ngồi đợi ở sảnh thì thấy Townsend bước qua cánh cửa quay.
"Có tin tức không hay, Keith," là câu nói đầu tiên của Tom sau khi họ bắt tay nhau.
"Ý anh định nói gì?" Tovvnsend hỏi khi họ hướng về phía lối ra. "Armstrong không thể tới New York trước tôi vì khi rời sân bay Heathrow tôi biết ông ta vẫn ở văn phòng tờ Citizen.
"Theo như những gì tôi biết thì có lẽ hiện giờ ông ta vẫn ở đó," Tom nói, "nhưng Russell Critchley, luật sư của ông ta ở New York đã có cuộc hẹn với Summers sáng sớm nay."
Townsend dừng lại giữa đường, không dể ý đến những tiếng phanh xe rít lên và ngay lập tức là bản hòa âm chói tai của còi xe phía sau.
"Họ đã ký thỏa thuận rồi à?"
"Tôi không rõ," Tom nói. "Tất cả những gì tôi có thể nói với ông là khi tôi tới đó, thư ký của Summers đã để lại lời nhắn trong máy của tôi, rằng cuộc hẹn của ông đã bị hủy bỏ."
"Mẹ kiếp. Họ chưa thể ký hợp đồng được. Mẹ kiếp. Mẹ kiếp," Townsend nhắc đi nhắc lại. "Đáng lẽ tôi nên để anh gặp anh ta trước."
"Anh ta đã đồng ý thế chấp cho ông 5% số cổ phần của mình trong tờ Star nếu ông chịu chi một khoản tiền cho phòng trưng bày mới," Critchley nói.
"Và nó sẽ làm tôi tốn bao nhiêu?" Armstrong vừa hỏi vừa đặt dĩa xuống.
"Anh ta chưa tìm được toà nhà thích hợp, nhưng cho rằng nó khoảng 3 triệu."
"Bao nhiêu?"
"Tất nhiên ông sẽ là người chủ thuê tòa nhà..."
"Dĩ nhiên rồi."
"... và vì phòng trưng bày được đăng ký là một hội từ thiện phi lợi nhuận, có một số khoản thuế..."
Có một lát im lặng kéo dài ở đầu dây kia trước khi Armstrong nói. "Vậy ông đã rời khỏi đó như thế nào?"
"Khi anh ta nhắc tôi đến lần thứ ba rằng anh ta đã hẹn Townsend vào cuối buổi sáng nay, tôi đã nói đồng ý, tuỳ thuộc vào hợp đồng."
"ông có ký gì không?"
"Không. Tôi đã giải thích rằng ông đang trên đường đi London và tôi không có thẩm quyền để làm điều đó."
"Tốt. Vậy là chúng ta vẫn còn một ít thời gian để..."
"Tôi nghi ngờ điều đó." Ilussell nói. "Summers biết quá rõ là anh ta đang nắm ở phần nào của lưỡi dao.”
"Khi ai đó nghĩ rằng họ đã nắm tôi ở đằng chuôi," Armstrong nói, "thì tôi càng thích thú được đâm họ."
THE SUN
Ngày 4 tháng Năm, 1982
CHIẾM ĐƯỢC RỒI !
Vào một hôm thứ Ba tháng Tư năm 1982, trong khi nước Anh còn ngủ say. quân đội Achentina đã xâm lược quần đảo Falkland. Lần đầu tiên trong vòng 40 năm Thủ tướng Thatcher triệu tập Quốc hội vào ngày thứ Bảy và Quốc hội đã bỏ phiếu đồng ý gửi ngay quân đội tới tái chiếm quần đảo.
Ở New York, Alistair McAlvoy liên hệ với Armstrong và thuyết phục ông rằng Citizen nên đi theo Công đảng - rằng phản ứng sôvanh hiếu chiến không phải là một giải pháp, và rằng Liên Hiệp Quốc sẽ phán xử vấn dề. Armstrong vẫn không nghe cho tới khi McAlvoy nói thêm. "Đây là một cuộc phiêu lưu vô trách nhiệm và nó sẽ làm bà Thatcher sụp đổ. Tin tôi đi, trong vòng vài tuần nữa Công đảng sẽ trở lại nắm quyền."
Mặt khác, Townsend không hề do dự ủng hộ bà Thatcher và phủ quốc kỳ Anh xung quanh Globe. "Cãi nhau ầm ĩ" là tiêu đề của số báo thứ Hai, với bức tranh biếm hoạ mô tả Tổng thư ký Galtieri như một tên cướp biển bị cắt cổ. Khi quân đội đã tập trung ở Portsmouth và ở hướng Nam Đại Tây Dương, lần đầu tiên trong nhiều tháng số phát hành của Globe tăng lên 300 000. Trong những ngày đầu của cuộc chiến thậm chí hoàng tử Andrew cũng được ca ngợi vì "sự phục vụ dũng cảm và anh hùng" ở cương vị phi công lái trực thăng. Khi tàu ngầm Anh HMS Conqueror đánh chìm tàu General Belgrano ngày 2 tháng Năm, Globe loan báo với cả thế giới "Trúng rồi!", và số phát hành lại tăng nữa.
Khi quân đội Anh tái chiếm cảng Stanley, Globe đã bán đưọc hơn 500 000 bản một ngày, trong khi lần đầu tiên, kể từ khi Armstrong trở thành chủ bút, Citizen đã giảm nhẹ.
Khi Peter Wakeham gọi điện cho Armstrong đang ở New York báo cho biết số phát hành cuối cùng, ông lên ngay chuyến bay đầu tiên trở về London.
Cho tới khi đoàn quân Anh thắng lợi xuống tàu trở về, Globe đã bán được hơn 1 triệu bản một ngày, trong khi tờ Citizen lần đầu tiên trong vòng 25 năm qua đã không bán nổi 4 triệu số. Khi hạm đội cập cảng Portsmouth, Globe mở chiến dịch quyên tiền cho những góa phụ có người chồng dũng cảm đã hy sinh thân mình cho đất nước. Ngày lại ngày, Bruce Kelly cho đăng những câu chuyện về những người anh hùng và bên cạnh là những bức ảnh kiêu hãnh của người vợ và những đứa con của họ - tất cả họ đều đã là độc giả của Globe.
Một ngày sau buổi lễ tưởng niệm ở Nhà thờ thánh Paul, Armstrong triệu tập “hội đồng chiến tranh” tại tầng 9 Toà nhà Armstrong. Ông được Giám đốc phát hành nhắc nhở một cách khá là không cần thiết rằng phần lớn số lãi của Globe đã là mồ hôi nước mắt của Citizen. Alistair McAlvoy vẫn khuyên ông đừng hoang mang: Rốt cuộc thì Globe chỉ là đồ giẻ rách; Citizen vẫn là tờ báo gạo cội với danh tiếng lẫy lừng.
"Sẽ là ngu ngốc nếu hạ thấp tiêu chuẩn của chúng ta đơn giản chỉ để thỏa hiệp vô nguyên tắc với một kẻ mới nổi có tờ báo không đáng để được phục vụ với lòng tự trọng." Ông nói. "Ông có thể hình dung ra tờ Citizen lại có lúc tự dính líu vào một cuộc cạnh tranh may rủi không?"
Armstrong lưu ý đến việc gọi tên. May rủi đã nâng số phát hành của Globe lên tới hơn 100000 bản mỗi ngày, và ông thấy chẳng có lý do gì dể không làm như vậy với tờ Citizen. Nhưng ông cũng biết rằng đội quân McAlvoy đã xây đắp hơn 10 năm qua vẫn hoàn toàn tụt hậu với Tổng biên tập của nó.
"Hãy xem tiêu đề trang nhất của tờ Globe sáng nay,” Armstrong nói trong một cố gắng tuyệt vọng cuối cùng để nêu bật vấn đề. "Tại sao ta không có những câu chuyện như thế này?"
“Vi thậm chí cả Freddie Starr cũng không được lên trang 11 của tờ Citizen" McAlvoy nói. "Và dù sao đi nữa, ai thèm quan tâm đến sở thích ăn uống của ông ta? Chúng ta vẫn có những câu chuyện như thế hằng ngày, nhưng chúng ta không có những lời khiếu nại khó chịu thường đi kèm với những chuyện đó."
McAlvoy và ê kíp của ông ta rời cuộc họp, tin chắc rằng họ đã thuyết phục được chủ bút không sa vào cùng một giuộc với Globe.
Sự tự tin của họ chỉ kéo dài đến khi bản báo cáo số lượng phát hành chỉ còn bằng một phần tư đã nằm trên bàn Armstrong. Không tham khảo ý kiến bất cứ ai, ông nhấc máy hẹn gặp Kevin Ruschliffe, quyền Tổng biên tập của tờ Globe.
Ruschliffe tới Công ty Truyền thông Armstrong lúc chiều muộn. Anh chưa thể là người đối địch lớn với Alistair McAlvoy dù đã xưng hô với Dick ngay trong cuộc gặp đầu tiên của họ, như thể họ đã là bạn cố tri và nói bằng một giọng liến thoắng khiến lúc đầu Armstrong không thể hiểu ông ta muốn nói gì. Ruschliffe khiến ông tin chắc rằng, nếu có cơ hội làm việc cho tờ Citizen, ông ta sẽ khiến tờ báo thay đổi ngay lập tức.
"Những bài xã luận quá nhạt nhẽo," anh ta nói. "Hãy để công chúng biết điều ông định ám chỉ trong một hai câu. Không một từ nào được nhiều quá ba âm tiết, và không câu nào dài quá mười từ. Đừng bao giờ cố gây ảnh hưởng với công chúng. Chỉ đảm bảo ông yêu cầu cái mà họ đã muốn."
Cực kỳ bị chinh phục Armstrong đã giải thích cho người đàn ông trẻ tuổi rằng anh ta sẽ bắt đầu làm quyền Tổng biên tập, "Vì hợp đồng của McAlvoy còn bảy tháng nữa."
Armstrong gần như đã đổi ý về việc bổ nhiệm chức vụ mới khi Ruschliffe nói về khoản lương mà anh ta mong muốn ông sẽ không nhượng bộ dễ dàng như vậy nêu biết thời hạn hợp đồng của Ruschliffe với Globe, hoặc thực tế là Bruce Kelly không có ý định thay đổi nó từ giờ cho tới hết năm. Ba ngày sau ông gửi thư báo cho McAlvoy rằng đã bổ nhiệm Kevin Ruschliffe làm Tổng biên tập thường trực của ông.
McAlvoy kiên quyết phản đối việc Kevin lén lút qua mặt ông cho tới khi vợ ông mở mắt cho ông thấy là còn 7 tháng nua ông sẽ nghỉ hưu ăn đủ lương, và rằng đây không phải là lúc hiến tế sự nghiệp của ông lên bàn thờ của nguyên tắc. McAlvoy dễ dàng bỏ qua người Tổng biên tập thường trực mới và ý kiến ngắn ngủi của anh ta về trang nhất ngày mai.
Khi Globe đăng ảnh khỏa thân lên trang 3 và lần đầu tiên bán được 2 triệu bản, McAlvoy tuyên bố tại cuộc họp buổi sáng. “Hãy bước qua xác tôi.”
Không ai muốn nói cho ông biết rằng gần đây hai đến ba phóng viên giỏi nhất đã bỏ Citizen sang làm cho Globe, trong khi chỉ có Ruschliffe đi theo hướng ngược lại.
Vì Armstrong tiếp tục tiêu phần lớn thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến ở New York, ông miễn cưỡng tiếp tục chấp thuận quyết định của McAlvoy, ít nhất là vì ông không muốn sa thải một Tổng biên tập dày dạn kinh nghiệm nhất của ông chỉ vài tuần trước một cuộc tổng tuyển cử.
Khi Margaret Thatcher được bầu vào quốc hội với đa số phiếu là 144, Globe huyênh hoang như đó là chiến thắng của họ, và tuyên bố rằng sự kiện này chắc chắn sẽ thúc đẩy sự sụp đổ của Citizen. Một số nhà bình luận đã nhanh chóng chỉ rõ sự mỉa mai của thông báo đặc biệt này.
Khi Armstrong trở về Anh, trong cuộc họp ban giám đốc hàng tháng, ngài Paul nêu ra vấn đề giảm sút số lượng báo phát hành.
‘Trong khi Globe tiếp tục tăng hằng tháng," từ đầu bàn bên kia Peter Wakeham nói xen vào.
“Vậy chúng ta sẽ làm gì?" Chủ tịch Hội đồng quản trị hỏi, quay sang giám đốc điều hành.
‘Tôi đã có một số kế hoạch trong tay." Armstrong nói.
“Chúng tôi có được chia sẻ bí mật của những kế hơạch đó không?" Ngài Paul hỏi.
“Tôi sẽ báo cáo vắn tắt với Hội đồng vào cuộc họp lần sau,” Annstrong nói.
Trong Paul có vẻ không được hài lòng, nhưng không nói gì thêm.
Hôm sau, không buồn tham khảo ý kiến của bất cứ ai trong Hội đồng Quản trị, Armstrong cho gọi McAlvoy. Khi vị Tổng biên tập của Citizen bước vào văn phòng chủ bút, Armstrong không đứng lên chào, và cũng không mời ông ta ngồi.
“Tôi chắc ông đã biết tại sao tôi cho gọi ông.” Anh nói.
"Không, Dick, tôi chẳng biết gì cả.” McAlvoy ngây thơ đáp.
“Tôi vừa mới xem số lượng phát hành của Citizen trong tháng qua. Nếu tiếp tục với tốc độ này, thì cho đến hết năm, Globe sẽ bán được hơn chúng ta.”
“Và ông vẫn sẽ là chủ một tờ báo toàn quốc danh tiếng, trong khi Townsend vẫn chỉ đưa ra những thứ rác rưởi.”
“Đó có lẽ là một tình thế tốt. Nhưng tôi phải cân nhắc tới một Hội đồng Quản trị và những cổ đông”
Mcalvoy không thể nhắc Armstrong rằng trước kia ông đã từng đề cập tới một Hội đồng Quản trị và những cổ đông. Nơi ẩn náu cuối cùng của một chủ bút, ông đã nói thế. Sau đó ông nhắc lại lời cảnh báo của luật sư rằng hợp đồng của ông còn năm tháng nữa mới hết hạn và rằng ông sẽ không dại gì mà chọc tức Armstrong.
“Tôi nghỉ là ông đã xem tiêu đề của Globe sáng nay?’ Armstrong nói, cầm tờ báo kình địch lên.
“Vâng, tất nhiên là tôi đã xem,” McAlvoy nói, liếc qua hàng chữ to in đậm: “Một ngôi sao nhạc Pop hàng đầu gây ra scandal ma túy.”
“Còn chúng ta thì đăng “Trợ cấp thêm cho các y tá”
“Độc giả của chúng ta yêu mến các y tá,” Mc Alvoy trả miếng.
“Có lẽ độc giả của chúng ta yêu mến các y tá." Armstrong nói, gõ nhẹ vào tờ báo, “nhưng trong trường hợp ông không lưu ý, Globe có kể chuyện đó ở trang bảy. Điều khá rõ ràng với tôi, cho dù với ông nó không rõ, là phần lớn độc giả của chúng ta còn thích các ngôi sao nhạc Pop và scandal ma túy hơn.”
“Ngôi sao nhạc Pop trong bài này,” McAlvoy phản đối, “chưa bao giờ có băng nằm trong top 100, và chỉ hút trong một tiệm nhỏ ở khu nhà riêng của anh ta. Nếu có bất kỳ ai đã từng nghe anh ta, Globe sẽ đưa tên hắn lên trang nhất. Tôi có đầy một tủ những chuyện nhảm nhí như vậy, nhưng tôi không lăng mạ độc giả của chúng ta bằng cách đăng tải chúng."
"Sau đây sẽ là lúc ông làm điều đó", giọng Armstrong rít lên. "Hãy bắt đầu thách đấu với tờ Globe ở ngay lãnh địa của chính nó. Có lẽ nếu chúng ta làm vậy, tôi sẽ không phải tìm một Tổng biên tập mới."
McAlvoy sững sờ mất một lát. "Liệu tôi có nên hiểu cơn giận dữ này có nghĩa là tôi bị sa thải?" Cuối cùng ông hỏi.
"Tôi đã chịu đựng ông đến cùng." Armstrong nói. "Đúng, ông đã bị đuổi việc. Tên của Tổng biên tập mới sẽ được thông báo vào ngày thứ Hai. Ông hãy thu dọn phòng làm việc của mình ngay trong chiều nay."
"Tôi có thể cho rằng sau 10 năm làm Tổng biên tập cho tờ báo này tôi sẽ được nhận nguyên lương hưu?”
"Ông sẽ được nhận đúng cái đáng với ông, không hơn không kém," Armstrong quát. "Bây giờ thì hãy biến khỏi phòng tôi."
Ông trừng trừng nhìn McAlvoy, chờ đợi một trong những bài đả kích ưa thích của ông ta, nhưng vị Tổng biên tập bị thải hồi chỉ quay đi và rời khỏi phòng mà chẳng thốt lên lời nào, khẽ khàng đóng lại cánh cửa sau lưng.
Armstrong sang phòng bên cạnh, lau khô người và thay chiếc áo sơ mi khác. Nó cùng màu với cái áo trước, vì vậy sẽ không ai chú ý.
Khi McAlvoy quay lại bàn làm việc, ông nhanh chóng thông báo vắn tắt cho những cộng sự thân tín của ông biết về kết quả cuộc gặp với Armstrong và kế hoạch ông định làm. Ít phút sau đó lần cuối cùng ông ngồi xuống vị trí trong cuộc họp chiều, ông nhìn xuống một danh sách dài những câu chuyện đang tranh nhau được đăng lên trang nhất.
"Tôi đã chọn một bài cho trang nhất sáng mai, Alistair," một giọng nói vang lên. McAlvoy nhìn biên tập viên mục chính trị của ông.
"Anh định nói tới cái gì Campbell?” Ông hỏi.
"Một hội viên hội đồng lao động ở Lambeth đang tiếp tục tuyệt thực để phản đối chính sách nhà cửa bất hợp lý của chính phủ. Cô ta là một người da đen và thất nghiệp."
"Một tin gây ấn tượng tốt đối với tôi," McAIvoy nói. "Có ai còn bài cho lên trang nhất nữa không?"
Không ai nói gì khi ông nhìn khắp phòng. Cuối cùng cái nhìn của ông dừng lại ở Kevin Ruschliffe, người mà ông không bắt chuyện trong suốt một tháng.
"Anh thì sao, Kevin?"
Tổng biên tập thường trực nhìn lên từ chỗ ngồi của anh ta ở trong góc và chớp mắt, không thể tin được là Tổng biên tập đã chịu nói chuyện với mình. "Vâng, tôi được theo dõi về cuộc sống riêng của cô thư ký người nước ngoài này trong vài tuần, nhưng tôi thấy nó khó làm cho câu chuyện đứng vững.”
"Sao anh không làm vội 300 từ về chủ dề này và chúng tôi sẽ để luật pháp xử xem liệu chúng tôi có thể chạy thoát với nó hay không?"
Một số người lớn tuổi hơn bắt đầu bồn chồn trong ghế của họ.
"Thế cái gì đã xảy ra với câu chuyện về người kiến trúc sư?" McAlvoy hỏi vẫn hướng về người Tổng biên tập thường trực của ông.
"Ông đã xổ toẹt nó." Rushcliffe ngạc nhiên nói.
"Tôi nghĩ đó là một bài viết ngớ ngẩn. Anh không thể làm nó hấp dẫn hơn một chút hay sao?"
"Nếu đó là cái ông muốn." Ruschliffe nói. càng ngạc nhiên hơn. Vì McAlvoy không bao giờ uống rượu chừng nào ông chưa đọc từ đầu tới cuối lần in đầu tiên. Một hai người có mặt tự hỏi không biết ông có khỏe không.
"Phải, vậy là mọi chuyện đã được giải quyết. Kevin có bài trang nhất và Campbell có bài trang hai." ông ngừng lời. "Và vì tối nay bận đưa vợ đi xem Pavarotti, tôi sẽ để tờ báo lại trong tay Kevin, anh có cảm thấy dễ chịu với điều đó không?" Ông hỏi, quay về người Tổng biên tập thường trực.
"Tất nhiên." Rushcliffe nói, vui sướng vì rằng cuối cùng anh đã được đối xử như một người ngang hàng.
"Vậy là mọi chuyện đã được giải quyết,” McAlvoy nói. "Chúng ta sẽ để mọi ngưòi quay trở lại làm việc chứ?"
Khi các nhà báo bắt đầu lục tục ra khỏi phòng Tổng biên tập vừa thì thầm với nhau, Ruschliffe đi ngang qua bàn McAlvoy và cảm ơn ông.
"Không có gì." ông nói. "Anh biết đây sẽ là cơ hội lớn của anh. Tôi chắc anh hiểu rằng tôi đã gặp chủ bút lúc đầu giờ chiều nay, và anh ta báo tôi rằng anh ta muốn thấy tờ báo thách thức Globe trên chính lãnh địa của nó. Đó chính xác là những từ anh ta nói. Vì vậy khi anh ta đọc tờ Citizen ngàv mai, anh hãy đảm bảo sao cho nó mang dấu ấn của anh. Anh biết đấy, tôi sẽ không ngồi mãi ở cái ghế này."
"Tôi sẽ cố hết sức,"Ruschliffe hứa khi rời khỏi văn phòng. Nếu anh nán lại thêm lát nữa, anh đã có thể giúp Tổng biên tập thu dọn bàn của ông.
Cuối giờ chiều McAlvoy chậm rãi rời khỏi tòa nhà, dừng lại nói chuyện với mọi nhân viên mà ông gặp. Ông bảo với tất cả bọn họ rằng ông và vợ ông đã mong được xem Pavarotti đến thế nào, và khi họ hỏi đêm nay ai sẽ đưa báo ra, ông đã nói chuyện với họ, thậm chí cả với người gác cửa. Quả thực, ông đa kiểm tra kỹ giờ giấc với người gác cổng trước khi tránh hướng ga tàu điện ngầm gần nhất, biết rõ cả xe ô tô công ty của ông đã đậu ở đó.
Kevin Ruschliffe cố tập trung vào câu chuyện đăng trên trang nhất, nhưng luôn bị cản trở bởi một dòng người muốn anh sửa bản thảo cho họ. Anh đã xóa nhiều trang chỉ vì không đủ thời gian để kiểm tra cẩn thận. Khi rút cuộc anh cầm được bài viết lên phòng in, chỉ lo về chuyện chậm trễ, và anh đã phần nào yên lòng khi tờ báo đầu tiên đã ra khỏi máy in trước lúc mười một giờ có vài phút.
Vài giờ sau, Armstrong nhấc chiếc máy điện thoại trên giường để nghe Stephen Hallet đọc từ đầu đến cuối trang nhất.
"Thế quái quỷ gì khiến ông không dừng nó lại?" Ông gặng hỏi.
"Tôi không được trông thấy nó cho đến khi bản in đầu tiên ra ngoài phố." Stephen đáp. "Cho đến khi bản in thứ hai ra khỏi máy in, chúng đã được đưa tới ủy viên Hội đồng Lambeth, người đang tuyệt thực để phản đối. Cô ta là người da đen và ...”
"Tôi không quan tâm tới màu da của cô ta," Arsmtrong quát. "McAlvoy hình dung ông ta đã làm cái quỷ quái gì vậy?"
"McAlvoy không biên tập tờ báo tối nay."
"Vậy thì là ai?"
"Kevin Rushcliffe," viên luật sư trả lời.
Đêm hôm đó Armstrong không sao ngủ lại được nữa, cũng như phần lớn phố Fleet, đang cố gắng điên cuồng để liên lạc với cô thư ký người nước ngoài và nữ diễn viên kiêm người mẫu. Cho đến khi những bản in cuối cùng của họ được in ra, hầu hết chúng đã chứng minh rằng ông chưa bao giờ thực sự gặp hoa hậu nước sô đa 1983.
Sáng hôm sau câu chuyện được thảo luận rộng rãi đến mức vài người đã đặt một mục nhỏ riêng ở trang 7 tờ Citizen với tiêu đề "Có gạch nhưng không có vữa" đòi một trong những kiến trúc sư hàng đầu của nước Anh đã thiết kế khu cư xá mà thành phố đang phải giữ để khỏi sụp đổ. Một lá thư tay từ một luật sư đặc biệt ngang tàng của ông đã chỉ rõ trong đời ngài Angus chưa bao giờ thiết kế một cư xá. Viên luật sư gửi kèm bản copy lời xin lỗi mà ông mong sẽ được đăng trên trang nhất số báo ngày mai, và một lưu ý nói rõ khoản quyên góp nên được gửi tới quỹ từ thiện yêu thích của người kiến trúc sư.
Ở trang Món ăn, một nhà hàng nổi tiếng bị tố cáo đã đầu độc khách hàng, trong khi mục Du lịch chỉ đích danh một công ty du lịch đã nguỵ biện để bỏ lại phần lớn những người đi nghỉ mát kẹt lại ở Tây Ban Nha mà không có phòng khách sạn. Ở trang cuối, người quản lý của dội bóng đá Anh nói phải...
McAlvoy đã nói với tất cả những người gọi điện tới nhà ông sáng hôm ấy, rằng ông đã bị Armstrong sa thải từ ngày hôm trước và bắt phải dọn phòng ngay lập tức. Ông đã rời tòa nhà Armstrong lúc 4 giờ 19 phút, giao lại cho Tổng biên tập thường trực trông nom công việc. "Đó là Ruschliffe và cộng sự," ông nói thêm, đầy ý nghĩa.
Tất cả những nhân viên được gặp đã xác nhận câu chuyện của McAlvoy .
Stephen đã gọi cho Armstrong 5 lần trong ngày, lần nào cũng nói rằng anh đã nhận dược khiếu nại, và đề nghị phải thu xếp các khiếu nại này, và phải thu xếp thật nhanh.
Tờ Globe thông báo trên trang 2 về sự ra đi buồn bã của Alistair McAlvoy sau một thập kỷ phục vụ hết mình. Họ mô tả ông như một Tổng biên tập lão thành của phố Fleet, người sẽ được tất cả những nhà báo chuyên nghiệp thực thụ tưởng nhớ.
Khi lần đầu tiên Globe bán được 3 triệu bản, Townsenđ mở tiệc để kỷ niệm. Lần này, phần lớn các chính khách hàng đầu và các nhân vật nổi tiếng đều tham dự - mặc dù có bữa tiệc cạnh tranh của Armstrong để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của Citizen.
"Tốt thôi, ít nhất thì lần này ông ta cũng làm đúng ngày," Townsend nói.
"Nhân thể nói về ngày," Bruce nói, "liệu chừng nào tôi có thể hy vọng được trở về Úc ? Tôi không cho là ông có chú ý, nhưng tôi đã không về nhà 5 năm rồi."
"Anh không được về nhà chừng nào anh chưa lấy được từ tờ Citizen dòng chữ "Nhật báo bán chạy nhất nước Anh" Townsend đáp.
Mãi 15 tháng sau Bruce Kelly mới được đặt vé máy bay về Sydney, khi ủy ban Kiểm toán thông báo số phát hành hằng ngày của Globe trong tháng trước đạt trung bình 3.600.000 bản so với 3.162.000 của Citizen. Sáng hôm sau Globe đăng tiêu đề chữ to "Cởi ra", trên bức ảnh chụp Armstrong năm 22 tuổi trong chiếc quần đùi.
Khi sự kiêu hãnh của Citizen vẫn kiên quyết ở nguyên chỗ, Globe thông báo "cho hầu hết những độc giả sáng suốt của thế giới" là chủ bút của Citizen vẫn không trả món nợ 100.000 bảng thua cuộc, và "không chỉ là một kẻ thua bạc tồi tệ, mà còn là một kẻ ăn quỵt."
Hôm sau Armstrong kiện Townsend vì tội phỉ báng. Thậm chí tờ The Times cũng thấy đây là vấn đề đáng để bình luận: "Chỉ có các luật sư là sẽ được lợi," bài báo kết luận.
18 tháng sau vụ kiện được đưa lên tòa án tối cao, và kéo dài hơn 3 tuần, thường xuyên được đăng tải trên trang nhất của mọi tờ báo, trừ tờ Independend. Ngài Michael Beloff, thay mặt tờ Globe, lý luận rằng số liệu kiểm toán chính thức đã chứng tỏ tình cảnh của thân chủ ông. Ngài Anthony Grabiner đại diện cho tờ Citizen cho rằng số liệu kiểm toán không tính đến số phát hành của Scottish Citizen mà khi phối hợp với Citizen Daily đã giữ cho số phát hành của nó vượt xa Globe.
Ban bồi thẩm nghỉ 5 tiếng để cân nhắc các phán quyết của họ, bởi một đến hai người không thích Armstrong. Khi chánh án hỏi họ đề nghị mức án như thế nào, chủ tịch ban bồi thẩm đứng lên tuyên bố không ngập ngừng, “12 xu” - giá tiền một tờ Citizen.
Chánh án nói cho hai nhóm luật sư trong vụ kiện rằng ông thấy hai bên nên trả chi phí của họ, ước tính khiêm tốn là khoảng một triệu bảng mỗi bên. Các luật sư tán đồng và bắt đầu thu nhặt hồ sơ.
Ngày hôm sau tờ Financial Times, trong một bài báo dài về hai vua báo chí, tiên đoán rằng cuối cùng một trong hai người sẽ phải làm cho người kia suy vi. Tuy nhiên, bản báo cáo tiết lộ rằng vụ kiện đã giúp làm tăng số phát hành của cả hai tờ báo, lần đầu tiên tờ Globe đã vượt qua con số 4 triệu bản.
Hôm sau, cổ phiếu của cả hai tập đoàn tăng một xu.
Trong khi Armstrong đọc về ông trên một rừng báo chí dành nói về phiên tòa, thì Townsend tập trung vào bài báo trên tờ New York Times vừa được Tom Spencer fax sang cho.
Mặc dù chưa bao giờ nghe nói về Lloyd Summers, hoặc một phòng trưng bày nghệ thuật đang sắp hết hạn cho thuê, khi đọc tới dòng cuối cùng của bức fax ông đã nhận ra tại sao Tom lại gạch đậm ở trên đầu: Khẩn cấp.
Sau khi đọc lại mẩu giấy một lần nữa, Townsend bảo Heather gọi cho Tom, và khi cô đã làm xong việc ấv, hãy đặt vé cho chuyến bay sớm nhất có thể được tới NewYork.
Tom không ngạc nhiên khi nghe gọi điện lại, chỉ vài phút sau khi ông gửi bức fax đi. Rốt cuộc, ông đã tìm kiếm cơ hội chạm tay vào một cổ đông quan trọng trong New York Star qua một thập kỷ.
Townsend chăm chú lắng nghe khi Tom nói với ông tất cả những gì đã tìm hiểu được về Lloyd Summers và tại sao phòng trưng bày nghệ thuật của ông ta lại tìm kiếm một dinh cơ mới. Khi đã rõ mọi vấn đề, Townsend chỉ thị cho luật sư của mình xếp đặt một cuộc gặp với Summers càng nhanh càng tốt.
"Tôi sẽ bay New York vào sáng mai.” ông nói thêm.
"Không cần ông phải vất vả thế dâu. Keith. Tôi có thể thường xuyên gặp Summers nhân danh ông."
"Không," Townsend đáp. "Với Star đó là chuyện cá nhân. Tôi muốn giữ kín vụ giao dịch này cho riêng tôi."
"Keith, ông cần biết là, nếu thành công, ông sẽ phải trở thành công dân Mỹ," Tom nói.
"Như tôi đã nói với anh nhiều lần, không bao giờ."
Ông đặt ống nghe xuống và ghi nhanh vài điều lưu ý vào sổ. Khi đã tính toán xong mức giá sẵn sàng trả, ông nhấc điện thoại và hởi Heather giờ bay. Nếu Armstrong không ở trên cùng chuyến bay này, ông có thể bí mật thỏa thuận với Summers trước khi có ai đó nhận ra rằng, việc thuê một phòng trưng bày nghệ thuật ở SoHo có thể là chiếc chìa khóa để ông trở thành chủ nhân mới của New York Stars.
"Tôi cuộc là Townsend sẽ bay ngay chuyến đầu tiên tới New York," Armstrong nói, khi Kussell Critchley đọc cho ông nghe hết bài báo.
"Vậy tốt hơn là ông nên đi cùng chuyến bay đó," viên luật sư ở NewYork nói.
"Không," Armstrong nói."Sao lại phải đánh động cho thằng con hoang đó biết là ta cũng biết nhiều như hắn? Không, tốt nhất là hành động trước cả khi máy bay của hắn hạ cánh. Hãy hẹn gặp Summers càng sớm càng tốt."
"Tôi không nghĩ là phòng trưng bày mở cửa trước mười giờ.”
"Vậy ông hãy chờ anh ta ở ngoài, lúc 10 giờ 55."
"Tôi có bao nhiêu thời gian?”
"Hãy cho anh ta bất cứ cái gì anh ta muốn."Armstrong nói. "Thậm chí đề nghị mua cho anh ta một phòng trưng bày mới. Nhưng nhớ là, đừng để Townsend có bất kỳ cơ hội nào tới gần anh ta, vì nếu chúng ta thuyết phục được Summers ủng hộ, điều đó sẽ mở được cánh cửa vào gặp mẹ anh ta."
"Đồng ý,” Critchley vừa nói vừa xỏ tất. "Tốt hơn là tôi nên hành động ngay."
"Chỉ cần đảm bảo là ông đến được phòng trưng bày trước khi nó mở cửa," Armstrong nói. Ngừng một lát, ông bảo thêm "Và nếu luật sư của Townsend ở đó trước anh, hãy đạp lên anh ta mà vào”.
Critchley muốn cười phá lên, nhưng ông không dám chắc là thân chủ của mình đang nói đùa.
Tom đang ngồi đợi ở sảnh thì thấy Townsend bước qua cánh cửa quay.
"Có tin tức không hay, Keith," là câu nói đầu tiên của Tom sau khi họ bắt tay nhau.
"Ý anh định nói gì?" Tovvnsend hỏi khi họ hướng về phía lối ra. "Armstrong không thể tới New York trước tôi vì khi rời sân bay Heathrow tôi biết ông ta vẫn ở văn phòng tờ Citizen.
"Theo như những gì tôi biết thì có lẽ hiện giờ ông ta vẫn ở đó," Tom nói, "nhưng Russell Critchley, luật sư của ông ta ở New York đã có cuộc hẹn với Summers sáng sớm nay."
Townsend dừng lại giữa đường, không dể ý đến những tiếng phanh xe rít lên và ngay lập tức là bản hòa âm chói tai của còi xe phía sau.
"Họ đã ký thỏa thuận rồi à?"
"Tôi không rõ," Tom nói. "Tất cả những gì tôi có thể nói với ông là khi tôi tới đó, thư ký của Summers đã để lại lời nhắn trong máy của tôi, rằng cuộc hẹn của ông đã bị hủy bỏ."
"Mẹ kiếp. Họ chưa thể ký hợp đồng được. Mẹ kiếp. Mẹ kiếp," Townsend nhắc đi nhắc lại. "Đáng lẽ tôi nên để anh gặp anh ta trước."
"Anh ta đã đồng ý thế chấp cho ông 5% số cổ phần của mình trong tờ Star nếu ông chịu chi một khoản tiền cho phòng trưng bày mới," Critchley nói.
"Và nó sẽ làm tôi tốn bao nhiêu?" Armstrong vừa hỏi vừa đặt dĩa xuống.
"Anh ta chưa tìm được toà nhà thích hợp, nhưng cho rằng nó khoảng 3 triệu."
"Bao nhiêu?"
"Tất nhiên ông sẽ là người chủ thuê tòa nhà..."
"Dĩ nhiên rồi."
"... và vì phòng trưng bày được đăng ký là một hội từ thiện phi lợi nhuận, có một số khoản thuế..."
Có một lát im lặng kéo dài ở đầu dây kia trước khi Armstrong nói. "Vậy ông đã rời khỏi đó như thế nào?"
"Khi anh ta nhắc tôi đến lần thứ ba rằng anh ta đã hẹn Townsend vào cuối buổi sáng nay, tôi đã nói đồng ý, tuỳ thuộc vào hợp đồng."
"ông có ký gì không?"
"Không. Tôi đã giải thích rằng ông đang trên đường đi London và tôi không có thẩm quyền để làm điều đó."
"Tốt. Vậy là chúng ta vẫn còn một ít thời gian để..."
"Tôi nghi ngờ điều đó." Ilussell nói. "Summers biết quá rõ là anh ta đang nắm ở phần nào của lưỡi dao.”
"Khi ai đó nghĩ rằng họ đã nắm tôi ở đằng chuôi," Armstrong nói, "thì tôi càng thích thú được đâm họ."
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook