Quan Trừng
-
Chương 1
“Tàng Kinh”* có ghi, tử khí của người mới chết mới biến thành “Quỷ Âm Ma La”.
Tàng Kinh là tên gọi chung của kinh điển Phật Giáo, cũng là tên gọi của Kinh Địa Tạng.
A Âm gặp Trúc Hàn lần đầu vào năm Khai Nguyên* thịnh thế, Mật Tông* vô thượng hưng thịnh khắp Trung Hoa.
Khai Nguyên: niên hiệu của vua Đường Huyền Tông Lý Long Cơ.
Mật Tông là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, được hình thành vào khoảng Thế kỷ V – VI tại Ấn Độ. Mật Tông du nhập vào Trung Quốc vào khoảng Thế kỷ VII và thịnh hành vào Thế kỷ VIII với sự xuất hiện của ba vị Cao tăng Ấn Độ sang truyền pháp là Thiện Vô Úy, Kim Cương Trí và Bất Không Kim Cương. Ba ngài được tôn vinh là Khai Nguyên Tam Đại Sĩ. Ở Trung Quốc Mật Tông rất thịnh hành vào đời Đường, nhưng dần dần thoái trào và về sau này thì tưởng như suy vi hẳn.
Cậu là tiểu sa di* chín tuổi mặc tăng phục sẫm màu, lần đầu xuống núi đưa tin, vì cứu thỏ rừng bị thương mà lỡ mất thời gian về chùa. Còn nó hấp thụ thi khí mới mẻ suốt 500 năm, tu thành hình dựa vào chấp niệm ngập trời, cuối cùng hóa thành Âm Ma La ngàn năm hiếm thấy ở trong rừng.
Một người tuổi đời dưới hai mươi phát tâm xuất gia, hay do gia đình gửi gắm vào cửa chùa thường được gọi là chú tiểu, hay điệu. Đó là các vị đồng chân nhập đạo. Tùy theo số tuổi, vị này được giao việc làm trong chùa và học tập kinh kệ, nghi lễ. Thời gian sau, vị này được thụ mười giới, gọi là Sa di (đối với nam) hay Sa di ni (đối với nữ).
Hơi thở trên người tiểu sa di không hợp với cánh rừng âm u quái dị này, sát khí nổi lên ngược lại đánh thức nó đang nghỉ ngơi trong quan tài chui ra ngoài.
Khi đó, A Âm không gọi là A Âm mà gọi là Âm Ma La, nó không có giới tính cũng không thể biến thành hình người, vẻ ngoài của nó chỉ là một luồng khói lớn đen sì, như thể vừa chui ra từ ống khói của nhà nào đó mới đốt củi.
Âm Ma La cũng sững sờ.
Đúng là cánh rừng này nằm dưới chân chùa Bàn Nhược, nhưng đây là góc có nhiều ma quỷ tụ tập nhất, sao tiểu sa di này lại đến đây?
Nó dựa vào quan tài dò xét, mãi đến khi thấy mấy con quỷ trong mồ cười nói rôm rả, mới hiểu ra là tiểu sa di bị mấy con quỷ này dẫn đường đi lạc, gặp phải cảnh mà dân gian thường gọi nôm na là quỷ đả tường.
Quỷ đả tường là hiện tượng đi lại vào ban đêm hoặc ở vùng ngoại ô hoang vắng bị mất phương hướng, cảm giác của bản thân mơ hồ, không biết phải đi hướng nào nên cứ xoay quanh tại chỗ. Lúc kể chuyện này cho người khác nghe, người khác cũng thấy khó hiểu nên được gọi là “quỷ đả tường”. Kỳ thật đây là một trạng thái ý thức mông lung của con người.
Xung quanh đầy rẫy mồ mả, những người nằm ở đây đều là xác chết không có người đến nhận hoặc là người lớn tuổi bị đám con cháu bất hiếu đóng quan tài qua loa rồi vứt ở đây, vậy nên chúng có oán hận rất sâu. Chúng quỷ tụ tập, âm trầm kỳ dị.
Bóng cây nghiêng nghiêng, gió lạnh thổi từng cơn. Quạ đen kêu rên thê lương, nó tập trung báo tang đã vô tình khiến người còn sống duy nhất ở nơi này hoảng sợ.
Lưng Trúc Hàn mướt mồ hôi.
Cậu hoàn toàn mất phương hướng, cứ đi vòng quanh một chỗ, không tìm được đường ra.
Thấy dáng vẻ ngốc nghếch của cậu, nếu Âm Ma La có thể hóa thân thành con gái, chắc chắn đã ôm bụng che miệng cười lanh lảnh.
Nó muốn xem xem, cậu hóa giải chuyện này như thế nào.
Không phải các hòa thượng trong thế tục đều thích siêu độ những con quỷ như bọn nó sao?
Bên cạnh là một đám quỷ đang chơi đùa, đợi cậu siêu độ đó.
Trúc Hàn đứng im tại chỗ, hai tay chắp trước ngực, hai ngón cái chạm vào nhau, cậu định tụng Chú Vãng Sanh* nhưng lúc này bỗng cảm thấy khó chịu.
Cậu thì thầm niệm Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện.
Vãng sanh quyết định chơn ngôn hay Vãng sanh Tịnh độ thần chú là mật ngôn được trì niệm phổ biến trong các khóa lễ Tịnh độ, cầu siêu. Thần chú này có tên đầy đủ là Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh độ Đà la ni. Cứ vào tên của Đà la ni (Tổng trì, thâu nhiếp vạn pháp, tạm gọi là chơn ngôn hoặc thần chú) cho biết thần chú này có công năng phá trừ tất cả nghiệp chướng căn bản, để được vãng sanh về Cực lạc.
Đúng là một đứa ngốc, Âm Ma La nghĩ thầm.
“Khi ấy, Như Lai mỉm cười và phóng ra tỷ ức vầng mây hào quang lớn, như là vầng mây hào quang đại viên mãn, vầng mây hào quang đại từ bi, vầng mây hào quang đại trí tuệ, vầng mây hào quang đại trí độ, vầng mây hào quang đại chính định, vầng mây hào quang đại cát tường, vầng mây hào quang đại phước đức, vầng mây hào quang đại công đức, đại… đại…”*
Đây là đoạn kinh nằm ở Phẩm 1: Thần Thông Tại Cung Trời Tam Thập Tam của Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện – Quyển Thượng
Cậu còn nhỏ tuổi nhưng đã đọc rất nhiều kinh văn. Đây là lần đầu gặp phải cảnh tượng kỳ lạ này nên trong lòng hơi căng thẳng, nhất thời bờ môi cứ mở ra khép lại nhưng không thốt ra nổi câu tiếp theo.
Tiểu sa di khoác áo cà sa như được chắp vá từ mấy mảnh vải, ăn mặc trông rất phong phanh, làm nổi bật dáng người gầy gò của cậu. Rõ ràng tuổi cậu không lớn nhưng mày đã cau lại, mặt mũi tràn ngập vẻ chính trực kiên cường khiến nó vừa nhìn đã muốn bắt nạt.
Gió thu mát mẻ thế mà trán Trúc Hàn lại túa ra một lớp mồ hôi.
Đám ma quỷ trong mồ thấy cậu đứng im bất động thì chia ra đường ai nấy đi, lẩm bẩm “Không thú vị” bằng giọng nói khó nghe.
Chỉ có tên ngốc này vẫn đứng đấy, vì không nhớ nổi sấm vĩ* mà nhíu mày, lồng ngực nhỏ chập trùng, thở dồn dập.
Sấm vĩ là tên gọi kết hợp của sách sấm và sách vĩ. Sấm là lời đoán lành dữ của các pháp sư thời Tần, Hán, vĩ là một loại sách thần học thời Hán ở Trung Quốc.
Thấy vậy, Âm Ma La nằm trên quan tài cười nắc nẻ.
Đáng tiếc lúc này nó vẫn là một luồng khói nên không thể nhìn thấy vẻ mặt.
Nó thử mở miệng, không hiểu sao lại chọn giọng nữ mềm mại giòn dã, nghe rất lẳng lơ.
Suốt năm trăm năm qua, từ khi còn là một sợi khói mỏng bay theo làn gió, không thể không chế hành động của mình Âm Ma La đã nghe và học được khá nhiều tiếng người.
Đàn ông, phụ nữ, trẻ em, người già . . Nó biết cả, chỉ chưa nói bao giờ, bởi vì không có ai nói tiếng người với nó.
Tất cả đều là chuyện ma quỷ.
“Tiểu hòa thượng. . . Không thuộc kinh sao?”
Tim Trúc Hàn trật một nhịp, tay vẫn chắp vào nhau, cậu hoảng hốt nhìn quanh, nhưng ngoại trừ mình thì không thấy bóng người thứ hai.
Không phải là. . .
Cậu nhìn về phía mấy cái quan tài vứt lung tung, cái mở cái đóng, run rẩy nhắm mắt tĩnh tâm, cố gắng bình tĩnh mở miệng, “A Di Đà Phật. Xin hỏi, là vị nữ thí chủ ở trong quan tài nào?”
Âm Ma La đáp lại cậu bằng điệu cười âm u quỷ quyệt, hóa ra tiếng cười của con người nghe như thế này, nghe êm tai hơn tiếng quỷ cười nhiều.
“Tiểu hòa thượng, ta ở đây nè. . .”
Trúc Hàn không dám mở mắt, cậu nuốt nước miếng, mắt nhắm tịt lại, trong bụng nghĩ thầm phải chăng mình nên tụng Tâm Kinh thêm lần nữa.
“Nữ thí chủ đừng nói bừa, tiểu sa di mới có chín tuổi, không đảm đương nổi danh xưng này.”
Âm Ma La không hiểu, đám ma quỷ trong rừng đều gọi mấy nhà sư cạo đầu như vậy, có hòa thượng thối, có hòa thượng già, còn có hòa thượng bắt yêu…. Hòa thượng bắt yêu là phiền phức nhất, suốt ngày cầm cái bình bát* gào thét đòi bắt yêu với đám ma quỷ bọn nó. Trong rừng, tiếng cãi nhau và tiếng quỷ kêu ầm ĩ không ngớt. Nó nằm trong quan tài chỉ có thể bực bội và ấm ức vô ích.
Bình bát: chén ăn của sư
Không thấy nàng đáp lại, Trúc Hàn lại nói, “Thiện ác tất có báo ứng, giống như bóng với hình, nhân quả trong quá khứ và tương lai tuần hoàn không mất. Hôm nay tiểu tăng đi lạc vào đây, đã quấy rầy thí chủ. Nữ thí chủ hãy cho ta biết tên của mình lúc còn sống, đợi tiểu tăng quay về chùa, tắm rửa rồi đốt hương giúp thí chủ, sau đó tụng bảy bảy bốn chín lần Chú Vãng Sanh trước mặt Phật Tổ. Nếu như khi còn sống thí chủ tích thiện duyên, nhất định có thể sớm vào luân hồi. . .”
“Nhưng ta không phải người.”
Nó cũng đành chịu.
Âm Ma La thành hình từ thi khí, như sống mà không phải sống, như chết lại không phải chết. Nó không có tên gọi khi còn sống, không có cơ thể máu thịt, ngay cả quan tài thường tá túc cũng không biết là của ai. Xương cốt bên trong đã mục nát, rã ra như một lớp cát, nó chỉ cảm thấy nằm trên đó rất dễ chịu.
Nhưng nó cũng có chút tính người, nếu động lòng với ai thì sẽ chấp niệm rất sâu nặng.
Linh lực của nó cũng không ai sánh bằng.
Trúc Hàn nghĩ thầm xem ra mình đã đụng vào vật chí âm chí tà.
Cậu ngồi xuống, lần tràng hạt treo ở ngón tay cái, “Quán tự tại Bồ Tát, hành thâm bát nhã ba la đa mật thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không. . .”*
Đoạn kinh này nằm trong Bát Nhã Tâm Kinh.
Cậu muốn tụng kinh để bình tĩnh trở lại, duy trì sự tỉnh táo đến lúc bình minh.
“Tiểu hòa thượng? Tiểu hòa thượng?”
“Tiểu hòa thượng. . . Tiểu hòa thượng. . .”
Cậu không để ý đến nó, Âm Ma La liền réo gọi cậu không ngừng.
Mới tụng được mấy câu, cậu không nhịn được chỉ ra chỗ sai, “Sư phụ của ta mới có thể xưng là hòa thượng, ta chỉ là một tiểu sa di, ngươi đừng có gọi bậy nữa.”*
Hòa thượng vốn là danh xưng dùng để gọi những nhà sư có tu vi nhất định, không phải ai cũng có thể xưng là hòa thượng, hiện giờ không còn phân biệt như trước nữa.
Thấy cậu mở miệng, nó nói, “Ngươi thấy ta không phải người thì ngó lơ ta. Ta nghe kẻ trọc đầu ban ngày đi ngang qua đây nói, trong mắt người xuất gia chúng sinh bình đẳng. Người đã chết ngươi còn gọi là nữ thí chủ, xem nàng là vật “sống”, còn muốn tụng Chú Vãng Sanh cho nàng. Tuy ta là vật chết nhưng bây giờ cũng xem như đang sống, ngươi lại không để ý đến ta. Chúng sinh bình đẳng, chẳng lẽ ta làm quỷ cũng bị xem thường?”
Giọng nói của nó tràn ngập vẻ tủi thân, còn mang theo chút nũng nịu, tiếng nào tiếng nấy đều dễ nghe, trêu chọc lòng người.
Gương mặt non nớt của Trúc Hàn ửng đỏ, cậu hơi sốt ruột. Cậu không muốn thừa nhận mình cảm thấy nó nói rất có lý.
Người xuất gia không được nói dối, cậu không thể biện bạch bác bỏ.
“Ngươi. . . Ngươi tên gì?”
Cuối cùng tiểu sa di cũng mở mắt, trong tầm mắt đâu đâu cũng hoang vắng, phảng phất như cậu đang lẩm nhẩm một mình.
Lần này Âm Ma La vui vẻ, cười hì hì bảo: “Tên ta là Âm Ma La.”
Đám quỷ trong rừng đều gọi nó như vậy.
Tên của con người đều có hai đến ba chữ, ví dụ như đám trẻ con chơi ở bìa rừng bên kia, thỉnh thoảng lũ quỷ cũng cũng chơi chung với bọn chúng, lúc về sẽ kể hôm nay lại chơi với Vương Tiểu Hổ, Trương Tiểu Long hay là ai đó. . .
Nó lặp lại, “Ta họ Âm, tên Ma La. Ngươi có thể gọi ta là Ma La.”
Dứt lời, mặc dù nó đứng cách khá xa, trời lại tối nhưng vẫn có thể nhìn thấy gương mặt Trúc Hàn đỏ bừng ngay lập tức.
“Sao ngươi lại đỏ mặt? Không phải mọi người đều thế à? Chữ đầu tiên là họ, hai chữ sau là tên.”
Nó cảm thấy cực kì khó hiểu.
“Sau này ngươi đừng bảo người khác gọi mình là Ma La. Gọi A Âm, hoặc là A Ẩn. Âm Ẩn đều êm tai.”
Cậu tốt bụng và cũng nhiều chuyện, buông bỏ sự phòng bị trong lòng đổi tên cho nó.
“Ngươi phải cho ta một lý do, ta mới nghe theo.”
“Phật nói, không thể nói.”
“Vậy ngươi lén nói cho ta biết, ta không nói với Phật.”
Trúc Hàn chắp tay trước ngực, lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi.
Cậu cúi đầu, giọng nói nhỏ như muỗi kêu.
“Ở trong cửa Phật, Ma La có nghĩa là chướng ngại. Nó là, nó là gốc rễ…. của đàn… đàn ông.”
Đêm trong rừng càng âm u hơn, ma trơi nhập nhèm, khí lạnh đã tan biến, không gian yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng chuông chùa cuối cùng trên núi.
Đó là lần đầu tiên tiểu sa di xuống núi, bị nhốt trong rừng sâu, mở miệng nói lung tung.
Đêm nay quả là đêm không bình thường với quỷ Âm Ma La vừa thức giấc và môn đồ của Mật Tông.
Một khi đôi bên gặp gỡ, sóng lớn vạn năm bỗng dâng trào, mãi mãi không có ngày bình yên.
Tàng Kinh là tên gọi chung của kinh điển Phật Giáo, cũng là tên gọi của Kinh Địa Tạng.
A Âm gặp Trúc Hàn lần đầu vào năm Khai Nguyên* thịnh thế, Mật Tông* vô thượng hưng thịnh khắp Trung Hoa.
Khai Nguyên: niên hiệu của vua Đường Huyền Tông Lý Long Cơ.
Mật Tông là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, được hình thành vào khoảng Thế kỷ V – VI tại Ấn Độ. Mật Tông du nhập vào Trung Quốc vào khoảng Thế kỷ VII và thịnh hành vào Thế kỷ VIII với sự xuất hiện của ba vị Cao tăng Ấn Độ sang truyền pháp là Thiện Vô Úy, Kim Cương Trí và Bất Không Kim Cương. Ba ngài được tôn vinh là Khai Nguyên Tam Đại Sĩ. Ở Trung Quốc Mật Tông rất thịnh hành vào đời Đường, nhưng dần dần thoái trào và về sau này thì tưởng như suy vi hẳn.
Cậu là tiểu sa di* chín tuổi mặc tăng phục sẫm màu, lần đầu xuống núi đưa tin, vì cứu thỏ rừng bị thương mà lỡ mất thời gian về chùa. Còn nó hấp thụ thi khí mới mẻ suốt 500 năm, tu thành hình dựa vào chấp niệm ngập trời, cuối cùng hóa thành Âm Ma La ngàn năm hiếm thấy ở trong rừng.
Một người tuổi đời dưới hai mươi phát tâm xuất gia, hay do gia đình gửi gắm vào cửa chùa thường được gọi là chú tiểu, hay điệu. Đó là các vị đồng chân nhập đạo. Tùy theo số tuổi, vị này được giao việc làm trong chùa và học tập kinh kệ, nghi lễ. Thời gian sau, vị này được thụ mười giới, gọi là Sa di (đối với nam) hay Sa di ni (đối với nữ).
Hơi thở trên người tiểu sa di không hợp với cánh rừng âm u quái dị này, sát khí nổi lên ngược lại đánh thức nó đang nghỉ ngơi trong quan tài chui ra ngoài.
Khi đó, A Âm không gọi là A Âm mà gọi là Âm Ma La, nó không có giới tính cũng không thể biến thành hình người, vẻ ngoài của nó chỉ là một luồng khói lớn đen sì, như thể vừa chui ra từ ống khói của nhà nào đó mới đốt củi.
Âm Ma La cũng sững sờ.
Đúng là cánh rừng này nằm dưới chân chùa Bàn Nhược, nhưng đây là góc có nhiều ma quỷ tụ tập nhất, sao tiểu sa di này lại đến đây?
Nó dựa vào quan tài dò xét, mãi đến khi thấy mấy con quỷ trong mồ cười nói rôm rả, mới hiểu ra là tiểu sa di bị mấy con quỷ này dẫn đường đi lạc, gặp phải cảnh mà dân gian thường gọi nôm na là quỷ đả tường.
Quỷ đả tường là hiện tượng đi lại vào ban đêm hoặc ở vùng ngoại ô hoang vắng bị mất phương hướng, cảm giác của bản thân mơ hồ, không biết phải đi hướng nào nên cứ xoay quanh tại chỗ. Lúc kể chuyện này cho người khác nghe, người khác cũng thấy khó hiểu nên được gọi là “quỷ đả tường”. Kỳ thật đây là một trạng thái ý thức mông lung của con người.
Xung quanh đầy rẫy mồ mả, những người nằm ở đây đều là xác chết không có người đến nhận hoặc là người lớn tuổi bị đám con cháu bất hiếu đóng quan tài qua loa rồi vứt ở đây, vậy nên chúng có oán hận rất sâu. Chúng quỷ tụ tập, âm trầm kỳ dị.
Bóng cây nghiêng nghiêng, gió lạnh thổi từng cơn. Quạ đen kêu rên thê lương, nó tập trung báo tang đã vô tình khiến người còn sống duy nhất ở nơi này hoảng sợ.
Lưng Trúc Hàn mướt mồ hôi.
Cậu hoàn toàn mất phương hướng, cứ đi vòng quanh một chỗ, không tìm được đường ra.
Thấy dáng vẻ ngốc nghếch của cậu, nếu Âm Ma La có thể hóa thân thành con gái, chắc chắn đã ôm bụng che miệng cười lanh lảnh.
Nó muốn xem xem, cậu hóa giải chuyện này như thế nào.
Không phải các hòa thượng trong thế tục đều thích siêu độ những con quỷ như bọn nó sao?
Bên cạnh là một đám quỷ đang chơi đùa, đợi cậu siêu độ đó.
Trúc Hàn đứng im tại chỗ, hai tay chắp trước ngực, hai ngón cái chạm vào nhau, cậu định tụng Chú Vãng Sanh* nhưng lúc này bỗng cảm thấy khó chịu.
Cậu thì thầm niệm Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện.
Vãng sanh quyết định chơn ngôn hay Vãng sanh Tịnh độ thần chú là mật ngôn được trì niệm phổ biến trong các khóa lễ Tịnh độ, cầu siêu. Thần chú này có tên đầy đủ là Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh độ Đà la ni. Cứ vào tên của Đà la ni (Tổng trì, thâu nhiếp vạn pháp, tạm gọi là chơn ngôn hoặc thần chú) cho biết thần chú này có công năng phá trừ tất cả nghiệp chướng căn bản, để được vãng sanh về Cực lạc.
Đúng là một đứa ngốc, Âm Ma La nghĩ thầm.
“Khi ấy, Như Lai mỉm cười và phóng ra tỷ ức vầng mây hào quang lớn, như là vầng mây hào quang đại viên mãn, vầng mây hào quang đại từ bi, vầng mây hào quang đại trí tuệ, vầng mây hào quang đại trí độ, vầng mây hào quang đại chính định, vầng mây hào quang đại cát tường, vầng mây hào quang đại phước đức, vầng mây hào quang đại công đức, đại… đại…”*
Đây là đoạn kinh nằm ở Phẩm 1: Thần Thông Tại Cung Trời Tam Thập Tam của Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện – Quyển Thượng
Cậu còn nhỏ tuổi nhưng đã đọc rất nhiều kinh văn. Đây là lần đầu gặp phải cảnh tượng kỳ lạ này nên trong lòng hơi căng thẳng, nhất thời bờ môi cứ mở ra khép lại nhưng không thốt ra nổi câu tiếp theo.
Tiểu sa di khoác áo cà sa như được chắp vá từ mấy mảnh vải, ăn mặc trông rất phong phanh, làm nổi bật dáng người gầy gò của cậu. Rõ ràng tuổi cậu không lớn nhưng mày đã cau lại, mặt mũi tràn ngập vẻ chính trực kiên cường khiến nó vừa nhìn đã muốn bắt nạt.
Gió thu mát mẻ thế mà trán Trúc Hàn lại túa ra một lớp mồ hôi.
Đám ma quỷ trong mồ thấy cậu đứng im bất động thì chia ra đường ai nấy đi, lẩm bẩm “Không thú vị” bằng giọng nói khó nghe.
Chỉ có tên ngốc này vẫn đứng đấy, vì không nhớ nổi sấm vĩ* mà nhíu mày, lồng ngực nhỏ chập trùng, thở dồn dập.
Sấm vĩ là tên gọi kết hợp của sách sấm và sách vĩ. Sấm là lời đoán lành dữ của các pháp sư thời Tần, Hán, vĩ là một loại sách thần học thời Hán ở Trung Quốc.
Thấy vậy, Âm Ma La nằm trên quan tài cười nắc nẻ.
Đáng tiếc lúc này nó vẫn là một luồng khói nên không thể nhìn thấy vẻ mặt.
Nó thử mở miệng, không hiểu sao lại chọn giọng nữ mềm mại giòn dã, nghe rất lẳng lơ.
Suốt năm trăm năm qua, từ khi còn là một sợi khói mỏng bay theo làn gió, không thể không chế hành động của mình Âm Ma La đã nghe và học được khá nhiều tiếng người.
Đàn ông, phụ nữ, trẻ em, người già . . Nó biết cả, chỉ chưa nói bao giờ, bởi vì không có ai nói tiếng người với nó.
Tất cả đều là chuyện ma quỷ.
“Tiểu hòa thượng. . . Không thuộc kinh sao?”
Tim Trúc Hàn trật một nhịp, tay vẫn chắp vào nhau, cậu hoảng hốt nhìn quanh, nhưng ngoại trừ mình thì không thấy bóng người thứ hai.
Không phải là. . .
Cậu nhìn về phía mấy cái quan tài vứt lung tung, cái mở cái đóng, run rẩy nhắm mắt tĩnh tâm, cố gắng bình tĩnh mở miệng, “A Di Đà Phật. Xin hỏi, là vị nữ thí chủ ở trong quan tài nào?”
Âm Ma La đáp lại cậu bằng điệu cười âm u quỷ quyệt, hóa ra tiếng cười của con người nghe như thế này, nghe êm tai hơn tiếng quỷ cười nhiều.
“Tiểu hòa thượng, ta ở đây nè. . .”
Trúc Hàn không dám mở mắt, cậu nuốt nước miếng, mắt nhắm tịt lại, trong bụng nghĩ thầm phải chăng mình nên tụng Tâm Kinh thêm lần nữa.
“Nữ thí chủ đừng nói bừa, tiểu sa di mới có chín tuổi, không đảm đương nổi danh xưng này.”
Âm Ma La không hiểu, đám ma quỷ trong rừng đều gọi mấy nhà sư cạo đầu như vậy, có hòa thượng thối, có hòa thượng già, còn có hòa thượng bắt yêu…. Hòa thượng bắt yêu là phiền phức nhất, suốt ngày cầm cái bình bát* gào thét đòi bắt yêu với đám ma quỷ bọn nó. Trong rừng, tiếng cãi nhau và tiếng quỷ kêu ầm ĩ không ngớt. Nó nằm trong quan tài chỉ có thể bực bội và ấm ức vô ích.
Bình bát: chén ăn của sư
Không thấy nàng đáp lại, Trúc Hàn lại nói, “Thiện ác tất có báo ứng, giống như bóng với hình, nhân quả trong quá khứ và tương lai tuần hoàn không mất. Hôm nay tiểu tăng đi lạc vào đây, đã quấy rầy thí chủ. Nữ thí chủ hãy cho ta biết tên của mình lúc còn sống, đợi tiểu tăng quay về chùa, tắm rửa rồi đốt hương giúp thí chủ, sau đó tụng bảy bảy bốn chín lần Chú Vãng Sanh trước mặt Phật Tổ. Nếu như khi còn sống thí chủ tích thiện duyên, nhất định có thể sớm vào luân hồi. . .”
“Nhưng ta không phải người.”
Nó cũng đành chịu.
Âm Ma La thành hình từ thi khí, như sống mà không phải sống, như chết lại không phải chết. Nó không có tên gọi khi còn sống, không có cơ thể máu thịt, ngay cả quan tài thường tá túc cũng không biết là của ai. Xương cốt bên trong đã mục nát, rã ra như một lớp cát, nó chỉ cảm thấy nằm trên đó rất dễ chịu.
Nhưng nó cũng có chút tính người, nếu động lòng với ai thì sẽ chấp niệm rất sâu nặng.
Linh lực của nó cũng không ai sánh bằng.
Trúc Hàn nghĩ thầm xem ra mình đã đụng vào vật chí âm chí tà.
Cậu ngồi xuống, lần tràng hạt treo ở ngón tay cái, “Quán tự tại Bồ Tát, hành thâm bát nhã ba la đa mật thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không. . .”*
Đoạn kinh này nằm trong Bát Nhã Tâm Kinh.
Cậu muốn tụng kinh để bình tĩnh trở lại, duy trì sự tỉnh táo đến lúc bình minh.
“Tiểu hòa thượng? Tiểu hòa thượng?”
“Tiểu hòa thượng. . . Tiểu hòa thượng. . .”
Cậu không để ý đến nó, Âm Ma La liền réo gọi cậu không ngừng.
Mới tụng được mấy câu, cậu không nhịn được chỉ ra chỗ sai, “Sư phụ của ta mới có thể xưng là hòa thượng, ta chỉ là một tiểu sa di, ngươi đừng có gọi bậy nữa.”*
Hòa thượng vốn là danh xưng dùng để gọi những nhà sư có tu vi nhất định, không phải ai cũng có thể xưng là hòa thượng, hiện giờ không còn phân biệt như trước nữa.
Thấy cậu mở miệng, nó nói, “Ngươi thấy ta không phải người thì ngó lơ ta. Ta nghe kẻ trọc đầu ban ngày đi ngang qua đây nói, trong mắt người xuất gia chúng sinh bình đẳng. Người đã chết ngươi còn gọi là nữ thí chủ, xem nàng là vật “sống”, còn muốn tụng Chú Vãng Sanh cho nàng. Tuy ta là vật chết nhưng bây giờ cũng xem như đang sống, ngươi lại không để ý đến ta. Chúng sinh bình đẳng, chẳng lẽ ta làm quỷ cũng bị xem thường?”
Giọng nói của nó tràn ngập vẻ tủi thân, còn mang theo chút nũng nịu, tiếng nào tiếng nấy đều dễ nghe, trêu chọc lòng người.
Gương mặt non nớt của Trúc Hàn ửng đỏ, cậu hơi sốt ruột. Cậu không muốn thừa nhận mình cảm thấy nó nói rất có lý.
Người xuất gia không được nói dối, cậu không thể biện bạch bác bỏ.
“Ngươi. . . Ngươi tên gì?”
Cuối cùng tiểu sa di cũng mở mắt, trong tầm mắt đâu đâu cũng hoang vắng, phảng phất như cậu đang lẩm nhẩm một mình.
Lần này Âm Ma La vui vẻ, cười hì hì bảo: “Tên ta là Âm Ma La.”
Đám quỷ trong rừng đều gọi nó như vậy.
Tên của con người đều có hai đến ba chữ, ví dụ như đám trẻ con chơi ở bìa rừng bên kia, thỉnh thoảng lũ quỷ cũng cũng chơi chung với bọn chúng, lúc về sẽ kể hôm nay lại chơi với Vương Tiểu Hổ, Trương Tiểu Long hay là ai đó. . .
Nó lặp lại, “Ta họ Âm, tên Ma La. Ngươi có thể gọi ta là Ma La.”
Dứt lời, mặc dù nó đứng cách khá xa, trời lại tối nhưng vẫn có thể nhìn thấy gương mặt Trúc Hàn đỏ bừng ngay lập tức.
“Sao ngươi lại đỏ mặt? Không phải mọi người đều thế à? Chữ đầu tiên là họ, hai chữ sau là tên.”
Nó cảm thấy cực kì khó hiểu.
“Sau này ngươi đừng bảo người khác gọi mình là Ma La. Gọi A Âm, hoặc là A Ẩn. Âm Ẩn đều êm tai.”
Cậu tốt bụng và cũng nhiều chuyện, buông bỏ sự phòng bị trong lòng đổi tên cho nó.
“Ngươi phải cho ta một lý do, ta mới nghe theo.”
“Phật nói, không thể nói.”
“Vậy ngươi lén nói cho ta biết, ta không nói với Phật.”
Trúc Hàn chắp tay trước ngực, lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi.
Cậu cúi đầu, giọng nói nhỏ như muỗi kêu.
“Ở trong cửa Phật, Ma La có nghĩa là chướng ngại. Nó là, nó là gốc rễ…. của đàn… đàn ông.”
Đêm trong rừng càng âm u hơn, ma trơi nhập nhèm, khí lạnh đã tan biến, không gian yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng chuông chùa cuối cùng trên núi.
Đó là lần đầu tiên tiểu sa di xuống núi, bị nhốt trong rừng sâu, mở miệng nói lung tung.
Đêm nay quả là đêm không bình thường với quỷ Âm Ma La vừa thức giấc và môn đồ của Mật Tông.
Một khi đôi bên gặp gỡ, sóng lớn vạn năm bỗng dâng trào, mãi mãi không có ngày bình yên.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook