Quan Tài Con Người
-
Chương 2
2
Giọng nói đó phải miêu tả thế nào nhỉ, nghe giống như tiếng cưa gỗ nhưng lưỡi cưa bị cùn phải kéo thật mạnh.
Ông ta nói như thể sắp hết hơi, giọng không cao lắm.
Nhưng bà ngoại và mẹ đều lập tức dừng lại.
Ông ta cười đến nheo mắt vỗ vỗ người đàn ông cao lớn đang đỡ mình: "Tôi mang vật liệu dương tới đến rồi."
Sau đó ông ta chỉ cậu bé kia: "Tiền công tôi cũng mang tới. Đó là Trương Thiên Nhất, chắt trai trưởng của nhà họ Trương ở Vân Hải, năm nay mười hai tuổi, lớn hơn Quan Cửu nhà bà hai tuổi, vừa đẹp."
Tôi sống trong một cửa hàng làm quan tài từ nhỏ, chẳng biết vật liệu dưmơng vật liệu âm là gì, thậm chí chưa từng nghe ai nói đặt quan tài con người.
Có lẽ đó là cách gọi của địa phương, nhưng người đến mua thường chỉ nói muốn mua quan tài.
Ông ta vừa dứt lời, bà ngoại đang giả điên như ban ngày lập tức tỉnh táo lại: "Quan Cửu, đóng cửa."
Ngay cả mẹ cũng trở nên căng thẳng, cứ quan sát cậu bé tên Trương Thiên Nhất kia.
Tôi vừa đi đóng cửa vừa suy nghĩ về quan tài của con người.
Trương Thiên Nhất là tiền công, vậy sau này cậu ta sẽ làm việc ở đây à?
Có phải tôi sẽ có thêm một người bạn không?
Khi tôi đóng cửa rồi quay lại, Trương Thiên Nhất mở to hai mắt nhìn tôi, trên gương mặt đầy sự phản kháng, khinh thường, thậm chí là ghê tởm.
Ông già gầy gò kia đang nói chuyện với bà ngoại.
Mẹ tôi trở nên hưng phấn, giơ tay chạm vào đầu cậu bé rồi từ từ di chuyển xuống như kiểm tra thanh gỗ.
Từ vai, cột sống cho đến hông và chân.
Mẹ tôi nắm tay cậu ta, kiểm tra từng đốt xương ngón tay, gật đầu với bà ngoại.
Lúc này cả hai mới thở phào nhẹ nhõm.
Nhưng khi nhìn tôi, ánh mắt mẹ lại đượm buồn.
Trên gương mặt ông già gầy gò kia hiện lên nụ cười khó tả.
Sau đó bà ngoại và mẹ bảo tôi đi lấy đồ ăn cho cậu bé, rồi họ lấy thước dây bắt đầu đo đạc cho ông già gầy gò và người đàn ông cao lớn như thể thật sự sẽ đóng quan tài cho họ.
Chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ dày của quan tài đều được điều chỉnh.
Ngày xưa con người sống nhờ thân phận địa vị, thời nay dựa vào sống chết và việc hỉ.
Có điều lần này bà ngoại và mẹ đo đạc rất lạ, bọn họ mỗi người cầm một thước dây nhưng cùng lúc đó ông già và người đàn ông bên cạnh.
Họ bắt đầu đo từ cánh tay, rồi đến lồ,ng ngực.
Đo xong, bọn họ chia sẻ con số với nhau, tính nhẩm rồi lại gật đầu.
Cuối cùng, người đàn ông cao to bị yêu cầu dang tay và nằm dưới mặt đất.
Ông già gầy gò nằm lên người đàn ông kia, khoanh tay nhanh chân, nhìn như muốn hòa vào làm một với người đàn ông bên dưới.
Chẳng lẽ làm quan tài con người là dùng con người làm quan tài sao?
Người đó là vật liệu dương đúng không?
Có dương thì phải có âm, vậy vật liệu âm là gì?
Cũng là con người à?
Suy nghĩ này làm tôi giật mình.
Đo đạc xong, bà ngoại và mẹ tôi viết lại số liệu.
Ông già nhìn tôi mỉm cười, rồi vỗ vỗ người đàn ông cao lớn với ánh mắt hài lòng.
Có điều sự hài lòng này y hệt thái độ của bà ngoại khi mua được gỗ tốt.
Tôi đang định hỏi thì mẹ tôi lại giơ thước dây lên, xoa đầu tôi: "Cậu bé này tên Trương Thiên Nhất, là người nhà họ Trương của Vân Hải, con lấy tiền mẹ để dưới gối dẫn cậu ấy đi chơi, ăn cơm bên ngoài đi, trời chưa tối thì không được về, về tới cửa nhà rồi cũng không được vào, phải chờ mẹ mở cửa cho hai đứa mới được vào, nhớ chưa?"
Cậu bé kia hừ lạnh như muốn từ chối.
Nhưng ông già gầy gò ho một tiếng, cậu ta lại giẫm lên khúc gỗ, không dám nói gì.
Mẹ thường không cho tôi tùy tiện ra ngoài nên bây giờ đột nhiên có bạn chơi, tôi đương nhiên vui lắm.
Tiếc là Trương Thiên Nhất không có hứng thú, chỉ lạnh lùng nhìn tôi: "Cô là Quan Cửu, truyền nhân của gia tộc làm quan tài ma để cho ma sống trên nhân gian đúng không? Sao trông cô ngốc thế?"
Quan tài ma gì, tôi nghe không hiểu.
Làm quan tài cho ma, vậy những người nửa đêm đến đặt quan tài thực sự là ma sao?
3
Tôi không trả lời.
Trương Thiên Nhất trừng mắt, lạnh giọng: "Mấy cái thứ ở nhà của cô đều là quan tài ma. Thế cô có biết tại sao ông cố tôi lại đặt làm quan tài người không?"
Tôi tiếp tục lắc đầu.
Cậu ta lại tỏ vẻ thất vọng, xen lẫn chút khinh thường.
Hôm đó Trương Thiên Nhất lạnh lùng đi trước, tôi lẽo đẽo theo sau.
Cậu ta đẹp đến mức tất cả hàng xóm đều phớt lờ tôi, chỉ tò mò hỏi tôi cậu ta là ai.
Nhưng thường ngày tôi ít nói chuyện với họ, chỉ biết lắc đầu hoặc gật đầu.
Ngoài cái tên ra, tôi thật sự không biết Trương Thiên Nhất là ai.
Hôm đó, tôi và Trương Thiên Nhất lang thang khắp thị trấn như cô hồn dã quỷ cho đến khi trời tối.
Khi chúng tôi về nhà, cửa đúng là đang đóng chặt, bên trong chỉ có tiếng rìu và tiếng cưa.
Mãi đến lúc trăng lên đỉnh đầu, mẹ tôi mới mở cửa cho chúng tôi vào nhà.
Nhưng ông cố của Trương Thiên Nhất và người đàn ông cao to kia đã không còn bên trong.
Bà ngoại cũng mất tích.
Mẹ bảo chúng tôi mau đi ngủ, còn mình phải thức cả đêm đã làm quan tài.
Tôi hỏi bà ngoại ở đâu nhưng mẹ không trả lời.
Lạ là Trương Thiên Nhất không hề thắc mắc về ông cố mình, cũng không nói câu nào, cứ như cậu ta không biết mình là tiền công, sau này phải ở lại cái cửa hàng quan tài mà bản thân ghét này.
Bảy ngày tiếp theo, chỉ cần tôi vừa mở mắt, mẹ liền lệnh tôi dẫn Thương Thiên Nhất ra ngoài.
Buổi tối, chúng tôi đều phải ngồi ngoài cửa đợi cho đến khi mẹ mở cửa.
Bà ngoại không còn xuất hiện nữa, còn mẹ tôi mỗi lúc một gầy vì kiệt sức.
Ngoài mùi gỗ quen thuộc, trong cửa hàng quan tài có một mùi khác rất khó tả.
Có vẻ Trương Thiên Nhất biết quan tài người là gì, tôi hỏi cậu ta nhưng cậu ta lại không chịu nói cho tôi biết.
Trương Thiên Nhất luôn dùng ánh mắt người trong thị trấn nhìn những kẻ ngu ngốc và lập dị để nhìn tôi, nhưng cậu ta có vẻ ghê tởm những người hàng xóm của tôi hơn.
Sau bảy ngày, tôi tỉnh dậy thì thấy trong sảnh có một chiếc quan tài màu đỏ.
Màu sơn cực kỳ tinh tế nhưng lại có mùi lạ, không thể phân biệt được thành phần nguyên liệu.
Hơn nữa trên quan tài này chưa khắc tên, cũng không có ngày sinh ngày mất.
Mẹ tôi vừa mở cửa cửa hàng thì đã có một chiếc xe tang màu đen đợi sẵn bên ngoài, ngoài ra có một đội hình đưa tang rất dài, xung quanh là người dân đang xem trò hay.
Một nhóm người bước vào, nhanh chóng dùng vải đen phủ lên quan tài màu đỏ.
Trương Thiên Nhất mặc kiểu áo Tôn Trung Sơn màu đen, đứng cạnh một người đàn ông trung niên mặt mũi có nét giống mình mặc đồ tương tự, nhìn bát đại kim cương đưa quan tài lên xe tang.
Người đàn ông trung niên kia liếc tôi một cái, sau đó đưa cho mẹ một cái hộp: "Chuyện nhà họ Trương ở Vân Hải đã hứa khẳng định sẽ không đổi ý. Đây là chi phí sinh hoạt của Quan Cửu, đợi đến khi cô bé hai mươi tuổi, nếu Thiên Nhất không bằng lòng, chúng tôi sẽ bảo nó đi trữ đông tin.h trùng, làm thụ tinh ống nghiệm, để Quan Cửu sinh một đứa con mang dòng máu của nhà họ Trương ở Vân Hải."
Con gì?
Tại sao tôi phải sinh?
Không phải Trương Thiên Nhất sẽ ở lại làm công cho cửa hàng sao?
Mẹ tôi không nhận cái hộp, chỉ cười khẩy: "Gia đình làm quan tài ma không thiếu tiền."
Người đàn ông trung niên kia cũng không khách sáo, cứ thế dẫn Trương Thiên Nhất đi.
Tôi muốn hỏi mẹ, nhưng bọn họ vừa đi, bà ấy liền ngất xỉu.
Đến khi tỉnh lại, mẹ nhìn tôi, chỉ nói: "Quan Cửu, con có biết quan tài con người là gì không?"
Họ không nói cho tôi biết, làm sao tôi biết được.
Bà xoa mặt tôi: "Mẹ đã sờ xương cốt của Trương Thiên Nhất, cậu ta và nhà họ Trương đều không đáng tin. Sáng mai, trong cửa hàng sẽ có một chiếc quan tài đã khắc tên, con hãy dùng máu của mình bôi lên cái tên đó. Đến nửa đêm, sẽ có người tới tìm con, người đó sẽ nói cho con biết quan tài ma là gì. Còn về vấn đề quan tài người là gì, mẹ hy vọng con sẽ mãi mãi không bao giờ biết."
Nói xong, mẹ tôi lại ngất đi.
Giọng nói đó phải miêu tả thế nào nhỉ, nghe giống như tiếng cưa gỗ nhưng lưỡi cưa bị cùn phải kéo thật mạnh.
Ông ta nói như thể sắp hết hơi, giọng không cao lắm.
Nhưng bà ngoại và mẹ đều lập tức dừng lại.
Ông ta cười đến nheo mắt vỗ vỗ người đàn ông cao lớn đang đỡ mình: "Tôi mang vật liệu dương tới đến rồi."
Sau đó ông ta chỉ cậu bé kia: "Tiền công tôi cũng mang tới. Đó là Trương Thiên Nhất, chắt trai trưởng của nhà họ Trương ở Vân Hải, năm nay mười hai tuổi, lớn hơn Quan Cửu nhà bà hai tuổi, vừa đẹp."
Tôi sống trong một cửa hàng làm quan tài từ nhỏ, chẳng biết vật liệu dưmơng vật liệu âm là gì, thậm chí chưa từng nghe ai nói đặt quan tài con người.
Có lẽ đó là cách gọi của địa phương, nhưng người đến mua thường chỉ nói muốn mua quan tài.
Ông ta vừa dứt lời, bà ngoại đang giả điên như ban ngày lập tức tỉnh táo lại: "Quan Cửu, đóng cửa."
Ngay cả mẹ cũng trở nên căng thẳng, cứ quan sát cậu bé tên Trương Thiên Nhất kia.
Tôi vừa đi đóng cửa vừa suy nghĩ về quan tài của con người.
Trương Thiên Nhất là tiền công, vậy sau này cậu ta sẽ làm việc ở đây à?
Có phải tôi sẽ có thêm một người bạn không?
Khi tôi đóng cửa rồi quay lại, Trương Thiên Nhất mở to hai mắt nhìn tôi, trên gương mặt đầy sự phản kháng, khinh thường, thậm chí là ghê tởm.
Ông già gầy gò kia đang nói chuyện với bà ngoại.
Mẹ tôi trở nên hưng phấn, giơ tay chạm vào đầu cậu bé rồi từ từ di chuyển xuống như kiểm tra thanh gỗ.
Từ vai, cột sống cho đến hông và chân.
Mẹ tôi nắm tay cậu ta, kiểm tra từng đốt xương ngón tay, gật đầu với bà ngoại.
Lúc này cả hai mới thở phào nhẹ nhõm.
Nhưng khi nhìn tôi, ánh mắt mẹ lại đượm buồn.
Trên gương mặt ông già gầy gò kia hiện lên nụ cười khó tả.
Sau đó bà ngoại và mẹ bảo tôi đi lấy đồ ăn cho cậu bé, rồi họ lấy thước dây bắt đầu đo đạc cho ông già gầy gò và người đàn ông cao lớn như thể thật sự sẽ đóng quan tài cho họ.
Chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ dày của quan tài đều được điều chỉnh.
Ngày xưa con người sống nhờ thân phận địa vị, thời nay dựa vào sống chết và việc hỉ.
Có điều lần này bà ngoại và mẹ đo đạc rất lạ, bọn họ mỗi người cầm một thước dây nhưng cùng lúc đó ông già và người đàn ông bên cạnh.
Họ bắt đầu đo từ cánh tay, rồi đến lồ,ng ngực.
Đo xong, bọn họ chia sẻ con số với nhau, tính nhẩm rồi lại gật đầu.
Cuối cùng, người đàn ông cao to bị yêu cầu dang tay và nằm dưới mặt đất.
Ông già gầy gò nằm lên người đàn ông kia, khoanh tay nhanh chân, nhìn như muốn hòa vào làm một với người đàn ông bên dưới.
Chẳng lẽ làm quan tài con người là dùng con người làm quan tài sao?
Người đó là vật liệu dương đúng không?
Có dương thì phải có âm, vậy vật liệu âm là gì?
Cũng là con người à?
Suy nghĩ này làm tôi giật mình.
Đo đạc xong, bà ngoại và mẹ tôi viết lại số liệu.
Ông già nhìn tôi mỉm cười, rồi vỗ vỗ người đàn ông cao lớn với ánh mắt hài lòng.
Có điều sự hài lòng này y hệt thái độ của bà ngoại khi mua được gỗ tốt.
Tôi đang định hỏi thì mẹ tôi lại giơ thước dây lên, xoa đầu tôi: "Cậu bé này tên Trương Thiên Nhất, là người nhà họ Trương của Vân Hải, con lấy tiền mẹ để dưới gối dẫn cậu ấy đi chơi, ăn cơm bên ngoài đi, trời chưa tối thì không được về, về tới cửa nhà rồi cũng không được vào, phải chờ mẹ mở cửa cho hai đứa mới được vào, nhớ chưa?"
Cậu bé kia hừ lạnh như muốn từ chối.
Nhưng ông già gầy gò ho một tiếng, cậu ta lại giẫm lên khúc gỗ, không dám nói gì.
Mẹ thường không cho tôi tùy tiện ra ngoài nên bây giờ đột nhiên có bạn chơi, tôi đương nhiên vui lắm.
Tiếc là Trương Thiên Nhất không có hứng thú, chỉ lạnh lùng nhìn tôi: "Cô là Quan Cửu, truyền nhân của gia tộc làm quan tài ma để cho ma sống trên nhân gian đúng không? Sao trông cô ngốc thế?"
Quan tài ma gì, tôi nghe không hiểu.
Làm quan tài cho ma, vậy những người nửa đêm đến đặt quan tài thực sự là ma sao?
3
Tôi không trả lời.
Trương Thiên Nhất trừng mắt, lạnh giọng: "Mấy cái thứ ở nhà của cô đều là quan tài ma. Thế cô có biết tại sao ông cố tôi lại đặt làm quan tài người không?"
Tôi tiếp tục lắc đầu.
Cậu ta lại tỏ vẻ thất vọng, xen lẫn chút khinh thường.
Hôm đó Trương Thiên Nhất lạnh lùng đi trước, tôi lẽo đẽo theo sau.
Cậu ta đẹp đến mức tất cả hàng xóm đều phớt lờ tôi, chỉ tò mò hỏi tôi cậu ta là ai.
Nhưng thường ngày tôi ít nói chuyện với họ, chỉ biết lắc đầu hoặc gật đầu.
Ngoài cái tên ra, tôi thật sự không biết Trương Thiên Nhất là ai.
Hôm đó, tôi và Trương Thiên Nhất lang thang khắp thị trấn như cô hồn dã quỷ cho đến khi trời tối.
Khi chúng tôi về nhà, cửa đúng là đang đóng chặt, bên trong chỉ có tiếng rìu và tiếng cưa.
Mãi đến lúc trăng lên đỉnh đầu, mẹ tôi mới mở cửa cho chúng tôi vào nhà.
Nhưng ông cố của Trương Thiên Nhất và người đàn ông cao to kia đã không còn bên trong.
Bà ngoại cũng mất tích.
Mẹ bảo chúng tôi mau đi ngủ, còn mình phải thức cả đêm đã làm quan tài.
Tôi hỏi bà ngoại ở đâu nhưng mẹ không trả lời.
Lạ là Trương Thiên Nhất không hề thắc mắc về ông cố mình, cũng không nói câu nào, cứ như cậu ta không biết mình là tiền công, sau này phải ở lại cái cửa hàng quan tài mà bản thân ghét này.
Bảy ngày tiếp theo, chỉ cần tôi vừa mở mắt, mẹ liền lệnh tôi dẫn Thương Thiên Nhất ra ngoài.
Buổi tối, chúng tôi đều phải ngồi ngoài cửa đợi cho đến khi mẹ mở cửa.
Bà ngoại không còn xuất hiện nữa, còn mẹ tôi mỗi lúc một gầy vì kiệt sức.
Ngoài mùi gỗ quen thuộc, trong cửa hàng quan tài có một mùi khác rất khó tả.
Có vẻ Trương Thiên Nhất biết quan tài người là gì, tôi hỏi cậu ta nhưng cậu ta lại không chịu nói cho tôi biết.
Trương Thiên Nhất luôn dùng ánh mắt người trong thị trấn nhìn những kẻ ngu ngốc và lập dị để nhìn tôi, nhưng cậu ta có vẻ ghê tởm những người hàng xóm của tôi hơn.
Sau bảy ngày, tôi tỉnh dậy thì thấy trong sảnh có một chiếc quan tài màu đỏ.
Màu sơn cực kỳ tinh tế nhưng lại có mùi lạ, không thể phân biệt được thành phần nguyên liệu.
Hơn nữa trên quan tài này chưa khắc tên, cũng không có ngày sinh ngày mất.
Mẹ tôi vừa mở cửa cửa hàng thì đã có một chiếc xe tang màu đen đợi sẵn bên ngoài, ngoài ra có một đội hình đưa tang rất dài, xung quanh là người dân đang xem trò hay.
Một nhóm người bước vào, nhanh chóng dùng vải đen phủ lên quan tài màu đỏ.
Trương Thiên Nhất mặc kiểu áo Tôn Trung Sơn màu đen, đứng cạnh một người đàn ông trung niên mặt mũi có nét giống mình mặc đồ tương tự, nhìn bát đại kim cương đưa quan tài lên xe tang.
Người đàn ông trung niên kia liếc tôi một cái, sau đó đưa cho mẹ một cái hộp: "Chuyện nhà họ Trương ở Vân Hải đã hứa khẳng định sẽ không đổi ý. Đây là chi phí sinh hoạt của Quan Cửu, đợi đến khi cô bé hai mươi tuổi, nếu Thiên Nhất không bằng lòng, chúng tôi sẽ bảo nó đi trữ đông tin.h trùng, làm thụ tinh ống nghiệm, để Quan Cửu sinh một đứa con mang dòng máu của nhà họ Trương ở Vân Hải."
Con gì?
Tại sao tôi phải sinh?
Không phải Trương Thiên Nhất sẽ ở lại làm công cho cửa hàng sao?
Mẹ tôi không nhận cái hộp, chỉ cười khẩy: "Gia đình làm quan tài ma không thiếu tiền."
Người đàn ông trung niên kia cũng không khách sáo, cứ thế dẫn Trương Thiên Nhất đi.
Tôi muốn hỏi mẹ, nhưng bọn họ vừa đi, bà ấy liền ngất xỉu.
Đến khi tỉnh lại, mẹ nhìn tôi, chỉ nói: "Quan Cửu, con có biết quan tài con người là gì không?"
Họ không nói cho tôi biết, làm sao tôi biết được.
Bà xoa mặt tôi: "Mẹ đã sờ xương cốt của Trương Thiên Nhất, cậu ta và nhà họ Trương đều không đáng tin. Sáng mai, trong cửa hàng sẽ có một chiếc quan tài đã khắc tên, con hãy dùng máu của mình bôi lên cái tên đó. Đến nửa đêm, sẽ có người tới tìm con, người đó sẽ nói cho con biết quan tài ma là gì. Còn về vấn đề quan tài người là gì, mẹ hy vọng con sẽ mãi mãi không bao giờ biết."
Nói xong, mẹ tôi lại ngất đi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook