Phút Giây Gặp Gỡ, Một Đời Bên Nhau
-
Chương 1-2
“Gọi sáu cuộc? Không phải đang đùa đấy chứ!” Đối tượng lần xem mặt này rốt cuộc phải sốt ruột đến mức nào chứ?
“Con cho rằng ai cũng giống con sao? Đã suýt soát ba mươi rồi mà vẫn suốt ngày lông bông?”
“Còn một tháng ngữa con mới tròn hai mươi chín tuổi.”
“Con còn mặt mũi nói thế sao, ra ngoài nói với người khác thì thôi, với mẹ mà con vẫn không biết xấu hổ như vậy?”
“Ra ngoài con luôn nói cô đây năm nay mới hai mươi tám.”
“Được được được! Đừng có ở đấy mà cãi chày cãi cối với mẹ. Mẹ cũng không giục con nữa, tóm lại trước sáu rưỡi con phải có mặt ở nhà hàng cho mẹ, bằng không…”, nghe một loạt tiếng “tút tút” trong điện thoại, bà Thị cười lạnh, “Về rồi biết tay mẹ mày, con ạ!”.
Tục ngữ nói rất đúng, thà đắc tội với tiểu nhân, ngàn vạn lần cũng đừng đắc tội với đàn bà, đặc biệt là người đang trong thời kỳ mãn kinh.
Theo lời của Chu Kiều Na thì: “Dù gì cậu cũng phải cho mẹ cậu một con đường sống chứ. Bà vì cậu mà sắp xếp đến mười lần xem mặt, ít ra cậu cũng phải đi hai, ba lần. Một lần cậu cũng không chịu đi, như vậy là đang ép mẹ cậu vào đường cùng đấy. Với tính cách của mẹ cậu, thì coi như cả nhà cậu không còn đường sống rồi”.
Lời của Chu Kiều Nha quả không sai. Kể từ sau Tết nguyên đán, mẹ đã sắp xếp mấy lần xem mặt cho cô nhưng lần nào cô cũng từ chối. Tối nay nếu còn không chịu đi, thì chỉ e cô thực sự sẽ bị mẹ tống cổ ra khỏi nhà mất.
“Mẹ yên tâm, bây giờ mới năm rưỡi. Dù có phải bò, con cũng sẽ đến nơi trước sáu rưỡi.”
“Yên tâm? Nha đầu chết tiệt, ngày nào con còn chưa chịu kết hôn, thì mẹ có chết cũng không yên lòng được con ạ!”
Cuộc gọi cuối cùng cũng chấm dứt.
Thị Y Thần khẽ xoa lỗ tai, rốt cuộc cũng có thể thở phào. Cô nhanh chóng vẫy một chiếc taxi, đi thẳng đến địa điểm xem mặt.
Chuyện xem mặt cỏn con này cô sớm đã quen, theo như định nghĩa trong từ điển của cô thì đây chỉ đơn giản là việc ăn cơm cùng những người lạ khác nhau mà thôi.
Vẫn còn năm phút nữa mới đến sáu rưỡi, cô nhanh chóng bước vào cửa chính nhà hàng.
Địa điểm mà đối phương chọn là một nhà hàng Hàn Quốc. Phong cách bài trí này không giống những nhà hàng Hàn Quốc truyền thống cho lắm. Trần nhà lắp những thanh gỗ màu cà phê để ngăn cách, nhìn giống như những phím dương cầm đen trắng đan xen rất có quy luật. Ở giữa phòng treo mấy chiếc đèn trùm pha lê cỡ vừa, khiến ánh sáng trong phòng có phần mờ ảo. Nhưng trên mỗi bàn ăn đều đặt vài chiếc đèn pha lê nhỏ xíu, phản chiếu ánh sáng xuống mặt bàn. Có thể người chủ muốn tạo ra bầu không khí ấm cúng cho nơi này…
Dưới sự chỉ dẫn của mẹ, Thị Y Thần cũng tìm được đến đúng chỗ ngồi đã hẹn. Nhưng khi thấy ở đó có rất nhiều người, trong phút chốc cô chợt ngây người. Liệu có phải cô đến nhầm chỗ không? Đây không phải là một buổi xem mặt, nó giống buổi liên hoan gia đình hơn…
“Cháu là Thị Y Thần phải không?”, một bà cô khoảng năm, sáu mươi tuổi cất tiếng hỏi.
“Vâng”, cô khẽ gật đầu, ngây người đứng trước bàn tiệc.
Chỗ ngồi vừa khéo đủ cho sáu người, ba người ngồi một dãy đối diện và ba người ngồi phía còn lại. Nếu cô đoán không nhầm thì người đang ngồi ở vị trí chính giữa dãy bên trái – người đàn ông trung niên duy nhất nhìn có vẻ trẻ hơn một chút – chính là đối tượng xem mặt lần này của cô.
Vì trong số ba người đàn ông đang ngồi đó, chỉ có người này trông gần ba mươi lăm tuổi, hai người còn lại, một người ước chừng cũng phải sáu mươi, người kia chắc xấp xỉ tám mươi. Mẹ cô dù hằng ngày có cằn nhằn cô đi chăng nữa, có không muốn nhìn thấy mặt cô đến mức nào, cũng không đến nỗi sắp xếp để cô đi gặp một ông chú và một ông lão như vậy đâu. Người phụ nữ vừa lên tiếng hỏi cô ngồi ngay bên trái người đàn ông trung niên, bên phải anh ta là một bà lão đã cao tuổi, nhìn qua chắc cũng không quá bảy, tám mươi. Có nhìn đi nhìn lại thì cô vẫn thấy đây giống một buổi liên hoan gia đình, cho nên phản ứng đầu tiên của cô chính là nghĩ mình đã tìm nhầm bàn.
“Ngồi đi, cháu có thể gọi tôi là cô Thôi”, người phụ nữ ấy vừa nói xong, ông chú và ông cụ ngồi đối diện lập tức dịch vào trong, trông có vẻ chật chội, chừa lại một chỗ nho nhỏ cho Thị Y Thần.
Dì Thôi, quả thật người cũng như tên, nghĩ bằng đầu ngón chân cũng biết sáu cuộc điện thoại kia chắc chắn do bà ấy “thôi thúc”.
Thị Y Thần không ngồi xuống ngay, cô nhìn cái khoảng trống bé tẹo đó, rồi lại nhìn lên ông chú và ông cụ đang cố chen chúc với nhau, khóe miệng vô thức giật giật. Sao cô có thể không biết xấu hổ mà ngồi ngang hàng với hai vị lớn tuổi này được chứ? Tình huống lúc này khiến cô liên tưởng ngay đến khung cảnh ở tiệm KFC, cho nên lúc này thà ngồi tại tiệm KFC vẫn hơn.
Cô vẫy tay với nhân viên phục vụ, ra hiệu cho anh ta mang thêm một chiếc ghế.
Nhân viên phục vụ nhìn họ với ánh mắt kì lạ, rồi gật đầu, không lâu sau liền mang đến một chiếc ghế tựa. Thị Y Thần cứ thế ngồi ngay đầu bàn, chiếm mất một nửa lối đi.
Những thực khách xung quanh đều nhìn cô vói ánh mắt kì quái.
Thị Y Thần vừa ngồi xuống, dì Thôi đã mở lời: “Chắc hẳn Lý Bình đã nói qua với cháu về gia cảnh nhà chúng tôi rồi chứ?”.
Lý Bình chính là chị em tốt của bà Thị trong đội múa Hoàng Hôn Đỏ, bà dì vô cùng thích mai mối trong truyền thuyết. Đối tượng xem mặt của Thị Y Thần phần lớn đều do dì Lý giới thiệu. Nghe nói, nguyên nhân khiến dì Lý thích thú với việc mai mối như vậy là do khi còn nhỏ gia đình rất nghèo, ngay đến một đôi giày tử tế để đi cũng không có, kể từ sau khi làm bà mối, dì đã có thể mua đủ loại giày mới để đi.
Thị Y Thần gật đầu.
Buổi trưa, bà Thị vẫn còn đang lải nhải trong điện thoại, nói đối tượng mà dì Lý giới thiệu là gia đình gia giáo. Anh ta là chủ nhiệm khoa Lịch sử của trường đại học. Mẹ là giảng viên đại học, chuyên nghiên cứu thực tiễn Sinh vật học, thường xuyên qua lại giữa Trung Quốc và Mỹ. Bố anh ta là kỹ sư cơ khí trong doanh nghiệp nhà nước. Nhà cửa, tiền bạc, xe cộ tất cả đều không thiếu, thứ duy nhất còn thiếu là một cô con dâu. Anh ta là người thật thà, hiếu thuận, chỉ có điều hơi nhiều tuổi, khoảng ba mươi lăm. Nghe nói ngần đấy tuổi rồi nhưng vẫn chưa thực sự yêu đương chính thức bao giờ, lý do là bởi còn bận bịu với công việc thi nghiên cứu sinh, thi thạc sỹ, tiến sỹ…
Tuổi tác không thành vấn đề, học thức cũng không phải là khoảng cách. Đối với bà Thị mà nói, chỉ cần là đàn ông, không phải là người đàn ông bốn, năm mươi tuổi đã ly hôn, thì đều phù hợp với đứa con gái gần ba mươi tuổi đầu vẫn chưa kết hôn của bà.
Bà Thôi tiếp tục nói: “Dì giới thiệu đơn giản lại một lần nữa nhé”.
Sau màn giới thiệu của bà Thôi, cuối cùng Thị Y Thần cũng đã hiểu ra những người đang có mặt ở đây là ai. Người đàn ông trung niên ngồi ở chính giữa chính là đối tượng xem mặt lần này của cô – Vương Kế Trạch. Bà cụ bảy, tám mươi tuổi ngồi bên phải là bà nội của anh ta. Ông chú ngồi đối diện là bố anh ta, ông cụ là ông nội anh ta. Đúng như những gì cô đoán.
Thị Y Thần thầm thở dài, lần đầu tiên cô gặp cảnh cả gia đình cùng đi xem mặt như thế này, “đội hình” thật đông đảo.
Bà Thôi lên tiếng: “Vậy chúng ta đi vào chủ đề chính nhé! Xin hỏi cháu thích hôn lễ theo kiểu truyền thống hay kiểu Tây?”.
Thị Y Thần thoáng sững người, cô vốn cho rằng bắt đầu sẽ kể mấy chuyện gia đình, đành nói: “Kiểu nào cũng được ạ.” Hôn lễ kiểu nào không thực sự quan trọng với cô, nghi thức chẳng qua cũng chỉ là hình thức mà thôi.
Ông cụ ngồi đối diện nghiêm mặt nói: “Ồ, không thể thế nào cũng được như vậy. Mọi người trong nhà chúng tôi đều thích tổ chức hôn lễ theo kiểu truyền thống, mấy ông bà già chúng tôi quả thực không quen với kiểu tổ chức tiệc cưới theo lối hiện đại cho lắm, nào là ăn buffet trên thảm cỏ, nào là tổ chức trong lễ đường. Cả nhà chúng tôi đều theo đạo Phật”.
Khóe miệng Thị Y Thần giật giật, cô không đáp lời, thực ra rất muốn lên tiếng trả lời rằng gia đình cô cũng chẳng ai theo Thiên Chúa giáo.
“Cô gái, cháu thích nhẫn vàng hay nhẫn kim cương?”, lần này đến lượt cụ bà lên tiếng hỏi.
Thị Y Thần vừa định trả lời lần nữa rằng “Kiểu nào cũng được”, thì bà cụ đã nhanh miệng cướp lời, “Cháu gái à, vàng mới giữ giá, nghe nói kim cương phải cái gì cái gì ấy nhỉ? Phải trên một kara mới không bị mất giác, không được ý nghĩa cho lắm. Vẫn là nhẫn vàng tốt hơn, cháu nhìn chiếc nhẫn ‘Diệp thái cửu nhi biên’ trên tay bà đây này, thật sự rất đẹp”, bà cụ giơ tay phải lên huơ huơ trước mặt Thị Y Thần.
Thị Y Thần nhìn chăm chú, trên ngón áp út bàn tay phải nhăn nheo có đeo một cái vòng tròn tròn, nó chẳng có hoa văn gì cả, chỉ đơn thuần là cái vòng tròn mà thôi. Y Thần cười gượng hai tiếng, dối lòng nói: “Rất cao quý, rất có khí chất, đúng là hàng cao cấp!”. Cô hôm nay quả thực đã được mở rộng tầm mắt, thì ra kiểu nhẫn cũ kỹ quê mùa này được gọi là “Lá hẹ ở bên cạnh”. [1]
[1] Nghĩa đen của cụm từ “Cửu thái diệp nhi biên” là “Lá hẹ ở bên cạnh”.
Bà cụ vô cùng đắc ý.
Lần này đến lượt bà Thôi lên tiếng: “Cô nghe Lý Bình nói đại gia đình gồm nhà cháu, nhà bà thím và nhà dì út sống chung một nhà, hơn nữa đứa trẻ đầu tiên sinh ra bất luận là trai hay gái đều phải mang họ Thị. Yêu cầu này nhà cô quả thực hơi khó chấp nhận. Cả nhà già trẻ lớn bé sống chung thì quá phức tạp, sau khi kết hôn vẫn nên ở nhà chồng thì hơn. Đứa đầu cô muốn nó mang họ Vương, còn đứa thứ hai thì thế nào cũng được”.
“Đợi… đợi một chút ạ…”, Thị Y Thần bắt đầu có chút rối loạn, cô nhìn Vương Kế Trạch và nói: “Hôm nay tôi và anh đi xem mặt đúng không?” Sao cứ có cảm giác tình huống hiện tại không giống đi xem mặt mà giống dạm ngõ chứ?
Vương Kế Trạch thật thà đáp: “Đúng là xem mặt mà. Sao lại không phải chứ?”.
“Sao tôi cảm thấy hôm nay giống như đã bàn ngay chuyện… chuyện kết hôn vậy?”
Vương Kế Trạch nói tiếp: “Đúng vậy, mục đích của xem mặt là gì? Chẳng phải là để đi đến hôn nhân sao? Mẹ tôi cũng đã nói rồi, tất cả những lần xem mặt mà không đi đến hôn nhân đều có ý giở trò lưu manh cả”.
Tốt! Câu này quá lí trí. Cô rất tán đồng, nhưng…
“Nhưng mọi người không cảm thấy mấy vấn đề mọi người đang bàn đến có chút vội vàng sao? Suy cho cùng chúng ta cũng chỉ mới gặp nhau lần đầu…”, cô chọn lọc từ ngữ.
Cô mơ hồ cảm thấy gia đình này có chút gì đó “không bình thường”. Mặc dù cô đã đi xem mặt rất nhiều lần rồi, cũng đã từng gặp qua vô số “cực phẩm”, nhưng vẫn là lần đầu tiên gặp kiểu nói chuyện thẳng thắn như thế này. Chuyện còn chưa đi đến đâu đã bàn đến việc kết hôn sinh con, cứ làm như ngay ngày mai sẽ tổ chức hôn lễ không bằng.
“Không nhanh chút nào! Năm nay tôi ba mươi lăm rồi, nghe nói cô cũng đã ba mươi…”
Cô lập tức đính chính, “Xin lỗi, tôi năm nay hai mươi tám…” Rõ ràng cô đang trong độ tuổi xuân thì phơi phới, mà lại bị người ta coi như bà thím già vậy. Có nhất thiết phải như thế không? Qua tháng sau cô mới tròn hai mươi chín tuổi, giờ cô rất ghét khi nghe thấy người ta nói mình ba mươi, khiến cho chính cô cũng tự thấy mình cứ như chưa già đã yếu vậy. Cuộc đời con người sao cứ phải vội vã như thế chứ?
Vương Kế Trạch khẽ đan tay vào nhau rồi nói: “Cũng không kém là mấy mà, tóm lại hai chúng ta đều không còn ít tuổi nữa, không nhất thiết phải yêu đương nồng nhiệt giống như tụi trẻ bây giờ. Chuyện chúng ta cần làm là nhanh chóng kết hôn sinh con. Bây giờ chúng ta quyết định xong xuôi mọi chuyện, sau khi kết hôn cứ thế mà làm theo thôi, sẽ không nảy sinh mâu thuẫn. Tôi hy vọng sau khi cưới cô có thể ở nhà, chuyên tâm làm nội trợ, chăm sóc và quán xuyến gia đình. Tôi không thích người phụ nữ của mình trang điểm, tô tô vẽ vẽ giống như yêu tinh vậy, càng không thích cô ấy ăn mặc hở hang. Hằng ngày cô phải làm xong bữa sáng cho cả nhà trước sáu rưỡi, bữa trưa phải xong trước mười một rưỡi, bữa tối trước sáu rưỡi. Bà nội tôi bị bệnh tiểu đường, ông nội tôi bị cường tuyến giáp, mẹ tôi dạ dày không tốt. Tất cả các món ăn phải ít dầu mỡ, ít muối, ít đường. Quần áo của cả nhà phải được giặt bằng tay, không được giặt bằng máy. Bột giặt phải dùng ít một…”.
“Con cho rằng ai cũng giống con sao? Đã suýt soát ba mươi rồi mà vẫn suốt ngày lông bông?”
“Còn một tháng ngữa con mới tròn hai mươi chín tuổi.”
“Con còn mặt mũi nói thế sao, ra ngoài nói với người khác thì thôi, với mẹ mà con vẫn không biết xấu hổ như vậy?”
“Ra ngoài con luôn nói cô đây năm nay mới hai mươi tám.”
“Được được được! Đừng có ở đấy mà cãi chày cãi cối với mẹ. Mẹ cũng không giục con nữa, tóm lại trước sáu rưỡi con phải có mặt ở nhà hàng cho mẹ, bằng không…”, nghe một loạt tiếng “tút tút” trong điện thoại, bà Thị cười lạnh, “Về rồi biết tay mẹ mày, con ạ!”.
Tục ngữ nói rất đúng, thà đắc tội với tiểu nhân, ngàn vạn lần cũng đừng đắc tội với đàn bà, đặc biệt là người đang trong thời kỳ mãn kinh.
Theo lời của Chu Kiều Na thì: “Dù gì cậu cũng phải cho mẹ cậu một con đường sống chứ. Bà vì cậu mà sắp xếp đến mười lần xem mặt, ít ra cậu cũng phải đi hai, ba lần. Một lần cậu cũng không chịu đi, như vậy là đang ép mẹ cậu vào đường cùng đấy. Với tính cách của mẹ cậu, thì coi như cả nhà cậu không còn đường sống rồi”.
Lời của Chu Kiều Nha quả không sai. Kể từ sau Tết nguyên đán, mẹ đã sắp xếp mấy lần xem mặt cho cô nhưng lần nào cô cũng từ chối. Tối nay nếu còn không chịu đi, thì chỉ e cô thực sự sẽ bị mẹ tống cổ ra khỏi nhà mất.
“Mẹ yên tâm, bây giờ mới năm rưỡi. Dù có phải bò, con cũng sẽ đến nơi trước sáu rưỡi.”
“Yên tâm? Nha đầu chết tiệt, ngày nào con còn chưa chịu kết hôn, thì mẹ có chết cũng không yên lòng được con ạ!”
Cuộc gọi cuối cùng cũng chấm dứt.
Thị Y Thần khẽ xoa lỗ tai, rốt cuộc cũng có thể thở phào. Cô nhanh chóng vẫy một chiếc taxi, đi thẳng đến địa điểm xem mặt.
Chuyện xem mặt cỏn con này cô sớm đã quen, theo như định nghĩa trong từ điển của cô thì đây chỉ đơn giản là việc ăn cơm cùng những người lạ khác nhau mà thôi.
Vẫn còn năm phút nữa mới đến sáu rưỡi, cô nhanh chóng bước vào cửa chính nhà hàng.
Địa điểm mà đối phương chọn là một nhà hàng Hàn Quốc. Phong cách bài trí này không giống những nhà hàng Hàn Quốc truyền thống cho lắm. Trần nhà lắp những thanh gỗ màu cà phê để ngăn cách, nhìn giống như những phím dương cầm đen trắng đan xen rất có quy luật. Ở giữa phòng treo mấy chiếc đèn trùm pha lê cỡ vừa, khiến ánh sáng trong phòng có phần mờ ảo. Nhưng trên mỗi bàn ăn đều đặt vài chiếc đèn pha lê nhỏ xíu, phản chiếu ánh sáng xuống mặt bàn. Có thể người chủ muốn tạo ra bầu không khí ấm cúng cho nơi này…
Dưới sự chỉ dẫn của mẹ, Thị Y Thần cũng tìm được đến đúng chỗ ngồi đã hẹn. Nhưng khi thấy ở đó có rất nhiều người, trong phút chốc cô chợt ngây người. Liệu có phải cô đến nhầm chỗ không? Đây không phải là một buổi xem mặt, nó giống buổi liên hoan gia đình hơn…
“Cháu là Thị Y Thần phải không?”, một bà cô khoảng năm, sáu mươi tuổi cất tiếng hỏi.
“Vâng”, cô khẽ gật đầu, ngây người đứng trước bàn tiệc.
Chỗ ngồi vừa khéo đủ cho sáu người, ba người ngồi một dãy đối diện và ba người ngồi phía còn lại. Nếu cô đoán không nhầm thì người đang ngồi ở vị trí chính giữa dãy bên trái – người đàn ông trung niên duy nhất nhìn có vẻ trẻ hơn một chút – chính là đối tượng xem mặt lần này của cô.
Vì trong số ba người đàn ông đang ngồi đó, chỉ có người này trông gần ba mươi lăm tuổi, hai người còn lại, một người ước chừng cũng phải sáu mươi, người kia chắc xấp xỉ tám mươi. Mẹ cô dù hằng ngày có cằn nhằn cô đi chăng nữa, có không muốn nhìn thấy mặt cô đến mức nào, cũng không đến nỗi sắp xếp để cô đi gặp một ông chú và một ông lão như vậy đâu. Người phụ nữ vừa lên tiếng hỏi cô ngồi ngay bên trái người đàn ông trung niên, bên phải anh ta là một bà lão đã cao tuổi, nhìn qua chắc cũng không quá bảy, tám mươi. Có nhìn đi nhìn lại thì cô vẫn thấy đây giống một buổi liên hoan gia đình, cho nên phản ứng đầu tiên của cô chính là nghĩ mình đã tìm nhầm bàn.
“Ngồi đi, cháu có thể gọi tôi là cô Thôi”, người phụ nữ ấy vừa nói xong, ông chú và ông cụ ngồi đối diện lập tức dịch vào trong, trông có vẻ chật chội, chừa lại một chỗ nho nhỏ cho Thị Y Thần.
Dì Thôi, quả thật người cũng như tên, nghĩ bằng đầu ngón chân cũng biết sáu cuộc điện thoại kia chắc chắn do bà ấy “thôi thúc”.
Thị Y Thần không ngồi xuống ngay, cô nhìn cái khoảng trống bé tẹo đó, rồi lại nhìn lên ông chú và ông cụ đang cố chen chúc với nhau, khóe miệng vô thức giật giật. Sao cô có thể không biết xấu hổ mà ngồi ngang hàng với hai vị lớn tuổi này được chứ? Tình huống lúc này khiến cô liên tưởng ngay đến khung cảnh ở tiệm KFC, cho nên lúc này thà ngồi tại tiệm KFC vẫn hơn.
Cô vẫy tay với nhân viên phục vụ, ra hiệu cho anh ta mang thêm một chiếc ghế.
Nhân viên phục vụ nhìn họ với ánh mắt kì lạ, rồi gật đầu, không lâu sau liền mang đến một chiếc ghế tựa. Thị Y Thần cứ thế ngồi ngay đầu bàn, chiếm mất một nửa lối đi.
Những thực khách xung quanh đều nhìn cô vói ánh mắt kì quái.
Thị Y Thần vừa ngồi xuống, dì Thôi đã mở lời: “Chắc hẳn Lý Bình đã nói qua với cháu về gia cảnh nhà chúng tôi rồi chứ?”.
Lý Bình chính là chị em tốt của bà Thị trong đội múa Hoàng Hôn Đỏ, bà dì vô cùng thích mai mối trong truyền thuyết. Đối tượng xem mặt của Thị Y Thần phần lớn đều do dì Lý giới thiệu. Nghe nói, nguyên nhân khiến dì Lý thích thú với việc mai mối như vậy là do khi còn nhỏ gia đình rất nghèo, ngay đến một đôi giày tử tế để đi cũng không có, kể từ sau khi làm bà mối, dì đã có thể mua đủ loại giày mới để đi.
Thị Y Thần gật đầu.
Buổi trưa, bà Thị vẫn còn đang lải nhải trong điện thoại, nói đối tượng mà dì Lý giới thiệu là gia đình gia giáo. Anh ta là chủ nhiệm khoa Lịch sử của trường đại học. Mẹ là giảng viên đại học, chuyên nghiên cứu thực tiễn Sinh vật học, thường xuyên qua lại giữa Trung Quốc và Mỹ. Bố anh ta là kỹ sư cơ khí trong doanh nghiệp nhà nước. Nhà cửa, tiền bạc, xe cộ tất cả đều không thiếu, thứ duy nhất còn thiếu là một cô con dâu. Anh ta là người thật thà, hiếu thuận, chỉ có điều hơi nhiều tuổi, khoảng ba mươi lăm. Nghe nói ngần đấy tuổi rồi nhưng vẫn chưa thực sự yêu đương chính thức bao giờ, lý do là bởi còn bận bịu với công việc thi nghiên cứu sinh, thi thạc sỹ, tiến sỹ…
Tuổi tác không thành vấn đề, học thức cũng không phải là khoảng cách. Đối với bà Thị mà nói, chỉ cần là đàn ông, không phải là người đàn ông bốn, năm mươi tuổi đã ly hôn, thì đều phù hợp với đứa con gái gần ba mươi tuổi đầu vẫn chưa kết hôn của bà.
Bà Thôi tiếp tục nói: “Dì giới thiệu đơn giản lại một lần nữa nhé”.
Sau màn giới thiệu của bà Thôi, cuối cùng Thị Y Thần cũng đã hiểu ra những người đang có mặt ở đây là ai. Người đàn ông trung niên ngồi ở chính giữa chính là đối tượng xem mặt lần này của cô – Vương Kế Trạch. Bà cụ bảy, tám mươi tuổi ngồi bên phải là bà nội của anh ta. Ông chú ngồi đối diện là bố anh ta, ông cụ là ông nội anh ta. Đúng như những gì cô đoán.
Thị Y Thần thầm thở dài, lần đầu tiên cô gặp cảnh cả gia đình cùng đi xem mặt như thế này, “đội hình” thật đông đảo.
Bà Thôi lên tiếng: “Vậy chúng ta đi vào chủ đề chính nhé! Xin hỏi cháu thích hôn lễ theo kiểu truyền thống hay kiểu Tây?”.
Thị Y Thần thoáng sững người, cô vốn cho rằng bắt đầu sẽ kể mấy chuyện gia đình, đành nói: “Kiểu nào cũng được ạ.” Hôn lễ kiểu nào không thực sự quan trọng với cô, nghi thức chẳng qua cũng chỉ là hình thức mà thôi.
Ông cụ ngồi đối diện nghiêm mặt nói: “Ồ, không thể thế nào cũng được như vậy. Mọi người trong nhà chúng tôi đều thích tổ chức hôn lễ theo kiểu truyền thống, mấy ông bà già chúng tôi quả thực không quen với kiểu tổ chức tiệc cưới theo lối hiện đại cho lắm, nào là ăn buffet trên thảm cỏ, nào là tổ chức trong lễ đường. Cả nhà chúng tôi đều theo đạo Phật”.
Khóe miệng Thị Y Thần giật giật, cô không đáp lời, thực ra rất muốn lên tiếng trả lời rằng gia đình cô cũng chẳng ai theo Thiên Chúa giáo.
“Cô gái, cháu thích nhẫn vàng hay nhẫn kim cương?”, lần này đến lượt cụ bà lên tiếng hỏi.
Thị Y Thần vừa định trả lời lần nữa rằng “Kiểu nào cũng được”, thì bà cụ đã nhanh miệng cướp lời, “Cháu gái à, vàng mới giữ giá, nghe nói kim cương phải cái gì cái gì ấy nhỉ? Phải trên một kara mới không bị mất giác, không được ý nghĩa cho lắm. Vẫn là nhẫn vàng tốt hơn, cháu nhìn chiếc nhẫn ‘Diệp thái cửu nhi biên’ trên tay bà đây này, thật sự rất đẹp”, bà cụ giơ tay phải lên huơ huơ trước mặt Thị Y Thần.
Thị Y Thần nhìn chăm chú, trên ngón áp út bàn tay phải nhăn nheo có đeo một cái vòng tròn tròn, nó chẳng có hoa văn gì cả, chỉ đơn thuần là cái vòng tròn mà thôi. Y Thần cười gượng hai tiếng, dối lòng nói: “Rất cao quý, rất có khí chất, đúng là hàng cao cấp!”. Cô hôm nay quả thực đã được mở rộng tầm mắt, thì ra kiểu nhẫn cũ kỹ quê mùa này được gọi là “Lá hẹ ở bên cạnh”. [1]
[1] Nghĩa đen của cụm từ “Cửu thái diệp nhi biên” là “Lá hẹ ở bên cạnh”.
Bà cụ vô cùng đắc ý.
Lần này đến lượt bà Thôi lên tiếng: “Cô nghe Lý Bình nói đại gia đình gồm nhà cháu, nhà bà thím và nhà dì út sống chung một nhà, hơn nữa đứa trẻ đầu tiên sinh ra bất luận là trai hay gái đều phải mang họ Thị. Yêu cầu này nhà cô quả thực hơi khó chấp nhận. Cả nhà già trẻ lớn bé sống chung thì quá phức tạp, sau khi kết hôn vẫn nên ở nhà chồng thì hơn. Đứa đầu cô muốn nó mang họ Vương, còn đứa thứ hai thì thế nào cũng được”.
“Đợi… đợi một chút ạ…”, Thị Y Thần bắt đầu có chút rối loạn, cô nhìn Vương Kế Trạch và nói: “Hôm nay tôi và anh đi xem mặt đúng không?” Sao cứ có cảm giác tình huống hiện tại không giống đi xem mặt mà giống dạm ngõ chứ?
Vương Kế Trạch thật thà đáp: “Đúng là xem mặt mà. Sao lại không phải chứ?”.
“Sao tôi cảm thấy hôm nay giống như đã bàn ngay chuyện… chuyện kết hôn vậy?”
Vương Kế Trạch nói tiếp: “Đúng vậy, mục đích của xem mặt là gì? Chẳng phải là để đi đến hôn nhân sao? Mẹ tôi cũng đã nói rồi, tất cả những lần xem mặt mà không đi đến hôn nhân đều có ý giở trò lưu manh cả”.
Tốt! Câu này quá lí trí. Cô rất tán đồng, nhưng…
“Nhưng mọi người không cảm thấy mấy vấn đề mọi người đang bàn đến có chút vội vàng sao? Suy cho cùng chúng ta cũng chỉ mới gặp nhau lần đầu…”, cô chọn lọc từ ngữ.
Cô mơ hồ cảm thấy gia đình này có chút gì đó “không bình thường”. Mặc dù cô đã đi xem mặt rất nhiều lần rồi, cũng đã từng gặp qua vô số “cực phẩm”, nhưng vẫn là lần đầu tiên gặp kiểu nói chuyện thẳng thắn như thế này. Chuyện còn chưa đi đến đâu đã bàn đến việc kết hôn sinh con, cứ làm như ngay ngày mai sẽ tổ chức hôn lễ không bằng.
“Không nhanh chút nào! Năm nay tôi ba mươi lăm rồi, nghe nói cô cũng đã ba mươi…”
Cô lập tức đính chính, “Xin lỗi, tôi năm nay hai mươi tám…” Rõ ràng cô đang trong độ tuổi xuân thì phơi phới, mà lại bị người ta coi như bà thím già vậy. Có nhất thiết phải như thế không? Qua tháng sau cô mới tròn hai mươi chín tuổi, giờ cô rất ghét khi nghe thấy người ta nói mình ba mươi, khiến cho chính cô cũng tự thấy mình cứ như chưa già đã yếu vậy. Cuộc đời con người sao cứ phải vội vã như thế chứ?
Vương Kế Trạch khẽ đan tay vào nhau rồi nói: “Cũng không kém là mấy mà, tóm lại hai chúng ta đều không còn ít tuổi nữa, không nhất thiết phải yêu đương nồng nhiệt giống như tụi trẻ bây giờ. Chuyện chúng ta cần làm là nhanh chóng kết hôn sinh con. Bây giờ chúng ta quyết định xong xuôi mọi chuyện, sau khi kết hôn cứ thế mà làm theo thôi, sẽ không nảy sinh mâu thuẫn. Tôi hy vọng sau khi cưới cô có thể ở nhà, chuyên tâm làm nội trợ, chăm sóc và quán xuyến gia đình. Tôi không thích người phụ nữ của mình trang điểm, tô tô vẽ vẽ giống như yêu tinh vậy, càng không thích cô ấy ăn mặc hở hang. Hằng ngày cô phải làm xong bữa sáng cho cả nhà trước sáu rưỡi, bữa trưa phải xong trước mười một rưỡi, bữa tối trước sáu rưỡi. Bà nội tôi bị bệnh tiểu đường, ông nội tôi bị cường tuyến giáp, mẹ tôi dạ dày không tốt. Tất cả các món ăn phải ít dầu mỡ, ít muối, ít đường. Quần áo của cả nhà phải được giặt bằng tay, không được giặt bằng máy. Bột giặt phải dùng ít một…”.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook