Phượng Hoàng Huyết Lệ
-
Quyển 1 - Chương 1-2: Bối cảnh tiểu thuyết
Bắc Định quốc là một trong thập nhị quốc lân bang, trước từng là quốc gia nhỏ bé quy phục dưới Đại Duy quốc - một quốc gia binh tướng hùng mạnh, đất đai rộng lớn phía Tây Bắc, tự xưng là Đại Triều[1] để sánh ngang với Hoàng triều[2] huy hoàng trước đây. Đại Triều là cái tên mà bất cứ quốc gia nào trong thập nhị quốc đều phải nể sợ.
Còn nhớ năm xưa khi hoàng đế Đại Duy quốc Vạn Hùng Cửu[3] tấn công vào Bắc Định quốc, hoàng đế Bắc Định đã dâng đất cầu hoà cho Đại Triều và quy phục, tự nhận là chư hầu cho Đại Triều. Đất nước lâm vào lầm than, tuy vẫn còn hoàng đế nhưng thật ra hoàng đế đã bị thao túng dưới bàn tay của hoàng đế Đại Triều.
Thái thượng hoàng chú trọng hình thức lễ nghi rườm rà, nhu nhược không quyết đoán, không được lòng dân, thần không phục tùng, hoàng đế còn nhỏ tuổi không có khả năng cai quản chính sự, sớm muộn giang sơn sẽ rơi vào tay kẻ khác.
Chính lúc ấy một cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở Hoà châu, đứng đầu cuộc khởi nghĩa chính là một võ tướng lớn tuổi đã bị cắt chức do phản đối việc quy phục Đại Triều, Kim tướng quân. Nhờ quy tụ được nhiều nhân kiệt khắp nơi trong thiên hạ, Kim Khang Dụ chỉ trong một thời gian ngắn đã có thể đánh bại được quân Đại Triều đóng binh ở đất Bắc Định, đồng thời cũng lập đổ được hoàng tộc tiền triều giết chết ấu chúa, chính thức lên ngôi hoàng đế tự xưng là Thánh Võ hoàng đế. Mới lập quốc, trong 2 năm trị vì ngắn ngủi đó Thánh Võ hoàng đế Kim Khang Dụ nhiều tuổi nên vô cùng đa nghi, lo sợ mất đi ngai vàng nên đã gửi thư sang hoàng đế Đại Triều chịu cống nạp như trước.
Nỗi nhục nhã quốc thể như vậy khiến dân chúng dần trở nên căm thù triều đình, các thế lực khác luôn ngấm ngầm chờ thời cơ nổi dậy. Điển hình là vụ nổi dậy của quan tri châu ở Kim châu Vương Thành cách đây hơn 20 năm đã lôi kéo 10 nghìn nông dân tham gia. Vương Thành là một vị tướng lĩnh tài ba từng theo Kim Khang Dụ chinh chiến nhiều năm nhưng sau khi Bắc Định quốc thái bình, không được trọng dụng, đẩy đến Kim châu, uất hận sự tàn bạo đa nghi củahoàng đế, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình. Triều đình Bắc Định quốc lo sợ nên đã đàn áp dã man cuộc nổi dậy này khiến cho cả dòng họ của Vương Thành bị tru di cửu tộc, những dân đen tham gia cuộc nổi dậy đề bị đi đầy, giết chết, hơn một nghìn người trong số đó bị chôn sống tại hố chôn tập thể trong đó có cả người già, trẻ nhỏ và phụ nữ, một số quan viên khác trong triều có tham gia vụ nổi dậy đều bị tru di tam tộc, số quan viên bị xử chết lên tới 51 người. Điều này khiến cho lòng dân oán thán, chỉ được vài năm thì trong nước lại dấy lên một vài cuộc khởi nghĩa khác nhưng ngay sau đó liền bị dập tắt.
Cứ như vậy hoàng tộc Kim gia của Bắc Định quốc luôn lo sợ và hoang mang các cuộc khởi nghĩa và tạo phản trong triều. Một mặt thường xuyên nhờ cậy triều đình Đại Triều, một mặt lại đối xử bóc lột dân chúng khiến cho bách tính lầm than. Triều đình Bắc Định quốc mục nát chỉ chờ ngày diệt vong.
Sau khi đăng cơ làm hoàng đế thứ hai của Bắc Định quốc, An Đức vương Kim Hạo Thành tự xưng là Khâm Định hoàng đế đã mở mang bờ cõi nhờ tài ngoại giao khéo léo của mình với Đại Triều cũng như dẫn quân xuất chinh các bộ tộc phía nam để giành đất đai, ban bố những sắc lệnh miễn thuế cho dân chúng, cứu đói, chỉnh lại đê điều, chống lụt lội cho dân chúng nhưng điều đó vẫn không thể làm bách tính thôi nghĩ tới những cuộc khởi nghĩa đẫm máu năm xưa.
Bắc Định quốc ngày càng có ý định chống đối Đại Triều, Đại Triều và Bảo Triều quốc liên tiếp tìm cơ hội đưa quân sang chinh phạt và xâm lược biên cương phía tây và đông của Bắc Định quốc. Nhiều năm qua, Khâm Định hoàng đế liên tục gả quận chúa con của hoàng thân sang Đại Triều để tạo mối giao hảo tốt đẹp, tránh trực tiếp gây chiến bằng binh lực, ngoại giao với cả Bảo Triều Quốc tuy nhiên từ lâu Đại Triều đã muốn dẹp tan Bắc Định quốc nhiều cử sứ thần sang thị uy ở Đại Minh điện.
[1] Đại Triều: Đại Duy quốc hùng mạnh nhất trong thập nhị quốc, tự xưng Đại Triều, còn gọi là Đại quốc.
[2] Hoàng triều: tên tự xưng của Đại Long quốc từng hùng bá một thời nhưng đã bị Đại Duy quốc và bốn nước khác xâm lược dẫn đến diệt vong.
[3] Vạn Hùng Cửu: hoàng đế Đại Duy quốc trực tiếp dẫn quân xâm lược Bắc Định quốc.
Còn nhớ năm xưa khi hoàng đế Đại Duy quốc Vạn Hùng Cửu[3] tấn công vào Bắc Định quốc, hoàng đế Bắc Định đã dâng đất cầu hoà cho Đại Triều và quy phục, tự nhận là chư hầu cho Đại Triều. Đất nước lâm vào lầm than, tuy vẫn còn hoàng đế nhưng thật ra hoàng đế đã bị thao túng dưới bàn tay của hoàng đế Đại Triều.
Thái thượng hoàng chú trọng hình thức lễ nghi rườm rà, nhu nhược không quyết đoán, không được lòng dân, thần không phục tùng, hoàng đế còn nhỏ tuổi không có khả năng cai quản chính sự, sớm muộn giang sơn sẽ rơi vào tay kẻ khác.
Chính lúc ấy một cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở Hoà châu, đứng đầu cuộc khởi nghĩa chính là một võ tướng lớn tuổi đã bị cắt chức do phản đối việc quy phục Đại Triều, Kim tướng quân. Nhờ quy tụ được nhiều nhân kiệt khắp nơi trong thiên hạ, Kim Khang Dụ chỉ trong một thời gian ngắn đã có thể đánh bại được quân Đại Triều đóng binh ở đất Bắc Định, đồng thời cũng lập đổ được hoàng tộc tiền triều giết chết ấu chúa, chính thức lên ngôi hoàng đế tự xưng là Thánh Võ hoàng đế. Mới lập quốc, trong 2 năm trị vì ngắn ngủi đó Thánh Võ hoàng đế Kim Khang Dụ nhiều tuổi nên vô cùng đa nghi, lo sợ mất đi ngai vàng nên đã gửi thư sang hoàng đế Đại Triều chịu cống nạp như trước.
Nỗi nhục nhã quốc thể như vậy khiến dân chúng dần trở nên căm thù triều đình, các thế lực khác luôn ngấm ngầm chờ thời cơ nổi dậy. Điển hình là vụ nổi dậy của quan tri châu ở Kim châu Vương Thành cách đây hơn 20 năm đã lôi kéo 10 nghìn nông dân tham gia. Vương Thành là một vị tướng lĩnh tài ba từng theo Kim Khang Dụ chinh chiến nhiều năm nhưng sau khi Bắc Định quốc thái bình, không được trọng dụng, đẩy đến Kim châu, uất hận sự tàn bạo đa nghi củahoàng đế, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình. Triều đình Bắc Định quốc lo sợ nên đã đàn áp dã man cuộc nổi dậy này khiến cho cả dòng họ của Vương Thành bị tru di cửu tộc, những dân đen tham gia cuộc nổi dậy đề bị đi đầy, giết chết, hơn một nghìn người trong số đó bị chôn sống tại hố chôn tập thể trong đó có cả người già, trẻ nhỏ và phụ nữ, một số quan viên khác trong triều có tham gia vụ nổi dậy đều bị tru di tam tộc, số quan viên bị xử chết lên tới 51 người. Điều này khiến cho lòng dân oán thán, chỉ được vài năm thì trong nước lại dấy lên một vài cuộc khởi nghĩa khác nhưng ngay sau đó liền bị dập tắt.
Cứ như vậy hoàng tộc Kim gia của Bắc Định quốc luôn lo sợ và hoang mang các cuộc khởi nghĩa và tạo phản trong triều. Một mặt thường xuyên nhờ cậy triều đình Đại Triều, một mặt lại đối xử bóc lột dân chúng khiến cho bách tính lầm than. Triều đình Bắc Định quốc mục nát chỉ chờ ngày diệt vong.
Sau khi đăng cơ làm hoàng đế thứ hai của Bắc Định quốc, An Đức vương Kim Hạo Thành tự xưng là Khâm Định hoàng đế đã mở mang bờ cõi nhờ tài ngoại giao khéo léo của mình với Đại Triều cũng như dẫn quân xuất chinh các bộ tộc phía nam để giành đất đai, ban bố những sắc lệnh miễn thuế cho dân chúng, cứu đói, chỉnh lại đê điều, chống lụt lội cho dân chúng nhưng điều đó vẫn không thể làm bách tính thôi nghĩ tới những cuộc khởi nghĩa đẫm máu năm xưa.
Bắc Định quốc ngày càng có ý định chống đối Đại Triều, Đại Triều và Bảo Triều quốc liên tiếp tìm cơ hội đưa quân sang chinh phạt và xâm lược biên cương phía tây và đông của Bắc Định quốc. Nhiều năm qua, Khâm Định hoàng đế liên tục gả quận chúa con của hoàng thân sang Đại Triều để tạo mối giao hảo tốt đẹp, tránh trực tiếp gây chiến bằng binh lực, ngoại giao với cả Bảo Triều Quốc tuy nhiên từ lâu Đại Triều đã muốn dẹp tan Bắc Định quốc nhiều cử sứ thần sang thị uy ở Đại Minh điện.
[1] Đại Triều: Đại Duy quốc hùng mạnh nhất trong thập nhị quốc, tự xưng Đại Triều, còn gọi là Đại quốc.
[2] Hoàng triều: tên tự xưng của Đại Long quốc từng hùng bá một thời nhưng đã bị Đại Duy quốc và bốn nước khác xâm lược dẫn đến diệt vong.
[3] Vạn Hùng Cửu: hoàng đế Đại Duy quốc trực tiếp dẫn quân xâm lược Bắc Định quốc.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook