Phóng Viên Hạ! Đừng Mơ Buông Tha
-
Chương 57: Gặp lại nhau
Trên chuyến xe đến một làng quê vắng vẻ, lòng cô không ngừng hồi hộp, lo lắng. Nghĩ đến người cô sắp sửa gặp, trong cô cứ bồn chồn, thấp thỏm. Cách đây hai ngày, Dược Khuê nhận được cuộc gọi từ một người bạn tên Khả Di, cô ấy và cô là bạn cùng lớp thời đại học, hiện tại cô ấy cũng là một phóng viên.
Trong chuyến đi thực tế thu thập tin tức về nghề dệt vải ở làng Tô Linh thuộc huyện Quế Đàn, thành phố Đồng Sơn, cô ấy đã nhìn thấy một người phụ nữ có các đặc điểm rất giống với mẹ ruột của cô - người phụ nữ đã bỏ chồng con rời đi khi hai chị em cô còn nhỏ.
Thưở đại học, cô và Khả Di khá thân với nhau, Dược Khuê từng tâm sự với cô ấy về mẹ của mình. Cô cũng chỉ có mỗi tấm ảnh của mẹ làm kỷ niệm. Trong chuyến đi lấy tin và trải nghiệm ở làng Tô Linh, Khả Di đã nhìn thấy một người phụ nữ sống cô đơn trong căn nhà nhỏ, nghe người quanh xóm bảo bà ấy tên Mỹ Hoa, trùng khớp với tên mẹ ruột của Dược Khuê.
Ngoài ra vóc dáng của bà ấy cũng rất giống với ảnh chụp mà cô từng cho Khả Di xem, tuy nhiên thời gian đã quá khá lâu nên cô ấy cũng không nhớ rõ từng chi tiết.
Thật ra Khả Di đã cố chụp lại ảnh của người phụ nữ mà cô ấy nghi ngờ là mẹ ruột của Dược Khuê. Nhưng khi bà ấy phát hiện đang bị nữ phóng viên chụp ảnh thì liền tỏ ra khó chịu và yêu cầu cô ấy phải xóa hết ảnh đã chụp.
Không còn cách nào khác khi bà ấy đòi tận mắt xem Khả Di xóa ảnh nên bạn của cô buộc phải xóa. Nghe những người hàng xóm xung quanh kể bà ấy sống khép kín, từ khi dọn về làng Tô Linh sống đã rất ít giao tiếp với lối xóm và ngại nói chuyện với người lạ.
Một điều quan trọng là người phụ nữ kia đến làng Tô Linh sinh sống được tầm mười lăm năm, trùng với khoảng thời gian mẹ cô bỏ gia đình rời đi. Nhưng trắng đen thế nào thì phải đợi đến lúc cô gặp người phụ nữ kia mới có thể kết luận được.1
Đường làng nhỏ hẹp, xe dừng bánh trước cổng làng, cô bắt đầu đi bộ vào trong. Bầu không khí trong lành đặc trưng nơi làng quê. Tô Linh nổi tiếng là làng nghề dệt vải truyền thống nên thu hút rất nhiều khách du lịch đến làng tham quan.
Theo địa chỉ được người bạn cung cấp cộng thêm lời chỉ dẫn từ người dân, cô nhanh chóng tìm được đến nhà người phụ nữ tên Mỹ Hoa.
Đáng kẽ Khả Di sẽ đi cùng cô, nhưng cô ấy có chuyến công tác đột xuất nên đành lỡ hẹn. Bước đến gần căn nhà xập xệ với khoảng sân đủ để trồng vài ba khóm rau nho nhỏ. Cô nhìn thấy bóng dáng gần gò đang lấy nước trong lu.
Dược Khuê không vội, cô im lặng chú tâm quan sát: “Chắc đây là người mà Khả Di đã nói”.
Bà ấy đang đứng quay lưng về phía cô, tuy nhiên Dược Khuê lại không cảm nhận được sự thân thuộc của tình thân. Cô đang bối rối vì không biết phải mở lời thế nào thì người phụ nữ kia vô tình quay mặt về phía cô, bà ấy muốn tưới mấy khóm rau.
Khoảnh khắc mặt đối mặt giúp cô nhận ra, đây không mẹ của mình, chắc chắn không phải.
- Này cô kiếm ai?
Cách nói chuyện khá cọc cằn và chẳng mấy thiện cảm, quả là người sống khép kín. Ánh mắt cô thấp thoáng sự tuyệt vọng, cô vội lắc đầu:
- Dạ không, cháu tìm nhầm nhà thôi.
Bà ấy không chút cởi mở, vội xua xua tay:
- Vậy thì mau đi đi, đừng đứng trước nhà tôi.
Cô cúi nhẹ đầu rồi buồn bã rời đi, cứ ngỡ sẽ được gặp lại mẹ nhưng xem ra mọi chuyện không dễ dàng như vậy. Lủi thủi cất bước rời đi, cô nhìn đường làng đầy bùn đất, xung quanh có mấy đứa trẻ đang chơi đùa, chúng cất giọng gọi nhau, có cả tiếng gà gáy tuỳ hứng, làn gió nhẹ thổi qua, vài ba chiếc lá rụng, không gian làng quê yên bình, nhưng lòng cô lại thấp thỏm lo lắng khi nghĩ về mẹ. Cô không biết bây giờ mẹ mình đang ở đâu và làm gì. Liệu bà ấy sống có tốt không, có hạnh phúc không?
Dòng suy nghĩ cứ liên tục ập đến, cô chẳng thể ngăn chúng chiếm lấy tâm tư của mình, bỗng lệ đang chực chờ ở khóe mắt rơi xuống. Cô cứ bước về phía trước, đến khi va phải vật cản thì hoảng cả mình.
- Ây…xin lỗi…tôi xin lỗi…
Người vừa bị va chạm vội nắm lấy tay cô kéo lại vì sợ cô té ngã khi bị dội ngược cơ thể về sau.
- Cô có sau không?
Dược Khuê lắc đầu rồi ngước nhìn người trước mắt:
- Tôi không sao, do tôi bất cẩn, tôi xin lỗi…
Chợt hai ánh nhìn chạm nhau, người đàn ông ngây người, tim thoáng đập mạnh khi gương mặt xinh xắn với đôi mắt to tròn năm nào đã xuất hiện ngay cạnh anh ấy.
- Dược Khuê là cậu…đúng là cậu rồi!
Ánh mắt anh ấy tập trung vào đôi mắt ngấn lệ của cô:
- Mà…cậu khóc sao? Có chuyện gì à?
Dược Khuê vội lắc đầu:
- Không phải, do tôi vừa bị bụi bay vào mắt.
Cô cũng không ngờ mình có thể gặp người bạn năm xưa ở đây. Mấy hôm trước Nam Vận đã gọi điện thoại cho cô, anh ấy muốn hẹn người đẹp đi ăn tối nhưng chưa nhận được sự đồng ý từ cô. Nào ngờ bây giờ cả hai có thể gặp nhau ở làng Tô Linh.
Anh ấy say đắm nhìn cô:
- Không ngờ cậu cũng đến đây, trùng hợp thật.
Nam Vận là bạn cùng lớp đại học với cô và Khả Di. Anh ấy đã thích cô từ lâu, Dược Khuê cũng từng rung động với người đàn ông này, tuy nhiên cô thấy gia cảnh của mình không xứng với người ta nên cũng chưa từng nói ra tình cảm trong lòng với anh ấy. Hiện tại Nam Vận là giám đốc của một toà soạn lớn, có lẽ hôm nay anh ấy đến đây để tìm hiểu về làng nghề dệt vải. Sức hút của làng Tô Linh về làng nghề truyền thống chưa từng giảm nhiệt, hằng năm có rất nhiều nhà báo, phóng viên đến đây viết bài nhằm quảng bá địa điểm du lịch cho bạn bè quốc tế biết về nghề dệt vải của đất nước.1
Nam Vận mỉm cười khi vô tình va phải người trong mộng, anh ấy nhiệt tình cất lời:
- Chúng ta sang quán ăn bên kia nói chuyện đi, lâu rồi tôi và cậu chưa có dịp gặp nhau.
Trong chuyến đi thực tế thu thập tin tức về nghề dệt vải ở làng Tô Linh thuộc huyện Quế Đàn, thành phố Đồng Sơn, cô ấy đã nhìn thấy một người phụ nữ có các đặc điểm rất giống với mẹ ruột của cô - người phụ nữ đã bỏ chồng con rời đi khi hai chị em cô còn nhỏ.
Thưở đại học, cô và Khả Di khá thân với nhau, Dược Khuê từng tâm sự với cô ấy về mẹ của mình. Cô cũng chỉ có mỗi tấm ảnh của mẹ làm kỷ niệm. Trong chuyến đi lấy tin và trải nghiệm ở làng Tô Linh, Khả Di đã nhìn thấy một người phụ nữ sống cô đơn trong căn nhà nhỏ, nghe người quanh xóm bảo bà ấy tên Mỹ Hoa, trùng khớp với tên mẹ ruột của Dược Khuê.
Ngoài ra vóc dáng của bà ấy cũng rất giống với ảnh chụp mà cô từng cho Khả Di xem, tuy nhiên thời gian đã quá khá lâu nên cô ấy cũng không nhớ rõ từng chi tiết.
Thật ra Khả Di đã cố chụp lại ảnh của người phụ nữ mà cô ấy nghi ngờ là mẹ ruột của Dược Khuê. Nhưng khi bà ấy phát hiện đang bị nữ phóng viên chụp ảnh thì liền tỏ ra khó chịu và yêu cầu cô ấy phải xóa hết ảnh đã chụp.
Không còn cách nào khác khi bà ấy đòi tận mắt xem Khả Di xóa ảnh nên bạn của cô buộc phải xóa. Nghe những người hàng xóm xung quanh kể bà ấy sống khép kín, từ khi dọn về làng Tô Linh sống đã rất ít giao tiếp với lối xóm và ngại nói chuyện với người lạ.
Một điều quan trọng là người phụ nữ kia đến làng Tô Linh sinh sống được tầm mười lăm năm, trùng với khoảng thời gian mẹ cô bỏ gia đình rời đi. Nhưng trắng đen thế nào thì phải đợi đến lúc cô gặp người phụ nữ kia mới có thể kết luận được.1
Đường làng nhỏ hẹp, xe dừng bánh trước cổng làng, cô bắt đầu đi bộ vào trong. Bầu không khí trong lành đặc trưng nơi làng quê. Tô Linh nổi tiếng là làng nghề dệt vải truyền thống nên thu hút rất nhiều khách du lịch đến làng tham quan.
Theo địa chỉ được người bạn cung cấp cộng thêm lời chỉ dẫn từ người dân, cô nhanh chóng tìm được đến nhà người phụ nữ tên Mỹ Hoa.
Đáng kẽ Khả Di sẽ đi cùng cô, nhưng cô ấy có chuyến công tác đột xuất nên đành lỡ hẹn. Bước đến gần căn nhà xập xệ với khoảng sân đủ để trồng vài ba khóm rau nho nhỏ. Cô nhìn thấy bóng dáng gần gò đang lấy nước trong lu.
Dược Khuê không vội, cô im lặng chú tâm quan sát: “Chắc đây là người mà Khả Di đã nói”.
Bà ấy đang đứng quay lưng về phía cô, tuy nhiên Dược Khuê lại không cảm nhận được sự thân thuộc của tình thân. Cô đang bối rối vì không biết phải mở lời thế nào thì người phụ nữ kia vô tình quay mặt về phía cô, bà ấy muốn tưới mấy khóm rau.
Khoảnh khắc mặt đối mặt giúp cô nhận ra, đây không mẹ của mình, chắc chắn không phải.
- Này cô kiếm ai?
Cách nói chuyện khá cọc cằn và chẳng mấy thiện cảm, quả là người sống khép kín. Ánh mắt cô thấp thoáng sự tuyệt vọng, cô vội lắc đầu:
- Dạ không, cháu tìm nhầm nhà thôi.
Bà ấy không chút cởi mở, vội xua xua tay:
- Vậy thì mau đi đi, đừng đứng trước nhà tôi.
Cô cúi nhẹ đầu rồi buồn bã rời đi, cứ ngỡ sẽ được gặp lại mẹ nhưng xem ra mọi chuyện không dễ dàng như vậy. Lủi thủi cất bước rời đi, cô nhìn đường làng đầy bùn đất, xung quanh có mấy đứa trẻ đang chơi đùa, chúng cất giọng gọi nhau, có cả tiếng gà gáy tuỳ hứng, làn gió nhẹ thổi qua, vài ba chiếc lá rụng, không gian làng quê yên bình, nhưng lòng cô lại thấp thỏm lo lắng khi nghĩ về mẹ. Cô không biết bây giờ mẹ mình đang ở đâu và làm gì. Liệu bà ấy sống có tốt không, có hạnh phúc không?
Dòng suy nghĩ cứ liên tục ập đến, cô chẳng thể ngăn chúng chiếm lấy tâm tư của mình, bỗng lệ đang chực chờ ở khóe mắt rơi xuống. Cô cứ bước về phía trước, đến khi va phải vật cản thì hoảng cả mình.
- Ây…xin lỗi…tôi xin lỗi…
Người vừa bị va chạm vội nắm lấy tay cô kéo lại vì sợ cô té ngã khi bị dội ngược cơ thể về sau.
- Cô có sau không?
Dược Khuê lắc đầu rồi ngước nhìn người trước mắt:
- Tôi không sao, do tôi bất cẩn, tôi xin lỗi…
Chợt hai ánh nhìn chạm nhau, người đàn ông ngây người, tim thoáng đập mạnh khi gương mặt xinh xắn với đôi mắt to tròn năm nào đã xuất hiện ngay cạnh anh ấy.
- Dược Khuê là cậu…đúng là cậu rồi!
Ánh mắt anh ấy tập trung vào đôi mắt ngấn lệ của cô:
- Mà…cậu khóc sao? Có chuyện gì à?
Dược Khuê vội lắc đầu:
- Không phải, do tôi vừa bị bụi bay vào mắt.
Cô cũng không ngờ mình có thể gặp người bạn năm xưa ở đây. Mấy hôm trước Nam Vận đã gọi điện thoại cho cô, anh ấy muốn hẹn người đẹp đi ăn tối nhưng chưa nhận được sự đồng ý từ cô. Nào ngờ bây giờ cả hai có thể gặp nhau ở làng Tô Linh.
Anh ấy say đắm nhìn cô:
- Không ngờ cậu cũng đến đây, trùng hợp thật.
Nam Vận là bạn cùng lớp đại học với cô và Khả Di. Anh ấy đã thích cô từ lâu, Dược Khuê cũng từng rung động với người đàn ông này, tuy nhiên cô thấy gia cảnh của mình không xứng với người ta nên cũng chưa từng nói ra tình cảm trong lòng với anh ấy. Hiện tại Nam Vận là giám đốc của một toà soạn lớn, có lẽ hôm nay anh ấy đến đây để tìm hiểu về làng nghề dệt vải. Sức hút của làng Tô Linh về làng nghề truyền thống chưa từng giảm nhiệt, hằng năm có rất nhiều nhà báo, phóng viên đến đây viết bài nhằm quảng bá địa điểm du lịch cho bạn bè quốc tế biết về nghề dệt vải của đất nước.1
Nam Vận mỉm cười khi vô tình va phải người trong mộng, anh ấy nhiệt tình cất lời:
- Chúng ta sang quán ăn bên kia nói chuyện đi, lâu rồi tôi và cậu chưa có dịp gặp nhau.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook