Phong Ba Diễn Kịch Hàng Ngày Với Thái Tử
-
Chương 15: Hết
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Mỗi một câu ta nói, sắc mặt mọi người lại tái đi một phần.
"Cho nên, chư vị, hãy đảm bảo bản thân làm được tốt hơn ta, rồi hẵng bàn xem ta có là 'phụ đạo nhân gia’ hay không."
Giữa bốn bề im lặng, Bạch Tuyết Xuyên là người đầu tiên bước lên, mặt hắn đỏ bừng, nhắm mắt lớn tiếng kêu: "Nói hay lắm!"
Ta phì cười thành tiếng.
Quần thần cúi mặt im lặng, lục tục có người đứng ra bày tỏ ý kiến. Tuy rằng có người không cam lòng, nhưng ít nhất đại đa số ngoài mặt công khai không dám nói thêm một lời nào nữa.
Mà cơn sóng nhỏ này, đã không còn lay động được ta bây giờ nữa.
Ta và Thẩm Xác trên thượng vị nhìn nhau cười, khi ánh mắt vượt qua chỗ trống ở bậc thềm vàng phía trước nhất, không khỏi có chút tiếc nuối.
Huống Tê Uyên à, cảnh tượng này người nên thấy một lần.
Ta có thể chống đỡ được Huống thị môn mi, chẳng liên quan gì đến chuyện ta là nam hay nữ.
Chỉ vì, ta là ta mà thôi.
11.
Có lẽ mỗi vị Hoàng đế đến tuổi đều phải đối diện với vấn đề này.
Gần đây không ít lão thần liên tục thử sức với cột trụ trong điện, vừa ôm trụ vừa chất vấn Thẩm Xác:
"Bệ hạ sao vẫn chưa cưới vợ nạp phi? Không cưới vợ nạp phi thì sao khai chi tán diệp, sao có thể củng cố quốc bản?"
Thẩm Xác làm ra vẻ khổ não, thở dài một hơi: "Vậy phải làm sao đây? Trẫm cũng muốn cưới, nhưng Huống đại nhân nàng ấy không gả!"
Hai lão thần quay qua nhìn nhau, một lát sau bèn xoay người đến tìm ta:
"Huống đại nhân, ngài sao thế này? Vì sao lại không gả? Ngài có thái độ gì thế hả? Ngài là thân phận gì?"
Ta nhấc chén trà, nhẹ nhàng vuốt qua miệng chén: "Vậy phải làm sao đây? Ta cũng muốn gả, nhưng từ xưa hậu cung không được can chính."
Một lão thần lưng gù từng tận mắt chứng kiến cảnh ta "nói chuyện" với Lưu đại nhân, lần này ông ta do dự hồi lâu, lắp bắp ngập ngừng rồi thôi không dám mở miệng.
Còn lão thần râu trắng kia hôm ấy lại nghỉ bệnh, chưa biết sự đời hiểm ác, thấy vậy liền tiến lên thẳng thừng nói: "Huống đại nhân nhất định phải làm Ngự Sử Đại Phu sao?"
Ta hắng giọng, chậm rãi nói: "Thứ nhất, chắc hẳn ngài đã nghe qua biến cố đại hàn năm Minh Khải thứ mười lăm..."
12.
Ngày hôm sau khi lên triều, hai vị lão thần lại đ.â.m đầu vào cột.
Ta bối rối gãi đầu.
Chuyện gì thế? Chẳng lẽ lời ta chưa đủ sâu sắc?
Hay là, để ta bồi thêm một chút?
Ta đang cân nhắc, thì thấy hai người kia nhắm mắt, cắn răng chịu đựng, mang theo khí thế quyết tử ôm lấy cây cột:
"Bệ hạ! Thần cho rằng, tình hình triều ta đặc biệt, hậu cung... cũng không phải không thể can chính!"
Thẩm Khước hắng giọng: "Đây là lời các khanh nói đấy nhé."
"A! Phải! Phải! Phải! Là chúng thần nói!"
Phiên ngoại 2 – Chuyện sau này
1.
Năm Quang Mãn thứ hai, Đại Lương xảy ra một chuyện lớn.
Nghe nói Ngự Sử Đại Phu được bách tính hết lòng kính yêu – Huống đại nhân – đã bị vài vị lão thần ép buộc ngay giữa triều đình, chẳng đặng đừng mà phải đảm nhận hai chức, bất đắc dĩ vào làm chủ Phượng Nghi Cung.
Từ đó, Huống đại nhân trên triều là Ngự Sử Đại Phu, hạ triều lại phải làm Hoàng hậu nương nương, thật là hao tâm tổn sức, bận rộn không ngớt.
Hoàng hậu nương nương và Bệ hạ kết hôn một năm vẫn chưa có hoàng tự. Thế là lại có một vị tân quan trẻ tuổi, đầu óc cứng rắn, xông thẳng tới trước mặt Hoàng hậu nương nương lấy thân ra làm liều: “Các đời đế vương đều có tam cung lục viện...”
Câu nói còn chưa dứt đã bị đám thị vệ phía sau bịt miệng lôi đi.
Nhưng hôm ấy tâm trạng Hoàng hậu nương nương rất tệ, nghe xong liền gỡ ngay chiếc phượng quan trên đầu, đội lên đầu hắn:
“Ha! Được! Chức Hoàng hậu này ta không làm nữa, việc thì lắm mà chẳng được lợi lộc gì. Hay là để ngươi làm đi, vốn dĩ ta cũng chẳng muốn làm.”
Nói đoạn, nàng phẩy tay áo bỏ đi, để lại vị tân quan ngơ ngẩn đứng như trời trồng.
Vị tân quan bèn kéo một lão thần râu bạc đi ngang qua, chỉ vào chiếc phượng quan trên đầu mình, nghiêm túc hỏi:
“Xin hỏi, giờ ta phải làm sao cho phải đây?”
Lão thần râu bạc thở dài một hơi, hắng giọng một cái rồi chậm rãi đáp:
“Chuyện này... phải kể từ biến cố đại hàn năm Minh Khải thứ mười lăm...”
2.
Hoàng hậu nương nương vốn là người rất trách nhiệm.
Sau khi vứt phượng quan, nàng ung dung quay về Ngự Sử Đài, đầu tiên là thản nhiên bàn giao công việc, sau mới để lại một phong thư—thư từ quan—rồi bỏ đi.
Nàng tới Lương quận một chuyến—phải, giờ đã là quận, còn là quận sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Đại Lương.
Tin Hoàng hậu nương nương rời kinh thành chưa kịp truyền đến, nàng đã thân mật thăm hỏi dân chúng Lương quận, đi hết quãng đường, tay vẫy chào tới mức rút gân luôn.
Dĩ nhiên, nàng không đi tay không.
Những thứ dùng để thăm hỏi dân chúng toàn là tiện tay nhặt từ trong phòng của quận chủ Lương quận – Huống Tứ Bạch, Huống phu nhân. Từ giống lúa nước năng suất cao, xanh sạch khỏe mạnh, đến hạt giống hoa nhỏ thông tiện lợi tiểu, tất cả đều được dân chúng cực lực hoan nghênh.
Khi rời đi, Hoàng hậu nương nương còn bị dân chúng nhiệt tình nhét đầy tay những củ cải trắng tươi non mọng nước.
Đứng giữa đám cô thẩm thúc bà, nàng vô cùng cổ vũ cắn một miếng, rồi giơ ngón tay cái, cười nói Bệ hạ chắc chắn sẽ thích ăn. Sau đó nàng vung tay mua ngay mười hai xe lớn, sai người đưa hết vào cung.
Khi đã rời khỏi ánh mắt hân hoan của dân chúng, trưởng ngự nữ quan – Hồng Sương cô cô – thở dài não nề:
“Chủ thượng, người cứ chơi kiểu này, bạc mang theo e là không đủ dùng đâu.”
Thế là Hoàng hậu nương nương bèn xoa cằm, nửa đêm lẻn về cung, mò tới... tiểu kim khố của Bệ hạ, “mượn tạm” một khoản lớn, rồi tiếp tục lên đường.
3.
Sắp đến Trung Thu, đại tướng của Bắc Đình Quân và Tây Phủ Quân hồi kinh diện thánh, bị vô số kẻ muốn kết thân bu kín trước cửa phủ.
Dẫu sao, cơ hội gặp được hai người đó ba năm mới có một lần, thật là hiếm có khó tìm!
Nghe nói hai vị tướng quân quả đúng là anh em đồng hao, về tới kinh thành trong cùng một ngày.
Nhưng chẳng ngờ, sau khi hai người họ hồi phủ, lại—--- cùng ngày biến mất!
Không ai hay biết, tại một biệt viện nào đó ở ngoại ô kinh thành, Hoàng hậu nương nương đang ung dung ngồi xếp bằng trên chiếu, hăng hái luận bàn kỹ nghệ nướng thịt cùng muội muội và các muội phu:
“Ê! Ê! Tiểu Bùi tướng quân! Bên kia ngươi rắc quá nhiều thìa là rồi kìa!”
“Phi Vân! Phi Vân, miếng thịt bò kia chín rồi! Mau ăn đi, không thì thịt sẽ dai mất!”
“Úi chà! Tử Y, đừng có ủ dột thế chứ! Chỉ ăn một bữa này thôi mà. Cùng lắm ba ngày sau chúng ta chỉ húp cháo, được không?”
“Ta không tin tỷ đâu,” Khương Tử Y lạnh lùng xiên đôi cánh gà lên cây xiên sắt, “ba ngày sau tỷ vẫn sẽ nói vậy.”
“Được rồi, được rồi,” Lý tướng quân hai tay đầy dầu mỡ, đành phải dùng trán nhẹ nhàng cọ vào thiếu nữ bên cạnh, “ba ngày sau ta sẽ đích thân giám sát họ, được chưa? Hôm nay khó lắm mới được đoàn tụ, vui vẻ chút đi! Hửm?”
Khương Tử Y khi ấy mới nhận lấy xiên thịt do Hoàng hậu nương nương đưa.
“Chẹp chẹp,” Hoàng hậu nương nương bĩu môi, “đúng là muội muội gả ra ngoài như bát nước hất đi.”
Thế là muội muội đã xuất giá đành tự mình nướng một chiếc đầu thỏ thơm lừng để tỏ lòng thành.
“Đại tỷ tỷ,” Tiểu Bùi tướng quân thoáng lo lắng, nhìn Hoàng hậu nương nương ám chỉ, “Tỷ làm vậy thật sự không sao chứ?”
“Không sao hết,” nàng tươi cười, giơ một ngón tay, lắc lắc, “vì ta đã cùng Bệ hạ thông đồng rồi.”
Khụ khụ! Tuy là chỉ một phía.
Ờm... bức thư đó chắc hắn sẽ đọc chứ nhỉ?
4.
Theo nguồn tin đáng tin cậy, Bệ hạ vốn luôn ôn hòa nhã nhặn, đương trường nổi trận lôi đình trước mặt đại thần dâng sớ xin tuyển tú.
Liền mấy ngày sau, không khí trên triều âm trầm đến đáng sợ.
Ngoài cửa cung, hai viên quan trẻ vừa hạ triều về nhà vừa khe khẽ nói chuyện:
“Chẳng lẽ trước khi Hoàng hậu nương nương hết bệnh, Bệ hạ vẫn sẽ nóng giận thế này ư?”
“Mong Hoàng hậu nương nương sớm bình phục đi, ngày tháng thế này thật không chịu nổi mà...”
Đúng vậy.
Hoàng hậu nương nương để lại thư giao phó, nói với bên ngoài nàng đang lâm bệnh trên giường.
Lén lút từ cửa nhỏ vào cung, nàng cảm giác bầu không khí có gì đó sai sai, như thể lần này mình chơi hơi quá đà.
Vốn dĩ nàng là người biết tiến biết lùi, thế nên ngoan ngoãn tắm rửa thơm tho, rồi chui thẳng vào tẩm điện của hoàng đế.
“Hửm?”
Sao ở đây không có? Bên kia cũng chẳng thấy?
Trời đã tối thế này, trong tẩm điện sao lại không thấy người?
Không lẽ vì nàng không về mà hắn cũng không ngủ?
Tìm thử nữa xem...
“Á!”
Hoàng hậu nương nương va mạnh đến nỗi hoa cả mắt, ngơ ngác ngẩng đầu lên, liền thấy một gương mặt tuấn tú nhưng đượm vẻ mỏi mệt.
“Khụ khụ,” nàng sờ mũi, nhỏ giọng, “Thẩm Xác... À ừm!”
Bệ hạ nhẹ nhàng kéo nàng vào lòng: “Về rồi.”
“Cái đó...” Nàng nghịch một lọn tóc của hắn, ngón tay xoắn xuýt không yên, “Chuyện trước kia chúng ta đã nói...”
“Ừ,” Bệ hạ khẽ đáp, giọng trầm trầm, “Trước kia đã nói rồi, nàng muốn làm chim hạc trên trời cao, không làm chim trong lồng vàng. Nàng muốn rời cung bất cứ lúc nào, ta đều không ngăn cản. Nhưng...
“Không ngăn cản nàng, nhưng sẽ rất nhớ nàng.”
Hoàng hậu nương nương nghe vậy liền mắt đỏ hoe, đầu óc nóng lên, lại đáp ứng cùng Bệ hạ bắt đầu kế hoạch... tạo người.
5.
Lại đến một mùa thu, hai người họ đã có một đôi long phụng bảo bảo.
Hoàng hậu nương nương hào hứng đặt nhũ danh cho hai đứa trẻ, tiểu công chúa gọi là Nhĩ Nhĩ, tiểu hoàng tử gọi là Triêu Triêu.
Người ta nói tên gọi chẳng khác nào một loại chú ngữ mang sức mạnh, cái tên chứa đựng tình yêu của phụ mẫu có thể phù hộ con trẻ suốt đời.
Hoàng hậu nương nương nói, đã là bậc phụ mẫu của thiên hạ, vậy câu chú ấy không chỉ dành riêng cho các con, mà còn gửi đến bản thân họ, và cả Đại Lương.
Cũng gửi đến bạn—
Từ mộ nhĩ nhĩ, yên hỏa niên niên.
Triêu triêu mộ mộ, tuế tuế bình an.(*)
(*) Từ biệt năm cũ, luôn có pháo hoa. Từ sáng đến tối, ngày ngày bình an.
Hiện tại đã thay đổi tài khoản ACB, anh em vui lòng không ck vào tk cũ nữa để tránh mất tiền oan nha!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook