Phi Tần Dắng Tường
-
18: Hoàng Hậu
Lý Sâm hỏi: "Tiểu Tề, ngươi có biết ta thích nhất kiểu người nào không?"
Tề Vân Nhược nhìn hắn, ngẫm nghĩ rồi đáp: "Người giống như Quý ca ca ạ."
Hắn không trả lời, vừa đi vừa nói: "Hồi nhỏ ta sống trong cung của tổ mẫu.
Khi mà hoàng tổ phụ còn trẻ từng buồn khổ vì Thái Tông hoàng đế yêu thương thứ tử, tuy ông là đích tử duy nhất, Thái Tông hoàng đế lại thiên vị Phúc Vương, Vũ Vương do sủng phi sinh.
Sau khi hoàng tổ phụ đăng cơ thì chỉ cần mỗi mình tổ mẫu, phu thê hoà thuận, thế nhưng trước đây ông từng bị ác phi với thứ đệ hại, sức khỏe tổn hại nặng, phụ hoàng vừa mới tám tuổi ông đã rời xa tổ mẫu với phụ hoàng."
Y góp lời: "Ta cũng từng nghe nói Minh Tông hoàng đế với Thái hậu nương nương tình nghĩa vợ chồng sâu nặng."
"Tổ phụ, tổ mẫu phu thê hòa thuận, chưa bao giờ lừa dối nhau chuyện gì.
Tổ phụ trên triều chính cũng không kiêng dè tổ mẫu, cho nên về sau tổ mẫu mới quyết đoán phù trợ phụ hoàng, bắt Phúc Vương Vũ Vương mang ý đồ bức vua thoái vị lại, mãi đến khi phụ hoàng trưởng thành tự mình chấp chính."
Lý Sâm thản nhiên nói tiếp: "Mỗi lần tổ mẫu kể cho ta nghe về tổ phụ, vẻ mặt bà đều mang ý cười.
Tất cả mọi người đều bảo rằng tổ mẫu quyền khuynh triều dã, có ý noi theo Võ đế.
Chỉ có ta biết rằng tổ mẫu đang đáp lại thâm tình của tổ phụ, cũng như bảo vệ con thơ, mới từ hậu cung bước vào tiền triều."
Tề Vân Nhược nhớ đến tình hình hiện giờ của Thái hậu, không khỏi thở dài trong lòng.
"Lúc đó ta nghĩ rằng bước lên vị trí cao nhất là chuyện huy hoàng tuyệt vời nhất, nhưng cũng là chuyện cô đơn nhất.
Cơ mà tổ phụ may mắn, ông gặp được tổ mẫu."
Từ khi đương kim Hoàng đế đăng cơ, ông từ từ loại bỏ ảnh hưởng của Lam thái hậu trong triều, cũng cất nhắc vị trí hai đại thế gia Chu thị – Hoàng hậu và Nguyên thị – Quý phi.
Lam gia lui về sau, Chu thị Nguyên thị đối đầu cân bằng, còn ông trở thành người cao cao tại thượng bậc nhất giang sơn Lý thị.
Ngôi cao nào chịu được rét.
Tề Vân Nhược nhìn vào bóng dáng cao lớn của Lý Sâm mà hoang mang, có một nỗi buồn không nói được thành lời bỗng dưng lan tràn trong lòng.
Y nhận ra người đàn ông trước mắt chẳng những là vị Vương gia ôn hoà, mà còn là một người cạnh tranh ngôi vị hoàng đế đầy dã tâm, thế nhưng hắn có chút cô đơn.
Tết mùng một, Tề Nghê Quần chuyển dạ, Lý Sâm vào cung vẫn chưa về.
Tề Vân Nhược thì đứng trong viện Tề Nghê Quần, áo lông bọc kín cổ, hướng mắt về phòng nàng ta.
Bốn người Lưu Bạch bận tới xoay mòng.
Vương phủ đã sớm báo tin cho phủ Tử Dương bá, tuy không có tập quán mùng một tết sang nhà con gái, nhưng do con gái sinh con, Triệu phu nhân không sao yên tâm được, ngay cả Tề Vân Sam ở nhà đọc sách cũng bị bà kêu sang.
Tề Vân Nhược không muốn ở chung một phòng với Triệu phu nhân, còn Tề Vân Sam cũng không biết tại sao không đợi ở trong, cũng ra ngoài.
Loáng thoáng nghe thấy vài tiếng kêu thảm thiết của Tề Nghê Quần, trên mặt Tề Vân Nhược chẳng có biểu cảm gì, mà Tề Vân Sam lại đi qua đi lại, thường xuyên cau mày nhìn về hướng đó.
Qua một hồi, có lẽ là Tề Vân Sam muốn kéo thêm người sốt ruột chung với mình, nói với Tề Vân Nhược: "Ngươi không lo sao?"
Y nhìn hắn: "Ta hỏi ma ma rồi, nữ tử khi sinh nở đều thế cả.
Các thầy thuốc cũng đợi ở đây, Vương phi chẳng có chuyện gì đâu."
Hắn ta vẫn cứ căng thẳng đi tới đi lui miết, Tề Vân Nhược cả nhìn cũng chả muốn nhìn tới nữa, quá phiền.
Thai đầu này của Tề Nghê Quần mặc dù không khó sinh, nhưng sinh nở cũng không tính là thuận lợi.
Buổi sáng sau khi Lý Sâm vào cung thì nàng chuyển dạ, mãi đến chiều vẫn chưa tin tức gì.
Tề Vân Sam ăn không vô, Triệu phu nhân cũng chỉ hớp một chén cháo nấu nước canh.
Tề Vân Nhược quay về Quan Hà đinh châu ăn cơm rồi mới từ từ trở lại, thờ ơ nhìn Tề Vân Sam sốt ruột đến mức ngồi không yên.
Sau khi Lý Sâm vào cung, hắn cùng các hoàng tử và tôn thất hành lễ bái lạy đế hậu theo lễ nghi hoàng tộc, lại theo đế hậu đến bên ngoài cung Tùy An của Thái hậu để thi lễ, tiếp đó là đi bái tế tổ tiên.
Đến giờ cơm trưa vẫn chưa nhận được tin Vương phi sinh xong, Lý Sâm có chút chùng lòng.
Thời điểm hắn xem ca múa có vẻ mất tập trung, Hoàng hậu gọi hắn qua nói chuyện, nhìn thần sắc, cười bảo: "Ngươi đang lo lắng cho Vương phi à?"
Lý Sâm thưa: "Để mẫu hậu chê cười.
Nhi thần nghĩ dù sao đây cũng là lần đầu Tề thị trãi qua, nên có chút không yên lòng."
Hoàng hậu nói: "Tề thị có phúc, thai này nhất định khỏe mạnh."
Hắn đáp: "Nhi thần cảm tạ lời lành của mẫu hậu."
Lát sau, tứ hoàng tử tiến vào mà không cần qua thông báo, trước tiên hành lễ với Hoàng hậu, sau cười nói với Lý Sâm: "Nhị ca cũng ở đây à."
Hoàng hậu gọi tứ hoàng tử sang, quở trách: "Sao vẫn chẳng có chút thận trọng nào vậy.
Bổn cung lén nhìn, thấy phụ hoàng dự định cho con một chữ "DUNG" trong phong hiệu, chính là bảo con vững vàng trung dung*, đừng như đứa con nít nữa." (*theo đạo/sách "trung dung" luôn giữ ý nghĩ và việc làm ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập, ở đời phải cố gắng theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín thành người quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân)
Năm ngoái tứ hoàng tử đã được mười lăm, thế nhưng người sáng suốt đều nhìn ra Hoàng thượng muốn chờ một trận thắng lớn rồi mới tiến hành việc phong thưởng cho đứa con trai thứ tư.
Tứ hoàng tử nói với Lý Sâm: "Phụ hoàng đã chọn cho đệ một phủ đệ cách không xa Thuần Vương phủ của nhị ca rồi, mai mốt đệ hay ghé sang, nhị ca chớ ngại phiền nha."
Hoàng hậu buồn cười gõ đầu tứ hoàng tử một cái: "Còn chưa xuất cung đã đoán được trước mình là tên ranh phiền phức rồi."
Hắn nhìn một màn này, vẻ mặt dửng dưng, mỉm cười: "Ngươi với ta là huynh đệ chí thân, đương nhiên ta sẽ không chê ngươi."
Sau lại nói chưa được mấy câu, một tiểu thái giám vào dập đầu thưa: "Bẩm Hoàng hậu nương nương, Hoàng thượng truyền Thuần vương điện hạ qua."
Hoàng hậu vừa cười vừa ra hiệu cho hắn đi đi: "Có lẽ có tín tốt."
Lý Sâm lui xuống, tứ hoàng tử tiếp tục ở lại bên Hoàng hậu, một cung nhân khom người từ bên ngoài chạy vào, tiến đến bên tai bà: "Nửa canh giờ trước Thuần Vương phi sinh hạ một bé gái."
Hoàng hậu cười vô cảm, tứ hoàng tử đứng sau lưng nắn vai cho bà, thản nhiên nói: "Thật lờng chúc mừng nhị ca."
Hoàng hậu vỗ vỗ tay cậu ta: "Ngày mai trọng thần, quyền quý tiến cung, bổn cung sẽ đặc biệt nhìn nhận nhân phẩm của Tô thị cho con."
Tứ hoàng tử đáp: "Thế nhưng dòng dõi Võ Định hầu phủ hiện tại nhìn sao cũng kém hơn Tử Dương bá phủ." (thời Minh – từ sau Minh Nguyên Đế đến trước Hiếu Văn Đế), nhà Minh đặt thêm "Tử tước" và "Nam tước".
Cũng có nghĩa "ngũ đẳng" được phát triển thành chế độ 6 cấp tước: Vương – Công – Hầu – Bá – Tử – Nam.)
"......!Hiện tại kém, chưa chắc tương lai vẫn kém." Hoàng hậu bình tĩnh nói.
Đương kim Hoàng thượng là con trai duy nhất của tiên đế, cả nhà người chú thân cận nhất với ông đều bị biếm thứ dân, cho nên tôn thất thân phận cao nhất bây giờ có quan hệ tương đối xa hoàng gia, chỉ có Lễ vương năm đó cũng không được Thái tông hoàng đế thích, không có dã tâm gì, đang chấp chưởng Tông chính tự hiện tại, là gần với hoàng gia nhất.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại các phò mã và các đại gia tộc có chức tước không biết đã bị giáng bao nhiêu bậc như Tĩnh Xuyên hầu Lý Túc – tổ tiên được phong ở Giang Nam, mấy thế hệ từ Thân Vương xuống Hầu tước.
Có lẽ Giang Nam thật sự nuôi người, vóc dáng Lý Túc béo tốt, hai người con trai trước cũng như Lý Việt tả "trắng trẻo mập mạp", cả nhà ngồi chung với nhau, Lý Việt giống được nhận nuôi hơn.
Lý Việt cũng chẳng hay phụ thân sẽ tự mình vào kinh, mặt mày gã khó chịu.
Lý Túc người mập lòng rộng không so đo với gã, nhưng hai vị huynh trưởng thì ngược lại, cứ vây quanh gã hỏi tới hỏi lui, đa phần là về tình hình trong kinh hiện giờ.
Tĩnh Xuyên hầu giàu có, trong kinh cũng có vài toà nhà lớn.
Lý Việt không chịu ra ngoài ở, vẫn trú trong phủ Thuần vương.
Trước đây Lý Túc nhắc đi nhắc lại miết, lần này không biết chán rồi hay sao, chẳng hỏi tiếng nào.
Lúc Lý Sâm tới được Hoàng thượng bảo đến thẳng bên cạnh mình, ông cười với hắn, nói: "Mới nãy người trong phủ con đến báo tin mừng, trẫm được thêm một cô cháu gái."
Mấy người cạnh đấy đều chúc mừng Lý Sâm, cho tới nay, cháu gái hoàng đế vẫn chỉ có hai người phủ Thuần vương.
Cảnh vương nói: "Nhị đệ may mắn quá, vi huynh đến giờ vẫn chỉ có hai đứa nhóc bướng bỉnh."
Hắn cười: "Đại ca đương tuổi sung mãn, tương lai vẫn sẽ có thêm con cái thôi."
Hoàng thượng vân vê râu, cười cười: "Đứa bé này sinh vào mùng một, năm mới bắt đầu, thời điểm toàn gia đoàn viên.
Sinh quá tốt, trẫm lấy cho con bé cái tên, gọi là Sơ nhi nhé." [*初: sơ = ban sơ, nguyên thuỷ.]
Lý Sâm quỳ xuống, cung kính đáp: "Nhi thần tạ ân Hoàng thượng ban tên."
Sơ nhi – con gái thứ hai của Lý Sâm là đích nữ hoàng thân, ít nhất thì mai sau cũng là quận chúa, trong cung ban thưởng không ít.
Lúc hắn về phủ thì đứa bé đã được tắm rửa xong rồi bọc lại, ngủ mất tiêu.
Hắn nhìn đứa bé một lúc mới vào trong gặp Tề Nghê Quần.
Thần sắc Tề Nghê Quần mệt mỏi, gắng gượng trò chuyện với hắn.
Hắn bảo: "Đứa bé này sinh vào thời gian tốt được phụ hoàng lập tức ban tên, đúng là rất có phúc."
Trong lòng nàng chua chát đến khó chịu, gượng cười: "Thiếp tạ ân ân đức thánh thượng."
"Nàng chú ý nghĩ ngơi, đừng lại hao tổn tinh thần." Lý Sâm giúp Tề Nghê Quần nhét chăn, dặn người hầu hạ cẩn thận, phút cuối nói rằng: "Vương phi chớ suy nghĩ nặng lòng."
Tề Nghê Quần sửng sốt, Lý Sâm đã ra ngoài.
Nàng ta dằng chua chát trong lòng xuống, cắn chặt môi.
.......!Vì sao là con gái? Sao lại là con gái!
Dù mình có sớm sinh đứa bé thứ hai cũng là sau một năm rưỡi nữa, lúc ấy con cả của Vương gia cũng được bốn năm tuổi rồi! Còn Vi phi...!nếu như Vi phi cũng sinh con trai...
Trước đây Tề Nghê Quần còn cảm thấy mình khí thế hơn Xà Vương phi, hiện tại nàng không thấy thế nữa, sinh được con trai mới xem như nắm khí thế.
Nàng vừa tưởng tượng đến hai ả Quý phi, Vi phi hôm sau đến chúc mừng thì đã đau đầu rồi.
Kiếp sống quản gia của Tề Vân Nhược tiến vào thời kỳ đếm ngược, vẻ mặt hạ nhân Quan Hà đinh châu cũng có phần ảm đạm.
Quản sự trong vương phủ đều là người tinh tường, ai quản gia thì kính người đó, ngay cả khi chủ của họ ở Quan Hà đinh châu thậm chí không được xem là chủ tử hợp cách.
Nhưng thân phận người hầu bị thấp theo rồi, sau này ai coi trọng họ nữa đây?
Tề Vân Nhược vẫn chưa nhận ra, thậm chí vì muốn giao lại quyền hành còn nghiêm túc sửa sang sổ sách, cố đạt tới không sai sót.
Từ lễ tẩy tam* ngày ấy, vương phủ thu vào không ít lễ vật, ngày nào y cũng phải thay nhị tiểu thư vương phủ kê khai danh sách các loại quà mừng, còn thuốc và đồ bổ là cho Tề Nghề Quần.
(*洗三: tập tục xưa khi trẻ sơ sinh sinh ra được ba ngày, người lớn sẽ tiến hành lễ tắm gội để tẩy bẩn, tiêu tai và cầu phúc.)
Bởi vì chiến sự biên ải, Lý Sâm tự miễn hưu mộc, ngày ngày tới bộ Hộ rồi lại chau mày trở về.
Bọn người Túc Cát, Phụng Nguyên hầu hạ bên cạnh hằng ngày cũng vì vậy mà im như thóc.
Có một lần Tề Vân Nhược tới tìm Phụng Nguyên, sắc mặt Phụng Nguyên đen thấy sợ.
Y nghe xong, tò mò hỏi: "Trước đây nếu Vương gia không vui cũng vầy hả?"
Phụng Nguyên thì thầm: "Đôi khi Vương gia sẽ đi nói chuyện với Quý Hoàn công tử."
Y cười cười, không nói gì.
Kỳ thi mùa xuân vào tháng ba, không biết Quý ca ca chuẩn bị ra sao rồi nhỉ.
Ngày đầy tháng tiểu tỷ Sơ nhi – đích nữ phủ Thuần vương, tin chiến bại truyền về kinh thành.
Tư Đồ Húc bỏ mình, Tư Đức dẫn quân chống đỡ ngoan cường, mây đen nhất thời giăng đầy kinh đô.
Hoàng thượng sau khi xem xong công báo đã nổi giận.
Vốn dĩ Tư Đồ Húc mang mười vạn đại quân chi viện mười hai vạn người của Tư Đức, hai người ngay từ đầu đã không phục nhau, Tư Đồ Húc có thánh chỉ trong tay, Tư Đức lại hoạt động nhiều năm ở biên ải, giằng co mấy tháng chẳng xong.
Lần này Tư Đồ Húc khăng khăng tấn công, Tư Đức lại khư khư cho rằng không ổn, Tư Đồ Húc vẫn đánh thẳng tới, tổn thất mấy vạn nhân mã, cũng mất cả mạng mình.
Tư Đồ Húc tùy tiện tiến công là thật, Tư Đức chưa kịp cứu viện cũng thật.
Nếu không phải lâm trận đổi tướng không thỏa, Hoàng thượng đã thẳng thừng trị tội Tư Đức.
Tử Dương bá Tề Túc Tiêu với Oai Vũ Tướng quân Triệu Vĩ Đô đều chờ lệnh dẫn binh.
Hoàng thượng lại do dự, trong chốc lát không thể quyết định ngay.
Lúc này, Tề Vân Nhược đang ở Đông Mai viện bàn giao công việc sổ sách với Tề Nghê Quần.
Y nói, Tề Nghê Quần nghe, rõ ràng trật tự, cả hai thậm chí chẳng có tí cảm xúc nào.
"......!Tam đệ vất vả chịu khó vì vương phủ lâu như vậy, may mà có ngươi, ta mới yên tâm."
Tề Vân Nhược làm sổ sách mấy tháng nay, chi tiết từng mục, quà mừng tới lui, đối nhân xử thế, thưởng phạt trong phủ nhớ rõ rành mạch, ngay cả Tề Nghê Quần nghe xong cũng muốn khen một lời.
Chẳng qua trong lòng nàng ta trào phúng nhiều hơn, ra sức như vậy để làm gì? Nó lại không đảm đương nổi vị trí chủ tử vương phủ, vô duyên vô cớ mích lòng nhiều người như vậy, ai nhớ nổi nó giỏi ra sao đâu?
Sau khi Tề Nghê Quần thu hồi quyền quản gia, chuyện đầu tiên làm là thưởng lớn trong vương phủ.
Từ cơ thiếp đến quản sự tới cả thằng hầu con sen(1) thấp kém, ai ai cũng nhận được này nọ.
Trong khoảng thời gian ngắn, vương phủ tràn ngập lời ca ngợi.
So với Quý phi và Vương phi, Tề Vân Nhược chả phóng khoáng được bao, còn nghiêm cẩn, hà khắc, chính bản thân cũng nghèo kiết xác, làm gì có tiền để thưởng cho ai chứ.
Người tiền viện, đặc biệt là viện Mặc Liên, cũng đều nhận được phần thưởng của Tề Nghê Quần.
Bọn Túc Cát thì được Tề Nghê Quần gọi vào trong viện, đích thân ban thưởng.
Nàng nói: "Các vị hầu hạ Vương gia, so với người khác vốn đã vất vả hơn, mấy tháng rày thật sự liên lụy tới các vị rồi."
Túc Cát cười đáp: "Không giám nhận những lời khen này của nương nương, bọn ta vốn là nô tài, hầu hạ chủ tử là bổn phận, nếu vì làm hết bổn phận mà được thưởng thì thật là không nên."
"Công công khiêm tốn quá."
Túc Cát gió lay chẳng động, từ chối nhiều lần mới cầm tám khối kim nguyên bảo cùng với miếng ngọc bội được Tề Nghê Quần cho.
Người Quan Hà đinh châu ấy mà chẳng hề bị đè thấp, Tề Vân Nhược ngồi vào sau bàn học, lặng lẽ vuốt ve chiếc vòng tay Tề Nghê Quần ban cho.
Vòng tay bằng bạc điêu khắc dây hồ lô tượng trưng cho phúc lộc, được nàng ta đặt trong chiếc hộp gấm, Tống ma ma tự mình đưa sang.
Giống với của ba người Doanh thị thiếp(2), Tống ma ma nói với nụ cười.
Lúc bà ta rời đi có ngừng chân một chút, thản nhiên bổ sung: "Doanh thị thiếp kia vẫn có phẩm cấp đấy."
Tề Vân Nhược cầm vòng tay cất lại vào hộp.
Y ra ngoài phòng, vừa vặn thấy băng trên mặt hồ đang tan.
Ở nơi ánh nắng mạnh nhất, băng bể ra từng mảng từng mảng một, để hồ nước lộ ra.
Y nhìn về hướng nước hồ lan ra, lan dài đến nơi mà mắt không nhìn thấy được nữa.
▬▬▬▬▬๑۩۩๑▬▬▬▬▬
Chuyên mục chú thích
(1)仆婢: người hầu nam và hầu nữ.
(2)Giải thích thêm:
Dưới chính thê là các vợ lẽ nàng hầu, tức Thiếp (妾), Thị thiếp (侍妾), Thị cơ (侍姬) hoặc Dắng (媵).
Trong gia đình quan lại, các vị thiếp có địa vị thấp không khác gì người hầu, thường hay được giao cho những công việc nội trợ hay thậm chí là hầu hạ theo nghĩa đen.
Địa vị của thiếp về cơ bản là thấp kém, nhưng cũng còn tùy xem vợ cả có khoan dung hay không, hoặc là người chồng có yêu chiều hay không.
Tuy nhiên đối với với các nhà dòng dõi cao sang thế phiệt, mang tiếng yêu chiều thiếp thường bị xem là một sự ô nhục, thậm chí có thể bị hạch tấu trên triều đình..
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook