Phế Đô
-
Chương 64
Trong suốt nửa tháng, Trang Chi Điệp chẳng muốn đi gặp bất cứ người nào. Từ nhà mình, Đường Uyển Nhi đã mấy lần thả bồ câu mang thư hẹn anh đến. Anh đón bồ câu lấy mẩu giấy, song không viết gì thả bồ câu đi. Cứ ở lì trong nhà, thì người đến lại đông quá, hàng ngày sáng dậy ra cổng bú sữa bò xong, liền cưỡi xe máy đi lăng băng ở vùng cải tạo đất trũng. Anh cũng không biết mình đến đó làm gì trong tiếng ầm ầm húc đổ những bức tường nứt gãy của máy ủi đất làm việc suốt ngày suốt buổi, anh nhìn những người đến ngồi túm tụm trên đống đất làu bàu nói chuyện với nhau. Họ bảo khu đất trũng này ngày xưa có mấy nhà thổ như thế nào. Có một ngôi nhà thổ gọi là Hố vịt, gái điếm ở Hố vịt rẻ, không bì được gái điếm ở lầu nghênh xuân, các ả ở đó hát hay múa dẻo, giá đắt hơn nhiều. Khách làng chơi đến Hố vịt đều là những tay đánh xe ngựa, bọn buôn bán than từ núi Chung Nam đến, những phường buôn chuyến ở Vị Bắc chở bán giấy tiền, đồ gốm, bông và thuốc lá bằng lừa, một buổi tối giá rẻ nhất là cho các cô gái điếm ấy là một bát mì vằn thắn là xong, có thể nã một phát, cũng có thể cả đêm sai cô ta ôm chân cho ấm. Các vị ấy kể lể chỗ nào vốn là bãi bật bông, suốt ngày đeo cái cần bật bông, dùng một cái chày gỗ đập bồm bộp lên đống bông rối. Người nghèo tới mức mùa đông không sắm nổi cái mũ phải đội cái khăn vuông của vợ, vành tai đông cứng lại, song cũng vui đáo để, họ vừa bật dây cung, hai chân vừa nhảy theo nhịp cần bật.
Thật là nồi nào vung nấy, chảo vỡ đi với muôi thủng, vợ họ vốn là người gõ trống phách trong ban kịch từ cao nguyên Tây bắc Quan trung đến, người ta gọi là gõ da lợn, lấy chồng rồi thì thôi gõ da lợn. Nhưng khi dây cần bật bông của anh chồng vừa cất lên, thì chị vợ liền ì a ời a hát câu "Cúi đái xoè xoè viết văn chương, đứng đái xòe xoè chó tưới tường" trong tích Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài, các vị còn kể chỗ nào là cửa hàng mì ớt nhà họ Lục, cửa hàng rằng nhỏ nhưng vì chuyên bán ớt Diệu Châu chỉ có một màu, nên đã có tiếng tăm. Ông Lục lưng gù nhưng cô con gái đẻ ra lại sắc nước, được một sĩ quan lấy làm vợ lẽ, từ đó ông Lục đã tỏ ra ăn chơi, không bán mì ớt nữa, mỗi buổi sáng pha ấm trà ngồi nhấm nháp ở đầu phố. Nhưng cô vợ bé của ông sĩ quan chẳng hiểu thế nào lại đi về nhà bố mẹ đẻ treo cổ tự tử trên cây hương xuân sau nhà. Ông Lục chẳng còn mặt mũi nào, bán nhà đi, dọn đến chỗ khác. Ngôi nhà ấy sau này liên tiếp có ba gia đình thay nhau đến ở, nhưng không đầy hai năm, bà nào cũng thắt cổ tự vẫn. Trang Chi Điệp nghe vậy cũng không đến gần hỏi chi tiết tường tận những chuyện ấy, cũng không hỏi khu đất trũng này còn có những con người và những sự việc lạ lùng nào khác. Anh thầm nghĩ tại sao những vị này nói ra những chuyện ấy hào hứng như vậy? Khi chưa cải tạo nơi này, thì có lẽ họ chửi rủa không cải tạo, bây giờ bắt đầu cải tạo rồi, thì dường như lại luyến tiếc thì phải? Sau đó thấy họ quây quần tại chỗ đánh mạt chược, vừa cầm bài, vừa đưa tay gãi đầu gãi mặt sồn sột cằn nhằn sao thế nhỉ, ngứa ghê quá, người già rồi, mà nước da còn nũng nịu gớm nhỉ, ngày mai phải đi mua một cái bàn tay gãi mới được.
Trang Chi Điệp cảm thấy buồn cười, nhưng cũng cảm thấy người mình tự dưng ngứa ngáy, nào có muỗi cắn gì đâu, song còn ngứa hơn muỗi đốt, cứ đau ràn rát, anh liền quay về. Ngay hôm sau anh lại ra phố, người trên phố thưa hẳn đi, hơn nữa gần như ai cũng lấy khăn the trùm đầu che mặt, y như người Bắc Kinh phòng gió cát tháng ba. Trang Chi Điệp đứng cười, xem một lúc, song chợt thấy bản thân cũng ngứa ran khắp người, vén ống tay áo lên nhìn thì đã thấy từng vầng từng vầng mụn đỏ. Bình tĩnh lại, nhĩn kỹ cánh tay thì thấy có hai cái gì như vỏ mạch trắng đang bám, hình như giống cái mọt gầu trên đầu, nhưng ở chỗ ấy thì đau ngứa, chỉ nhìn thấy mạt gầu ấy chuyển từ màu trắng sang màu đỏ, từ mặt bằng sang lập thể, mới nhìn rõ là một loại sâu bọ gì đó. Trang Chi Điệp vừa gãi ngứa, vừa chạy về nhà. Ngưu Nguyệt Thanh đã ở nhà rồi. Chị chận chồng lại trước cửa, bảo anh cởi quần áo ra, chỉ mặc xi líp vào cửa, vào cửa rồi, lại bắt cởi hết xi líp bỏ vào chậu ngâm nước khử trùng. Chị bảo:
- Anh đi đâu vậy? Anh định để sâu bọ ma quỷ nó hút hết máu hả?
Trang Chi Điệp hỏi có chuyện gì vậy, Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Ghê gớm quá, Tây Kinh có tai hoạ rồi. Không biết từ đâu bay đến nhiều sâu bọ thế không biết. Ở đoạn phía bắc cửa Tây, sâu bọ gặm lá cây thành mạng cả một khoảnh lớn, sâu bọ bay rào rào sợ phát khiếp lên mà chết. Đâu đâu cũng đồn đại đây là điềm gở. Ở Thượng Hải bệnh gan A lây lan, người chết chồng chất, ở Tây Kinh có lẽ nạn sâu bọ quái gở còn tệ hơn bệnh gan A, phải chết đến một nửa số người rồi!
Liễu Nguyệt ra phố mua thức ăn, bị đốt trên người năm chỗ, về nhà thay quần áo đi khử trùng, nằm trần truồng trong buồng ngủ soi gương bôi dầu cao. Bôi khắp lượt xong, lại lấy tay dụi mắt, dầu cao xộc thẳng vào, hai mắt nước chảy ra. Mặc quần áo vào, Liễu Nguyệt nói:
- Thật như thế sao? Người em bị đốt năm mụn.
Trang Chi Điệp bảo:
- Sâu bọ cũng biết da thịt Liễu Nguyệt nõn nà!
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Cắn em là phải, em thích đẹp, cứ đòi mặc vái mini ngắn hơn, phơi cái đùi trắng như củ cải ra cơ.
Liễu Nguyệt không thích nghe, quay về phòng ngủ của mình. Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Đấy anh xem, rắm cũng không dám đánh nữa!
Trang Chi Điệp nói:
- Em nói thế ai thích nghe cơ chứ? – liền gọi Liễu Nguyệt – Liễu Nguyệt ơi, em lấy xà phòng bôi rửa đi sẽ không ngữa nữa! Hôm nay là mồng mấy, để anh ghi lại hiện tượng này. Thành Tây Kinh có bao nhiêu là túi thần công, chụp ma lực, mà lại xuất hiện loại sâu bọ quỷ quái này!
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Anh vì người gớm nhỉ? Anh càng như vậy, càng muốn chứng minh em không là người chứ gì?
Trang Chi Điệp chỉ cười, rồi đi vào phòng sách của mình. Buổi tối cả nhà im lặng ngồi xem ti vi. Trên màn hình xuất hiện cục trưởng cục y tế nói chuyện với nhân dân thành phố, ông nói về việc bọ bay này. Thì ra cải tạo khu vực đât trũng, đã húc đổ một nhà cũ nát, những con rệp đã đói meo ở trong khe tường đã bay theo gió đến khắp nơi trong thành phố. Những con rệp khô này vẫn chưa chết, rơi trên thân người và súc vật, thấy máu là sống ngay. Ông yêu cầu dân chúng không nên hốt hoảng, cũng không nghe bất cứ tin nhảm nhí nào, cục y tế thành phố đã cử hàng chục đội khử trùng đi khử độc ở vùng đất trũng, nạn rệp này sẽ được chặn đứng nhanh chóng. Liễu Nguyệt thở phào một cái, bảo:
- Ồ, thì ra là con rệp cắn người, cắn đến mức đau lòng người!
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Em nói gì thế Liễu Nguyệt?
Liễu Nguyệt đáp:
- Em bảo hễ rệp cắn một cái là lòng người buồn tê tái.
Ngưu Nguyệt Thanh không bảo sao, nhưng lại hếch mũi hỏi:
- Quái, có mùi gì hôi quá nhỉ?
Liễu Nguyệt đáp:
- Chắc là thầy Điệp chưa rửa chân?
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Không phải chân thối, con rệp chuyên cắn của hôi thối, thầy Điệp của em có bị cắn ở chân đâu?
Trang Chi Điệp cười hềnh hệch bảo:
- Hai con quỷ một to một nhỏ, lòng dạ to bằng cái đấu, đào đâu ra thiên tài như thế nhi?
Ngưu Nguyệt Thanh và Liễu Nguyệt không nhịn được cười.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Em bì sao được với Liễu Nguyệt!
Liễu Nguyệt bảo:
- Đừng khiêm tốn thế, em phải học chị đấy!
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Em hỗn lắm đấy, suốt ngày đấu khẩu với chị!
Liễu Nguyệt bảo:
- Không đấu khẩu thì đâu có vui nhộn được? Nếu thay người khác, muốn em đấu khẩu với họ, em chả buồn đấu đâu.
Ngưu Nguyệt Thanh vui vẻ ôm Liễu Nguyệt nói:
- Em quả là oan gia của chị!
Lúc này chuông điện thoại đổ hồi, Liễu Nguyệt bước tới định nhấc, vừa đi vừa đáp:
- Em đâu phải là oan gia của chị, oan gia của chị là thầy Điệp chứ? Tên chị có một chữ Nguyệt, tên em cũng là một chữ Nguyệt, trên trời chỉ có một vầng trăng, bây giờ lại có hai, nên hai người mình đối đầu là phải!
Cầm ống nghe lên thì ra là mẹ già ở Song Nhân Phủ gọi sang. Ngưu Nguyệt Thanh nghe nói mẹ đẻ gọi điện sang, liền bảo:
- Liễu Nguyệt này, em hỏi xem bà có bị rệp cắn không?
Liễu Nguyệt hỏi luôn, bà già hỏi trong điện thoại:
- Sao bà để rệp cắn được mình hả cháu? Bà đã biết là rệp bay từ mấy hôm trước rồi, ông cháu về bảo, rệp sẽ cắn dân thành phố mà. Bên đó có biết không, tại sao lại bị rệp, đó là vì ma coi giữ, ma bảo vệ dân thành phố. Dỡ bỏ hàng bao nhiêu nhà cửa, ai dã xây dựng số nhà cửa đó hả? Ma tổ tiên xây đấy, bây giờ nói dỡ là dỡ, chẳng con cháu nhà ai cúng ông bà ông vải nào cả. Ông bà ông vải đói bụng liệu có còn trông nom cho con cháu hay không? Vậy thì con rệp chẳng cắn người thì sao? Một con rệp kèm theo một hồn ma, kẻ nào không cúng tế ông bà ông vải, thì nó uống máu kẻ đó. Chị cả cháu có bị cắn không? Thầy Điệp của cháu cũng bị cắn hả? Thế thì ông cháu cắn đấy. Ngày sinh của ông ấy, chúng cháu chẳng có đứa nào đến đốt giấy tiền.
Liễu Nguyệt bảo:
- Bà ơi, bà lại lẩn thẩn mất rồi, ma nhiều như vậy, thì đây là thành phố người hay thành phố ma hả bà? Bà bắt cho cháu một con ma xem nào!
Bà già nói:
- Ban ngày bà không bắt được. Chúng ở trên trời cao thế bắt sao nổi, cháu cho bà máy bay nhá! Trời mưa âm u, trong đêm tối như mực thì chỗ nào cũng có khối cháu ạ. Người trên đời cứ luân phiên tầng tầng lớp lớp. Cụ nội của chị cả cháu, các cháu chẳng ai biết đâu, khi bà về làm dâu đã gặp cụ, y hệt cái dáng của ông cháu, chỉ thêm có bộ râu. Khi ông cháu già rồi, những người bạn của cụ đến nhà cứ tưởng ông cháu là cụ cháu cơ, cứ gọi rối rít Đắc Thắng ơi, Đắc Thắng là tên sửa của cụ cháu mà. Chị cả cháu hiện nay có chỗ nào không giống ông cháu nào, là ông cháu thu nyhỏ lại đấy mà. Con người cứ theo cái khuôn ấy mà đúc, già là phóng to, còn trẻ, trẻ là cô nhỏ của già, chỉ có chết đi thì mỗi người là một con ma, như thế ma chẳng nhiều thì sao? Cháu nói với chị cả cháu hôm nay về bên này, trong đêm bà sẽ bảo ông cháu về nói chuyện với chị cả cháu.
Liễu Nguyệt đáp:
- Cháu không nghe, cháu không nghe, bà hãy nói chuyện với chị cả cháu đây này.
Ngưu Nguyệt Thanh bước tới cầm ống nghe, hỏi:
- Mẹ ơi, mẹ vừa bảo gì thế? Ngày mai chúng con sang thăm mẹ, mẹ ngủ ngon vào mẹ nhé!
Bên kia bà mẹ giận dữ nói:
- Con nói với mẹ thế à? Mẹ bảo thế này này, các con sang thì sang, không sang thì thôi. Chị kết nghĩa của con có rồi, hễ ngồi xuống là buồn nôn, con cũng không sang mà thăm ư? Còn nữa, chị ấy bảo con bằng lòng gả Liễu Nguyệt cho con trai chị ấy sao không gặp mà nói lại? Chị ấy sang là cốt để hỏi cho chính xác về chuyện này.
Ngưu Nguyệt Thanh nghe vậy vừa mừng vừa lo vì chị kết nghĩa đã có thai, lo là chuyện hôn nhân của Liễu Nguyệt. Chị đáp:
- Ngày mai con sang sẽ bàn.
Bỏ ống nghe xuống chị bảo chồng vào phòng ngủ nói chuyện. Trang Chi Điệp hỏi:
- Bệnh của mẹ lại bị tái phát hả?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Vẫn cái vẻ lẩn thẩn như trước.
Nói rồi cười hì hì, Trang Chi Điệp hỏi:
- Có chuyện gì vui mà cười tươi thế?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Chị kết nghĩa sang chơi, chị ấy có rồi.
Trang Chi Điệp hỏi:
- Chị ấy lại sang à? Chị ấy có cái gì?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Anh ngồi viết truyện, thì dưới gầm trời này không có chuyện gì anh không biết, nhưng trong cuộc sống thì anh ngốc quá thể là ngốc.
Rồi chị ghé vào tai chồng thì thầm một lúc. Trang Chi Điệp hỏi:
- Có thật rồi à? Anh xin nói trước, anh không bằng lòng đâu.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Anh không bằng lòng ư? Em không biết bản thân em có thì càng tốt sao? Nhưng anh có giỏi hãy cho em một đứa đi! Sự việc đến bước này, chỉ có em nói thôi, không có tiếng nói của anh đâu.
Trang Chi Điệp nóng tiết đi ra ngoài. Ngưu Nguyệt Thanh kéo lại bảo:
- Còn một chuyện nữa, chuyện này anh phải có ý kiến, đó là chị ấy hỏi việc hôn nhân của Liễu Nguyệt, bên ấy ép phải nói một câu dứt khoát.
Trang Chi Điệp bảo:
- Ngày mai em sang nói với chị ta đừng có thọc vào chuyện ấy, không gả Liễu Nguyệt cho con chị ấy, mấy hôm trước Triệu Kinh Ngũ đã đặt vấn đề với anh rồi, cậu ta ưng ý Liễu Nguyệt, nhờ anh làm mối, gả cho Triệu Kinh Ngũ còn gấp chán vạn lần gả cho thằng bé kia chứ?
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Triệu Kinh Ngũ à? Triệu Kinh Ngũ có trình độ, đâu có vừa mắt Liễu Nguyệt? Anh đã nói với Liễu Nguyệt chưa?
Trang Chi Điệp đáp:
- Chưa, chờ lúc thích hợp sẽ ướm hỏi xem. Việc này em đừng có hỏi trước đấy nhé!
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Em không hỏi, em tham ăn chứ gì? Anh luyến tiếc nó, lại không ưa thằng con trai chị kết nghĩa của em. Anh bằng lòng gả nó cho ai thì cứ gả cho người ấy, chỉ cần người có cửa cao nhà rộng ưng ý, nó có đến làm hoàng hậu ở hậu cung thì có liên quan gì với em cơ chứ? Ở nhà này em nói có tác dụng gì đâu, địa vị của con hầu còn cao hơn cả em!
Hôm sau Ngưu Nguyệt Thanh sang bên Song Nhân Phủ. Trang Chi Điệp ở nhà, nghe tiếng kêu phành phạch, biết ngay bồ câu bay đến, liền ra ban công đón. Liễu Nguyệt mau chân ra đón trước, vừa xem mẩu giấy đã xồn xồn:
- Quá quắt lắm, thật là qúa quắt!
Trang Chi Điệp cầm lên xem, trong mẩu giấy không có một chữ chỉ có ba sợi lông ngắn tủn dán bằng hồ, bên cạnh là vòng tròn đỏ, liền giả vờ không hiểu, hỏi lại:
- Đây là cái gì tại sao lại thật quá quắt?
Liễu Nguyệt đáp:
- Anh lừa em không biết sao? Cái vòng tròn đỏ là bôi môi son rồi đóng vào, đây là lông gì, xoăn xoăn quăn quăn thế này, còn không quá quắt hả? Việc gì phải viết chữ nữa, cả trên lẫn dưới gửi hết cho anh, gọi anh sang mà!
Trang Chi Điệp thấy cô ta bực tức thật sự, cũng nói ra vanh vách mọi chuyện, nào là Ngưu Nguyệt Thanh định gả cô ta cho con trai chị nuôi kết nghĩa ở ngoại ô, nào Triệu Kinh Ngũ đến cầu hôn ra sao, nào là anh đã thuyết phục Ngưu Nguyệt Thanh như thế nào, anh chuẩn bị làm mối gả cô ta cho Triệu Kinh Ngũ, rồi hỏi ý kiến của Liễu Nguyệt. Liễu Nguyệt nghe xong lại khóc nức nở.
Trang Chi Điệp nhất thời không biết rõ thế nào, anh hỏi:
- Sao em khóc? Em trách không kịp thời nói với em sao?
Liễu Nguyệt đáp:
- Em chỉ khóc cho em, em đáng thương quá, số em khổ quá, không biết tự lượng sức mình, em cũng ấu trĩ quá.
Nói xong đi về buồng ngủ của mình, ngồi thừ ra, khóc thút thít. Trang Chi Điệp rầu rĩ một lúc, nghĩ đến ý tứ của Liễu Nguyệt đàng sau những bực dọc kia, cuối cùng đã chợt hiểu, thì ra con bé này hy vọng ở mình, mong có ngày nào đó sẽ thay thế Ngưu Nguyệt Thanh đây. Nghĩ vậy anh cảm thấy Liễu Nguyệt ma ranh quá, mưu mô ghê quá, liền có phần ác cảm, cũng không đi khuyên bảo Liễu Nguyệt, chỉ ngồi lau giày trong phòng khách
Nhưng Liễu Nguyệt đã từ buồng riêng bước ra, tựa người vào tường nói:
- Thầy Điệp này!
Trang Chi Điệp không ngẩng lên, cứ cúi gằm lau giày, Liễu Nguyệt lại gọi:
- Thầy Điệp này!
Trang Chi Điệp bảo:
- Trang Chi Điệp không xứng là thầy của em nữa, Trang Chi Điệp đã hư hỏng, là cáo già gian thâm, xảo quyệt, đã nói dối, ăn hiếp Liễu Nguyệt non nớt.
Liễu Nguyệt liền cười bảo:
- Em nói thế có sai không? Lẽ nào em không phải non nớt? Một cô gái như em được chung sống với anh, em có suy nghĩ của em không được hay sao? Bây giờ em mới rõ, xét cho cùng, em là một con hầu ở nhà quê ra, ngoài dáng người tương đối ra, em còn có gì nữa? Em chẳng có gì cả. Em nghĩ vớ va vớ vẩn là non nớt quá thể, nhưng em không hối hận đã chung sống với anh. Anh cũng đừng nghĩ về em tệ hại quá, chỉ cần anh yêu cầu, em sẽ chung sống với anh, sau này dù lấy ai, thì kiếp này ai cũng có một kỷ niệm. Bây giờ em chỉ xin anh nói thật với em, có phải Triệu Kinh Ngũ đã nói với anh như thế không? Anh ấy nói thật lòng, hay là chỉ định gạ gẫm lợi dụng em?
Bị Liễu Nguyệt nói cho một thôi một hồi như thế, Trang Chi Điệp cũng có phần đau khổ trong lòng. Anh đặt giày da xuống, bước đến kéo Liễu Nguyệt đột nhiên cầm eo cô ta xoay thẳng rồi nói:
- Liễu Nguyệt ơi, em hãy tha thứ cho anh, tha thứ cho anh thật đấy, anh phải nói với em, Triệu Kinh Ngũ thật sự là con người tốt, cậu ấy trẻ điển trai, lại rất thông minh tháo vát, nhiều mặt hơn anh. Cậu ấy xin anh đứng ra làm mối cho hai người là thật lòng. Nếu em không vừa lòng, anh sẽ bảo cậu ấy thôi, anh sẽ dần dần tìm cho em chỗ thích hợp hơn.
Hai tay Liễu Nguyệt đưa ra níu chặt cổ Trang Chi Điệp ngẩng mặt lên hôn vào cái miệng kia.
- Em không bao giờ còn dám làm chuyện này nữa, sau này Triệu Kinh Ngũ biết, anh ấy sẽ coi thường em như thế nào!
- Cậu ấy đâu ngờ được cơ chứ! Chị cả em về hỏi anh đi đâu, em cứ bảo anh đến toà báo họp sáng tác.
Liễu Nguyệt hỏi:
- Anh vẫn phải đến chỗ chị kia ư?
Trang Chi Điệp đáp:
- Cô ấy đã gọi mấy lần, anh đều không đi, lần này không đi nữa, không biết bên ấy cô ấy sốt ruột lồng lộn lên thế nào!
Trong lòng Liễu Nguyệt không tránh khỏi chua chát:
- Anh đi đi, trong trái tim anh, em chỉ bằng một ngón chân của chị ta. Nhưng anh bảo với chị ta hôm nay em có trước, rồi mới đến lần chị ta.
Trang Chi Điệp đi rồi, Liễu Nguyệt ngồi tại chỗ suy nghĩ miên man, thì ra Triệu Kinh Ngũ đã để ý đến mình như thế, song mình chỉ cảm thấy anh ấy đối xử với mình tốt, nào ngờ đã đến mức ấy. Trang Chi Điệp tuy yêu mình, nhưng tâm tư lại ở Đường Uyển Nhi, cho dù sau này quan hệ với Ngưu Nguyệt Thanh xấu đi và cắt đứt, thì người lấy lại cũng sẽ là Đường Uyển Nhi, chứ không đến lượt mình. Huống hồ cứ tiếp tục như thế này, thì mình sao bì được với Uyển Nhi. Chị ta đã có chồng. Mọi thứ che giấu được, còn mình phận gái chưa chồng, rút cuộc muốn có một gia đình yên ổn thì khó đấy. Bây giờ Triệu Kinh Ngũ chịu lấy mình, tuy anh ấy không bì nổi Trang Chi Điệp, song so với anh chàng Chu Mẫn kia của Đường Uyển Nhi, thì cần hộ khẩu có hộ khẩu thành phố, cần tiền cũng có tiền, lại càng điển trai hơn! Liễu Nguyệt nghĩ vậy, bỗng chốc tự cảm thấy mình cũng giá trị, trái tim cô ta đã dàn chỗ cho Triệu Kinh Ngũ, song lại sợ Trang Chi Điệp dỗ dành cô, cô bèn bạo phổi gọi điện thoại cho Triệu Kinh Ngũ. Trong điện thoại cô loáng thoáng để lộ ý tứ của Trang Chi Điệp trước đã. Ở đâu dây bên kia, Triệu Kinh Ngũ khen hay rối rít, chọc thủng luôn tờ giấy mỏng, bập ngay vào nội dung chính, tha thiết bày tỏ lòng mến mộ của anh đối với Liễu Nguyệt, anh nói thẳng thừng đến nỗi toàn thân Liễu Nguyệt cũng rạo rực, cô nói trong ống nghe toàn những lời dịu ngọt. Bên này nói yêu, bên kia cũng nói yêu, Liễu Nguyệt thò tay xuống, bất giác đã dậm dật khắp người, nỉ non không thành tiếng.
Tiếng nỉ non ấy vừa vặn bị Ngưu Nguyệt Thanh mở cửa bước vào nghe thấy. Chị hỏi:
- Liễu Nguyệt nói chuyện với ai thế?
Liễu Nguyệt sợ tóat mồ hôi, bỏ ống nghe xuống, trả lời:
- Một cô gái gọi điện tới hỏi Triệu Kinh Ngũ có ở nhà mình không? Em hỏi cô ta là ai, cô ấy bảo là em họ của Triệu Kinh Ngũ, câu nào cũng anh Triệu Kinh Ngũ, anh Triệu Kinh Ngũ cứ ngọt xớt. Em trả lời anh Triệu Kinh Ngũ của nhà cô không ở đây rồi bỏ ống nghe xuống! Cái anh Triệu Kinh Ngũ này, sao anh ấy lại cho em họ anh ấy biết số điện thoại của nhà mình thế không biết!
Ngưu Nguyệt Thanh nghe vậy, trong lòng cũng thấy nghi nghi.
Thật là nồi nào vung nấy, chảo vỡ đi với muôi thủng, vợ họ vốn là người gõ trống phách trong ban kịch từ cao nguyên Tây bắc Quan trung đến, người ta gọi là gõ da lợn, lấy chồng rồi thì thôi gõ da lợn. Nhưng khi dây cần bật bông của anh chồng vừa cất lên, thì chị vợ liền ì a ời a hát câu "Cúi đái xoè xoè viết văn chương, đứng đái xòe xoè chó tưới tường" trong tích Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài, các vị còn kể chỗ nào là cửa hàng mì ớt nhà họ Lục, cửa hàng rằng nhỏ nhưng vì chuyên bán ớt Diệu Châu chỉ có một màu, nên đã có tiếng tăm. Ông Lục lưng gù nhưng cô con gái đẻ ra lại sắc nước, được một sĩ quan lấy làm vợ lẽ, từ đó ông Lục đã tỏ ra ăn chơi, không bán mì ớt nữa, mỗi buổi sáng pha ấm trà ngồi nhấm nháp ở đầu phố. Nhưng cô vợ bé của ông sĩ quan chẳng hiểu thế nào lại đi về nhà bố mẹ đẻ treo cổ tự tử trên cây hương xuân sau nhà. Ông Lục chẳng còn mặt mũi nào, bán nhà đi, dọn đến chỗ khác. Ngôi nhà ấy sau này liên tiếp có ba gia đình thay nhau đến ở, nhưng không đầy hai năm, bà nào cũng thắt cổ tự vẫn. Trang Chi Điệp nghe vậy cũng không đến gần hỏi chi tiết tường tận những chuyện ấy, cũng không hỏi khu đất trũng này còn có những con người và những sự việc lạ lùng nào khác. Anh thầm nghĩ tại sao những vị này nói ra những chuyện ấy hào hứng như vậy? Khi chưa cải tạo nơi này, thì có lẽ họ chửi rủa không cải tạo, bây giờ bắt đầu cải tạo rồi, thì dường như lại luyến tiếc thì phải? Sau đó thấy họ quây quần tại chỗ đánh mạt chược, vừa cầm bài, vừa đưa tay gãi đầu gãi mặt sồn sột cằn nhằn sao thế nhỉ, ngứa ghê quá, người già rồi, mà nước da còn nũng nịu gớm nhỉ, ngày mai phải đi mua một cái bàn tay gãi mới được.
Trang Chi Điệp cảm thấy buồn cười, nhưng cũng cảm thấy người mình tự dưng ngứa ngáy, nào có muỗi cắn gì đâu, song còn ngứa hơn muỗi đốt, cứ đau ràn rát, anh liền quay về. Ngay hôm sau anh lại ra phố, người trên phố thưa hẳn đi, hơn nữa gần như ai cũng lấy khăn the trùm đầu che mặt, y như người Bắc Kinh phòng gió cát tháng ba. Trang Chi Điệp đứng cười, xem một lúc, song chợt thấy bản thân cũng ngứa ran khắp người, vén ống tay áo lên nhìn thì đã thấy từng vầng từng vầng mụn đỏ. Bình tĩnh lại, nhĩn kỹ cánh tay thì thấy có hai cái gì như vỏ mạch trắng đang bám, hình như giống cái mọt gầu trên đầu, nhưng ở chỗ ấy thì đau ngứa, chỉ nhìn thấy mạt gầu ấy chuyển từ màu trắng sang màu đỏ, từ mặt bằng sang lập thể, mới nhìn rõ là một loại sâu bọ gì đó. Trang Chi Điệp vừa gãi ngứa, vừa chạy về nhà. Ngưu Nguyệt Thanh đã ở nhà rồi. Chị chận chồng lại trước cửa, bảo anh cởi quần áo ra, chỉ mặc xi líp vào cửa, vào cửa rồi, lại bắt cởi hết xi líp bỏ vào chậu ngâm nước khử trùng. Chị bảo:
- Anh đi đâu vậy? Anh định để sâu bọ ma quỷ nó hút hết máu hả?
Trang Chi Điệp hỏi có chuyện gì vậy, Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Ghê gớm quá, Tây Kinh có tai hoạ rồi. Không biết từ đâu bay đến nhiều sâu bọ thế không biết. Ở đoạn phía bắc cửa Tây, sâu bọ gặm lá cây thành mạng cả một khoảnh lớn, sâu bọ bay rào rào sợ phát khiếp lên mà chết. Đâu đâu cũng đồn đại đây là điềm gở. Ở Thượng Hải bệnh gan A lây lan, người chết chồng chất, ở Tây Kinh có lẽ nạn sâu bọ quái gở còn tệ hơn bệnh gan A, phải chết đến một nửa số người rồi!
Liễu Nguyệt ra phố mua thức ăn, bị đốt trên người năm chỗ, về nhà thay quần áo đi khử trùng, nằm trần truồng trong buồng ngủ soi gương bôi dầu cao. Bôi khắp lượt xong, lại lấy tay dụi mắt, dầu cao xộc thẳng vào, hai mắt nước chảy ra. Mặc quần áo vào, Liễu Nguyệt nói:
- Thật như thế sao? Người em bị đốt năm mụn.
Trang Chi Điệp bảo:
- Sâu bọ cũng biết da thịt Liễu Nguyệt nõn nà!
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Cắn em là phải, em thích đẹp, cứ đòi mặc vái mini ngắn hơn, phơi cái đùi trắng như củ cải ra cơ.
Liễu Nguyệt không thích nghe, quay về phòng ngủ của mình. Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Đấy anh xem, rắm cũng không dám đánh nữa!
Trang Chi Điệp nói:
- Em nói thế ai thích nghe cơ chứ? – liền gọi Liễu Nguyệt – Liễu Nguyệt ơi, em lấy xà phòng bôi rửa đi sẽ không ngữa nữa! Hôm nay là mồng mấy, để anh ghi lại hiện tượng này. Thành Tây Kinh có bao nhiêu là túi thần công, chụp ma lực, mà lại xuất hiện loại sâu bọ quỷ quái này!
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Anh vì người gớm nhỉ? Anh càng như vậy, càng muốn chứng minh em không là người chứ gì?
Trang Chi Điệp chỉ cười, rồi đi vào phòng sách của mình. Buổi tối cả nhà im lặng ngồi xem ti vi. Trên màn hình xuất hiện cục trưởng cục y tế nói chuyện với nhân dân thành phố, ông nói về việc bọ bay này. Thì ra cải tạo khu vực đât trũng, đã húc đổ một nhà cũ nát, những con rệp đã đói meo ở trong khe tường đã bay theo gió đến khắp nơi trong thành phố. Những con rệp khô này vẫn chưa chết, rơi trên thân người và súc vật, thấy máu là sống ngay. Ông yêu cầu dân chúng không nên hốt hoảng, cũng không nghe bất cứ tin nhảm nhí nào, cục y tế thành phố đã cử hàng chục đội khử trùng đi khử độc ở vùng đất trũng, nạn rệp này sẽ được chặn đứng nhanh chóng. Liễu Nguyệt thở phào một cái, bảo:
- Ồ, thì ra là con rệp cắn người, cắn đến mức đau lòng người!
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Em nói gì thế Liễu Nguyệt?
Liễu Nguyệt đáp:
- Em bảo hễ rệp cắn một cái là lòng người buồn tê tái.
Ngưu Nguyệt Thanh không bảo sao, nhưng lại hếch mũi hỏi:
- Quái, có mùi gì hôi quá nhỉ?
Liễu Nguyệt đáp:
- Chắc là thầy Điệp chưa rửa chân?
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Không phải chân thối, con rệp chuyên cắn của hôi thối, thầy Điệp của em có bị cắn ở chân đâu?
Trang Chi Điệp cười hềnh hệch bảo:
- Hai con quỷ một to một nhỏ, lòng dạ to bằng cái đấu, đào đâu ra thiên tài như thế nhi?
Ngưu Nguyệt Thanh và Liễu Nguyệt không nhịn được cười.
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Em bì sao được với Liễu Nguyệt!
Liễu Nguyệt bảo:
- Đừng khiêm tốn thế, em phải học chị đấy!
Ngưu Nguyệt Thanh nói:
- Em hỗn lắm đấy, suốt ngày đấu khẩu với chị!
Liễu Nguyệt bảo:
- Không đấu khẩu thì đâu có vui nhộn được? Nếu thay người khác, muốn em đấu khẩu với họ, em chả buồn đấu đâu.
Ngưu Nguyệt Thanh vui vẻ ôm Liễu Nguyệt nói:
- Em quả là oan gia của chị!
Lúc này chuông điện thoại đổ hồi, Liễu Nguyệt bước tới định nhấc, vừa đi vừa đáp:
- Em đâu phải là oan gia của chị, oan gia của chị là thầy Điệp chứ? Tên chị có một chữ Nguyệt, tên em cũng là một chữ Nguyệt, trên trời chỉ có một vầng trăng, bây giờ lại có hai, nên hai người mình đối đầu là phải!
Cầm ống nghe lên thì ra là mẹ già ở Song Nhân Phủ gọi sang. Ngưu Nguyệt Thanh nghe nói mẹ đẻ gọi điện sang, liền bảo:
- Liễu Nguyệt này, em hỏi xem bà có bị rệp cắn không?
Liễu Nguyệt hỏi luôn, bà già hỏi trong điện thoại:
- Sao bà để rệp cắn được mình hả cháu? Bà đã biết là rệp bay từ mấy hôm trước rồi, ông cháu về bảo, rệp sẽ cắn dân thành phố mà. Bên đó có biết không, tại sao lại bị rệp, đó là vì ma coi giữ, ma bảo vệ dân thành phố. Dỡ bỏ hàng bao nhiêu nhà cửa, ai dã xây dựng số nhà cửa đó hả? Ma tổ tiên xây đấy, bây giờ nói dỡ là dỡ, chẳng con cháu nhà ai cúng ông bà ông vải nào cả. Ông bà ông vải đói bụng liệu có còn trông nom cho con cháu hay không? Vậy thì con rệp chẳng cắn người thì sao? Một con rệp kèm theo một hồn ma, kẻ nào không cúng tế ông bà ông vải, thì nó uống máu kẻ đó. Chị cả cháu có bị cắn không? Thầy Điệp của cháu cũng bị cắn hả? Thế thì ông cháu cắn đấy. Ngày sinh của ông ấy, chúng cháu chẳng có đứa nào đến đốt giấy tiền.
Liễu Nguyệt bảo:
- Bà ơi, bà lại lẩn thẩn mất rồi, ma nhiều như vậy, thì đây là thành phố người hay thành phố ma hả bà? Bà bắt cho cháu một con ma xem nào!
Bà già nói:
- Ban ngày bà không bắt được. Chúng ở trên trời cao thế bắt sao nổi, cháu cho bà máy bay nhá! Trời mưa âm u, trong đêm tối như mực thì chỗ nào cũng có khối cháu ạ. Người trên đời cứ luân phiên tầng tầng lớp lớp. Cụ nội của chị cả cháu, các cháu chẳng ai biết đâu, khi bà về làm dâu đã gặp cụ, y hệt cái dáng của ông cháu, chỉ thêm có bộ râu. Khi ông cháu già rồi, những người bạn của cụ đến nhà cứ tưởng ông cháu là cụ cháu cơ, cứ gọi rối rít Đắc Thắng ơi, Đắc Thắng là tên sửa của cụ cháu mà. Chị cả cháu hiện nay có chỗ nào không giống ông cháu nào, là ông cháu thu nyhỏ lại đấy mà. Con người cứ theo cái khuôn ấy mà đúc, già là phóng to, còn trẻ, trẻ là cô nhỏ của già, chỉ có chết đi thì mỗi người là một con ma, như thế ma chẳng nhiều thì sao? Cháu nói với chị cả cháu hôm nay về bên này, trong đêm bà sẽ bảo ông cháu về nói chuyện với chị cả cháu.
Liễu Nguyệt đáp:
- Cháu không nghe, cháu không nghe, bà hãy nói chuyện với chị cả cháu đây này.
Ngưu Nguyệt Thanh bước tới cầm ống nghe, hỏi:
- Mẹ ơi, mẹ vừa bảo gì thế? Ngày mai chúng con sang thăm mẹ, mẹ ngủ ngon vào mẹ nhé!
Bên kia bà mẹ giận dữ nói:
- Con nói với mẹ thế à? Mẹ bảo thế này này, các con sang thì sang, không sang thì thôi. Chị kết nghĩa của con có rồi, hễ ngồi xuống là buồn nôn, con cũng không sang mà thăm ư? Còn nữa, chị ấy bảo con bằng lòng gả Liễu Nguyệt cho con trai chị ấy sao không gặp mà nói lại? Chị ấy sang là cốt để hỏi cho chính xác về chuyện này.
Ngưu Nguyệt Thanh nghe vậy vừa mừng vừa lo vì chị kết nghĩa đã có thai, lo là chuyện hôn nhân của Liễu Nguyệt. Chị đáp:
- Ngày mai con sang sẽ bàn.
Bỏ ống nghe xuống chị bảo chồng vào phòng ngủ nói chuyện. Trang Chi Điệp hỏi:
- Bệnh của mẹ lại bị tái phát hả?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Vẫn cái vẻ lẩn thẩn như trước.
Nói rồi cười hì hì, Trang Chi Điệp hỏi:
- Có chuyện gì vui mà cười tươi thế?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Chị kết nghĩa sang chơi, chị ấy có rồi.
Trang Chi Điệp hỏi:
- Chị ấy lại sang à? Chị ấy có cái gì?
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Anh ngồi viết truyện, thì dưới gầm trời này không có chuyện gì anh không biết, nhưng trong cuộc sống thì anh ngốc quá thể là ngốc.
Rồi chị ghé vào tai chồng thì thầm một lúc. Trang Chi Điệp hỏi:
- Có thật rồi à? Anh xin nói trước, anh không bằng lòng đâu.
Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
- Anh không bằng lòng ư? Em không biết bản thân em có thì càng tốt sao? Nhưng anh có giỏi hãy cho em một đứa đi! Sự việc đến bước này, chỉ có em nói thôi, không có tiếng nói của anh đâu.
Trang Chi Điệp nóng tiết đi ra ngoài. Ngưu Nguyệt Thanh kéo lại bảo:
- Còn một chuyện nữa, chuyện này anh phải có ý kiến, đó là chị ấy hỏi việc hôn nhân của Liễu Nguyệt, bên ấy ép phải nói một câu dứt khoát.
Trang Chi Điệp bảo:
- Ngày mai em sang nói với chị ta đừng có thọc vào chuyện ấy, không gả Liễu Nguyệt cho con chị ấy, mấy hôm trước Triệu Kinh Ngũ đã đặt vấn đề với anh rồi, cậu ta ưng ý Liễu Nguyệt, nhờ anh làm mối, gả cho Triệu Kinh Ngũ còn gấp chán vạn lần gả cho thằng bé kia chứ?
Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
- Triệu Kinh Ngũ à? Triệu Kinh Ngũ có trình độ, đâu có vừa mắt Liễu Nguyệt? Anh đã nói với Liễu Nguyệt chưa?
Trang Chi Điệp đáp:
- Chưa, chờ lúc thích hợp sẽ ướm hỏi xem. Việc này em đừng có hỏi trước đấy nhé!
Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
- Em không hỏi, em tham ăn chứ gì? Anh luyến tiếc nó, lại không ưa thằng con trai chị kết nghĩa của em. Anh bằng lòng gả nó cho ai thì cứ gả cho người ấy, chỉ cần người có cửa cao nhà rộng ưng ý, nó có đến làm hoàng hậu ở hậu cung thì có liên quan gì với em cơ chứ? Ở nhà này em nói có tác dụng gì đâu, địa vị của con hầu còn cao hơn cả em!
Hôm sau Ngưu Nguyệt Thanh sang bên Song Nhân Phủ. Trang Chi Điệp ở nhà, nghe tiếng kêu phành phạch, biết ngay bồ câu bay đến, liền ra ban công đón. Liễu Nguyệt mau chân ra đón trước, vừa xem mẩu giấy đã xồn xồn:
- Quá quắt lắm, thật là qúa quắt!
Trang Chi Điệp cầm lên xem, trong mẩu giấy không có một chữ chỉ có ba sợi lông ngắn tủn dán bằng hồ, bên cạnh là vòng tròn đỏ, liền giả vờ không hiểu, hỏi lại:
- Đây là cái gì tại sao lại thật quá quắt?
Liễu Nguyệt đáp:
- Anh lừa em không biết sao? Cái vòng tròn đỏ là bôi môi son rồi đóng vào, đây là lông gì, xoăn xoăn quăn quăn thế này, còn không quá quắt hả? Việc gì phải viết chữ nữa, cả trên lẫn dưới gửi hết cho anh, gọi anh sang mà!
Trang Chi Điệp thấy cô ta bực tức thật sự, cũng nói ra vanh vách mọi chuyện, nào là Ngưu Nguyệt Thanh định gả cô ta cho con trai chị nuôi kết nghĩa ở ngoại ô, nào Triệu Kinh Ngũ đến cầu hôn ra sao, nào là anh đã thuyết phục Ngưu Nguyệt Thanh như thế nào, anh chuẩn bị làm mối gả cô ta cho Triệu Kinh Ngũ, rồi hỏi ý kiến của Liễu Nguyệt. Liễu Nguyệt nghe xong lại khóc nức nở.
Trang Chi Điệp nhất thời không biết rõ thế nào, anh hỏi:
- Sao em khóc? Em trách không kịp thời nói với em sao?
Liễu Nguyệt đáp:
- Em chỉ khóc cho em, em đáng thương quá, số em khổ quá, không biết tự lượng sức mình, em cũng ấu trĩ quá.
Nói xong đi về buồng ngủ của mình, ngồi thừ ra, khóc thút thít. Trang Chi Điệp rầu rĩ một lúc, nghĩ đến ý tứ của Liễu Nguyệt đàng sau những bực dọc kia, cuối cùng đã chợt hiểu, thì ra con bé này hy vọng ở mình, mong có ngày nào đó sẽ thay thế Ngưu Nguyệt Thanh đây. Nghĩ vậy anh cảm thấy Liễu Nguyệt ma ranh quá, mưu mô ghê quá, liền có phần ác cảm, cũng không đi khuyên bảo Liễu Nguyệt, chỉ ngồi lau giày trong phòng khách
Nhưng Liễu Nguyệt đã từ buồng riêng bước ra, tựa người vào tường nói:
- Thầy Điệp này!
Trang Chi Điệp không ngẩng lên, cứ cúi gằm lau giày, Liễu Nguyệt lại gọi:
- Thầy Điệp này!
Trang Chi Điệp bảo:
- Trang Chi Điệp không xứng là thầy của em nữa, Trang Chi Điệp đã hư hỏng, là cáo già gian thâm, xảo quyệt, đã nói dối, ăn hiếp Liễu Nguyệt non nớt.
Liễu Nguyệt liền cười bảo:
- Em nói thế có sai không? Lẽ nào em không phải non nớt? Một cô gái như em được chung sống với anh, em có suy nghĩ của em không được hay sao? Bây giờ em mới rõ, xét cho cùng, em là một con hầu ở nhà quê ra, ngoài dáng người tương đối ra, em còn có gì nữa? Em chẳng có gì cả. Em nghĩ vớ va vớ vẩn là non nớt quá thể, nhưng em không hối hận đã chung sống với anh. Anh cũng đừng nghĩ về em tệ hại quá, chỉ cần anh yêu cầu, em sẽ chung sống với anh, sau này dù lấy ai, thì kiếp này ai cũng có một kỷ niệm. Bây giờ em chỉ xin anh nói thật với em, có phải Triệu Kinh Ngũ đã nói với anh như thế không? Anh ấy nói thật lòng, hay là chỉ định gạ gẫm lợi dụng em?
Bị Liễu Nguyệt nói cho một thôi một hồi như thế, Trang Chi Điệp cũng có phần đau khổ trong lòng. Anh đặt giày da xuống, bước đến kéo Liễu Nguyệt đột nhiên cầm eo cô ta xoay thẳng rồi nói:
- Liễu Nguyệt ơi, em hãy tha thứ cho anh, tha thứ cho anh thật đấy, anh phải nói với em, Triệu Kinh Ngũ thật sự là con người tốt, cậu ấy trẻ điển trai, lại rất thông minh tháo vát, nhiều mặt hơn anh. Cậu ấy xin anh đứng ra làm mối cho hai người là thật lòng. Nếu em không vừa lòng, anh sẽ bảo cậu ấy thôi, anh sẽ dần dần tìm cho em chỗ thích hợp hơn.
Hai tay Liễu Nguyệt đưa ra níu chặt cổ Trang Chi Điệp ngẩng mặt lên hôn vào cái miệng kia.
- Em không bao giờ còn dám làm chuyện này nữa, sau này Triệu Kinh Ngũ biết, anh ấy sẽ coi thường em như thế nào!
- Cậu ấy đâu ngờ được cơ chứ! Chị cả em về hỏi anh đi đâu, em cứ bảo anh đến toà báo họp sáng tác.
Liễu Nguyệt hỏi:
- Anh vẫn phải đến chỗ chị kia ư?
Trang Chi Điệp đáp:
- Cô ấy đã gọi mấy lần, anh đều không đi, lần này không đi nữa, không biết bên ấy cô ấy sốt ruột lồng lộn lên thế nào!
Trong lòng Liễu Nguyệt không tránh khỏi chua chát:
- Anh đi đi, trong trái tim anh, em chỉ bằng một ngón chân của chị ta. Nhưng anh bảo với chị ta hôm nay em có trước, rồi mới đến lần chị ta.
Trang Chi Điệp đi rồi, Liễu Nguyệt ngồi tại chỗ suy nghĩ miên man, thì ra Triệu Kinh Ngũ đã để ý đến mình như thế, song mình chỉ cảm thấy anh ấy đối xử với mình tốt, nào ngờ đã đến mức ấy. Trang Chi Điệp tuy yêu mình, nhưng tâm tư lại ở Đường Uyển Nhi, cho dù sau này quan hệ với Ngưu Nguyệt Thanh xấu đi và cắt đứt, thì người lấy lại cũng sẽ là Đường Uyển Nhi, chứ không đến lượt mình. Huống hồ cứ tiếp tục như thế này, thì mình sao bì được với Uyển Nhi. Chị ta đã có chồng. Mọi thứ che giấu được, còn mình phận gái chưa chồng, rút cuộc muốn có một gia đình yên ổn thì khó đấy. Bây giờ Triệu Kinh Ngũ chịu lấy mình, tuy anh ấy không bì nổi Trang Chi Điệp, song so với anh chàng Chu Mẫn kia của Đường Uyển Nhi, thì cần hộ khẩu có hộ khẩu thành phố, cần tiền cũng có tiền, lại càng điển trai hơn! Liễu Nguyệt nghĩ vậy, bỗng chốc tự cảm thấy mình cũng giá trị, trái tim cô ta đã dàn chỗ cho Triệu Kinh Ngũ, song lại sợ Trang Chi Điệp dỗ dành cô, cô bèn bạo phổi gọi điện thoại cho Triệu Kinh Ngũ. Trong điện thoại cô loáng thoáng để lộ ý tứ của Trang Chi Điệp trước đã. Ở đâu dây bên kia, Triệu Kinh Ngũ khen hay rối rít, chọc thủng luôn tờ giấy mỏng, bập ngay vào nội dung chính, tha thiết bày tỏ lòng mến mộ của anh đối với Liễu Nguyệt, anh nói thẳng thừng đến nỗi toàn thân Liễu Nguyệt cũng rạo rực, cô nói trong ống nghe toàn những lời dịu ngọt. Bên này nói yêu, bên kia cũng nói yêu, Liễu Nguyệt thò tay xuống, bất giác đã dậm dật khắp người, nỉ non không thành tiếng.
Tiếng nỉ non ấy vừa vặn bị Ngưu Nguyệt Thanh mở cửa bước vào nghe thấy. Chị hỏi:
- Liễu Nguyệt nói chuyện với ai thế?
Liễu Nguyệt sợ tóat mồ hôi, bỏ ống nghe xuống, trả lời:
- Một cô gái gọi điện tới hỏi Triệu Kinh Ngũ có ở nhà mình không? Em hỏi cô ta là ai, cô ấy bảo là em họ của Triệu Kinh Ngũ, câu nào cũng anh Triệu Kinh Ngũ, anh Triệu Kinh Ngũ cứ ngọt xớt. Em trả lời anh Triệu Kinh Ngũ của nhà cô không ở đây rồi bỏ ống nghe xuống! Cái anh Triệu Kinh Ngũ này, sao anh ấy lại cho em họ anh ấy biết số điện thoại của nhà mình thế không biết!
Ngưu Nguyệt Thanh nghe vậy, trong lòng cũng thấy nghi nghi.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook