Phá Quán Tử Phá Suất
-
Quyển 1 - Chương 8: Đại tục đại nhã
Bên ngoài thành Thành Đô lương thực chất đống khắp nơi, xe ngựa tạt qua ngọn núi nhỏ vàng óng, Xuyên Trung cơm no áo ấm, nhân dân an cư lạc nghiệp, thực sự là một trời một vực so với Hán Trung, Quan Đông người chết đói đầy đồng, dân chúng lầm than hơn ngàn dặm, dường như vùng Xuyên Du này là một nơi đào nguyên trong thời loạn thế.
Xe đến cổng thành, một đoàn người lấy A Đẩu dẫn đầu, không dám làm loạn thứ tự chủ thần, lần lượt xuống xe, A Đẩu không khỏi thổn thức nói: “Lão ba biết chọn căn cứ ghê, nơi này muốn phá Lạc Dương hay phá Kiến Nghiệp đều không thành vấn đề”
Lại dõi mắt nhìn ra xa, nơi cổng thành kia có một người đang đứng, chính là Bàng Thống.
A Đẩu thấy Bàng Thống khỏe mạnh, mừng rỡ không thôi, gọi một tiếng “Bàng tiên sinh!”
“Thành Đô bộn bề chính sự, sao lại đích thân tới đón?” Gia Cát Lượng cất giọng nói trong trẻo.
Bàng Thống cười đáp: “Không tự mình tới đón thì sao bộc lộ hết lòng cảm ân chứ!” Lập tức vén tiền khâm, quỳ xuống trước Lưu Thiện, A Đẩu vội tiến lên đỡ, nhưng Bàng Thống bất vi sở động, lại cung kính dập đầu một cái.
Chúng nhân Kinh Châu hai mặt nhìn nhau, không biết vì sao Bàng Thống lại hành đại lễ như vậy, lúc ánh mắt chuyển sang A Đẩu, nhất thời giảm đi vài phần khinh miệt của mình. A Đẩu cười dài đỡ Bàng Thống dậy, hai người nhỏ giọng trò chuyện vài câu, Bàng Thống nhét qua một tờ giấy, A Đẩu hiểu ý cất nó vào ngực, mọi người đổi sang tuấn mã, không nhanh không chậm phi vào thành.
Bình nguyên Thành Đô địa thế bằng phẳng, đại đạo dọc bốn đường, ngang bốn đường, toàn thành phân chia dựa theo hình chữ tỉnh [井], tên cổ là “Thiên Phủ chi quốc*”, phủ Thành Đô sừng sững chiếm cứ vị trí giữa thành, phố phường phồn hoa, nông sản, nghề luyện sắt đều phát triển, nghề thêu nước Thục cũng vang danh thiên hạ. Thấy thành này cẩm vinh hưng thịnh, võ tướng Kinh Châu đi cùng đều mặt tươi như hoa, theo Lưu Bị trăn trở trôi giạt nhiều năm, nay rốt cuộc đã có được một cõi thiên đường an bình, hỏi sao không khiến lòng người vui sướng? [*kho nhà trời, nghĩa là nơi giàu tài nguyên thiên nhiên]
Lưu Bị chờ đợi trước phủ đã lâu, chúng tướng ôm quyền yết kiến.
A Đẩu giả vờ thấp thỏm, sợ hãi kêu một tiếng “Cha”, nhưng trong lòng thì đang khoa tay múa chân, chờ xem kịch vui. Lão ba tiện nghi ơi là lão ba tiện nghi, ông dời sang nhà mới đẹp đẽ thế này, còn đánh thắng trận nữa; khổ nỗi lão bà trong nhà đã chạy mất tiêu rồi, ta coi coi lần này ông muốn khóc hay muốn cười. Là cười trước khóc sau, hay khóc trước cười sau?
Nào ngờ Lưu Bị chỉ vẫy vẫy tay với A Đẩu, kêu hắn đến trước mặt, thuận tay sờ sờ đầu hắn, thở dài: “May nhờ Thiến nhi trên trời linh thiên phù hộ, lưu lại chút hương khói cho Hán thất ta”
A Đẩu không khỏi chấn động, Lưu Bị vậy mà hoàn toàn không đếm xỉa tới chuyện Tôn Thượng Hương trốn đi! Xem ra chén thuốc kia của Gia Cát Lượng, nói không chừng cũng là toan tính của Lưu Bị, nghĩ tới đây, trong lòng run rẩy, Lưu Bị lại hòa nhã nói: “Thấy cơ nghiệp mà ta gầy dựng cho con thế nào?”
Đang dò xét sao? Nếu là A Đẩu thật sự, thì sẽ trả lời thế nào?
A Đẩu mặt mày mờ mịt, kéo tay Lưu Bị, đang định trả lời thì Bàng Thống lại khụ một tiếng, cười nói: “Tiểu chủ công đường xa vất vả, ngồi xe đã lâu, có lẽ mệt rồi”
Lưu Bị ha hả bật cười, ánh mắt nheo lại sắc như đao, chỉ thoáng hiện, rồi biến mất, vỗ vỗ đầu Lưu Thiện, để đám người Gia Cát Lượng, Bàng Thống tiến vào phủ, nhưng lại đuổi Lưu Thiện đi nghỉ ngơi, không nhắc tới nữa.
Khẩu âm Thành Đô cực khác so với Kinh sở, thị tỳ trong nhà không cùng theo tới đây, bên cạnh chỉ có Khương Duy, A Đẩu thật có hơi hoài niệm đám hạ nhân trong phủ Kinh Châu.
Ở nhà mới thị nữ ai cũng xinh đẹp, nhưng tính tình đanh đá, thỉnh thoảng lớn tiếng chí chóe, bất quá lời của mấy nàng A Đẩu và Khương Duy nghe chả hiểu, có cảm giác hoảng hốt như vịt nghe sấm, bèn không phân phó người hầu hạ nữa, hai người tự thu dọn hành lý của mình. Đám thị tỳ có che miệng cười trộm, có nhỏ giọng bàn tán về hai vị thiếu niên thanh tú này, quả thật khiến bọn họ càng mất tự nhiên, chốc lát sau Khương Duy ra ngoài chuyển sách, còn A Đẩu thì ngơ ngác ngồi trên tháp.
Lúc Khương Duy trở về, trên tay lại có thêm hai mẫu giấy.
“Gì vậy?” A Đẩu phất tay ra lệnh thị tỳ lui ra, mở tờ giấy.
Khương Duy mờ mịt đáp: “Tờ này là quân sư đưa, còn tờ này là Pháp tiên sinh đưa”
“Pháp tiên sinh?” A Đẩu thắc mắc, đột nhiên nhớ tới lúc nhập thành Bàng Thống cũng có đưa mình một tờ, bèn mở hết ba tờ ra, dàn hàng trước mặt.
Tờ giấy của Bàng Thống: “Thanh Thành điện tiền xa mã lục, Đô Giang Yển trung bạch thủy hồn; tàm tòng thiên ti nhiễu chỉ quá, Thục địa cẩm phương vạn cổ tồn*” [*xe ngựa lộc cộc trước điện Thanh Thành, đập nước Đô Giang bọt trắng xóa, tằm theo ngàn sợi tơ quấn quanh ngón tay, gấm thơm đất Thục tồn tại muôn đời]
A Đẩu mỉm cười nói: “Sao Bàng tiên sinh viết bài vè này nhỉ” Tằm tòng vương, điển cố về gấm Thục thì hắn biết, nhìn nửa ngày vẫn không thấy có gì kỳ quái, lại nhìn sang tờ giấy của Gia Cát Lượng, đọc: “Sơn hà…Nuốt…Cái chữ này đọc sao…Ta thao, tiên sinh viết mấy chữ kỳ cục vậy làm gì không biết!” Tiện tay vò nát, ném sang một bên.
Khương Duy nhặt lên cười nói: “Của tiên sinh cũng là thơ à” Một mặt đùn đẩy: “Ta không hiểu, cho ngươi hết đó, ngươi tự lo liệu đi”
A Đẩu lại lấy một tờ giấy khác, thể chữ đẹp đẽ, cực giống nét chữ của nữ tử, bèn trêu cợt: “Pháp tiên sinh? Pháp Chính? Chữ đẹp thật”
Mẩu giấy Pháp Chính đưa cũng là một bài thơ tả cảnh không có gì đặc biệt. A Đẩu lật tới lật lui mấy lần, quăng tờ giấy của Gia Cát Lượng đi, không hiểu ý nghĩa, đành từ bỏ. Gia Cát Lượng, Bàng Thống, Pháp Chính, ba vị mưu sĩ nổi danh nhất nước Thục đều đưa thơ cho mình, có dụng ý gì?
Mãi đến mười ngày sau, Giang Đông phái sứ giả tới, lúc Lưu Bị bày tiệc đón gió* thì A Đẩu mới biết ba bài thơ này dùng để làm gì. [*mời khách từ phương xa đến dùng cơm]
Mưu sĩ IQ cao quả nhiên không bỏ phí thời gian đi làm chuyện vô nghĩa, đáng tiếc bài thơ của Gia Cát Lượng đã bị hắn lấy đi lau bút; thơ của Bàng Thống thì bị hắn nhóm lửa đốt lá thu, nướng khoai lang; còn thơ của Pháp Chính thì bị đem đi lót tách trà rồi.
Sứ tới do Ngu Phiên dẫn đầu, lại có thêm mấy người Lữ Phạm, đều xuất thân từ vọng tộc Giang Đông.
Lưu Bị lấy được Ích Châu, đương nhiên Tôn Quyền phải sai người tới chúc mừng, tạm thời không đề cập tới những khúc mắc trong đó, trước tiên nói về chủ khách nâng cốc trong bữa tiệc, Ngu Phiên năm lần bảy lượt thăm dò chính kiến của Lưu Bị, đồng thời nói cạnh nói khóe, chỉ tránh Gia Cát Lượng Bàng Thống.
Tuổi tác của Ngu Phiên vốn cao, lại là khách, lúc nhắc tới việc mượn Kinh Châu, trong lời nói có chút phê bình kín đáo, mưu sĩ bên cạnh Lưu Bị tuy bất bình, nhưng không làm gì được.
A Đẩu ngồi sau lưng Mã Siêu, cùng Khương Duy rủ rỉ rù rì, chia nhau chân giò ướp tương hết sức vui vẻ, chợt nghe Lưu Bị nhắc tới mình, liền giật thót một cái. Nghiêm túc lắng nghe, thì ra là đang nói tới chuyện Kinh Châu.
“Huyền Đức công hôm nay tại vị, có thể đảm bảo Kinh Châu mưa thuận gió hòa, lúa thơm cá béo; nhưng chuyện ngày khác khó mà kết luận được”
Lưu Bị thành khẩn đáp: “Lời nói và việc làm của Bị luôn mẫu mực, hành chính trước mắt lấy vạn dân làm mệnh, Công Tự tuy nhỏ, nhưng cũng đã biết đạo lý kẻ được nhân tâm được thiên hạ”
Ngu Phiên lại ha hả cười nói: “Ai cũng bảo con của Lưu Cảnh Sinh như lợn cẩu, chỉ sợ…”
Lời này nói ra vô cùng thiếu lễ độ, mượn hai tên nhi tử phế vật của Lưu Biểu để ám chỉ Lưu Thiện con Lưu Bị, A Đẩu chưa kịp ngăn thì Khương Duy đã lạnh lùng hừ một tiếng.
Ngu Phiên rốt cuộc bắt được cơ hội, mỉm cười nói: “Thiếu niên lang nhất biểu anh tài sau bàn tiệc kia, chính là Lưu Công Tự sao?”
Không đợi A Đẩu lên tiếng, Ngu Phiên đã mỉa mai nói: “Giang Đông ta người tài lác đác, nhưng hãy xem con của Mạnh Đức_____Tào Tử Kiến kia đi, xuất khẩu thành chương, văn tư kinh thế. Lần trước Gia Cát tiên sinh đến Giang Đông, tài tranh biện chẳng chút trở ngại, mọi người đều đã được lãnh giáo. Phải biết rằng Trường Giang sóng sau xô sóng trước, có được danh sư thế này, không biết Công Tự sẽ thế nào đây?”
Lúc này cái người mà A Đẩu muốn vung kiếm Thanh Hồng đâm xuyên từ trước ra sau không phải Ngu Phiên, mà là Gia Cát Lượng.
Cho mình sống thêm hai đời nữa dám chừng cũng chả đủ để Tào Thực nhét kẻ răng; Gia Cát Lượng khẩu chiến quần nho*, gây thù với các ngươi, các ngươi không dám tìm sư phụ, sợ xúi quẩy, bèn tìm tới đồ đệ gây phiền, muốn gì đây? Còn đem Tào Tử Kiến lên so sánh cùng Lưu Thiện, sợ mình không đủ bẽ mặt sao? Gia Cát Lượng bật cười nói: “Nếu đã vậy, Ngu ngô úy cứ ra đại một đề mục, để Công Tự ngâm vài câu là được. Khổng Minh tuy học vấn nông cạn, nhưng chức trách dạy dỗ một khắc cũng không dám quên” [*Gia Cát Lượng sang Đông Ngô, đấu khẩu thắng đám Nho gia bên đó, chi tiết xem tại đây]
A Đẩu hết cách, đành phải đứng dậy ra giữa điện, cả người bất an như bị kim chích; Bàng Thống, Pháp Chính, Gia Cát Lượng tam sĩ đều đưa mắt nhìn Lưu Thiện, thời khắc này, rốt cuộc hắn cũng minh bạch, chọn thơ của ai cũng đồng nghĩa với việc đại biểu cho lập trường của mình, là nghiêng về thuộc hạ cũ của Lưu Bị, hay vọng tộc Ích Châu?
Ngu Phiên lộ ra bộ mặt xem kịch vui, trêu tức nói: “Nếu đã giành được Ích Châu, thì hãy lấy Thục làm đề, thế nào?”
Lần này A Đẩu thực sự nảy sinh lòng bội phục, cả ba tờ giấy kia đều trúng tủ!
A Đẩu vén tay áo chùi chùi cái miệng bóng loáng dầu mỡ, nở nụ cười quét mắt một lượt lên điện.
Môi đỏ thắm, mày tựa mực, mắt sáng như sao, hay cho một bộ dáng văn tài công tử hoạt bát! Mặc dù kiệt lực giả trang điệu bộ lưu manh, nhưng trong đôi mắt kia lại ẩn chứa linh khí nhảy động, mơ hồ hòa hợp cùng tạo hóa linh tú.
“Công Tự từng gặp qua một vị ẩn sĩ ở thành Kinh Châu, chính là cao nhân đắc đạo tiền triều” A Đẩu lười biếng nói: “Thơ của ông ta có chút…”
Ngu Phiên không đợi A Đẩu nói hết đã giễu cợt: “Trong thành Kinh Châu một không danh sông núi lớn, hai không hồ sâu rừng già, cao nhân ẩn sĩ ở đâu ra? Không phải bị tên tiểu nhân hám lợi kia…”
A Đẩu đảo trắng mắt, trả đũa lại: “Lời này của Ngu đô úy sai rồi, phải biết rằng tiểu ẩn ẩn sơn lâm, đại ẩn ẩn đô thành; cả Ngũ Nhạc có tí tẹo như vậy, nếu đám cao nhân cứ chen lấn ở đó thì xuống giá hết sao? Chẳng lẽ mấy lúc buồn chán quá tự chọc phá nhau chơi à?”
Ngu Phiên vốn định lên tiếng chế nhạo, nào ngờ cái miệng của A Đẩu cũng sắc bén y như Gia Cát Lượng, nên không dám khinh thường nữa, bèn im thin thít.
Chỉ nghe A Đẩu nói: “A Đẩu từng may mắn được hầu hạ vị tiền bối kia nhuận bút mài mực, xem ông ta đề thơ, nay mượn hoa hiến Phật, để Ngu đô úy chê cười rồi”
A Đẩu chợt gầm lớn: “Ôi chao ôi!”
“…”
Mới nãy mặt mày còn ra vẻ bại hoại, thoắt cái đã như tên điên trung khí mười phần la hét, Ngu Phiên bất ngờ bị dọa nhảy dựng, hắt toàn bộ rượu lên người.
Lưu Bị trợn tròn hai mắt, khóe miệng co giật, không dám tin mà nhìn A Đẩu, chỉ cầu cho màn hài kịch này mau chóng kết thúc, muốn lệnh hắn cút về tiếp tục gặm chân giò, nhưng lại bị Gia Cát Lượng nháy mắt ngăn cản.
Người khởi xướng trận khôi hài lại nhắm hai mắt, đứng giữa điện, trầm mặc hồi lâu, khóe miệng lộ ra một nụ cười giễu cợt, lúc Lưu Bị nhịn hết nổi, nặng nề đặt chung rượu lên bàn, A Đẩu mới mở miệng nói: “Nguy hề, cao thay! Đường Thục khó, khó hơn lên trời xanh”
“Tàm Tòng và Ngư Phù, khai quốc sao mờ mịt”
A Đẩu mở hai mắt, song nhãn nhìn thẳng Lưu Bị, kế tiếp đọc một hơi: “Đến nay bốn vạn tám ngàn năm, mới cùng ải Tần liền khói bếp, phía tây núi Thái Bạch có đường chim, vắt ngang đến tận đỉnh Nga Mi, đất long núi lở, tráng sĩ chết, rồi sau thang trời, lối đá mới nối nhau”
Nghe tới đây, chúng nhân trong sân không hẹn mà cùng rùng mình, ngồi thẳng người, Gia Cát Lượng quay đầu nhìn sang Bàng Thống, thấy mặt Bàng Thống cũng mờ mịt chẳng biết gì.
Thơ Lý Bạch tinh diệu bậc nào? Lúc này tuy được đọc ra từ miệng một tên thiếu niên lang, chưa đúng âm điệu tình cảm, nhưng nghe được câu từ này, cũng khiến người ta xúc động bồi hồi, A Đẩu đọc một mạch đến “Sớm lánh hổ dữ, tối tránh rắn dài, mài nanh hút máu, giết người như ngóe!” Đột nhiên ngừng lại.
Nửa ngày sau, A Đẩu mỉa mai: “Cẩm thành tuy vui thú, đâu bằng sớm về nhà…” Nói xong bèn lộ ra một nét cười giễu cợt với đám sứ giả Giang Đông Ngu Phiên, Lữ Phạm.
“Đường Thục khó, khó hơn lên trời xanh; ngóng về tây, mãi thở than” A Đẩu lẩm bẩm nói, lồng tay áo vào nhau, cúi đầu đứng trước điện. Cả điện yên tĩnh đến độ châm rơi cũng có thể nghe thấy, Ngu Phiên trợn mắt, hoàn toàn quên mất câu từ. [*bài Thục đạo nan của Lý Bạch]
Bàng Thống phá vỡ sự yên lặng, nói: “So với con của Tào Mạnh Đức thì thế nào?”
Chỉ nghe Ngu Phiên hít một hơi, thực sự không cách nào tin tưởng thơ này là do A Đẩu làm, nhưng cái chuyện đạo văn, lấy từ bản viết tay của cao nhân nói lúc nãy, thật thật giả giả, ai có thể phân biệt? Hư hư thực thực, ai làm được gì? Đừng nói trước đó kêu người chuẩn bị sẵn, cho dù là thơ Gia Cát Lượng làm cũng tuyệt đối không thâm hậu đến thế; hơn nữa, có thi nhân tài hoa như vậy nguyện ý làm thơ giúp tên phế vật này sao?
A Đẩu chợt mỉm cười, nghiêng đầu nói: “Đương nhiên Công Tự không bì kịp rồi, giờ kể cho mọi người nghe tiếp một câu chuyện cười nhé”
“Nghe nói có một ngày Tào Tháo gặp Tưởng Can, bèn thăm hỏi: ‘Can, lệnh đường khỏe không?’.”
“Tưởng Can đáp: ‘Gia mẫu rất khỏe, Tháo, lệnh tôn lệnh đường thế nào?’.”
“Hết chuyện, cái này mới đúng là ta nghĩ ra” A Đẩu hắc hắc cười, xoay người trở về bàn tiệc, lẩm ba lẩm bẩm: “Ta biết các ngươi đang muốn nói, sao hồi đó mẹ không đem ta thảy cái tõm xuống giếng luôn đi”
Ba giây sau, trên bàn chủ, Trương Phi mới nổ ra một trận cười ầm như oanh lôi, trên mặt mấy người Bàng Thống, Gia Cát Lượng, Pháp Chính, Mã Siêu, Lưu Bị đều hết xanh rồi trắng.
Vài ngày sau.
Trong một gian viện lạc không lớn, A Đẩu đang khom lưng đẩy cối xay, còn Khương Duy thì vẻ mặt đồng tình, bắt cái ghế đẩu ngồi trong góc bóc vỏ đậu nành.
“Ngươi không kể chuyện cười kia là tốt rồi, dư hơi vẽ rắn thêm chân” Khương Duy nhịn không được nói, “Uổng công bị phạt đẩy cối xay mười ngày”
“Nếu ta là nó, ta cũng sẽ kể thôi” Trong phòng truyền ra tiếng cười khanh khách của nữ tử, nữ tử nọ khinh thường nói: “Một đám nam nhân tự cho là đúng, đồ bỏ cái gì chứ”
A Đẩu vặn vẹo eo, nhức lưng vô cùng, gào khóc: “Sư nương đừng có lấy A Đẩu ra làm trò mà”
Nữ tử kia chính là Hoàng Nguyệt Anh, nàng ngừng việc trong tay nói: “Thơ kia thật sự không phải do ngươi viết à?”
A Đẩu cười khổ nói: “Ta mà viết được vậy?”
Làn da Hoàng Nguyệt Anh sạm màu, tuy không phải là sửu nữ như trong lịch sử miêu tả, nhưng cũng không hơn chữ mỹ, tuy nhiên một nữ tử dung mạo bình thường như vậy, trong mắt lại tràn đầy tinh ranh, nàng ngẫm nghĩ, rồi cười nói: “Vậy thì chưa chắc. Lúc đầu ai cũng bảo ngươi là đồ mọt ăn, nhưng giờ nhìn lại bộ dáng tiểu quỷ ngươi, ngay cả ta cũng muốn lầm”
A Đẩu không đáp, nâng thẳng eo, chùi mồ hôi, Khương Duy vội tiến lên xoa vai giúp hắn, Hoàng Nguyệt Anh lại nói: “Kinh Châu làm gì có cao nhân, cho dù có cũng quyết chạy không khỏi mắt ta”
A Đẩu biết Hoàng Nguyệt Anh trước giờ trà trộn phố chợ Kinh Châu, giao hảo với đủ hạng người, lời này gạt được Gia Cát Lượng, song khó mà qua mặt Hoàng Nguyệt Anh; tuy nghĩ vậy, nhưng vẫn trêu ghẹo: “Sư nương chưa từng nhìn lầm à? Vừa mới nói đó thôi?”
Hoàng Nguyệt Anh đầu tiên là cứng họng, kế tiếp cười đến run rẩy cả người, lát sau nghiêm giọng nói: “Đã đẩy cối xay cả ngày rồi mà còn không chịu nghỉ, muốn uống sữa đậu nành hay sao? Muốn hỏi gì hỏi đi”
Nói chuyện với người thông minh đúng là thoải mái, A Đẩu sắp xếp lại suy nghĩ một chút, nói: ‘Lúc xuất thành ta nhìn thấy một chiếc xe ngựa Lạc Dương, người trên xe đó là ai?”
Hoàng Nguyệt Anh nhíu mày nói: “Ngươi cũng thấy sao?”
Không đợi A Đẩu nói tiếp, Hoàng Nguyệt Anh đã nói: “Đó là người Tào Tháo phái tới”
Khương Duy bổ sung: “Nữ nhân”
Hoàng Nguyệt Anh chế giễu: “Chớ xem thường nữ nhân, nói không chừng lần này nhị gia gặp phải…” Lời kia giấu hết phân nửa, nhưng A Đẩu vừa nghe liền biến sắc, hỏi ngược lại: “Tôn Quyền và Tào Tháo liên thủ lúc nào? Tiên sinh không biết à?”
Hoàng Nguyệt Anh đáp: “Biết thì sao? Vợ già trong nhà ứng phó còn không nổi, ở đó đòi giành nữ nhân với nhị gia?”
A Đẩu đứng đó một hồi, đột nhiên nói: “Sư nương mượn hai con ngựa được không?”
Hoàng Nguyệt Anh lười biếng đứng dậy, nói: “Mượn ngựa chi?” Nói xong quay lưng đi vào gian trong.
A Đẩu nói: “Ta đi xem thử nữ nhân kia, biết đâu đồ nhi ta sẽ thú về cho người một nàng dâu?” Tuy nói lời trêu đùa như vậy, nhưng không có nửa phần tiếu ý.
Tào Tháo cài gian tế vào Kinh Châu? Tôn Quyền phái Ngu Phiên tới dò ý? Gia Cát Lượng đoán được nhưng cũng bó tay ư? Với tác phong của Quan Vũ, tuyệt đối sẽ không phục, còn nữ nhân kia là ai?
Đang lo lắng, khi ngẩng đầu lên thì thấy Hoàng Nguyệt Anh ném ra một cái bao, A Đẩu đưa tay chụp, Hoàng Nguyệt Anh lại nói: “Ngựa ở hậu viện. Mọi việc có ta gánh vác, đi đi, hảo hảo khuyên nhị thúc ngươi, đừng hủy đi anh danh cả đời”
Hồng nhạn bay khắp trời, lá ngô đồng phủ kín đất.
A Đẩu và Khương Duy lên ngựa, một mạch xuất thành, phi băng băng về Kinh Châu.
Xe đến cổng thành, một đoàn người lấy A Đẩu dẫn đầu, không dám làm loạn thứ tự chủ thần, lần lượt xuống xe, A Đẩu không khỏi thổn thức nói: “Lão ba biết chọn căn cứ ghê, nơi này muốn phá Lạc Dương hay phá Kiến Nghiệp đều không thành vấn đề”
Lại dõi mắt nhìn ra xa, nơi cổng thành kia có một người đang đứng, chính là Bàng Thống.
A Đẩu thấy Bàng Thống khỏe mạnh, mừng rỡ không thôi, gọi một tiếng “Bàng tiên sinh!”
“Thành Đô bộn bề chính sự, sao lại đích thân tới đón?” Gia Cát Lượng cất giọng nói trong trẻo.
Bàng Thống cười đáp: “Không tự mình tới đón thì sao bộc lộ hết lòng cảm ân chứ!” Lập tức vén tiền khâm, quỳ xuống trước Lưu Thiện, A Đẩu vội tiến lên đỡ, nhưng Bàng Thống bất vi sở động, lại cung kính dập đầu một cái.
Chúng nhân Kinh Châu hai mặt nhìn nhau, không biết vì sao Bàng Thống lại hành đại lễ như vậy, lúc ánh mắt chuyển sang A Đẩu, nhất thời giảm đi vài phần khinh miệt của mình. A Đẩu cười dài đỡ Bàng Thống dậy, hai người nhỏ giọng trò chuyện vài câu, Bàng Thống nhét qua một tờ giấy, A Đẩu hiểu ý cất nó vào ngực, mọi người đổi sang tuấn mã, không nhanh không chậm phi vào thành.
Bình nguyên Thành Đô địa thế bằng phẳng, đại đạo dọc bốn đường, ngang bốn đường, toàn thành phân chia dựa theo hình chữ tỉnh [井], tên cổ là “Thiên Phủ chi quốc*”, phủ Thành Đô sừng sững chiếm cứ vị trí giữa thành, phố phường phồn hoa, nông sản, nghề luyện sắt đều phát triển, nghề thêu nước Thục cũng vang danh thiên hạ. Thấy thành này cẩm vinh hưng thịnh, võ tướng Kinh Châu đi cùng đều mặt tươi như hoa, theo Lưu Bị trăn trở trôi giạt nhiều năm, nay rốt cuộc đã có được một cõi thiên đường an bình, hỏi sao không khiến lòng người vui sướng? [*kho nhà trời, nghĩa là nơi giàu tài nguyên thiên nhiên]
Lưu Bị chờ đợi trước phủ đã lâu, chúng tướng ôm quyền yết kiến.
A Đẩu giả vờ thấp thỏm, sợ hãi kêu một tiếng “Cha”, nhưng trong lòng thì đang khoa tay múa chân, chờ xem kịch vui. Lão ba tiện nghi ơi là lão ba tiện nghi, ông dời sang nhà mới đẹp đẽ thế này, còn đánh thắng trận nữa; khổ nỗi lão bà trong nhà đã chạy mất tiêu rồi, ta coi coi lần này ông muốn khóc hay muốn cười. Là cười trước khóc sau, hay khóc trước cười sau?
Nào ngờ Lưu Bị chỉ vẫy vẫy tay với A Đẩu, kêu hắn đến trước mặt, thuận tay sờ sờ đầu hắn, thở dài: “May nhờ Thiến nhi trên trời linh thiên phù hộ, lưu lại chút hương khói cho Hán thất ta”
A Đẩu không khỏi chấn động, Lưu Bị vậy mà hoàn toàn không đếm xỉa tới chuyện Tôn Thượng Hương trốn đi! Xem ra chén thuốc kia của Gia Cát Lượng, nói không chừng cũng là toan tính của Lưu Bị, nghĩ tới đây, trong lòng run rẩy, Lưu Bị lại hòa nhã nói: “Thấy cơ nghiệp mà ta gầy dựng cho con thế nào?”
Đang dò xét sao? Nếu là A Đẩu thật sự, thì sẽ trả lời thế nào?
A Đẩu mặt mày mờ mịt, kéo tay Lưu Bị, đang định trả lời thì Bàng Thống lại khụ một tiếng, cười nói: “Tiểu chủ công đường xa vất vả, ngồi xe đã lâu, có lẽ mệt rồi”
Lưu Bị ha hả bật cười, ánh mắt nheo lại sắc như đao, chỉ thoáng hiện, rồi biến mất, vỗ vỗ đầu Lưu Thiện, để đám người Gia Cát Lượng, Bàng Thống tiến vào phủ, nhưng lại đuổi Lưu Thiện đi nghỉ ngơi, không nhắc tới nữa.
Khẩu âm Thành Đô cực khác so với Kinh sở, thị tỳ trong nhà không cùng theo tới đây, bên cạnh chỉ có Khương Duy, A Đẩu thật có hơi hoài niệm đám hạ nhân trong phủ Kinh Châu.
Ở nhà mới thị nữ ai cũng xinh đẹp, nhưng tính tình đanh đá, thỉnh thoảng lớn tiếng chí chóe, bất quá lời của mấy nàng A Đẩu và Khương Duy nghe chả hiểu, có cảm giác hoảng hốt như vịt nghe sấm, bèn không phân phó người hầu hạ nữa, hai người tự thu dọn hành lý của mình. Đám thị tỳ có che miệng cười trộm, có nhỏ giọng bàn tán về hai vị thiếu niên thanh tú này, quả thật khiến bọn họ càng mất tự nhiên, chốc lát sau Khương Duy ra ngoài chuyển sách, còn A Đẩu thì ngơ ngác ngồi trên tháp.
Lúc Khương Duy trở về, trên tay lại có thêm hai mẫu giấy.
“Gì vậy?” A Đẩu phất tay ra lệnh thị tỳ lui ra, mở tờ giấy.
Khương Duy mờ mịt đáp: “Tờ này là quân sư đưa, còn tờ này là Pháp tiên sinh đưa”
“Pháp tiên sinh?” A Đẩu thắc mắc, đột nhiên nhớ tới lúc nhập thành Bàng Thống cũng có đưa mình một tờ, bèn mở hết ba tờ ra, dàn hàng trước mặt.
Tờ giấy của Bàng Thống: “Thanh Thành điện tiền xa mã lục, Đô Giang Yển trung bạch thủy hồn; tàm tòng thiên ti nhiễu chỉ quá, Thục địa cẩm phương vạn cổ tồn*” [*xe ngựa lộc cộc trước điện Thanh Thành, đập nước Đô Giang bọt trắng xóa, tằm theo ngàn sợi tơ quấn quanh ngón tay, gấm thơm đất Thục tồn tại muôn đời]
A Đẩu mỉm cười nói: “Sao Bàng tiên sinh viết bài vè này nhỉ” Tằm tòng vương, điển cố về gấm Thục thì hắn biết, nhìn nửa ngày vẫn không thấy có gì kỳ quái, lại nhìn sang tờ giấy của Gia Cát Lượng, đọc: “Sơn hà…Nuốt…Cái chữ này đọc sao…Ta thao, tiên sinh viết mấy chữ kỳ cục vậy làm gì không biết!” Tiện tay vò nát, ném sang một bên.
Khương Duy nhặt lên cười nói: “Của tiên sinh cũng là thơ à” Một mặt đùn đẩy: “Ta không hiểu, cho ngươi hết đó, ngươi tự lo liệu đi”
A Đẩu lại lấy một tờ giấy khác, thể chữ đẹp đẽ, cực giống nét chữ của nữ tử, bèn trêu cợt: “Pháp tiên sinh? Pháp Chính? Chữ đẹp thật”
Mẩu giấy Pháp Chính đưa cũng là một bài thơ tả cảnh không có gì đặc biệt. A Đẩu lật tới lật lui mấy lần, quăng tờ giấy của Gia Cát Lượng đi, không hiểu ý nghĩa, đành từ bỏ. Gia Cát Lượng, Bàng Thống, Pháp Chính, ba vị mưu sĩ nổi danh nhất nước Thục đều đưa thơ cho mình, có dụng ý gì?
Mãi đến mười ngày sau, Giang Đông phái sứ giả tới, lúc Lưu Bị bày tiệc đón gió* thì A Đẩu mới biết ba bài thơ này dùng để làm gì. [*mời khách từ phương xa đến dùng cơm]
Mưu sĩ IQ cao quả nhiên không bỏ phí thời gian đi làm chuyện vô nghĩa, đáng tiếc bài thơ của Gia Cát Lượng đã bị hắn lấy đi lau bút; thơ của Bàng Thống thì bị hắn nhóm lửa đốt lá thu, nướng khoai lang; còn thơ của Pháp Chính thì bị đem đi lót tách trà rồi.
Sứ tới do Ngu Phiên dẫn đầu, lại có thêm mấy người Lữ Phạm, đều xuất thân từ vọng tộc Giang Đông.
Lưu Bị lấy được Ích Châu, đương nhiên Tôn Quyền phải sai người tới chúc mừng, tạm thời không đề cập tới những khúc mắc trong đó, trước tiên nói về chủ khách nâng cốc trong bữa tiệc, Ngu Phiên năm lần bảy lượt thăm dò chính kiến của Lưu Bị, đồng thời nói cạnh nói khóe, chỉ tránh Gia Cát Lượng Bàng Thống.
Tuổi tác của Ngu Phiên vốn cao, lại là khách, lúc nhắc tới việc mượn Kinh Châu, trong lời nói có chút phê bình kín đáo, mưu sĩ bên cạnh Lưu Bị tuy bất bình, nhưng không làm gì được.
A Đẩu ngồi sau lưng Mã Siêu, cùng Khương Duy rủ rỉ rù rì, chia nhau chân giò ướp tương hết sức vui vẻ, chợt nghe Lưu Bị nhắc tới mình, liền giật thót một cái. Nghiêm túc lắng nghe, thì ra là đang nói tới chuyện Kinh Châu.
“Huyền Đức công hôm nay tại vị, có thể đảm bảo Kinh Châu mưa thuận gió hòa, lúa thơm cá béo; nhưng chuyện ngày khác khó mà kết luận được”
Lưu Bị thành khẩn đáp: “Lời nói và việc làm của Bị luôn mẫu mực, hành chính trước mắt lấy vạn dân làm mệnh, Công Tự tuy nhỏ, nhưng cũng đã biết đạo lý kẻ được nhân tâm được thiên hạ”
Ngu Phiên lại ha hả cười nói: “Ai cũng bảo con của Lưu Cảnh Sinh như lợn cẩu, chỉ sợ…”
Lời này nói ra vô cùng thiếu lễ độ, mượn hai tên nhi tử phế vật của Lưu Biểu để ám chỉ Lưu Thiện con Lưu Bị, A Đẩu chưa kịp ngăn thì Khương Duy đã lạnh lùng hừ một tiếng.
Ngu Phiên rốt cuộc bắt được cơ hội, mỉm cười nói: “Thiếu niên lang nhất biểu anh tài sau bàn tiệc kia, chính là Lưu Công Tự sao?”
Không đợi A Đẩu lên tiếng, Ngu Phiên đã mỉa mai nói: “Giang Đông ta người tài lác đác, nhưng hãy xem con của Mạnh Đức_____Tào Tử Kiến kia đi, xuất khẩu thành chương, văn tư kinh thế. Lần trước Gia Cát tiên sinh đến Giang Đông, tài tranh biện chẳng chút trở ngại, mọi người đều đã được lãnh giáo. Phải biết rằng Trường Giang sóng sau xô sóng trước, có được danh sư thế này, không biết Công Tự sẽ thế nào đây?”
Lúc này cái người mà A Đẩu muốn vung kiếm Thanh Hồng đâm xuyên từ trước ra sau không phải Ngu Phiên, mà là Gia Cát Lượng.
Cho mình sống thêm hai đời nữa dám chừng cũng chả đủ để Tào Thực nhét kẻ răng; Gia Cát Lượng khẩu chiến quần nho*, gây thù với các ngươi, các ngươi không dám tìm sư phụ, sợ xúi quẩy, bèn tìm tới đồ đệ gây phiền, muốn gì đây? Còn đem Tào Tử Kiến lên so sánh cùng Lưu Thiện, sợ mình không đủ bẽ mặt sao? Gia Cát Lượng bật cười nói: “Nếu đã vậy, Ngu ngô úy cứ ra đại một đề mục, để Công Tự ngâm vài câu là được. Khổng Minh tuy học vấn nông cạn, nhưng chức trách dạy dỗ một khắc cũng không dám quên” [*Gia Cát Lượng sang Đông Ngô, đấu khẩu thắng đám Nho gia bên đó, chi tiết xem tại đây]
A Đẩu hết cách, đành phải đứng dậy ra giữa điện, cả người bất an như bị kim chích; Bàng Thống, Pháp Chính, Gia Cát Lượng tam sĩ đều đưa mắt nhìn Lưu Thiện, thời khắc này, rốt cuộc hắn cũng minh bạch, chọn thơ của ai cũng đồng nghĩa với việc đại biểu cho lập trường của mình, là nghiêng về thuộc hạ cũ của Lưu Bị, hay vọng tộc Ích Châu?
Ngu Phiên lộ ra bộ mặt xem kịch vui, trêu tức nói: “Nếu đã giành được Ích Châu, thì hãy lấy Thục làm đề, thế nào?”
Lần này A Đẩu thực sự nảy sinh lòng bội phục, cả ba tờ giấy kia đều trúng tủ!
A Đẩu vén tay áo chùi chùi cái miệng bóng loáng dầu mỡ, nở nụ cười quét mắt một lượt lên điện.
Môi đỏ thắm, mày tựa mực, mắt sáng như sao, hay cho một bộ dáng văn tài công tử hoạt bát! Mặc dù kiệt lực giả trang điệu bộ lưu manh, nhưng trong đôi mắt kia lại ẩn chứa linh khí nhảy động, mơ hồ hòa hợp cùng tạo hóa linh tú.
“Công Tự từng gặp qua một vị ẩn sĩ ở thành Kinh Châu, chính là cao nhân đắc đạo tiền triều” A Đẩu lười biếng nói: “Thơ của ông ta có chút…”
Ngu Phiên không đợi A Đẩu nói hết đã giễu cợt: “Trong thành Kinh Châu một không danh sông núi lớn, hai không hồ sâu rừng già, cao nhân ẩn sĩ ở đâu ra? Không phải bị tên tiểu nhân hám lợi kia…”
A Đẩu đảo trắng mắt, trả đũa lại: “Lời này của Ngu đô úy sai rồi, phải biết rằng tiểu ẩn ẩn sơn lâm, đại ẩn ẩn đô thành; cả Ngũ Nhạc có tí tẹo như vậy, nếu đám cao nhân cứ chen lấn ở đó thì xuống giá hết sao? Chẳng lẽ mấy lúc buồn chán quá tự chọc phá nhau chơi à?”
Ngu Phiên vốn định lên tiếng chế nhạo, nào ngờ cái miệng của A Đẩu cũng sắc bén y như Gia Cát Lượng, nên không dám khinh thường nữa, bèn im thin thít.
Chỉ nghe A Đẩu nói: “A Đẩu từng may mắn được hầu hạ vị tiền bối kia nhuận bút mài mực, xem ông ta đề thơ, nay mượn hoa hiến Phật, để Ngu đô úy chê cười rồi”
A Đẩu chợt gầm lớn: “Ôi chao ôi!”
“…”
Mới nãy mặt mày còn ra vẻ bại hoại, thoắt cái đã như tên điên trung khí mười phần la hét, Ngu Phiên bất ngờ bị dọa nhảy dựng, hắt toàn bộ rượu lên người.
Lưu Bị trợn tròn hai mắt, khóe miệng co giật, không dám tin mà nhìn A Đẩu, chỉ cầu cho màn hài kịch này mau chóng kết thúc, muốn lệnh hắn cút về tiếp tục gặm chân giò, nhưng lại bị Gia Cát Lượng nháy mắt ngăn cản.
Người khởi xướng trận khôi hài lại nhắm hai mắt, đứng giữa điện, trầm mặc hồi lâu, khóe miệng lộ ra một nụ cười giễu cợt, lúc Lưu Bị nhịn hết nổi, nặng nề đặt chung rượu lên bàn, A Đẩu mới mở miệng nói: “Nguy hề, cao thay! Đường Thục khó, khó hơn lên trời xanh”
“Tàm Tòng và Ngư Phù, khai quốc sao mờ mịt”
A Đẩu mở hai mắt, song nhãn nhìn thẳng Lưu Bị, kế tiếp đọc một hơi: “Đến nay bốn vạn tám ngàn năm, mới cùng ải Tần liền khói bếp, phía tây núi Thái Bạch có đường chim, vắt ngang đến tận đỉnh Nga Mi, đất long núi lở, tráng sĩ chết, rồi sau thang trời, lối đá mới nối nhau”
Nghe tới đây, chúng nhân trong sân không hẹn mà cùng rùng mình, ngồi thẳng người, Gia Cát Lượng quay đầu nhìn sang Bàng Thống, thấy mặt Bàng Thống cũng mờ mịt chẳng biết gì.
Thơ Lý Bạch tinh diệu bậc nào? Lúc này tuy được đọc ra từ miệng một tên thiếu niên lang, chưa đúng âm điệu tình cảm, nhưng nghe được câu từ này, cũng khiến người ta xúc động bồi hồi, A Đẩu đọc một mạch đến “Sớm lánh hổ dữ, tối tránh rắn dài, mài nanh hút máu, giết người như ngóe!” Đột nhiên ngừng lại.
Nửa ngày sau, A Đẩu mỉa mai: “Cẩm thành tuy vui thú, đâu bằng sớm về nhà…” Nói xong bèn lộ ra một nét cười giễu cợt với đám sứ giả Giang Đông Ngu Phiên, Lữ Phạm.
“Đường Thục khó, khó hơn lên trời xanh; ngóng về tây, mãi thở than” A Đẩu lẩm bẩm nói, lồng tay áo vào nhau, cúi đầu đứng trước điện. Cả điện yên tĩnh đến độ châm rơi cũng có thể nghe thấy, Ngu Phiên trợn mắt, hoàn toàn quên mất câu từ. [*bài Thục đạo nan của Lý Bạch]
Bàng Thống phá vỡ sự yên lặng, nói: “So với con của Tào Mạnh Đức thì thế nào?”
Chỉ nghe Ngu Phiên hít một hơi, thực sự không cách nào tin tưởng thơ này là do A Đẩu làm, nhưng cái chuyện đạo văn, lấy từ bản viết tay của cao nhân nói lúc nãy, thật thật giả giả, ai có thể phân biệt? Hư hư thực thực, ai làm được gì? Đừng nói trước đó kêu người chuẩn bị sẵn, cho dù là thơ Gia Cát Lượng làm cũng tuyệt đối không thâm hậu đến thế; hơn nữa, có thi nhân tài hoa như vậy nguyện ý làm thơ giúp tên phế vật này sao?
A Đẩu chợt mỉm cười, nghiêng đầu nói: “Đương nhiên Công Tự không bì kịp rồi, giờ kể cho mọi người nghe tiếp một câu chuyện cười nhé”
“Nghe nói có một ngày Tào Tháo gặp Tưởng Can, bèn thăm hỏi: ‘Can, lệnh đường khỏe không?’.”
“Tưởng Can đáp: ‘Gia mẫu rất khỏe, Tháo, lệnh tôn lệnh đường thế nào?’.”
“Hết chuyện, cái này mới đúng là ta nghĩ ra” A Đẩu hắc hắc cười, xoay người trở về bàn tiệc, lẩm ba lẩm bẩm: “Ta biết các ngươi đang muốn nói, sao hồi đó mẹ không đem ta thảy cái tõm xuống giếng luôn đi”
Ba giây sau, trên bàn chủ, Trương Phi mới nổ ra một trận cười ầm như oanh lôi, trên mặt mấy người Bàng Thống, Gia Cát Lượng, Pháp Chính, Mã Siêu, Lưu Bị đều hết xanh rồi trắng.
Vài ngày sau.
Trong một gian viện lạc không lớn, A Đẩu đang khom lưng đẩy cối xay, còn Khương Duy thì vẻ mặt đồng tình, bắt cái ghế đẩu ngồi trong góc bóc vỏ đậu nành.
“Ngươi không kể chuyện cười kia là tốt rồi, dư hơi vẽ rắn thêm chân” Khương Duy nhịn không được nói, “Uổng công bị phạt đẩy cối xay mười ngày”
“Nếu ta là nó, ta cũng sẽ kể thôi” Trong phòng truyền ra tiếng cười khanh khách của nữ tử, nữ tử nọ khinh thường nói: “Một đám nam nhân tự cho là đúng, đồ bỏ cái gì chứ”
A Đẩu vặn vẹo eo, nhức lưng vô cùng, gào khóc: “Sư nương đừng có lấy A Đẩu ra làm trò mà”
Nữ tử kia chính là Hoàng Nguyệt Anh, nàng ngừng việc trong tay nói: “Thơ kia thật sự không phải do ngươi viết à?”
A Đẩu cười khổ nói: “Ta mà viết được vậy?”
Làn da Hoàng Nguyệt Anh sạm màu, tuy không phải là sửu nữ như trong lịch sử miêu tả, nhưng cũng không hơn chữ mỹ, tuy nhiên một nữ tử dung mạo bình thường như vậy, trong mắt lại tràn đầy tinh ranh, nàng ngẫm nghĩ, rồi cười nói: “Vậy thì chưa chắc. Lúc đầu ai cũng bảo ngươi là đồ mọt ăn, nhưng giờ nhìn lại bộ dáng tiểu quỷ ngươi, ngay cả ta cũng muốn lầm”
A Đẩu không đáp, nâng thẳng eo, chùi mồ hôi, Khương Duy vội tiến lên xoa vai giúp hắn, Hoàng Nguyệt Anh lại nói: “Kinh Châu làm gì có cao nhân, cho dù có cũng quyết chạy không khỏi mắt ta”
A Đẩu biết Hoàng Nguyệt Anh trước giờ trà trộn phố chợ Kinh Châu, giao hảo với đủ hạng người, lời này gạt được Gia Cát Lượng, song khó mà qua mặt Hoàng Nguyệt Anh; tuy nghĩ vậy, nhưng vẫn trêu ghẹo: “Sư nương chưa từng nhìn lầm à? Vừa mới nói đó thôi?”
Hoàng Nguyệt Anh đầu tiên là cứng họng, kế tiếp cười đến run rẩy cả người, lát sau nghiêm giọng nói: “Đã đẩy cối xay cả ngày rồi mà còn không chịu nghỉ, muốn uống sữa đậu nành hay sao? Muốn hỏi gì hỏi đi”
Nói chuyện với người thông minh đúng là thoải mái, A Đẩu sắp xếp lại suy nghĩ một chút, nói: ‘Lúc xuất thành ta nhìn thấy một chiếc xe ngựa Lạc Dương, người trên xe đó là ai?”
Hoàng Nguyệt Anh nhíu mày nói: “Ngươi cũng thấy sao?”
Không đợi A Đẩu nói tiếp, Hoàng Nguyệt Anh đã nói: “Đó là người Tào Tháo phái tới”
Khương Duy bổ sung: “Nữ nhân”
Hoàng Nguyệt Anh chế giễu: “Chớ xem thường nữ nhân, nói không chừng lần này nhị gia gặp phải…” Lời kia giấu hết phân nửa, nhưng A Đẩu vừa nghe liền biến sắc, hỏi ngược lại: “Tôn Quyền và Tào Tháo liên thủ lúc nào? Tiên sinh không biết à?”
Hoàng Nguyệt Anh đáp: “Biết thì sao? Vợ già trong nhà ứng phó còn không nổi, ở đó đòi giành nữ nhân với nhị gia?”
A Đẩu đứng đó một hồi, đột nhiên nói: “Sư nương mượn hai con ngựa được không?”
Hoàng Nguyệt Anh lười biếng đứng dậy, nói: “Mượn ngựa chi?” Nói xong quay lưng đi vào gian trong.
A Đẩu nói: “Ta đi xem thử nữ nhân kia, biết đâu đồ nhi ta sẽ thú về cho người một nàng dâu?” Tuy nói lời trêu đùa như vậy, nhưng không có nửa phần tiếu ý.
Tào Tháo cài gian tế vào Kinh Châu? Tôn Quyền phái Ngu Phiên tới dò ý? Gia Cát Lượng đoán được nhưng cũng bó tay ư? Với tác phong của Quan Vũ, tuyệt đối sẽ không phục, còn nữ nhân kia là ai?
Đang lo lắng, khi ngẩng đầu lên thì thấy Hoàng Nguyệt Anh ném ra một cái bao, A Đẩu đưa tay chụp, Hoàng Nguyệt Anh lại nói: “Ngựa ở hậu viện. Mọi việc có ta gánh vác, đi đi, hảo hảo khuyên nhị thúc ngươi, đừng hủy đi anh danh cả đời”
Hồng nhạn bay khắp trời, lá ngô đồng phủ kín đất.
A Đẩu và Khương Duy lên ngựa, một mạch xuất thành, phi băng băng về Kinh Châu.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook