Ông Tôi 22 Tuổi
-
Chương 6
Dịch: Hân Di
Nếu Hà Đại Tiến nghiêng tay thêm một chút thì con dao có thể chém bay cả ngón tay rồi. Nhưng dù thế thì bây giờ ông bị thương cũng khá nặng, máu tươi chảy ròng ròng, nhuốm đỏ cả bàn tay.
Hà Đại Tiến thấy Đường Tam Bàn hốt hoảng thì trấn an:
- Không sao đâu, chỉ bị mất chút da.
- Chảy nhiều máu thế mà ông còn nói không sao.
- Ông đi ra ngoài nhổ cho tôi mấy cây ngải cứu về đây, rồi giã nát ra cho tôi đắp lên. - Hà Đại Tiến nắm chặt ngón tay bị thương, nói: - Đi mau đi.
Đường Tam Bàn vội vàng chạy ra ngoài tìm cây ngải cứu.
Ngải cứu tươi tốt nhất là vào mùa xuân, nhưng mùa hè cũng vẫn còn. Nó là một loại thuốc mọc như cỏ dại, ở nông thôn thì chỗ nào cũng có.
Nhưng kỳ lạ nhất là khi bạn cần dùng tới cái gì thì cái đó như bị tàng hình, không thấy tăm hơi đâu cả.
Đường Tam Bàn lao vào trong màn mưa, chạy một đoạn ngắn nhưng không thấy cây ngải cứu nào, có điều ông nhìn thấy Tống Kim ngồi trên đống cỏ ven đường.
- Ông Kim...
Tống Kim trú mưa dưới tán cây cả buổi trời, ông tưởng Đường Tam Bàn tới tìm mình nên ngoảnh mặt quay đi, giận dỗi:
- Tôi không về đâu, về rồi lại bị Hà Đại Tiến mắng như tát nước vào mặt.
- Không phải, ông Đại Tiến bị thương rồi.
Đường Tam Bàn xua xua tay, nói:
- Lúc vót nan trúc bị dao chẻ củi chém vào tay, máu chảy lênh láng đầy đất.
Tống Kim sửng sốt một lát:
- Bị thương nặng thế sao? Vậy sao không tới bệnh...
Ông nhăn nhó nuốt chữ "viện" xuống, đừng nói là bây giờ họ không có giấy tờ, họ cũng chẳng có xu nào để đi bệnh viện.
- Ông Đại Tiến nhờ tôi đi tìm cây ngải cứu để cầm máu trước.
- Vậy ông còn đứng đây làm gì? Nhanh đi tìm cây ngải cứu đi.
Đường Tam Bàn thấy Tống Kim đã chui vào trong đống cỏ tìm kiếm, ông hơi ngạc nhiên.
Mặc dù ông không đến nỗi ghét cái điệu bộ thích ra lệnh lại chẳng muốn làm việc của Tống Kim, nhưng cũng chắng yêu thích gì. Ông đối xử với ai cũng hòa nhã như nhau. Có điều, bây giờ, ông thấy Tống Kim luôn thích chải vuốt mà cũng chui vào bụi cỏ để tìm thuốc thì bỗng ấn tượng tốt hơn chút.
"Thật ra thì Tống Kim cũng là người bụng nam mô miệng một bồ dao găm"
Hơn nữa, nói cho cùng thì chỉ là tranh luận chút thôi, chứ không phải tức giận thật sự, cho nên vẫn độ lượng.
Ông lúi húi tìm thuốc với Tống Kim, thuận miệng hỏi:
- Ông Kim, không phải ông bảo đi sao? Sao lại ngồi ngẩn ngơ ở ven đường thế?
Tống Kim chần chờ một lúc mới nói:
- Trong thôn nhiều chó quá, chúng nó sủa làm tôi không đi được.
Đường Tam Bàn:
- .....
Được rồi, là do ông quá ngây thơ.
Hai người nhanh chóng tìm được cây ngải cứu. Lúc trở về cửa nhà đất, Tống Kim đưa cây ngải cứu cho Đường Tam Bàn nói:
- Tôi không vào đâu. Tôi không muốn lại bị cái miệng độc của Hà Đại Tiến hành hạ nữa đâu.
- Vậy tôi vào trước đây.
Đường Tam Bàn cầm bó ngải cứu vào, giã nát bằng một hòn đã sạch sẽ nhặt bên đường, rồi đưa cho Hà Đại Tiến đắp lên vết thương.
Ngải cứu là thuốc cầm máu tốt, chỉ trong chốc lát, Hà Đại Tiến không còn chảy máu nữa. Đường Tam Bàn còn chưa kịp thu dọn chỗ ngải cứu còn lại, đã thấy Hà Đại Tiến tiếp tục cầm con dao chẻ củi lên. Ông vội ngăn lại:
- Ông nghỉ ngơi một chút đi.
- Nghỉ cái gì mà nghỉ. Còn phải làm hai cái nữa. - Hà Đại Tiến đẩy tay ông ra, nói: - Vết thương nhỏ này có là gì đâu. Trước kia vào mùa gặt, tôi còn bị rạch một vết dài đến mười phân ở mu bàn tay, chỉ dám nghỉ một lát để băng bó rồi tiếp tục xuống gặt lúa. Chúng tôi đâu có lắm chuyện giống người thành phố các ông.
Đường Tam Bàn nói:
- Không phải là lắm chuyện, nhưng nghỉ ngơi một chút rồi làm sau cũng được mà.
Hà Đại Tiến không chịu nghe, cố tình cầm con dao chẻ củi lên tiếp tục vót nan trúc. Bỗng từ sau cửa vọng tới tiếng người thong thả nói:
- Còn vót thêm lần nào, vết thương lại bị xé ra lần ấy, máu lại chảy ra ào ào. Rồi lại đắp thuốc, lại cầm máu, rồi vết thương lại bị xé ra... Ha, ông muốn Tam Bàn sốt ruột tới chết đây mà.
Hà Đại Tiến ngó ra cửa, mắng:
- Ông là con chuột đấy à? Không dám gặp người khác.
Đường Tam Bàn nói thầm:
- Mới vừa rồi, ông Kim cũng đi tìm thuốc với tôi đấy. Ông ấy nghe nói ông bị thương bèn đi tìm thuốc luôn, không nói một lời.
Hà Đại Tiến hơi ngập ngừng, không mỉa mai nữa, nói to:
- Không đi nữa thì vào nhóm lửa đi!
Một lúc sau, Tống Kim đi vào, người ông ướt như chuột lột. Đường Tam Bàn nhìn qua thấy vì quần áo bị ướt nên lộ ra dáng người cơ bắp, đẹp trai của Tống Kim. Ông lặng lẽ nhìn lại mình, thấy quần áo ướt sũng dán sát vào làm lộ chiếc bụng to như cái trống của ông.
Giống y quả bí đao, khác hoàn toàn dáng vẻ của Tống Kim.
Tống Kim từ từ ngồi xuống cái ghế băng của mình, ông nhìn vết thương của Hà Đại Tiến nói:
- Không cần tiêm phòng uốn ván à?
- Không cần.
Đường Tam Bàn hỏi:
- Hay là tới bệnh viện tiêm một mũi đi.
Hà Đại Tiến tức giận:
- Hai người có thấy phiền không?
Hai người không lên tiếng nữa.
Đường Tam Bàn thu dọn bó ngải cứu qua một bên, nhìn chỗ nan trúc đã chất cao tới bắp chân, nói:
- Ông Đại Tiến dạy chúng tôi đan lờ(*) bắt cá đi, dù sao bây giờ cũng đang rảnh rỗi ngồi không.
(*) Muốn biết cái lờ là cái gì thì vào khu thảo luận truyện bên dưới nha bạn.
Hà Đại Tiến cũng có ý này, ông nhìn Tống Kim hỏi:
- Ông có học không?
- Học chứ. Tôi là cái loại ăn không ngồi rồi hay sao? - Tống Kim còn nói: - Tôi chắc chắn sẽ học nhanh hơn Tam Bàn.
Hà Đại Tiến cười một cái khinh bỉ, người này muôn đời không sửa được cái tật xấu tự cao tự đại.
Đan lờ bắt cá không phải công việc nặng nhọc, nhưng cần kỹ xảo và kiên nhẫn.
Trước tiên chọn mấy thanh tre làm khung, sau đó đan từng nan vào cho tới đáy, khi đan tới đáy thì từ từ thu hẹp miệng lại.
Đan cái lờ bắt cá không cần quá khít, nước có thể chảy qua được, cũng như câu nói "múc nước bằng giỏ trúc, tốn công vô ích".
Tống Kim tự tin đan lờ cá, cho là có thể làm nhanh hơn Đường Tam Bàn, dù sao thì ấn tượng của mọi người với người béo là vụng về. Nhưng ông không biết rằng, khi đan lờ cần sự kiên nhẫn và tỉ mỉ nhiều hơn. Ông cố gắng làm nhanh tay thì mu bàn tay bị cọ vào nan trúc mấy lần thành mấy vết xước đỏ ửng, dù nhìn không đau nhưng đụng vào cũng rất xót.
Sau khi đan được năm sáu nan, ông đã hết cả kiên nhẫn, tính nóng nổi lên. Ông quay sang nhìn Đường Tam Bàn thấy ông ta chỉ mới đan có bốn nan nhưng rất ngay ngắn, đẹp mắt, ông nhìn lại mình chẳng khác gì mớ bòng bong.
Tống Kim cố dằn tính nóng xuống, chậm rãi đan tiếp.
Sau hai giờ, hai người mới đan xong cái lờ, Hà Đại Tiến nhận lấy giúp họ đan phần miệng.
Hai cái lờ bắt cá ra lò, tuy không đẹp nhưng cũng ra hình ra dạng, Tống Kim rất hài lòng với tác phẩm của mình, ông hỏi:
- Hay là rèn luyện thêm rồi mang ra chợ bán?
Hà Đại Tiến nói:
- Trong thành phố không thích mấy thứ này đâu, một là chẳng có chỗ dùng, hai là trông quê mùa.
Tống Kim suy nghĩ một lát, nhà ông cũng chẳng treo mấy thứ này làm gì. Người ta treo đồ cổ, danh họa trên tường, chứ ai treo cái lờ bắt cá bao giờ.
Ông lại hỏi:
- Không có nghề thủ công nào kiếm ra tiền sao?
Hà Đại Tiến nói:
- Có chứ, mấy tiết mục quảng bá tay nghề truyền thống trên ti vi đó, nung gốm sứ, điêu khắc hạt đào(*) đều là những nghề có thể nuôi sống bản thân, có thể kiếm nhiều tiền. Nhưng mà... tôi không biết.
(*) Điêu khắc hạt đào là một nét văn hóa truyền thống ở Trung Hoa. Mời bạn vào topic thảo luận để xem ảnh.
- ...
- Vậy ngoài đan những thứ này thì ông còn biết làm gì?
Câu hỏi này chạm đúng nỗi lòng của Hà Đại Tiến. Đúng vậy, sống hơn bảy mươi năm, ngoài làm ruộng, đan mấy cái giỏ nhỏ không trưng bày được, thì ông còn làm được những gì? Hà Đại Tiến nói:
- Trồng cây ăn quả.
Tống Kim hơi bất ngờ:
- Ồ, ông còn có vườn cây ăn quả nữa à?
- Có ba ngọn núi, trồng ít đào và mận, nhưng tôi già rồi, không làm nổi. Con trai lại không chịu quản lý.
Hà Đại Tiến vừa nói vừa thở dài, có cảm giác khó chịu khi tâm huyết bị bỏ hoài bỏ phí.
Đường Tam Bàn ngẫm nghĩ một lát rồi hỏi:
- Vậy ông mất tích thì ai chăm sóc vườn cây ăn quả?
- Không ai cả.
- Thật đáng tiếc. - Đường Tam Bàn đang đói bụng, liếm môi một cái: - Đào nhà ông rất ngọt, thật lãng phí.
Tống Kim cũng than thở:
- Lãng phí.
Chủ vườn trái cây mà không thể bước chân vào vườn cây ăn quả của mình, thật chẳng thể nào vui vẻ nổi.
Hà Đại Tiến không suy nghĩ nhiều nữa, vì có nghĩ nhiều cũng vô ích. Ông đứng dậy, nói:
- Tôi tới hồ thả lờ cá đây, nếu may mắn, không chừng sáng mai sẽ được ăn canh cá tươi đấy.
Đường Tam Bàn nói:
- Vậy tôi sẽ đan tiếp.
Tống Kim cũng chẳng còn cách nào:
- Tôi cũng đan.
Thật ra hai người chỉ muốn hỏi: "Tối nay ăn gì?" cơ.
Lá trà và cơm rượu mà các vị "đạo hữu" mang tới không thể ăn thay cơm, lại càng không thể ăn lúc bụng rỗng được. Mận thì vừa ăn hết lúc đan lờ, bây giờ chẳng còn gì để ăn.
Hà Đại Tiến cũng đói. Lúc ông đi tới cái hồ ở chân núi, dạ dày đói tới quặn thắt.
Mặc dù ông có thân thể của người trẻ tuổi, nhưng linh hồn đã quen một ngày ba bữa rồi. Một ngày không có hạt cơm nào vào bụng, ông cảm giác như chưa từng ăn gì, đói bụng tới phát hoảng.
Ông cầm gậy đào mấy con giun ở trong bùn, bỏ vào trong lờ cá. Ông bỏ thêm một hòn đá vào, lấy dây mây buộc vào miệng cái lờ, rồi ném nó vào trong hồ.
- Mong trời thưởng cho hai con cá. - Hà Đại Tiến nói xong, lại nói thêm một câu: - Tốt nhất là ba con.
Trên đường về, ông thấy có rau dại nên vừa đi vừa hái,cũng hái được kha khá. Dù sao thì gần đây chẳng có ai ăn rau dại nữa, nên trên núi mọc tràn lan.
Ông đi được một đoạn thì thấy xa xa cũng có người đang ngồi xổm dưới đất, hình như cũng đang hái rau dại giống ông.
Người nọ chỉ tầm mưới bảy, mười tám tuổi, nước da trắng bóc, trông không giống tụi trẻ con nhà nông phơi nắng từ bé.
Cậu thiếu niên cũng phát hiện ra Hà Đại Tiến, ngẩng đầu nhìn ông ba giây rồi chợt quay phắt người bỏ chạy. Rau dại trong ngực rơi tung tóe nhưng cậu ta cũng không dừng lại nhặt.
Hà Đại Tiến sờ mặt mình một cái, tức giận:
- Trông mình xấu xí đáng sợ thế sao?
Tất nhiên là dáng dấp Hà Đại Tiến không xấu, nếu da không đen quá thì cũng được coi là một anh thanh niên thanh tú.
Có điều tên nhóc vừa nãy là ai?
Tại sao phải khổ sở hái rau dại giống ông thế?
Trờ lại căn nhà đất, Đường Tam Bàn thấy Hà Đại Tiến hái được một ôm rau dại trở về, cảm động đến suýt rơi nước mắt. Ông nhận lấy rau, đi tới giếng rửa sạch sẽ.
Hà Đại Tiến tìm được một cái nồi sứt sẹo, chỉ đựng được chút nước, nhưng dầu gì cũng đun chín được rau.
Không dầu, không muối, không gia vị, ba người đã ăn một bữa canh rau dại như thế.
Tống Kim không còn cảm thấy mình thảm hại nữa, không có gì bỏ vào bụng mới gọi là thảm hại.
Sắc trời tối dần, mưa cũng đã tạnh. Ba người chỉ có một bộ quần áo trên người nên quyết định giặt quần áo, rồi cả ba trần truồng ngồi hong quần áo bên đống lửa.
Hà Đại Tiến nghĩ tới cậu nhóc mới gặp trên đường về, ông nói:
- Lúc tôi đi hái rau dại, có nhìn thấy một cậu nhóc cũng hái rau dại, không phải người trong thôn. Cậu ta nhìn thấy tôi là chạy mất dạng, cứ như trông thấy ma.
Tống Kim nghe xong, nhìn chằm chằm ông, thấy mặt ông đen như hòn than, bèn nhại giọng ông nói:
- Bỏ chữ "cứ như" đi.
Hà Đại Tiến nghe xong, mặt càng sầm sì hơn:
- Ông có thể im miệng.
Đường Tam Bàn nói:
- Không phải người trong thôn à?
- Không phải, có lẽ là những người "ích cốc" kia.
- Lần trước, anh Đới đã dẫn bốn vị "đạo hữu" tới, hình như không có ai trẻ tuổi...
Đường Tam Bàn bỗng nhớ ra, Đới Trường Thanh có nhắc riêng tới một cậu nhóc:
- Tôi biết là ai rồi, cậu nhóc kia gọi là Nhan Cửu, nghe nói vô cùng sợ người khác.
Hà Đại Tiến nói:
- Nhìn mới khoảng mười bảy, mười tám tuổi thôi. Tuổi này nên đi học mới phải, sao lại chạy tới đây nhỉ.
Tống Kim lạnh nhạt nói:
- Chán đời, trốn đi đấy mà. Nếu người nhà cho phép thì cần gì phải ăn rau dại?
Ông đột nhiên thở dài một hơi khoan khoái:
- Nghe nói có người còn thảm hại hơn tôi, tự nhiên tâm trạng tốt hơn hẳn.
Hà Đại Tiến nói:
- Ông thật không phải người tốt.
- Ha ha, chẳng quan tâm. - Tống Kim tiếp tục lật trở cái quần lót, hong cho khô.
- Cốc, cốc.
Cửa gỗ bị gõ mấy cái, có tiếng cô gái trẻ vọng vào:
- Các đạo hữu có nhà không? Tối nay chúng tôi mở tiệc trà, mời các vị cùng tới dự.
Ba người im lặng nhìn nhau, cả ba không một mảnh vải che thân.
Trắng, đen, béo.
Trong chốc lát loạn cào cào.
- Cô gái, cô đợi một chút! Đừng vào đây!!!
Nếu Hà Đại Tiến nghiêng tay thêm một chút thì con dao có thể chém bay cả ngón tay rồi. Nhưng dù thế thì bây giờ ông bị thương cũng khá nặng, máu tươi chảy ròng ròng, nhuốm đỏ cả bàn tay.
Hà Đại Tiến thấy Đường Tam Bàn hốt hoảng thì trấn an:
- Không sao đâu, chỉ bị mất chút da.
- Chảy nhiều máu thế mà ông còn nói không sao.
- Ông đi ra ngoài nhổ cho tôi mấy cây ngải cứu về đây, rồi giã nát ra cho tôi đắp lên. - Hà Đại Tiến nắm chặt ngón tay bị thương, nói: - Đi mau đi.
Đường Tam Bàn vội vàng chạy ra ngoài tìm cây ngải cứu.
Ngải cứu tươi tốt nhất là vào mùa xuân, nhưng mùa hè cũng vẫn còn. Nó là một loại thuốc mọc như cỏ dại, ở nông thôn thì chỗ nào cũng có.
Nhưng kỳ lạ nhất là khi bạn cần dùng tới cái gì thì cái đó như bị tàng hình, không thấy tăm hơi đâu cả.
Đường Tam Bàn lao vào trong màn mưa, chạy một đoạn ngắn nhưng không thấy cây ngải cứu nào, có điều ông nhìn thấy Tống Kim ngồi trên đống cỏ ven đường.
- Ông Kim...
Tống Kim trú mưa dưới tán cây cả buổi trời, ông tưởng Đường Tam Bàn tới tìm mình nên ngoảnh mặt quay đi, giận dỗi:
- Tôi không về đâu, về rồi lại bị Hà Đại Tiến mắng như tát nước vào mặt.
- Không phải, ông Đại Tiến bị thương rồi.
Đường Tam Bàn xua xua tay, nói:
- Lúc vót nan trúc bị dao chẻ củi chém vào tay, máu chảy lênh láng đầy đất.
Tống Kim sửng sốt một lát:
- Bị thương nặng thế sao? Vậy sao không tới bệnh...
Ông nhăn nhó nuốt chữ "viện" xuống, đừng nói là bây giờ họ không có giấy tờ, họ cũng chẳng có xu nào để đi bệnh viện.
- Ông Đại Tiến nhờ tôi đi tìm cây ngải cứu để cầm máu trước.
- Vậy ông còn đứng đây làm gì? Nhanh đi tìm cây ngải cứu đi.
Đường Tam Bàn thấy Tống Kim đã chui vào trong đống cỏ tìm kiếm, ông hơi ngạc nhiên.
Mặc dù ông không đến nỗi ghét cái điệu bộ thích ra lệnh lại chẳng muốn làm việc của Tống Kim, nhưng cũng chắng yêu thích gì. Ông đối xử với ai cũng hòa nhã như nhau. Có điều, bây giờ, ông thấy Tống Kim luôn thích chải vuốt mà cũng chui vào bụi cỏ để tìm thuốc thì bỗng ấn tượng tốt hơn chút.
"Thật ra thì Tống Kim cũng là người bụng nam mô miệng một bồ dao găm"
Hơn nữa, nói cho cùng thì chỉ là tranh luận chút thôi, chứ không phải tức giận thật sự, cho nên vẫn độ lượng.
Ông lúi húi tìm thuốc với Tống Kim, thuận miệng hỏi:
- Ông Kim, không phải ông bảo đi sao? Sao lại ngồi ngẩn ngơ ở ven đường thế?
Tống Kim chần chờ một lúc mới nói:
- Trong thôn nhiều chó quá, chúng nó sủa làm tôi không đi được.
Đường Tam Bàn:
- .....
Được rồi, là do ông quá ngây thơ.
Hai người nhanh chóng tìm được cây ngải cứu. Lúc trở về cửa nhà đất, Tống Kim đưa cây ngải cứu cho Đường Tam Bàn nói:
- Tôi không vào đâu. Tôi không muốn lại bị cái miệng độc của Hà Đại Tiến hành hạ nữa đâu.
- Vậy tôi vào trước đây.
Đường Tam Bàn cầm bó ngải cứu vào, giã nát bằng một hòn đã sạch sẽ nhặt bên đường, rồi đưa cho Hà Đại Tiến đắp lên vết thương.
Ngải cứu là thuốc cầm máu tốt, chỉ trong chốc lát, Hà Đại Tiến không còn chảy máu nữa. Đường Tam Bàn còn chưa kịp thu dọn chỗ ngải cứu còn lại, đã thấy Hà Đại Tiến tiếp tục cầm con dao chẻ củi lên. Ông vội ngăn lại:
- Ông nghỉ ngơi một chút đi.
- Nghỉ cái gì mà nghỉ. Còn phải làm hai cái nữa. - Hà Đại Tiến đẩy tay ông ra, nói: - Vết thương nhỏ này có là gì đâu. Trước kia vào mùa gặt, tôi còn bị rạch một vết dài đến mười phân ở mu bàn tay, chỉ dám nghỉ một lát để băng bó rồi tiếp tục xuống gặt lúa. Chúng tôi đâu có lắm chuyện giống người thành phố các ông.
Đường Tam Bàn nói:
- Không phải là lắm chuyện, nhưng nghỉ ngơi một chút rồi làm sau cũng được mà.
Hà Đại Tiến không chịu nghe, cố tình cầm con dao chẻ củi lên tiếp tục vót nan trúc. Bỗng từ sau cửa vọng tới tiếng người thong thả nói:
- Còn vót thêm lần nào, vết thương lại bị xé ra lần ấy, máu lại chảy ra ào ào. Rồi lại đắp thuốc, lại cầm máu, rồi vết thương lại bị xé ra... Ha, ông muốn Tam Bàn sốt ruột tới chết đây mà.
Hà Đại Tiến ngó ra cửa, mắng:
- Ông là con chuột đấy à? Không dám gặp người khác.
Đường Tam Bàn nói thầm:
- Mới vừa rồi, ông Kim cũng đi tìm thuốc với tôi đấy. Ông ấy nghe nói ông bị thương bèn đi tìm thuốc luôn, không nói một lời.
Hà Đại Tiến hơi ngập ngừng, không mỉa mai nữa, nói to:
- Không đi nữa thì vào nhóm lửa đi!
Một lúc sau, Tống Kim đi vào, người ông ướt như chuột lột. Đường Tam Bàn nhìn qua thấy vì quần áo bị ướt nên lộ ra dáng người cơ bắp, đẹp trai của Tống Kim. Ông lặng lẽ nhìn lại mình, thấy quần áo ướt sũng dán sát vào làm lộ chiếc bụng to như cái trống của ông.
Giống y quả bí đao, khác hoàn toàn dáng vẻ của Tống Kim.
Tống Kim từ từ ngồi xuống cái ghế băng của mình, ông nhìn vết thương của Hà Đại Tiến nói:
- Không cần tiêm phòng uốn ván à?
- Không cần.
Đường Tam Bàn hỏi:
- Hay là tới bệnh viện tiêm một mũi đi.
Hà Đại Tiến tức giận:
- Hai người có thấy phiền không?
Hai người không lên tiếng nữa.
Đường Tam Bàn thu dọn bó ngải cứu qua một bên, nhìn chỗ nan trúc đã chất cao tới bắp chân, nói:
- Ông Đại Tiến dạy chúng tôi đan lờ(*) bắt cá đi, dù sao bây giờ cũng đang rảnh rỗi ngồi không.
(*) Muốn biết cái lờ là cái gì thì vào khu thảo luận truyện bên dưới nha bạn.
Hà Đại Tiến cũng có ý này, ông nhìn Tống Kim hỏi:
- Ông có học không?
- Học chứ. Tôi là cái loại ăn không ngồi rồi hay sao? - Tống Kim còn nói: - Tôi chắc chắn sẽ học nhanh hơn Tam Bàn.
Hà Đại Tiến cười một cái khinh bỉ, người này muôn đời không sửa được cái tật xấu tự cao tự đại.
Đan lờ bắt cá không phải công việc nặng nhọc, nhưng cần kỹ xảo và kiên nhẫn.
Trước tiên chọn mấy thanh tre làm khung, sau đó đan từng nan vào cho tới đáy, khi đan tới đáy thì từ từ thu hẹp miệng lại.
Đan cái lờ bắt cá không cần quá khít, nước có thể chảy qua được, cũng như câu nói "múc nước bằng giỏ trúc, tốn công vô ích".
Tống Kim tự tin đan lờ cá, cho là có thể làm nhanh hơn Đường Tam Bàn, dù sao thì ấn tượng của mọi người với người béo là vụng về. Nhưng ông không biết rằng, khi đan lờ cần sự kiên nhẫn và tỉ mỉ nhiều hơn. Ông cố gắng làm nhanh tay thì mu bàn tay bị cọ vào nan trúc mấy lần thành mấy vết xước đỏ ửng, dù nhìn không đau nhưng đụng vào cũng rất xót.
Sau khi đan được năm sáu nan, ông đã hết cả kiên nhẫn, tính nóng nổi lên. Ông quay sang nhìn Đường Tam Bàn thấy ông ta chỉ mới đan có bốn nan nhưng rất ngay ngắn, đẹp mắt, ông nhìn lại mình chẳng khác gì mớ bòng bong.
Tống Kim cố dằn tính nóng xuống, chậm rãi đan tiếp.
Sau hai giờ, hai người mới đan xong cái lờ, Hà Đại Tiến nhận lấy giúp họ đan phần miệng.
Hai cái lờ bắt cá ra lò, tuy không đẹp nhưng cũng ra hình ra dạng, Tống Kim rất hài lòng với tác phẩm của mình, ông hỏi:
- Hay là rèn luyện thêm rồi mang ra chợ bán?
Hà Đại Tiến nói:
- Trong thành phố không thích mấy thứ này đâu, một là chẳng có chỗ dùng, hai là trông quê mùa.
Tống Kim suy nghĩ một lát, nhà ông cũng chẳng treo mấy thứ này làm gì. Người ta treo đồ cổ, danh họa trên tường, chứ ai treo cái lờ bắt cá bao giờ.
Ông lại hỏi:
- Không có nghề thủ công nào kiếm ra tiền sao?
Hà Đại Tiến nói:
- Có chứ, mấy tiết mục quảng bá tay nghề truyền thống trên ti vi đó, nung gốm sứ, điêu khắc hạt đào(*) đều là những nghề có thể nuôi sống bản thân, có thể kiếm nhiều tiền. Nhưng mà... tôi không biết.
(*) Điêu khắc hạt đào là một nét văn hóa truyền thống ở Trung Hoa. Mời bạn vào topic thảo luận để xem ảnh.
- ...
- Vậy ngoài đan những thứ này thì ông còn biết làm gì?
Câu hỏi này chạm đúng nỗi lòng của Hà Đại Tiến. Đúng vậy, sống hơn bảy mươi năm, ngoài làm ruộng, đan mấy cái giỏ nhỏ không trưng bày được, thì ông còn làm được những gì? Hà Đại Tiến nói:
- Trồng cây ăn quả.
Tống Kim hơi bất ngờ:
- Ồ, ông còn có vườn cây ăn quả nữa à?
- Có ba ngọn núi, trồng ít đào và mận, nhưng tôi già rồi, không làm nổi. Con trai lại không chịu quản lý.
Hà Đại Tiến vừa nói vừa thở dài, có cảm giác khó chịu khi tâm huyết bị bỏ hoài bỏ phí.
Đường Tam Bàn ngẫm nghĩ một lát rồi hỏi:
- Vậy ông mất tích thì ai chăm sóc vườn cây ăn quả?
- Không ai cả.
- Thật đáng tiếc. - Đường Tam Bàn đang đói bụng, liếm môi một cái: - Đào nhà ông rất ngọt, thật lãng phí.
Tống Kim cũng than thở:
- Lãng phí.
Chủ vườn trái cây mà không thể bước chân vào vườn cây ăn quả của mình, thật chẳng thể nào vui vẻ nổi.
Hà Đại Tiến không suy nghĩ nhiều nữa, vì có nghĩ nhiều cũng vô ích. Ông đứng dậy, nói:
- Tôi tới hồ thả lờ cá đây, nếu may mắn, không chừng sáng mai sẽ được ăn canh cá tươi đấy.
Đường Tam Bàn nói:
- Vậy tôi sẽ đan tiếp.
Tống Kim cũng chẳng còn cách nào:
- Tôi cũng đan.
Thật ra hai người chỉ muốn hỏi: "Tối nay ăn gì?" cơ.
Lá trà và cơm rượu mà các vị "đạo hữu" mang tới không thể ăn thay cơm, lại càng không thể ăn lúc bụng rỗng được. Mận thì vừa ăn hết lúc đan lờ, bây giờ chẳng còn gì để ăn.
Hà Đại Tiến cũng đói. Lúc ông đi tới cái hồ ở chân núi, dạ dày đói tới quặn thắt.
Mặc dù ông có thân thể của người trẻ tuổi, nhưng linh hồn đã quen một ngày ba bữa rồi. Một ngày không có hạt cơm nào vào bụng, ông cảm giác như chưa từng ăn gì, đói bụng tới phát hoảng.
Ông cầm gậy đào mấy con giun ở trong bùn, bỏ vào trong lờ cá. Ông bỏ thêm một hòn đá vào, lấy dây mây buộc vào miệng cái lờ, rồi ném nó vào trong hồ.
- Mong trời thưởng cho hai con cá. - Hà Đại Tiến nói xong, lại nói thêm một câu: - Tốt nhất là ba con.
Trên đường về, ông thấy có rau dại nên vừa đi vừa hái,cũng hái được kha khá. Dù sao thì gần đây chẳng có ai ăn rau dại nữa, nên trên núi mọc tràn lan.
Ông đi được một đoạn thì thấy xa xa cũng có người đang ngồi xổm dưới đất, hình như cũng đang hái rau dại giống ông.
Người nọ chỉ tầm mưới bảy, mười tám tuổi, nước da trắng bóc, trông không giống tụi trẻ con nhà nông phơi nắng từ bé.
Cậu thiếu niên cũng phát hiện ra Hà Đại Tiến, ngẩng đầu nhìn ông ba giây rồi chợt quay phắt người bỏ chạy. Rau dại trong ngực rơi tung tóe nhưng cậu ta cũng không dừng lại nhặt.
Hà Đại Tiến sờ mặt mình một cái, tức giận:
- Trông mình xấu xí đáng sợ thế sao?
Tất nhiên là dáng dấp Hà Đại Tiến không xấu, nếu da không đen quá thì cũng được coi là một anh thanh niên thanh tú.
Có điều tên nhóc vừa nãy là ai?
Tại sao phải khổ sở hái rau dại giống ông thế?
Trờ lại căn nhà đất, Đường Tam Bàn thấy Hà Đại Tiến hái được một ôm rau dại trở về, cảm động đến suýt rơi nước mắt. Ông nhận lấy rau, đi tới giếng rửa sạch sẽ.
Hà Đại Tiến tìm được một cái nồi sứt sẹo, chỉ đựng được chút nước, nhưng dầu gì cũng đun chín được rau.
Không dầu, không muối, không gia vị, ba người đã ăn một bữa canh rau dại như thế.
Tống Kim không còn cảm thấy mình thảm hại nữa, không có gì bỏ vào bụng mới gọi là thảm hại.
Sắc trời tối dần, mưa cũng đã tạnh. Ba người chỉ có một bộ quần áo trên người nên quyết định giặt quần áo, rồi cả ba trần truồng ngồi hong quần áo bên đống lửa.
Hà Đại Tiến nghĩ tới cậu nhóc mới gặp trên đường về, ông nói:
- Lúc tôi đi hái rau dại, có nhìn thấy một cậu nhóc cũng hái rau dại, không phải người trong thôn. Cậu ta nhìn thấy tôi là chạy mất dạng, cứ như trông thấy ma.
Tống Kim nghe xong, nhìn chằm chằm ông, thấy mặt ông đen như hòn than, bèn nhại giọng ông nói:
- Bỏ chữ "cứ như" đi.
Hà Đại Tiến nghe xong, mặt càng sầm sì hơn:
- Ông có thể im miệng.
Đường Tam Bàn nói:
- Không phải người trong thôn à?
- Không phải, có lẽ là những người "ích cốc" kia.
- Lần trước, anh Đới đã dẫn bốn vị "đạo hữu" tới, hình như không có ai trẻ tuổi...
Đường Tam Bàn bỗng nhớ ra, Đới Trường Thanh có nhắc riêng tới một cậu nhóc:
- Tôi biết là ai rồi, cậu nhóc kia gọi là Nhan Cửu, nghe nói vô cùng sợ người khác.
Hà Đại Tiến nói:
- Nhìn mới khoảng mười bảy, mười tám tuổi thôi. Tuổi này nên đi học mới phải, sao lại chạy tới đây nhỉ.
Tống Kim lạnh nhạt nói:
- Chán đời, trốn đi đấy mà. Nếu người nhà cho phép thì cần gì phải ăn rau dại?
Ông đột nhiên thở dài một hơi khoan khoái:
- Nghe nói có người còn thảm hại hơn tôi, tự nhiên tâm trạng tốt hơn hẳn.
Hà Đại Tiến nói:
- Ông thật không phải người tốt.
- Ha ha, chẳng quan tâm. - Tống Kim tiếp tục lật trở cái quần lót, hong cho khô.
- Cốc, cốc.
Cửa gỗ bị gõ mấy cái, có tiếng cô gái trẻ vọng vào:
- Các đạo hữu có nhà không? Tối nay chúng tôi mở tiệc trà, mời các vị cùng tới dự.
Ba người im lặng nhìn nhau, cả ba không một mảnh vải che thân.
Trắng, đen, béo.
Trong chốc lát loạn cào cào.
- Cô gái, cô đợi một chút! Đừng vào đây!!!
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook