Ôm Trước Khi Hôn
-
24: Những Dòng Suy Nghĩ
Khôi Nguyên luôn thắc mắc không biết trong cái đầu nhỏ của Linh Nhi chứa đựng những gì.
Lắm lúc bị thính thì nó nhây nhây nhoi nhoi, lắm lúc lại hằm hằm cái mặt như vừa mất sổ gạo.
Cậu không biết rốt cuộc đâu mới là chỗ không nên chọc của nó, cũng không rõ lúc nào nó đột nhiên vui vẻ giỡn lại cậu.
Con gái mới lớn phức tạp quá đi mất!
Khôi Nguyên không hiểu, thật ra mạch não của Linh Nhi đơn giản hơn cậu tưởng rất nhiều.
Sáng chưa bước chân ra khỏi nhà đã bị mẹ mắng thì cáu.
Sáng dậy yên ổn đưa Tin đi học rồi đến trường thì vui.
Hầu hết thời gian mẹ Linh Nhi đều đang ngủ trong lúc hai chị em phải dậy đưa nhau đi học.
Song, cô Xuân rất thính ngủ.
Chỉ một tiếng động nhỏ thôi cũng đủ khiến cô tỉnh giấc và cáu loạn lên.
Đã phải lo toan việc nhà còn bị mắng, Linh Nhi không phản bác cũng không thanh minh.
Mặt con bé đanh lại, lạnh nhạt không muốn nói chuyện với ai vì trong lòng nó khó chịu.
Chỉ tới khi Nguyên hoặc Huy làm gì đó khiến Nhi vui vẻ, nó mới trở lại trạng thái bình thường vốn có.
***
Hè rồi nên không cần đi học.
Linh Nhi xách cái làn đi chợ không biết mua từ năm bao nhiêu trên tay, vừa nhún chân vừa tong tẩy cái làn.
Cô Xuân không chịu đi làm, chỉ nằm dài ở nhà đợi người hầu cơm nước.
Hầu hết chi phí sinh hoạt của ba mẹ con đều dựa vào nguồn chu cấp đến từ đằng ngoại, cụ thể là dì ruột và ông ngoại.
Đối với một người không bằng cấp như cô thì "cô không thể nai lưng ra làm những công việc tính lương theo giờ giống bọn trẻ ranh được".
Rốt cuộc, sau một khoảng thời gian đấu tranh khá dài, nhà ngoại Linh Nhi đầu hàng và chấp nhận chu cấp hàng tháng cho cô Xuân.
Ông ngoại trích một khoản lương hưu không liên quan tới chi phí sinh hoạt cho hai chị em đi học.
Nhà nghèo lại không có thu nhập, đống tiền đó hầu như không còn lại bao nhiêu do cô Xuân tiêu pha chèn vào.
Cô Xuân hay đi vay lãi nhỏ lẻ của bà con làng xóm xung quanh.
Người ta thì cũng tham lãi, hàng tháng qua đòi lãi không đòi gốc nên cô Xuân càng phải đi vay mượn chắp vá từ khắp nơi để đập vào chỗ cũ.
Bản thân cô Xuân cũng không tiêu pha gì nhiều, chỉ thích uống rượu.
Nhưng sự thật là số tiền viện trợ từ những người không hề dư dả không đủ để nuôi ba miệng ăn.
Hết cách trong việc cắt bớt chi phí sinh hoạt, cô Xuân đành đi vay lãi.
Linh Nhi hí hửng nhớ đến số dư tài khoản tăng lên từ tiền học bổng, quyết định mua mấy món ngon mà bình thường không dám ăn.
- Cô ơi, cho con một trăm nghìn bắp bò, hôm nay nhà con nấu lẩu ạ.
Linh Nhi cười tươi như hoa khiến cô chủ tiệm thịt có thiện cảm lắm.
Cô hỏi:
- Mới nhận trợ cấp à? Thế đã trả cô tiền ghi sổ thịt từ mấy tháng trước được chưa?
- Dạ, giờ con trả luôn đây ạ!
Linh Nhi vui vẻ gật đầu, ngồi tất toán sổ nợ cùng cô chủ tiệm thịt.
Sở dĩ nhà Linh Nhi nợ rất nhiều sạp hàng trong khu chợ này, nhưng các cô quý Nhi nên thi thoảng vẫn tặng nó cọng hành bó rau.
Thịt là loại thực phẩm có mức giá thành cao lại cần ăn hàng ngày nên cô chủ tiệm thịt cũng không thể cho mãi được.
Cô chủ hàng cá cũng thế.
Linh Nhi hiện giờ chỉ còn nợ hai sạp này, còn dư tiền học bổng nên len lén giấu mẹ đi trả hết nợ nần.
- Cô đừng cho mẹ con biết là con trả hết nợ rồi nha!
- Ừ cô biết rồi.
Cô bán thịt chọn miếng bò to, cắt ra một phần rồi đưa lên cân, sau đó thái nhỏ thành từng sợi dài để bỏ vào túi.
Linh Nhi chưa ăn đã ngửi được mùi lẩu bò nghi ngút, cổ họng giật một cái, cố nuốt trôi cơn thèm thuồng xuống đáy bụng.
Tầm mắt con bé tia đến đống xách bò giòn sần sật ngay bên cạnh, không nhịn được cắn môi.
Nó hỏi:
- Cô ơi, cái này ngon không cô?
- Mày dừng cái trò hỏi dò đấy lại đi.
Ăn thì cô bán rẻ cho mày 50 nghìn, đừng có lèo nhèo!
- Hì, vậy cô bán con từng đó ăn thử nhé ạ!
Trong chợ toàn phụ nữ lớn tuổi, mà ở ngoài Bắc hiếm có ai đi chợ lại ăn nói nhẹ nhàng từ tốn như Linh Nhi.
Cô bán hàng cũng xuôi tai, cho nó thêm gần nửa đống xách bò.
Linh Nhi hí hửng cúi đầu ngoan ngoãn xin cô, chuẩn bị sang tiếp hàng cá để trả nợ.
Phía xa xa quầy bán cá bắt đầu vang lên tiếng hót lảnh lót của con chim xu nịnh: - Cô ơi, con tới đóng họ cho quán nè cô!
Cái làn nhựa nặng trĩu là minh chứng của một buổi đi chợ sớm bội thu, đã thế còn trả hết nợ nần.
Hai mắt Linh Nhi hơi híp biểu hiện sự thỏa mãn, cả khuôn mặt cúi xuống vừa đếm gạch vừa nhìn chằm chằm vào cái làn màu đỏ trên tay.
Một viên gạch, hai viên gạch, cổ áo Linh Nhi đột nhiên có lực kéo.
Ai đó đang dồn sức lôi ngược con bé vào trong hẻm chợ.
Linh Nhi chưa kịp ú ớ, cảm giác quen thuộc đến đáng sợ tràn về, đến cả cách cầm cổ áo lẫn với tóc cũng ám ảnh đến lạ.
Ba khuôn mặt cả đời này nó cũng không quên xuất hiện.
Linh Nhi dựa vào tường thở hổn hển, mồ hôi lạnh tứa đầy sau lưng.
Đồ trong làn đi chợ rơi vãi khắp đất, hai túi thịt được bọc trong nilon thì còn nguyên nhưng rau củ thì không may mắn như vậy.
- Dạo này trông mày khá khẩm nhỉ?
Một trong ba đứa con gái đánh giá chiếc áo phông local brand (nhãn hiệu trong nước) đắt đỏ trên người Linh Nhi, mẫu mã tuy cũ nhưng là phiên bản giới hạn.
Hai đứa còn lại có vẻ cũng nhận ra điều khác biệt.
Từ tóc tai, mắt kính, đôi giày, quần áo trên người Linh Nhi đều thay đổi so với nửa năm trước.
Nếu không phải cái làn đi chợ cũ nát đến mức quen thuộc, đám bắt nạt từ hồi cấp II này đã không nhận ra.
- Mày còn có cả airpod?
Chúng nó lôi từ dưới mái tóc xõa dài ra một cái tai nghe không dây, kinh ngạc đánh giá xem đây là đồ thật hay giả.
Linh Nhi muốn đòi lại.
Đây là tai nghe cũ Khôi Nguyên cho nó mượn để nghe nhạc, nó không muốn bị bọn bắt nạt này cướp mất.
- Mày biến thành người khác luôn rồi Linh Nhi ạ.
Phong cách cũng khác.
Trông như...!nhà giàu mới nổi?
Tiếng cười giễu cợt lại thi nhau tràn ra.
Linh Nhi nhíu mày, thầm nghĩ đồ nó mặc trên người là đồ chị Châu cho, nếu người nào không rành về mua sắm thời trang thì làm sao mà biết được đây là đồ đắt tiền? Trên người nó cũng không đeo vàng bạc châu báu gì, thế nào gọi là nhà giàu mới nổi?
- Nhà giàu mới nổi?
Linh Nhi hỏi ngược.
Ba bạn nữ có vẻ cũng đã quen với cái miệng không sợ chết của Linh Nhi, thở dài giải thích:
- Trên đầu có kẹp tóc, bên tai có tai nghe.
Mặc dù cái vòng tay bện chỉ kia trông hơi nát, nhưng đôi giày thể thao và đôi tất mày đang đi rất xịn.
Cả áo phông đắt tiền và chiếc quần bó lửng này nữa.
- Mày đang ăn mặc như thể mày thật sự giàu có Nhi ạ...!Tao không biết nữa? Trông mày xinh đẹp hơn chăng?
Một bạn nữ ép sát Nhi vào góc tường, vươn tay giật tóc, kéo cái kẹp sắt hình ngôi sao trên đầu nó xuống mà không thèm mở kẹp.
Linh Nhi nghe thấy tiếng tóc đứt từng sợi, da đầu đau đớn tê dại.
Nó đột nhiên nắm lấy tóc của đối phương, học theo giật mạnh xuống.
- Á con chó, mày làm cái đéo gì thế???
- Trả tai nghe cho tao!
Hai bạn nữ còn lại thấy bạn mình bị bắt nạt, nghiến răng xông lên tát bôm bốp vào mặt Linh Nhi.
Một mình con bé không thể chọi lại hội bắt nạt từ thời cấp II này, chẳng mấy chốc nó đã bị ép vào tường, chân tay bị hai người giữ chặt không thể động đậy.
Bạn nữ kia lần đầu ăn trái đắng, tức giận tát Linh Nhi lệch mặt sang bên. m thanh thanh túy vang vọng giữa nơi ngõ hẻm vắng người.
Mấy nhỏ côn đồ đắc thắng, chắc mẩm đã tới lúc con giun ngừng quằn quại rồi.
- Mày ngoan một chút đi, nói cho tao biết ai là người cho mày những thứ đồ này thì tao tha cho.
Con đ* nghèo như mày không thể đủ tiền mua sắm no đủ như vậy được.
À, hay là tao tiết lộ quá khứ của mày cho thằng đó nghe nhé? Bọn mình thử cùng đoán xem nó sẽ rời bỏ mày như con bạn thân cũ của mày, hay tiếp tục ở lại bên mày nào? Ha ha ha...
Bạn nữ ngẩng đầu lên trời mà cười, hai bạn nữ khác cũng khúc khích cười theo.
Linh Nhi chẳng cảm thấy có gì hài hước ở đây cả.
Nó khẽ hé môi, gằn giọng xuống:
- Phiền thật...
Chất giọng lành lạnh của Linh Nhi nhẹ vang, cắt đứt tiếng cười giòn dài dằng dặc.
Mặt nhỏ bắt nạt đanh lại, không tin hỏi:
- Mày vừa nói cái gì?
- Mày rất là không biết điều luôn ấy?
Chát! Linh Nhi ăn thêm một cái tát.
Con bé liếm môi, mùi máu tanh nồng như mùi sắt gỉ khiến nó nhăn mày vì khó chịu.
Mấy đứa con gái vẫn liên tục hỏi "thế thì sao" như thể đang trêu tức Linh Nhi.
Nó siết tay, chùm chìa khóa trong túi quần bị nắm chặt.
Linh Nhi giật ra khỏi một đứa đang ghìm mình, ngón tay đan xen đầu chìa khóa đấm mạnh vào bụng của nhỏ đang đứng đối diện.
Nếu cú này vào mặt thì sẽ rất nguy hiểm, nhưng vào lớp bụng có ngấn mỡ kia thì "cùng lắm" chỉ chảy máu thôi.
Quả nhiên, hai con giặc ở hai bên cách tay Linh Nhi kêu la ầm lên.
Chúng nó hoảng đến cực độ, mồm nhại đi nhại lại một câu như vẹt kêu:
- Máu, máu kìa!
- Máu! Máu!
Linh Nhi cầm chìa không nhô lên nhiều, nó đoán vết thương không sâu nhưng cũng khá đau đấy.
Nhi nhặt hai túi thịt bắp bò và xách bò lên bỏ vào làn, cất gọn ra một chỗ rồi chậm chạp ngồi lên người con bé kia.
Chiếc áo xinh đẹp của nhỏ bắt nạt bị nhuốm vài lỗ đỏ be bé, so với đôi môi rách toác và gò má bầm tím của Linh Nhi thì chẳng đáng là bao.
- Mày tưởng tao không biết mày chính là đứa đã gửi bài viết kia cho thằng Hiếu lớp tao à? Tao hỏi thật, mày có tự nhớ đám đàn anh của mày đã nói gì không Giang?
Đứa con gái tên Giang trợn tròn mắt nhìn kẻ mình từng bắt nạt nay lại chễm chệ ngồi trên người mình, cả người dại đi.
Giang nhớ chứ, nhớ như in những buổi đầu tiên bắt nạt Linh Nhi, Giang suýt chút nữa đã động đến "giới hạn cuối cùng" của nó - chính là con bạn thân cũ kia của Nhi.
Khi ấy, con giun đang bị xéo bỗng nhiên lồng lên, phải 3 4 anh khối trên mới đè nổi nó xuống.
Sau đó Giang đã bị các anh tặng cho một cái tát, và lời cảnh cáo không bao giờ được động vào "giới hạn cuối cùng" của Nhi lần nữa.
Giang có thể sỉ nhục, có thể dọa nạt hay đánh đập.
Giới hạn của Nhi cũng chỉ nằm trong bản thân Nhi, vì đối với Nhi, nó tự xem nó là một thứ rác rưởi tệ hại.
Nhưng một khi đã động tới người mà đống rác ấy coi như châu báu, Nhi như biến thành người khác, giống hệt con chó phát dại, cũng giống hệt như con mẹ điên của nó.
Linh Nhi giơ tay lên cao, Giang sợ hãi tới mức ngất xỉu.
Linh Nhi thở dài, lọ mọ đứng dậy nhìn đống rau củ đã bị dẫm be bét.
Con bé đeo khẩu trang lên, lững thững phủi đồ quay lại chợ.
- Cô ơi, con đóng họ lần hai cho cô nè!
***
Linh Nhi không phải là một đứa nhỏ vô cảm.
Nó cũng có những suy nghĩ nghịch ngợm đúng với lứa tuổi của mình, chỉ là nó không thể hiện ra.
- Em thật sự không biết vì sao mình được 4 điểm bài văn này à?
Linh Nhi kiên nhẫn hỏi em trai, cố gắng chỉ cho nó lỗi sai lớn nhất.
Cu Tin lắc đầu ấm ức báo hiệu cho một cuộc dạy dỗ thất bại.
Nhi hít thở sâu, hỏi lại em thật nhẹ nhàng:
- Em đọc lại chị nghe câu đầu tiên nào?
- "Gia đình em có 4 người."
- Giỏi quá.
Đọc tiếp câu tiếp theo nào.
- "Đó là: Em, chị gái em, anh Huy và anh Nguyên."
Cu Tin thốt ra nhẹ tênh.
Linh Nhi mỉm cười, đằng sau chất giọng thiên thần là cái bẫy nồng nặc mùi thuốc súng:
- Thế bố mẹ đâu?
Cu Tin trề cái mỏ phớt hồng của nó ra, thậm thụt ngó nghiêng xem mẹ đâu.
Đoạn thằng bé nghiêng đầu, hơi dí sát vào tai chị mà thì thầm:
- Kết bài có câu "Em rất yêu gia đình của em", nhưng em không quý bố mẹ đến mức đấy chị ạ!
Thằng cu cười tươi rói.
Đoạn nó lặng lẽ gạch số 4 trong bài tập làm văn đi, sửa lại:
- Thế em để hai người là chị em mình thôi nhé?
Linh Nhi cố gắng rặn ra nụ cười cuối cùng, bất lực gọi điện cầu cứu Minh Huy trong nhóm nhắn tin chung.
Ngồi đối diện cậu em trời đánh thông qua màn hình điện thoại, Minh Huy đẩy gọng kính đen của mình.
Đôi mắt cậu thâm quầng do thức khuya đánh điện tử đến sáng, giọng điệu ngái ngủ giống như mới chỉ bò dậy ngay sau khi Linh Nhi gọi.
Khôi Nguyên thì khá hơn, cậu đang nhâm nhi cốc nước gì đó mà Nhi không rõ, đôi chân đong đưa gác lên bàn làm việc.
Khôi Nguyên đọc bài văn của Tin xong thì phá lên cười, nửa đùa nửa thật nói:
- Muốn cô giáo cho bài văn đấy điểm cao cũng được thôi.
Mai anh mang giấy đăng ký kết hôn đến, em bảo chị Nhi ký vào là được.
- ?
Linh Nhi éo thể tin nổi nhìn chằm chằm vào khuôn mặt nhe nhởn của Khôi Nguyên, cơn giận bùng lên trên đỉnh đầu.
Cu Tin dù không hiểu lắm nhưng vẫn biết điều ngồi im thin thít, cu cậu cảm nhận được bàn tay chị đang lặng lẽ siết chặt mép vở, nhanh miệng đánh lạc hướng:
- Anh nói gì em nghe không hiểu.
Em muốn nghe lời khuyên từ chuyên gia khác ạ.
- Ý là bao giờ chị Nhi nhà em chịu cưới a...
Tút...!Khôi Nguyên bị Linh Nhi đá khỏi phòng chat.
Linh Nhi lạnh mặt nhìn vào màn hình điện thoại chỉ còn mỗi Huy đang ngáp ngủ, ánh mắt mong chờ và đầy sát khí.
Minh Huy đột nhiên nghiêm túc hẳn.
Cậu ho nhẹ, né tránh vấn đề vừa rồi mà hai chị em nhà họ Trình đặt ra, bảo:
- Anh cảm thấy em chưa đủ tuổi để hiểu điều mà anh Nguyên vừa nói.
Em chỉ cần biết hiện tại bọn anh không phải là người nhà của em.
Rõ chưa?
- Dạ...
Cu Tin ỉu xìu đáp, sửa hai cái tên Huy và Nguyên thành bố và mẹ.
Đoạn cu cậu đọc thêm một bài văn điểm kém nữa lên, đọc cả lời phê của cô giáo cho bài văn đó:
- Bài này em được 6 điểm.
Cô giáo em bảo trong bài tập làm văn không được ghi là "tôi cho rằng", phải viết là "em cho rằng" anh ạ.
Cu Tin mới chuẩn bị lên lớp 4, là nhi đồng trong xã hội, là mầm non của đất nước.
Mai sau lên cấp II nó viết văn xưng "tôi" cũng được, nhưng hiện tại nó viết bài vẫn nên xưng "em" cho lễ phép.
Tất nhiên Linh Nhi không cảm thấy "tôi" là một đại từ sai.
Nó chỉ cảm thấy cô giáo bắt bẻ hơi kỹ chứ cũng không bài xích gì nhiều.
Giải thích sao cho thằng nhóc này hiểu và chấp nhận cái lỗi sai không đáng là lỗi ấy mới là vấn đề.
- Uầy, sao cô giáo chấm gắt thế? Em thử ghi là "bố mày cho rằng" xem cô giáo bảo gì.
- Dạ vâng.
- Dạ - Minh - Huy!
Linh Nhi gào ầm lên, may là cô Xuân đã ra ngoài sân tập thể để tám chuyện.
Huy nhếch mép cười, mái tóc rối bù vì ngủ dậy chưa chải xoã tràn qua mắt kính, trông rất mụ mị bất cần đời.
- Anh đùa thôi, cứ ghi theo cô dặn nhé! Xưng "em" cho ngoan.
Em Nhi nhỉ?
- Tao giết mày!
- Nếu muốn được giải Toán hộ thì em Nhi mang em Nhật ra quán nước ngồi rồi gọi Huy đến nhé.
Chứ Tập Làm Văn thì Huy chịu rồi...
Minh Huy lè lưỡi, nhanh chóng tắt máy trước khi Linh Nhi kịp rồ lên lần hai.
Linh Nhi chán nản gục đầu xuống bàn, thầm chửi mẹ mấy thằng ranh, tao cần gì chúng mày dạy nó Toán.
Giấy thi giải Toán của tao còn đang dán kín tường kia kìa.
***
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook