Ổ Buôn Người
-
Chương 37
Thằng bé trong bộ đồng phục đút chiếc điện thoại của Long vào túi quần rộng thùng thình chạy thục mạng vào khu ổ chuột tối om. Chạy được một chập hắn nhận ra không hề có ai đuổi theo. Nạn nhân của nó hôm nay dường như không còn sức để đuổi, hoặc cái hắn cướp được không đáng giá để anh ta liều mạng đuổi theo một tên trộm. Với Long, cả hai lí do trên hôm nay đều đúng. Tên hắn là Chihok, một trẻ lang thang thứ thiệt thành Pnompenh. Hắn không nhớ nổi tự bao giờ, và cũng không biết ai đã mang hắn từ một làng chài nghèo khó bên dòng Tônle-Sáp để ném vào một thành phố hỗn độn đến ngộp thở này. Hắn mồ côi cha từ tấm bé. Chihok chỉ nhớ mang máng rằng sau một đêm ngủ trên con thuyền với mấy đứa em để mẹ lên chợ bán cá lóc từ sáng sớm. Khi tỉnh dậy, Chihok đã thấy nằm trên sàn một căn phòng nhớp nhúa không ánh sáng cùng với những đứa trẻ nheo nhóc như hắn. Vùng dậy hoảng hốt, hắn gọi tên những đứa em nhưng chúng không ở đó. Bị giám sát và đánh đập tàn nhẫn bởi bọn cai người độc ác. Khi biết rằng mình đã bị bắt cóc vào nhóm ăn xin tại Pnompenh, hắn hiểu rằng cuộc đời từ nay đã rẽ sang một ngả khác. Hình ảnh đàn em nheo nhóc bì bõm khi mùa lũ về đã vĩnh viễn đi vào kí ức. Khuôn mặt người mẹ sạm nắng dưới vành khăn cà-ma ướt sũng mồ hôi đi mót lúa trên cánh đồng nứt nẻ mùa khô hiện về làm Chihok không cầm được nước mắt. Thế là hết. Hắn gia nhập nhóm ăn cắp và móc túi từ đó. Một nhóm tội phạm trẻ em khét tiếng do thủ lĩnh đường phố Macthai người Thái Lan chỉ huy. Tối nay, sau khi nhai ngấu nghiến hai chiếc đùi gà ăn dở của một đôi trai gái bỏ thừa trong nhà hàng Macdonal. Chihok lại bồn rửa vục nước uống ngon lành rồi ngó qua hình hài của hắn. Đen đúa và cao lêu nghêu. Vẫn bộ đồng phục học sinh mà Macthai chu cấp, trông hắn chả có gì khác với những đứa học sinh thực thụ trong ngôi trường tiểu học bên cạnh. Có khác chăng chỉ là đôi mắt quen nhìn xăm xoi vào thắt lưng và túi xách người đi đường. Mọi người đã biết hắn là ai và họ đều lẩn tránh như hủi mỗi khi hắn đến gần. Hôm nay là một ngày đẹp trời của Chihok. Suốt từ sáng đến chiều, lang thang hết khu mua sắm, quảng trường trung tâm và đâu đâu người ta cũng lườm mắt cảnh giác hắn. Đã quá tuổi ăn xin, sau một ngày chưa chôm chỉa được của ai cái gì. Chihok rời khu trung tâm với bàn tay trắng và hắn không biết làm gì để tránh đòn roi của Macthai đang chờ hắn ở nhà trọ.
Hắn đang thất thểu ủ rũ về khu trọ thì gặp Long. Người khách du lịch đáng mến này bỗng dở hơi nhờ hắn nghe điện thoại. Hóa ra thế gian này vẫn có kẻ tin mình. Thoáng chút đắn đo nhưng bản năng săn mồi tự nhiên mách hắn đây là cơ hội. Như một phép màu, chiếc điện thọai được chính anh ta trao vào tay hắn. Hắn chạy thục mạng qua ba con phố bất chấp tiếng kêu thất thanh của nạn nhân sau lưng. Tuy mệt nhưng khi biết chắc nạn nhân đã mất dạng phía sau hắn mới dừng lại để thở và ngắm nghía chiến lợi phẩm. Một điện thoại Motorola xịn. Ông trời quả có mắt. Mang ra hiệu cầm đồ rẻ cũng vài chục ngàn riel. Nộp phí ăn ở và thuế thu nhập cho Macthai cũng còn lại dăm ngàn riel. Hắn sẽ mua một chiếc xe đạp cũ gửi về em đi học. Thật không thể tin nổi. Mình không thể cho tên Macthai và đồng bọn biết được cú vớ bẫm này. Nó hoàn toàn thuộc về mình. Chihok ngó nghiêng xem có tên nào trong hội lảng vảng không rồi lẹ làng tiến về hiệu cầm đồ phố Chena. Sau chiếc quầy bằng kính đầy rẫy hàng ăn cắp đang cắm quán của khách, một ông lão gốc Hoa béo ục ịch lé nhìn hắn rón rén đi vào.
- Hôm nay có gì hở?
Hắn tiến sâu vào quán ngó nghiêng lần nữa rồi mới dám rút chiếc điện thoại đưa cho lão.
- Ông trả tôi bao nhiêu?
Lão béo cầm lấy máy, lật trước lật sau rồi mở nắp pin. Lão dương cặp mắt híp nhưng tinh đời rồi trả lại Chikok không nói gì. Thằng bé ngỡ ngàng:
- Sao, không lấy hả?
- Loại này hàng nhại của Tàu. Không phải xịn. 2000 riel thì lấy, không thôi. Chihok ù cả hai tai. Hai ngàn riel thì mua xâu côn trùng điểm tâm còn chả đủ. Hắn thất thần nhìn lão già rồi nhìn chiếc điện thoại. Lão đòn mình đây? Chihook láu lỉnh bỏ đi. Hắn biết bỏ đi cũng là một cách mặc cả. Hắn hi vọng lão già sẽ gọi hắn quay lại cò kè thêm. Nhưng đã đi sắp khuất mà lão ta chẳng đoái hoài gì đến hắn. Chihok dỏng tai cố đi thật chậm. Vẫn không. Vậy là lão đếch cần thật. Chiếc điện thoại rởm thật rồi. Chihok đau khổ đứng mếu máo định quay lại đổi quách lấy 2000 riel cho xong nhưng hắn nghĩ: đã thế mang về nộp cho chủ soái để tạo dựng lòng tin vậy. Coi như
mình không biết thật giả. Hai ngàn riel để mua lòng tin, đó là cách khôn ngoan nhất. Chihok rảo bước, mặt hớn hở chạy về ngõ hẻm hôi hám quen thuộc. Đến cánh cửa gỗ xập xệ khép hờ, hắn hùng dũng đẩy cửa tiến vào. Trong góc phòng, hai gã đàn ông và hai cô gái đang đánh bài trên chiếu. Mùi thuốc lá sặc sụa. Macthai ngồi trong cùng.
- Đại ca! em vừa cướp được con điện thoại!
Macthai vờ không nghe thấy. Mắt hắn đăm đăm nhìn xấp bài đang xòe ra.
Tay kia kẹp mẩu thuốc đưa lên môi rít một hơi thật sâu. Hắn đang lo đối phương vào phỏm rồi ù trước.
- Đại ca! Điện thoại Motorola xịn ạ? – Chihok kiên nhẫn báo cáo. Macthai thả điếu thuốc lên gạt tàn dằn một quân bài xuống chiếu rồi tranh thủ
ngửng đầu nhìn tên nô lệ bằng cặp mắt vô hồn. Mớ tóc lụp xụp vàng hoe rủ xuống như muốn che lấp khuôn mặt choắt của tên thủ lĩnh tuổi teen. Những nô lệ của hắn chỉ báo cáo chiến lợi phẩm một cách miễn cưỡng khi bị phát hiện hoặc bị ăn đòn của hắn. Ít đứa làm việc đó một cách tự nguyện và kiêu hãnh như Chihok. Hắn thích những đứa trẻ đến từ vùng Xiêm Riệp hơn là vì thế.
- Điện thoại của một khách nước ngoài ạ. - Chihok muốn gây thêm chú ý. Macthai úp xấp bài xuống chiếu. Cả bốn con bạc tròn mắt quay ra nhìn Chihok. Danh từ “nước ngoài’’ vốn được ưa chuộng tại một quốc gia nghèo như Campuchia, nhưng hôm nay cái từ ấy mang đến cho Macthai một mối quan tâm đặc biệt.
- Khách du lịch nước ngoài hả? Sao mày lại vặt được của hắn?
Chihok sung sướng vì đã làm cho chủ soái tò mò:
- Hắn lớ ngớ hỏi đường bị em giật và chạy một mạch về đây báo cáo anh ngay. Macthai nhìn hắn bằng cặp mắt hài lòng, sự phục tùng tuyệt đối của hai mươi đứa mà hắn đang cưu mang không hề suy giảm. Macthai đón lấy chiếc máy trên tay Chihok. Nhưng chỉ ấn vài phím, tên lưu manh nhận ra ngay hàng nhái. Định lia ra sân, nhưng hắn chần chừ rồi lục soát chiếc máy như muốn tìm cái gì đó. Cả hội chăm chú nhìn hắn. Bỗng mắt hắn giương to như vừa nhặt được một thỏi vàng trong tay. Hắn thấy gì vậy?
Khi cầm chiếc điện thoại trên tay, Macthai để ý ngay đến màn hình có ảnh người phụ nữ tóc xoăn được đặt làm nền. Ảnh chụp đâu đó ở Hạ Long mà hắn từng xem trên Tivi. Hắn nhận ra khuôn mặt quen thuộc này. Rất quen. Đêm qua hắn đang ngủ thì tên Cương gọi đến thông báo một phi vụ mới cần hắn tham gia. Khi đến tìm Cương, gã doanh nhân người Việt mở máy tính xách tay lục ra một email. Bức thư của một “khách hàng’’ thông báo một đôi tình nhân sẽ sang Pnompenh. Cương sang Pnompenh làm ăn buôn bán đã lâu và cầm đầu một băng Mafia ở đây chuyên bắt cóc tống tiền các thương gia nước ngoài. Lần này hắn gọi Macthai đến cũng không ngoài mấy phi vụ tương tự như thế. Macthai nhìn tấm hình có đôi tình nhân gốc Á. Thông thường chúng chỉ bắt cóc người Tây Âu bởi nạn nhân luôn sẵn sàng bỏ rất nhiều tiền chuộc miễn là để bảo toàn tính mạng cho con tin. Macthai hoài nghi sự giàu có và lòng hi sinh tài sản vì con người của dân châu Á, nhất là người Việt Nam và Trung Quốc.
- Tống tiền thằng này sao? - Macthai chỉ tấm hình mỉa mai.
- Thì chả nhẽ gọi mày đến để chơi không?
- Vụ này như thế nào, giá cả làm sao?
- Vụ này do đích thân một tay buôn người xuyên quốc gia đặt hàng. Tuy thế nhưng lại đơn giản. Việc của mày chỉ cần đến sân bay pnompenh đón hết các chuyến bay từ Việt Nam qua. Do không nắm được cụ thể chuyến bay nào nên chúng tao nhờ mày theo dõi cả ngày mai tại cổng chờ sân bay. Khi nào thấy đôi tình nhân này qua, gọi ngay cho tao. Sau 5 phút quân của tao sẽ thực hiện công việc. Nhiệm vụ của mày lúc đó coi đã xong.
- Chỉ vậy thôi sao?
- Đúng.
- Tôi cần được biết tên của họ.
- Tên của cô ta là Nguyễn Thu Hương, và người kia là Long.
- Chắc chắn mai chúng sẽ qua?
- Đúng.
Đúng sáng hôm sau, Macthai dẫn một nhóm “thám tử nhí’’ do hắn đào tạo ra sân bay. Hướng dẫn công việc xong, hắn trở về nhà. Đúng 22 giờ 40 phút, đám trẻ nhận diện được một phụ nữ trong ảnh xuất hiện nhưng không có người đàn ông nào đi cùng mà thay vào đó là một phụ nữ khác. Tên “thám tử nhí’’ một mặt báo cáo cấp trên, một mặt bám theo đối tượng. Vẫn ở nhà chỉ đạo từ xa, Macthai ban lệnh phân ra hai tổ, mỗi tổ hai đứa. Một tổ bám theo cô ta và tổ kia nhất định bám trụ hiện trường chờ con mồi thứ 2. Tuy nhiên, đến 23 giờ 35 cùng ngày sân bay đóng cửa mà vẫn không thấy người đàn ông xuất hiện. Rủi thay, chính người đàn ông chứ không phải cô gái mới là mục tiêu của hắn. Thất vọng thu quân về và dở chiếu bạc ra giải sầu cùng với đám chiến hữu.
Đến ngày hôm sau, vẫn kịch bản như ngày thứ nhất. Nhóm thám tử sân bay của Macthai cũng không phát hiện ra người đàn ông. Macthai quyết định báo cho Cương hủy bỏ phi vụ. Cương lập tức gọi về cho “khách hàng’’ tại Việt Nam xác nhận lại thông tin “tình báo’’ thì được tên này cam đoan con mồi đã lên đường đi Pnompenh hôm qua như đã báo. Hắn liền nhận ra thì đã muộn, rất có thể đối tượng đã đi qua một trong năm cửa khẩu đường bộ. Bọn chúng đã bỏ lỡ. Bây giờ tìm tên Long trong số gần 3 triệu dân Pnompenh là điều bất khả thi. Phi vụ phá sản hoàn toàn. Thế nhưng điều kì diệu đã xảy ra. Đêm nay Chihook dẫn xác về với chiếc điện thoại trên tay làm cho manh mối bỗng dưng lóe sáng. Số tiền hợp đồng miệng tưởng như tuột khỏi tầm tay nay đang hiển hiện gần hơn bao giờ hết. Nhận ra đôi tình nhân trong điện thoại chính là con mồi mà hắn đang hao tâm tổn sức mấy hôm nay, Macthai gọi ngay cho Cương:
- Ông anh, đã tìm thấy tên Long rồi.
Cương nảy người như điện giật:
- Đâu, nó đang ở đâu?
- Dạ nhưng... mới thấy điện thoại của nó thôi. Chắc hắn đang loanh quanh đâu đây.
- Tìm điện thoại là thế quái nào. Phải tìm bằng được hắn ta đang ở đâu. Macthai quay lại tra khảo chihook về tung tích gã khách du lịch nhưng Chihook một mực lắc đầu không biết anh ta đi về hướng nào. Ngay cả mặt mũi của nạn nhân, Chihok cũng đâu đã kịp nhìn kĩ. Macthai lúc này chỉ có cách sử dụng kĩ năng và sự thông minh của hắn để truy tìm anh ta. Quá thường. Hắn thừa thông minh và cả tính láu cá. Xua mấy con bạc đang xúm xít ra ngoài, hắn ngồi hẳn xuống chiếu. Việc đầu tiên là lục xem hết các số mới gọi đi và đến. Một loạt cuộc gọi được lưu trong máy hiện ra. Tuy chỉ tốt nghiệp tiểu học nhưng hắn biết phải dùng phép thử và loại dần. Một thuật toán đơn giản và cổ điển nhất. Bắt đầu từ số đầu tiên. Macthai ấn số gọi lại. Khi có người bắt máy, hắn lấy vẻ tự nhiên hỏi:
- Alo, đây là đâu ạ?
Đầu dây bên kia vẻ khó chịu:
- Anh gặp ai?
- Tôi muốn hỏi anh ...à anh là ai đấy nhỉ?
Đầu dây bên kia lẩm bẩm câu gì đó kiểu như “đồ dở hơi’’ rồi dập máy. Macthai nhận ra rằng danh không chính thì ngôn không thuận. Phải bịa cái gì đó thật hợp lí. Một người khách du lịch thì thường đàm thoại với ai được nhỉ. Khách sạn, đại lí vé tàu xe hay máy bay, văn phòng du lịch, hướng dẫn viên... Hắn tần ngần vài phút rồi gọi số tiếp theo.
- Alô! có phải văn phòng công ty du lịch không ạ?
- Nhầm rồi, đây là văn phòng khoa Văn Hóa. Anh là ai ạ?
- Ôi, chào cô! – Macthai đoán rằng làm ở khoa một là cô hai là thầy. - Tôi là ... Long đây, nhận ra chưa?
- Long nào? Xin lỗi anh nhầm với ai không ạ? Tôi không quen ai tên Long cả.
- Long từ Việt Nam qua đây, vừa gọi cho cô chiều nay ý mà. Đầu dây bên kia phát ra những tiếng bíp bíp. Hắn cũng dập máy. Macthai không thấy dơ chút nào cả. Ngược lại, hắn lại lấy đó làm trò tiêu khiển. Nhận thấy một số điện thoại nữa. Hắn lại ấn số.
Chuông đổ hơn chục hồi nhưng không ai nhấc máy, có lẽ một cơ quan nào đó đã nghỉ việc hoặc vắng nhà. Còn một số cuối cùng. Niềm hi vọng mong manh. Đầu dây bên kia vừa đổ hồi thứ nhất thì có âm thanh tự động cài sẵn vang lên: “Khách sạn Apsara xin kính chào quý khách, chúng tôi hân hạnh được phục vụ qúy khách...’’ Đúng là khách sạn, không ngoài dự đoán. Trong khi chờ người trực tổng đài bắt máy, hắn rít nhẹ điếu thuốc trên tay.
- Alô lễ tân nghe đây ạ! - Một giọng nói vang lên cắt ngang dòng âm thanh tự động.
Hắn khoan thai phả khói lên không trung:
- Xin hỏi còn phòng VIP nữa không ạ?
- Anh cần mấy phòng, khi nào trọ ạ?
- Tối nay. Cho tôi đặt luôn một phòng.
- Vâng, vẫn còn phòng. Tôi đã ghi lại. Hẹn gặp lại anh!
- Tốt lắm, à mà địa chỉ cụ thể khách sạn nằm đường nào nhỉ?
- Số 213A phố Preah Norodom!
- Cảm ơn em nhá! Bye!
Ba mươi phút sau tại quầy lễ tân xuất hiện hai thanh niên ăn mặc kiểu dân phòng đi mô-tô phân khối lớn đeo súng trường tuần tra ập tới khách sạn. Hai tên đỗ chiếc Suzuki 125 trước cửa rồi rảo nhanh đến quầy lễ tân:
- Xin lỗi! Một tên ăn cắp đang nấp trong khách sạn các cô. Hai cô gái tròn xoe mắt nhìn hai thanh niên mặc đồ xanh sẫm quàng khăn cà ra, đầu đội mũ vải nồi mang súng kiểu lính Polpot.
- Không thể thế được! – Một cô lắp bắp nhìn gã dân phòng. Tên đứng sau thò tay vào túi ngực lấy một tấm ảnh đen trắng in trên giấy A4. Hắn đấm mạnh tay lên quầy:
- Chính hắn đây. Chiều nay hắn vào cửa hàng điện thoại chôm đồ bị camera an ninh quay lại. Chúng tôi đã ghi hình lại đây. Nếu các vị không khẩn trương hợp tác chúng tôi buộc phải lục soát và tố cáo khách sạn quý vị dung túng kẻ gian. Hai cô gái nhổm hẳn dậy trừng mắt nhìn bức ảnh mờ nhưng đủ để nhận ra người đàn ông cởi trần trong ảnh là ai. Thật không ngờ, đã kẻ cắp còn bày trò mất chứng minh thư nữa. Cô nhân viên trẻ rối rít:
- Dạ... đúng ạ. Anh ta thuê phòng hôm qua, đi từ sáng nay vẫn chưa về. Có lẽ lát nữa các anh hãy quay lại.
- Cô cam đoan hắn sẽ về đây chứ?
- Chắc thế, hành lí còn trên phòng mà.
Hai gã dân phòng nhìn quanh quất rồi lầm lũi bỏ đi.
***
Mất điện thoại và không còn xu dính túi, Long dẫn tấm thân mệt nhừ qua những khu phố vắng tanh trở về khách sạn. Giờ này không ai biết tin gì về vợ anh có nghĩa rằng chuyện xấu đã xẩy ra. Có thể ngay lúc này, trên các mặt báo Việt Nam đã nhan nhản tin về sự mất tích của vợ anh. Anh dự định khi đặt chân đến khách sạn sẽ gọi về nhà lần nữa và lướt qua trang web pháp luật. Nếu đúng lịch trình thì chiều nay cô ta đã về đến Hà Nội. Nếu Thu Hương đã an toàn về nhà thì là một điều kì diệu. Còn chưa về, anh cũng chẳng biết lần ở đâu mà tìm. Những ý nghĩ ngổn ngang trong đầu như muốn thúc giục anh phải rời thành phố bí hiểm này càng nhanh càng tốt. Long rảo nhanh chân. Khi anh đi qua một quảng trường nhỏ trên phố Preah Norodom đoạn gần khách sạn anh thấy một đám đông tụ tập nhảy nhót vui vẻ như trẩy hội. Anh lại gần thì thấy giữa đám đông là các cô gái trẻ mặc xà rông xanh đỏ khoe những đôi tay trần tròn lẳn như những búp măng non đang nhảy theo tiếng nhạc xập xình vui tai. Múa lâm thôn. Mấy món hội hè đàn đúm thế này vợ anh say sưa có lẽ chỉ sau mua sắm và ra sức biện minh nào là phong tục cổ truyền hay văn hóa dân gian mỗi khi cô ấy đòi anh đưa đi tham dự. Anh thấy vợ nói chẳng sai nhưng cô ấy có lẽ không bao giờ biết được rằng một phần ba các vụ ẩu đả và mất cắp đều nảy sinh từ những cuộc đàn đúm vô tiền khoáng hậu như thế này. Định đảo quanh lần nữa biết đâu vợ anh hay bà trưởng khoa đầu têu nào đó đang ở trong này nhưng Long không còn sức để chen lấn. Anh thất thểu tiến về cuối phố. Khi đến đoạn rẽ vào cổng khách sạn. Long ngó hai bên đường cảnh giác. Từ phía sau, bất ngờ xuất hiện một chiếc mô -tô phân khối lớn rồ máy áp sát. Hai thanh niên mặc trang phục dân phòng nhảy xuống sát bên Long:
- Xin hỏi, anh là Long?
Long sửng sốt khi hai gã nhà binh đội mũ Mao đeo băng đỏ bên tay hỏi đúng phóc tên mình. Anh ú ớ không nên lời thì gã kia rút chiếc còng sáng trắng và thì thào vào mặt anh:
- Ông cảnh sát thân mến! Ông đã bị bắt vì tội vượt biên trái phép. Mời ông đi theo chúng tôi.
- Một chiếc Taxi đang đỗ dưới tán cây Bàng bên vỉa hè khẽ nổ máy rồi trồi lên áp sát họ. Cánh cửa bật ra, hai tên đẩy mạnh anh vào xe.
Hắn đang thất thểu ủ rũ về khu trọ thì gặp Long. Người khách du lịch đáng mến này bỗng dở hơi nhờ hắn nghe điện thoại. Hóa ra thế gian này vẫn có kẻ tin mình. Thoáng chút đắn đo nhưng bản năng săn mồi tự nhiên mách hắn đây là cơ hội. Như một phép màu, chiếc điện thọai được chính anh ta trao vào tay hắn. Hắn chạy thục mạng qua ba con phố bất chấp tiếng kêu thất thanh của nạn nhân sau lưng. Tuy mệt nhưng khi biết chắc nạn nhân đã mất dạng phía sau hắn mới dừng lại để thở và ngắm nghía chiến lợi phẩm. Một điện thoại Motorola xịn. Ông trời quả có mắt. Mang ra hiệu cầm đồ rẻ cũng vài chục ngàn riel. Nộp phí ăn ở và thuế thu nhập cho Macthai cũng còn lại dăm ngàn riel. Hắn sẽ mua một chiếc xe đạp cũ gửi về em đi học. Thật không thể tin nổi. Mình không thể cho tên Macthai và đồng bọn biết được cú vớ bẫm này. Nó hoàn toàn thuộc về mình. Chihok ngó nghiêng xem có tên nào trong hội lảng vảng không rồi lẹ làng tiến về hiệu cầm đồ phố Chena. Sau chiếc quầy bằng kính đầy rẫy hàng ăn cắp đang cắm quán của khách, một ông lão gốc Hoa béo ục ịch lé nhìn hắn rón rén đi vào.
- Hôm nay có gì hở?
Hắn tiến sâu vào quán ngó nghiêng lần nữa rồi mới dám rút chiếc điện thoại đưa cho lão.
- Ông trả tôi bao nhiêu?
Lão béo cầm lấy máy, lật trước lật sau rồi mở nắp pin. Lão dương cặp mắt híp nhưng tinh đời rồi trả lại Chikok không nói gì. Thằng bé ngỡ ngàng:
- Sao, không lấy hả?
- Loại này hàng nhại của Tàu. Không phải xịn. 2000 riel thì lấy, không thôi. Chihok ù cả hai tai. Hai ngàn riel thì mua xâu côn trùng điểm tâm còn chả đủ. Hắn thất thần nhìn lão già rồi nhìn chiếc điện thoại. Lão đòn mình đây? Chihook láu lỉnh bỏ đi. Hắn biết bỏ đi cũng là một cách mặc cả. Hắn hi vọng lão già sẽ gọi hắn quay lại cò kè thêm. Nhưng đã đi sắp khuất mà lão ta chẳng đoái hoài gì đến hắn. Chihok dỏng tai cố đi thật chậm. Vẫn không. Vậy là lão đếch cần thật. Chiếc điện thoại rởm thật rồi. Chihok đau khổ đứng mếu máo định quay lại đổi quách lấy 2000 riel cho xong nhưng hắn nghĩ: đã thế mang về nộp cho chủ soái để tạo dựng lòng tin vậy. Coi như
mình không biết thật giả. Hai ngàn riel để mua lòng tin, đó là cách khôn ngoan nhất. Chihok rảo bước, mặt hớn hở chạy về ngõ hẻm hôi hám quen thuộc. Đến cánh cửa gỗ xập xệ khép hờ, hắn hùng dũng đẩy cửa tiến vào. Trong góc phòng, hai gã đàn ông và hai cô gái đang đánh bài trên chiếu. Mùi thuốc lá sặc sụa. Macthai ngồi trong cùng.
- Đại ca! em vừa cướp được con điện thoại!
Macthai vờ không nghe thấy. Mắt hắn đăm đăm nhìn xấp bài đang xòe ra.
Tay kia kẹp mẩu thuốc đưa lên môi rít một hơi thật sâu. Hắn đang lo đối phương vào phỏm rồi ù trước.
- Đại ca! Điện thoại Motorola xịn ạ? – Chihok kiên nhẫn báo cáo. Macthai thả điếu thuốc lên gạt tàn dằn một quân bài xuống chiếu rồi tranh thủ
ngửng đầu nhìn tên nô lệ bằng cặp mắt vô hồn. Mớ tóc lụp xụp vàng hoe rủ xuống như muốn che lấp khuôn mặt choắt của tên thủ lĩnh tuổi teen. Những nô lệ của hắn chỉ báo cáo chiến lợi phẩm một cách miễn cưỡng khi bị phát hiện hoặc bị ăn đòn của hắn. Ít đứa làm việc đó một cách tự nguyện và kiêu hãnh như Chihok. Hắn thích những đứa trẻ đến từ vùng Xiêm Riệp hơn là vì thế.
- Điện thoại của một khách nước ngoài ạ. - Chihok muốn gây thêm chú ý. Macthai úp xấp bài xuống chiếu. Cả bốn con bạc tròn mắt quay ra nhìn Chihok. Danh từ “nước ngoài’’ vốn được ưa chuộng tại một quốc gia nghèo như Campuchia, nhưng hôm nay cái từ ấy mang đến cho Macthai một mối quan tâm đặc biệt.
- Khách du lịch nước ngoài hả? Sao mày lại vặt được của hắn?
Chihok sung sướng vì đã làm cho chủ soái tò mò:
- Hắn lớ ngớ hỏi đường bị em giật và chạy một mạch về đây báo cáo anh ngay. Macthai nhìn hắn bằng cặp mắt hài lòng, sự phục tùng tuyệt đối của hai mươi đứa mà hắn đang cưu mang không hề suy giảm. Macthai đón lấy chiếc máy trên tay Chihok. Nhưng chỉ ấn vài phím, tên lưu manh nhận ra ngay hàng nhái. Định lia ra sân, nhưng hắn chần chừ rồi lục soát chiếc máy như muốn tìm cái gì đó. Cả hội chăm chú nhìn hắn. Bỗng mắt hắn giương to như vừa nhặt được một thỏi vàng trong tay. Hắn thấy gì vậy?
Khi cầm chiếc điện thoại trên tay, Macthai để ý ngay đến màn hình có ảnh người phụ nữ tóc xoăn được đặt làm nền. Ảnh chụp đâu đó ở Hạ Long mà hắn từng xem trên Tivi. Hắn nhận ra khuôn mặt quen thuộc này. Rất quen. Đêm qua hắn đang ngủ thì tên Cương gọi đến thông báo một phi vụ mới cần hắn tham gia. Khi đến tìm Cương, gã doanh nhân người Việt mở máy tính xách tay lục ra một email. Bức thư của một “khách hàng’’ thông báo một đôi tình nhân sẽ sang Pnompenh. Cương sang Pnompenh làm ăn buôn bán đã lâu và cầm đầu một băng Mafia ở đây chuyên bắt cóc tống tiền các thương gia nước ngoài. Lần này hắn gọi Macthai đến cũng không ngoài mấy phi vụ tương tự như thế. Macthai nhìn tấm hình có đôi tình nhân gốc Á. Thông thường chúng chỉ bắt cóc người Tây Âu bởi nạn nhân luôn sẵn sàng bỏ rất nhiều tiền chuộc miễn là để bảo toàn tính mạng cho con tin. Macthai hoài nghi sự giàu có và lòng hi sinh tài sản vì con người của dân châu Á, nhất là người Việt Nam và Trung Quốc.
- Tống tiền thằng này sao? - Macthai chỉ tấm hình mỉa mai.
- Thì chả nhẽ gọi mày đến để chơi không?
- Vụ này như thế nào, giá cả làm sao?
- Vụ này do đích thân một tay buôn người xuyên quốc gia đặt hàng. Tuy thế nhưng lại đơn giản. Việc của mày chỉ cần đến sân bay pnompenh đón hết các chuyến bay từ Việt Nam qua. Do không nắm được cụ thể chuyến bay nào nên chúng tao nhờ mày theo dõi cả ngày mai tại cổng chờ sân bay. Khi nào thấy đôi tình nhân này qua, gọi ngay cho tao. Sau 5 phút quân của tao sẽ thực hiện công việc. Nhiệm vụ của mày lúc đó coi đã xong.
- Chỉ vậy thôi sao?
- Đúng.
- Tôi cần được biết tên của họ.
- Tên của cô ta là Nguyễn Thu Hương, và người kia là Long.
- Chắc chắn mai chúng sẽ qua?
- Đúng.
Đúng sáng hôm sau, Macthai dẫn một nhóm “thám tử nhí’’ do hắn đào tạo ra sân bay. Hướng dẫn công việc xong, hắn trở về nhà. Đúng 22 giờ 40 phút, đám trẻ nhận diện được một phụ nữ trong ảnh xuất hiện nhưng không có người đàn ông nào đi cùng mà thay vào đó là một phụ nữ khác. Tên “thám tử nhí’’ một mặt báo cáo cấp trên, một mặt bám theo đối tượng. Vẫn ở nhà chỉ đạo từ xa, Macthai ban lệnh phân ra hai tổ, mỗi tổ hai đứa. Một tổ bám theo cô ta và tổ kia nhất định bám trụ hiện trường chờ con mồi thứ 2. Tuy nhiên, đến 23 giờ 35 cùng ngày sân bay đóng cửa mà vẫn không thấy người đàn ông xuất hiện. Rủi thay, chính người đàn ông chứ không phải cô gái mới là mục tiêu của hắn. Thất vọng thu quân về và dở chiếu bạc ra giải sầu cùng với đám chiến hữu.
Đến ngày hôm sau, vẫn kịch bản như ngày thứ nhất. Nhóm thám tử sân bay của Macthai cũng không phát hiện ra người đàn ông. Macthai quyết định báo cho Cương hủy bỏ phi vụ. Cương lập tức gọi về cho “khách hàng’’ tại Việt Nam xác nhận lại thông tin “tình báo’’ thì được tên này cam đoan con mồi đã lên đường đi Pnompenh hôm qua như đã báo. Hắn liền nhận ra thì đã muộn, rất có thể đối tượng đã đi qua một trong năm cửa khẩu đường bộ. Bọn chúng đã bỏ lỡ. Bây giờ tìm tên Long trong số gần 3 triệu dân Pnompenh là điều bất khả thi. Phi vụ phá sản hoàn toàn. Thế nhưng điều kì diệu đã xảy ra. Đêm nay Chihook dẫn xác về với chiếc điện thoại trên tay làm cho manh mối bỗng dưng lóe sáng. Số tiền hợp đồng miệng tưởng như tuột khỏi tầm tay nay đang hiển hiện gần hơn bao giờ hết. Nhận ra đôi tình nhân trong điện thoại chính là con mồi mà hắn đang hao tâm tổn sức mấy hôm nay, Macthai gọi ngay cho Cương:
- Ông anh, đã tìm thấy tên Long rồi.
Cương nảy người như điện giật:
- Đâu, nó đang ở đâu?
- Dạ nhưng... mới thấy điện thoại của nó thôi. Chắc hắn đang loanh quanh đâu đây.
- Tìm điện thoại là thế quái nào. Phải tìm bằng được hắn ta đang ở đâu. Macthai quay lại tra khảo chihook về tung tích gã khách du lịch nhưng Chihook một mực lắc đầu không biết anh ta đi về hướng nào. Ngay cả mặt mũi của nạn nhân, Chihok cũng đâu đã kịp nhìn kĩ. Macthai lúc này chỉ có cách sử dụng kĩ năng và sự thông minh của hắn để truy tìm anh ta. Quá thường. Hắn thừa thông minh và cả tính láu cá. Xua mấy con bạc đang xúm xít ra ngoài, hắn ngồi hẳn xuống chiếu. Việc đầu tiên là lục xem hết các số mới gọi đi và đến. Một loạt cuộc gọi được lưu trong máy hiện ra. Tuy chỉ tốt nghiệp tiểu học nhưng hắn biết phải dùng phép thử và loại dần. Một thuật toán đơn giản và cổ điển nhất. Bắt đầu từ số đầu tiên. Macthai ấn số gọi lại. Khi có người bắt máy, hắn lấy vẻ tự nhiên hỏi:
- Alo, đây là đâu ạ?
Đầu dây bên kia vẻ khó chịu:
- Anh gặp ai?
- Tôi muốn hỏi anh ...à anh là ai đấy nhỉ?
Đầu dây bên kia lẩm bẩm câu gì đó kiểu như “đồ dở hơi’’ rồi dập máy. Macthai nhận ra rằng danh không chính thì ngôn không thuận. Phải bịa cái gì đó thật hợp lí. Một người khách du lịch thì thường đàm thoại với ai được nhỉ. Khách sạn, đại lí vé tàu xe hay máy bay, văn phòng du lịch, hướng dẫn viên... Hắn tần ngần vài phút rồi gọi số tiếp theo.
- Alô! có phải văn phòng công ty du lịch không ạ?
- Nhầm rồi, đây là văn phòng khoa Văn Hóa. Anh là ai ạ?
- Ôi, chào cô! – Macthai đoán rằng làm ở khoa một là cô hai là thầy. - Tôi là ... Long đây, nhận ra chưa?
- Long nào? Xin lỗi anh nhầm với ai không ạ? Tôi không quen ai tên Long cả.
- Long từ Việt Nam qua đây, vừa gọi cho cô chiều nay ý mà. Đầu dây bên kia phát ra những tiếng bíp bíp. Hắn cũng dập máy. Macthai không thấy dơ chút nào cả. Ngược lại, hắn lại lấy đó làm trò tiêu khiển. Nhận thấy một số điện thoại nữa. Hắn lại ấn số.
Chuông đổ hơn chục hồi nhưng không ai nhấc máy, có lẽ một cơ quan nào đó đã nghỉ việc hoặc vắng nhà. Còn một số cuối cùng. Niềm hi vọng mong manh. Đầu dây bên kia vừa đổ hồi thứ nhất thì có âm thanh tự động cài sẵn vang lên: “Khách sạn Apsara xin kính chào quý khách, chúng tôi hân hạnh được phục vụ qúy khách...’’ Đúng là khách sạn, không ngoài dự đoán. Trong khi chờ người trực tổng đài bắt máy, hắn rít nhẹ điếu thuốc trên tay.
- Alô lễ tân nghe đây ạ! - Một giọng nói vang lên cắt ngang dòng âm thanh tự động.
Hắn khoan thai phả khói lên không trung:
- Xin hỏi còn phòng VIP nữa không ạ?
- Anh cần mấy phòng, khi nào trọ ạ?
- Tối nay. Cho tôi đặt luôn một phòng.
- Vâng, vẫn còn phòng. Tôi đã ghi lại. Hẹn gặp lại anh!
- Tốt lắm, à mà địa chỉ cụ thể khách sạn nằm đường nào nhỉ?
- Số 213A phố Preah Norodom!
- Cảm ơn em nhá! Bye!
Ba mươi phút sau tại quầy lễ tân xuất hiện hai thanh niên ăn mặc kiểu dân phòng đi mô-tô phân khối lớn đeo súng trường tuần tra ập tới khách sạn. Hai tên đỗ chiếc Suzuki 125 trước cửa rồi rảo nhanh đến quầy lễ tân:
- Xin lỗi! Một tên ăn cắp đang nấp trong khách sạn các cô. Hai cô gái tròn xoe mắt nhìn hai thanh niên mặc đồ xanh sẫm quàng khăn cà ra, đầu đội mũ vải nồi mang súng kiểu lính Polpot.
- Không thể thế được! – Một cô lắp bắp nhìn gã dân phòng. Tên đứng sau thò tay vào túi ngực lấy một tấm ảnh đen trắng in trên giấy A4. Hắn đấm mạnh tay lên quầy:
- Chính hắn đây. Chiều nay hắn vào cửa hàng điện thoại chôm đồ bị camera an ninh quay lại. Chúng tôi đã ghi hình lại đây. Nếu các vị không khẩn trương hợp tác chúng tôi buộc phải lục soát và tố cáo khách sạn quý vị dung túng kẻ gian. Hai cô gái nhổm hẳn dậy trừng mắt nhìn bức ảnh mờ nhưng đủ để nhận ra người đàn ông cởi trần trong ảnh là ai. Thật không ngờ, đã kẻ cắp còn bày trò mất chứng minh thư nữa. Cô nhân viên trẻ rối rít:
- Dạ... đúng ạ. Anh ta thuê phòng hôm qua, đi từ sáng nay vẫn chưa về. Có lẽ lát nữa các anh hãy quay lại.
- Cô cam đoan hắn sẽ về đây chứ?
- Chắc thế, hành lí còn trên phòng mà.
Hai gã dân phòng nhìn quanh quất rồi lầm lũi bỏ đi.
***
Mất điện thoại và không còn xu dính túi, Long dẫn tấm thân mệt nhừ qua những khu phố vắng tanh trở về khách sạn. Giờ này không ai biết tin gì về vợ anh có nghĩa rằng chuyện xấu đã xẩy ra. Có thể ngay lúc này, trên các mặt báo Việt Nam đã nhan nhản tin về sự mất tích của vợ anh. Anh dự định khi đặt chân đến khách sạn sẽ gọi về nhà lần nữa và lướt qua trang web pháp luật. Nếu đúng lịch trình thì chiều nay cô ta đã về đến Hà Nội. Nếu Thu Hương đã an toàn về nhà thì là một điều kì diệu. Còn chưa về, anh cũng chẳng biết lần ở đâu mà tìm. Những ý nghĩ ngổn ngang trong đầu như muốn thúc giục anh phải rời thành phố bí hiểm này càng nhanh càng tốt. Long rảo nhanh chân. Khi anh đi qua một quảng trường nhỏ trên phố Preah Norodom đoạn gần khách sạn anh thấy một đám đông tụ tập nhảy nhót vui vẻ như trẩy hội. Anh lại gần thì thấy giữa đám đông là các cô gái trẻ mặc xà rông xanh đỏ khoe những đôi tay trần tròn lẳn như những búp măng non đang nhảy theo tiếng nhạc xập xình vui tai. Múa lâm thôn. Mấy món hội hè đàn đúm thế này vợ anh say sưa có lẽ chỉ sau mua sắm và ra sức biện minh nào là phong tục cổ truyền hay văn hóa dân gian mỗi khi cô ấy đòi anh đưa đi tham dự. Anh thấy vợ nói chẳng sai nhưng cô ấy có lẽ không bao giờ biết được rằng một phần ba các vụ ẩu đả và mất cắp đều nảy sinh từ những cuộc đàn đúm vô tiền khoáng hậu như thế này. Định đảo quanh lần nữa biết đâu vợ anh hay bà trưởng khoa đầu têu nào đó đang ở trong này nhưng Long không còn sức để chen lấn. Anh thất thểu tiến về cuối phố. Khi đến đoạn rẽ vào cổng khách sạn. Long ngó hai bên đường cảnh giác. Từ phía sau, bất ngờ xuất hiện một chiếc mô -tô phân khối lớn rồ máy áp sát. Hai thanh niên mặc trang phục dân phòng nhảy xuống sát bên Long:
- Xin hỏi, anh là Long?
Long sửng sốt khi hai gã nhà binh đội mũ Mao đeo băng đỏ bên tay hỏi đúng phóc tên mình. Anh ú ớ không nên lời thì gã kia rút chiếc còng sáng trắng và thì thào vào mặt anh:
- Ông cảnh sát thân mến! Ông đã bị bắt vì tội vượt biên trái phép. Mời ông đi theo chúng tôi.
- Một chiếc Taxi đang đỗ dưới tán cây Bàng bên vỉa hè khẽ nổ máy rồi trồi lên áp sát họ. Cánh cửa bật ra, hai tên đẩy mạnh anh vào xe.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook