Nương Nương Quá Cố
-
Chương 4: Hoàn
14.
Da bụng anh ta tét ra, má𝘶 thị𝘵 vương vãi khắp cả sàn nhà.
Mẹ tôi chịu đả kích quá lớn, lập tức ngất ngay tại chỗ.
Vì đêm qua, bà ấy thương xót con trai mình, lén lút ném mấy cái bánh bao vào bên trong.
“Tôi làm sao biết mọi chuyện sẽ thành ra như thế này chứ, tôi cứ nghĩ ăn vài cái bánh bao thì có làm sao, cũng đã ngày thứ sáu rồi còn gì, một miếng thôi mà!”
Cha tôi mắng bà ấy là đồ vô tri, đánh bà ấy một trận, chẳng quan tâm tiếp theo xảy ra chuyện gì, lập tức chuyển thẳng ra khỏi nhà.
Dạo gần đây ông ấy kiếm được cũng khá khá tiền.
Tôi chú ý thấy rõ ràng, tấm lệnh bài chỗ ngực ông ấy càng lúc càng đen hơn trước.
Làn khói đen cứ như những con sâu chui vào trong da thịt ông ấy.
Tôi chỉ âm thầm nhìn, rồi mỉm cười.
Thất đầu tiên của anh trai tôi, ngoài cửa bỗng thật náo nhiệt, hoá ra là cha tôi đã trở về.
Ông ấy lấy chiếc xe máy mới mua, chở một người goá phụ xinh đẹp cùng về.
Góa phụ ấy họ Tôn, mới hơn ba mươi một chút, vô cùng duyên dáng, hai tay ôm lấy eo cha tôi vô cùng thân mật.
Điều đáng chú ý nhất là cô ấy đang mang thai.
Cha tôi cứ như kẻ chinh chiến khải hoàn trở về, người trong thôn chạy đến hóng chuyện, bàn tán đủ thứ.
“Chồng trước của goá phụ Tôn không phải là người cùng làm việc trong hầm mỏ với Vương Quý hay sao? Nửa năm trước, ông ấy đã mất trong một vụ tai nạn tại mỏ. Hai người còn là anh em tốt của nhau, thế mà bọn họ qua lại với nhau vậy à?”
“Mấy người biết không, cha ruột của Vương Quý bị hắn ta ném vào trong núi sâu nên mới chế𝘵 đấy…”
“Thật không vậy? Mấy lời này không nói linh tinh được đâu.”
“Lừa mấy người làm gì. Tôi đi đốn củi trên núi, tận mắt nhìn thấy đấy. Bây giờ con trai của hắn 𝘤𝘩ết rồi, chính là quả báo.”
Mẹ tôi nghiến răng nghiến lợi, trên mặt là biểu cảm thù hận điên cuồng, bà ấy cầm con da𝘰 làm bếp, chỉ thẳng mặt hai người họ.
“Vương Quý! Ông là đồ đáng chế𝘵! Lúc Đại Long mất, ông không thèm về dù chỉ một lần. Hóa ra là ở bên ngoài dan díu với con đàn bà này!”
Cơ thể bà ấy yếu đuối, bước đi còn loạng choạng làm sao có thể là đối thủ của cha tôi được.
Cha tôi tát mẹ một bạt tai khiến bà ấy ngã sóng soài rồi dắt tay goá phụ Tôn đi vào trong nhà.
Người đàn bà ấy cũng chẳng để tâm đ ến những lời đàm tiếu, cứ vậy ở lại nhà tôi.
Vóc dáng cô ấy đầy đặn, vô tư đứng trong sân gội đầu, quần áo ướt sũng, làn da như ẩn như hiện sau lớp vải.
Tôi đi ngang qua, liếc nhìn thấy, vô tình chạm mắt với cô ấy.
Người đàn bà ấy nhìn tôi, cười nịnh nọt:
“Nhị Cẩu, đẹp không? Người một nhà cả, sau này tôi cho cậu nhìn thoả thích nhé.”
Trước kia cha tôi chẳng nỡ tiêu tiền mua cho mẹ tôi một bộ quần áo mới, bây giờ thì ăn uống hay đồ dùng, cái gì cũng đem đến cho người goá phụ kia.
Mẹ tôi ganh tỵ đến điên lên.
Bà ấy xé hết quần áo của goá phụ Tôn, mắng cô ấy là con khố𝘯.
Góa phụ Tôn chỉ cười cười:
“Vương Quý thương tôi nên mới thế, chị có gan thì đi tìm ông ấy chứ. Bây giờ hai đứa con của chị, đứa thì chế𝘵, đứa thì tàn tật, vô dụng, chị lấy cái gì mà đòi so với tôi?”
Cô ta kiêu ngạo ưỡn cái bụng lớn của mình ra.
Cái thai đã được siêu âm rồi, là một đứa con trai hàng thật giá thật.
Thế nên cha tôi mới không quan tâm gì mà đưa cô ấy về nhà.
Mẹ tôi ngồi bệt xuống đất khóc lóc, hét to gọi tên anh trai tôi.
Tối hôm đó, bà ấy bỏ cả một lọ thuốc diệt chuột vào trong cơm canh bữa tối.
15.
Cũng may mùi thuốc quá nồng, cha tôi mới ăn vào là nhanh chóng nôn ra ngay.
Ông ấy nổi giận, trói gô mẹ tôi lại, ném vào trong nhà kho.
Buổi tối, tôi múc một bát cháo mang vào.
Đôi mắt bà ấy trũng sâu, nhìn cứ dại đi.
Tôi lấy thìa khuấy nhẹ, thổi nguội rồi đút đến bên miệng bà ấy.
Bà ấy nuốt vào, nhưng sau đó lại nhổ lên mặt tôi.
Tôi lau lau mặt, đặt bát xuống.
“Con vẫn luôn rất tò mò. Con và Đại Long đều là con của mẹ, tại sao chưa bao giờ mẹ xem con như một con người?”
Mẹ tôi cười lạnh:
“Lúc hai đứa mày sinh ra, thầy bói đã tính qua tử vi của cả hai. Trong hai đứa, một đứa sẽ tài trí hơn người, trở thành người học cao hiểu rộng. Đứa còn lại là thứ vô dụng, chỉ biết ăn no chờ 𝘤𝘩ết.”
Thế nên, ngay khi tôi vừa sinh ra, bà ấy đã ném tôi vào chỗ chuồng lợn bẩn thỉu.
Cũng may ông nội nghe tiếng khóc của tôi liền tìm đến, tôi mới may mắn sống sót.
Chỉ vài câu phán đại khái như vậy đã đủ để quyết định số phận của tôi.
Tôi hỏi ngược lại:
“Thế… tử vi có nói đứa nào mới là đứa tốt hơn không?”
Mẹ tôi khẳng định một cách rất đương nhiên:
“Không. Nhưng mày tàn tật như thế, mày có thể phát tài hay sao? Chắc chắn phải là Đại Long rồi.”
Tôi bật cười, nói với bà ấy:
“Mấy năm nay, người có trí nhớ vượt trội là con, bài tập của Đại Long tất cả đều do con làm hết; anh ta thi trượt, là con giúp anh ta thi lại. Đương nhiên, tất cả mọi việc con đều dùng tay trái.”
Trong sự ngạc nhiên tột độ của bà ấy, tôi cắt sợi dây thừng đang trói chặt bà ấy lại.
“Con đã giúp mẹ liên lạc với cậu rồi. Mẹ nhanh về nhà ngoại đi, đừng bao giờ trở lại nữa.”
“Đại Long cũng không phải do mẹ hại 𝘤𝘩ết đâu.”
16.
“Con biết mẹ nhất định sẽ lén đem đồ ăn cho anh ta. Tối hôm ấy, mấy cái bánh bao mẹ ném vào đều bị con nhặt hết. Nhưng chẳng được bao lâu, cha con đã bước vào.”
Tôi cố gắng giải thích với giọng điệu hết sức bình tĩnh.
Nhưng ông ấy chẳng nỡ bỏ thức ăn như vậy.
“Muốn bi3n Thái hậu thành linh hồn phù hộ, đón vận phát tài thì cần phải trả giá. Đại Long chính là vật hiến tế đầu tiên.”
Ánh mắt tôi như thắp lửa, nhìn ông ấy chằm chằm.
“Còn đứa tiếp theo, chính là mày.”
17.
Khi còn nhỏ, tôi đã từng rất thất vọng hỏi ông tôi.
Một người giống như tôi sống thì có ích gì?
Ông nội đáp, ông sinh ra vào thời chiến tranh loạn lạc, nạn đói triền miên, giây trước vẫn còn tốt đẹp, giây sau có thể bị bom nổ tung nửa người.
Đối với ông mà nói, còn sống đã là một điều đáng mừng rồi.
“Nhị Cẩu, tay phải con không viết được chữ thì con dùng tay trái, có người dùng chân vẫn viết được cơ mà.”
“Người còn sống là tốt, cứ mặt dạn mày dày mà sống, không cần quan tâm có ích hay không có ích.”
Ông nội âu yếm xoa đầu tôi, đó là lần đầu tiên tôi cảm nhận bản thân mình cũng nhận được tình yêu thương, chẳng có gì là xứng hay không xứng cả.
Ngày hôm sau, mẹ tôi về nhà bà ngoại.
Nơi này là nơi mà bà ấy đã vất vả gần cả một đời, làm sao nỡ rời đi cơ chứ?
Bà ấy tự 𝘵ử.
Một thân áo đỏ nằm trong quan tài của anh tôi vẫn chưa kịp chôn cất.
Máu cứ thế không ngừng chảy vào chỗ thân xác anh tôi.
Cung đạo sĩ thấy thế chỉ thở dài:
“Nằm dưới đáy quan tài, bà ấy sắp biến thành lệ quỷ báo 𝘵𝘩ù rồi!”
Vẻ mặt cha tôi tràn đầy hận ý hung ác, tức tối đá vào quan tài trút giận.
Máu và oán hận của bà ấy đã làm bẩn vật hiến tế, nương nương không nhận.
Cha tôi vô cùng lo lắng, ông ấy rất cần tiền.
Mấy hôm trước, tôi nghe goá phụ Tôn nhỏ to bảo ông ấy tiếp quản nhà máy.
“Lão Vương, anh trai tôi vất vả lắm mới giúp ông liên lạc được với quản lý. Nhà máy làm pháo hoa đó, chỉ cần chúng ta tiếp quản là sẽ nhận được chính sách hỗ trợ, tương lai sau này của chúng ta sẽ được đảm bảo.”
“Nhưng mà… Nhiều tiền như thế…”
Cha tôi dao động rồi, nhưng đạo sĩ từng cảnh báo: Nương nương cần được cung phụng, tôn thờ từ từ từng bước một.
“Ông đừng nói ông muốn chui nhủi cả đời nơi sòng bạc đấy nhé?”
Goá phụ Tôn tức giận xoa xoa bụng.
“Ông muốn con trai của chúng ta sau này bị người ta chê cười là con của một tên 𝘯𝘨𝘩𝘪ện cờ bạc à?”
Câu nói này đã k1ch thích cha tôi.
Ông ấy sờ sờ lên lệnh bài trên ngực, hạ quyết tâm tàn nhẫn.
“Được! Nhà máy đó tôi sẽ tiếp quản, bà đi đặt cọc đi.”
Tôi nhìn thấy rất rõ ràng, làn khí đen từ trên tấm lệnh bài ấy đã sớm ăn mòn cả cơ thể ông.
Chạm tới linh hồn ông.
Đêm đó tối đen như mực, gió cứ lùa, mây đen che khuất hết ánh trăng, cha tôi cầm một cái rìu, lần mò đến cạnh giường tôi.
Ông ấy lẩm bẩm một câu thần chú, giơ cao cái rìu lên, loé ngang ánh sáng sắc lạnh.
“Nương nương trên cao, xin hãy ban phước cho tôi tài vận vĩnh viễn không ngừng!”
18.
Thế nhưng ông ấy chỉ chém vào không khí.
Trong chăn quấn một cái gối, tôi lao ra từ trong góc tối, khống chế ông ta.
Cha tôi muốn phản kháng lại nhưng ông ấy không biết, sức lực của tôi đã khoẻ mạnh hơn ông ấy từ lâu.
Tôi vặn ngược hai tay ông ấy lại, đè lên người ông, nói vào bên tai.
“Cha, nói cho cha biết một bí mật. Cái hầm mộ của Thái hậu này là giả đấy.”
“Ông cố chỉ nói với cha rằng lúc quân đoàn sáu tiến vào hầm mộ thì 𝘵𝘩𝘪 thể của Thái hậu đã biến mất, nhưng ông không nói rằng các vị lão thần năm đó vì để bảo vệ lăng mộ đã chia quân thành mười đội, mỗi một đội đều có những con rối giống hệt thế này để đánh lừa tai mắt.”
Con rối này dùng người còn sống mà luyện thành.
Dạ minh châu trong miệng nó được luyện từ ngàn vạn con sâu bọ.
“Cha dùng con rối để luyện hoá linh hồn, đúng thế, cũng có thể thu hút tiền bạc. Nhưng lấy được một phần thì phải trả mười phần. Phản phệ đã đến rồi, cha không cảm nhận được sao?”
“Thằng khố𝘯 kiế𝘱 này! Rõ ràng mày biết hết mà không nói gì với tao!”
Cha tôi nổi điên, tức giận mắng nhiếc.
Thế nhưng toàn thân ông ấy mềm nhũn, vô lực, căn bản chẳng làm được gì, chỉ có thể đỏ mặt chuyển sang cầu xin.”
“Nhị Cẩu! Cha biết cha sai rồi, con tha cho cha… gia đình mình có tiền thì không phải sau này đều để cho con hay sao?”
Lúc này, goá phụ Tôn vác cái bụng lớn đi vào.
Cha tôi vui mừng la lên: “Hỷ Nhi, mau cứu tôi!”
Góa phụ Tôn đóng cửa lại, đi đến trước mặt tôi.
“Nhị Cẩu, những chuyện tiếp theo cứ để cho tôi.”
Trên mặt cha tôi xẹt qua tia hoảng loạn: “Các người…”
Hóa ra người đàn ông của goá phụ Tôn - ông Trần cùng làm việc ở hầm mỏ với cha tôi.
Ông Trần là người siêng năng, chăm chỉ, dành dụm được mấy thỏi vàng, cha tôi lúc ấy nợ cờ bạc lại thèm thuồng sắc đẹp của vợ người ta.
Thế là ông ấy bóp cổ chế𝘵 ông Trần trong hầm mỏ, lấy luôn mấy thỏi vàng.
Góa phụ Tôn nhặt chiếc rìu rơi dưới đất lên.
“Đứa con trong bụng tao là của ông Trần, nếu không có đứa bé này, tao đã lôi mày cùng chế𝘵 rồi!”
Tôi ngăn cô ấy lại.
Sát sanh sẽ ảnh hưởng đến phúc đức sau này của đứa trẻ.
Dù sao thì quả báo cũng đã đến rồi.
“Dì Tôn dùng cái nhà máy để dụ ông. Ông muốn phát tài, tiền tài càng nhiều, thì thứ ông muốn có được càng nhiều. Thứ mà nương nương muốn lại càng hơn gấp bội. Ông không trả được thì nương nương sẽ gây rắc rối cho ông thôi.”
Làn khói đen được tạo thành từ oán khí bốc lên ngập trời, anh trai tôi chậm rãi bò ra ngoài, nước dãi nhễu nhão, ruột kéo lòng thòng, vồ lấy cha tôi.
Ông nội, mẹ, ông Trần cũng theo sát phía sau.
Giữa những tiếng la hét thảm thiết, tôi đóng sầm cửa phòng lại.
Ngẩng đầu lên, vừa lúc mây đen đã tan.
Vầng trăng lưỡi liềm cong cong dần xuất hiện.
Ánh trăng đêm nay thật đẹp, đúng không?
19.
Tôi tiễn góa phụ Tôn đi, bảo cô ấy cả đời này cũng đừng bao giờ quay trở lại.
Sau đó, tôi dùng thân phận của anh trai mình để nộp đơn thi vào một trường cấp Ba ở huyện khác.
Chẳng bao lâu nữa, tôi sẽ trở thành một học sinh cấp Ba rồi.
Vào ngày chôn cất cha tôi, Cung đạo sĩ cũng đến, ông ấy cứ liên tục nói thật đáng tiếc.
Tôi đáp: “Đáng tiếc gì chứ, chẳng phải đại sư đã nhận ra đó là một con rối từ lâu và cũng sớm biết trước được kết cục rồi, không đúng sao?”
Xác rối, ai luyện nó, kẻ đó ắt sẽ 𝘤𝘩ết.
Tôi không tin ông ấy không hề hay biết.
Vị đạo sĩ già vuốt vuốt bộ râu bạc trắng, không buồn cũng không vui:
“Lòng tham quá lớn, nhắc nhở ông ta thì có ích gì? Chẳng lẽ người bảo ông ta 𝘨𝘪ết người là tôi? Tôi đã nhắc nhở ông ta rất nhiều, việc gì cũng có giới hạn của nó, đừng vội vàng muốn có thành công."
Sau đó, đạo sĩ già có đến trường tìm tôi vài lần.
Ônh ấy tận tình đem đủ thứ đồ cho tôi, cũng quan tâm đ ến việc học của tôi.
"Tôi có duyên với gia đình nhà họ Vương của cậu. Ông nội tôi năm đó cũng phục vụ trong quân đoàn sáu của Tôn tư lệnh.”
Ánh mắt ông ấy rơi vào chiếc gương bát quái đeo trên ngực tôi.
“Ông cố của cậu lúc ấy là thân tín của thống lĩnh, ông ấy không để lại gì cho gia đình cậu sao?”
Tôi đáp chẳng có gì, nếu có thì gia đình tôi đã không như thế này.
Giọng điệu của đạo sĩ già có vẻ bí ẩn.
“Năm ấy, bọn họ đột kích lăng mộ và chuyển đồ đi suốt ba ngày đêm cũng không hết bảo vật. Trừ quân lương, Tôn tư lệnh đã mang những thứ đồ bồi táng này về và hố𝘪 𝘭ộ các 𝘲𝘶𝘢𝘯 chức cấp cao từ trên xuống dưới. Tuy nhiên, số tiền lúc đó ông ta đào được chỉ là một giọt nước nơi biển cả.”
“Sau khi bị bắt, ông ta cũng không hề tiết lộ tung tích của kho báu còn lại.”
"Tiểu Vương, cậu nhận tôi làm sư phụ, tôi đưa cậu đi tìm bảo vật Đông Lăng.”
20.
Tôi nói, đó không phải là điều mà một học sinh cấp Ba nên nghĩ tới.
Chẳng phải là sự từ chối, cũng không phải là ngõ cụt.
Học cấp Ba không nên nghĩ tới, không có nghĩa là khi lên Đại học thì cũng không thể làm.
Cung đạo sĩ rất ngưỡng mộ tôi, ông nói đúng như thế, bằng cấp là thứ quan trọng nhất hiện nay.
Ngay cả những người là đạo sĩ như ông ấy cũng phải đến học viện để lên lớp nữa là đằng khác.
Sau khi tiễn ông ấy đi, dường như tôi lại quay về những tháng ngày năm ấy.
21.
Lúc chúng tôi vẫn còn ở trên núi, ông nội tặng cho tôi chiếc gương bát quái có khả năng tránh được mọi tà vật.
Còn có một cuốn sách và một đoạn văn.
“Nhị Cẩu, năm đó Tôn tư lệnh chia chìa khóa của bảo vật Đông Lăng thành hai phần, giao cho hai người thân tín của ngài ấy cất giữ.”
"Ông cố của con là một trong số họ, nhưng người còn lại là Trương trung úy phản bội giữa chừng, muốn 𝘨𝘪ết ông cố của con để độc chiếm bảo vật. Ông cố của con đã thoát 𝘤𝘩ết nhưng lại sợ rước hoạ vào thân. Thế là ông ấy đã chọn sống ẩn dật ở thôn nghèo trên núi này. Ông ấy đem manh mối về bảo tàng kia giấu trong chiếc gương bát quái.”
Tôi không hiểu, thế còn ông nội, ông chưa bao giờ nghĩ đến việc đi tìm kho báu hay sao?
Ông nội cười khổ: “Đi tìm thì cũng sẽ rơi vào cảnh thập tử nhất sinh, thân thể cũng tàn phế mất.”
Cũng có thể nói, biết được sự tồn tại của kho báu cũng xem như là một loại hạnh phúc khác.
22.
Về phần tại sao Cung đạo sĩ lại biết chuyện này…
Trương, Cung Trưởng Trương, hai chữ Cung giống nhau đấy thôi.
Bầu trời bao la, lúc này, các ngôi sao đang cùng nhau tỏa sáng.
Tôi lật một trang sách giáo khoa, không nhịn được cười.
Thật tuyệt, cuối cùng tôi đã tìm thấy rồi, đây mới chính là kho báu của tôi.
—————————
Có một số bác không hiểu phần kết cho lắm.
Ở phần kết, ông nội của Nhị Cẩu đã cảnh báo việc đi tìm kho báu có thể là ván bài đánh cược hoặc sống hoặc chết, có sống cũng tàn tật, ảnh hưởng nên cậu ấy mới không muốn chấp nhận lời mời của đạo sĩ mà chỉ trả lời một câu bỏ ngỏ.
Và kho báu mà Nhị Cẩu muốn nói đến chính là tri thức (hình ảnh cậu ấy vui vẻ khi lật từng trang sách giáo khoa), dù dùng thân phận của người anh nhưng cậu ấy được đường đường chính chính đi học, không phải trốn chui trốn nhủi, chỉ có thể là cái bóng vô danh sau lưng anh mình.
Cảm ơn các bác iu đã ghé đọc. Hẹn các bác ở bộ truyện tiếp theo.
Da bụng anh ta tét ra, má𝘶 thị𝘵 vương vãi khắp cả sàn nhà.
Mẹ tôi chịu đả kích quá lớn, lập tức ngất ngay tại chỗ.
Vì đêm qua, bà ấy thương xót con trai mình, lén lút ném mấy cái bánh bao vào bên trong.
“Tôi làm sao biết mọi chuyện sẽ thành ra như thế này chứ, tôi cứ nghĩ ăn vài cái bánh bao thì có làm sao, cũng đã ngày thứ sáu rồi còn gì, một miếng thôi mà!”
Cha tôi mắng bà ấy là đồ vô tri, đánh bà ấy một trận, chẳng quan tâm tiếp theo xảy ra chuyện gì, lập tức chuyển thẳng ra khỏi nhà.
Dạo gần đây ông ấy kiếm được cũng khá khá tiền.
Tôi chú ý thấy rõ ràng, tấm lệnh bài chỗ ngực ông ấy càng lúc càng đen hơn trước.
Làn khói đen cứ như những con sâu chui vào trong da thịt ông ấy.
Tôi chỉ âm thầm nhìn, rồi mỉm cười.
Thất đầu tiên của anh trai tôi, ngoài cửa bỗng thật náo nhiệt, hoá ra là cha tôi đã trở về.
Ông ấy lấy chiếc xe máy mới mua, chở một người goá phụ xinh đẹp cùng về.
Góa phụ ấy họ Tôn, mới hơn ba mươi một chút, vô cùng duyên dáng, hai tay ôm lấy eo cha tôi vô cùng thân mật.
Điều đáng chú ý nhất là cô ấy đang mang thai.
Cha tôi cứ như kẻ chinh chiến khải hoàn trở về, người trong thôn chạy đến hóng chuyện, bàn tán đủ thứ.
“Chồng trước của goá phụ Tôn không phải là người cùng làm việc trong hầm mỏ với Vương Quý hay sao? Nửa năm trước, ông ấy đã mất trong một vụ tai nạn tại mỏ. Hai người còn là anh em tốt của nhau, thế mà bọn họ qua lại với nhau vậy à?”
“Mấy người biết không, cha ruột của Vương Quý bị hắn ta ném vào trong núi sâu nên mới chế𝘵 đấy…”
“Thật không vậy? Mấy lời này không nói linh tinh được đâu.”
“Lừa mấy người làm gì. Tôi đi đốn củi trên núi, tận mắt nhìn thấy đấy. Bây giờ con trai của hắn 𝘤𝘩ết rồi, chính là quả báo.”
Mẹ tôi nghiến răng nghiến lợi, trên mặt là biểu cảm thù hận điên cuồng, bà ấy cầm con da𝘰 làm bếp, chỉ thẳng mặt hai người họ.
“Vương Quý! Ông là đồ đáng chế𝘵! Lúc Đại Long mất, ông không thèm về dù chỉ một lần. Hóa ra là ở bên ngoài dan díu với con đàn bà này!”
Cơ thể bà ấy yếu đuối, bước đi còn loạng choạng làm sao có thể là đối thủ của cha tôi được.
Cha tôi tát mẹ một bạt tai khiến bà ấy ngã sóng soài rồi dắt tay goá phụ Tôn đi vào trong nhà.
Người đàn bà ấy cũng chẳng để tâm đ ến những lời đàm tiếu, cứ vậy ở lại nhà tôi.
Vóc dáng cô ấy đầy đặn, vô tư đứng trong sân gội đầu, quần áo ướt sũng, làn da như ẩn như hiện sau lớp vải.
Tôi đi ngang qua, liếc nhìn thấy, vô tình chạm mắt với cô ấy.
Người đàn bà ấy nhìn tôi, cười nịnh nọt:
“Nhị Cẩu, đẹp không? Người một nhà cả, sau này tôi cho cậu nhìn thoả thích nhé.”
Trước kia cha tôi chẳng nỡ tiêu tiền mua cho mẹ tôi một bộ quần áo mới, bây giờ thì ăn uống hay đồ dùng, cái gì cũng đem đến cho người goá phụ kia.
Mẹ tôi ganh tỵ đến điên lên.
Bà ấy xé hết quần áo của goá phụ Tôn, mắng cô ấy là con khố𝘯.
Góa phụ Tôn chỉ cười cười:
“Vương Quý thương tôi nên mới thế, chị có gan thì đi tìm ông ấy chứ. Bây giờ hai đứa con của chị, đứa thì chế𝘵, đứa thì tàn tật, vô dụng, chị lấy cái gì mà đòi so với tôi?”
Cô ta kiêu ngạo ưỡn cái bụng lớn của mình ra.
Cái thai đã được siêu âm rồi, là một đứa con trai hàng thật giá thật.
Thế nên cha tôi mới không quan tâm gì mà đưa cô ấy về nhà.
Mẹ tôi ngồi bệt xuống đất khóc lóc, hét to gọi tên anh trai tôi.
Tối hôm đó, bà ấy bỏ cả một lọ thuốc diệt chuột vào trong cơm canh bữa tối.
15.
Cũng may mùi thuốc quá nồng, cha tôi mới ăn vào là nhanh chóng nôn ra ngay.
Ông ấy nổi giận, trói gô mẹ tôi lại, ném vào trong nhà kho.
Buổi tối, tôi múc một bát cháo mang vào.
Đôi mắt bà ấy trũng sâu, nhìn cứ dại đi.
Tôi lấy thìa khuấy nhẹ, thổi nguội rồi đút đến bên miệng bà ấy.
Bà ấy nuốt vào, nhưng sau đó lại nhổ lên mặt tôi.
Tôi lau lau mặt, đặt bát xuống.
“Con vẫn luôn rất tò mò. Con và Đại Long đều là con của mẹ, tại sao chưa bao giờ mẹ xem con như một con người?”
Mẹ tôi cười lạnh:
“Lúc hai đứa mày sinh ra, thầy bói đã tính qua tử vi của cả hai. Trong hai đứa, một đứa sẽ tài trí hơn người, trở thành người học cao hiểu rộng. Đứa còn lại là thứ vô dụng, chỉ biết ăn no chờ 𝘤𝘩ết.”
Thế nên, ngay khi tôi vừa sinh ra, bà ấy đã ném tôi vào chỗ chuồng lợn bẩn thỉu.
Cũng may ông nội nghe tiếng khóc của tôi liền tìm đến, tôi mới may mắn sống sót.
Chỉ vài câu phán đại khái như vậy đã đủ để quyết định số phận của tôi.
Tôi hỏi ngược lại:
“Thế… tử vi có nói đứa nào mới là đứa tốt hơn không?”
Mẹ tôi khẳng định một cách rất đương nhiên:
“Không. Nhưng mày tàn tật như thế, mày có thể phát tài hay sao? Chắc chắn phải là Đại Long rồi.”
Tôi bật cười, nói với bà ấy:
“Mấy năm nay, người có trí nhớ vượt trội là con, bài tập của Đại Long tất cả đều do con làm hết; anh ta thi trượt, là con giúp anh ta thi lại. Đương nhiên, tất cả mọi việc con đều dùng tay trái.”
Trong sự ngạc nhiên tột độ của bà ấy, tôi cắt sợi dây thừng đang trói chặt bà ấy lại.
“Con đã giúp mẹ liên lạc với cậu rồi. Mẹ nhanh về nhà ngoại đi, đừng bao giờ trở lại nữa.”
“Đại Long cũng không phải do mẹ hại 𝘤𝘩ết đâu.”
16.
“Con biết mẹ nhất định sẽ lén đem đồ ăn cho anh ta. Tối hôm ấy, mấy cái bánh bao mẹ ném vào đều bị con nhặt hết. Nhưng chẳng được bao lâu, cha con đã bước vào.”
Tôi cố gắng giải thích với giọng điệu hết sức bình tĩnh.
Nhưng ông ấy chẳng nỡ bỏ thức ăn như vậy.
“Muốn bi3n Thái hậu thành linh hồn phù hộ, đón vận phát tài thì cần phải trả giá. Đại Long chính là vật hiến tế đầu tiên.”
Ánh mắt tôi như thắp lửa, nhìn ông ấy chằm chằm.
“Còn đứa tiếp theo, chính là mày.”
17.
Khi còn nhỏ, tôi đã từng rất thất vọng hỏi ông tôi.
Một người giống như tôi sống thì có ích gì?
Ông nội đáp, ông sinh ra vào thời chiến tranh loạn lạc, nạn đói triền miên, giây trước vẫn còn tốt đẹp, giây sau có thể bị bom nổ tung nửa người.
Đối với ông mà nói, còn sống đã là một điều đáng mừng rồi.
“Nhị Cẩu, tay phải con không viết được chữ thì con dùng tay trái, có người dùng chân vẫn viết được cơ mà.”
“Người còn sống là tốt, cứ mặt dạn mày dày mà sống, không cần quan tâm có ích hay không có ích.”
Ông nội âu yếm xoa đầu tôi, đó là lần đầu tiên tôi cảm nhận bản thân mình cũng nhận được tình yêu thương, chẳng có gì là xứng hay không xứng cả.
Ngày hôm sau, mẹ tôi về nhà bà ngoại.
Nơi này là nơi mà bà ấy đã vất vả gần cả một đời, làm sao nỡ rời đi cơ chứ?
Bà ấy tự 𝘵ử.
Một thân áo đỏ nằm trong quan tài của anh tôi vẫn chưa kịp chôn cất.
Máu cứ thế không ngừng chảy vào chỗ thân xác anh tôi.
Cung đạo sĩ thấy thế chỉ thở dài:
“Nằm dưới đáy quan tài, bà ấy sắp biến thành lệ quỷ báo 𝘵𝘩ù rồi!”
Vẻ mặt cha tôi tràn đầy hận ý hung ác, tức tối đá vào quan tài trút giận.
Máu và oán hận của bà ấy đã làm bẩn vật hiến tế, nương nương không nhận.
Cha tôi vô cùng lo lắng, ông ấy rất cần tiền.
Mấy hôm trước, tôi nghe goá phụ Tôn nhỏ to bảo ông ấy tiếp quản nhà máy.
“Lão Vương, anh trai tôi vất vả lắm mới giúp ông liên lạc được với quản lý. Nhà máy làm pháo hoa đó, chỉ cần chúng ta tiếp quản là sẽ nhận được chính sách hỗ trợ, tương lai sau này của chúng ta sẽ được đảm bảo.”
“Nhưng mà… Nhiều tiền như thế…”
Cha tôi dao động rồi, nhưng đạo sĩ từng cảnh báo: Nương nương cần được cung phụng, tôn thờ từ từ từng bước một.
“Ông đừng nói ông muốn chui nhủi cả đời nơi sòng bạc đấy nhé?”
Goá phụ Tôn tức giận xoa xoa bụng.
“Ông muốn con trai của chúng ta sau này bị người ta chê cười là con của một tên 𝘯𝘨𝘩𝘪ện cờ bạc à?”
Câu nói này đã k1ch thích cha tôi.
Ông ấy sờ sờ lên lệnh bài trên ngực, hạ quyết tâm tàn nhẫn.
“Được! Nhà máy đó tôi sẽ tiếp quản, bà đi đặt cọc đi.”
Tôi nhìn thấy rất rõ ràng, làn khí đen từ trên tấm lệnh bài ấy đã sớm ăn mòn cả cơ thể ông.
Chạm tới linh hồn ông.
Đêm đó tối đen như mực, gió cứ lùa, mây đen che khuất hết ánh trăng, cha tôi cầm một cái rìu, lần mò đến cạnh giường tôi.
Ông ấy lẩm bẩm một câu thần chú, giơ cao cái rìu lên, loé ngang ánh sáng sắc lạnh.
“Nương nương trên cao, xin hãy ban phước cho tôi tài vận vĩnh viễn không ngừng!”
18.
Thế nhưng ông ấy chỉ chém vào không khí.
Trong chăn quấn một cái gối, tôi lao ra từ trong góc tối, khống chế ông ta.
Cha tôi muốn phản kháng lại nhưng ông ấy không biết, sức lực của tôi đã khoẻ mạnh hơn ông ấy từ lâu.
Tôi vặn ngược hai tay ông ấy lại, đè lên người ông, nói vào bên tai.
“Cha, nói cho cha biết một bí mật. Cái hầm mộ của Thái hậu này là giả đấy.”
“Ông cố chỉ nói với cha rằng lúc quân đoàn sáu tiến vào hầm mộ thì 𝘵𝘩𝘪 thể của Thái hậu đã biến mất, nhưng ông không nói rằng các vị lão thần năm đó vì để bảo vệ lăng mộ đã chia quân thành mười đội, mỗi một đội đều có những con rối giống hệt thế này để đánh lừa tai mắt.”
Con rối này dùng người còn sống mà luyện thành.
Dạ minh châu trong miệng nó được luyện từ ngàn vạn con sâu bọ.
“Cha dùng con rối để luyện hoá linh hồn, đúng thế, cũng có thể thu hút tiền bạc. Nhưng lấy được một phần thì phải trả mười phần. Phản phệ đã đến rồi, cha không cảm nhận được sao?”
“Thằng khố𝘯 kiế𝘱 này! Rõ ràng mày biết hết mà không nói gì với tao!”
Cha tôi nổi điên, tức giận mắng nhiếc.
Thế nhưng toàn thân ông ấy mềm nhũn, vô lực, căn bản chẳng làm được gì, chỉ có thể đỏ mặt chuyển sang cầu xin.”
“Nhị Cẩu! Cha biết cha sai rồi, con tha cho cha… gia đình mình có tiền thì không phải sau này đều để cho con hay sao?”
Lúc này, goá phụ Tôn vác cái bụng lớn đi vào.
Cha tôi vui mừng la lên: “Hỷ Nhi, mau cứu tôi!”
Góa phụ Tôn đóng cửa lại, đi đến trước mặt tôi.
“Nhị Cẩu, những chuyện tiếp theo cứ để cho tôi.”
Trên mặt cha tôi xẹt qua tia hoảng loạn: “Các người…”
Hóa ra người đàn ông của goá phụ Tôn - ông Trần cùng làm việc ở hầm mỏ với cha tôi.
Ông Trần là người siêng năng, chăm chỉ, dành dụm được mấy thỏi vàng, cha tôi lúc ấy nợ cờ bạc lại thèm thuồng sắc đẹp của vợ người ta.
Thế là ông ấy bóp cổ chế𝘵 ông Trần trong hầm mỏ, lấy luôn mấy thỏi vàng.
Góa phụ Tôn nhặt chiếc rìu rơi dưới đất lên.
“Đứa con trong bụng tao là của ông Trần, nếu không có đứa bé này, tao đã lôi mày cùng chế𝘵 rồi!”
Tôi ngăn cô ấy lại.
Sát sanh sẽ ảnh hưởng đến phúc đức sau này của đứa trẻ.
Dù sao thì quả báo cũng đã đến rồi.
“Dì Tôn dùng cái nhà máy để dụ ông. Ông muốn phát tài, tiền tài càng nhiều, thì thứ ông muốn có được càng nhiều. Thứ mà nương nương muốn lại càng hơn gấp bội. Ông không trả được thì nương nương sẽ gây rắc rối cho ông thôi.”
Làn khói đen được tạo thành từ oán khí bốc lên ngập trời, anh trai tôi chậm rãi bò ra ngoài, nước dãi nhễu nhão, ruột kéo lòng thòng, vồ lấy cha tôi.
Ông nội, mẹ, ông Trần cũng theo sát phía sau.
Giữa những tiếng la hét thảm thiết, tôi đóng sầm cửa phòng lại.
Ngẩng đầu lên, vừa lúc mây đen đã tan.
Vầng trăng lưỡi liềm cong cong dần xuất hiện.
Ánh trăng đêm nay thật đẹp, đúng không?
19.
Tôi tiễn góa phụ Tôn đi, bảo cô ấy cả đời này cũng đừng bao giờ quay trở lại.
Sau đó, tôi dùng thân phận của anh trai mình để nộp đơn thi vào một trường cấp Ba ở huyện khác.
Chẳng bao lâu nữa, tôi sẽ trở thành một học sinh cấp Ba rồi.
Vào ngày chôn cất cha tôi, Cung đạo sĩ cũng đến, ông ấy cứ liên tục nói thật đáng tiếc.
Tôi đáp: “Đáng tiếc gì chứ, chẳng phải đại sư đã nhận ra đó là một con rối từ lâu và cũng sớm biết trước được kết cục rồi, không đúng sao?”
Xác rối, ai luyện nó, kẻ đó ắt sẽ 𝘤𝘩ết.
Tôi không tin ông ấy không hề hay biết.
Vị đạo sĩ già vuốt vuốt bộ râu bạc trắng, không buồn cũng không vui:
“Lòng tham quá lớn, nhắc nhở ông ta thì có ích gì? Chẳng lẽ người bảo ông ta 𝘨𝘪ết người là tôi? Tôi đã nhắc nhở ông ta rất nhiều, việc gì cũng có giới hạn của nó, đừng vội vàng muốn có thành công."
Sau đó, đạo sĩ già có đến trường tìm tôi vài lần.
Ônh ấy tận tình đem đủ thứ đồ cho tôi, cũng quan tâm đ ến việc học của tôi.
"Tôi có duyên với gia đình nhà họ Vương của cậu. Ông nội tôi năm đó cũng phục vụ trong quân đoàn sáu của Tôn tư lệnh.”
Ánh mắt ông ấy rơi vào chiếc gương bát quái đeo trên ngực tôi.
“Ông cố của cậu lúc ấy là thân tín của thống lĩnh, ông ấy không để lại gì cho gia đình cậu sao?”
Tôi đáp chẳng có gì, nếu có thì gia đình tôi đã không như thế này.
Giọng điệu của đạo sĩ già có vẻ bí ẩn.
“Năm ấy, bọn họ đột kích lăng mộ và chuyển đồ đi suốt ba ngày đêm cũng không hết bảo vật. Trừ quân lương, Tôn tư lệnh đã mang những thứ đồ bồi táng này về và hố𝘪 𝘭ộ các 𝘲𝘶𝘢𝘯 chức cấp cao từ trên xuống dưới. Tuy nhiên, số tiền lúc đó ông ta đào được chỉ là một giọt nước nơi biển cả.”
“Sau khi bị bắt, ông ta cũng không hề tiết lộ tung tích của kho báu còn lại.”
"Tiểu Vương, cậu nhận tôi làm sư phụ, tôi đưa cậu đi tìm bảo vật Đông Lăng.”
20.
Tôi nói, đó không phải là điều mà một học sinh cấp Ba nên nghĩ tới.
Chẳng phải là sự từ chối, cũng không phải là ngõ cụt.
Học cấp Ba không nên nghĩ tới, không có nghĩa là khi lên Đại học thì cũng không thể làm.
Cung đạo sĩ rất ngưỡng mộ tôi, ông nói đúng như thế, bằng cấp là thứ quan trọng nhất hiện nay.
Ngay cả những người là đạo sĩ như ông ấy cũng phải đến học viện để lên lớp nữa là đằng khác.
Sau khi tiễn ông ấy đi, dường như tôi lại quay về những tháng ngày năm ấy.
21.
Lúc chúng tôi vẫn còn ở trên núi, ông nội tặng cho tôi chiếc gương bát quái có khả năng tránh được mọi tà vật.
Còn có một cuốn sách và một đoạn văn.
“Nhị Cẩu, năm đó Tôn tư lệnh chia chìa khóa của bảo vật Đông Lăng thành hai phần, giao cho hai người thân tín của ngài ấy cất giữ.”
"Ông cố của con là một trong số họ, nhưng người còn lại là Trương trung úy phản bội giữa chừng, muốn 𝘨𝘪ết ông cố của con để độc chiếm bảo vật. Ông cố của con đã thoát 𝘤𝘩ết nhưng lại sợ rước hoạ vào thân. Thế là ông ấy đã chọn sống ẩn dật ở thôn nghèo trên núi này. Ông ấy đem manh mối về bảo tàng kia giấu trong chiếc gương bát quái.”
Tôi không hiểu, thế còn ông nội, ông chưa bao giờ nghĩ đến việc đi tìm kho báu hay sao?
Ông nội cười khổ: “Đi tìm thì cũng sẽ rơi vào cảnh thập tử nhất sinh, thân thể cũng tàn phế mất.”
Cũng có thể nói, biết được sự tồn tại của kho báu cũng xem như là một loại hạnh phúc khác.
22.
Về phần tại sao Cung đạo sĩ lại biết chuyện này…
Trương, Cung Trưởng Trương, hai chữ Cung giống nhau đấy thôi.
Bầu trời bao la, lúc này, các ngôi sao đang cùng nhau tỏa sáng.
Tôi lật một trang sách giáo khoa, không nhịn được cười.
Thật tuyệt, cuối cùng tôi đã tìm thấy rồi, đây mới chính là kho báu của tôi.
—————————
Có một số bác không hiểu phần kết cho lắm.
Ở phần kết, ông nội của Nhị Cẩu đã cảnh báo việc đi tìm kho báu có thể là ván bài đánh cược hoặc sống hoặc chết, có sống cũng tàn tật, ảnh hưởng nên cậu ấy mới không muốn chấp nhận lời mời của đạo sĩ mà chỉ trả lời một câu bỏ ngỏ.
Và kho báu mà Nhị Cẩu muốn nói đến chính là tri thức (hình ảnh cậu ấy vui vẻ khi lật từng trang sách giáo khoa), dù dùng thân phận của người anh nhưng cậu ấy được đường đường chính chính đi học, không phải trốn chui trốn nhủi, chỉ có thể là cái bóng vô danh sau lưng anh mình.
Cảm ơn các bác iu đã ghé đọc. Hẹn các bác ở bộ truyện tiếp theo.
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook