Nữ Hoàng Giải Trí
-
Chương 11: Dấu ấn đầu tiên “Phượng Dụ Hành Tỉ”
Hiệp hội thư pháp và hội hoạ cổ điển phương Đông khu Đông Nam, bên trong văn phòng hội trưởng Hạ.
- Hạ Kỳ, điều gì khiến cô tập trung toàn bộ ban cố vấn đến đây vậy. Nói trước nếu không phải việc gì cực quỳ quan trọng, cô không xong với tôi đâu.
Người vừa nói là đại sư điêu khắc ngọc Tạ Triển. Ông có một vẻ ngoài lịch lãm nho nhã vô cùng học thức, nhưng chỉ ai thân quen mới biết ngài Tạ đây phải nói là cuồng công việc đến phát điên, nhất là khi bị cắt ngang việc điêu khắc, ông ta sẽ như một ngọn núi lửa chực chờ phun trào.
- Tạ Triển, ông chớ vội, nếu không có việc trọng đại tôi nào dám làm phiền ông, có một tác phẩm của người mới đăng ký trong hội triển lãm kỳ này. Tôi cần ban cố vấn để đánh giá toàn diện cho tác phẩm này.
- Tác phẩm của người mới? Chỉ vì thế mà cô gọi tôi tới đây?
- Bình tĩnh và ngồi xuống đi. Anh sẽ không thất vọng đâu.
Hạ Kỳ khoát tay ra hiệu cho Tạ Triển ngồi xuống, nhẹ nhàng đặt một chén trà xanh trước mặt ông.
- Hừ, làm gì mà úp úp mở mở.
Tạ Triển thưởng thức trà, vừa hơi có chút mong đợi với tác phẩm mới được nhắc đến. Dù ông tỏ ra coi thường nhưng ông hiểu vị hội trưởng nhà mình, Hạ Kỳ nếu nói như vậy tất tác phẩm này có điều gì đặc biệt.
Nhưng lần này là kỳ triển lãm tranh thuỷ mặc, liên quan gì đến ông. Phải biết người mới thường chưa có thói quen sử dụng ấn chương ở lạc khoản để đánh dấu tên tuổi của riêng mình, thứ nhất là do đây là thói quen của giới chuyên môn cổ lão, thứ hai là vấn đề về con dấu, không phải ai cũng có điều kiện và tìm được đại sư khắc ấn triện trình độ tốt ngay từ khi còn là người mới vào nghề cả. Vậy nên đa số các tác phẩm của người trẻ tuổi ở lạc khoản đều sẽ chỉ viết tên hoặc biệt hiệu của mình mà thôi.
- Hạ Kỳ, nghe nói là có tác phẩm mới rất đáng mong đợi phải không?
- Đúng vậy đúng vậy, mau mang ra cho chúng tôi thưởng lãm xem nào.
- Hôm trước tôi vừa đi chùa Kim Ba khấn nguyện cho kỳ triển lãm của chúng ta xong, lẽ nào đã linh nghiệm rồi.
Một loạt tiếng ồn ào vang lên, cửa phòng mở ra, có năm sáu người cả năm cả nữ cùng bước vào, ngồi xuống chật kín bộ sô pha bằng da thật trong phòng của hội trưởng Hạ.
Một người trong số đó không ai khác chính là Hoa phu nhân – Tư Tịnh Nhã mẹ của Hoa Sơ Vân.
- Đừng nóng vội, mọi người uống chén trà bình tâm tĩnh khí, sau đó chúng ta đến hội trường nhỏ, nơi đó rộng rãi thoải mái, tôi sẽ cho mọi người thưởng lãm vật quý một phen.
- Không cần đâu, ai còn tâm trạng uống trà, chỉ còn cách kỳ triển lãm chưa đến một tháng. Lần này nếu để thua khu Đông và Đông Bắc, tôi sẽ buồn bực chết mất. Mau đi thôi.
Người nói là một trong hai cố vấn chính về mảng tranh thuỷ mặc, đều là những đại sư có tiếng tăm trong giới, Vương Bỉnh Khiêm. Người còn lại chính là Hoa phu nhân.
Những người khác cũng không muốn mất thời gian vào việc uống trà, lại thêm trong điện thoại Hạ hội trưởng cứ thần thần bí bí, ai mà chờ cho được. Những người yêu nghệ thuật không phải lúc nào cũng ưu nhã như sách báo miêu tả đâu nhỉ.
Hạ hội trưởng cũng không làm giá, ôm theo một thùng gỗ dài dẫn đầu đi đến hội trường nhỏ nằm cùng tầng với phòng hội trưởng.
Hạ Kỳ đặt thùng gỗ lên bàn, từ từ mở ra, động tác thong thả duy mỹ nhưng lúc này trong mắt những thành viên còn lại của ban cố vấn, không khác gì móng vuốt mèo cào vào trong lòng.
Bà lấy ra một túi lụa, mở miệng túi, rút ra một cuộn tranh, đầu khắc gỗ mộc điêu khắc những hoạ tiết nhỏ tinh xảo.
Tranh chưa mở ra, Tạ Triển đã ồ lên, là một người am hiểu điêu khắc, hoạ tiết trên đầu gỗ hai bên viền tranh sử dụng hoạ tiết rất lạ, không hề thông dụng ở thời kỳ này.
Hạ Kỳ không quan tâm đến Tạ Triển, nhẹ nhàng tháo dây buộc, bắt đầu mở cuộn tranh ra từ hai phía.
Người trẻ tuổi thường đóng khung tranh thông dụng, không hề làm tranh cuộn như thế này, đây là thói quen của những người có thâm niên trong nghề, noi theo cổ nhân trong sách sử cách đây vài trăm năm trở về trước.
Bức tranh mở ra toàn bộ, cả căn phòng im phăng phắc không một tiếng động, nhất là Vương Bỉnh Khiêm, toàn thân run rẩy nhìn chằm chằm bức tranh khiến người khác nổi cả da gà, Hoa phu nhân thì đỡ hơn một chút, dù sao cũng được hun đúc ánh mắt bằng nhiều tác phẩm nổi tiếng của cha mình là Hoa đại sư, cũng chính là ông ngoại hiện tại của Phượng Sơ, bà không tỏ ra quá kích động nhưng đôi tay nắm chặt, ánh mắt si mê như nhìn người tình trong mộng.
Người đầu tiên phá vỡ bầu không khí im ắng không ai khác chính là Tạ Triển, vị đại sư này đang nhoài người vô cùng mất hình tượng tay cầm kính lúp dí mắt vào tranh quan sát phần lạc khoản. Tiếng chậc chậc tấm tắc đánh thức những người còn lại, khiến các vị cố vấn còn lại vừa bực mình vừa buồn cười, tên cuồng công việc này phát hiện ra điều gì hay ho đây.
- Ấn chương này, quá bá đạo đi.
- Làm sao vậy.
Vương Bỉnh Khiêm nhờ thế mà hồi hồn, thấy ông bạn thân đang chăm chú soi xét ấn chương nổi bật được đóng bằng mực đỏ ở lạc khoản, tò mò hỏi. Những người khác cũng chú ý tới, đều muốn nghe xem Tạ Triển định nói gì.
- Các người xem. Ấn chương bốn chữ ‘ Phượng Dụ Hành Tỉ’. Có bá đạo hay không. Cái người mới này, thực sự là người mới sao hả?
Những người còn lại trong phòng dù không nghiên cứu sâu về ấn triện, nhưng vốn có liên quan đến sở trường của mình, cũng đều sẽ nghiên cứu sơ qua.
‘Tỉ’ vốn là từ để chỉ ấn chương, ấn tín, nhưng trong lịch sử, từ thời Tần Thuỷ Hoàng trở về sau từ này chỉ được phép dùng để chỉ ấn của hoàng đế, phải được khắc bằng ngọc, chuyên dùng để đóng trên chiếu thư và sắc mệnh của hoàng đế. Còn trước thời kỳ này, dù quan ấn hay tư ấn, đều dùng một chữ ‘Tỉ’. Các triều đại sau này cũng từng đổi tên gọi khác là ‘bảo’ hoặc ‘ký’, nhưng dân gian vẫn thói quen ‘tỉ’ là chỉ ấn của vua.
Nhìn bốn chữ ‘Phượng Dụ Hành Tỉ’, ấn chương này thuộc loại phương hình, bố cục chữ điền, chữ khắc đoan chính thẳng thắn, phong cách trang nghiêm. Theo kết cấu này thì phải là ấn chương cổ của vua chúa hay quan lại, chứ không thể là tư ấn, nhưng căn cứ vết tích mực dấu đóng trên giấy, ấn này mới được khắc triện, hoặc đã có từ lâu nhưng ít được sử dụng, bảo quản vô cùng tốt.
Vì ấn chương quá nổi bật, ban đầu mọi người không chú ý tới tên tác giả của bức tranh được viết rất khí phái, thư pháp người này cũng là có thành tựu, tên hai chữ ‘Phượng Sơ’.
- Trên đăng ký ghi là hai mươi ba tuổi, anh nói mới hay không mới?
Hạ Kỳ đã xem tranh trước rồi, nên đỡ bị choáng ngợp hơn các đồng nghiệp, bà nghe thấy lời Tạ Triển mới thong dong trả lời. Lần này người đầu tiên nhảy ra lại là Vương Bỉnh Khiêm.
- Không thể nào. Nhìn bút pháp và bố cục lão luyện này, sao có thể chỉ mới hai mươi ba tuổi. Có khi nào đã khai bừa không.
- Cái đó sao tôi biết. Có điều người này đã đăng ký làm thành viên chính thức của hiệp hội chúng ta, không sớm thì muộn, cũng sẽ gặp thôi.
- Có thật không? Cho tôi xin số điện thoại, tôi gấp không chờ nổi muốn ngắm nhìn ấn chương này rồi. Vị đại sư này lấy tên là Phượng Sơ, là nữ sao? Quá khâm phục luôn ấy.
- Không có điện thoại. Nếu không tôi đã sớm liên lạc, còn chờ đến bây giờ?
- Đừng chỉ ngắm ấn chương, đánh giá tranh vẽ mới là việc chính.
Người lên tiếng lần này là Hoa phu nhân, dù bà cũng rất thưởng thức muốn gặp người này một lần, nhưng việc chính là cho ra đánh giá, để viết lời bình giới thiệu tác phẩm cho kỳ triển lãm.
Mọi người đổi một vẻ mặt nghiêm chỉnh, ban nãy bị ấn chương được cho là cổ ấn vua chúa sưu tầm dời đi lực chú ý, hiện tại một lần nữa mọi người chú tâm vào đánh giá tác phẩm, một loạt ánh mắt si mê lại tiếp tục triển khai.
- Bút pháp tự do, không phụ thuộc bất kỳ hệ phái nào, thật khó lường.
Núi non hùng vĩ, vách đá dựng đứng với những cây cổ thụ khổng lồ. Quần thể kỳ vĩ gồm nhiều thác nước lớn nhỏ chảy cuồn cuộn tung bọt trắng xoá, nước ở chân thác sâu thẳm, xa xa thấp thoáng bóng chim muông thú rừng, những giọt nước bốc hơi trước khi kịp chạm tới đáy hồ tụ với nhau thành những đám mây bông trắng xốp mờ ảo khiến bức tranh càng như tiên cảnh.
Vương Bỉnh Khiêm bỗng sán lại gần Hạ Kỳ, lấm lét thì thầm.
- Hạ Kỳ, thương lượng một chút, tôi mua đứt tác phẩm này luôn, được không. Yên tâm, tôi không để vị đại sư này chịu thiệt đâu.
- Hồ đồ, quy tắc của hiệp hội, anh muốn là người đầu tiên phá vỡ hay sao? Muốn thì dùng thủ đoạn của mình mà cạnh tranh.
- Ô ô, thật muốn giấu đi mà.
Những người còn lại nhìn cái dáng mè nheo mất mặt của Vương Bỉnh Khiêm, đều lộ vẻ coi thường. Vương Bỉnh Khiêm vẫn ra dáng oán phụ khuê phòng, bám dính lấy Hạ Kỳ không buông.
- Vậy cho tôi mượn thưởng thức vài ngày có được hay không, tôi sẽ bảo quản thật cẩn thận, thật cẩn thận.
- Nói nữa cũng vô dụng, đợi bức họa này có chủ anh có thể đến mượn tranh của người ta đó.
- Vậy tôi chụp một bức ảnh được không.
Nhìn vẻ đáng thương hề hề của Vương Bỉnh Khiêm, Hạ Kỳ hơi mủi lòng, đành gật đầu đồng ý.
- Cũng được, nhưng không được để lộ ra trước khi triển lãm bắt đầu rõ chưa.
- Rõ rõ, tôi mà cô còn không yên tâm hay sao.
- Chính vì là anh nên mới không yên tâm đấy.
Hạ Kỳ nhìn thái độ hớn hở quay ngoắt một trăm tám mươi độ của anh ta, liếc mắt xem thường. Nhưng bà không quan tâm tên dở hơi này thêm nữa, tiếp tục tung ra quả bom thứ hai, thứ ba, muốn một lần kích nổ tâm linh vốn đang yếu đuối của đám người này, bà sao có thể một người khó chịu được, không phải sao?
- Hạ Kỳ, điều gì khiến cô tập trung toàn bộ ban cố vấn đến đây vậy. Nói trước nếu không phải việc gì cực quỳ quan trọng, cô không xong với tôi đâu.
Người vừa nói là đại sư điêu khắc ngọc Tạ Triển. Ông có một vẻ ngoài lịch lãm nho nhã vô cùng học thức, nhưng chỉ ai thân quen mới biết ngài Tạ đây phải nói là cuồng công việc đến phát điên, nhất là khi bị cắt ngang việc điêu khắc, ông ta sẽ như một ngọn núi lửa chực chờ phun trào.
- Tạ Triển, ông chớ vội, nếu không có việc trọng đại tôi nào dám làm phiền ông, có một tác phẩm của người mới đăng ký trong hội triển lãm kỳ này. Tôi cần ban cố vấn để đánh giá toàn diện cho tác phẩm này.
- Tác phẩm của người mới? Chỉ vì thế mà cô gọi tôi tới đây?
- Bình tĩnh và ngồi xuống đi. Anh sẽ không thất vọng đâu.
Hạ Kỳ khoát tay ra hiệu cho Tạ Triển ngồi xuống, nhẹ nhàng đặt một chén trà xanh trước mặt ông.
- Hừ, làm gì mà úp úp mở mở.
Tạ Triển thưởng thức trà, vừa hơi có chút mong đợi với tác phẩm mới được nhắc đến. Dù ông tỏ ra coi thường nhưng ông hiểu vị hội trưởng nhà mình, Hạ Kỳ nếu nói như vậy tất tác phẩm này có điều gì đặc biệt.
Nhưng lần này là kỳ triển lãm tranh thuỷ mặc, liên quan gì đến ông. Phải biết người mới thường chưa có thói quen sử dụng ấn chương ở lạc khoản để đánh dấu tên tuổi của riêng mình, thứ nhất là do đây là thói quen của giới chuyên môn cổ lão, thứ hai là vấn đề về con dấu, không phải ai cũng có điều kiện và tìm được đại sư khắc ấn triện trình độ tốt ngay từ khi còn là người mới vào nghề cả. Vậy nên đa số các tác phẩm của người trẻ tuổi ở lạc khoản đều sẽ chỉ viết tên hoặc biệt hiệu của mình mà thôi.
- Hạ Kỳ, nghe nói là có tác phẩm mới rất đáng mong đợi phải không?
- Đúng vậy đúng vậy, mau mang ra cho chúng tôi thưởng lãm xem nào.
- Hôm trước tôi vừa đi chùa Kim Ba khấn nguyện cho kỳ triển lãm của chúng ta xong, lẽ nào đã linh nghiệm rồi.
Một loạt tiếng ồn ào vang lên, cửa phòng mở ra, có năm sáu người cả năm cả nữ cùng bước vào, ngồi xuống chật kín bộ sô pha bằng da thật trong phòng của hội trưởng Hạ.
Một người trong số đó không ai khác chính là Hoa phu nhân – Tư Tịnh Nhã mẹ của Hoa Sơ Vân.
- Đừng nóng vội, mọi người uống chén trà bình tâm tĩnh khí, sau đó chúng ta đến hội trường nhỏ, nơi đó rộng rãi thoải mái, tôi sẽ cho mọi người thưởng lãm vật quý một phen.
- Không cần đâu, ai còn tâm trạng uống trà, chỉ còn cách kỳ triển lãm chưa đến một tháng. Lần này nếu để thua khu Đông và Đông Bắc, tôi sẽ buồn bực chết mất. Mau đi thôi.
Người nói là một trong hai cố vấn chính về mảng tranh thuỷ mặc, đều là những đại sư có tiếng tăm trong giới, Vương Bỉnh Khiêm. Người còn lại chính là Hoa phu nhân.
Những người khác cũng không muốn mất thời gian vào việc uống trà, lại thêm trong điện thoại Hạ hội trưởng cứ thần thần bí bí, ai mà chờ cho được. Những người yêu nghệ thuật không phải lúc nào cũng ưu nhã như sách báo miêu tả đâu nhỉ.
Hạ hội trưởng cũng không làm giá, ôm theo một thùng gỗ dài dẫn đầu đi đến hội trường nhỏ nằm cùng tầng với phòng hội trưởng.
Hạ Kỳ đặt thùng gỗ lên bàn, từ từ mở ra, động tác thong thả duy mỹ nhưng lúc này trong mắt những thành viên còn lại của ban cố vấn, không khác gì móng vuốt mèo cào vào trong lòng.
Bà lấy ra một túi lụa, mở miệng túi, rút ra một cuộn tranh, đầu khắc gỗ mộc điêu khắc những hoạ tiết nhỏ tinh xảo.
Tranh chưa mở ra, Tạ Triển đã ồ lên, là một người am hiểu điêu khắc, hoạ tiết trên đầu gỗ hai bên viền tranh sử dụng hoạ tiết rất lạ, không hề thông dụng ở thời kỳ này.
Hạ Kỳ không quan tâm đến Tạ Triển, nhẹ nhàng tháo dây buộc, bắt đầu mở cuộn tranh ra từ hai phía.
Người trẻ tuổi thường đóng khung tranh thông dụng, không hề làm tranh cuộn như thế này, đây là thói quen của những người có thâm niên trong nghề, noi theo cổ nhân trong sách sử cách đây vài trăm năm trở về trước.
Bức tranh mở ra toàn bộ, cả căn phòng im phăng phắc không một tiếng động, nhất là Vương Bỉnh Khiêm, toàn thân run rẩy nhìn chằm chằm bức tranh khiến người khác nổi cả da gà, Hoa phu nhân thì đỡ hơn một chút, dù sao cũng được hun đúc ánh mắt bằng nhiều tác phẩm nổi tiếng của cha mình là Hoa đại sư, cũng chính là ông ngoại hiện tại của Phượng Sơ, bà không tỏ ra quá kích động nhưng đôi tay nắm chặt, ánh mắt si mê như nhìn người tình trong mộng.
Người đầu tiên phá vỡ bầu không khí im ắng không ai khác chính là Tạ Triển, vị đại sư này đang nhoài người vô cùng mất hình tượng tay cầm kính lúp dí mắt vào tranh quan sát phần lạc khoản. Tiếng chậc chậc tấm tắc đánh thức những người còn lại, khiến các vị cố vấn còn lại vừa bực mình vừa buồn cười, tên cuồng công việc này phát hiện ra điều gì hay ho đây.
- Ấn chương này, quá bá đạo đi.
- Làm sao vậy.
Vương Bỉnh Khiêm nhờ thế mà hồi hồn, thấy ông bạn thân đang chăm chú soi xét ấn chương nổi bật được đóng bằng mực đỏ ở lạc khoản, tò mò hỏi. Những người khác cũng chú ý tới, đều muốn nghe xem Tạ Triển định nói gì.
- Các người xem. Ấn chương bốn chữ ‘ Phượng Dụ Hành Tỉ’. Có bá đạo hay không. Cái người mới này, thực sự là người mới sao hả?
Những người còn lại trong phòng dù không nghiên cứu sâu về ấn triện, nhưng vốn có liên quan đến sở trường của mình, cũng đều sẽ nghiên cứu sơ qua.
‘Tỉ’ vốn là từ để chỉ ấn chương, ấn tín, nhưng trong lịch sử, từ thời Tần Thuỷ Hoàng trở về sau từ này chỉ được phép dùng để chỉ ấn của hoàng đế, phải được khắc bằng ngọc, chuyên dùng để đóng trên chiếu thư và sắc mệnh của hoàng đế. Còn trước thời kỳ này, dù quan ấn hay tư ấn, đều dùng một chữ ‘Tỉ’. Các triều đại sau này cũng từng đổi tên gọi khác là ‘bảo’ hoặc ‘ký’, nhưng dân gian vẫn thói quen ‘tỉ’ là chỉ ấn của vua.
Nhìn bốn chữ ‘Phượng Dụ Hành Tỉ’, ấn chương này thuộc loại phương hình, bố cục chữ điền, chữ khắc đoan chính thẳng thắn, phong cách trang nghiêm. Theo kết cấu này thì phải là ấn chương cổ của vua chúa hay quan lại, chứ không thể là tư ấn, nhưng căn cứ vết tích mực dấu đóng trên giấy, ấn này mới được khắc triện, hoặc đã có từ lâu nhưng ít được sử dụng, bảo quản vô cùng tốt.
Vì ấn chương quá nổi bật, ban đầu mọi người không chú ý tới tên tác giả của bức tranh được viết rất khí phái, thư pháp người này cũng là có thành tựu, tên hai chữ ‘Phượng Sơ’.
- Trên đăng ký ghi là hai mươi ba tuổi, anh nói mới hay không mới?
Hạ Kỳ đã xem tranh trước rồi, nên đỡ bị choáng ngợp hơn các đồng nghiệp, bà nghe thấy lời Tạ Triển mới thong dong trả lời. Lần này người đầu tiên nhảy ra lại là Vương Bỉnh Khiêm.
- Không thể nào. Nhìn bút pháp và bố cục lão luyện này, sao có thể chỉ mới hai mươi ba tuổi. Có khi nào đã khai bừa không.
- Cái đó sao tôi biết. Có điều người này đã đăng ký làm thành viên chính thức của hiệp hội chúng ta, không sớm thì muộn, cũng sẽ gặp thôi.
- Có thật không? Cho tôi xin số điện thoại, tôi gấp không chờ nổi muốn ngắm nhìn ấn chương này rồi. Vị đại sư này lấy tên là Phượng Sơ, là nữ sao? Quá khâm phục luôn ấy.
- Không có điện thoại. Nếu không tôi đã sớm liên lạc, còn chờ đến bây giờ?
- Đừng chỉ ngắm ấn chương, đánh giá tranh vẽ mới là việc chính.
Người lên tiếng lần này là Hoa phu nhân, dù bà cũng rất thưởng thức muốn gặp người này một lần, nhưng việc chính là cho ra đánh giá, để viết lời bình giới thiệu tác phẩm cho kỳ triển lãm.
Mọi người đổi một vẻ mặt nghiêm chỉnh, ban nãy bị ấn chương được cho là cổ ấn vua chúa sưu tầm dời đi lực chú ý, hiện tại một lần nữa mọi người chú tâm vào đánh giá tác phẩm, một loạt ánh mắt si mê lại tiếp tục triển khai.
- Bút pháp tự do, không phụ thuộc bất kỳ hệ phái nào, thật khó lường.
Núi non hùng vĩ, vách đá dựng đứng với những cây cổ thụ khổng lồ. Quần thể kỳ vĩ gồm nhiều thác nước lớn nhỏ chảy cuồn cuộn tung bọt trắng xoá, nước ở chân thác sâu thẳm, xa xa thấp thoáng bóng chim muông thú rừng, những giọt nước bốc hơi trước khi kịp chạm tới đáy hồ tụ với nhau thành những đám mây bông trắng xốp mờ ảo khiến bức tranh càng như tiên cảnh.
Vương Bỉnh Khiêm bỗng sán lại gần Hạ Kỳ, lấm lét thì thầm.
- Hạ Kỳ, thương lượng một chút, tôi mua đứt tác phẩm này luôn, được không. Yên tâm, tôi không để vị đại sư này chịu thiệt đâu.
- Hồ đồ, quy tắc của hiệp hội, anh muốn là người đầu tiên phá vỡ hay sao? Muốn thì dùng thủ đoạn của mình mà cạnh tranh.
- Ô ô, thật muốn giấu đi mà.
Những người còn lại nhìn cái dáng mè nheo mất mặt của Vương Bỉnh Khiêm, đều lộ vẻ coi thường. Vương Bỉnh Khiêm vẫn ra dáng oán phụ khuê phòng, bám dính lấy Hạ Kỳ không buông.
- Vậy cho tôi mượn thưởng thức vài ngày có được hay không, tôi sẽ bảo quản thật cẩn thận, thật cẩn thận.
- Nói nữa cũng vô dụng, đợi bức họa này có chủ anh có thể đến mượn tranh của người ta đó.
- Vậy tôi chụp một bức ảnh được không.
Nhìn vẻ đáng thương hề hề của Vương Bỉnh Khiêm, Hạ Kỳ hơi mủi lòng, đành gật đầu đồng ý.
- Cũng được, nhưng không được để lộ ra trước khi triển lãm bắt đầu rõ chưa.
- Rõ rõ, tôi mà cô còn không yên tâm hay sao.
- Chính vì là anh nên mới không yên tâm đấy.
Hạ Kỳ nhìn thái độ hớn hở quay ngoắt một trăm tám mươi độ của anh ta, liếc mắt xem thường. Nhưng bà không quan tâm tên dở hơi này thêm nữa, tiếp tục tung ra quả bom thứ hai, thứ ba, muốn một lần kích nổ tâm linh vốn đang yếu đuối của đám người này, bà sao có thể một người khó chịu được, không phải sao?
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook