Nếu dịp này bình chọn "người bận rộn nhất Giang Kinh" thì Ba Du Sinh sẽ dễ dàng được chấp nhận.

Sau vụ án Hoàng Thi Di đã xảy ra liên tiếp 4 vụ án mạng, đúng là "kỷ lục" mới của lịch sử trị an thành phố Giang Kinh. Vụ nổ ở cư xá Thông Giang năm ngoái tuy có nhiều người chết nhưng cách gây án giết người phanh thây kiểu này thì vô địch về rùng rợn. Sở công an đã tăng cường lực lượng trinh sát, tổ chuyên án 5 người đã mở rộng thành 14 người, tuy vẫn là Ba Du Sinh chỉ huy, nhưng nỗi lo lắng của cấp trên đã thể hiện ra mặt, không loại trừ khả năng tới đây sẽ có lãnh đạo cao cấp đứng ra điều hành.

Cảnh sát dân sự ở Giang Kinh đều để mắt nhiều hơn đến "mười nơi có ma ở Giang Kinh" tuy nhiên thực tế thì không thể canh gác suốt 24/24 giờ ở các "khu vực khả nghi" được...

Vụ sát hại nữ tu sĩ họ Sái càng xác nhận rằng phán đoán của Ba Du Sinh là đúng, đã loại trừ khả năng Quan Kiện là nghi phạm. Anh có cảm giác khả năng đặc biệt của Quan Kiện có thể cung cấp những đầu mối có giá trị cho công tác phá án. Về việc Quan Kiện nói rằng anh ta "nhìn thấy" trước mình sẽ bị giết và vụ án Yamaa Tsuneteru cách đây 5 năm, thậm chí cả vụ học giả Nhật Bản Yasuzaki Hitoshi bị giết cách đây 10 năm. Những điều này dường như phù hợp với đường hướng tư duy của Sinh. Khổ 1 nỗi Sinh vẫn ở trạng thái "tíu tít ứng phó", sức chú ý của anh bị phân tán trong việc truy tìm các đầu mối của từng vụ án, nên vẫn không thể thực thi kế hoạch ban đầu.

Ngoài ra, Sinh đã bắt tay vào điều tra (lúc này chưa thể gọi rõ là đầu mối) về lai lịch của tổ nghiên cứu người Nhật do ông Yamaa Yuuzi dẫn đầu. Kết quả điều tra còn rất nông, nhưng cũng đã có những chi tiết lý thú. Yamaa Yuuzi, Chiba Ichinose và Toyokawa Takesi là bác sĩ hoặc nhà khoa học, có những tư liệu nói về họ: nhưng Kikuchi Yuji và Yasuzaki Satikô thì "lý lịch" coi như bằng không. Chỉ biết cô Yasuzaki là con gái nhà khảo cổ Yasuzaki bị giết cách đây 10 năm ở Giang Kinh, bà mẹ sang ĐH Giang Kinh cách đây 3 năm, làm giáo viên tiếng Nhật. Điều đáng chú ý là, ông Yasuzaki trước đây có lập trường cánh hữu rõ rệt trong giới học thuật. Nhưng điều này có thể nói lên cái gì?

Sinh tiếp tục mở rộng suy nghĩ. Hoàng Quán Hùng thì sao? Có phải "hồn ma" của ông ta đã đối thoại với Quan Kiện thật không?

Tại sao Quan Kiện lại có cảm giác chuẩn như thế?

Hiện trường vụ cướp tác phẩm nghệ thuật gốm sứ cách đây năm năm đúng là có dấu vết Quán Hùng bò lết, có vệt máu rành rành.

Tại sao "hồn ma" Quán Hùng lại tóm chân Quan Kiện?

Hay "hồn ma" định nói rằng đó là chân của hung thủ? Sinh bỗng nảy ra 1 giả thiết táo bạo, anh bấm 1 số máy quen thuộc của Trung tâm nghiên cứu khoa học hình sự của Sở, một giọng nữ vang lên "con vạc ăn đêm gọi điện thì chẳng thể có việc gì hay ho!" Đó là Tả Tiệp bạn thân của Sinh.

- Cái đầu tôi đang rất băn khoăn: Vạc gọi điện ban đêm, thì động vật nào sẽ nghe điện nhỉ? Thôi nào, nói nghiêm chỉnh nhé, lúc này đại ca chẳng có bụng dạ nào để đùa nữa, sư muội ạ!

- Nếu anh còn đùa được thì mới là lạ! Có vấn đề gì, anh nói đi? Tả Tiệp luôn rất cởi mở và nhanh nhẹn.

- Các mẫu DNA trong vụ án Yamaa Tsuneteru vẫn còn lưu chứ?

- Vẫn nằm ở đáy tủ siêu lạnh, bên trên có lời phê vĩ đại của anh, sẽ lưu đến khi anh về hưu!

- Có lẽ... sẽ không phải lưu quá lâu đến thế. Anh cần 1 mẫu trong đó, em hãy phân tích giúp anh...

Dừng cuộc gọi rồi, Sinh ngẫm nghĩ: "Đã đến lúc phải hệ thống lại các chứng cứ mới và các đầu mối rồi đây"

Anh đứng dậy, đi sang phòng kiểm chứng đang tạm lưu giữ các vật liên quan đến vụ án, trước hết anh nhìn vào các đồ vật của nữ tu sĩ họ Sái.

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương