Nô Thê Muốn Xoay Người
Chương 31: Vương thành Cổ Cách ở A Lý

Ngày thứ ba, La Chu không gặp lại Liệt Thích Già Thát Tu, nàng lại một lần nữa bất hạnh trở thành đệm lót, chỉ là lần này số người vận chuyển trên một con trâu thay đổi từ sáu còn bốn.

Nàng cũng không hiểu được, binh sĩ buộc các nàng ba ngày liên tục đều không cùng một người, vì quái gì lúc nào nào cũng bị đặt ở dưới làm đệm lót? May mắn, mỗi lần đều là một con trâu mới, vết bẩn bám trên áo cũng đã được nàng giặt sạch, bằng không dọc đường đi nàng sẽ phải tiếp tục ngửi mùi vị chua thối mà chính mình nôn ra.

Rất nhiều nữ nô hiện tại đều có một thân phong trần, một phần nữ nô tắm rửa vào buổi sáng đều không tránh được kết cục bị các binh sĩ dâm loạn ép buộc.

Hôm nay tốc độ di chuyển rõ ràng nhanh hơn so với hai ngày trước, hơn hai trăm con kền kền biểu tượng của Cổ Cách Vương kiêu ngạo mà bay lượn trên bầu trời xanh, hai con báo tuyết nhanh nhẹn chạy băng băng ở phía trước đội ngũ, theo đuôi phía sau chính là hơn trăm con ngoa khuyển.

Đội ngũ lấy Cổ Cách Vương làm trung tâm, hai trăm quân tinh nhuệ ở phía trước mở đường, trái phải cũng là hai trăm quân tinh nhuệ, phía sau là hơn ba trăm lính, ba trăm kỵ binh khác phụ trách áp giải hơn một nghìn trâu dê cùng mấy trăm nô lệ đang được chở trên lưng trâu. Mỗi nơi đi qua, tiếng chân rung trời, bụi bay mù mịt, làm kinh hách tất cả sinh vật hoang dã trên cao nguyên.

Tuy mặt trời vẫn chiếu sáng đến lóa mắt, nhưng độ ấm rõ ràng giảm xuống rất nhiều. Sau ba ngày đường, La Chu thấy được những dãy núi nhấp nhô vô tận, hồ nước lớn nhỏ nhiều như sao trên trời. Đồng bằng càng ngày càng cách xa vô tận, đoàn người hành hương ngoan đạo giống như những ngôi sao lẻ loi đi tới một hướng xác định. Dựa vào việc khí hậu giảm xuống kết hợp với những phong cảnh cao nguyên từng đi qua, nàng đoán vị trị hiện tại chắc là vùng A Lý (còn đọc là Ngari hay Ali các nàng có thể tìm hiểu thêm trên wiki nha) trên nóc nhà cao nguyên.

A Lý nằm ở phía bắc cao nguyên Thanh Tạng ──mảnh đất trung tâm của cao nguyên Khương Đường, là nơi đẹp nhất của dãy Himalaya, là nơi các rặng núi giao nhau, được gọi là "Vạn sơn chi tổ". Nó bắt đầu từ dãy Đường Cổ Lạp kéo dài sang phía tây núi Tạp Mĩ, đoạn phía Tây đến Tây Nam dãy Himalaya giáp với Ấn Độ, Nepal cùng Kashmir, nối tiếp với núi Kailash, phía bắc dựa vào dãy Côn Luân là tĩnh mạch núi non phía Nam và tiếp giáp với khu tự trị Duy Ngô Nhĩ của Tân Cương, độ cao hơn 4500m so với mặt nước biển, là nơi cao nhất của nóc nhà cao nguyên, cũng là nơi được mọi người tặng cho cái tên "Mái nhà của thế giới". Đồng thời nó cũng là nơi khởi nguồn của sông Hằng, sông Ấn; sông Hằng là con sông bắt nguồn cho hàng trăm con sông lớn nhỏ khác, còn có mỹ danh là "Bách xuyên chi nguyên".

Từ thời cổ đại xa xưa, tôn giáo ở A Lý có Ấn Độ giáo, Jainism giáo, Tây Tạng bổn giáo, Phật giáo ở đây được tôn là "Trung tâm thế giới" hay "Nơi ở của Thần linh", "Thần sơn" Kailash nổi tiếng cùng "Thánh hồ" Manasarovar đều nằm ở đây, từ cổ chí kim đều không dứt người tới hành hương, có một vị trí độc nhất vô nhị trong cảm nhận của dân chúng.

Lịch sử nơi này biến đổi thể hiện ở phương diện hình thái xã hội như chính trị, kinh tế, dân tộc, nhân văn, còn tự nhiên địa lý không có gì thay đỏi, nóc nhà cao nguyên vẫn là nóc nhà cao nguyên như cũ, A Lý vẫn là nơi cao nhất trên nóc nhà như cũ, vẫn là "Vạn sơn chi tổ", "Bách xuyên chi nguyên", là nơi

"Triều thánh chi địa".

Sau khi đi qua một con sông lớn, liền tiến vào lãnh địa quản hạt của vương triều Cổ Cách. Người Bác Ba chăn thả càng ngày càng nhiều, khi nhìn thấy đội kỵ binh, tất cả người chăn nuôi liền quỳ xuống cung kính dập đầu trên mặt đất từ xa cung nghênh Vương đi qua. Chờ quân đội đi qua một hồi lâu, mới đứng lên tiếp tục công việ chăn thả.

La Chu tuy rằng bị buộc chặt ở phía dưới, nhưng nàng vẫn không thể ức chế được sự kích động trong nội tâm, thỉnh thoảng lại cố gắng ngẩng đầu nhìn bốn phía xung quanh một chút. Sau khi đội ngũ đi qua khu dân cơ cùng thành lũy phòng ngự nghiêm ngặt, ven đường đều là dân chúng quỳ rạp xuống đất cung nghênh. Đi qua mấy trăm dặm, vượt qua bao gọn núi đồng cỏ ngoại ô, cuối cùng cũng tới gần vương thành Cổ Cách.

Đám kền kền đông nghịt bay vút qua tường thành, những binh sĩ ở đội chính trấn thủ cửa thành dẫn thuộc hạ chạy bộ ra khỏi thành, xếp thành hai hàng nghênh giá.

"Cung nghênh vương hồi thành ──"

"Cung nghênh vương hồi thành ──"

Nàng có thể nghe được tiếng hô hưng phấn mà kiêu ngạp không dứt từ trong thành truyền ra, những binh sĩ cầm trường mâu sắc bén lóe sáng trong tay giơ lên hạ xuống, lại giơ lên hạ xuống, trên tường thành vươn ra hơn mười cây kèn thật dài, tiếng kèn to rõ ngân nga ở vương thành thật lâu không dứt.

Cửa thành ban đầu vốn chỉ mở một nửa giờ đã được mở ra hoàn toàn, đường lớn đi xuyên qua dãy núi đên Vương cung đã được các binh sĩ nhanh chóng dọn dẹp, hai bên là hàng người đang quỳ xuống dập đầu, loại kính sợ cùng thần phục đối với Vương lúc này được thể hiện vô cùng nhuần nhuyễn.

Khi đoàn quân đi qua, La Chu vô cùng tò mò mà nhìn khắp xung quanh, Vương thành Cổ Cách trước mắt lớn hơn rất nhiều so với di chỉ ở hiện đại, tường thành được xây bằng gạch đá, cứ mười bước thì có một trạm canh, năm bước có một gò cắm cờ ngũ sắc. Địa thế trong thành vừa có lòng chảo, khe rãnh, vừa có đất bằng phẳng, dốc thoai thoải, đại khái cũng tương đối giống khi quan sát ở hiện đại, vô cùng phức tạp.

Những dãy núi nhấp nhô mọc san sát nhau, bất kể lớn hay nhỏ đều có một hang động. Ăn hang ở hốc, đùng là phương thức độc đáo của người Cổ Cách ở A Lý. Dù là trên núi hay chân núi đều là màu xanh vô tận, mặc dù đã sang thu, nhưng ánh mắt trời vẫn chiếu rọi khắp nơi này, những thực vật nửa xanh nửa vàng vẫn đang dạt dào sức sống vẫn đang tận tình khoe dáng người cứng cỏi của mình trong gió.

Trong Vương thành những đường phố lớn nhỏ giăng khắp nơi, có những lô cốt cùng Phật tháp cao chót vót, có cửa hàng xây bằng gạch đá cùng các sạp bán hàng, bán gốm sứ, kim khí, đồ thủ công mỹ nghệ bằng lưu ly, còn có tơ lụa, vải bông, da lông, rượu, lá trà, gạo cùng vô số đồ vật khác, hết sức phong phú. Quỳ gối hai bên đường có cả những người đeo gươm, binh sĩ cầm giáo, có người địa dân Cổ Cách, cũng có người từ lãnh địa khác tới, thậm chí có cả những người ngoại quốc tướng mạo kỳ quái. Dê trâu ngựa chó đứng lẳng lặng bên ngã tư đường, hoặc đang cúi đầu gặm cỏ, thở ồ ồ một tiếng, trong thành khắp nơi đều tràn ngạp sức sống của sinh mệnh cùng trang hoàng rực rỡ, nghiễm nhiên đây chính là một tòa thành được canh giữ nghiêm ngặt, một đô thành buôn bán cực kỳ sầm uất.

Ai có thể lường trước được một quốc gia được thành lập từ mười thế kỷ trước, trải qua mười sáu vị quốc vương kế thừa, thống trị A Lý đến hơn bảy trăm năm, có đến hơn mười vạn dân, một đại quốc to lớn như vậy thế nhưng lại bị thiêu thành tro bụi trong nháy mắt do cuộc chiến tranh xâm lấn của Lạp Đạt Khắc năm 1635, trở thành một ẩn số tràn đầy hấp dẫn suốt nghìn năm nay.

Khói lửa chiến tranh đã phá hủy Vương thành, giống như thời gian đã che lắp anh tài. Ở hiện đại, di chỉ Cổ Cách đã bị sa mạc hóa vô cùng nghiêm trọng, trừ bỏ sa mạc cát vàng chính là đất trọc, rải rác là các cánh đồng hoang vu đổ nát vô cùng thê lương, huyệt động sụp đổ cùng những Phật tháp xiên vẹo đổ vỡ. Nàng nhớ rõ một cách sâu sắc, trước khi xuyên qua, nàng đứng ở di chỉ Vương thành ngẩng đầu nhìn xa xăm, trên tường đất cao ba trăm mét, cung điện, chùa miếu ở di chỉ hiện ra vô cùng bi tráng cùng hoang vắng mà rõ ràng dưới ánh tà dương đỏ như máu .

Thân thể bị những binh sĩ ném mạnh xuống đất, làm La Chu chậm rãi hoàn hồn từ trong cảm xúc kích động. Nàng cùng hai nữ nô ngồi tựa lưng vào nhau. Cách đó trăm mét có một ngọn núi cao gần bốn trăm mét, mà ngọn núi này vừa vặn chính là vị trí của di chỉ Vương cung ở hiện đại.

Ngẩng đầu nhìn lên, vượt qua thời gian, hồi tưởng đến quá khứ, dưới bầu trời trong xanh, dưới ánh sáng mặt trời chói lòa, hiện ra ở trước mắt nàng là một dãy núi không hề hoang vắng trơ trụi, cũng không hề thê thảm. Nhìn từ bên ngoài, cỏ cây rậm rạp um tìm, địa thế hiểm trở, hàng trăm hầm trú phân bố khắp núi, mơ hồ có thể nhìn thấy Phật tháp, lầu canh, miếu thờ, bóng dáng Vương cung từ cao đến thấp, tựa vào núi, hướng thẳng đến trời cao, khí thế khoáng đạt mà đồ sộ. Lịch sử tang thương cùng nuối tiếc còn chưa có xảy ra tại Vương thành nổi tiếng này.

"Đứng lên! Đi mau!"

Tiếng thét ra lệnh của những bính sĩ, cùng tiếng vung roi ba ba vang lên trong không trung.La Chu cúi thấp đầu, cùng với những nữ nô khác tiến vào một huyệt động vừa tối vừa sâu nằm ở dẫy núi phía tây.

Mặt đất đầy cổ khô cùng đá vụn, nàng quay đầu nhìn lại vương thành náo nhiệt phồn hoa phía sau, lại nhìn lại đám binh sĩ mặc giáp da dũng mãnh bên hông mang đao và roi, bỗng nhiên nhớ đến bài ca "Cổ Cách Vương triều"

Ai có thể biết được người từng cường thịnh như vậy,

Ai có thể biết được người lại biến mất trong một đêm,

Ngàn năm giống như mới hôm qua,

Cổ Cách, một giấc mộng mơ hồ.

Lắng nghe câu truyện huyền thoại cảm động từ người xưa,

Chân đặt lên mảnh đất trải qua bao tang thương,

Ngàn vạn câu cảm thán đều không nói nên lời,

Vương triều Cổ Cách trong lòng chúng ta.

Tiếng vó ngựa mãnh liệt,

Đao quang kiếm ảnh tranh đấu,

Ai là chúa tể trong mộng của Cổ Cách.

Tiếng chùa miếu khóc than,

Nữ nhân vương thất sầu tình,

Ai có thể đoán được kết cục của Cổ Cách.

Bức bích họa sống động làm cho người ta đặt câu hỏi,

Tàn tích san sát không thể gỡ bỏ thần bí của người,

Ngàn vạn câu cảm thán đều không nói nên lời,

Vương triều Cổ Cách trong lòng chúng ta.

. . . . . .

Tiếng chùa miếu khóc than,

Nữ nhân vương thất sầu tình,

Ai có thể đoán được kết cục của Cổ Cách,

Chúng ta truy tìm sau ngàn năm cát bụi.

(Hix, trình độ thơ ca nó hơi bị có hạn mong mọi người thông cảm)

Xuyên qua thời không trở thành nô lệ là bất hạnh của nàng, nhưng tùy theo góc độ mà nói, không cần truy tìm trong cát bụi, nàng có thể tận mắt chứng kiến Vương triều Cổ Cách một thời huy hoàng, nàng có lẽ lại là người vô cùng may mắn.

Nhân giả kiến nhân, trí giả kiến trí. (Con người sẽ có những quan điểm khác nhau khi đứng ở các góc độ khác để nhìn nhận)

Sau một hồi rung động cảm khái cùng tò mò kích động, sau trăm mớ suy nghĩ ngổn ngang, sau khi cố nuốt vào mấy miếng bánh mì kho khan trong thạch động tối tăm, La Chu cuối cùng chỉ muốn hét lên một câu: "Con mẹ nó, ta cũng không phải là nhà khảo cổ nha a a a a ──"

Bình luận

  • Bình luận

  • Bình luận Facebook

Sắp xếp

Danh sách chương