Niên Thiếu Vô Tình
-
Quyển 1 - Chương 6: Tuyệt Diệt vương
Mùa đông năm Tuyên Hoà thứ nhất.
“Tuyệt Diệt vương” Sở Tương Ngọc trốn khỏi “Thiết Huyết đại lao” ở Thương Châu.
Tiên đế Triết Tông khi băng hà mới gần hai mươi lăm tuổi, mà lại không có con nối dõi, không thể làm gì khác hơn là chọn một người thừa kế đại vị trong số các huynh đệ của mình.
Lúc bấy giờ trong số các con trai của Tống Thần Tông, người có thể kế thừa ngôi vua có năm vị: Thân vương Triệu Tất, Đoan vương Triệu Cát, Sân vương Triệu Hu, Giản vương Triệu Tự, Mục vương Triệu Ti. Hướng Thái hậu công bố di mệnh của Triết Tông, lập Đoan vương Triệu Cát làm Thái tử.
Lúc đó, rất nhiều đại thần trong triều đều cho rằng “Đoan Vương ngả ngớn”, không thích hợp trị vì thiên hạ.
Trong đó,
Thê Lương vương Trưởng Tôn Phi Hồng và Thân vương gặp lần đầu đã thân quen, đối với Triệu Tất có tình nghĩa “đồng sinh cộng tử”. Cho rằng Thân vương rất có chí lớn, kinh luân đầy bụng, có thể chống giặc ngoại xâm, chỉnh đốn dân sinh.
Vốn là lớn nhỏ có trật tự, đại thần Chương Đôn cũng cho rằng lập quân chủ nên lập Thân vương.
Nhưng mà mặt khác,
Đám người Hàn Trung Ngạn, Sở Tương Ngọc lại âm thầm ủng hộ Giản vương.
Giản vương Triệu Tự mặt mũi tuấn tú, tướng mạo oai phong, lại thêm trời sinh tính tình mềm mỏng, thái độ làm người thông minh, biết thời thế dễ khống chế.
Đáng tiếc, bất luận là Thân vương hay Giản vương, cũng không thể lấy lòng Hướng Thái hậu, cuối cùng Đoan vương Triệu Cát ung dung lên ngôi.
Thân Vương bỏ mạng, Giản Vương bỏ trốn.
***
Đại Quan năm thứ nhất.
Sái Kinh trở thành tể tướng, được hoàng đế sủng ái, lập ra “Đảng Nhân Bi”.
Lúc này giáo chủ Ma Ni giáo Phương Tịch khởi binh ở Mục Châu, thông đồng với Sở Tương Ngọc, phái ra ba sát thủ hành động độc lập, mưu sát Huy Tông, nhưng thất bại vì Phương Cự hiệp và Gia Cát tiên sinh cản trở.
Lúc đó,
Gia Cát tiên sinh đã dẹp yên đồng bọn của Sở Tương Ngọc ở kinh sư, hợp lực bắt sát thủ Tiêu Kiếm Tăng.
Phương Cự hiệp cho rằng giết hoàng đế cũng không đủ để xoay chuyển thời cuộc, ngược lại còn làm tăng thêm khủng hoảng, nên quyết không đồng ý người trong võ lâm nhúng tay vào triều chính, tại lúc chỉ mành treo chuông, chặn giết “Thiên Đạo Vô Thân” Cừu Khôi Khôi, cứu một mạng của Huy Tông.
Huy Tông cảm động và khắc ghi ơn cứu mạng, nên sắc phong Phương Cự hiệp làm Thần Thông hầu, tuy nhiên họ Phương không màng quyền danh, nhất mực từ chối, khiến cho hầu phủ ban thưởng không người ở, nhà cửa lạnh lẽo.
Cho đến khi Phương Ứng Khán vào kinh.
Sái Kinh có ý định chiêu nạp, tiến cử với Huy Tông, đem tất cả phong thưởng ban cho Phương Cự hiệp chuyển sang Phương Ứng Khán.
Mà Huy Tông cũng có ý mượn sức của Phương Ứng Khán, bảo vệ kinh đô và vùng lân cận, nhất là đối phó với một gã sát thủ còn lại kia.
Tên sát thủ này vẫn ẩn núp trong bóng tối, không giết được Huy Tông thì không cam tâm.
***
Sở Tương Ngọc trốn đi, đã uy hiếp nghiêm trọng đến hoàng đế Triệu Cát.
Hắn phái Thiết Thủ của Tứ đại danh bộ truy tìm.
Trước đến Thương châu,
Tróc nã Sở Tương Ngọc.
Thiết Thủ vừa đến Thương châu, liều gặp lão trại chủ của “Nam trại” là Ngũ Cương Trung, Thiếu thành chủ của “Bắc thành” là Chu Bạch Vũ, “Tiên tử nữ hiệp” Bạch Hân Như, bèn xuất phát cùng đám người này, qua Hổ Vĩ khê, đi đến “Liên Vân trại” ở Xích Luyện phong đuổi bắt Sở Tương Ngọc.
Đương nhiên,
Bọn họ gặp phải trại chủ của Liên Vân Trại, tức “Cửu Hiện Thần Long” Thích Thiếu Thương cản đường.
Quan hệ của Thích Thiếu Thương và Sở Tương Ngọc không đơn giản.
Lúc Sở Tương Ngọc khởi nghĩa, Thích Thiếu Thương từng kính phụng tôn là chủ công.
Lúc này,
Mặc dù Thích Thiếu Thương biết Sở Tương Ngọc dã tâm bừng bừng, mưu đồ quyền thế, nhưng vẫn giúp gã chạy trốn,
Chặn đánh Thiết Thủ và đám người truy kích Sở Tương Ngọc.
Trận chiến này,
Thiết Thủ dùng mưu trong mười chiêu đánh thắng Thích Thiếu Thương, bức mọi người của “Liên Vân trại” rời đi.
Cuối cùng Sở Tương Ngọc bị mọi người vây công mà chết.
Thiết Thủ và Thích Thiếu Thương trải qua trận chiến này, ngưỡng mộ tài năng, khâm phục lẫn nhau, trở thành tri kỷ.
Bởi vì “Tuyệt Diệt vương” đã chết, bí mật của gã cũng không thể tìm về.
Vợ chồng Thân vương chết bất đắc kỳ tử….
Giản vương Triệu Tự lưu vong….
Hướng Thái hậu lâm triều nửa năm thì bệnh chết một cách kỳ lạ…
Đương kim thiên tử tuyệt đối không muốn bí mật này phơi bày trước thiên hạ.
Ai có được bằng chứng, nhất định có thể đoạt ngôi thiên tử khống chế chư hầu!
Sở Tương Ngọc mặc dù đã chết, nhưng vẫn còn Thích Thiếu Thương!
Vì vậy,
Quyền tướng Phó Tông Thư đặc biệt sai nghĩa tử Cố Tích Triều tiếp cận “Liên Vân trại”.
Hy vọng có thể biết được bí mật còn sót lại của cuộc chính biến cung đình năm đó….
“Tuyệt Diệt vương” Sở Tương Ngọc trốn khỏi “Thiết Huyết đại lao” ở Thương Châu.
Tiên đế Triết Tông khi băng hà mới gần hai mươi lăm tuổi, mà lại không có con nối dõi, không thể làm gì khác hơn là chọn một người thừa kế đại vị trong số các huynh đệ của mình.
Lúc bấy giờ trong số các con trai của Tống Thần Tông, người có thể kế thừa ngôi vua có năm vị: Thân vương Triệu Tất, Đoan vương Triệu Cát, Sân vương Triệu Hu, Giản vương Triệu Tự, Mục vương Triệu Ti. Hướng Thái hậu công bố di mệnh của Triết Tông, lập Đoan vương Triệu Cát làm Thái tử.
Lúc đó, rất nhiều đại thần trong triều đều cho rằng “Đoan Vương ngả ngớn”, không thích hợp trị vì thiên hạ.
Trong đó,
Thê Lương vương Trưởng Tôn Phi Hồng và Thân vương gặp lần đầu đã thân quen, đối với Triệu Tất có tình nghĩa “đồng sinh cộng tử”. Cho rằng Thân vương rất có chí lớn, kinh luân đầy bụng, có thể chống giặc ngoại xâm, chỉnh đốn dân sinh.
Vốn là lớn nhỏ có trật tự, đại thần Chương Đôn cũng cho rằng lập quân chủ nên lập Thân vương.
Nhưng mà mặt khác,
Đám người Hàn Trung Ngạn, Sở Tương Ngọc lại âm thầm ủng hộ Giản vương.
Giản vương Triệu Tự mặt mũi tuấn tú, tướng mạo oai phong, lại thêm trời sinh tính tình mềm mỏng, thái độ làm người thông minh, biết thời thế dễ khống chế.
Đáng tiếc, bất luận là Thân vương hay Giản vương, cũng không thể lấy lòng Hướng Thái hậu, cuối cùng Đoan vương Triệu Cát ung dung lên ngôi.
Thân Vương bỏ mạng, Giản Vương bỏ trốn.
***
Đại Quan năm thứ nhất.
Sái Kinh trở thành tể tướng, được hoàng đế sủng ái, lập ra “Đảng Nhân Bi”.
Lúc này giáo chủ Ma Ni giáo Phương Tịch khởi binh ở Mục Châu, thông đồng với Sở Tương Ngọc, phái ra ba sát thủ hành động độc lập, mưu sát Huy Tông, nhưng thất bại vì Phương Cự hiệp và Gia Cát tiên sinh cản trở.
Lúc đó,
Gia Cát tiên sinh đã dẹp yên đồng bọn của Sở Tương Ngọc ở kinh sư, hợp lực bắt sát thủ Tiêu Kiếm Tăng.
Phương Cự hiệp cho rằng giết hoàng đế cũng không đủ để xoay chuyển thời cuộc, ngược lại còn làm tăng thêm khủng hoảng, nên quyết không đồng ý người trong võ lâm nhúng tay vào triều chính, tại lúc chỉ mành treo chuông, chặn giết “Thiên Đạo Vô Thân” Cừu Khôi Khôi, cứu một mạng của Huy Tông.
Huy Tông cảm động và khắc ghi ơn cứu mạng, nên sắc phong Phương Cự hiệp làm Thần Thông hầu, tuy nhiên họ Phương không màng quyền danh, nhất mực từ chối, khiến cho hầu phủ ban thưởng không người ở, nhà cửa lạnh lẽo.
Cho đến khi Phương Ứng Khán vào kinh.
Sái Kinh có ý định chiêu nạp, tiến cử với Huy Tông, đem tất cả phong thưởng ban cho Phương Cự hiệp chuyển sang Phương Ứng Khán.
Mà Huy Tông cũng có ý mượn sức của Phương Ứng Khán, bảo vệ kinh đô và vùng lân cận, nhất là đối phó với một gã sát thủ còn lại kia.
Tên sát thủ này vẫn ẩn núp trong bóng tối, không giết được Huy Tông thì không cam tâm.
***
Sở Tương Ngọc trốn đi, đã uy hiếp nghiêm trọng đến hoàng đế Triệu Cát.
Hắn phái Thiết Thủ của Tứ đại danh bộ truy tìm.
Trước đến Thương châu,
Tróc nã Sở Tương Ngọc.
Thiết Thủ vừa đến Thương châu, liều gặp lão trại chủ của “Nam trại” là Ngũ Cương Trung, Thiếu thành chủ của “Bắc thành” là Chu Bạch Vũ, “Tiên tử nữ hiệp” Bạch Hân Như, bèn xuất phát cùng đám người này, qua Hổ Vĩ khê, đi đến “Liên Vân trại” ở Xích Luyện phong đuổi bắt Sở Tương Ngọc.
Đương nhiên,
Bọn họ gặp phải trại chủ của Liên Vân Trại, tức “Cửu Hiện Thần Long” Thích Thiếu Thương cản đường.
Quan hệ của Thích Thiếu Thương và Sở Tương Ngọc không đơn giản.
Lúc Sở Tương Ngọc khởi nghĩa, Thích Thiếu Thương từng kính phụng tôn là chủ công.
Lúc này,
Mặc dù Thích Thiếu Thương biết Sở Tương Ngọc dã tâm bừng bừng, mưu đồ quyền thế, nhưng vẫn giúp gã chạy trốn,
Chặn đánh Thiết Thủ và đám người truy kích Sở Tương Ngọc.
Trận chiến này,
Thiết Thủ dùng mưu trong mười chiêu đánh thắng Thích Thiếu Thương, bức mọi người của “Liên Vân trại” rời đi.
Cuối cùng Sở Tương Ngọc bị mọi người vây công mà chết.
Thiết Thủ và Thích Thiếu Thương trải qua trận chiến này, ngưỡng mộ tài năng, khâm phục lẫn nhau, trở thành tri kỷ.
Bởi vì “Tuyệt Diệt vương” đã chết, bí mật của gã cũng không thể tìm về.
Vợ chồng Thân vương chết bất đắc kỳ tử….
Giản vương Triệu Tự lưu vong….
Hướng Thái hậu lâm triều nửa năm thì bệnh chết một cách kỳ lạ…
Đương kim thiên tử tuyệt đối không muốn bí mật này phơi bày trước thiên hạ.
Ai có được bằng chứng, nhất định có thể đoạt ngôi thiên tử khống chế chư hầu!
Sở Tương Ngọc mặc dù đã chết, nhưng vẫn còn Thích Thiếu Thương!
Vì vậy,
Quyền tướng Phó Tông Thư đặc biệt sai nghĩa tử Cố Tích Triều tiếp cận “Liên Vân trại”.
Hy vọng có thể biết được bí mật còn sót lại của cuộc chính biến cung đình năm đó….
Bình luận
Bình luận
Bình luận Facebook